You are on page 1of 30

LOGO

LỊCH SỬ ĐẠO ĐỨC, ĐẠO ĐỨC Y HỌC


VÀ LỜI THỀ TỐT NGHIỆP NGHỀ Y

Đối tượng: Sinh viên Khối ngành Khoa học sức khỏe
Thời gian: 4 giờ
MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả
năng:
1. Trình bày được khái niệm và quá trình phát triển của lịch
sử đạo đức y học.
2. Nêu được ý nghĩa và ứng dụng của Lời thề nghề nghiệp
trong thực hành chăm sóc sức khoẻ.
3. Phân tích được các tấm gương thầy thuốc về đạo đức y
học.
NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Khái niệm đạo đức và đạo đức y học

2. Lịch sử của đạo đức nghề y

3. Lời thề nghề nghiệp

4. Một số tấm gương các Thầy thuốc tiền bối


1. KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC VÀ ĐẠO ĐỨC Y HỌC

Y ĐỨC

YTHUẬT Y LÝ

Ba phạm trù triết học liên quan đến nghề Y


1. KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC VÀ ĐẠO ĐỨC Y HỌC

1.1. Khái niệm đạo đức


Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp
những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm
điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của con người
trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng
được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của
truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
1. KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC VÀ ĐẠO ĐỨC Y HỌC

1.2. Định nghĩa đạo đức y học


- Đạo đức y học là một bộ phận của đạo đức nghề
nghiệp, là yêu cầu đặc biệt có liên quan đến việc tiến
hành các hoạt động nhằm đem lại sức khỏe cho con
người.
- Là các quy tắc, nguyên tắc chuẩn mực của ngành y
tế, nhờ đó mà mọi thành viên y tế phải tự giác điều
chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích
và tiến bộ của ngành y tế.
1. KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC VÀ ĐẠO ĐỨC Y HỌC

1.2. Định nghĩa đạo đức y học


Những quan hệ riêng biệt, cơ bản nói lên tính chất
luân lý của đạo đức y học là:
 Quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân
 Quan hệ giữa thầy thuốc với công việc
 Quan hệ giữa thầy thuốc với khoa học
 Quan hệ giữa thầy thuốc với đồng nghiệp
1. KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC VÀ ĐẠO ĐỨC Y HỌC

1. 2. Định nghĩa đạo đức y học


Lĩnh vực nghề nghiệp của ngành y có hai phạm vi
nguyên tắc chuẩn mực:

Tiêu chuẩn Luật hành


đạo đức nghề Y tế
2. LỊCH SỬ ĐẠO ĐỨC CỦA NGHỀ Y

2.1. Quan điểm phương Đông


Nền văn minh Lưỡng Hà (Sumer 3.700-1000TCN)
“Toàn thể dân chúng là thầy thuốc… kẻ đi đường có
bổn phận thăm hỏi bệnh nhân và không được làm
thinh, lẵng lặng bỏ đi (Herodotu)”
2. LỊCH SỬ ĐẠO ĐỨC CỦA NGHỀ Y

2.1. Quan điểm phương Đông


Nền văn minh Ai Cập,
“Đạo đức của người y sĩ cũng như đạo đức của tu sĩ
có thiên mệnh chữa khỏi bệnh tật và chính Chúa đã
tạo ra họ. Do đó đức tính chủ yếu của thầy thuốc là
đức tin, phương pháp điều trị cơ bản là cầu xin”
2. LỊCH SỬ ĐẠO ĐỨC CỦA NGHỀ Y

2.1. Quan điểm phương Đông


Theo Lão tử,
Bản chất y khoa là cứu người, cái đức của người thầy thuốc là cứu
người mà không thấy rằng mình cứu người, vì đấy là lý đương
nhiên như chim bay, cá lặn, gió thổi. Chờ đến lúc vì nhân mới làm,
có nghĩa mới làm, vì lễ hay pháp mới làm, thì đã có phân biệt thân
sơ, có chuyện trả ân, có sợ phép nước. Đức này mỏng quá và
không còn Đạo nữa.
“Khi lập ra phương mới phải phỏng theo ý nghĩa của người
xưa, chớ nên lập ra những phương bừa bãi để thử bệnh.
Thuốc sắc và thuốc tán nên có đủ. Thuốc hoàn và thuốc
đan nên chế biến sẵn. Có như thế mới ứng dụng kịp thời,
khi gặp bệnh khỏi phải bó tay”…
Hải Thượng Lãn Ông
2. LỊCH SỬ ĐẠO ĐỨC CỦA NGHỀ Y

