You are on page 1of 73

KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

TS. Phạm Thị Mỹ Dung


Bộ môn Phát triển kỹ năng
L/O/G/O Email: dungptm@ftu.edu.vn
Mobile: 0912 922 227
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP

Kinh nghiệm thực tế Phản ánh lại

Hành động Khái quát hóa


TEAMCODE

sj4bo2a
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Khái niệm và vai trò của làm việc nhóm
II. Xây dựng văn hóa nhóm
III. Phân công vai trò trong nhóm
IV. Tổ chức hoạt động nhóm
V. Phương pháp giải quyết xung đột
nhóm
I. Khái niệm và vai trò của làm
việc nhóm
1.Khái niệm về làm việc nhóm
1.1.Khái niệm nhóm
1.2.Khái niệm về làm việc nhóm
2.Vai trò của làm việc nhóm
2.1.Vai trò của làm việc nhóm với cá nhân,
nhóm và tổ chức
2.2. Lý do về sự phổ biến của làm việc
nhóm
DẪN NHẬP
Tại sao bay theo đàn?
• An toàn hơn
• Bay nhanh hơn
=> Nhanh chóng đến được nơi di cư an
toàn -> cùng đạt được mục đích chung
Chúng bay theo
hình gì?
?????
Tại sao????
Bay theo hình chữ V???
• Khi con trước vỗ cánh sẽ tạo lực nâng cho
con tiếp theo khi bay ở vị trí rìa cánh
• Tiết kiệm được 71% sức so với khi bay
một mình
• Giúp các con trong đàn dễ liên lạc, theo
dõi hành động của nhau
=> Hợp tác với nhau để cùng nhau đi tránh
rét
1.1 Khái niệm nhóm
• Nhóm bao gồm từ 2 thành viên trở lên,
các thành viên trong nhóm có sự tương
tác với nhau để cùng thực hiện được
mục đích chung.
Nhóm = Con người (People)
+ Mục đích (Purpose)
+ ?????
Đàn ngỗng bay trật tự như
thế nào?
• Bay theo hiệu lệnh
của con ngỗng đầu
đàn
• Tiếng kêu của các
con còn lại là sự động
viên khích lệ con
ngỗng đầu đàn thực
hiện vai trò của mình.
Khi con ngỗng đầu đàn mệt,
đàn ngỗng sẽ làm gì?
Các bạn học được gì qua
hình ảnh đàn ngỗng?
• Trong nhóm cũng cần phải có sự phân chia
công việc, vai trò và quyền của mỗi thành viên
=> Nhóm = Con người (People)
+ Mục đích (Purpose)
+ Vị trí (Position)
+ Quyền (Power)
+ Kế hoạch (Plan)
= 5(P)
Khi một con ngỗng bị thương, các
con khác trong đàn làm gì?
Bài học
• Để đạt được mục đích phải có sự phối
hợp với nhau, hỗ trợ nhau ngay cả trong
tình huống khó khăn nhất.
• Làm việc với nhau phải chia sẻ với nhau vị
trí lãnh đạo, động viên và bổ sung cho
nhau.
=> Làm việc nhóm là gì?
1.2.Khái niệm về làm việc
nhóm
Làm việc nhóm là quá trình các thành
viên trong nhóm phối hợp với nhau, bổ
sung cho nhau để cùng thực hiện một
mục đích chung.
Bài tập
Ví dụ:
• Video clips về tổ đội:
• Clip: chim cánh cụt
• Clip: amazing dacing
Phân loại nhóm
Nhóm chính thức (tổ đội) Nhóm không chính thức

