You are on page 1of 26

+

PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC


(ADVERSE DRUG REACTION-ADR)
VÀ DỊ ỨNG THUỐC

Ths. DS Nguyễn Thị Đại Phong


+ MỤC TIÊU

1. Trình bày được định nghĩa và 3 cách phân loại ADR


2. Trình bày được hai nhóm yếu tố liên quan đến sự phát
sinh ADR
3. Trình bày được các biện pháp hạn chế ADR
4. Cơ chế và đặc điểm các nhóm thuốc điều trị dị ứng
thuốc
+ ADR là gì?
ĐỊNH NGHĨA

Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO):


 "Phản ứng bất lợi của thuốc” là một phản ứng độc hại, không

được định trước và xuất hiện ở liều thường dùng cho người để
phòng bệnh, chẩn đoán hoặc chữa bệnh, hoặc làm thay đổi chức
năng sinh lý.
 Định nghĩa này không bao gồm những phản ứng do dùng sai

thuốc, dùng sai liều, dùng liều cao có chủ định hoặc vô ý
 Trường hợp tai biến nguyên nhân chưa xác định, không chỉ do

thuốc mà có thể do các yếu tố khác như tiến triển nặng thêm của
bệnh, do một bệnh khác phát sinh gọi là biến cố bất lợi của thuốc
(adverse drug event-ADE)
+HẢN ỨNG PHÂN LOẠI

Phân loại theo tần suất:


Phân loại theo mức độ nặng của bệnh do ADR gây ra
Phân loại theo type: gồm type A và type B
+HẢN ỨNG PHÂN LOẠI
 Phân loại theo tần suất:
 Thường gặp : ADR > 1/100
 Ít gặp : 1/1000 < ADR< 1/100
 Hiếm gặp : ADR < 1/1000
 Phân loại theo mức độ nặng của bệnh do ADR gây ra
 Nhẹ: không cần điều trị, không cần giải độc và thời gian nằm viện
không kéo dài.
 Trung bình: cần có thay đổi trong điều trị, cần điều trị đặc hiệu hoặc
kéo dài thời gian nằm bệnh viện ít nhất 1 ngày.
 Nặng: có thể đe dọa tính mạng, gây bệnh tật lâu dài hoặc cần chăm
sóc tích cực.
 Tử vong: trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tử vong của bệnh
nhân
PHẢN ỨLOẠI
+ PHÂN NG BẤT LỢI CỦA THUỐC
 Phân loại theo type: gồm type A và type B
 Type A:

 Có thể tiên lượng được


 Liên quan đến liều (thường gặp với thuốc có khoảng điều trị hẹp)
 Là tác dụng dược lý quá mức hoặc là biểu hiện của tác dụng dược lý ở vị
trí khác. Ví dụ:
 Chảy máu khi dùng thuốc chống đông: heparin
 Hạ đường huyết khi dùng thuốc điều trị ĐTĐ: insulin, metformin
 Các thuốc kháng dopamin gây hội chứng ngoại tháp: Primperan
 Thuốc chống nôn gây khô miệng, bí đái;
 Trầm cảm 3 vòng (amitriptylin) gây khô miệng, giảm thị lực
+ PHÂN LOẠI
 Type B:
 Thường không tiên lượng được
 Không liên quan đến các đặc tính dược lý đã biết của thuốc
 Thường có liên quan đến yếu tố di truyền hoặc miễn dịch

VD: Dị ứng thuốc


• Biểu hiện dị ứng đa dạng: ban đỏ, ngứa, mày đay
• Hội chứng Steven Johnson
• Hội chứng Lyell
• Shock phản vệ
• Một số thuốc dễ gây dị ứng: Penicillin, Streptomycin,
carbamazepine, aspirin…
+
Những yếu tố liên quan đến sự phát
sinh ADR

1. Yếu tố thuộc về bệnh nhân

2. Yếu tố thuộc về thuốc


+
Những yếu tố liên đến sự phát sinh ADR

1. Yếu tố thuộc về bệnh nhân


 Tuổi
Trẻ sơ sinh và người cao tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao
 Người cao tuổi
+ Lạm dụng thuốc

