You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

BỘ MÔN QUẢN LÝ XÂY DỰNG

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH KINH TẾ XÃ HỘI CÁC

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Hà Nội – 2020
NỘI DUNG

3.1 MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC PHÂN TÍCH KINH TẾ CÁC


DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC DỰ ÁN THỦY


3.2
LỢI

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC DỰ ÁN XÂY


3.3
DỰNG DÂN DỤNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC DỰ ÁN GIAO


3.4
THÔNG
3.1 MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC PHÂN TÍCH
KINH TẾ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

3.1.1. Mục tiêu


Phân tích kinh tế các dự án đầu tư xây dựng:
o Giúp thiết kế và lựa chọn những dự án đầu tư xây dựng có
đóng góp cho phúc lợi chung của quốc gia.
o Có tác dụng lớn nhất nếu nó sớm được sử dụng trong chu kỳ
dự án để nhận diện những dự án không có hiệu quả. Nếu
được sử dụng vào giai đoạn cuối chu kỳ dự án thì phân tích
kinh tế có thể giúp quyết định xem liệu nên có tiếp tục triển
khai dự án nữa hay không.
3.1 MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC PHÂN TÍCH
KINH TẾ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
3.1.2. Nguyên tắc
1. Bối cảnh phân tích
Mối quan hệ giữa dự án đầu tư xây dựng và mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội
2. Kỹ thuật, nội dung và tiêu chí đánh giá
Đảm bảo rằng những dự án án hợp lý về mặt kỹ thuật và thể chế
sẽ có hiệu quả trong quá trình thực hiện. Giá trị hiện tại ròng
(NPV) là một tiêu chí thích hợp để đánh giá mức độ chấp nhận
được của dự án đầu tư xây dựng.
Một dự án phải đáp ứng hai điều kiện:
- NPVcủa dự án không được âm
- NPV dự án phải cao hơn hoặc bằng NPV của các phương án
khác cũng có thể được chấp nhận.
Phải sử dụng giá kinh tế để phân tích.
Sử dụng phép so sánh có và không có dự án nhằm đo lường
lợi ích tăng thêm do dự án tạo ra.
3.1 MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC PHÂN TÍCH
KINH TẾ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
3.1.2. Nguyên tắc

So sánh khi có dự án và khi không có dự án


3.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC
DỰ ÁN THỦY LỢI
3.2.1. Xác định các loại chi phí dự án Thủy lợi
Chi phí trong các dự án thuỷ lợi gồm có hai loại là chi phí xây
dựng dự án và chi phí vận hành khai thác và sửa chữa hàng năm.

1. Các loại chi phí trong dự án tưới tiêu:


- Chi phí đầu tư xây dựng: Bao gồm chi phí cho lập dự án đầu
tư, thiết kế, chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, bồi thường hỗ
trợ tái định cư (nếu có), chi phí giảm nhẹ môi trường đối với
dự án tưới tiêu và thuỷ điện, và chi phí quản lý trong xây
dựng.
- Chi phí vận hành khai thác và sửa chữa: Chi phí vận hành và
sửa chữa của hệ thống tưới tiêu thường bao gồm các thành phần
chủ yếu sau:
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định;
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp;
+ Chi phí lương và các phụ cấp theo lương;
3.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC
DỰ ÁN THỦY LỢI
3.2.1. Xác định các loại chi phí dự án Thủy lợi
+ Chi phí vận hành bao gồm giá trị về vật liệu cần thiết cho
khâu vận hành, chi phí nhân công quản lý, giá thiết bị phụ
tùng sửa chữa, bảo hiểm và chi phí quản lý khác;
+ Chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định;
+ Trong những hệ thống tười bằng động lực phải xét tới chi
phí điện để chạy máy bơm, và được tính theo giá trợ cấp hiện
nay;
+ Chi phí thay thế thiết bị và giá trị còn lại (salvage value).
Những chi phí này được dựa trên tuổi thọ của máy móc thiết
bị, phụ thuộc vào tuổi thọ có ích của thiết bị.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp
3.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC
DỰ ÁN THỦY LỢI
3.2.1. Xác định các loại chi phí dự án Thủy lợi
Chi phí quản lý doanh nghiệp được xác định theo công thức sau:

