You are on page 1of 11

Entamoeba histolytica là một nguyên sinh động vật thuộc lớp

A. Trùng chân giả


B. Trùng roi đường máu
C. Trùng roi đường ruột
D. Trùng lông

Amip là tên gọi chung của

A. Lớp trùng chân giả


B. Entamoeba histolytica
C. Entamoeba histolytica và Entamoeba histolytica
D. Nguyên sinh động vật

Các Amip không gây bệnh cũng cần được quan tâm vì

A. Chúng có hình dạng giống như Amip gây bệnh


B. Chúng sẽ tác động phối hợp với Amip gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi
C. Chúng nói lên tình hình môi sinh bị ô nhiễm
D. Cả A và C

Về hình thể Entamoeba histolytica ở dạng

A. Thể tư dưỡng, hoạt động và thể bào nang


B. Thể tư dưỡng không hoạt động
C. Thể bào nang không hoạt động
D. Cả B và C

Người ta bị mắc bệnh Entamoeba histolytica vì nuốt phải

A. Thể hoạt động


B. Thể hoạt động và bào nang
C. Thể bào nang
D. Thể hoạt động phối hợp với vi trùng

Nhân thể giữa nhân, tế bào chất mịn, đôi khi thấy được hồng cầu là hình
ảnh đặc sắc của

A. Entamoeba coli
B. Entamoeba histolytica
C. Entamoeba gingivalis
D. Entamoeba butschii
Entamoeba histolytica ở thể tư dưỡng, hoạt động tồn tại dưới dạng

A. Hoạt động ăn hồng cầu (kiểu histolytica)


B. Hoạt động không ăn hồng cầu (minuta hay tiểu thể)
C. Hoạt động ăn bạch cầu
D. Cả A và B

Thể hoạt động của Entamoeba histolytica dễ chết khi

A. Sống trong long ruột


B. Ra khỏi ký chủ hay ra môi trường nuôi cấy
C. Ăn hồng cầu
D. Tất cà A, B và C

Người nào chứa bào nang Entamoeba histolytica là người

A. Đang bị mắc bệnh


B. Không mắc bệnh
C. Sẽ mắc bệnh khi KST gặp điều kiện thuận lợi
D. Sẽ mắc bệnh khi số lượng bào nang có rất nhiều

Trong cơ thể người, Amip vừa có chu trình gây bệnh, vừa có chu trình
không gây bệnh là

A. Entamoeba histolytica
B. Entamoeba coli
C. Entamoeba gingivalis
D. Entamoeba butschii
A

Chu trình phát triển của Entamoeba histolytica theo kiểu

A. Chu trình gây bệnh


B. Chu trình không gây bệnh
C. Chu trình gây bệnh và không gây bệnh
D. Tất cả A, B và C sai
C

Cơn lỵ điển hình là

A. Đau bụng, tiêu nhiều lần trong ngày, phân không có nhầy và máu
B. Không đau bụng, phân không có nhầy và máu
C. Đau bụng, tiêu nhiều lần trong ngày, phân có nhầy và máu
D. Đau bụng, tiêu chảy dây dưa
C

Thể hoạt động của Entamoeba histolytica

A. Sống được ở nhiệt độ ngoài trời


B. Dễ bị hủy hoại ở nhiệt độ bên ngoài cơ thể
C. Có nhân thể ở giữa nhân
D. Cả B và C
D

Người bị nhiễm Entamoeba histolytica

A. Luôn luôn có biểu hiện lâm sàng rõ rệt


B. Không bị bệnh gì cả
C. Là người mang mầm bệnh và phát bệnh khi có điều kiện thuận lợi
D. Chỉ là người mang mầm bệnh
C

Thể hoạt động của Entamoeba histolytica

A. Không gây bệnh


B. Gây bệnh cấp, có khả năng trở thành mãn tính hoặc có biến chứng
C. Luôn luôn có biến chứng
D. Gây bệnh hàng loạt
B

Thể hoạt động của Entamoeba histolytica

A. Chỉ sống vô hại trong lòng ruột


B. Gây vết loét ở ruột già khi thuận lợi
C. Gây vết loét ở tá tràng
D. Sống ở ruột non
B

Bào nang Entamoeba histolytica nhiễm vào người

A. Qua đường tiêu hóa


B. Qua đường hô hấp
C. Qua đường da
D. Do côn trùng truyền
A
Khi xét nghiệm tìm thể hoạt động của Entamoeba histolytica

A. Phải cấy bệnh phẩm


B. Quan sát trực tiếp là đủ
C. Phải tiêm truyền qua thú
D. Làm phương pháp tập trung
B

Entamoeba histolytica là đơn bào có khả năng

A. Bệnh có thể lan rộng, nhiều người mắc cùng lúc


B. Bệnh bao giờ cũng có sốt
C. Bệnh phát lẻ tẻ, không thành dịch
D. Biến chứng không có
C

Với Entamoeba histolytica, khi xét nghiệm bệnh phẩm cần phải

A. Không để lâu quá 2 giờ hoặc dùng dung dịch cố định phân
B. Cấy bệnh phẩm vào môi trường nuôi cấy
C. Dùng nước muối bảo hòa để tập trung KST
D. Làm kỹ thuật Bearmann
A

