You are on page 1of 8

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 – TỔN THẤT NĂNG LƯỢNG CỦA DÒNG CHẢY

1. Phân biệt các dạng tổn thất năng lượng của dòng chảy
(Xem Chương 2 và slide 3 của Chương 3)

Trong suốt chiều dài dòng chảy, năng lượng của dòng chảy sẽ giảm dần do bị tổn thất
trong quá trình các phần tử chất lỏng chuyển động. Cái này, cô đã chứng minh cho các bạn
trong phần nội dung Chương 2 của PT Bernourlli.
CỤ thể, khi dòng chảy di chuyển từ mặt cắt (1-1) sang mặt cắt (2-2), năng lượng của dòng
chảy tại (2-2) sẽ < hơn năng lượng lại (1-1). Hay nói cách khác muốn dòng chảy di chuyển
từ (1-1) sang (2-2) thì năng lương tại (1-1) phải lớn hơn năng lượng tại (2-2) một khoản
tối thiểu đúng bằng tổn thất khi dòng chảy di chuyển.
Vậy trong quá trình dòng chảy chuyển động, có bao nhiêu loại tổn thất??? Có 2 dạng chính:
- Tổn thất ma sát dọc đường (ký hiệu h d): sinh ra do ma sát giữa chất lỏng với thành ống
(thiết bị vận chuyển chất lỏng). Tổn thất này diễn ra trong suốt chiều dài dòng chảy và
bản thân ma sát nội bộ giữa các phần tử chất lỏng với nhau. Do đó, loại tổn thất này tỷ lệ
thuận với chiều dài dòng chảy (chiều dài ống càng lớn, tổn thất càng nhiều) và phụ thuộc
vào vật liệu làm ống (bề mặt trong của thành ống có độ nhám càng lớn thì tổn thất càng
nhiều), trạng thái làm việc của ống (ống cũ đã qua sử dụng thì sẽ có tổn thất lớn hơn so
với ống mới).
- Tổn thất cục bộ (ký hiệu hc): sinh ra do dòng chảy di chuyển qua các thiết bị, phụ tùng
đường ống (van, khóa, co, tê) hoặc khi dòng chảy di chuyển qua những vị trí đường ống
rẻ nhánh (chạc 3, chạc 4), làm thay đổi phương, chiều, vận tốc dòng chảy. Tổn thất này
phụ thuộc vào cách thiết kế, bố trí các thiết bị, phụ tùng trên đường ống và cách vạch
tuyến, phân bố các tuyến ống

2. Các trạng thái chảy của dòng chảy và yếu tố cơ bản để phân biệt

(Xem slide 5-6)


Tùy theo loại chất lỏng (mỗi loại chất lỏng khác nhau sẽ có hệ số nhớt khác nhau) và vận tốc
dòng chảy mà trạng thái chuyển động của dòng chảy sẽ khác nhau. Vậy tại sao phải tìm hiểu
về trạng thái của dòng chảy??? VÌ nó liên quan đến tổn thất năng lượng. Dòng chảy càng
“êm”, “nhẹ nhàng”, các phần tử chuyển động một cách “có trật tự” thì tổn thất sẽ nhỏ hơn so
với dòng chảy hỗn độn, khi mà các phần tử chuyển động với vận tốc lớn, gây ra hiện tượng
dòng rối.
Như vậy, có nghĩa là muốn giảm tốn thất, chúng ta nên cố gắng duy trì dòng chảy có vận tốc
càng nhỏ càng tốt - Điều này sẽ khó thực hiện trong thực tế vì nó đi ngược lại với mục tiêu
truyền dẫn chất lỏng (luôn mong muốn tải được lưu lượng lớn). Do vậy, tại tìm hiểu và phân
biệt trong trường hợp nào, dòng chảy có vận tốc nhỏ thì tốt, trong trường hợp nào phải chấp
nhận tổn thất để duy trì dòng chảy có vận tốc lớn
 Trên cơ sở đó có 2 trạng thái chảy chính cơ bản:
- Trạng thái chảy tầng: là trạng thái chảy trong đó các phần tử chất lỏng chuyển động theo
những tầng lớp không xáo trộn vào nhau
- Trạng thái chảy rối: là trạng thái chảy trong đó các phần tử chất lỏng chuyển động vô trật
tự, hỗn loạn

 Yếu tố cơ bản để phân biệt trạng thái chảy:


Dựa vào hệ số Reynold (Re): đây là một đại lượng không có thứ nguyên (nghĩa là không
có đơn vị), nhưng không phải là hằng số cố định
• Hai trạng thái chuyển động
– Trạng thái chảy tầng: là trạng thái chảy trong đó các phần tử chất lỏng
chuyển động theo những tầng lớp không xáo trộn vào nhau
– Trạng thái chảy rối: là trạng thái chảy trong đó các phần tử chất lỏng chuyển
động vô trật tự, hỗn loạn
• Số Râynôn (Reynold, Re)
– Là 1 đại lượng không thứ nguyên, đặc trưng cho trạng thái chảy
vL
Re 
υ
• v: lưu tốc trung bình (m/s)
• : hệ số nhớt động học (m2/s)
• L: đại lượng về kích thước dài
– Với ống tròn chảy có áp, L = d: đường kính ống
– Với dòng chảy bất kỳ (trong kênh, trong ống chảy không áp),
L = R: bán kính thuỷ lực
vd vR
Red  Re R 
υ υ

Như vậy, để xác định trạng thái của một dòng chảy là chảy tầng hay chảy rối, cần xác
định hệ số Re của dòng chảy đó (theo công thức bên trên).
Chú ý: hệ số nhớt động học  (m2/s): đã học trong phần Tĩnh học (HK1), cụ thể  = /:
là hằng số, và thường được cho biết, hoặc cho  (hệ số nhớt động lực học), SV tự tính ra  dựa
vào khối lượng riêng  (kg/m3).
(Cô gửi kèm trên e-learning Chương 1_TĨnh học để các bạn bên ngành BHLĐ theo dõi)
Sau khi xác định Re của dòng chảy, sẽ so sánh với hệ số Re phân giới (ReK):
• Tiêu chuẩn phân biệt hai trạng thái chảy
– Chuyển động tầng: Re < ReK
– Chuyển động rối: Re > ReK

• ReK: Số Re phân giới


vK d
– Đối với dòng chảy trong ống tròn có áp: Red K   2320
υ
vR
– Đối với dòng chảy bất kỳ (kênh, mương): Re R K   580
υ

• Quan hệ giữa trạng thái chảy và quy luật tổn thất cột nước
– Trong dòng chảy tầng, tổn thất dọc đường hd tỷ lệ bậc nhất với lưu
tốc trung bình mặt cắt v

– Trong dòng chảy rối, tổn thất dọc đường hd tỷ lệ bậc m với lưu tốc
trung bình mặt cắt v, (m = 1,7 – 2)

Trong đó, chú ý RedK và ReRK tương ứng là 2320 và 580 là những hằng số, k cần phải tính.
3. Quy luật phân bố của ứng suất ma sát và vận tốc trong dòng chảy tầng

(Xem slide 7-10)


 Đối với ứng suất ma sát
- Từ slide 7-10: trên cơ sở tìm hiểu về quy luật phân bố của ứng suất ma sát () và
vận tốc trong dòng chảy (u) - mục đích là để tìm ra công thức tính toán tổn thất
ma sát dọc đường của dòng chảy
τ γJ
 R.J τ r
γ 2
- Công thức này có được là từ slide 4 (PT cơ bản của dòng chất lỏng chảy đều, được
tìm ra trên cơ sở PT cân bằng lực tác dụng lên khối chất lỏng đang chuyển động)
- Từ công thức trên, rõ ràng nhận thấy  (đại lượng đặc trưng cho ma sát của thành
ống) sẽ chỉ phụ thuộc vào r (bán kính dòng chảy hay còn gọi là bán kính ống do
dòng chảy chảy đầy ống) vì  là hằng số và J là độ dốc
γJ
τ 0  τ max  r0
2
 Điều đó có nghĩa là  sẽ max (ma sát lớn nhất) khi r max, nghĩa là sát thành
biên của ống - hoàn toàn phù hợp: vì càng sát biên, các phần tử chất lỏng sẽ
chuyển động càng khó khan do phải “vượt chướng ngại vật” do độ nhám of ống
gây ra

Kết luận: Ứng suất tiếp biến thiên theo quy luật bậc nhất trên mặt cắt ống; tại tâm (r =
0), ứng suất tiếp = 0; tại thành ống (r = r0), ứng suất tiếp có trị số cực đại 0

 Đối với vận tốc (lưu tốc)


- Tương tự như ứng suất, việc tìm quy luật phân bố của lưu tốc (vận tốc dòng chảy) cũng
bắt đầu từ công thức của PT dòng chảy đều và ứng suất ma sát (slide 8): việc chứng minh
công thức (lấy tích phân hàm số u, SV không cần chứng minh), kết quả thu được:
γJ 2 γJ 2
 umax  r0  d
4μ 16 μ

 Điều đó có nghĩa là lưu tốc u sẽ max (vận tốc lớn nhất) của dòng chảy sẽ đạt
được khi r = 0 nghĩa là tại tâm dòng chảy (giữa ống), và vận tốc sẽ càng giảm dần
và thậm chí u = 0 tại vị trí biên (thành ống) - hoàn toàn phù hợp, vì tại vị trí
thành ống như đã phân tích trên đây, ma sát là lớn nhất, đồng nghĩa lực cản là lớn
nhất, thì tốc độ chuyển động của các phần tử phải bé nhất, thậm chí 1 số phần tử
không thể chuyển động vì không thắng được sức cản của ma sát do độ nhám