m
CFQLDNi   Ci j x LDql i
j 1

Trong đó:
- CFQLDNi: Tổng mức chi phí quản lý doanh nghiệp của Công
ty khai thác công trình thuỷ lợi.
- Cji: Định mức chi phí khoản mục j cho mỗi cán bộ làm công tác
quản lý doanh nghiệp.
- LDqli: Số lao động làm công tác quản lý của Công ty khai thác
công trình thuỷ lợi được tính toán trong định mức lao động
3.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC
DỰ ÁN THỦY LỢI
3.2.1. Xác định các loại chi phí dự án Thủy lợi
* Chi phí lương và phụ cấp theo lương
Chi phí tiền lương là quỹ tiền lương kế hoạch của một công ty
được tính trong một năm. Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch để
lập kế hoạch tổng chi về tiền lương của công ty, được tính theo
công thức sau:
Vkh = Vkhdg + Vkhc

Trong đó:
- Vkh: Tổng quỹ tiền lương kế hoạch năm của công ty;
- Vkhdg: Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương;
- Vkhcd: Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ (không tính
trong đơn giá tiền lương).
3.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC
DỰ ÁN THỦY LỢI
3.2.1. Xác định các loại chi phí dự án Thủy lợi
Vkhdg và Vkhcd được xác định như sau:
a. Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương:
Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương của công ty
tính theo công thức sau:
Vkhdg = Vdg x Csxkh
Trong đó:
- Vkhdg : Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương;
- Vdg : Đơn giḠtiền lương
- Csxkh : Tổng doanh thu hoặc tổng doanh thu trừ tổng chi phí
(chưa có lương) hoặc lợi nhuận hoặc tổng sản phẩm (kể cả sản
phẩm quy đổi) tiêu thụ kế hoạch, được xác định theo quy định
tại các thông tư của Bộ Lao Động và TBXH hàng năm
3.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC
DỰ ÁN THỦY LỢI
3.2.1. Xác định các loại chi phí dự án Thủy lợi
b. Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền
lương):
Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền
lương) của công ty được tính theo công thức sau:
Vkhcd = Vpc + Vbs
Trong đó:
- Vkhcd : Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền
lương);
- Vpc: Các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác (nếu có) không được tính
trong đơn giá tiền lương, bao gồm: phụ cấp thợ lặn; phụ cấp đi biển; chế độ
thưởng vận hành an toàn điện, tính theo đối tượng và mức được hưởng theo qui
định của Nhà nước;
- Vbs: Tiền lương của những ngày nghỉ được hưởng theo quy định của Bộ luật Lao
động (gồm: nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ lễ, tết, nghỉ theo chế độ lao động
nữ), áp dụng đối với công ty xây dựng đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm
mà khi xây dựng định mức lao động chưa tính đến.
3.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC
DỰ ÁN THỦY LỢI
3.2.1. Xác định các loại chi phí dự án Thủy lợi
Phương pháp xác định chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố
định
Có thể áp dụng theo hai phương pháp sau:
- Chi phí sửa chữa thường xuyên được tính theo tỷ lệ % so với
tổng chi phí tưới tiêu, cụ thể:
Chi phí sửa chữa thường xuyên
Tỷ lệ % so với tổng
Loại hệ thống công trình
chi phí tưới tiêu
Tưới tiêu tự chảy (hồ, cống, đập,
25 – 30
kênh, rạch)
Tưới tiêu bằng bơm điện 20 – 25
Tưới tiêu tự chảy kết hợp bơm điện 23 – 28
3.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC
DỰ ÁN THỦY LỢI
3.2.1. Xác định các loại chi phí dự án Thủy lợi
Phương pháp xác định chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định
Chi phí sửa chữa thường xuyên được tính trên giá trị TSCĐ: Mức
khung tỷ lệ % trên giá trị TSCĐ (nguyên giá) áp dụng đối với các
Doanh nghiệp KTCTTL có giá trị TSCĐ đã được đánh giá lại phù
hợp với thực tế hoặc các hệ thống công trình xây dựng cơ bản mới
đưa vào sử dụng có giá trị sát với giá trị thực tế hiện nay.
Mức khung tỷ lệ % trên giá trị TSCĐ (nguyên giá) áp dụng đối với các
Doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi có giá trị tài sản cố định

