You are on page 1of 4

Bài tập cơ sở Giải tích

Le Thi Nhu Bich - Department of Mathematics - HUCE

Ngày 27 tháng 3 năm 2021

1 Bài tập về không gian mêtric


Bài tập 1.1 (không gian mêtric rời rạc). Cho X = R, hàm số d : X × X → R được định
nghĩa: d(x, y) = 0 nếu x = y và d(x, y) = 1 nếu x 6= y, với mọi x, y ∈ R.
a) Chứng minh rằng d là một mêtric trên R. (mêtric này được gọi là mêtric rời rạc trên
R).
b) Xác định hình cầu mở B(0, 1), hình cầu đóng B[0, 1] và mặt cầu S(0, 1) của không
gian mêtric (X, d).

Bài tập 1.2 (Mêtric trên không gian R2 ). Cho X = R2 , với mọi điểm x(x1 , x2 ) và
y(y1 , y2 ) ∈ R2 , ta định nghĩa:
1) d1 (x, y) = |x1 − y1 | + |x2 − y2 |
1
2)dp (x, y) = (|x1 − y1 |p + |x2 − y2 |p ) p , p > 1
3) d∞ (x, y) = max{|x1 − y1 |, |x2 − y2 |}.
a) Chứng minh rằng d1 , dp , d∞ là các mêtric trên R2 . ( d1 được gọi là mêtric taxicab , d∞
được gọi là mêtric supremum, and dp được gọi là mêtric Minskowski trên R2 )
b) Đối với mỗi mêtric trong 1) và 3 ở câu a), hãy xác định và vẽ hình cầu mở B(0, 1), hình
cầu đóng B[0, 1] và mặt cầu S(0, 1) của không gian (X, d) trong mặt phẳng R2 , trong đó
điểm 0 ở đây có nghĩa là điểm O(0, 0) trong R2 .
Xác định hình cầu mở B(x, r) tổng quát trong mỗi trường hợp.
Gợi ý: Trong mỗi trường hợp, ta cần kiểm tra 3 điều kiện của mêtric. Dễ thấy là trong
ví dụ 1) và 3), không khó để chứng minh các điều kiện, tuy nhiên đối với ví dụ 2), cần sử
dụng bất đẳng thức Holder để chứng minh:
Với các số thực x1 , x2 , ..., xn , y1 , y2 , ...yn ∈ R ta có:
1 1
|x1 y1 + x2 y2 + ... + xn yn | ≤ (xp1 + xp2 + ... + xpn ) p (y1q + y2p + ... + ynq ) q ,

với p > 1, 1/p + 1/q = 1.


Ở điều kiện iii) ta cần chứng minh dp (x, y) + dp (y, z) ≥ dp (x, z) hay

((x1 − y1 )p + (x2 − y2 )p )1/p + ((y1 − z1 )p + (y2 − z2 )p )1/p ≥ ((x1 − z1 )p + (x2 − z2 )p )1/p .