+ Thay đổi về dược động học, dược lực học do giảm chức năng các cơ
quan
+ Thường mắc nhiều bệnh, sử dụng nhiều thuốc nên dễ gặp tương tác
thuốc
+
Những yếu tố liên đến sự phát sinh ADR

 Trẻ sơ sinh:
- Nguy cơ gặp ADR ở trẻ sơ sinh rất cao đặc biệt là ở trẻ đẻ non
Nguyên nhân: Cơ thể phát triển chưa hoàn thiện; một số enzym
liên quan đến chuyển hóa và thải trừ thuốc chưa đầy đủ
- Các thuốc thường gây độc là: Morphin, chloramphenicol, các
bacbiturat, các sulfonamide, các dẫn xuất của vitamin K
+Những yếu tố liên đến sự phát sinh ADR

 Giới tính
Không có sự khác biệt lớn về nguy cơ gặp ADR giữa hai giới.
Tuy nhiên, một số ADR hay gặp ở phụ nữ hơn so với nam giới.
Ví dụ:
- Phụ nữ có thể nhạy cảm hơn với độc tính của digoxin, heparin
và captopril.
- Thiếu máu bất sản do cloramphenicol gặp ở phụ nữ nhiều gấp 2
lần so với ở nam giới.
- Chứng mất bạch cầu hạt do phenylbutazone gặp ở nữ nhiều gấp
3 lần nam giới
+Những yếu tố liên đến sự phát sinh ADR

 Đa dạng về gen và chủng tộc


 Nhiều phản ứng trước đó được mô tả là các phản ứng đặc
ứng ngày nay đã được làm sáng tỏ là có các nguyên nhân về
gen (type B)
 Ví dụ:
 Ở những người thiếu hụt men G-6PD do di truyền khi dùng
những thuốc có tính oxy hóa thì có thể bị thiếu máu tan máu:
primaquine, aspirin, nitrofurantoin…
+ Những yếu tố liên đến sự phát sinh ADR

 Bệnh mắc kèm


Làm thay đổi đáp ứng của bệnh nhân đối với thuốc
Làm thay đổi dược động học của thuốc, dẫn tới phát sinh ADR.
Ví dụ:
- Điếc khi dùng kháng sinh aminoglycosid ở người có bất thường về thính giác
- Chảy máu trầm trọng do dùng warfarin, heparin ở người có sẵn thiếu hụt về
yếu tố đông máu.
- Các bệnh nhân mắc các bệnh về gan và thận có nguy cơ cao bị các ADR của
những thuốc thải trừ ở dạng còn nguyên hoạt tính qua các cơ quan này.
- Bệnh nhân HIV hệ miễn dịch bị suy giảm, khả năng thải trừ thuốc giảm nên
thường tăng nhạy cảm với độc tính của thuốc.
+Những yếu tố liên đến sự phát sinh ADR

 Tiền sử dị ứng hoặc phản ứng với thuốc


Những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với một thuốc cũng có
thể gặp dị ứng với một thuốc khác có cấu trúc tương tự.
Ví dụ:
Các trường hợp dị ứng với kháng sinh penicillin cũng có
thể có dị ứng chéo với kháng sinh nhóm cephalosporin.
+Những yếu tố liên đến sự phát sinh ADR

2. Yếu tố thuộc về thuốc


 Đặc tính của thuốc: ( nguyên nhân thuộc về bào chế, bảo
quản )
- Kích thước tiểu phân, lượng thuốc trong chế phẩm, tính
chất và khối lượng tá dược ... => gây ADR typ A
- Sử dụng một số tá dược cho các nhóm bệnh nhân nhạy
cảm như các bệnh nhân hen, các trẻ sơ sinh nhẹ cân
- Sự thay đổi hỗn hợp tá dược làm thay đổi sinh khả dụng
của thuốc cũng gây ra một số ADR.
+Những yếu tố liên đến sự phát sinh ADR