Vùng Vùng Vùng


Loại hệ thống công trình Miền núi
đồng bằng trung du ven biển
HT tự chảy (hồ, đập, cống, kênh,
0,4 - 1,0 0,45 - 1,1 0,55 - 1,2 0,5 - 1,2
rạch)
Tưới tiêu bằng bơm điện 0,5 - 1,1 0,5 - 1,2 0,7 - 1,3 0,5 - 1,3
Tưới tiêu tự chảy kết hợp bơm 0,55 - 0,65 - 0,55 -
0,45 - 1,05
điện 1,15 1,25 1,25
3.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC
DỰ ÁN THỦY LỢI
3.2.1. Xác định các loại chi phí dự án Thủy lợi
* Chi phí điện để chạy máy bơm
Để tính chi phí điện để chạy máy bơm cần phải tính mức tiêu hao điện
năng tiêu thụ, sau đó nhân với giá điện hiện hành.
Mức tiêu hao điện năng trong vụ (Eđnv) xác định theo công thức:
E dnv  E dnsx  E dnsh
n
- Điện năng bơm nước cho sản xuất: Ednsx   ei
i 1

Trong đó: 9,81.Qbi .H bi


ei  Tt
- ei: Điện năng tiêu hao cho tưới ở thời đoạn thứ i (Kw-h): ηtb
- Qbi: Lưu lượng bơm ở thời đoạn i (m3/s);
- Hbi: Cột nước bơm ở thời đoạn i (m);
- ηtb : Hiệu suất của trạm bơm
- Tt- Thời gian làm việc thực tế của máy bơm
3.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC
DỰ ÁN THỦY LỢI
3.2.1. Xác định các loại chi phí dự án Thủy lợi
* Chi phí điện để chạy máy bơm
Điện năng sử dụng cho thắp sáng và sinh hoạt trong quản lý vận hành trạm bơm:
E dnsh  (2  4)%.E dnsx
Chú ý: Thành phần của loại chi phí này thưòng thay đổi phụ thuộc vào từng thời
ký phát triển kinh tế của đất nước.Vì vậy khi tính toán cho các dự án cụ thể cần
phải áp dụng các qui định của Nhà nước cho phù hợp.
3.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC
DỰ ÁN THỦY LỢI
3.2.2. Xác định lợi ích của dự án thủy lợi
4. Lợi ích hàng năm của nhiệm vụ cấp nước
Lợi ích hàng năm từ nhiệm vụ cấp nước được tính toán trực tiếp từ nhiệm
vụ cấp nước (khối lượng nước sinh hoạt hoặc công nghiệp), hoặc tính
bằng chi phí tiết kiệm được đối với nhiệm vụ giao thông thủy (tiết kiệm
nạo vét khơi thông luồng lạch hoặc mức tăng khối lượng vận chuyển hàng
hóa), hay nhiệm vụ đẩy mặn (sản lượng trên diện tích gieo trồng tăng
thêm do đẩy mặn). Nhân sản lượng với đơn giá sản phẩm sẽ có được thu
nhập của dự án trong năm
L3   S
i
3i x G3i 

Trong đó:
- S3i là đơn giá của một đơn vị sản phẩm i
- G3i là sản lượng của loại sản phẩm i trong một năm.
3.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC
DỰ ÁN XÂY DỰNG DÂN DỤNG
3.3.1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh
1. Chỉ tiêu lợi nhuận tính cho một sản phẩm
Công thức xác định:
Lđ = Gđ - Cđ
Trong đó:
- Lđ: lợi nhuận tính cho một đơn vị sản phẩm (đồng).
- Gđ: giá bán một đơn vị sản phẩm (đồng).
- Cđ: Chi phí sản xuất 1 đvsp
Chỉ tiêu này được đánh giá càng cao càng tốt cho dự án.
3.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC
DỰ ÁN XÂY DỰNG DÂN DỤNG
3.3.1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh
2. Mức doanh lợi của một đồng vốn đầu tư – ROI
Công thức xác định: L
ROI  n

V
Trong đó:
- Ln: Lợi nhuận trong 1 năm
- V: Vốn đầu tư ban đầu của dự án
3. Thời hạn thu hồi vốn đầu tư nhờ lợi nhuận hàng năm (TL)
Công thức xác định: V
TL 
Ln
Trong đó:
- V: là vốn đầu tư
- Ln: là lợi nhuận cho 1 năm
3.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC
DỰ ÁN XÂY DỰNG DÂN DỤNG
3.3.1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh
4. Thời hạn thu hồi vốn đầu tư nhờ lợi nhuận và khấu hao (TLk)
Công thức xác định:
V
TLk 
Ln  K n