1
1 BÀI TẬP VỀ KHÔNG GIAN MÊTRIC

Mũ p 2 vế, viết lại các số hạng ở vế phải


(x1 − z1 )p + (x2 − z2 )p = (x1 − y1 + y1 − z1 )p + (x2 − y2 + y2 − z2 )p , sau đó dùng nhị thức
Newton, khai triển ra.
Sau khi bỏ bớt những số hạng giống nhau ở 2 vế, ta so sánh các số hạng có chung hệ số
Cpk ở hai vế.
Áp dụng bất đẳng thức Holder lần lượt cho các cặp số a1 = |x1 − y1 |k , a2 = |x2 − y2 |k và
b1 = |y1 − z − 1|p−k , b2 = |y2 − z2 |p−k , k = 1, ..n với sô “p” trong bất đẳng thức Holder ở
mỗi trường hợp là p/k, ta suy ra điều phải chứng minh.
Bài tập 1.3 (mêtric trong không gian Rn ). Cho X = Rn , với mỗi cặp điểm x =
(x1 , x2 , ..., xn ) và y = (y1 , y2 , ...yn ) ∈ Rn , ta định nghĩa:
Xn
1) d1 (x, y) = |xk − yk |
k=1
v
u n
uX
2) d2 (x, y) = t (xk − yk )2
k=1
n
X 1
3)dp (x, y) = ( |xk − yk |p ) p , p > 1
k=1
4) d∞ (x, y) = max {|xk − yk |}.
k=1..n
Chứng minh rằng d1 , d2 , dp , d∞ là các mêtric trên Rn . (d2 được gọi là mêtric thông
thường/mêtric Euclid trên Rn , d1 được gọi là mêtric taxicab, d∞ được gọi là mêtric supre-
mum, và dp được gọi là mêtric Minskowski trên Rn ) .
Bài tập 1.4 (Không gian mêtric các hàm liên tục). Cho C[a, b] là tập hợp các hàm liên
tục trên đoạn [a, b]. Ký hiệu X = C[a, b]. Với hai hàm số bất kỳ f, g ∈ X, ta định nghĩa:
Z b
1) d1 (f, g) = |f (x) − g(x)|dx
a
 b
Z  12
2) d2 (f, g) = (f (x) − g(x))2 dx
a
Z b  p1
p
3)dp (f, g) = (f (x) − g(x)) dx , p > 1
a
4) d∞ (f, g) = sup |f (x) − g(x)| (hay max |f (x) − g(x)|).
x∈[a,b] x∈[a,b]

a) Chứng minh rằng d1 , d2 , dp , d∞ là các mêtric trên không gian C[a, b]. (Từ nay về sau,
không gian mêtric (C[a, b], d∞ ) được ký hiệu là C[a, b], không gian mêtric (C[a, b], d1 ) được
ký hiệu là C L [a, b].
b) Đối với các mêtric 1) and 4) ở câu a), hãy xác định (và vẽ hình) hình cầu mở B(0, 1),
hình cầu đóng B[0, 1] và mặt cầu S(0, 1) của X, với 0 ở đây có nghĩa là hàm số hằng
f (x) = 0 với mọi x ∈ [a, b].
c) Cho a = 0, b = 5, f (x) = x2 − 4x, g(x) = 3x − 6. Hãy tính d1 (f, g), d∞ (f, g)?
Gợi ý: Ta có thể sử dụng bất đẳng thức Bunhiacopxki (hoặc bất đẳng thức Mincopski)
và bất đẳng thức Holder để chứng minh bất đẳng thức tam giác:
Với các hàm số f, g ∈ C[a, b] ta có:
s s
Z b Z b Z b
| f (x)g(x)dx| ≤ 2
f (x)dx g 2 (x)dx
a a a

2 Le Thi Nhu Bich


1 BÀI TẬP VỀ KHÔNG GIAN MÊTRIC

s s s
Z b Z b Z b
(f (x) + g(x))2 dx ≤ f 2 (x)dx + g 2 (x)dx
a a a
Z b Z b Z b
1 1
p
| f (x)g(x)dx| ≤ ( f (x)dx) p ( g q (x)dx) q
a a a

với p > 1, 1/p + 1/q = 1.

Bài tập 1.5. Cho X = Q, và d là mêtric thông thường (d(x, y) = |x − y|).


a) Chứng minh (X, d) là một không gian mêtric.
1
b) Xét dãy số xn = (1 + )n , n ∈ N. Ta thấy các phần tử của dãy số này đều thuộc Q.
n
Dãy này có hội tụ trong không gian mêtric (Q, d) hay không?
c) Dãy (xn )n ở câu b) có hội tụ trong không gian mêtric (R, d) hay không?

