You are on page 1of 24

70

Câu 001.
Biện pháp giải quyết trung gian truyền bệnh trong phòng chống sốt rét:
A. Cải tạo môi trường.
B. Phát hiện bệnh sớm.
C. Uống thuốc phòng sốt rét.
D. Quản lý bệnh nhân sốt rét.
Câu 002.
ASO là chất được sinh ra do sự kích thích của:
A. Tụ cầu khuẩn.
B. Liên cầu khuẩn
C. Phế cầu khuẩn.
D. Vi trùng Lao
Câu 003.
Sán lá gan nhỏ có mấy dạng ấu trùng:
A. Một.
B. Hai.
C. Ba.
D. Bốn.
Câu 004.
Bản chất hoá học của vỏ capsid virus:
A. Lipid.
B. Protein.
C. Glucid.
D. Cacbohydrat.
Câu 005.
Vật chủ trung gian của sán lá gan nhỏ:
A. Người.
B. Cá.
C. Khỉ.
D. Trâu, bò.
Câu 006.
Nha bào được hình thành khi vi khuẩn trong điều kiện:
A. Có đầy đủ chất dinh dưỡng.
B. Gặp điều kiện không thuận lợi, mất nước ở bào tương.
C. Gặp nhiệt độ cao quá.
D. Gặp nhiệt độ thấp quá.
Câu 007.
Vị trín giun tóc trưởng thành ký sinh:
A. Tá tràng.
B. Ruột non.
C. Đường dẫn mật.
D. Manh tràng.
Câu 008.
Virus viêm gan B gây bệnh chủ yếu ở đối tượng:
A. Người trưởng thành.
B. Trẻ em.
C. Người già.
D. Mọi đối tượng.
Câu 009.
Bệnh gây ra do Liên cầu khuẩn thường gặp nhất thuộc nhóm:
A. Nhóm (A).
B. Nhóm (B).
C. Nhóm (C).
D. Nhóm (D).
Câu 010.
Vi trùng đường ruột có ngoại độc tố gây bệnh:
A. Salmonella.
B. E.coli.
C. Proteus.
D. Enterobacter.
Câu 011.
Ở ngoại cảnh, vi trùng Lao có thể sống được trong đàm:
A. Vài ngày.
B. Vài tuần.
C. Hàng tháng.
D. Hàng năm nếu đàm ở nơi không có ánh sáng mặt trời chiếu vào.
Câu 012.
Virus cúm gây bệnh chủ yếu ở đối tượng:
A. Người trưởng thành.
B. Trẻ em.
C. Người già.
D. Mọi đối tượng.
Câu 013.
Giun kim chủ yếu đẻ trứng:
A. Vào ban đêm, ở rìa hậu môn nên thường gây ngứa hậu môn.
B. Đẻ ban ngày, sau khi đẻ giun cái chết.
C. Tuỳ theo lúc mà có thể đẻ ban đêm hoặc ban ngày.
D. Vào ban đêm ngay trong lòng ruột.
Câu 014.
Vi khuẩn lây bệnh trực tiếp:
A. Vi khuẩn lậu.
B. Virus sốt xuất huyết.
C. Vi khuẩn dịch hạch.
D. Virus dại.
Câu 015.
Tế bào vi khuẩn đều có bao quan:
A. Bộ máy phân bào.
B. Ribosom.
C. Lưới nội bào.
D. Ty thể, lạp thể.
Câu 016.
Giun đũa có chu kỳ:
A. Phức tạp.
B. Phải có môi trường nước.
C. Đơn giản.
D. Phải có điều kiện yếm khí.
Câu 017.
Thức ăn của giun tóc:
A. Dưỡng chất trong ruột.
B. Máu.
C. Bạch huyết.
D. Mật.
Câu 018.
Biện pháp dùng để phòng ngừa nhiễm giun móc:
A. Ăn rau sống phải rửa kỹ.
B. Không ăn thịt, hay cá sống.
C. Không đi chân đất.
D. Rửa tay trước khi ăn.
Câu 019.
Vị trí ký sinh bình thường của giun tóc:
A. Dạ dày.
B. Tá tràng.
C. Hổng tràng.
D. Manh tràng.
Câu 020.
Người bị nhiễm Trichuris trichiura có thể gây ra biến chứng:
A. Tắc ruột.
B. Lòng ruột.
C. Sa trực tràng.
D. Loét tá tràng.
Câu 021.
Bệnh phẩm dùng để chẩn đoán HIV:
A. Dịch tiết họng, mũi.
B. Phân.
C. Nước não tuỷ.
D. Máu.
Câu 022.
Người bị bệnh lỵ amip chủ yếu do ăn phải:
A. Bào nang 2 nhân.
B. Bào nang 4 nhân.
C. Tiểu thể.
D. Thể hoạt động.
Câu 023.
Enterobius vermicularis thường nhiễm phổ biến ở đối tượng:
A. Trẻ em mẫu giáo.
B. Trẻ em tiểu học.
C. Người trồng rau hoa màu.
D. Người lớn tuổi mắc bệnh mạn tính.
Câu 024.
Tua giới tính có đặc điểm:
A. Chỉ có ở vi khuẩn cái.
B. Sử dụng để vận chuyển nguồn dinh dưỡng.
C. Xuất phát từ vách vi khuần.
D. Giúp vi khuẩn bám vào các cơ quan gây bệnh.
Câu 025.