Trong đó:
- Kn: là khấu hao cơ bản hàng năm
- V: vốn đầu tư
- Ln: lợi nhuận trong năm
3.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC
DỰ ÁN XÂY DỰNG DÂN DỤNG
3.3.2. Đánh giá qua nhóm chỉ tiêu động

1. Giá trị hiện tại thuần (NPV)


* Phân tích đánh giá dự án qua chỉ tiêu NPV
Phương án đáng giá khi NPV > 0
Phương án độc lập được chọn khi: NPV ≥ 0
Phương án loại trừ nhau được chọn khi NPV ≥ 0 và NPV max
* Điều kiện so sánh
Khi các phương án có tuổi thọ khác nhau thì thời kỳ tính toán phải
lấy bằng bội số chung nhỏ nhất của các tuổi thọ của các phương án.
3.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC
DỰ ÁN XÂY DỰNG DÂN DỤNG
3.3.2. Đánh giá qua nhóm chỉ tiêu động
* Ưu điểm của chỉ tiêu NPV
- Có tính đến sự biến động theo thời gian của các chỉ tiêu và tính
toán cho cả đời dự án.
- Có tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian
- Là xuất phát điểm để tính nên một số chỉ tiêu cơ bản khác như:
IRR, thời hạn hoàn vốn có tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian.
- Là chỉ tiêu ưu tiên để lựa chọn phương án (dù so sánh phương án
theo chỉ tiêu nào thì phương án được chọn cũng là phương án có
NPV lớn nhất)
- Có thể tính đến trượt giá và lạm phát thông qua việc điều chỉnh Bt,
Ct, và r.
- Kết hợp được hai mặt cơ bản của kinh doanh là: lợi nhuận và an
toàn tài chính.
3.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC
DỰ ÁN XÂY DỰNG DÂN DỤNG
3.3.2. Đánh giá qua nhóm chỉ tiêu động
* Nhược điểm của chỉ tiêu NPV
- Khó xác định chính xác các chỉ tiêu theo thời gian nhất là khi tuổi
thọ của dự án dài
- Kết quả lựa chọn phương án phụ thuộc vào độ lớn được chọn của
chỉ tiêu lãi suất tối thiểu chấp nhận được, nhiều khi mang tính chủ
quan.
- Chỉ tiêu NPV không chỉ rõ suất lợi nhuận của một đồng vốn cụ thể
là bao nhiêu như chỉ tiêu IRR, mà chỉ cho biết dự án đã hiệu quả
hay chưa.
3.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC
DỰ ÁN XÂY DỰNG DÂN DỤNG
3.3.2. Đánh giá qua nhóm chỉ tiêu động
2. Phân tích đánh giá chỉ tiêu suất thu lợi nội tại (IRR)
* Tính toán chỉ tiêu
Để tìm IRR ta có thể lập trình để tính toán hoặc tính từ phương pháp
tính nội suy gần đúng sau:
- Bước 1: Lấy IRR=IRR1 nào đó sao cho NPV1 >0
- Bước 2: Lấy IRR = IRR2 nào đó sao cho NPW2 <0
- Bước 3: IRR được nội suy từ công thức sau:
NPV1
IRR  IRR1   IRR2  IRR1  .
NPV2  NPV2