Bài tập 1.6. 1. Cho dãy (xn , yn )n hội tụ về điểm (x0 , y0 ) trong không gian (R2 , d2 ) (d2 là
mêtric thông thường/mêtric Euclid như ký hiệu ở bài học trước). Chứng minh rằng dãy
(xn )n hội tụ về điểm x0 và dãy (yn )n hội tụ về điểm y0 trong không gian mêtric (R, d)
(với d là mêtric thông thường trên R).
2. Chứng minh rằng, chiều ngược lại ở trên cũng đúng, tức là nếu có 2 dãy (xn )n , (yn )n lần
lượt hội tụ về điểm x0 và điểm y0 trong không gian mêtric (R, d) (với d là mêtric thông
thường trên R), thì dãy (xn , yn )n cũng hội tụ về điểm (x0 , y0 ) trong không gian (R2 , d2 ).
3. Chứng minh rằng một dãy hội tụ trong không gian (Rn , d2 ) nếu và chỉ nếu các dãy
thành phần của nó hội tụ trong (R, d). (ở đây d2 là mêtric Euclid trên Rn , d là mêtric
thông thường trên R.)
r
 1 1 
Bài tập 1.7. Chứng minh rằng dãy (xn , yn ) = sin 2 , hội tụ về điểm
n +1 n4 + n
(0, 0) trong lần lượt các không gian sau: (R2 , d1 ), (R2 , d2 ), (R2 , d∞ ).

Bài tập 1.8. Tìm các điểm trong, điểm cô lập, điểm biên, điểm dính, điểm tụ và phần
trong, bao đóng của các tập trong các không gian sau:
1)X = R với mêtric thông thường:
a)A = (−1, 1] \ {0};
1 1
b)A = {1, , , ...};
2 3
c) A = N,
d) A = Q.
2)X = R với mêtric rời rạc, A = (0, 1].
3)X = R2 với a) mêtric d1 ; b) mêtric d2 ; c) mêtric d∞ ; A = B(0, 1).
4) X = C[a, b]; A = {f ∈ C[a, b]|f (0) = 1}.

Bài tập 1.9. Kiểm tra tính đóng/mở của các tập sau trong không gian mêtric R thông
thường:
a)A = (0; 1] ∪ {2};
b)A = N,
c)A = Q.

Le Thi Nhu Bich 3


1 BÀI TẬP VỀ KHÔNG GIAN MÊTRIC

Bài tập 1.10. Kiểm tra tính đóng/mở của các tập sau trong không gian mêtric Euclid
R2 :
a)A = {(x, y) ∈ R2 : (x − 3)2 < 4 − (y − 5)2 }.
b)A = {(x, y) ∈ R2 : x > 0}.
c)A = {(x, y) ∈ R2 : 1 < x < 3, y = 0}.
d)A = {(x, y) ∈ R2 : x2 + y 2 = 1, x ∈ Q}.

Bài tập 1.11. Kiểm tra tính đóng mở của tập A trong không gian sau:
X = C[a, b]; A = {f ∈ C[a, b]|f (0) = 1}.

Bài tập 1.12. 1. Tìm một ví dụ mà giao của một họ các tập mở không phải là tập mở.
2. Tìm ví dụ mà hợp của một họ các tập đóng không phải là tập đóng.

Bài tập 1.13. Chứng minh rằng:


1) Phần trong của tập A là tập mở lớn nhất chứa trong A.
2) Bao đóng của A là tập đóng nhỏ nhất chứa A.
Gợi ý:
1. Chứng minh phần trong của tập A là một tập mở.
2. Gọi B là một tập mở và là tập con của A. Chứng minh B ⊂ Å.

Bài tập 1.14. 1. Cho (X, d) là một không gian mêtric và A là một tập có hữu hạn phần
tử trong X. Gọi (xn )n là một dãy trong A. Chứng minh dãy này có một dãy con (xkn )n
là một dãy hằng, hội tụ trong (X, d).
2. Chứng minh rằng A là một tập đóng, từ đó suy ra một tập có hữu hạn phần tử là một
tập đóng.

Bài tập 1.15. 1. Tìm một ví dụ mà A ∩ B 6= Ā ∩ B̄. 2. Tìm một ví dụ mà int(A ∪ B) 6=


Å ∪ B̊.

Bài tập 1.16. 1. Chứng minh rằng B(x, r) ⊂ B[x, r].


2. Tìm một ví dụ mà B(x, r) B[x, r].

4 Le Thi Nhu Bich

You might also like