Đơn bào cử động bằng roi:
A. Toxoplasma gondii.
B. Trichomonas intestinalis.
C. Balantidium coli.
D. Entamoeba histolytica.
Câu 026.
Bệnh phẩm dùng để phân lập virus viêm gan A:
A. Dịch tiết họng, mũi.
B. Phân.
C. Nước não tuỷ.
D. Máu.
Câu 027.
Vi khuẩn không thể mọc trong môi trường có khí O2:
A. Vi khuẩn hiếu khí.
B. Vi khuẩn kỵ khí.
C. Vi khuẩn hiếu khí tùy nghi.
D. Vi khuẩn kị khí tùy nghi.
Câu 028.
Bệnh phẩm dùng để chẩn đoán vi khuẩn tả:
A. Chất chọc hạch.
B. Mủ.
C. Nước não tuỷ.
D. Phân.
Câu 029.
Phòng bệnh sán lá gan nhỏ:
A. Không ăn cá gỏi.
B. Không ăn tôm sống.
C. Không ăn cua nướng.
D. Không ăn ốc.
Câu 030.
Xét nghiệm phân trực tiếp khó tìm thấy loại trứng giun:
A. Ascaris lumbricoides.
B. Strongyloides stercoralis.
C. Trichuris trichiura.
D. Ancylostoma sp.
Câu 031.
Trong chẩn đoán giun tóc phải dùng kỹ thuật xét nghiệm:
A. Giấy bóng kính.
B. Cấy phân.
C. Xét nghiệm phân.
D. Xét nghiệm dịch tá tràng.
Câu 032.
Vách của vi khuẩn có cấu tạo:
A. Lipid.
B. Polysaccharid.
C. Lipoprotein
D. Glycopeptid .
Câu 033.
Chức năng chính của Ribosome:
A. Di truyền gen cho thế hệ sau.
B. Nhiệm vụ tổng hợp protein cho tế bào.
C. Hấp thu và đào thải các chất có chọn lọc.
D. Quyết định tính kháng nguyên của vi khuẩn.
Câu 034.
Người bị bệnh sán lá gan nhỏ do ăn:
A. Thịt bò tái.
B. Nem thịt lợn.
C. Gỏi cá.
D. Cua đá nướng.
Câu 035.
Giun tóc trưởng thành ký sinh ở vị trí:
A. Tá tràng.
B. Đường dẫn mật.
C. Ruột non.
D. Ruột già.
Câu 036.
Chức năng của lông giúp cho vi khuẩn:
A. Gây bệnh.
B. Bám vào tế bào.
C. Di động.
D. Tăng độc lực.
Câu 037.
Nhiễm giun móc thường gây ra hội chứng:
A. Loeffler.
B. Giả lỵ
C. Thiếu máu.
D. Vàng da.
Câu 038.
Clostridium tetani:
A. Vi khuẩn dị dinh.
B. Vi khuẩn tự dinh.
C. Vi khuẩn Yếm khí hoặc kỵ khí tùy tiện.
D. Vi khuẩn yếm khí tuyệt đối, gram (–).
Câu 039.
Các nhiễm trùng mắc phải từ cộng đồng được mang vào bệnh viện có thể trở thành nguồn
gây nhiễm trùng bệnh viện cho các bệnh nhân khác và nhân viên y tế.
A. Đúng
B. Sai.
C. .
D. .
Câu 040.
Muốn phòng bệnh uốn ván, cách tốt nhất:
A. Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
B. Ăn chín uống sôi.
C. Tiêm vacxin cho những người bị vết thương.
D. Tiêm vacxin cho tất cả mọi người.
Câu 041.
Con người (bệnh nhân, nhân viên y tế, người thăm bệnh) là nguồn lây nhiễm nhiễm trùng
bệnh viên quan trọng nhất.
A. Đúng.
B. Sai.
C. .
D. .
Câu 042.
Thức ăn chủ yếu của giun móc:
A. Sinh chất.
B. Máu.
C. Niêm mạc ruột.
D. Dịch mật.
Câu 043.
Tuổi thọ của giun kim:
A. 1- 2 tháng
B. 3 - 4 tháng.
C. 6 tháng.
D. 1 năm.
Câu 044.
Yếu tố dịch tễ thuận lợi cho sự tăng tỉ lệ nhiễm giun móc:
A. Không có công trình vệ sinh hiện đại
B. Thói quen đi chân đất của người dân.
C. Tỷ lệ nhiễm giun tóc cao.
D. Vùng đất sét cứng.
Câu 045.
Vi khuẩn uốn ván lây truyền chủ yếu qua:
A. Vết thương.
B. Ăn uống.
C. Hô hấp.
D. Truyền máu.
Câu 046.
Điều kiện thuận lợi để ấu trùng giun móc tồn tại và phát triển ở ngoại cảnh:
A. Môi trường nước như ao hồ.
B. Đất xốp, cát, nhiệt độ cao, ẩm.
C. Môi trường nước, nhiệt độ từ 250C đến 300C.
D. Bóng râm mát.
Câu 047.
E. histolytica thường gây áp xe:
A. Ruột.
B. Gan.
C. Phổi.
D. Não.
Câu 048.