2.1. Quan điểm phương Tây


Ở Hy Lạp, biểu tượng cây gậy có con rắn quấn quanh
trong y học.
Hippocrates (460 – 377 TCN), được coi là ông tổ của
nghề Y
Y học thành một môn khoa học
 Hệ thống hóa tri thức y học, xây dựng lý thuyết y học
 Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức ngành y cơ bản
2. LỊCH SỬ ĐẠO ĐỨC CỦA NGHỀ Y

3.1. Lời thề Hippocrates (Hippocratic Oath)


 Hippocrates (460 – 377 TCN)
 Lời thề Hippocrates
3. LỜI THỀ NGHỀ NGHIỆP

3.1. Lời thề Hippocrates (Hippocratic Oath)


Ý nghĩa và giá trị của lời thề Hippocrates
Hippocrate đưa ra chuẩn mực của nghề y là đòi hỏi
người thầy thuốc khi hành nghề phải đặt lợi ích của
bệnh nhân lên trên lợi ích của bản thân, thậm chí có
lúc phải hi sinh chính bản thân mình vì bệnh nhân
hay vì lợi ích của cộng đồng.
3. LỜI THỀ NGHỀ NGHIỆP

3.2. Chín điều y huấn cách ngôn của Hải Thượng


Lãn Ông
Đại danh y Lê Hữu Trác, hiệu là Hải Thượng Lãn Ông,
người đầu tiên trong lịch sử y học Việt Nam đặt nền
móng xây dựng y thuật.
 Phần đầu của bộ sách ‘Y tông tâm lĩnh’
 Ông luôn tâm niệm: “Đạo làm thuốc là một nhân
thuật chuyên lo tính mạng con người; phải lo cái lo của
con người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc chữa
bệnh cứu người làm nhiệm vụ của mình, không được
mưu lợi, kể công”.
3. LỜI THỀ NGHỀ NGHIỆP

3.2. Chín điều y huấn cách ngôn của Hải Thượng


Lãn Ông
Ông nói: “tôi thường thấm thía rằng: thầy thuốc có
nhiệm vụ bảo vệ mạng sống người ta; sự sống chết,
điều họa phúc đều ở tay mình xoay chuyển, lẽ nào
người có trí tuệ không đầy đủ, hành động không chu
đáo, tâm hồn  không khoáng đạt, trí quả cảm không
thận trọng mà dám theo đòi bắt chước nghề y”
3. LỜI THỀ NGHỀ NGHIỆP

Tham lam
Thấy bệnh đã có cơ nguy, nhưng thầy không bảo ngay
cho gia đình biết sự thật, cứ ỡm ờ đến mãi để làm tiền.

Lừa dối
Thấy chứng dễ lại nói dối là khó, nhăn mày, thè lưỡi,
dọa người ta sợ khiếp để lấy được nhiều tiền.

Thất đức
Thấy người mồ côi, góa bụa, gia đình hiền, hiếu nhưng
mắc cảnh nghèo túng, thấy ngại uổng công mà không
dốc sức giúp đỡ.
3. LỜI THỀ NGHỀ NGHIỆP

Dốt nát
Nhận chứng thì lờ mờ, sức học thì nông cạn, thiên lệch,
bốc thuốc thì công bổ lộn xộn.

Bất nhân
Đã thấy đó là chứng khó, lẽ ra phải nói thật cho
người nhà biết rồi ra sức mà chữa, lại sợ mang tiếng
là người không biết chữa, vừa ngại không thành
công, không lấy được nhiều tiền, nên không chịu
nhận chữa cứ để mặc người ta bó tay chịu chết
3. LỜI THỀ NGHỀ NGHIỆP

Keo kiệt
Thấy bệnh cần dùng thứ thuốc nào đó mới cứu chữa
được, song thầy lo người bệnh không đủ sức trang trải mà
cho vị rẻ tiền hơn (ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh).
Lười biếng
Lẽ ra phải thăm khám cẩn thận rồi mới bốc thuốc, lại
ngại đêm hôm, mưa gió, vất vả không chịu tự mình đến
thăm, cứ cho thuốc qua loa
Hẹp hòi
Có người thường ngày bất bình với mình, khi có bệnh phải
nhờ cậy đến thì mình nẩy ý nghĩ trả thù, không chịu hết
lòng ra sức trong lúc chữa bệnh.
3. LỜI THỀ NGHỀ NGHIỆP

