You are on page 1of 25

CHƯƠNG 6.

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN


DU LỊCH ĐƯỜNG THUỶ
MỤC TIÊU
Nắm được các kiến thức cơ bản về:
- Vai trò của dịch vụ vận chuyển đường thủy trong du lịch.
- Kinh doanh dịch vụ vận chuyển đường thủy.
- Quy trình phục vụ vận chuyển đường thủy.
- Du thuyền (Cruise lines)
- Vận chuyển tàu thủy du lịch ở Việt Nam.
NỘI DUNG

6.1. Vai trò của dịch vụ vận chuyển đường thủy trong du lịch.
6.2. Kinh doanh dịch vụ vận chuyển đường thủy.
6.3. Quy trình phục vụ vận chuyển đường thủy.
6.4. Du thuyền (Cruise lines)
6.5. Vận chuyển đường thủy ở Việt Nam.
6.1. Vai trò của dịch vụ vận chuyển đường thủy trong du lịch
6.1.1. Khái niệm dịch vụ vận chuyển đường thủy
Dịch vụ vận chuyển đường thủy là hình thức sử dụng các phương
tiện đi trên nước như thuyền, tàu, thuyền buồm hoặc sà lan, trên các
đại dương và hồ nước, thông qua các kênh rạch, ven sông.
Dịch vụ vận chuyển đường thủy trong du lịch bao gồm:
Dịch vụ vận chuyển hành khách (kể cả hành lý) ven biển, ven sông
và viễn dương bằng các phương tiện vận chuyển đường thủy;
Dịch vụ cho thuê tàu, thuyền để vận chuyển hành khách ven biển,
ven sông và viễn dương có kèm thuyền viên.
Dịch vụ vận chuyển đường thủy trong du lịch không bao gồm:
+ Dịch vụ chuyên chở hành khách người nước ngoài trong phạm
vi lãnh thổ quốc gia đó (được tính vào xuất khẩu dịch vụ du lịch)
+ Dịch vụ chuyên chở hành khách một nước do các đơn vị thường
trú nước ngoài thực hiện trong phạm vi quốc gia của họ (được tính vào
nhập khẩu dịch vụ du lịch);
+ Dịch vụ thuê và cho thuê các loại tàu, thuyền không kèm thuyền
viên (thuê/cho thuê tàu trần), (Dịch vụ thuê/cho thuê tàu, thuyền
không kèm thuyền viên (thuê/cho thuê tàu trần) bao gồm dịch vụ thuê
và cho thuê tàu thuyền không có thuyền viên giữa người thường trú và
không thường trú.
6.1.2. Các mức độ dịch vụ vận chuyển du lịch đường thủy
+ Hình thức vận chuyển đơn giản
+ Hình thức vận chuyển du lịch bằng đường thủy
+ Hình thức vận chuyển du lịch kết hợp nơi lưu trú bằng đường
thủy
+ Hình thức chuyến đi vòng tròn
- Chuyến đi vòng tròn
- Chuyến đi vòng tròn đơn giản
6.1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vận chuyển du lịch đường
thủy
- Vận chuyển đường thủy có thể phục vụ chuyên chở khách du lịch
quốc tế.
- Thông lưu giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau hay trong
nội địa các quốc gia.
- Các tuyến đường vận chuyển đường thủy hầu hết là những tuyến
đường giao thông tự nhiên.
- Vận chuyển đường thủy gắn với sự phát triển du lịch (văn hóa,
địa lý, cảnh quan…) tại các điểm đến (cảng biển) hay trên chính tuyến
đường thủy (đa phần với du lịch đường thủy nội địa).
6.1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vận chuyển du lịch đường
thủy
- Du lịch đường thủy có thể phục vụ số lượng hành khách lớn.
- Năng lực chuyên chở của vận chuyển đường thủy rất lớn.
- Ưu điểm nổi bật của vận chuyển đường thủy so với việc vận
chuyển hàng không hay đường bộ là có doanh thu cao hơn 30-40%.
Tuy nhiên, vận chuyển đường thủy có nhược điểm:
- Vận chuyển đường thủy phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự
nhiên.
- Vận chuyển đường thủy phụ thuộc lớn vào sự hấp dẫn của sản
phẩm du lịch tại các cảng biển hay tuyến đường thủy.
6.1.4. An ninh và an toàn đường thuỷ
An toàn đường thủy là trạng thái trong đó rủi ro có hại đối với
người và thiệt hại về tài sản được giảm thiểu xuống tới mức thấp nhất,
duy trì tại hoặc dưới mức chấp nhận được thông qua quá trình xác
định một cách liên tục các nguy hiểm và quản lý rủi ro.