Bào nang của vi trùng uốn ván bị tiêu diệt ở:
A. 560C/ 30phút.
B. Dung dịch phenol 5%/30 phút.
C. Dung dịch formalin3%/ 1 giờ.
D. 1200C /30phút.
Câu 049.
Sự khác biệt giữa vách của vi khuẩn gram dương và gram âm:
A. Ở gram (-) lớp peptidoglycan chiếm 70 – 80 % dày hơn so với gram (+).
B. Ở gram (+) lớp peptidoglycan chiếm 50 - 60 % dày hơn so với gram (-).
C. Ở gram (+) lớp peptidoglycan chiếm 5 – 20 % mỏng hơn so với gram (-).
D. Ở gram (-) lớp peptidoglycan chiếm 5 – 20 % mỏng hơn so với gram (+).
Câu 050.
Staphylococcus aureus là tác nhân gây nhiễm trùng phổi tại bệnh viện.
A. Đúng
B. Sai.
C. .
D. .
Câu 051.
Vi khuẩn tự dinh:
A. Sử dụng N từ NH3 và C từ CO2.
B. Sử dụng N từ chất đạm, C từ đường .
C. Luôn là hiếu khí tuyệt đối.
D. Thường gặp ở vi khuẩn gây bệnh cho con người.
Câu 052.
Sự sinh sản của vi khuẩn diễn biến qua mấy giai đoạn:
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Câu 053.
Thời gian sống của giun tóc trong cơ thể người:
A. Khoảng 1 - 2 năm.
B. Khoảng 4 – 5 năm.
C. Khoảng 5 – 6 năm.
D. Có thể hàng chục năm.
Câu 054.
Đường xâm nhập của mầm bệnh giun đũa vào cơ thể người:
A. Hô hấp.
B. Máu.
C. Da.
D. Tiêu hoá.
Câu 055.
Bệnh phẩm trong xét nghiệm chẩn đoán xác định giun móc:
A. Phân.
B. Máu.
C. Đàm.
D. Nước tiểu.
Câu 056.
Chức năng của vỏ:
A. Chứa nội độc tố ở vi khuẩn gram (-).
B. Mang tính kháng nguyên.
C. Mang các điểm tiếp nhận đặc hiệu cho các thực khuẩn thể xâm nhập.
D. Nơi tổng hợp các enzym nội bào.
Câu 057.
Vi sinh vật sống được trong dạ dày người:
A. Helicobacter polyri.
B. Staphylococcus aureus.
C. Trực khuẩn mủ xanh.
D. Ancinetobacter sp.
Câu 058.
Thời gian chờ mổ càng dài càng có nguy cơ cao bị nhiễm các dòng vi khuẩn độc tính và
kháng thuốc tại bệnh viện.
A. Đúng .
B. Sai.
C. .
D. .
Câu 059.
Đường xâm nhập của sán lá vào cơ thể người:
A. Tiêu hoá.
B. Hô hấp.
C. Sinh dục.
D. Máu.
Câu 060.
Thiếu máu ở bệnh nhân nhiễm giun móc chủ yếu là do:
A. Giun móc sử dụng Vitamin B12.
B. Giun móc làm chảy máu do chất chống đông.
C. Do ức chế tuỷ xương.
D. Giun móc sử dụng chất sắt.
Câu 061.
Quá trình dị hóa là:
A. Phân giải những thức ăn phức tạp thành đơn giản
B. Quá trình trao đổi chất tạo ra năng lượng cần thiết cho tế bào.
C. Tổng hợp những chất đơn giản thành những chất cần thiết cấu tạo nên tế bào vi khuẩn.
D. Sản sinh ra một số chất mới có thể gây độc cho cơ thể vật chủ.
Câu 062.
Trong chu kỳ của sán lá gan nhỏ, vật chủ phụ thứ II:
A. Tôm.
B. Cua.
C. Ốc
D. Cá nước ngọt.
Câu 063.
Khi bị nhiễm nhiều Trichuris trichiura, triệu chứng lâm sàng thường thấy:
A. Đau bụng và có cảm giác nóng rát vùng thượng vị.
B. Tiêu chảy giống lỵ.
C. Ói ra giun.
D. Đau vùng hố chậu phải do giun chui ruột thừa.
Câu 064.
Ứng dụng của vi sinh vật trong việc phòng bệnh:
A. Kháng sinh.
B. Sản xuất vaccin.
C. Huyết thanh miễn dịch.
D. Di truyền phân tử.
Câu 065.
Tác hại đặc trưng nhất do giun móc
A. Tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ.
B. Rối loạn thần kinh.
C. Ngứa, nổi mề đay
D. Thiếu máu
Câu 066.
Virus Dengue lây lan chủ yếu theo đường:
A. Hô hấp.
B. Tiêu hoá.
C. Máu.
D. Qua côn trùng tiết túc.
Câu 067.
Vi khuẩn Salmonella:
A. Vi trùng Gram(-), không di dộng, hình que.
B. Vi trùng Gram(+), di dộng, hình que.
C. Mọc dễ dàng trên các môi trường thông thường.
D. Là vi trùng hiếu khí.
Câu 068.
