You are on page 1of 7

CÂU HỎI SINH HỌC PHÂN TỬ

BÀI 2. SAO CHÉP ADN


I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Vai trò của helicase trong sao chép ADN:
A. Không tham gia quá trình sao chép B. Tổng hợp mồi
C. Thủy giải mồi D. Tách mạch ADN sợi đôi.
Câu 2. Khi sao chép ADN được tổng hợp mới theo chiều:
A. 3’ → 5’ B. 5’ → 3’
C. 3’ → 5’ trên sợi dẫn và 5’ → 3’ trên sợi muộn D. Cả hai chiều
Câu 3. Yếu tố nào nhận biết điểm khởi đầu sao chép ADN ở E.coli:
A. ADN polymerase B. Primase C. ARN polymerase D. Protein B
Câu 4. Yếu tố cần thiết cho quá trình sao chép ADN ở E.coli:
A. ADN topoisomerase B. Mồi ADN
C. Restriction enzyme D. ARN polymerase
Câu 5. Yếu tố nào KHÔNG tham gia quá trình sao chép ADN ở vi khuẩn:
A. ADN polymerase không phụ thuộc ARN B. Primase
C. SSB protein D. Topoisomerase I
Câu 6. Mồi ARN được tổng hợp khi:
A. Protein-B nhận biết điểm OriC B. SSB-protein làm căng hai mạch ADN
C. Protein-N nhận diện primase D. ADN polymerase III bắt đầu sao chép
Câu 7. Sự sinh tổng hợp sợi muộn và sợi sớm được điều hòa bởi:
A. ADN polymerase V B. SSB protein
C. Chu kỳ tế bào D. Sự tạo nút thắt (loop) của sợi muộn
Câu 8. Sự sao chép ADN bị ngăn chặn khi:
A. Rep-protein gắn với ADN gốc
B. ADN ligase nối các đầu của polynucleotid đã hình thành
C. SSB-protein tách khỏi ADN làm xuất hiện nút kẹp tóc
D. Topoisomerase II tách hai phân tử ADN lồng ghép vào
Câu 9. ADN sao chép theo cơ chế bán bảo tồn vì từ một gen ban đầu tạo ra:
A. 2 mạch đơn ADN chứa các nucleotid cũ và mới xen kẽ
B. 1 gen con hoàn toàn mới, 1 gen con hoàn toàn cũ
C. 2 gen con, mỗi gen chứa một mạch ADN mới, một mạch ADN cũ
D. 2 gen con hoàn toàn mới
Câu 10. Điều nào KHÔNG đúng với ADN ligase:
A. Hình thành liên kết phosphodiester giữa các polynucleotid
B. Cần thiết cho việc sửa chữa ADN hư hỏng
C. Loại bỏ mồi
D. Nối các đoạn Okazaki
Câu 11. Chọn tổ hợp sai:
A. ADN polymerase α – Nhân – Khởi đầu sao chép
B. ADN polymerase β – Nhân – Sao chép sợi sớm
C. ADN polymerase γ – Ty thể - Sao chép ADN
D. ADN polymerase δ – Nhân – Sao chép sợi sớm
E. ADN polymerase ε – Nhân – Sao chép ADN
Câu 12. ADN polymerase đóng vai trò sửa chữa của tế bào nhân thật:
A. I B. II C. α D. β E. B và D đúng
Câu 13. Điểm khởi đầu sao chép là:
A. Nút sao chép B. Chạc ba sao chép C. Vị trí Origin
D. Vị trí Okazaki E. Bong bóng sao chép
Câu 14. Ý nào đúng với đoạn Okazaki ở tế bào nhân nguyên thủy:
A. Gồm khoảng 1000 – 2000 nucleotid B. Được nối lại bằng ADN ligase
C. Nối với nhau tạo thành sợi sớm D. Còn gọi là loop
E. A và B
Câu 15. Vị trí Origin:
A. Điểm khởi đầu sự sao chép B. Được nhận diện bởi protein B
C. Gồm 254 cặp base D. A và B
E. A, B và C
Câu 16. Primase là enzym:
A. Tự bản thân không hoạt động dược B. Gồm nhiều N-protein
C. Còn gọi là primosome D. Lấp đầy các GAP bằng dNTP
E. A và C
Câu 17. Primase bắt đầu hoạt động khi:
A. N-protein được nhận diện B. N-protein nhận diện được Ori
C. Protein-B nhận diện được Ori D. Tạo phức hợp với các chuỗi polypeptid
D. Tạo phức hợp với N-protein
Câu 18. Sau khi bản sao ADN vòng được tổng hợp, chúng tách ra khỏi bản gốc nhờ:
A. Topoisomerase I B. Topoisomerase II C. Việc tháo xoắn âm
D. Phần Tyrosin của Topoisomerase E. Gốc phosphat tự do của Topoisomerase
Câu 19. Phage lambda sao chép bộ gen của nó theo kiểu:
A. Theta B. Theta và lăn vòng C. Sao chép ADN thẳng
D. Sao chép ADN vòng E. Sao chép ngược
Câu 20. Chọn ý đúng với vị trí origin (OriC):
A. Tạo chạc ba sao chép B. Điểm bắt đầu cho sự tổng hợp ADN
C. Chỉ có ở tế bào nhân nguyên thủy D. Do SSB-protein nhận biết
Câu 21. Chọn ý SAI trong thí nghiệm của Meselson và Stahl:
A. Thế hệ F0 được nuôi trên môi trường N15
B. Thế hệ F1 được nuôi trên môi trường N14
C. ADN được ly tâm trong thang nồng độ CsCl
D. Kết quả ly tâm F1 có hai băng khác nhau
Câu 22. Chạc ba sao chép còn được gọi là:
A. Vị trí bắt đầu cho sự tổng hợp ADN B. Bong bóng sao chép
C. Các nút sao chép D. Vị trí cho đoạn mồi ARN gắn vào
Câu 23. Sao chép ADN ở nhân nguyên thủy:
A. Tốc độ di chuyển ADN polymerase chậm (khoảng 50 nucleotid / giây)
B. Có nhiều replicon
C. Có sự tham gia của ADN polymerase III
D. Có trên 2000 chạc ba sao chép
Câu 24. Sự sao chép của ADN ty thể:
A. Hình thành cấu trúc theta B. Do ADN polymerase δ chịu trách nhiệm
C. Tạo 2 vòng ADN lồng ghép và nhờ gyrase tách ra D. Xảy ra trong nhân
Câu 25. Hiện tượng siêu xoắn ở E.coli được tạo ra khi:
A. Cấu trúc theta hình thành hai chạc ba sao chép B. Hai sợi ADN gốc vặn xoắn
C. Sự tháo xoắn ADN D. A và C
Câu 26. Vai trò của Topoisomerase II:
A. Tháo xoắn ADN B. Tổng hợp sợi muộn
C. Tạo phức với primase để tổng hợp mồi ARN
D. Tách hai phân tử ADN mạch kép lồng vào nhau
Câu 27. Yếu tố nào KHÔNG cần thiết cho quá trình sao chép ADN ở E.coli:
A. Khuôn mẫu B. Mồi ARN C. Restriction enzyme D. ADN polymerase
Câu 28. Enzym nào KHÔNG có hoạt tính exonuclease theo chiều 5’ → 3’:
A. ADN polymerase I B. ADN polymerase II
C. ADN polymerase III D. ADN polymerase α
Câu 29. Sao chép ADN ở nhân nguyên thủy:
A. Tốc độ di chuyển ADN polymerase chậm (khoảng 50 nucleotid / giây)
B. Có nhiều replicon
C. Đoạn Okazaki có kích thước 1000 – 2000 base.
D. Có trên 2000 chạc ba sao chép.
Câu 30. ADN polymerase không đóng vai trò sửa chữa ở tế bào nhân nguyên thủy:
A. I B. II C. III D. α E. β
Câu 31. Thí nghiệm của Meselson và Stahl, ở thế hệ F2 sau khi ly tâm ADN trên thang CsCl sẽ
thu được:
A. Một băng nguyên thủy N15 B. Một băng N14
C. Một băng N14,5 D. Một băng N15 và một băng N14,5
E. Một băng N14 và một bằng N14,5.
Câu 32. Ở E.coli, quá trình sao chép bắt đầu khi:
A. ADN polymerase III được kích hoạt. B. Đoạn mồi được tổng hợp
C. Protein B nhận biết điểm OriC. D. Hai mạch của sợi ADN tách rời nhau ra.
E. Tạo được chạc ba sao chép.
Câu 33. Chọn ý SAI cho quá trình sao chép ở nhân thật:
A. Tốc độ di chuyển ADN polymerase chậm (khoảng 50 nucleotid / giây).
B. Có nhiều replicon.
C. Tốc độ sao chép ADN ở nhân thật nhanh hơn rất nhiều so với E.coli.
D. Sợi muộn được tổng hợp liên tục nhờ ADN polymerase α.
Câu 34. Chọn tổ hợp SAI:
A. Protein B – nhận biết điểm Ori B. Helicase – tháo xoắn sợi chậm
C. ADN polymerase III – tổng hợp ADN D. SSB protein – tách hai mạch ADN
Câu 35. Sự sao chép theo kiểu lăn vòng ở virus KHÔNG tạo ra:
A. Các ADN vòng
B. Đầu 5’ có thể tổng hợp sợi đôi tương tự sợi muộn
C. Đầu 3’-OH tự do
D. Sợi ADN phức chứa nhiều bản sao của bộ gen
Câu 36. Sự sao chép của phage T7:
A. Theo chu trình tiêu giải tiềm ẩn
B. Theo kiểu lăn vòng
C. Tạo ra đầu dính 5’ làm khuôn mẫu
D. Các đầu thừa không được nối lai sau vòng sao chép đầu tiên
Câu 37. Cơ chế sửa sai trong sao chép ở tế bào nhân thật:
A. Hướng sao chép 3’ – 5’.
B. ADN polymerase III vừa polymer hóa vừa có hoạt tính exonuclease.
C. Đột biến xảy ra với tần suất cao
D. Hoạt tính exonuclease chỉ có ở ADN polymerase δ và ε
Câu 38. ADN polymerase đóng vai trò sao chép ty thể ở tế bào nhân thật:
A. ADN polymerase α B. ADN polymerase β
C. ADN polymerase γ D. ADN polymerase δ
Câu 39. Helicase là enzyme:
A. Gồm nhiều N-protein
B. Hoạt động không cần cung cấp ATP
C. Thủy phân ATP làm tăng tốc độ tách hai sợi ADN
D. Tháo xoắn âm
E. Cần thiết cho quá trình sao chép ngược
Câu 40. Enzyme chịu trách nhiệm tháo xoắn ADN trong sao chép:
A. ADN ligase B. Helicase C. Primase D. ADN polymerase
Câu 41. Sự sao chép ADN ty thể:
A. Tạo nên cấu trúc D
B. ADN polymerase III là enzyme chính tham gia sao chép
C.Cả hai mạch gốc sao chép cùng lúc
D. Hai vòng kép tách đôi nhờ ligase
Câu 42. Vai trò của SSB-protein:
A. Tháo xoắn ADN B. Tổng hợp mồi
C. Ổn định sợi đơn ADN D. Nhận biết điểm Ori
Câu 43. Enzym giúp loại đoạn mồi ARN ra khỏi chuỗi ADN ở tế bào nhân nguyên thủy:
A. ADN polymerase III B. ADN ligase
C. ADN polymerase I D. Topoisomerase
Câu 44. Chọn ý KHÔNG đúng với primase:
A. Tổng hợp mồi ADN
B. Tổng hợp mồi ARN
C. Lắp đầy khoảng trống desoxyribonucleotid do loại mồi
D. Nhận diện trình tự đặc hiệu trên ADN đơn.
Câu 45. Mỗi đơn vị sao chép trong quá trình tự nhân đôi ở prokaryote được gọi là:
A. Điểm ori B. Replicon C. Codon
D. Chẻ nhân đôi E. Okazaki
Câu 46. Trong quá trình tự nhân đôi ở prokaryote, enzym helicase có nhiệm vụ:
A. Làm ổn định các mạch đơn của ADN sau khi tách nhau ra và làm cho hai mạch không tái kết
hợp trở lại được
B. Tháo xoắn phân tử ADN
C. Tổng hợp đoạn mồi ARN
D. Tiếp tục nối dài chuỗi polypeptid
E. Phá vỡ các liên kết hydro giữa các base để tách hai mạch của phân tử ADN
Câu 47. Trong quá trình tự nhân đôi ở prokaryote, các protein SSB có nhiệm vụ:
A. Làm ổn định các mạch đơn của ADN sau khi tách nhau ra và làm cho hai mạch không tái kết
hợp trở lại được
B. Tháo xoắn phân tử ADN
C. Tổng hợp đoạn mồi ARN
D. Tiếp tục nối dài chuỗi polypeptid
E. Phá vỡ các liên kết hydro giữa các base để tách hai mạch của phân tử ADN
Câu 48. Trong quá trình tự nhân đôi ở prokaryote, enzym ADN gyrase có nhiệm vụ:
A. Làm ổn định các mạch đơn của ADN sau khi tách nhau ra và làm cho hai mạch không tái kết
hợp trở lại được
B. Tháo xoắn phân tử ADN
C. Tổng hợp đoạn mồi ARN
D. Tiếp tục nối dài chuỗi polypeptid
E. Phá vỡ các liên kết hydro giữa các base để tách hai mạch của phân tử ADN
Câu 49. Trong quá trình tự nhân đôi ở prokaryote, enzym topoisomerase có nhiệm vụ:
A. Làm ổn định các mạch đơn của ADN sau khi tách nhau ra và làm cho hai mạch không tái kết
hợp trở lại được
B. Tháo xoắn phân tử ADN
C. Tổng hợp đoạn mồi ARN
D. Tiếp tục nối dài chuỗi polypeptid
E. Phá vỡ các liên kết hydro giữa các base để tách hai mạch của phân tử ADN
Câu 50. Trong quá trình tự nhân đôi ở prokaryote, enzym primase có nhiệm vụ:
A. Làm ổn định các mạch đơn của ADN sau khi tách nhau ra và làm cho hai mạch không tái kết
hợp trở lại được
B. Tháo xoắn phân tử ADN
C. Tổng hợp đoạn mồi ARN
D. Tiếp tục nối dài chuỗi polypeptid
E. Phá vỡ các liên kết hydro giữa các base để tách hai mạch của phân tử ADN
Câu 51. Trong quá trình tự nhân đôi ở prokaryote, enzym ADN polymerase có nhiệm vụ:
A. Làm ổn định các mạch đơn của ADN sau khi tách nhau ra và làm cho hai mạch không tái kết
hợp trở lại được
B. Tháo xoắn phân tử ADN
C. Tổng hợp đoạn mồi ARN
D. Tiếp tục nối dài chuỗi polypeptid
E. Phá vỡ các liên kết hydro giữa các base để tách hai mạch của phân tử ADN
Câu 52. Trong quá trình tự nhân đôi ở prokaryote, enzym nào dưới đây có nhiệm vụ hình thành
chẻ nhân đôi (chạc ba sao chép):
A. Helicase B. Topoisomerase C. ADN gyrase
D. ADN polymerase E. Primase
Câu 53. Trong quá trình tự nhân đôi ở prokaryote, phức hợp protein primosome có nhiệm vụ:
A. Làm ổn định các mạch đơn của ADN sau khi tách nhau ra và làm cho hai mạch không tái kết
hợp trở lại được
B. Tháo xoắn phân tử ADN
C. Tổng hợp đoạn mồi ARN
D. Tiếp tục nối dài chuỗi polypeptid
E. Phá vỡ các liên kết hydro giữa các base để tách hai mạch của phân tử ADN
Câu 54. Trong thực tế tỷ lệ sai sót trong quá trình nhân đôi ở người ước tính có tần số:
A. 1.10-5 tức là 1 sai sót xảy ra trong 100.000 nucleotid
B. 1.10-6 tức là 1 sai sót xảy ra trong 1 triệu nucleotid
C. 1.10-7 tức là 1 sai sót xảy ra trong 10 triệu nucleotid
D. 1.10-8 tức là 1 sai sót xảy ra trong 100 triệu nucleotid
E. 1.10-9 tức là 1 sai sót xảy ra trong 1 tỷ nucleotid
Câu 55. Cơ chế sửa sai ADN trong quá trình tự nhân đôi được đảm bảo thông qua vai trò của
enzym:
A. Helicase B. Topoisomerase C. ADN gyrase
D. ADN polymerase E. Primase
II. CÂU HỎI NGẮN:
1. ADN polymerase đóng vai trò sửa chữa ở tế bào nhân thật là: __________
2. Enzyme primase tổng hợp đoạn _______ có đầu ______ bổ sung được với mạch ADN khuôn.
3. Vị trí cos trong bộ gen của phage lambda khi xâm nhiễm vào trong tế bào E.coli sẽ ________
và tránh bị ___________ của vi khuẩn.
4. Rep-protein thuộc nhóm enzym _________ có vai trò ___________.
5. ADN polymerase chịu trách nhiệm sao chép chính ở E.coli là: __________.
6. ADN polymerase chịu trách nhiệm sao chép NST ở tế bào nhân thật là: _________________.
7. ADN polymerase tham gia sao chép có hoạt tính: ______________.
8. ADN sao chép theo cơ chế _______________, vì từ một gen ban đầu tạo ra ___________,
mỗi gen con chứa _______________ và ______________.
9. Các yếu tố cần thiết cho sự sao chép ADN: _______________, _______________________,
____________________ và __________.
10. Khi sao chép ADN được tổng hợp mới theo chiều: ____________.
11. Sao chép ADN mạch thẳng gặp vấn đề gì: ______________________.
12. Thí nghiệm Meselson – Stahl đã chứng minh: _______________________.
13. Vai trò của ADN ligase trong sao chép ADN: _____________________.
14. Vai trò của helicase trong sao chép ADN: _________________.
15. Nút sao chép còn gọi là: _______________.
16. ADN polymerase ở retrovirus không có hoạt tính: ______________.
17. Quá trình sao chép ADN ở E.coli tạo nên cấu trúc ______________ và cứ 10 base được sao
chép thì hai sợi ADN gốc phải vặn xoắn 1 vòng tạo ____________.
18. Hoạt tính 3’ → 5’ exonuclease của ADN polymerase còn gọi là hoạt tính ___________.
19. Vai trò của ARNse H trong sao chép ADN: ___________.
20. E.coli có mấy loại ADN polymerase? ___.
21. Topoisomerase II có vai trò:___________________.
22. Sự ổn định rất cao của thông tin di truyền nhờ cơ chế ____________ và _____________.

You might also like