You are on page 1of 14

BÁO CÁO THỰC HÀNH:

BÀI 4: TỔNG HỢP ACETANILID


Họ tên sinh viên: MSSV
1. Võ Ngọc Bích Vân 1877202049
2. Hoàng Yến Vy 1877202050
3. Đặng Lan Vy 1877202051
Lớp: D2018
Nhóm: 7
Ca: 2
Điểm Nhận xét của giảng viên

I. NGUYÊN TẮC.
- Dựa vào phản ứng axyl hóa là quá trình gắn nhóm axyl vào phân tử hợp
chất hữu cơ, thường bằng phản ứng thế hidro của hidrocacbon thơm và
hidro của một vài nhóm chức ( Phản ứng acyl hóa là
phản ứng đặc trưng của amin thơm. Phản ứng trong đó không những cần
amine có tính base đủ mạnh mà còn đòi hỏi trên nguyên tử nitrogen phải
có proton.
- Tác nhân acyl hóa thường dùng: , hay
.

II. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM.


- Phản ứng điều chế Axetanilid thuộc phản ứng axyl hóa, có thế phân ra
các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn 1: Acyl hóa aniline bằng anhydrit axetic.
+ Giai đoạn 2: Tinh chế sản phẩm.
+ Giai đoạn 3: Kiểm tra sản phẩm bằng sắc ký lớp mỏng.

 Giai đoạn 1: Tiến hành phản ứng


Cho từ từ 5ml aniline vào bình cầu đáy tròn 100ml.

Làm lạnh bình cầu dưới vòi nước khi thêm 8ml anhydric acetic và
2ml acid acetic đặc (1).

Lắp ống sinh hàn hồi lưu và đun nhẹ trong vào 30 phút, trong quá
trình đun sẽ có hơi nhận biết bằng cách để
quỳ tím ẩm trên đầu ống sinh hàn, nơi mà khí thoát ra, nếu quỳ
xanh chuyển thành màu hồng thì đã có hơi thoát ra, dời
cao bình cầu để cách xa nguồn nhiệt hơn (2).

Đồ từ từ hỗn hợp còn nóng vào 1 cốc có mỏ chứa sẵn 100ml nước
và đá nhuyễn, trong lúc đổ dung dịch nóng cần khuấy đều để tránh
đóng cục acetanilide thô (3).

Lọc trên phễu Buchner, rồi rửa kết tủa 3 lần, mỗi lần với 10ml
nước cất đã được làm lạnh (cho đến khi nước qua lọc hết màu) (4).

Thao tác (1) Thao tác (2)


Thao tác (3)

Thao tác (4)


 Giải thích: Bản chất Anhydrid acetic là một acid mạnh hơn các
acid carboxylic, nên phản ứng acyl hóa mạnh hơn các acid
carboxylic và phản ứng một chiều không tái tạo lại anilin. Khuấy
và làm lạnh giúp acetanilid kết tinh lại tinh thể không màu. Rửa lại
bằng nước lạnh tuyệt đối không dùng nước sôi vì sẽ làm tan
acetanilid.
 Vì acetanilid thu được sẽ không hoàn toàn sạch nên có giai đoạn 2.

 Giai đoạn 2: Tinh chế acetanilid thô.


Dung môi ở đây là nước và chất tẩy màu là than hoạt tính. Chuẩn
bị trước giấy xếp, phễu và nước đun sôi.
Cho acetanilid thô vào becher 250ml.
Thêm 100ml nước cất đã đun sôi. Khuấy đều, tiếp tục đun sôi trên
bếp có lót dưới amiant cho đến khi tất cả acetanilid thô đều tan
hết kể cả những giọt dầu đọng dưới đáy bình nón. Nếu sản phẩm
thô tan chậm thêm vào 20ml nước sôi nữa (5).
Đem becher ra khỏi bếp, thêm từ từ than hoạt tính cho tới khi
dung dịch đen tuyền (Mục đích cho than hoạt tính vào để làm
trắng dung dịch) (6).
Đun sôi nhẹ trở lại trong 1 phút để tránh hiện tượng acetanilide
kết tinh lại.
Tráng giấy lọc trên phễu bằng nước sôi, và loại bỏ nước tráng.
Lọc nhanh khi dung dịch còn đang nóng, hứng nước lọc vào một
cốc có mỏ 250ml. Trong lúc lọc phải giữ cho dung dịch luôn
nóng. Nếu thấy tinh thể trầm hiện trên giấy do dung dịch quá bão
hòa thì tráng giấy lọc với 5ml nước sôi, rửa đủ để hòa tan tinh thể
nhằm giảm lượng hao hụt trong khi lọc.
Để yên cốc có mỏ chứa dung dịch lọc nguội tự nhiên (không
khuấy). Khi nguội hẳn ngâm cốc vào thau nước đá để sự kết tinh
hoàn toàn (7).
Đem lọc trên phễu buchner.
Rửa tinh thể 2 lần, mỗi lần với 10ml nước cất làm lạnh.
Hút thật khô. Gạt tinh thể ra giấy sạch, trải mỏng. Sấy khô ở nhiệt
độ 60 - 80oC. Cân, tính hiệu suất.