 Tương tác thuốc


Tương tác bất lợi của các thuốc, với đồ ăn và thức uống, có thể
làm thay đổi sinh khả dụng, dược động học hoặc dược lực học
của thuốc và do vậy gây ra các ADR trên bệnh nhân.
=> Khi điều trị nhiều thuốc trong cùng một thời điểm thì tần suất
gặp ADR tăng lên theo cấp số nhân với số lượng thuốc
VD: Nguy cơ giảm bạch cầu cả 3 dòng khi dùng đồng thời
azathioprine và allopurinol – tương tác thuốc nghiêm trọng
+Những yếu tố liên quan đến sự phát
sinh ADR
 Liệu trình điều trị kéo dài
- Nhiều ADR ít xuất hiện khi dùng thuốc trong thời gian
ngắn, nhưng tỷ lệ tăng lên khi dùng dài ngày
- Ví dụ:
• Xuất huyết tiêu hóa do dùng các thuốc chống viêm không
steroid
• Dùng corticoid kéo dài: suy thượng thận, loãng xương
• Tiêu chảy do dùng KS kéo dài…
• Suy thận do vancomycin, aminoglycosid
+ Biện pháp hạn chế ADR
Hạn chế số thuốc dùng
 Chỉ kê đơn các thuốc thật sự cần thiết.
 Nếu bệnh nhân đang sử dụng đồng thời
quá nhiều thuốc thì cần cân nhắc để tạm
ngừng những loại thuốc chưa thật sự cần
thiết.
 Kiểm tra và hỏi bệnh nhân về những
thuốc bệnh nhân tự ý dùng.
+ Biện pháp hạn chế ADR

Nắm vững thông tin về loại thuốc đang dùng


 Hiểu rõ tính chất dược lý, cơ chế tác dụng, chuyển hoá; tương
tác, và ADR của thuốc. Chỉ nên kê đơn những thuốc đã biết đầy
đủ thông tin.
 Thường xuyên tham khảo, cập nhật các thông tin về thuốc
 Thận trọng khi kê đơn những thuốc dễ xảy ra tương tác, đặc biệt
là các tương tác do vô tình như tương tác của thuốc với thức ăn,
với rượu... (VD: warfarin)
+ Biện pháp hạn chế ADR
 Nắm vững thông tin về các đối tượng bệnh nhân có nguy
cơ cao
- Trẻ em, người già,
- Người có cơ địa dị ứng, có tiền sử dị ứng
- Người có bệnh lý về gan, thận và các bệnh nhân có bất
thường về gen.
 Theo dõi sát bệnh nhân: phát hiện sớm các biểu hiện
của phản ứng bất lợi do thuốc và có những xử trí kịp
thời.
+
Biện pháp hạn chế ADR
 Báo cáo ADR - Những ADR cần báo cáo
- Đối với các thuốc mới được đưa ra thị trường, phải báo cáo mọi
phản ứng đáng ngờ, kể cả các phản ứng nhẹ (nhiều nước coi một
thuốc là mới khi thời gian đưa ra thị trường chưa quá 5 năm).
- Đối với những thuốc đã được biết rõ hoặc nghiên cứu đầy đủ: Báo
cáo tất cả các nghi ngờ về một ADR nghiêm trọng hoặc chưa
được ghi nhận trước đó (bất thường).
- Báo cáo khi thấy một ADR nào đó xuất hiện ngày càng nhiều
- Báo cáo các phản ứng xảy ra do dùng quá liều hay do sai sót trong
điều trị
+ Những ADR cần báo cáo

 Báo cáo tất cả các ADR nghi ngờ liên quan đến tương tác thuốc -
thuốc, thuốc - thức ăn, hoặc thuốc - thực phẩm bổ sung (kể cả các
sản phẩm làm từ dược liệu và thuốc bổ)

 Báo cáo các ADR trong những lĩnh vực được quan tâm đặc biệt:
Lạm dụng thuốc, dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú,
về ADR liên quan đến việc ngừng thuốc

 Báo cáo khi thuốc không có hiệu quả hoặc do nghi ngờ có sai sót
về sản phẩm
+

 Cách thức báo cáo ADR:


 Mẫu báo cáo ADR quốc gia ( Chụp mẫu )
 Trực tuyến: (Canhgiacduoc.org)

Company Logo www.themegallery.


BÁO CÁO PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC
+
+
+

THANK YOU!

You might also like