Đặc điểm của nhân vi khuẩn:
A. Có màng nhân.
B. là sợi ADN hay ARN duy nhất.
C. Xuất phát từ mesosome.
D. Chuỗi xoắn đơn.
Câu 069.
Trứng giun kim ở ngoại cảnh nở thành ấu trùng sau:
A. 3 đến 5 giờ
B. 6 đến 8 giờ
C. 9 đến 12 giờ
D. sau 24 giờ
Câu 070.
Virus HIV lây lan chủ yếu theo đường:
A. Hô hấp.
B. Tiêu hoá.
C. Máu.
D. Qua côn trùng tiết túc.
Câu 071.
Khi ấu trùng Ascaris lumbricoides đến phổi, biểu hiện lâm sàng:
A. Rối loạn tiêu hóa.
B. Rối loạn tuần hoàn.
C. Hội chứng Loeffler.
D. Hội chứng suy dinh dưỡng
Câu 072.
Ấu trùng thực quản phình của giun móc được hình thành:
A. Ở ruột non, ấu trùng di chuyển từ ngã ba hầu họng về ruột
B. Từ trứng giun móc ở ngoại cảnh.
C. Do giun cái đẻ ra ấu trùng ở ruột non.
D. Ở ruột non, từ trứng do người nuốt vào.
Câu 073.
Người có thể mắc bệnh sán dây lợn trưởng thành do ăn:
A. Thịt lợn tái.
B. Thịt bò tái.
C. Cá gỏi.
D. Rau, quả tươi không sạch.
Câu 074.
Trong sốt rét, tái phát xa là đặc trưng của:
A. P.vivax.
B. P. falciparum.
C. P.ovale.
D. P. malariae.
Câu 075.
Để chẩn đoán chắc chắn bệnh lỵ do E. histolytica, cần xét nghiệm để tìm thấy:
A. Thể Magna.
B. Thể Minuta.
C. Thể kén.
D. Thể xuất kén.
Câu 076.
Thời gian hoàn thành chu kỳ của giun đũa trong cơ thể người:
A. 1 - 2 tuần.
B. 3 - 4 tuần.
C. 5 - 6 tuần.
D. 60 ngày.
Câu 077.
Bản chất của nội độc tố:
A. Protein.
B. Lipid.
C. Polysaccharid.
D. Glycopeptid.
Câu 078.
Những bệnh nhân cao tuổi, nằm tại khoa hồi sức tích cực hay có vết thương ngoại khoa
dễ mắc viêm phổi tại bệnh viện.
A. Đúng.
B. Sai.
C. .
D. .
Câu 079.
Dạng khuẩn lạc thường hay gây bệnh:
A. Dạng S và dạng R.
B. Dạng M và dạng R.
C. Dạng S và M.
D. Dạng R và A.
Câu 080.
Chất mới vi khuẩn sẽ sản sinh ra trong quá trình đồng hóa:
A. Độc tố.
B. Kháng sinh.
C. Chất gây dị ứng.
D. Sắc tố.
Câu 081.
Một cơn sốt rét điển hình (không phải sốt rét ác tính) có các giai đoạn theo thứ tự sau:
A. Rét run, sốt nóng, ra mồ hôi.
B. Rét run, ra mồ hôi, sốt nóng.
C. Sốt nóng, rét run, ra mồ hôi.
D. Sốt nóng, ra mồ hôi, rét run.
Câu 082.
Một nhiễm trùng mắc phải ở bệnh viện được tính từ thời điểm:
A. Bắt đầu nhập viên.
B. Sau khi vào viện 24 giờ.
C. Sau khi vào viện 48 – 72 giờ.
D. Sau khi xuất viện.
Câu 083.
Interferon có bản chất hóa học:
A. Protein.
B. Lipid.
C. Carbohydrat.
D. Glycoprotein.
Câu 084.
Màng tế bào vận chuyển các chất theo cơ chế bị động:
A. Vận chuyển các chất có phân tử lớn.
B. Sử dụng năng lượng ATP.
C. Sử dụng ngoại enzym do màng tế bào tiết ra.
D. Theo cơ chế chênh lệch nồng độ thẩm thấu.
Câu 085.
Huyết thanh cần được sử dụng cho đối tượng:
A. Tất cả trẻ em.
B. Tất cả người lớn.
C. Những người đang nhiễm vi sinh vật gây bệnh.
D. Những người đang bị sốt.
Câu 086.
Nhiễm trùng huyết là biến chứng của một quá trình nhiễm khuẩn từ một hay nhiều nơi ra
toàn thân khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút.
A. Đúng
B. Sai.
C. .
D. .
Câu 087.
Ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm giun móc thường cao ở khu vực:
A. Nơi có thói quen sử dụng cầu tiêu ao cá.
B. Nông trường mía, cao su.
C. Các thành phố, đô thị.
D. Cư dân sống dọc bờ sông.
Câu 088.
Người bị nhiễm giun đũa khi:
A. Nuốt phải trứng có ấu trùng giun có trong thức ăn, thức uống.
B. Ấu trùng chui qua da vào máu đến ruột ký sinh.
C. Ăn phải thịt heo có chứa ấu trùng còn sống.
D. Muỗi hút máu truyền ấu trùng qua da.
Câu 089.
