You are on page 1of 4

Văn hóa trọng tình ảnh hưởng đến ứng xử:

Như trong sách Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của GS. TSKH Trần Ngọc
Thêm đã khẳng định: Ở phương Đông “một bồ cái lý, không bằng một tí cái tình”
cho thấy người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng thường thể
hiện tính trọng tình một cách rõ rệt.

- Tính trọng tình của người Việt Nam thể hiện nhiều trong các câu tục ngữ, ca
dao. Chẳng hạn như: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, “Một giọt máu đào
hơn ao nước lã”. (Dũng)

- Tuy nhiên tính trọng lý cũng không phải là không có ở phương Đông. “Dở nhất
trong cái đạo xử thế là không thấy cái lỗi của mình”. (Khổng Tử)

- Trong khi đó, người Tây nghiêng về trọng lý. “Từ trên cao, Tạo hóa mỉm cười
nhìn xuống, Người đã trao cho chúng ta một lòng khao khát khám phá, nhiều
hơn là khả năng trí tuệ để làm việc ấy.” (Albert Einstein)

Một vài ví dụ cho thấy ảnh hưởng của văn hóa trọng tình ở Việt Nam nói riêng và
phương Đông nói chung;
Chào hỏi
Người Phương Tây thường bắt tay, ôm hoặc hôn má.
Người Việt Nam khi gặp cô, dì, chú, bác, cụ già, hay những người lớn tuổi hơn
thì chúng ta thường lên tiếng chào hỏi trước để thể hiện sự lễ phép, và theo
truyền thống thì thường hơi cúi người khi chào. Ở những nước phương Đông
khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, vv… họ cũng cúi người khi chào. Người phương
Đông quan niệm rằng khi chào hỏi càng cúi người thấp có nghĩa là sự tôn trọng
dành cho người đối diện càng nhiều.
Làm quen
Người phương Tây: Nam, nữ thường rất bạo dạn và tư duy thoáng.
Người Việt Nam: Nữ - e thẹn và ngại ngùng, nam - bối rối và lúng túng
Cách đặt vấn đề và cách giải quyết vấn đề 
Người Phương Tây luôn đi thẳng vào vấn đề.
Người Phương Đông thường vòng vo, né tránh.
Người phương Tây thường coi trọng kết quả sau cùng, vì vậy, họ sẵn sàng
đương đầu với những vấn đề cản trở, cốt sao đạt được mục tiêu nhanh nhất. 
Người Phương Đông thì quan trọng quá trình thực hiện. Vốn không thích đối
đầu, xung đột, nên người phương Đông có thể chấp nhận đi vòng một chút, tuy
mất thời gian hơn nhưng đôi khi vẫn đạt được kết quả sau cùng và không tổn
hao quá nhiều sức lực.
Văn hóa xin lỗi

Phương Tây: Ở phương Tây thì việc nói “xin lỗi” là chuyện hết sức bình
thường. Chẳng hạn khi họ vừa bước vào cửa một nhà hàng nào đó hay là
trên xe buýt,vô tình chạm phải một người khác thì chưa cần biết lỗi thuộc về
ai, có khi cả hai người đều cùng lên tiếng xin lỗi. Họ quan niệm xin lỗi là
hành vi nhận lỗi về bản thân mình để tiến tới hòa giải, vui vẻ và không chạm
tự ái người ta. Tại Mỹ, nhiều chính trị gia phạm lỗi gì đó, cứ biện minh mãi,
cuối cùng phải xin lỗi, khi đó mới được dân chúng bỏ qua. Xin lỗi là hành vi
can đảm.

Phương Đông: Đôi khi vẫn còn rất khó khăn trong việc nói từ “xin lỗi”.

Văn hóa cảm ơn

Phương Tây: “Cám ơn” là câu nói rất phổ thông của xã hội Phương Tây.
Khi vợ tặng chồng một món quà, chồng nói cám ơn. Khi con cái biếu quà
cha mẹ, cha mẹ nói cám ơn. Vào nhà hàng, bồi bàn đưa đồ ăn ra, khách
nói cám ơn. Vào siêu thị mua hàng, khách trả tiền xong, người tính tiền nói
cám ơn. Lên thang máy hay trên xe buýt, khi người này đứng nhích qua 1
bên cho người kia đứng, người kia nói cám ơn. Họ quan niệm rằng chỗ
nào, lúc nào cũng cần lời nói “cám ơn” để thể hiện sự hài hòa và vui vẻ.