An ninh đường thủy là việc sử dụng kết hợp các biện pháp, nguồn
nhân lực, trang thiết bị để phòng ngừa, ngăn chặn và đối phó với hành
vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đường thủy dân dụng, bảo vệ
an toàn cho tàu thủy, hành khách, và tài sản.
6.2. Kinh doanh dịch vụ vận chuyển du lịch đường thủy
6.2.1. Xây dựng kế hoạch kinh doanh
-Đối thủ cạnh tranh
-Máy móc trang thiết bị phục vụ cho sản phẩm du lịch đường
thủy
-Chất lượng vận chuyển du lịch đường thủy
-Thị trường khách tiềm năng
6.2.2. Phát triển sản phẩm vận chuyển đường thuỷ
6.2.2.1. Nâng cao chất lượng của các sản phẩm vận chuyển du lịch
-Xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật tại các bến cảng.
-Đảm bảo an toàn, an ninh tuyệt đối cho khách du lịch.
-Nâng cao chất lượng và bổ sung thêm các dịch vụ lưu trú, ăn
uống, spa, thể thao, vui chơi giải trí,…
-Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch có chất
lượng cao.
-Các DNDL cần tạo ra những tour du lịch bằng đường biển sáng
tạo, độc đáo, mới lạ và hấp dẫn du khách.
6.2.2.2. Chính sách marketing cho sản phẩm
-Xác định thị trường mục tiêu, phân đoạn thị trường: theo độ tuổi,
giới tính, nghề nghiệp, mức thu nhập…
-Định vị sản phẩm.
-Phân phối sản phẩm phù hợp với từng đoạn thị trường để có
chính sách giá cả và dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
-Quảng bá sản phẩm.
-Tạo mối liên kết giữa DNDL với các nhà hàng, khách sạn…để
giảm giá phòng đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ
khách.
6.2.3. Chính sách giá cả
- Giá vé bao gồm:
+ Tàu thủy phục vụ theo chương trình tham quan.
+ Vé thăm quan thắm cảnh vào cửa lần 1.
+ Hướng dẫn viên kinh nghiệm nhiệt tình phục vụ theo chương
trình.
+ Bảo hiểm du lịch mức trách nhiệm tối đa 10.000.000VNĐ/1
người /1 vụ.
- Không bao gồm:
+ Đồ uống và những chi phí phát sinh khác ngoài chương trình.
+ Phụ thu người nước ngoài : 200.000VNĐ/khách, 10% VAT.
6.2.4. Chính sách phân phối sản phẩm vận chuyển du lịch
đường thủy
+ Phân phối trực tiếp cho khách du lịch thông qua các đại lý bán

