You are on page 1of 29

Trường Đại học Yersin Đà Lạt

QUẢN TRỊ HỌC


Giảng viên: TS. Bạch Ngọc Hoàng Ánh
Email: badv1@yersin.edu.vn
ĐT: 0918 815 998
NỘI DUNG MÔN HỌC

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ

PHẦN 2: MÔI TRƯỜNG CỦA QUẢN TRỊ

PHẦN 3: HOẠCH ĐỊNH

PHẦN 4: TỔ CHỨC

PHẦN 5: LÃNH ĐẠO

PHẦN 6: KIỂM SOÁT


Phần 1:
TỔNG QUAN VỀ
QUẢN TRỊ
Chương 1: Quản trị trong thời kỳ bất ổn
Đề cương của chương:
• Bạn đã sẵn sàng để trở thành nhà quản trị?
• Tại sao quản trị đổi mới là một vấn đề quan trọng?
• Định nghĩa về quản trị
• Các chức năng của quản trị
• Thực hiện hoạt động của tổ chức
• Phân loại nhà quản trị
• Những đặc trưng của nhà quản trị
• Quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và tổ chức phi lợi nhuận
• Năng lực quản trị hiện đại
Chương 1: Quản trị trong thời kỳ bất ổn
Kết quả học tập mong đợi:
- Mô tả 4 chức năng của quản trị và loại hoạt động quản trị tương ứng.
- Giải thích được sự khác biệt giữa hiệu quả và hiệu suất và tầm quan trọng của
kết quả tổ chức.
- Mô tả kỹ năng nhận thức, quan hệ con người, kỹ năng chuyên môn và sự thích
ứng kỹ năng của nhà quản trị.
- Mô tả các loại nhà quản trị
- Xác định 10 vai trò của nhà quản trị
- Đánh giá vai trò của nhà quản trị trong DN nhỏ và tổ chức phi lợi nhuận
- Thông hiểu thách thức cá nhân mà một người gặp phải khi trở thành nhà quản
trị
- Tranh luận các năng lực cải tiến cần thiết để trở thành một nhà quản trị thành
công trong môi trường ngày nay
BẠN ĐÃ CHUẨN BỊ ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ QUẢN TRỊ?
CÁC NHIỆM VỤ ƯU TIÊN ƯU TIÊN
CAO THẤP
1. Sử dụng từ 50% thời gian trở lên cho việc chăm sóc và bồi dưỡng người
khác.
2. Đảm bảo rằng mọi người phải hiểu rằng bạn đang kiểm soát bộ phận mà
mình phụ trách.
3. Sử dụng cơ hội từ những buổi ăn trưa để gặp gỡ và xây dựng hệ thống mạng
lưới tương tác với những người đồng cấp ở các bộ phận khác.
4. Triển khai những thay đổi mà bạn tin rằng nó sẽ cải thiện kết quả thực hiện
công việc của bộ phận bạn phụ trách.
5. Sử dụng nhiều thời gian trong phạm vi có thể để trò chuyện và lắng nghe cấp
dưới.
6. Đảm bảo rằng các công việc sẽ hoàn thiện đúng thời gian.
7. Gặp mặt cấp trên để thảo luận về những kỳ vọng của họ với bạn và bộ phận
của bạn.
8. Đảm bảo bạn thiết lập các mong đợi và các chính sách rõ ràng cho bộ phận
của bạn.
Steve Jobs – “Nhà quản trị cấp cao vĩ đại nhất
trong kỹ nguyên của chúng ta” Walter Isaacson
TẠI SAO ĐỔI MỚI LÀ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG

• Sự đổi mới trong sản phẩm, dịch vụ, hệ thống quản trị, quy trình sản xuất, giá trị
công ty,...giữ cho các công ty luôn tăng trưởng, thay đổi, thịnh vượng.
• Các nhà quản trị có trách nhiệm giúp cho tổ chức các ngành công nghiệp, công
nghệ, kinh tế, nhà nước, xã hội tìm ra đường đi đúng trong bối cảnh thay đổi liên
tục thông qua sự linh hoạt và đổi mới.
• Đổi mới đã trở thành mệnh lệnh mới, 80% các nhà quản trị cao cấp đồng ý rằng
‘Đổi mới quan trọng hơn việc cắt giảm chi phí để có thể đạt được thành công về
phương diện dài hạn.’
Quản trị bao gồm toàn bộ các hoạt động hướng tới việc
đạt được các mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả và
Định hiệu suất cao.
Bao gồm:
nghĩa về (1) Bốn chức năng của quản trị: hoạch định, tổ chức, lãnh
đạo, kiểm soát.