Shigella flexnerie:
A. Có khả năng di động.
B. Có đủ kháng nguyên O,H và Vi
C. Trong môi trường Lactose, cho mlên men và sinh ra nhiều hơi.
D. Gây ra hội chứng Lỵ.
Câu 090.
Giun có tỷ lệ nhiễm cao nhất ở trẻ em:
A. Ascaris lumbricoides.
B. Enterobius vermicularis.
C. Trichuris trichiura.
D. Ancylostoma sp.
Câu 091.
Hàng rào thể dịch (trong miễn dịch tự nhiên) bao gồm:
A. Hệ thống bổ thể, các loại bạch cầu trong máu.
B. Hệ thống bổ thể và propecdin.
C. Bổ thể, propecdin, bạch cầu, protein phản ứng (C).
D. Bổ thể, propecdin, interferon, protein phản ứng (C).
Câu 092.
Vật chủ trung gian có thể:
A. Vật chủ chính.
B. Vật chủ phụ.
C. Luôn bị nhiễm bệnh ký sinh trùng mà bản thân nó làm trung gian gây nên.
D. Có thể là vật chủ chính hoặc là vật chủ phụ.
Câu 093.
Sinh vật hoặc vật trung gian truyền bệnh lỵ amip nguy hiểm nhất:
A. Gián.
B. Muỗi.
C. Ruồi.
D. Bụi.
Câu 094.
Các loại vi trùng gram (+):
A. Tụ cầu, Uốn ván, Liên cầu.
B. Tụ cầu, Liên cầu, Lao.
C. Tụ cầu, E. coli, Phế cầu.
D. Tụ cầu, não mô cầu, liên cầu
Câu 095.
Vi trùng Lao có đặc điểm:
A. Hình que. Ăn màu gram(+).
B. Hình que, ăn màu gram (-).
C. Hình bầu dục, ăn màu lưỡng cực khi nhuộm bằng phương pháp kháng cồn- acid.
D. Hình que, ăn màu hồng khi nhuộm bằng phương pháp kháng cồn- acid.
Câu 096.
H. pylori có thể tồn tại được trong môi trường acid nhờ vào:
A. Tiết ra chất nhày (mucin) có tác dụng bảo vệ.
B. Tiết ra dịch kiềm trung hòa acid của môi trường.
C. Có lớp vỏ ngoài chịu được pH thấp.
D. Tiết ra men urease làm xúc tác biến đổi Ure thành amoniac có tác dụng bảo vệ.
Câu 097.
Vi khuẩn chủ yếu ở da:
A. Cầu khuẩn gram dương.
B. Cầu khuẩn gram âm.
C. Trực khuẩn gram âm.
D. Trực khuẩn gram dương.
Câu 098.
Thức ăn của giun đũa trưởng thành trong cơ thể người:
A. Máu.
B. Dịch bạch huyết.
C. Sinh chất ở ruột.
D. Dịch mật.
Câu 099.
Virus viêm gan A gây bệnh chủ yếu ở đối tượng:
A. Trẻ em.
B. Người trưởng thành.
C. Người già.
D. Mọi đối tượng.
Câu 100.
Virus viêm gan A lây lan chủ yếu theo đường:
A. Hô hấp.
B. Tiêu hoá.
C. Máu.
D. Qua côn trùng tiết túc.
Câu 101.
Yêu cầu xét nghiệm phân để chẩn đoán giun kim là một y lệnh:
A. Hoàn toàn sai do không biết gì về sinh học giun kim.
B. Hoàn toàn đúng vì giun kim ký sinh đường ruột.
C. Đúng vì giun kim đẻ trứng trong ruột, trứng theo phân ra ngoài.
D. Sai vì giun kim không đẻ trứng mà đẻ ấu trùng.
Câu 102.
Áp xe do amip hay gặp nhất ở tạng:
A. Phổi.
B. Não.
C. Lách.
D. Gan.
Câu 103.
Trong chu trình phát triển, khi ấu trùng giun đũa đến phổi, biểu hiện lâm sàng:
A. Rối loạn tiêu hoá.
B. Rối loạn tuần hoàn.
C. Hội chứng Loeffler.
D. Hội chứng suy dinh dưỡng.
Câu 104.
Trong kỹ thuật nhuộm gram bước tẩy cồn có tác dụng:
A. Tẩy thuốc nhuộm Crystal violet trên vách vi khuẩn gram (+).
B. Tẩy thuốc nhuộm Crystal violet trên vách vi khuẩn gram (-).
C. Tẩy thuốc nhuộm Safarin trên vách vi khuẩn gram (-).
D. Tẩy thuốc nhuộm Safarin trên vách vi khuẩn gram (+).
Câu 105.
Tác hại chính của giun đũa:
A. Làm mất sinh chất.
B. Đái dưỡng trấp.
C. Gây mất máu.
D. Viêm ruột thừa.
Câu 106.
Thể vùi trong tế bào chất có nhiệm vụ:
A. Chứa các sản phẩm do vi khuẩn sản xuất ra quá nhiều.
B. Vận chuyển các chất từ trong tế bào ra màng sinh chất để đào thải.
C. Tổng hợp chất cấu tạo nên vách tế bào.
D. Quyết định tính kháng nguyên của vi khuẩn.
Câu 107.
Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của giun kim:
A. Đau bụng.
B. Buồn nôn.
C. Ỉa chảy.
D. Ngứa hậu môn về ban đêm.
Câu 108.
Enterotoxin của Tụ cầu vàng:
A. Không bền với nhiệt.
B. Gây ngộ độc thức ăn.
C. Là nội độc tố của vi trùng.
D. Có thể dùng tạo văc-xin chống tụ cầu vàng.
Câu 109.
Bệnh lợn gạo do nhiễm:
A. Giun đũa.
B. Sán lá gan.
C. Sán lá phổi.
D. Sán dây heo.
Câu 110.
Biện pháp quan trọng nhất đề phòng chống bệnh giun móc:
A. Phát hiện và điều trị cho người bệnh.
B. Không ăn rau sống.
C. Không dùng phân tươi để bón ruộng.
D. Tránh đi chân đất hoặc tiếp xúc với đất.
Câu 111.
Virus Dengue gây bệnh chủ yếu ở đối tượng:
A. Người trưởng thành.
B. Trẻ em.
C. Người già.
D. Mọi đối tượng.
Câu 112.
Vi trùng uốn ván:
A. Gram (+), hiếu khí hay kỵ khí tùy tiện, sinh nha bào.
B. Gram (-) kỵ khí tuyệt đối, sinh nha bào.
C. Gram (-), không có khả năng sinh nha bào.
D. Gram(+), có khả năng sinh nha bào.
Câu 113.
Màng tế bào vận chuyển các chất theo cơ chế chủ động:
A. Vận chuyển các chất có phân tử nhỏ.
B. Sử dụng năng lượng ATP.
C. Sử dụng nội enzym do màng tế bào tiết ra.
D. Theo cơ chế chênh lệch nồng độ thẩm thấu.
Câu 114.
Bệnh phẩm chẩn để đoán xác định bệnh giun đũa:
A. Dịch tá tràng.
B. Phân.
C. Đờm.
D. Máu.
Câu 115.
Bệnh phẩm dùng để chẩn đoán Shigella:
A. Chất chọc hạch.
B. Mủ.
C. Nước não tuỷ.
D. Phân.
Câu 116.
Các loại vi trùng gram (-):
A. E. coli, Salmonella, Shigella, V. cholerae.
B. V.cholera, E. coli, Staphylococcus, Neisseria.
C. Streptococcus, Shigella, Lao.
D. Lao, Salmonella, Uốn ván, E. coli.
Câu 117.
Thường rất ít khi có chỉ định tìm trứng giun kim vì lý do:
A. Tỉ lệ nhiễm quá cao do đó không cần phải xét nghiệm.
B. Triệu chứng điển hình là “ngứa hậu môn” và “ quấy khóc về đêm”.
C. Không có kỹ thuật xét nghiệm nào chính xác.
D. Các cơ sở không có đủ trang thiết bị để chuẩn đoán.
Câu 118.
Đường xâm nhập của giun tóc vào cơ thể:
A. Đường tiêu hoá.
B. Da.
C. Máu
D. Hô hấp
Câu 119.
Nhiễm trùng được xem là nhiễm trùng bệnh viện sau khi ra viện:
A. 5 ngày.
B. 10 ngày.
C. 15 ngày.
D. 25 ngày.
Câu 120.
Vách vi khuẩn mang kháng nguyên:
A. Kháng nguyên thân
B. Kháng nguyên Vỏ
C. Kháng nguyên Lông
D. Kháng nguyên Màng.
Câu 121.
Đường xâm nhập của giun kim vào người:
A. Hô hấp.
B. Máu.
C. Tiêu hoá.
D. Da.
Câu 122.
Sán lá ký sinh ở người dưới dạng:
A. Nang sán (kén).
B. Sán trưởng thành.
C. Ấu trùng giai đoạn 1.
D. Ấu trùng giai đoạn 2.
Câu 123.
Nhiễm trùng bệnh viện:
A. Xảy ra khi bệnh nhân nằm viện.
B. Xảy ra với người bị suy giảm miễn dịch nặng.
C. Gặp các vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh.
D. Virus là tác nhân chính gây nhiễm trùng bệnh viên.
Câu 124.
Ancylostoma duodenale có thể xâm nhập vào cơ thể người qua đường lây:
A. Chui qua da.
B. Côn trùng đốt
C. Hô hấp.
D. Sinh dục.
Câu 125.
Nhiễm trùng bệnh viện là nhiễm trùng mắc phải khi:
A. Trước lúc bệnh nhân nhập viện.
B. Có thời gian ủ bệnh vào lúc bệnh nhân nhập viện.
C. Xảy ra trong 48 – 72 giờ sau khi nhập viện.
D. Trong vòng 10 ngày sau khi bệnh nhân xuất viện.
Câu 126.
Đặc điểm của nha bào là:
A. Thành phần bào bọc bên ngoài bảo vệ vi khuẩn.
B. Khi hình thành nha bào vi khuẩn mất khả năng gây bệnh.
C. Tất cả vi khuẩn đều có khả năng sinh nha bào.
D. Khi gặp điều kiện thuận lợi nha bào trở về dạng hoạt động tiếp tục gây bệnh.
Câu 127.
Trong kỹ thuật nhuộm gram vi khuẩn gram (+) sẽ bắt màu của:
A. Nâu.
B. Tím.
C. Hồng.
D. Xanh.
Câu 128.
