You are on page 1of 25

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

BIỆN PHÁP TU TỪ

ĐỐI
KHỞI ĐỘNG
Quan sát những câu đối dưới đây

Mưu sự tại nhân Ngàn lần như ý - Vạn sự như mơ


Thành sự tại thiên Triệu sự bất ngờ - Tỷ lần hạnh phúc.

Lộc biếc, mai vàng, xuân hạnh phúc


Đời vui, sức khỏe, tết an khang.
Tạo lập một vế đối với câu sau

Thành công liên miên ……………………………..


Túi luôn đầy tiền …………………………………..

Thành công liên miên - Hạnh phúc triền miên


Túi luôn đầy tiền - Sung sướng như tiên.
MỤC TIÊU BÀI HỌC

Học sinh ghi nhớ Học sinh thực hành


đặc điểm và tác phát hiện và nêu tác
dụng của biện pháp dụng nghệ thuật của
tu từ đối biện pháp tu từ đối
trong văn bản
LÍ THUYẾT
I. Lí thuyết

Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn


văn để có được định nghĩa đúng về phép đối

Đối là biện pháp tu từ đặt những ……..có ……


và ……………………..hoặc …………..vào vị
trí cân xứng để tạo nên sự hài hoà về ý nghĩa,
đồng thời làm nên ……………cho câu thơ, câu
văn.
I. Lí thuyết

Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn


văn để có được định nghĩa đúng về phép đối

Đối là biện pháp tu từ đặt những từ ngữ có âm


thanh và ý nghĩa tương phản hoặc tương hỗ
vào vị trí cân xứng để tạo nên sự hài hoà về ý
nghĩa, đồng thời làm nên nhạc điệu cho câu
thơ, câu văn.
I. Lí thuyết
Lựa chọn nào sau đây không phải là tác
dụng của biện pháp tu từ đối khi sử dụng
trong văn thơ

a. Tạo nên sự cân xứng về ý nghĩa và nhạc điệu.

b. Tạo nên cái đẹp hài hoà theo quan niệm


truyền thống của người Việt Nam.

c. Tạo nên cái đẹp chắc, khoẻ và hiện đại.

d. Giúp miêu tả sự việc, cảnh vật một cách cô


đúc, khái quát.
I. Lí thuyết
Quan sát ví dụ

Long lanh đáy nước in trời


Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Các từ trong hai vế “thành xây khói biếc” và “non


phơi bóng vàng” tạo thành từng cặp tương ứng,
cân xứng với nhau về nội dung giống nhau về từ
loại (thành – non, xây – phơi, khói – bóng, biếc –
vàng), trái nhau về thanh điệu bằng trắc (biếc –
vàng) tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu thơ.
I. Lí thuyết
Quan sát ví dụ

Lom khom dưới núi tiều vài chú,


Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
(Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

- Đây là biện pháp tu từ có tác dụng tạo sự cân xứng về


ý nghĩa và nhạc điệu, tạo nên cái đẹp hài hoà theo quan
niệm truyền thống của người Việt Nam.
- Ngoài ra, biện pháp này còn có tác dụng giúp miêu tả
sự việc, cảnh vật một cách cô đúc, khái quát mà không
cần liệt kê, kể lể dài dòng.
THỰC HÀNH
Câu 1. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp đối trong các trường hợp dưới đây:

a. Nỗi riêng riêng những bàn hoàn

Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Biện pháp đối được sử dụng ở dòng thơ tám chữ:


• Các từ trong hai vế “dầu chong trắng đĩa” và “lệ tràn thấm khăn” tạo thành từng cặp tương
ứng, cân xứng với nhau về nội dung
• Tương đồng về từ loại (dầu – lệ, chong – tràn, trắng – thấm, đĩa – khăn)
• Trái nhau về thanh điệu trắc, bằng (ví dụ: đĩa: trắc; khăn: bằng).
Biện pháp này có tác dụng tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu thơ, đồng thời giúp miêu tả tâm trạng
thao thức, dằn vặt của nhân vật Thuý Kiều một cách cô đúc, nổi bật và gợi cảm.
Câu 1. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp đối trong các trường hợp dưới đây:
b. Cùng trong một tiếng tơ đồng,

Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)


Biện pháp đối được sử dụng ở dòng thơ tám chữ:
• Các từ ngữ trong hai vế “người ngoài cười nụ” và “người trong khóc thầm” tạo thành từng
cặp tương ứng, cân xứng với nhau về nội dung
• Giống nhau về từ loại (người ngoài – người trong, cười nụ – khóc thẩm)
• Trái nhau về thanh điệu trắc, bằng (cười nụ: bằng – trắc; khóc thầm: trắc – bằng).
Biện pháp này có tác dụng vừa tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu thơ vừa thể hiện một cách cô
đọng, hàm súc sự trái ngược, tương phản giữa trạng thái bề ngoài và tâm trạng bên trong của
Thúc Sinh cũng như của Thuý Kiều.
Câu 1. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp đối trong các trường hợp dưới đây:
c. Nhẹ như bấc nặng như chì,

Gỡ cho ra nữa còn gì là duyên

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)


Biện pháp đối được sử dụng ở dòng thơ sáu chữ:
• Các từ trong hai về “nhẹ như bấc” và “nặng như chỉ” tạo thành từng cặp tương ứng, cân
xứng với nhau về nội dung
• Giống nhau về từ loại (nhẹ – nặng, bấc – chì)
• Trái nhau về thanh điệu trắc, bằng (bấc: trắc, chì: bằng).
Biện pháp này có tác dụng vừa tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu thơ vừa thể hiện một cách cô
đọng, hàm súc sự tương phản giữa hai hình ảnh ví von, hai trạng thái bối rối và sự ràng buộc mà
người trong cuộc khó lòng thoát khỏi được.
Câu 2. Liệt kê những dòng thơ có sử dụng biện pháp đối trong văn bản Trao duyên và
nêu tác dụng của biện pháp này.