• Có tổ chức. • Nhóm lại với nhau thất thường


• Thường cố định, thực hiện công việc • Làm việc theo vụ việc có tính chất
có tính thi đua, và có phân công rõ đặc biệt nhằm giải quyết nhiều
ràng. nhu cầu, như:
• Có cùng chung tay nghề chuyên môn  các nhóm thực hiện theo dự án
để giải quyết các vấn đề và điều hành theo thời vụ,
các đề án  các nhóm linh động bàn thảo
chiến lược hay cần dàn xếp từng
vụ việc,
 những lực lượng đặc nhiệm tạm
thời giải quyết gấp rút những vấn
đề đặc biệt trong thời gian ngắn
Thực hành
Bài tập: Trò chơi qua cầu ôm ván
- Dụng cụ: 2 ghế dài không có tay vịn hay đồ tựa lưng
- Chuẩn bị:
+ Ghế đặt thẳng hàng, cách nhau 1 ô gạch
+ Chia làm 2 nhóm (4-5ng/nhóm), mỗi nhóm đứng lên 1
ghế
- Bắt đầu chơi:
+ Mỗi bạn phải nhớ thứ tự đứng của mình, ví dụ như đứng
thứ 3 tính từ khoảng cách của 2 chiếc ghế
+ Yêu cầu: mỗi bạn phải di chuyển qua ghế bên kia và vẫn
giữ thứ tự như lúc ở ghế cũ.
+ Tuyệt đối KHÔNG ĐƯỢC ĐỂ CHÂN CHẠM ĐẤT hay TÉ
XUỐNG GHẾ
Ý nghĩa trò chơi qua cầu ôm ván
- Sức mạnh tập thể sẽ giúp bạn vượt qua
khó khăn và hãy tương trợ nhau để cùng
vượt qua thử thách.
- Dù bạn là người giỏi nhất nhóm nhưng
cũng có lúc bạn cần sự giúp đỡ từ người
khác.
2.Vai trò của làm việc nhóm
2.1. Vai trò của làm việc nhóm với cá nhân,
nhóm và tổ chức
"một người Việt bằng 3 người Do thái (vốn có
tiếng là thông minh), nhưng ba người Việt
không bằng 1 người Do thái!".
2.1.Vai trò của làm việc nhóm
với cá nhân, nhóm và tổ chức
(1) Đối với các cá nhân trong nhóm
- Giúp cho các cá nhân tự chủ trong việc quyết định phương pháp
làm việc, tổ chức của riêng bản thân mình và điều này tạo ra sự
đa dạng trong phong cách làm việc của nhóm.
- Phát huy được năng lực và những giá trị tiềm ẩn của nhân viên,
thúc đẩy sự chủ động trong giải quyết công việc thay vì đợi người
lãnh đạo giao việc cho. Đồng thời các cá nhân cũng học hỏi được
kinh nghiệm, kĩ năng từ các thành viên khác trong nhóm.
- Tăng tinh thần đoạn kết, hợp tác và quyết tâm để hướng tới mục
tiêu chung của nhóm. Tạo sự cởi mở, thân thiện giữa các thành
viên trong nhóm. Phối hợp được các kĩ năng, khả năng và óc
sáng tạo của các thành viên trong nhóm
- - Rèn luyện được các kỹ năng: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý
bản thân...
2.1.Vai trò của làm việc nhóm
với cá nhân, nhóm và tổ chức
(2) Đối với tổ chức:
- Chọn lọc được các cá nhân có năng lực và kĩ
năng thông qua làm việc nhóm
- Nâng cao hiệu quả công việc nhờ phát huy
khả năng phối hợp những bộ óc sáng tạo
- Quản lý theo nhóm giúp phá vỡ bức tường ngăn
cách, tạo sự cởi mở và thân thiện giữa các
thành viên và người lãnh đạo
2.Vai trò của làm việc nhóm
Bài tập thực hành: Sức mạnh nhóm!
Nhiệm vụ: CO CHÂN LÊN! các nhóm phải đứng
trên số chân khác nhau sau mỗi lần GV hô hiệu
lệnh
Bài tập thực hành: Sức mạnh nhóm!

• Thực hiện: Chia lớp thành các nhóm, mỗi


nhóm gồm 5-8 người. Mỗi nhóm đứng thành
vòng tròn quàng tay vào nhau.
GV hướng dẫn và hô hiệu lệnh khác nhau
đồng thời đánh giá thời gian:
1 nhóm 10 chân
1 nhóm 7 chân…
• Đánh giá: nhóm nào làm nhanh và đứng lâu
nhất
Bài tập thực hành: Sức mạnh nhóm!
Nhóm là gì?
Kinh nghiệm
của bạn ?
Mục tiêu của
(Skills)
nhóm là gì?
BÀI HỌC (Goals)
RÚT RA