3.2. Chín điều y huấn cách ngôn của Hải Thượng


Lãn Ông
Người thầy thuốc chân chính cần có tám chữ: Nhân,
minh, đức, trí, lượng, thành, khiêm, cần.
 Tránh mắc tám tội: “Lười, keo, tham, dốt, ác, hẹp
hòi, thất đức”
Tóm lại, theo ông sau khi xác nhận nghề y là một
nghề “Nhân đức”, người thầy thuốc luôn luôn phải suy
nghĩ về bốn chữ “Từ, Tế, Hoạt, nhân” hằng ngày bồi
đắp “Tám chữ xây” và chống lại “Tám tội”. Được như
vậy mới khỏi thẹn với hai chữ “Nhân thuật”.
3. LỜI THỀ NGHỀ NGHIỆP

3.2. Tuyên ngôn Geneva


Được ban hành tại kỳ họp thứ 2 của Hội Y học thế giới ,
tại Geneva, Thụy Sĩ, năm 1948.
Dựa trên nền tảng “Lời thề Hippocrates” nhưng có điều
chỉnh để phù hợp với hiện tại.
Đề cao lý tưởng cao đẹp của nghề y là luôn sẵn sàng hi
sinh, cống hiến hết mình, ngay cả tính mạng của mình
cho sự nghiệp cứu người và chăm sóc sức khỏe của
cộng đồng.
4. MỘT SỐ TẤM GƯƠNG CÁC THẦY THUỐC TIỀN BỐI

Michel Servet (1590 – 1553)


4. MỘT SỐ TẤM GƯƠNG CÁC THẦY THUỐC TIỀN BỐI

Lê Hữu Trác (1720 - 1791)


4. MỘT SỐ TẤM GƯƠNG CÁC THẦY THUỐC TIỀN BỐI

Carlo Urbani (1956 – 2003)


4. MỘT SỐ TẤM GƯƠNG CÁC THẦY THUỐC TIỀN BỐI

Đặng Thùy Trâm (1942-1970)


« Một ca ruột thừa trong điều kiện thiếu thốn. Thuốc giảm đau chỉ có vài
ống Novocaine nhưng người thương binh trẻ không hề kêu la một tiếng.
Anh còn cười động viên mình – nhìn nụ cười gượng trên đôi môi khô vì
mệt nhọc, mình thương anh vô cùng. Rất đau xót rằng sự nhiễm trùng
trong ổ bụng không do ruột thừa vỡ. Tìm kiếm gần một giờ không thấy
nguyên nhân, mình đành đóng lại, cho đặt dẫn lưu và đổ kháng sinh
trong ổ bụng. Nỗi băn khoăn của một người thầy thuốc + nỗi thương xót
mến phục người thương binh ấy làm mình không thể yên bụng. Vuốt
nhẹ mái tóc anh, mình muốn nói với anh rằng : với những người như
anh mà tôi không cứu chữa được thì đó là điều đau xót khó mà phai đi
trong cuộc đời phục vụ của một người thầy thuốc. »
4. MỘT SỐ TẤM GƯƠNG CÁC THẦY THUỐC TIỀN BỐI

Đặng Thùy Trâm (1942-1970)


“ Mình lo cho những thương binh
không có chỗ điều trị, nằm đây
mình lo cho bệnh xá tốn bao nhiêu
công sức mà chẳng hoàn thành, nỗi
lo của một người có trách nhiệm
trước Đảng, còn bản thân có gì đâu,
mình đã tự nguyện giao tuổi xuân
cho đất nước, dù có hy sinh”
4. MỘT SỐ TẤM GƯƠNG CÁC THẦY THUỐC TIỀN BỐI

PGS. VS. Tôn Thất Bách


“Ngành y mặc áo trắng nhưng
bây giờ cái áo ấy bị nhiều chỗ
hoen rồi, nếu lấy công việc của
mình ra làm thứ để mặc cả với
người bệnh thì đấy là điều sỉ nhục
lớn nhất đối với ngành y”
TỔNG KẾT

 Đạo đức và đạo đức y học


 Quá trình phát triển của lịch sử đạo đức y học
 Lời thề Hyppocrate, Y huấn cách ngôn của Hải
Thượng Lãn Ông và Tuyên ngôn Geneva.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Anh/ chị hãy phân tích ý nghĩa và giá trị của lời thề
Hippocrates nghề Y trong thực hành chăm sóc sức
khỏe.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đạo đức y học, Đại học Y Hà Nội, 2011


2. Tâm lý y học – Y đức, Đại học Y Dược Huế, 2014
3. Y Đức và Luật định,

You might also like