+ Liên kết với các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, gửi các chương
trình giảm giá, khuyến mại để họ quảng cáo, giới thiệu sản phẩm tới
khách hàng đồng thời có chính sách hoa hồng dành cho các đối tác.
+ Chính sách ưu đãi hợp lý đối với các nhóm khách hàng trung
thành như giảm giá, gia hạn thanh toán.
6.2.5. Chính sách xúc tiến
- Tăng cường giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và các
hoạt động của tuyến du lịch đường thủy trên các phương tiện thông tin
đại chúng như báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, internet, tại các
cuộc hội thảo, hội chợ triển lãm du lịch… nhằm giúp cho người dân
và du khách thấy được sự hấp dẫn, tính an toàn, tiện lợi của du lịch
đường thủy.
- Chú trọng công tác đào đạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch,
đặc biệt là đội ngũ thuyền viên, hướng dẫn viên, thuyết minh viên
đường sông có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, am
hiểu đời sống văn hóa, phong tục tập quán, nghề nghiệp của cư dân
từng địa phương, sẵn sàng phục vụ và đáp ứng mọi nhu cầu tham
quan, tìm hiểu của du khách.
6.2.6. Chính sách quan hệ với các doanh nghiệp điều hành tour
+ Các DN kinh doanh DV VC đường thủy cần đầu tư xây dựng
các tuyến điểm đường sông, các điểm du lịch hai bờ sông, đa dạng hóa
sản phẩm du lịch đường sông, đưa vào khai thác các tour, tuyến du
lịch đường thủy tầm ngắn, trung và dài.
+ Các DNDL cần đa dạng các sản phẩm tour bằng cách kết hợp
giữa tour tham quan, du lịch đơn thuần với các hoạt động văn hóa, lễ
hội, thể thao.
+ Đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm du lịch đường sông
thông qua việc phát hành các ấn phẩm liên quan bằng các ngôn ngữ
đến du khách tại các cơ sở lữ hành, khách sạn, nhà hàng… hoặc tại
các kỳ hội chợ du lịch trong và ngoài nước.
6.3. Quy trình phục vụ vận chuyển đường thủy
-Nhận đăng ký giữ chỗ
-Xuất vé
-Check-in
-Phục vụ khách trong quá trình
di chuyển
- Tại các điểm đến du lịch
-Check-out
6.4. Du thuyền (Cruise lines)
6.4.1. Khái niệm du thuyền
Du thuyền là tàu chuyên chở hành khách sử dụng cho chuyến đi
vui chơi giải trí, nơi mà chính chuyến đi và tiện nghi của tàu cũng là
một phần trải nghiệm của du khách.
“Du lịch bằng du thuyền là một hình thức du lịch sang trọng, bao
gồm một chuyến đi trọn gói trên một tàu du lịch trong ít nhất 48 giờ,
theo một hành trình cụ thể, trong đó du thuyền sẽ dừng chân tại một
số cảng hoặc thành phố” (Martijn Smeenge and Ben Offringa, 2012)
6.4.2. Sơ lược lịch sử phát triển của du thuyền
6.4.3. Các thương hiệu du thuyền nổi tiếng trên thế giới
- Ngành du thuyền Địa Trung Hải
- Ngành du thuyền Châu Phi
- Ngành du thuyền Châu Âu
6.4.4. Các sản phẩm và dịch vụ trên du thuyền
Du thuyền Địa Trung Hải: các dịch vụ nghỉ ngơi thư giãn, thể
thao mạo hiểm, ẩm thực, gia đình và trẻ em, giải trí và mua sắm, công
viên đi bộ, dịch vụ spa.
Du thuyền Châu Phi: các dịch vụ ăn uống, lưu trú, giải trí, thể
thao mạo hiểm.
Du thuyền Châu Âu: các dịch vụ ăn uống, lưu trí, giải trí, thể thao
mạo hiểm, hội thảo chuyên đề, công viên nước, sân khấu kịch nghệ,
phòng chiếu phim hiện đại
6.4.5. Các hãng du thuyền lớn ở Việt Nam
Jeanneau Beneteau Group Azimut
6.4.6. Sự tăng trưởng của ngành du thuyền ở Việt Nam
6.5. Vận chuyển tàu thủy du lịch ở Việt Nam
6.5.1. Cảng đường thủy và ga tàu thủy ở Việt Nam
6.5.2. Dịch vụ vận chuyển du lịch của các hãng tàu thủy ở Việt
Nam
-Du thuyền sang trọng nhất: Du thuyền Paradise
-Du thuyền mang lại nhiều cảm xúc nhất: Du thuyền Emeraude
-Du thuyền thép đầu tiên trên Vịnh: Du thuyền Âu Cơ
-Du thuyền có chương trình tốt nhất: Du thuyền Marguerite
Garden Hạ Long
-Thuyền Paloma
6.5.2. Dịch vụ vận chuyển du lịch của các hãng tàu thủy ở Việt
Nam
* Dịch vụ vận chuyển khách từ nguồn (nơi có khách) tới điểm du
lịch
-Vũng Tàu - Côn Đảo
-Hải Phòng – Cát Bà
-Quảng Ninh - Cô Tô
-Rạch Giá – Phú Quốc
6.5.2. Dịch vụ vận chuyển du lịch của các hãng tàu thủy ở Việt
Nam
* Các chương trình du lịch bằng tàu thủy
-Du lịch Sông Hồng 1 ngày
-Du ngoạn Sông Hàn - Thưởng thức ẩm thực - Giao lưu ca
nhạc
-Đại lộ Đông Tây – Sông Sài Gòn 1 ngày
-Du thuyền khám phá Hạ Long

6.5.3. Tiềm năng phát triển thị


trường vận chuyển du lịch bằng
đường thủy ở Việt Nam
TÓM TẮT CHƯƠNG 6.
- Khái niệm, vai trò, đặc điểm của dịch vụ vận
chuyển đường thuỷ trong du lịch .
- Kinh doanh dịch vụ vận chuyển du lịch đường
thuỷ.
- Quy trình phục vụ vận chuyển đường thuỷ.
- Du thuyền: lịch sử phát triển và các thương hiệu du
thuyền nổi tiếng trên Thế giới và ở Việt Nam
- Vận chuyển tàu thuỷ du lịch ở Việt Nam.
THANK YOU!!!

You might also like