quản trị (2) Cần phải đạt được các mục tiêu của tổ chức theo cách
thức có hiệu quả và hiệu suất cao.
CÁC CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ

• Hoạch định: Nhận dạng các mục tiêu thực hiện trong tương lai của tổ chức,
quyết định các công việc, sử dụng nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu.
• Tổ chức: Phản ánh cách thức mà tổ chức nỗ lực để hoàn thành kế hoạch; bao hàm
việc phân công các công việc, hợp nhóm, uỷ quyền, phân bổ nguồn lực.
• Lãnh đạo: Sử dụng ảnh hưởng để động viên nhân viên đạt được các mục tiêu của
tổ chức; tạo ra các giá trị và văn hoá được chia sẻ, truyền thông, truyền cảm hứng
đến nhân viên.
• Kiểm soát: Giám sát hoạt động của nhân viên, xác định tổ chức có đi đúng hướng
trong quá trình mục tiêu hay không, tiến hành điều chỉnh khi cần thiết.
• Các tổ chức phải tập hợp kiến thức, con người và
nguyên vật liệu để thực hiện các công việc mà
không một cá nhân đơn lẻ nào tự làm được.
• Nhiệm vụ và trách nhiệm của nhà quản trị trong
THỰC HIỆN HOẠT các tổ chức là phải đảm bảo các nguồn lực được
sử dụng một cách tốt nhất để đạt được mục tiêu.
ĐỘNG CỦA TỔ • Hiệu quả của tổ chức (organizational
effectiveness): Mức độ đạt được mục tiêu đã
CHỨC tuyên bố trước của tổ chức.
• Hiệu suất của tổ chức (organizational efficiency):
Mức độ nguồn lực đã sử dụng để đạt được mục
tiêu của tổ chức.
CÁC KỸ NĂNG QUẢN TRỊ
Kỹ năng
nhận thức
Nhân viên Kỹ năng quan hệ con người
Kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng nhận thức


Nhà quản trị
cấp trung

Kỹ năng quan hệ con người


Kỹ năng chuyên môn

Mối quan hệ giữa kỹ năng nhận thức, kỹ năng quan hệ con người, và kỹ năng chuyên môn trong
quản trị.
• Thể hiện khả năng hiểu biết để xem xét tổ chức.
Kỹ năng nhận • Bao hàm việc thấu hiểu con người, tổ chức, thể hiện năng lực tư duy ở tầm chiến
thức lược – có quan điểm tổng quát, dài hạn – và nhận dạng, đánh giá, giải quyết các
vấn đề phức tạp.
• Rất cần thiết cho mọi nhà quản trị, đặc biệt là nhà quản trị cấp cao.

Kỹ năng quan • Thể hiện khả năng tiến hành công việc cùng với và thông qua người khác một
hệ con người cách hiệu quả với tư cách là thành viên của nhóm.
• Biểu lộ qua cách tương tác với người khác: động viên, phối hợp, hỗ trợ, lãnh đạo,
truyền thông, giải quyết xung đột.
• Rất quan trọng đối với nhà quản trị vì họ làm việc trực tiếp với người lao động.