Khi trị số IRR1, IRR2 chênh lệch nhau càng ít thì trị số IRR tìm ra
càng chính xác.
3.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC
DỰ ÁN XÂY DỰNG DÂN DỤNG
3.3.2. Đánh giá qua nhóm chỉ tiêu động
* Vận dụng trong đánh giá - so sánh
o Đối với dự án đầu độc lập
Bước 1: Xác định suất thu lợi nội tại IRR
Bước 2: So với ngưỡng quy định trước: IRR ≥ r: phương án đáng giá
IRR < r : phương án không đáng
giá
* Lựa chọn phương án tốt nhất trong 2 phương án loại trừ nhau
- Bước 1: Lập dòng tiền tệ cho mỗi phương án, thời kỳ tính toán được lấy
bằng bội số chung nhỏ nhất của các tuổi thọ của hai phương án hoặc lấy
bằng thời kỳ tồn tại của dự án.
- Bước 2: Tính chỉ tiêu IRR cho mỗi phương án và xét sự đáng giá của các
phương án, phương án nào không đáng giá thì loại bỏ ra không cần so
sánh.
- Bước 3: Tiến hành so sánh phương án cần phân biệt hai trường hợp sau:
3.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC
DỰ ÁN XÂY DỰNG DÂN DỤNG
3.3.2. Đánh giá qua nhóm chỉ tiêu động
o Nếu hai phương án có vốn đầu tư giống nhau, phương án nào có IRR lớn
hơn thì phương án đó tốt hơn
Với hai phương án có vốn đầu tư khác nhau thì chỉ tiến hành so sánh khi
phương án có vốn đầu tư bé hơn cũng đáng giá (IRR  r ). Ta so sánh bằng
cách lập bảng dòng tiền tệ của gia số đầu tư V và tính ra IRRV:
- IRRV  r: Phương án có vốn đầu tư lớn là tốt hơn.
- IRRV < r: Phương án có vốn đầu tư bé là tốt hơn.
o Trường hợp so sánh nhiều phương án loại trừ nhau
- Bước 1: Xếp các phương án theo thứ tự tăng dần về qui mô đầu tư
- Bước 2: Tính IRR của phương án 1 để chọn phương án cơ sở. Nếu phương
án 1 không đáng giá thì loại bỏ nó và tính IRR của phương án 2. Làm như vậy
đến khi chọn được phương án j nào đó đáng giá thì chọn làm phương án cơ sở.
Bước 3: So sánh phương án (j+1) với phương án j theo nguyên tắc lập dòng
tiền tệ của V để tính IRR . Nếu phương án (j+1) không đáng giá thì loại bỏ
nó và so sánh tiếp phương án (j+2) với phương án cơ sở. Nếu phương án (j+1)
đáng giá thì thì loại bỏ phương án j và chọn phương án (j+1) làm phương án cơ
sở mới. Tiếp tục so sánh cho đến phương án cuối cùng.
3.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC
DỰ ÁN XÂY DỰNG DÂN DỤNG
3.3.2. Đánh giá qua nhóm chỉ tiêu động
* Nhược điểm của chỉ tiêu IRR
- Chỉ phù hợp với thị trường vốn hoàn hảo
- Khó ước lượng chính xác trị số của dòng tiền theo thời gian
- Đã dựa trên một giả thuyết chưa thật hợp lý là: các kết số đầu
tư được tái đầu tư ngay vào dự án với lãi suất đang cần tìm.
- Tính toán chỉ tiêu IRR rất phức tạp khi dòng tiền đổi dấu nhiều
lần (nếu dùng suất thu lợi ngoại lai r để đổi cho dòng tiền chỉ còn
đổi dấu một lần thì làm giảm tính chất nội tại của phương pháp)
- Nói rằng so sánh theo chỉ tiêu IRR nhưng vẫn ưu tiên chọn
phương án có chỉ tiêu NPV max, còn IRR chỉ cần ≥ r.
3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC DỰ
ÁN GIAO THÔNG
3.4.1. Xác định một số lợi ích kinh tế - xã hội cơ bản của
dự án XDGT
1. Lợi ích do giảm chi phí vận hành xe
Tiết kiệm trong chi phí vận hành xe (VOC) là loại lợi ích dễ đo
lường nhất và thường cũng là quan trọng nhất trong các dự án giao
thông. Những khoản tiết kiệm như vậy thường bao gồm chi phí về
nhiên liệu và dầu nhớt, lốp, duy tu, và khấu hao kinh tế, chẳng hạn
là do xe cộ cũ nát dần. Đến lượt nó, những khoản chi phí này lại
phụ thuộc vào cấu trình hình học của đường (độ dốc, độ cong, và
độ cao), tình trạng mặt đường (mức độ lồi lõm hay ghồ ghề IRI
của dường), hành vi của người lái xe và việc kiểm soát giao thông.
VOC thường cao hơn trên những con đường dốc, cong, mặt đường
ghồ ghề và phải đi chậm. Sự thay đổi trong bất kỳ tham số nào nói
trên đều dẫn đến sự thay đổi trong chi phí vận hành xe.
3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC DỰ
ÁN GIAO THÔNG
3.4.3. Xác định một số lợi ích kinh tế - xã hội cơ bản của
dự án XDGT
1. Lợi ích do giảm chi phí vận hành xe
* Xác định chi phí vận hành xe
Chi phí vận hành xe VOC bao gồm các chi phí có thể chia thành 2 nhóm
là:
- Chi phí cố định (đ/xe.giờ) bao gồm các khoản chi phí không phụ thuộc
vào số km hành trình xe chạy: chi phí đăng kiểm, chi phí bảo hiểm,
lương cơ bản và các phụ cấp cố định cho lái xe chi phí quản lý, chi phí
gara, thuế hằng năm phải đóng;
- Chi phí biến đổi (đ/xe.giờ) bao gồm các khoản chi phí phụ thuộc vào
hành trình xe chạy, chất lượng mặt đường, yếu tố hình học của đường và
phụ thuộc vào loại xe sử dụng. Các chi phí đó là: chi phí nhiên liệu, dầu
mỡ, săm lốp, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa xe, tiền thưởng cho tổ lái theo
cây số hành trình, khấu hao xe.
Riêng khấu hao xe có thể đưa vào chi phí cố định như trường hợp thuê
xe mà không đi vẫn phải trả tiền.
3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC DỰ
ÁN GIAO THÔNG
Tốc độ kỹ thuật trung bình của xe tải (km/h)
NỘI DUNG
Cấp quản lý Địa hình
đường theo
TCVN 4054-1998 Loại tầng mặt áo đường đồng bằng đồi núi
I Cấp cao A1 65 60 50
II Cấp cao A2 40 40 35
Cấp cao A1,A2 55 50 40
III Cấp cao A2 45 35 30
IV Cấp cao A5 35 30 25