Biến chứng của bệnh lỵ Amip

A. Luôn luôn xảy ra


B. Xảy ra nếu điều trị không đúng quy cách trong lần nhiễm đầu
C. Không bao giờ xảy ra
D. Xảy ra nhưng dự hậu tốt, không đáng lo ngại
B

Entamoeba histolytica là đơn bào có khả năng

A. Làm mắc bệnh hàng loạt, thành dịch


B. Làm mắc bệnh lỵ lẻ tẻ, không thành dịch
C. Bệnh lỵ chỉ xuất hiện ở từng vùng
D. Gây bệnh lỵ phổ biến ở trẻ em
B

Với Entamoeba histolytica, khi xét nghiệm phân cần phải

A. Không để phân lâu quá 2 giờ hoặc dùng dung dịch cố định phân
B. Cấy bệnh phẩm vào môi trường nuôi cấy
C. Làm phương pháp tập trung bằng formol-ether
D. Làm phương pháp tập trung bằng nước muối bảo hòa
A

Chẩn đoán chính xác bệnh áp xe gan, phổi do Amip là

A. Chụp X quang
B. Dựa vào công thức bạch hầu
C. Chọc dò lấy mủ
D. Tính kháng thể kháng Amip trong huyết thanh
D

Thực tế nước ta, khi xét nghiệm phân tìm Entamoeba histolytica, dù làm
thật đúng quy cách, cũng khó tìm được thể hoạt động gây bệnh vì

A. Rất hiếm người nhiễm KST


B. Xét nghiệm vào lúc KST chưa theo phân ra ngoài
C. Chỉ quan sát trực tiếp nên khó tìm được KST
D. Bệnh nhân thường tự uống thuốc trước khi nhập viện nên chức năng sinh học
của Amip bị ảnh hưởng
D

Xét nghiệm thật có giá trị chẩn đoán bệnh lỵ Amip là

A. Tìm được Amip trong phân


B. Cấy phân
C. Tìm kháng nguyên Amip trong huyết thanh bệnh nhân
D. Tìm kháng nguyên Amip trong phân
C

Áp xe phổi do Amip thường là do

A. Amip từ gan lên phổi do tiếp xúc


B. Amip theo máu đến phổi
C. Bào nang từ thực quản lọt vào phổi rồi chuyển thành thể hoạt động gây bệnh
D. Amip từ tim vào phổi
A

Đơn bào trong miệng có thể tìm thấy :

A. E. coli
B. E. histolytica
C. Trichomonas vaginalis
D. Giardia lamblia
D

Đơn bào trong đường sinh dục có thể tìm thấy :

A. E. coli
B. E. histolytica
C. Trichomonas vaginalis
D. Giardia lamblia
C

Đơn bào ký sinh ở hành tá tràng có thể tìm thấy :

A. E. coli
B. E. histolytica
C. Trichomonas vaginalis
D. Giardia lamblia
D

Đơn bào gây viêm đường mật có thể tìm thấy :

A. E. coli
B. E. histolytica
C. Trichomonas vaginalis
D. Giardia lamblia
D

Vị trí thường gặp nhất của E.histolytica gây ra hội chứng lỵ là:

A. Ruột non
B. Phổi
C. Đại tràng sigma và trực tràng
D. Gan
C

E. histolytica thường gây áp xe ở :

A. Ruột non
B. Phổi
C. Não
D. Gan
D
Đơn bào nào gây áp xe gan:

A. Giardia intestinalis
B. Balantidium coli
C. Trichomonas vaginalis
D. E.histolytica
D

Ăn rau sống không sạch người ta không thể bị nhiễm ký sinh trùng nào
sau đây:

A. Giardia intestinalis
B. Balantidium coli
C. Trichomonas vaginalis
D. E.histolytica
C

Đơn bào cử động bằng chân giả là:

A. Giardia intestinalis
B. Balantidium coli
C. Trichomonas vaginalis
D. E.histolytica
D

Đơn bào cử động bằng lông:

A. Giardia intestinalis
B. Balantidium coli
C. Trichomonas vaginalis
D. E.histolytica
B

Metronidazol chủ yếu dùng để điều trị bệnh do:

A. Toxoplasma
B. Trypanosoma
C. Leishmania
D. E.histolytica
D

Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh lỵ cấp do E.histolytica là:


A. Thể magna
B. Thể kén
C. Thể minuta
D. Thể xuất kén
A

Đơn bào nguy hiểm nhất ở Việt Nam trong các loại sau đây là:

A. Trichomonas intestinalis
B. Balantidium coli
C. Entamoeba histolytica
D. Entamoeba gingavalis
C

Đơn bào nào gây tiêu chảy ở trẻ em:


A. Giardia intestinalis
B. Balantidium coli
C. Trypanosoma
D. E.histolytica
A

Người không thể nhiễm đơn bào nào sau đây qua đường ăn uống:

A. Giardia intestinalis
B. Balantidium coli
C. Trichomonas vaginalis
D. E.histolytica
C

Phương pháp chẩn đoán áp xe gan do amip có độ chính xác cao nhất là:

A. Xét nghiệm phân tìm amip.


B. Chụp thuốc cản quang.
C. Phản ứng miễn dịch đặc hiệu.
D. Công thức máu.
C

Đơn bào nào sau đây có 1 nhân giữa nhân có một hạt nhỏ gọi là trung thể
và xung quanh nhân có 1 vòng nhiễm sắc ngoại vi gồm những hạt mảnh và
sắp xếp đều đặn:

A. Giardia intestinalis
B. Balantidium coli
C. Trichomonas vaginalis
D. E.histolytica
D

Yếu tố nào sau đây không thể làm lây truyền bệnh lỵ amip:

A. Thể hoạt động của E. histolytica ở ngoại cảnh.


B. Thực phẩm bị nhiễm bào nang.
C. Phân người bệnh có nhiều bào nang.
D. Tay bẩn mang bào nang.
A

Thể nào sau đây không đóng vai trò truyền bệnh lỵ amip:

A. Thể magna.
B. Thể bào nang.
C. Thể bào nang 4 nhân.
D. Thể tiền bào nang.
C

Áp xe gan amip là do:

A. Nhiễm trùng đường máu.


B. Ký sinh trùng từ đường ruột vào đường mật.
C. Ký sinh trùng xâm nhập vào động mạch và đi tới gan.
D. Ký sinh trùng xâm nhập qua thành ruột, vào đường tĩnh mạch, theo tĩnh mạch
cửa lên gan .
D

Thể nào của lỵ amip sau có thể chuyển sang thể bào nang:
A. Thể hoạt động ăn hồng cầu
B. Thể magna
C. Thể hoạt động ở ngoài ngoại cảnh.
D. Thể minuta.
D

Khi phân có máu tươi, chất nhầy phải tập trung tìm:

A. Kén.
B. Thể tiền kén.
C. Thể hoạt động ăn hồng cầu.
D. Tiểu thể
C
Xét nghiệm dịch áp xe gan thường thấy thể nào sau:

A. Kén.
B. Thể tiền kén.
C. Thể hoạt động ăn hồng cầu.
D. Tiểu thể
C

Hội chứng lỵ cổ điển gồn các triệu chứng sau:

A. Đau bụng, nôn, đi cầu phân nhầy máu


B. Đau quặn bụng, mót dặn, phân nhầy máu mũi.
C. Đau quặn bụng, phân đen như bã cà phê, đau hạ sường phải.
D. Đau quặn bụng, tiêu chảy, sốt.
B

Kích thước 20-40 mc soi tươi thấy di chuyển một hướng nhất định bằng
cách phóng ra một chân giả trong suốt, trong nội sinh chất có chứa nhiều
hồng cầu, đó là thể:

A. Thể magna
B. Thể minuta.
C. Thể bào nang.
D. Thể tiền bào nang.
A

Các tổn thương do amip ruột thường hay khu trú nhất ở:

A. Manh tràng
B. Đại tràng sigma.
C. Hổng tràng.
D. Manh tràng và đại tràng sigma .
D

Viêm gan do amip thường hay khu trú ở:


A. Thùy gan phải
B. Thùy gan trái.
C. Giữa thùy gan trái và phải.
D. Phần trái của thùy gan phải.
A
Áp xe gan do amip là hậu quả của quá trình:

A. Viêm lan tỏa


B. Hoại tử.
C. ổ mủ.
D. Viêm - nốt hoại tử - ổ áp xe lớn .
A

Áp xe phổi thứ phát sau áp xe gan do amip có đặc điểm sau:

A. Xảy ra ở đáy phổi trái.


B. Thường gây xẹp phổi
C. Xảy ra ở đáy phổi phải
D. Xảy ra ở đáy phổi phải, lúc đầu có phản ứng viêm phổi và màng phổi.
D

Thuốc nào sau đây có tác dụng tốt thể minuta:

A. Bemarsal (diphetarson)
B. Flagyl
C. Fasigyne (tinidazol)
D. Flagentyl (secnidzol)

You might also like