Trichuris trichiura trưởng thành có hình dạng:
A. Giống như sợi tóc, thon dài, mảnh.
B. Giống như sợi chỉ rối.
C. Phần đuôi to, phần đầu nhỏ mảnh như sợi tóc.
D. Giống như cây kim may với phần đuôi nhọn như mũi kim.
Câu 129.
Thởi điểm thực hiện kỹ thuật Graham là khi:
A. Buổi tối khi trẻ thấy ngứa hậu môn.
B. Buổi sáng sau khi trẻ làm vệ sinh.
C. Buổi sáng trước khi trẻ làm vệ sinh.
D. Buổi tối trước khi đi ngủ.
Câu 130.
Điều kiện thuận lợi để giun móc tồn tại và phát triển ở ngoại cảnh:
A. Môi trường nước như ao, hồ.
B. Đất xốp, nhiệt độ cao, ẩm.
C. Môi trường nước, nhiệt độ từ 250C đến 300C.
D. Bóng râm mát.
Câu 131.
Bào quan duy nhất của tế bào vi khuẩn:
A. Ty thể.
B. Lạp thể.
C. Ribosome.
D. Trung thể.
Câu 132.
Để phân loại Liên cầu khuẩn, Lancefiel dựa vào thành phần:
A. Carbohydrate (C).
B. Protein M.
C. Chất T.
D. Chất P
Câu 133.
Chu kỳ của sán lá gan nhỏ gồm:
A. Một vật chủ.
B. Hai vật chủ.
C. Ba vật chủ.
D. Bốn vật chủ.
Câu 134.
Thời kỳ số lượng vi khuẩn tăng lên nhiều nhất:
A. Giai đoạn thích ứng.
B. Giai đoạn phát triển theo cấp số.
C. Giai đoạn dừng tối đa.
D. Giai đoạn suy tàn.
Câu 135.
Loại đơn bào trong chu kỳ phát triển bắt buộc phải qua vật chủ trung gian:
A. Entamoeba.
B. Trypanosoma.
C. Giardia.
D. Trichomonas.
Câu 136.
Vi khuẩn di động được nhờ:
A. Tua.
B. Nha bào.
C. Tiêm mao.
D. Nang.
Câu 137.
Vi khuẩn Gram dương hay âm là do sự khác biệt thành phần cấu tạo:
A. Nang.
B. Vách.
C. Màng.
D. Nhân.
Câu 138.
Phát hiện người nhiễm Trichuris trichiura ở mức độ nhẹ nhờ vào yếu tố:
A. Người bệnh có biệu hiện hội chứng lỵ trên lâm sàng.
B. Xét nghiệm máu thấy có bạch cầu toan tính tăng cao.
C. Tình cờ xét nghiệm phân thấy trứng.
D. Người bệnh có biểu hiện thiếu máu.
Câu 139.
Giun đũa là loại giun:
A. Có kích thước rất nhỏ, khó quan sát bằng mắt thường.
B. có kích thước to, hình giống chiếc đũa ăn cơm.
C. Hình dáng giống cây roi của người luyện võ.
D. Kích thước nhỏ như cây kim may.
Câu 140.
Giun lươn trưởng thành ký sinh ở vị trí:
A. Lòng ruột non.
B. Niêm mạc ruột non.
C. Niêm mạc ruột già.
D. Đường dẫn mật.
Câu 141.
Biến chứng Ascaris lumbricoides thường gặp ở trẻ em:
A. Viêm ruột thừa.
B. Thủng ruột.
C. Tắc ruột.
D. Sa trực tràng.
Câu 142.
Phản ứng turberculin (-) chứng tỏ người bệnh:
A. Chưa bao giờ tiếp xúc với vi trùng Lao
B. Đã tiếp xúc nhiều lần với vi trùng Lao, cần phải chích ngừa BCG.
C. Đã chích ngừa BCG đã quá lâu.
D. Đã chích ngừa BCG.
Câu 143.
Con đường lây bệnh gián tiếp là:
A. Nói chuyện.
B. Thức ăn.
C. Tiếp xúc.
D. Quan hệ tình dục.
Câu 144.
Biện pháp phòng bệnh lỵ amip tốt nhất:
A. Quản lý và xử lý phân tốt.
B. Vệ sinh an toàn thực phẩm.
C. Phát hiện và điều trị triệt để cho người mang mầm bệnh.
D. Diệt ruồi, gián.
Câu 145.
Triệu chứng lâm sàng khi nhiễm nhiều Trichuris trichiura:
A. Đau bụng, nóng rát ở vùng thượng vị.
B. Tiêu chảy kiểu giống lỵ.
C. Đau vùng hố chậu phải do giun chui ruột thừa.
D. Ói ra máu và mật.
Câu 146.
Bệnh phẩm dùng để chẩn đoán Salmonella:
A. Chất chọc hạch.
B. Mủ.
C. Nước não tuỷ.
D. Phân.
Câu 147.
Đời sống của giun kim kéo dài:
A. Hai tuần.
B. Hai tháng.
C. Một năm.
D. Hai năm.
Câu 148.