Cấp thấp B1 30 25 20
V Cấp cao A2 30 25 20
Cấp thấp B1 25 20 17
Ghi chú: Cấp thấp B2 15-20 13-18 10-14

Tốc độ kỹ thuật trung bình của xe buýt có thể lấy bằng 1.05 ÷ 1.1 lần của xe tải.
Tốc độ kỹ thuật trung bình của xe con có thể lấy bằng 1.5 ÷ 1.6 lần của xe tải
3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC DỰ
ÁN GIAO THÔNG
3.4.3. Xác định một số lợi ích kinh tế - xã hội cơ bản của
dự án XDGT
1. Lợi ích do giảm chi phí vận hành xe
* Xác định chi phí vận hành xe
Chi phí vận hành trung bình VOCtb của một loại xe nào đó tính
cho 1 xe.km có thể được xác định theo công thức:
(đ/xe.km)
Trong đó:
Vtb – tốc độ chạy xe trung bình (tốc độ khai thác có tính đến bốc dỡ hàng)

Xác định theo công thức: (km/h)

hoặc gần đúng (trường hợp thiếu số liệu thực tế ):


Vtb = (0.6 ÷ 0.7 ). Vkt ( km/h )
3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC DỰ
ÁN GIAO THÔNG
3.4.3. Xác định một số lợi ích kinh tế - xã hội cơ bản của
dự án XDGT
1. Lợi ích do giảm chi phí vận hành xe
* Xác định chi phí vận hành xe
Trong đó:
L – cự ly vận chuyển;
Vkt – vận tốc kỹ thuật tùy thuộc cấp quản lý đường ( theo TCVN
4054 – 1998 ) và các loại tầng mặt áo đường như bảng 6.8;
β – hệ số sử dụng hàng trình, khi vận chuyển 2 chiều lấy β=1; vận
chuyển một chiều lấy β=0.5, trong tính toán thường lấy trung bình
β=0.65;
tbd – thời gian bốc dỡ hàng một chuyến (phút)
3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC DỰ
ÁN GIAO THÔNG
3.4.3. Xác định một số lợi ích kinh tế - xã hội cơ bản của
dự án XDGT
2. Xác định lợi ích do giảm chi phí vận hành xe
Nhờ có công trình dự án mà chi phí vận hành một chiếc xe giảm đi.
Lợi ích thu được nhờ tính cho một năm thứ t có thể xác định theo
công thức sau:
Btl (đ/năm)