Phân công
nhiệm vụ trong
Cảm nhận của bạn
nhóm thế
qua những lần
nào?
thực hiện?
2.2. Yếu tố thúc đẩy sự phát triển của
hoạt động làm việc nhóm
Khoảng hơn 70% các công ty cơ khí tại Mỹ sử
dụng làm việc nhóm
 Tại sao làm việc nhóm lại trở lên phổ biến????
(1) nhóm linh động hơn và phản ứng nhanh
nhạy hơn các phòng ban theo truyền thống
hoặc những nhóm cố định.
(2) Đồng thời nhóm cũng rất dễ tập hợp, triển
khai và dễ giải tán.
(3) Một trong những đặc điểm nổi bật của
nhóm đó là cơ cấu không nặng nề về thứ
bậc
Liệu thành lập nhóm luôn là giải pháp
để giải quyết mọi việc?
• Đối với những công việc có tính chất đơn giản, thường xuyên hoặc
những nhiệm vụ không đòi hỏi nhân viên phối hợp làm việc cũng
như kinh nghiệm hay kỹ năng đa dạng
=>không nên thành lập nhóm vì có thể dẫn đến sự lãng phí nguồn
nhân lực và chi phí quản lý.
Nhóm thường thích hợp khi công việc đòi hỏi nhiều về trình độ kiến
thức, chuyên môn và khi các cá nhân phải làm việc cùng nhau và
phụ thuộc lẫn nhau ở mức độ cao và khi thách thức của nhóm là
một thách thức đặc biệt.
=> Khi ra quyết định thành lập nhóm cần phải xem xét tính phức tạp
của nhiệm vụ, tính phụ thuộc lẫn nhau của các thành phần riêng lẻ
của nhiệm vụ và mục tiêu của nhiệm vụ.
2011 - 26.000 tỷ
6 tháng đầu năm 2012 - 11 500
tỷ
II- XÂY DỰNG VĂN HÓA
NHÓM
1. Khái niệm văn hóa nhóm
2. Các biểu hiện của văn hóa nhóm
2.1 Các biểu tượng trực quan
2.2 Các biểu tượng phi trực quan
3. Các dạng văn hóa nhóm
1. Khái niệm văn hóa nhóm

Thế nào là Văn hóa nhóm?


Văn hóa là gì?
- Là hoạt động xã hội của con người????
- Là hoạt động tinh thần của con người và xã
hội????
+ Kiến thức
+ Phong tục tập quán
+ Thói quen
+ Cách ứng xử ngôn ngữ
+ Hoạt động văn hóa, xã hội, nghệ thuật, tôn giáo
+ Phương thức giao tiếp, cách thức tổ chức xã hội
Văn hóa là gì?

Các giá trị


Ảnh hưởng đến cách
 Nguyên tắc ứng xử, giải quyết và
 Chuẩn mực thống nhất vấn đề
trong các tình huống
 Phong cách khó xử
Khái niệm văn hóa
• Văn hóa là tập hợp các giá trị bao gồm cả
giá trị vật chất và tinh thần, các quan
niệm, niềm tin do con người sáng tạo ra
trong quá trình tương tác với môi trường
tự nhiên và môi trường xã hội.
Phân biệt các khái niệm

• Văn hóa
• Văn hiến
• Văn vật
• Văn minh
Văn hóa nhóm
• Văn hóa nhóm trong 1 tổ chức là 1 phần của
Văn hóa doanh nghiệp (VHDN).
(1 DN bao gồm nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm được
coi là 1 tiểu văn hóa).
• VHDN/Văn hóa nhóm là hệ thống các giá trị, quan
niệm và nguyên tắc hành vi được chia sẻ bên trong
tổ chức/nhóm, có ảnh hưởng mạnh đến cách thức
hành động của các thành viên trong tổ chức/nhóm
đó.
2. Các biểu hiện của văn hóa nhóm

Các cấu trúc hữu hình:


biểu tượng, lễ nghi, câu chuyện truyền
miệng, ngôn ngữ giao tiếp, …
Các giá trị
Niềm tin

CẤU TRÚC PHÂN Các quan niệm


TẦNG VĂN HÓA
2.1 CÁC BIỂU TƯỢNG TRỰC QUAN
(Bao gồm các yếu tố hữu hình)

• Biểu tượng
• Khẩu hiệu
• Đồng phục
• Ngôn ngữ giao tiếp
• Ấn phẩm nội bộ
• Nghi lễ
Bài tập nhóm
Tập hợp theo nhóm
1. Hãy xác định các yếu tố hữu hình cần
thiết cho nhóm của bạn.
BIỂU TƯỢNG
Logo hoặc biểu trưng riêng của nhóm
KHẨU HIỆU
• Những câu chữ đặc biệt, khẩu hiệu, ví von,
ẩn dụ hay một sắc thái ngôn từ.
• Slogan: ngắn gọn, hay sử dụng các ngôn
từ đơn giản, dễ nhớ; diễn đạt cô đọng nhất
về sứ mệnh, mục tiêu của nhóm.
ĐỒNG PHỤC
NGÔN NGỮ GIAO TIẾP
• Nói năng, xưng hô, ứng xử
• Viết thư hoặc tin nhắn
• Các thức trình bày vấn đề, ý tưởng
=>Tạo lập mối quan hệ tốt đẹp giữa các
thành viên
=> Tạo môi trường làm việc thuận lợi, hỗ trợ
nhóm làm việc hiệu quả.
Ấn phẩm nội bộ
• Nội san
• Báo cáo định kỳ
• Nhật ký nhóm
• …
• Các ấn phẩm