Kỹ năng • Thể hiện sự thông hiểu và thành thạo trong thực hiện công việc.
chuyên • Bao gồm: sự thông thạo về các phương pháp, kỹ năng, kỹ thuật, công cụ cần có;
các kiến thức chuyên biệt, khả năng phân tích, năng lực sử dụng các công cụ và
môn kỹ thuật để giải quyết vấn đề.
• Đặc biệt quan trọng cho những nhà quản trị ở cấp thấp.
Khi thất bại trong việc sử dụng các kỹ năng

Sự cố nổ thiết bị khoan giếng dầu của BP tháng 4/2010.
MINH HOẠ: Mười nguyên nhân gây ra sự thất bại của nhà quản trị

1. Kỹ năng và thực tiễn truyền thông kém 81%

2. Mối quan hệ làm việc/tương tác cá nhân kém 78%

3. Sự không thích ứng giữa con người với công việc 69%

4. Thất bại trong việc định rõ phương hướng hay kỳ vọng kết quả 64%

5. Thất bại trong việc điều chỉnh và xoá bỏ những thói quen cũ 57%

6. Thất bại trong việc uỷ quyền và giao quyền 56%
7. Thiếu sự liêm chính cá nhân và sự đáng tin cậy 52%
8. Không có khả năng phát triển sự hợp tác và làm việc theo đội 50%

9. Không có khả năng lãnh đạo hay động viên người khác 47%

10. Thực tiễn hoạch định kém/hành vi thụ động 45%

0% 50% 90%
PHÂN LOẠI NHÀ QUẢN TRỊ
Phân loại nhà quản trị theo chiều dọc
CEO Quản trị gia cao cấp

Lãnh đạo Phó TGĐ


công ty hành chính
Lãnh đạo đơn vị kinh doanh
Những con người ở các cấp
này có thể được huy động Giám đốc Nhà quản lý
vào một dự án do giám đốc điều hành hành chính
Quản trị gia cấp trung
dự án quản lý Giám đốc bộ phận
Giám đốc dây Giám đốc dịch vụ
chuyền SP/DV thông tin

Trưởng bộ phận chức năng


Giám sát sản xuất, bán
Giám sát IT, HRM, Kế toán
hàng, hay R&D
Quản trị gia cấp cơ sở
Lãnh đạo đội và các nhân viên quản lý
Công việc trên dây chuyền sản xuất Công việc văn phòng

Cấp bậc quản trị trong hệ thống cấp bậc của tổ chức
• Các nhà quản trị chức năng (functional managers) chịu
trách nhiệm về các bộ phận chuyên thực hiện một chức
năng đơn lẻ.
Phân loại nhà • Các nhà quản trị theo tuyến (Line manager) sẽ chịu trách
nhiệm của bộ phận sản xuất và marketing.
quản trị theo • Các nhà quản trị tham mưu (staff manager) chịu trách
chiều ngang nhiệm về hoạt động của các bộ phận như tài chính và
nguồn nhân lực.
• Nhà quản trị điều hành (General manager) chịu trách
nhiệm về hoạt động của nhiều bộ phận có chức năng
khác nhau.
NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA MỘT NHÀ QUẢN TRỊ
Tiến hành một sự nhảy vọt: Những bước ban đầu
khi trở thành một nhà quản trị
Từ nhận dạng Đến sự nhận dạng
cá nhân nhà quản trị

Là chuyên gia: thực hiện các Người khái quát hoá, phối
công việc cụ thể hợp các công việc đa dạng

Làm cho mọi công việc Làm cho mọi việc được thực
được thực hiện bởi nỗ lực hiện bởi người khác
bản thân