Thao tác (5)


Thao tác (6)
Thao tác (7)
 KẾT QUẢ

HÓA CHẤT Lượng cần dùng Lượng


Lý thuyết Thực nghiệm dư
Tên M d g mol g mol g
(g/mol) (g/mol)
Anilin 93.13 1.022 5.110 0.055 5.110 0.055

Anhydrid 102.09 l.082 5.615 0.055 8.656 0.085 3.041


acetic
Acid acetic 60.052 1.049 3.303 0.055
tạo thành
Acetanilid 135.17 1.279 7.434 0.055 4.4650 0.033

Lượng Acetanilid cân được: 4.4650 g


Lượng Acetanilid theo lý thuyết: 7.434 g
Giải thích:

Hiệu suất: H= = 60.062 %

 Giai đoạn 3: Kiểm tra sản phẩm bằng sắc ký lớp mỏng .
Eppendorf 1: hòa tan một ít sản phẩm bằng dicloromethan.

Eppendorf 2: hòa tan một ít anilin trong dicloromethan.


 Chuẩn bị bảng SKLM
Dùng mao quản chấm lên bản mỏng lần lượt 3 vết:

Vết 1: Anilin.
Vết 2: Hỗn hợp anilin và sản phẩm.
Vết 3: Sản phẩm.
Để yên cho khô rồi triển khai sắc ký.
Hệ dung môi triển khai: n-hexan – EtOAc (3:1).
 Đặt bản mỏng vào bình sao cho vết chấm cao hơn vết dung môi,
đậy nắp bình lại. Triển khai đến khi mực dung môi cách mép
trên của bản mỏng 0,5 - 0,7 (cm). Lấy bản mỏng ra khỏi bình, để
yên cho khô.
 Soi bản mỏng dưới đèn UV 254 nm để phát hiện vết sắc ký. Vẽ
lại bảng mỏng quan sát được.
 Xác định Rf của sản phẩm:

Trong đó:
a là khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm của vết mẫu thử (cm)
b là khoảng cách từ điểm xuất phát đến dung môi (cm)
Dựa vào bảng SKLM đã được đánh dấu, ta có:
; ;

Hệ số lưu của Anilin:

Hệ số lưu của Acetanilid:

Giải thích:
 Các hợp chất được tách ra dựa trên sự cạnh tranh của chất tan
và pha động để có được chỗ liên kết với pha tĩnh. Do silica gel
được dùng như pha tĩnh, nó được xem là phân cực
 Do Anilin và Acetanilid có tính phân cực khác nhau, nên chất
nào có tính phân cực lớn hơn sẽ có sự liên kết với silica gel lớn
hơn có khả năng đẩy pha động ra khỏi các chỗ liên kết.
 Hợp chất có tính phân cực nhỏ hơn sẽ di chuyển lên cao hơn
trên bảng sắc ký, nên hệ số lưu Rf sẽ lớn hơn.
 Mà tính phân cực của Anilin tính phân cực của Acetanilid,
nên hệ số lưu Rf của Anilin hệ số lưu Rf của Acetanilid.
 Pha động là một hệ dung môi n-hexan – EtOAc (3:1), có khả
năng đẩy các chất tan ra khỏi chỗ liên kết với Silica gel, do đó
tất cả các hợp chất trên bản sắc kys sẽ dịch chuyển lên cao hơn.
III. KIỂM ĐỊNH.
Lý tính
Tinh thể hình vẩy, óng ánh, không màu, không mùi, vị đắng, nóng chảy ở
113-114℃.
Tan trong 220 lần nước lạnh và tan trong 22 lần nước nóng.
Hóa tính
Trong ống nghiệm 1:

Đun nóng để hòa tan khoảng 0,1 gam acetanilid (bằng hạt bắp) với
1ml HCl đậm đặc, phản ứng này sẽ cho ra anilin hydroclorid với sự
phóng thích acid acetic.

Để dung dịch sôi trong 2-3p rồi thêm vào 1ml nước cất. Sau đó
trung hòa dd với NaOH loãng ( thử bằng giấy pH cho đến khi pH
đổi sang màu xanh).
Trong ống nghiệm 2: nhỏ vào 1ml H2SO4 đặc và 1 giọt Kali bicromat
1/10N. Lắc đều để trộn lẫn. Sau đó lấy 1ml dung dịch ống 1, cho nhẹ
nhàng dọc theo thành ống nghiệm 2, không lắc.
Để yên sẽ có một màu xanh hiện ra ở mặt phân chia 2 chất lỏng.