Trong đó:
: lưu lượng xe loại I ngày đêm trung bình năm ở năm thứ t (xe/ngày
đêm);
m: số loại xe tính toán ( kể cả vận tải hang hóa và hành khách)
Lnew - chiều dài đường xây dựng hoặc cải tạo mới ( km ) trong dự án;
VOCiold ; VOCinew : chi phí vận hành cho loại xe i trường hợp không có
dự án và trường hợp có dự án ( đ/xe.km ).
3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC DỰ
ÁN GIAO THÔNG
3.4.3. Xác định một số lợi ích kinh tế - xã hội cơ bản của
dự án XDGT

3. Lợi ích do rút ngắn cự ly vận chuyển hàng hóa và khách hàng
Nhờ có công trình dự án mà chiều dài đoạn đường vận chuyển
hàng hóa và khách hàng sẽ giảm/tăng. Lợi ích này có thể xác định
như sau:
Bt2 = .Nit.( Lold – Lnew ). VOCiold (đ/năm )

Trong đó:
Lold và Lnew – chiều dài đoạn đường vận chuyển (hàng hóa và hành
khách) trước và sau khi có dự án (km).
3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC DỰ
ÁN GIAO THÔNG
3.4.3. Xác định một số lợi ích kinh tế - xã hội cơ bản của
dự án XDGT
4. Xác định lợi ích do tiết kiệm thời gian vận chuyển hàng hóa
Nhờ có công trình dự án thời gian vận chuyển hàng hóa cũng giảm, hàng
hóa sớm đến đích, sớm được sử dụng.
Có thể ước tính lợi ích này bằng giá trị cơ hội lượng hàng hóa sớm được
sử dụng.
a. Trường hợp chỉ có số liệu về lưu lượng xe
Nếu chỉ có số liệu về lưu lượng xe mà không có số liệu về lượng hàng vận
chuyển thì có lợi ích do tiết kiệm thời gian vận chuyển hàng hóa có thể xác
định theo công thức sau: m
4
Bt   365.q t . Ktb .ti .Ghh (đ/năm)
i i

i 1
Trong đó:
- Tải trọng trung bình của loại xe thứ i ( tấn/xe);
- Số giờ tiết kiệm được trung bình cho hàng vận chuyển bằng loại xe thứ i (giờ);
- Giá trị thời gian/ một giờ tính trung bình cho 1 tấn hàng hóa (đ/tấn.giờ).
3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC DỰ
ÁN GIAO THÔNG
3.4.3. Xác định một số lợi ích kinh tế - xã hội cơ bản của
dự án XDGT
4. Xác định lợi ích do tiết kiệm thời gian vận chuyển hàng hóa
Nhờ có công trình dự án thời gian vận chuyển hàng hóa cũng giảm,
hàng hóa sớm đến đích, sớm được sử dụng.
Có thể ước tính lợi ích này bằng giá trị cơ hội lượng hàng hóa sớm
được sử dụng.
b. Trường hợp có số liệu về lượng hàng vận chuyển
(đ/năm)
Trong đó:
– lượng vận chuyển hàng hóa của loại phương tiện thứ i trong năm
t (tấn/năm).
3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC DỰ
ÁN GIAO THÔNG
3.4.3. Xác định một số lợi ích kinh tế - xã hội cơ bản của
dự án XDGT
5. Lợi ích do giảm chi phí duy tu bảo dưỡng công trình
Lợi ích/thiệt hại do giảm/tăng chi phi duy tu bảo dưỡng công
trình so với trước khi có dự án được xác định như sau:
(đ/năm)
Trong đó:
; – chi phí duy tu bảo dưỡng công trình tính cho năm thứ t trường
hợp không có và sau khi thực hiện dự án.
3.5. KẾT LUẬN

Sau khi học xong chương này, người học cần nắm vững những
vấn đề chính sau:
- Các nguyên tắc cơ bản, nội dung, trình tự và kỹ thuật trong
việc phân tích hiệu quả kinh tế xã hội các dự án đầu tư xây
dựng là gì?
- Cách nhận diện và xác định các chi phí, lợi ích và hiệu quả
kinh tế xã hội của dự án đầu tư xây dựng thuỷ lợi?
- Cách nhận diện và xác định các chi phí, lợi ích và hiệu quả
kinh tế xã hội của dự án đầu tư xây dựng dân dụng?
- Cách nhận diện và xác định các chi phí, lợi ích và hiệu quả
kinh tế xã hội của dự án đầu tư xây dựng giao thông?

You might also like