- Sử ký 10,13,15,20 năm
- Các tuyển tập về người hùng trong công ty
- Báo chúng ta
- Bản tin nội bộ trong
đơn vị
Nghi lễ
• Liên hoan, vui chơi như: tổ chức sinh nhật,
picnic, họp mặt các ngày lễ tết…
• Lễ đón thành viên mới
• Ăn mừng các thành quả
• Sinh hoạt chuyên môn

 Gắn kết các thành viên, giúp chia sẻ, hợp tác
hiệu quả
- FTU’s Day (15/10)
- Lễ đón nhận Huân chương độc lập
- Lễ khai giảng năm học mới
- Lễ bế giảng
- Hội thi cắm hoa chào mừng ngày 20/10
- Lễ kỉ niệm ngày 20/11
- Miss FBA
- Dance sport
….
- Lễ kỷ niệm thành lập
- Lễ sắc phong Trạng Nguyên
- Hội Làng, Mổ lợn
- Hoa Hậu
- Giải bóng đá
- Các hoạt động khác …
2.2 Các biểu tượng phi trực quan

• Lý tưởng
• Niềm tin
• Các giá trị

 Chuẩn mực hành vi, ảnh hưởng đến cách thức


hành động của mỗi thành viên
Triết lý Tôn – Đổi – Đồng
Tôn
Tôn trọng cá nhân

Đổi
Tinh thần đổi mới

Đồng
Tinh thần đồng đội
Giá trị cốt lõi của FTU

Uy tín

Hiện
đại
Chất
lượng

Hiệu quả
CÔNG TY TINH VÂN:

“QUYẾT_CHÍ_TRỌNG_CHÂN_TÂM”

Quyết - trong kế hoạch


Chí - trong phát triển
Trọng - trong thương hiệu
Chân - trong quan hệ
Tâm - trong công việc
“Chúng ta là một gia đình”
Bài tập nhóm (tiếp)
• Các bạn muốn đặt quan niệm nền tảng và
giá trị cốt lõi cho nhóm mình là gì? Tại
sao?
4. Các dạng văn hóa nhóm
(1) Văn hóa dựa trên quyền lực:
• Tập trung quyền lực
• Đề cao cá nhân
• Quy định bất thành văn/gián tiếp
• Trung thành với sếp
(2) Văn hóa chú trọng vai trò:
• Quan liêu và chú trọng thứ bậc
• Chú trọng các thủ tục, quy tắc, luật lệ
(3) Văn hóa chú trọng nhiệm vụ/hoàn thành:
• Chú trọng sự cam kết của nhóm
• Nhân viên linh hoạt với mức độ tự chủ cao
• Môi trường làm việc sáng tạo
(4) Văn hóa chú trọng con người:
• Dung dưỡng sự phát triển cá nhân
4 loại văn hóa nhóm điển hình
4 loại văn hóa nhóm điển hình
Văn hóa gia đình
• Sự hài lòng trong các mối quan
hệ gia đình tạo ra động lực làm
việc, năng suất lao động cao và
khả năng giải quyết mâu thuẫn.
• Người nhiều tuổi hơn sẽ có
nhiều quyền hành hơn, họ phải
được hướng dẫn một cách toàn
diện và trung thành tuyệt đối để
xứng đáng với địa vị của mình.
Văn hóa tháp Eiffel
• Đặc trưng của mô hình tháp
Eiffel là phân chia lao động
hướng vào vai trò và chức năng.
• Thứ tự cao hơn được phân chia
một cách rõ ràng, thể hiện chức
năng điều hành thứ tự thấp hơn.
• Quyền hành xuất phát từ năng
lực nắm giữ vai trò.
• Hệ thống cấp bậc trong mô hình
tháp rất khách quan, dựa trên
pháp lý, trong đó tất cả mọi
người đều tuân thủ các quy định
của công ty.
Văn hóa tên lửa dẫn đường
• Đặc trưng cơ bản của mô
hình này là chú trọng tới sự
bình đẳng trong nơi làm việc
và định hướng công việc.
• Thường xuất hiện trong
những nhóm làm việc của
các chuyên gia.
• Sự thay đổi diễn ra khá
nhanh do mục tiêu luôn vận
động, mục tiêu mới hình
thành thì nhóm làm việc mới
hình thành, nhóm cũ giải tán.
Văn hóa lò ấp trứng
• Mô hình văn hóa lò
ấp trứng có đặc trưng
là nhấn mạnh vào sự
bình đằng là định
hướng cá nhân.
• Phát huy những ý
tưởng và đáp lại một
cách thông minh
những sáng kiến mới.
Xây dựng và duy trì văn hóa nhóm
• Tìm hiểu nhau