Hiện tượng: xuất hiện một màu xanh đen ở mặt phân cách 2 chất
lỏng.
- Giải thích: Anilin được tạo thành trong ống nghiệm 1 khi cho vào
ống nghiệm 2 thì bị oxi hóa mạnh bới K2Cr2O7 trong môi trường
acid tạo thành một hỗn hợp sản phẩm không tan vào nhau, trong đó
có Cr2(SO4)3 màu xanh đen phân cách 2 mặt chất lỏng.
IV. TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Trong khi kết tinh acetanilid, nếu đun sôi quá lâu thì có ảnh hưởng
gì đến hiệu suất sản phẩm không? Giải thích.
 Sẽ làm giảm hiệu suất phản ứng.
 Do Acetanilid sẽ bị thủy phân trở lại các giọt dầu aniline.

2. Người ta ứng dụng phản ứng acetyl (điều chế acetanilide) hóa để
làm gì?
 Bảo vệ nhóm trong các phản ứng tổng hợp hữu cơ. Do khả
năng dễ dàng bị thủy phân khi có mặt chất xúc tác acid hoặc kiềm
để tái tạo amine .Ví dụ: muốn điều chế p-nitroaniline từ aniline,
cần phải bảo vệ nhóm trước khi thực hiện phản ứng nitro
hóa đế tránh phán ứng oxi hóa gốc .

 Giảm hoạt nhóm và tăng tỉ lệ sản phẩm thế para- trong các
phản ứng thế ái điện tử vào nhân thơm. Ví dụ: phản ứng điều chế
p-bromoaniline. Phản ứng brom hóa trực tiếp aniline sẽ cho sản
phẩm 2,4,6-tribromoaniline. Tuy nhiên sau khi giảm hoạt nhóm
bằng phản ứng acyl hóa, sẽ thu được sản phẩm chính là p-
bromoaniline.

 Tạo hợp chất trung gian trong quá trình tổng hợp hóa học.

3. Tổng hợp phenacetin, viết dây chuyền phản ứng từ phenol

4. Trong dược phẩm, người ta dùng Acetanilide để làm gì?


 Acetanilid là tiền chất quan trọng trong ngành dược, nguyên liệu
làm thuốc, có thể được sử dụng như thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt,
thuốc sát trùng...
 Được sử dụng để sản xuất thuốc nhuộm trung gian nitroacetanilide,
p-nitroaniline và p-phenylenediamine. Trong Thế chiến II, một số
lượng lớn được sử dụng trong sản xuất của paracetamol
benzenesulfonyl clorua.
 Acetanilid là một chất dùng chuyển hóa Paracetamol.
V. BÀI TẬP
1. Tìm hiểu về TLC Silica gel 60
 TLC là viết tắt của Thin Layer Chromatography - Sắc ký lớp
mỏng, một kỹ thuật sắc ký được dùng để tách các chất trong hỗn
hợp.
 Silica gel là chất hấp phụ được trải thành một lớp mòng trong pha
tĩnh của phương pháp SKLM.
 60 là đường kính lỗ rỗng của các hạt Silica.
 là chất huỳnh quang được cho thêm vào chất hấp thụ để quan
sát được những vệt sắc ký dưới ánh sáng đen (tia cực tím UV254).
2. Có thể thay đổi hệ dung môi khai triển trong kỹ thuật SKLM
không?
Sắc ký lớp mỏng (thin layer chromatography - TLC) là một kĩ thuật sắc
ký được dùng để tách các chất trong hỗn hợp, được tiến hành khi cho pha
động đi qua pha tĩnh mà trên đó đã đặt hỗn hợp các chất cần tách.
 Pha tĩnh là một lớp mỏng các chất hấp phụ, thường là silica
gel, aluminium oxit, hoặc cellulose được phủ trên một mặt phẳng
chất trơ.
 Pha động bao gồm dung dịch cần phân tích được hòa tan trong một
dung môi thích hợp và được hút lên bản sắc ký bởi mao dẫn, tách
dung dịch thí nghiệm dựa trên tính phân cực của các thành phần
trong dung dịch.
 Dung môi thích hợp dùng trong sắc kí lớp mỏng sẽ là một dung
môi có tính phân cực khác với pha tĩnh nhằm hạn chế sự lan tròn,
cũng như trộn lẫn vào nhau của các vệt mẫu.
 Vậy nên, với SKLM, đặc biệt là SK hấp phụ, có thể sử dụng nhiều
hệ dung môi khác nhau, nhưng đảm bảo điều kiện dung môi được
sử dụng để hòa tan mẫu thử phải không phân cực, hoặc phân cực
một phần, nếu pha tĩnh phân cực, và ngược lại, nhằm hạn chế sự
lan tròn của vệt mẫu.
 Muốn có dung môi với trị giá trung gian, không có sẵn, ta có thể
dùng hỗn hợp pha với hai dung môi theo tỉ lệ thích hợp.

You might also like