Dòng Dòng thơ sử dụng phép đối Tác dụng


Tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu thơ
Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thắm đồng thời giúp miêu tả tâm trạng thao
712
khăn thức, dẫn vặt của nhân vật Thuý Kiều
một cách cô đúc, nổi bật và gợi cảm.

Tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu thơ


Khi ngày quạt ước, khi đêm chén đồng thời giúp gợi nhắc một cách khái
728
thề quát các sự việc gần với những kỉ
niệm khó quên.
Câu 2. Liệt kê những dòng thơ có sử dụng biện pháp đối trong văn bản Trao duyên và
nêu tác dụng của biện pháp này.

Dòng Dòng thơ sử dụng phép đối Tác dụng


Tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu thơ
đồng thời nhấn mạnh sự hợp lẽ của
730 Xót tình máu mủ thay lời nước non.
việc Thuý Vân thay Thuý Kiều lấy
Kim Trọng.

Tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu thơ


đồng thời nhấn mạnh sự tin cậy và
733 Chị dù thịt nát xương mòn
để cao ân nghĩa mà em (Thuý Văn)
dành cho chị (Thuý Kiều).
Câu 2. Liệt kê những dòng thơ có sử dụng biện pháp đối trong văn bản Trao duyên và
nêu tác dụng của biện pháp này.

Dòng Dòng thơ sử dụng phép đối Tác dụng


Tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu
thơ đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa
742 Đốt lò hương ấy, so tơ phim này
hoa hợp của các kỉ vật thiêng
liêng của tình yêu Kim – Kiều.

Tạo nên vẻ dẹp hài hoà cho câu


thơ đồng thời thể hiện sự sẵn
746 Nát thân bộ liễu, đến nghĩ trúc mai
sàng hi sinh để đến đáp án tình.
Câu 2. Liệt kê những dòng thơ có sử dụng biện pháp đối trong văn bản Trao duyên và
nêu tác dụng của biện pháp này.

Dòng Dòng thơ sử dụng phép đối Tác dụng


Tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu
thơ đồng thời thể hiện sự đau xót
749 Bây giờ trâm gãy gương tan
bởi cảnh tan lìa của đôi lứa trong
tình yêu.
Câu 3. Theo bạn, cách sử dụng biện pháp đối trong các trường hợp
dưới đây có gì giống và khác nhau?

a. Lại như những thói người ta,

Với hương dưới đất bẻ hoa cuối mùa.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)


b. Tình duyên ấy hợp tan này,

Bi hoan mấy nỗi đêm chầy trăng cao.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)


c. Son phấn có thần chôn vẫn hận,

Văn chương không mệnh đốt còn vương.

(Nguyễn Du, Độc “Tiểu Thanh kí”)


Cả ba trường hợp đều dùng biện pháp tu từ đối

Trường hợp c, biện Trường hợp a và b, biện pháp đối được sử


pháp tu từ đối được dụng trong nội bộ một dòng thơ.
sử dụng trong hai • Trường hợp a: Biện pháp đối xuất hiện
dòng thơ thất ngôn trong dòng thơ tám chữ (Vớt hương dưới
(Son phấn có thần đất bẻ hoa cuối mùa).
chôn vẫn hận/ Văn
• Trường hợp b: Biện pháp đối xuất hiện
chương không mệnh
trong dòng thơ sáu chữ (Tình duyên ấy
đốt còn vương)
hợp tan này).
VIẾT KẾT NỐI
VỚI ĐỌC
ĐỀ BÀI
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) chia sẻ cảm nhận của
bạn về vẻ đẹp tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du, trong
đó chú ý đến những câu thơ có sử dụng biện pháp đối.
GỢI Ý
Đọc nhanh đề bài, gạch chân từ ngữ quan trọng để xác định yêu cầu của đề bài.

Tìm ý, sắp xếp ý cho đoạn văn.

Xác định kiểu đoạn văn sẽ tạo lập (diễn dịch, quy nạp
hay tổng - phân – hợp).

Viết nhanh đoạn văn và đọc lại để chỉnh sửa từ ngữ,


câu văn.
GỢI Ý
Cách sử dụng các biện Sự đa dạng của từ ngữ, từ
pháp tu từ, như đối, những từ đơn giản, thường
ngữ, cảnh, chữ, âm, ngày đến những từ cổ xưa,
ngữ điệu, v.v... để tạo uy nghi và mang tính bác
ra những hình ảnh đẹp học. Nó tạo ra một sự
Sự sắc sảo, tinh tế của
và tác động sâu sắc phong phú, đa dạng về
từng từ, những hình ảnh
đến tâm trí của người ngôn ngữ, giúp tác phẩm
sống động được miêu tả
đọc. trở nên sâu sắc và mang
qua những câu thơ vừa ý
tính triết lý.
nghĩa vừa hài hòa.

You might also like