Kết luận: Sự phân bố lưu tốc trên mặt cắt của dòng chảy tầng tuân theo quy luật parabol,
tại thành ống u = 0, tại tâm ống, lưu tốc có giá trị lớn nhất umax

4. Công thức xác định tổn thất ma sát dọc đường đối với dòng chảy tầng
(Xem slide 9-10)
- Sau khi đã tìm ra được quy luật phân bố vận tốc, từ công thức Q = v., sẽ chứng
minh để tìm ra công thức xác định tổn thất ma sát dọc đường đối với dòng chảy
tầng. Từ slide 9-10, là biến đổi công thức chứng minh, các bạn có thể theo dõi chi
tiết trong slide.
- Trong đó có 1 chi tiết cần chú ý là trong dòng chảy tầng, vận tốc trung bình bằng
phân nửa lưu tốc cực đại
umax γJ 2
v  d
2 32 μ
- Rút J từ công thức này, và trên cơ sở J = hd/l, sẽ tìm ra công thức xác định tổn thất
ma sát dọc đường (slide 10)
l v2
hd  λ  
d 2g
Đây là công thức Darcy – RẤT QUAN TRỌNG vì sẽ áp dụng rất nhiều, ghi
nhớ dùm cô. Trong đó:
 : hệ số ma sát, không có đơn vị. Đối với trạng thái chảy tầng,  = 64/Re:
tính rất nhanh. Tuy nhiên, khi qua đến trạng thái chảy rối, sẽ có rất nhiều
công thức để tính, cô sẽ nói sau
 l: chiều dài đường ống (m)
 d: đường kính ống (m)
 v: vận tốc dòng chảy trong ống (m/s)
 g: gia tốc trọng trường, = 9.81 m/s2

Bài tập ứng dụng:


Một đoạn ống tròn có đường kính d = 50 mm, chiều dài l = 20 m vận chuyển nước
với lưu lượng Q = 1,5 lít/s. Nước chảy ở trạng thái đầy ống. Anh/ Chị hãy xác
định tổn thất dọc đường biết rằng hệ số tổn thất ma sát của đoạn ống trên là λ =
0,02

Lời giải:
l v2
hd  λ  
Áp dụng công thức Darcy ở trên: d 2g
- λ = 0,02
- chiều dài l = 20 m
- đường kính d = 50 mm
- Lưu lượng Q = 1.5 lít/s
 vận tốc v = Q/(d2/4) = 0.764 m/s
 hd = 0.23 m
Lưu ý: bài này cho sẵn các bạn hệ số , nếu các bài khác không cho, các bạn
phải làm theo quy trình sau:
+ Xác định hệ số Re = v*d/
+ So sánh với hệ số Re phân giới, ReK = 2320 (vì là dòng chảy trong ống)
+ Nếu Re tính được < 2320: khẳng định dòng chảy ở trạng thái chảy tầng
+ Tiếp tục tính hệ số  = 64/Re (nhớ lấy Re mà các bạn vừa tính dc ở trên nhé, k
phải 2320)
+ Sau đó mới áp dụng CT Darcy để tính tổn thất

5. Phân biệt lớp mỏng chảy tầng và lõi rối của 1 dòng chảy ở trạng thái chảy rối
(Xem slide 13-16)

Đây là phần chuyển sang trạng thái chảy rối, để phân biệt với trạng thái chảy tầng
- Thực ra, trong toàn dòng chảy rối (Re > 2320), không phải ở tất cả vị trí, dòng chảy đều ở
trạng thái chảy rối, mà sẽ có một số phần tử ở sát lớp biên (thành ống), do phải chuyển
động “vất vả” hơn để vượt qua sức cản ma sát do độ nhám of thành ống, nên các phần tử
này sẽ chuyển động chậm, và theo 1 “trật tự” nhất định -- vô tình hình thành 1 lớp
mỏng chất lỏng ở sát biên sẽ chuyển động với trạng thái chảy tầng.
- Tùy thuộc vào độ nhám của thành ống () và bề dày của lớp mỏng chảy tầng này (t), mà
trạng thái chảy rối được chia nhỏ thành 3 trạng thái rối như sau:
 t > : chảy rối thành trơn thuỷ lực: độ nhám của thành không ảnh hưởng đến tổn
thất dọc đường của dòng chảy (hình bên trái, phía dưới)
Nghĩa là lớp mỏng chảy tầng che kín hoàn toàn những chổ lồi lõm do độ nhám of
ống, dòng chảy rối không có tác dụng trực tiếp với mặt nhám mà sẽ chảy dọc theo
lớp mỏng chảy tầng. Do đó, tổn thất dọc đường không phụ thuộc vào độ nhám của
thành