Nhà hành động cá nhân Người xây dựng mạng lưới

Làm việc tương đối độc lập Hoạt động trong bối cảnh sự
phụ thuộc rất cao

Chuyển đổi sự nhận dạng


Các hoạt động của nhà quản trị
• Sự phiêu lưu khi thực hiện đa nhiệm vụ
• Cuộc sống theo vòng xoáy tốc độ
• Sử dụng thời gian có hiệu quả
Vai trò của nhà quản trị
 Nhóm vai trò thông tin
 Nhóm vai trò tương tác cá nhân
 Nhóm vai trò ra quyết định
• Người giám sát: Tìm kiếm, nhận, thu thập, sàng lọc
thông tin, duy trì mối quan hệ cá nhân.
• Người truyền tin: Chuyển tiếp thông tin đến các tổ
Nhóm vai trò thông chức khác, chuyển các bản ghi nhớ và báo cáo, các
tin cuộc trao đổi qua điện thoại.
• Người phát ngôn: Truyền thông tin cho các đối tác bên
ngoài.
• Người đại diện có tính biểu tượng: thực hiện các nhiệm
vụ mang tính nghi lễ và biểu tượng.
Nhóm vai trò tương • Người lãnh đạo: Chỉ đạo, động viên nhân viên, đào tạo, tư
vấn, truyền đạt cho cấp dưới.
tác cá nhân
• Người liên kết: Duy trì các liên kết thông tin bên trong và
bên ngoài tổ chức.
• Người khởi xướng kinh doanh: Khởi xướng các dự án cải
tiến, nhận dạng ý tưởng mới, uỷ quyền trách nhiệm.
• Người xử lý vướng mắc: Tiến hành điều chỉnh trong suốt thời
gian xung đột hoặc khủng hoảng, giải quyết bất đồng giữa
Nhóm vai trò nhân viên.
quyết định • Người phân bố nguồn lực: Quyết định bộ phận nhận các
nguồn lực, lên tiến độ phân bổ, hoạch định ngân sách, thiết
lập thứ tự ưu tiên.
• Người thương thuyết: Đại diện cho quyền lợi của đội, bộ
phận trong suốt quá trình đàm phán về ngân sách, hợp đồng.
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ CÁC
TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN
• Tầm quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ đang gia tăng.
• Nhà quản trị trong doanh nghiệp nhỏ có khuynh hướng nhấn mạnh theo cách khác
nhau về các vai trò so với nhà quản trị của công ty lớn.
• Nhà quản trị trong tổ chức phi lợi nhuận hướng các nỗ lực của họ để tạo ra các tác
động xã hội. Nguồn lực tài chính đến từ các khoản ngân quỹ dành riêng của nhà
nước, các khoản tài trợ, quyên góp.
NĂNG LỰC QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI

Từ tiếp cận truyền thông Đến cách tiếp cận hiện đại

Nguyên tắc quản trị


Giám sát công nhân Từ người kiểm soát Đến người tạo điều
kiện
Thực hiện công việc Từ giám sát cá nhân Đến lãnh đạo đội
Quản trị mối quan Từ xung đột và cạnh tranh Đến trao đổi và hợp
hệ tác
Lãnh đạo Từ phong cách độc đoán Đến phân quyền và
trao quyền
Thiết kế Từ duy trì sự ổn định Đến việc huy động
thực hiện sự thay đổi
THẢO LUẬN
1. Bạn nghĩ như thế nào về trách nhiệm quản trị trong thế giới ngày nay, một thế giới
được đặc trưng bởi sự không chắc chắn, sự mô hồ và có nhiều thay đổi, hay những
đe doạ bất ngờ từ môi trường. Bạn hãy mô tả những kỹ năng và phẩm chất quan
trọng của nhà quản trị khi làm việc trong những điều kiện nêu trên.

2. Một giáo sư đại học đã nói với sinh viên của mình: “Mục đích của môn Quản trị
học hướng đến việc giảng dạy cho sinh viên về cách thức quản trị chứ không nhằm
đào tạo sinh viên trở thành nhà quản trị”. Bạn đồng ý hay không đồng ý với quan
điểm này? Hãy nêu các luận điểm của bạn.
ỨNG DỤNG KỸ NĂNG:
NHÀ QUẢN TRỊ TỐT VÀ KÉM CỦA BẠN
1. Dựa vào thực tế bản thân hãy nghĩ về 2 nhà quản trị của bạn: 1 nhà quản trị giỏi, 1
nhà quản trị kém. Hãy suy nghĩ cẩn trọng về hành vi và viết bản mô tả ngắn gọn về
hành vi của 2 nhà quản trị đó.
2. Thiết lập các nhóm từ 4-6 người, mỗi thành viên chia sẻ ý tưởng của mình với các
thành viên còn lại. Viết ra các hành vi của nhà quản trị giỏi và kém trên giấy.
3. Phân tích hành vi của nhà quản trị giỏi và kém. Nhận xét sự khác biệt cơ bản của
hai dạng nhà quản trị này.
4. Rút ra những bài học từ sự phân tích ở bước 3. Bạn có những lời khuyên thông
minh nào cho những nhà quản trị này để giúp họ trở nên hiệu quả hơn.

You might also like