Vi khuẩn chiếm số lượng nhiều nhất ở ruột:
A. Proteus.
B. Klebsiella.
C. Enterobacter.
D. E.coli.
Câu 149.
Vi trùng Uốn ván có đặc điểm:
A. Sinh nha bào, di động được, gram (+).
B. Gram(-), di động được, yếm khí tùy tiện.
C. Gram (+), di động được, yếm khí tuyệt đối.
D. Đề kháng rất cao khi gặp điều kiện không thuận lợi, sinh nha bào.
Câu 150.
Hình dạng trung gian giữa trực khuẩn và xoắn khuẩn:
A. Phẩy khuẩn.
B. Cầu trực khuẩn.
C. Liên cầu khuẩn.
D. Phế cầu khuẩn.
Câu 151.
Nhiễm trùng từ cộng đồng có đặc điểm:
A. Thường xảy ra trên bệnh nhân suy giảm sức đề kháng nặng
B. Vi khuẩn có phạm vi tác động rộng, thường gặp ở người bình thường
C. Vi khuẩn thường kháng với kháng sinh
D. Thường xảy ra khi nhập viện
Câu 152.
loại giun khi nhiễm số lượng nhiều thường dẫn đến tắc ruột:
A. Ascaris lumbricoides.
B. Enterobius vermicularis.
C. Trichuris trichiura.
D. Ancylostoma sp.
Câu 153.
Đặc điểm của ngoại độc tố vi khuẩn:
A. Độc tố do lớp màng tiết ra.
B. Có tính độc thấp.
C. Bản chất là protein tan trong nước.
D. Bị phân hủy tại nhiệt độ cao.
Câu 154.
Hiện nay, thử nghiệm tuberculin được thử nghiệm ở:
A. Kết mạc.
B. Trong da.
C. Dưới da.
D. Trong cơ bắp.
Câu 155.
Tác hại nghiêm trọng của bệnh giun móc nặng và kéo dài:
A. Thiếu máu nhược sắc.
B. Thiếu màu ưu sắc.
C. Viêm tá tràng dẫn đến loét tá tráng.
D. Suy tim không thể bồi hoàn.
Câu 156.
Thời gian giun móc có thể sống trong cơ thể:
A. Khoảng 1 – 3 tháng.
B. Khoảng 6 – 12 tháng.
C. 2 - 3 năm
D. 4 – 5 năm.
Câu 157.
Điều kiện cần cho trứng giun đũa phát triển:
A. Nhiệt độ (30-40 0C).
B. Môi trường nước.
C. Ẩm độ thấp.
D. Ký chủ trung gian.
Câu 158.
Trẻ em nhiễm Enterobius vermicularis qua đường:
A. Ăn rau, quả sống
B. Mút tay.
C. Uống nước lã.
D. Ấu trùng chui qua da.
Câu 159.
Bệnh phẩm dùng để phân lập virus Dengue:
A. Dịch tiết họng, mũi.
B. Phân.
C. Máu.
D. Nước não tuỷ.
Câu 160.
Tỷ lệ lây lan phụ thuộc nhiều nhất vào khí hậu và thổ nhưỡng là đặc điểm của loại giun:
A. Ascaris lumbricoides.
B. Enterobius vermicularis.
C. Trichuris trichiura.
D. Ancylostoma sp.
Câu 161.
Bệnh phẩm dùng để phân lập virus viêm gan B:
A. Dịch tiết họng, mũi.
B. Phân.
C. Nước não tuỷ.
D. Máu.
Câu 162.
Thành phần của vách quyết định tính chất bắt màu nhuộm gram:
A. Polysaccharide.
B. Peptidoglycan.
C. Mucopeptid.
D. Phospholipid.
Câu 163.
Vi khuẩn có khuẩn lạc dạng R có khả năng gây bệnh:
A. Trực khuẩn than.
B. E.coli.
C. Staphylococcus aureus.
D. Vi khuẩn lao.
Câu 164.
Xét nghiệm phân trực tiếp khó tìm thấy loại trứng giun:
A. Ascaris lumbricoides.
B. Enterobius vermicularis.
C. Trichuris trichiura.
D. Ancylostoma sp.
Câu 165.
Dựa vào phương pháp nhuộm gram, vi khuẩn được chia làm:
A. 2 loại
B. 3 loại
C. 4 loại
D. 5 loại
Câu 166.
Tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện nhiều nhất:
A. Vi khuẩn.
B. Nấm.
C. Ký sinh trùng.
D. Virus.
Câu 167.
Chẩn đoán chính xác người bệnh Trichuris trichiura dựa vào:
A. Xét nghiệm thấy hồng cầu giảm, bạch cầu toan tính tăng.
B. Xét nghiệm phân bằng kỹ thuật làm phết phân trên lame kính.
C. Cấy phân bằng kỹ thuật cấy trên giấy thấm.
D. Sử dụng kỹ thuật Graham.
Câu 168.
Thức ăn cung cấp năng lượng cho vi khuẩn:
A. Chất carbon hóa hợp
B. Chất dinh dưỡng chứa nito
C. Các acid amin và vitamin
D. Muối khoáng
Câu 169.
Chức năng giữ cho virus có hình thái, kích thước ổn định do:
A. Capsomer.
B. Acid nucleic.
C. Capsid.
D. Enzym cấu trúc.

You might also like