 t < : chảy rối thành nhám thuỷ lực: tổn thất dọc đường hoàn toàn phụ thuộc
vào độ nhám của thành (hình bên phải, phía trên)
Nghĩa là: khi chiều dày lớp mỏng chảy tầng t < độ nhám , những mẫu gồ
ghề do độ nhám này nhô ra từ dưới lớp mỏng chảy tầng. Vì vậy, ở sát thành,
chất lỏng phải uốn khúc để vượt qua những đỉnh ghồ ghề, hình thành những
xoáy nước bứt khỏi lớp chất lỏng gần thành rắn, di chuyển vào lõi rối. Càng
nhiều xoáy nước hình thành và di chuyển vào lõi rối thì sức cản càng lớn, tổn
thất dọc đường càng lớn. Chính vì vậy dòng chảy của thành nhám thuỷ lực,
sức cản lớn hơn dòng chảy thành trơn thuỷ lực
 t  : quá độ giữa thành trơn và thành nhám thuỷ lực: thường ít gặp

CHÚ Ý: khái niệm lõi rối chính là tâm dòng chảy, vì ở đó, vận tốc dòng chảy là cực đại
(như đã giải thích ở câu 3).

6. Quy trình tính toán để xác định trạng thái chảy của 1 dòng chảy
(Xem slide 17-18)
CHÚ Ý: quy trình này quan trọng, vì hầu như đều phải thực hiện trong hầu hết các bài
tính toán hoặc đi thi, nên chú ý dùm cô
- Bước 1: Xác định hệ số Re của dòng chảy, Re = v*d/
- Bước 2: So sánh với các hệ số Re phân giới (Re K). Chú ý, nếu công trình vận
chuyển chất lỏng là đường ống, thì Re K = 2320, nếu là kênh/mương dẫn thì Re K =
580
- Bước 3:
 Nếu Re < 2320 (hoặc 580): kết luận ngay TRẠNG THÁI CHẢY TẦNG -
rất khỏe cho các công đoạn tính toán sau này
 Nếu Re > 2320 (hoặc 580): kết luận: TRẠNG THÁI CHẢY RỐI, nhưng vẫn
chưa kết thúc, phải xác định tiếp theo, rối thuộc trường hợp nào
- Bước 4: có 2 cách làm, tùy theo dữ liệu đề bài co
 Nếu có dữ liệu về đường kính d, độ nhám , tính ngay 2 hệ số Retrơn và Renhám
d d
Retron  10 , Renhám  560
Δ Δ
Trong đó  được xác định theo bảng tra sau:
Tên vật liệu làm ống  (mm)
Ống thép mới 0,065  0,10
Ống thép đã dùng 0,10  0,15
Ống gang mới 0,25  1,00
Ống gang đã dùng 1,00  1,5

Sau đó, so sánh Re của dòng chảy với Retrơn, Renhám, tùy theo giá trị, sẽ khẳng
định trạng thái rối kiểu gì
vd 34,2d
Trạng thái chảy Red  δt 
υ Re0d,875
Chảy tầng < 2320

Thành trơn thuỷ lực 2320 < Red < Re trơn  < t < r0

Chảy rối Quá độ giữa thành trơn và thành nhám Re trơn < Red < Re nhám 

Thành nhám thuỷ lực > Re nhám <

 Nếu có dữ liệu để tính bề dày lớp mỏng chảy tầng t


32,8d 34,2d
δt   0,875
Re d λ Red
 Thì thực hiện tương tự, tra bảng , so sánh giữa , t , và bán kính ống r0 như
bảng trên để khẳng định trạng thái chảy.

7. Công thức xác định cột áp bơm


(Xem slide 28-30)
PHẦN NÀY CỰC KỲ QUAN TRỌNG, CÔ KHÔNG MUỐN DẠY TRỰC TUYẾN HOẶC HƯỚNG DẪN
OFFLINE NHƯ NÀY, CÔ SẼ ĐỂ DÀNH KHI DẠY TẬP TRUNG SẼ DÀNH RIÊNG ÍT NHẤT 1 BUỔI ĐỂ
DẠY PHẦN NÀY, VÌ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN THI GIỮA KỲ VÀ CÁC MÔN HỌC SAU NÀY

Bài tập ứng dụng:


Nước được bơm từ bể chứa hở A (cao độ zA = +0,0m) lên bể chứa hở B (cao độ zB = +
10,0m) bằng hệ thống đường ống có đường kính D không đổi. Tổng tổn thất của dòng
chảy khi di chuyển trong hệ thống là H = 2m. Anh/ Chị hãy xác định cột áp tối thiểu
cần thiết của bơm.

Bài tập này cô sẽ giải đáp sau, vì cô có viết lời giải ở đây, các bạn cũng k hiểu nổi.

You might also like