Phương Đông: Vẫn còn tiết kiệm lời nói “cám ơn”. Vào các siêu thị của
người Việt ở Mỹ (thực ra là của người Tàu) cũng ít nghe thấy tiếng “cám
ơn”. Không phải người Việt hay người Phương Đông không biết ơn người
khác, mà là văn hóa Phương Đông thường ít bộc lộ ra bên ngoài mà dấu
kín ở bên trong. Những người ngoại quốc sang sinh sống và làm việc ở
Việt Nam lâu năm thì cũng hiểu và thông cảm với người Việt mình vì họ
hiểu rằng đó là tính cách của người Việt.

Văn hóa đổ lỗi

Phương Tây: Tinh thần trách nhiệm của họ rất cao. Khi họ lãnh đạo một
đất nước, cộng đồng, cơ quan, đoàn thể…thành công thì họ hưởng, thất
bại họ phải chịu trách nhiệm chứ không thể đổ lỗi cho ai hết.

Việt Nam: Thường hay biện minh, đổ thừa tại Trời, tại số, tại người này,
người kia và cả trăm thứ khác. Chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc
tự nhận trách nhiệm về bản thân.

Cách ứng xử nơi công cộng 


Phương Tây: Người phương Tây rất ngại gây ồn ào, nói chuyện quá to ở những
nơi công cộng như nhà hàng, khách sạn, tiệm cà phê, cửa hàng, siêu thị… nhất
là ở những nơi tham quan mang tính trang nghiêm như bảo tàng, nhà lưu niệm,
đài tưởng niệm…
Vì thế ở nhà hàng, quán ăn thì họ thường ăn nhẹ nói khẽ, nói sao chỉ đủ để
những người đối diện nghe thấy mà thôi. Ngay cả trong việc gọi nhân viên phục
vụ cũng được thể hiện bằng ánh mắt hay động tác tay một cách rất khéo léo và
tinh tế.
Phương Đông: chúng ta thường rất là vô tư trong vấn đề này, có thể gọi nhau í
ới nơi đông người hay nói chuyện ồn ào.

Tiệc tùng: 
Tại những bữa tiệc trang trọng, người phương Tây thích đứng thành nhóm nhỏ,
rủ rỉ trò chuyện. Người Việt mình thì thích ngồi thành những nhóm lớn, trò
chuyện ồn ào, và đó được coi là biểu hiện của sự hào hứng, vui vẻ. Vì thế mà ở
Việt Nam tiệc nào càng ồn có nghĩa là tiệc đó tổ chức thành công

Ảnh hưởng văn hóa trọng tình ứng xử á Hân ơi. Mình nghĩ không cần nói tới xin
lỗi cảm ơn đổ lỗi.

Hiện tượng mà nhiều người đến Việt Nam thường nhận thấy là người Việt Nam hay cười.
Mới gặp đã cười, nhìn nhau là cười, nhất là với người ngoại quốc. Có người nói đó là do
người Việt Nam hiếu khách, cởi mở. Lòng mến khách ấy bắt nguồn từ cách cư xử trọng
tình của người Việt. Trước hết hãy đối đãi với nhau bằng cái tình, dù chưa biết người đó
như thế nào. Đó là cái tình mộc mạc, chân thật, chứ không phải cái tình như một cử chỉ
giao tiếp lịch sự hoặc một thủ pháp để chinh phục.

Bộc lộ rất rõ trong ứng xử, quan hệ.Có câu : “Lời chào cao hơn mâm cỗ”,….Điều này
chứng tỏ người Việt rất coi trọng thái độ tình cảm trong quan hệ đối với nhau.Đặt cái tình
cao hơn cái lí.

Giữ gìn, cả nể,nhường nhịn như : học ăn học gói học nói học mở.Một sự nhịn, chín sự
lành,…

Sợ dư luận, tai tiếng. Ví dụ: Trăm năm bia đá thì mòn …;  Nghìn năm bia miệng hãy còn
trơ trơ…

Trọng danh dự hơn giá trị vật chất:Tốt danh hơn lành áo….Đói cho sạch, rách cho
thơm…Giấy rách phải giữ lấy lề….Trâu chết để da, người ta chết để tiếng…

Coi trọng thứ bậc sĩ diện:  Ở đời muôn sự của chung, hơn nhau một tiếng anh hùng mà
thôi. Đem chuông đi đánh nước người, không kêu cũng đánh ba hồi lấy danh.; Một miếng
giữa làng bằng một sàng xó bếp,…Tốt khoe, xấu che

You might also like