• Xác định rõ mục tiêu/tiêu chí hoạt động của đội


• Đề xuất các hoạt động tập thể như sinh nhật, lễ tết, giao lưu, dã ngoại,… nhằm gắn
kết các thành viên trong đội
• Xây dựng nội quy hoạt động của nhóm, các chuẩn mực hành vi trong đội
 Ví dụ: Các phát biểu, đóng góp ý kiến, không mang tính soi mói khuyết điểm cá
nhân của người khác, góp ý với thái độ hòa nhã, thân thiện,…
 Các quy định thưởng /phat như hoàn thành đúng deadline, đi họp nhóm đúng giờ,

Xây dựng và duy trì văn hóa nhóm
• Tạo lập văn hóa nhóm đã quan trọng, duy trì
còn quan trọng hơn.
• Mọi thành viên trong nhóm cần tuân theo các
giá trị cốt lõi mà nhóm đã gây dựng nên.
• Đồng thời giúp các thành viên mới hòa nhập
và nắm bắt được văn hóa tổ đội
• Vai trò của lãnh đạo nhóm rất quan trọng.
Bài tập thực hành
Trong các loại hình văn hóa nhóm, bạn muốn
nhóm mình theo loại hình nào? Tại sao?
• Dụng cụ: Khẩu trang hay khăn để bịt mắt (nhớ giặt
sạch).
• Chuẩn bị: Chia nhóm làm 2:
- 1 bên gồm những bạn đã ở trong nhóm từ lâu (Nhóm A).
- nhóm còn lại gồm các bạn mới vào (Nhóm B).
• Cho các bạn nhóm A đứng vào 1 góc, bịt mắt lại.
• Người quản trò kéo nhóm B sang 1 góc xa, rồi phổ
biến luật chơi sao cho các bạn không nghe thấy.
• Các bạn nhóm B lần lượt mỗi người chọn một bạn
trong nhóm A.
• Đến nắm tay bạn ấy và dắt đi lung tung, càng làm
bạn ấy mất phương hướng càng tốt.
• TUYỆT ĐỐI GIỮ IM LẶNG, dù người bị dẫn đi có
hỏi gì “Ai vậy ? Dắt đi đâu vậy trời ?” thì người dẫn
cũng không được nói 1 lời nào.
• Sau 2 phút, dẫn các bạn nhóm A trở lại vị trí ban
đầu và cho các bạn nhóm A phát biểu cảm xúc, sau
đó đóan xem ai là người đã dẫn mình đi nãy giờ.
• Người bị dắt đi (Nhóm A) sẽ rất sợ và lo lắng vì không ngờ đến việc này,
việc duy nhất có thể làm là đặt trọn niềm tin cho người dẫn đường.
–> Đôi khi những bạn đã ở lâu trong 1 nhóm không hiểu được sự thiếu lòng
tin, cảm giác lạc lõng của người mới gia nhập, dẫn đến việc xa cách, làm
vịêc không “ăn rơ” với nhau, năng suất làm việc kém, dễ dẫn đến mâu thuẫn
và mất đòan kết.
• Trong suốt quá trình dẫn dắt cũng sẽ giúp bộc lộ tính cách của người dẫn
đường (Nhóm B):
+ Một bạn cẩn thận thì dù đi đâu cũng không làm bạn mình bị va chạm, trợt

+ Một bạn lém lỉnh sẽ dẫn bạn đi lên cầu thang, vào thang máy và đến
những nơi hiểm hóc.
+ Một bạn tính không chu đáo thì rất dễ để xảy ra tai nạn, va quẹt.
+….
• Việc bạn nhóm A có đóan đúng người “dắt” mình suốt 2 phút vừa qua cũng
nói lên được mức độ hiểu và thân quen với nhau giữa các bạn trong nhóm.

You might also like