You are on page 1of 136

HÓA PHÂN TÍCH NÂNG CAO

PHẦN THỰC HÀNH


1 TÍN CHỈ

GV: Nguyễn Thị Nhơn


Email: nguyennhon.duoc@gmail.com
(Chủ đề: Lớp_Họ&Tên_MSSV_ ….)
NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC DỤNG CỤ
I. NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM:
1. Thời gian:
- Buổi sáng: 7h00 đến 11h00
- Buổi chiều: 13h00 đến 17h00
SV đi trễ sau 30 phút không cho vào học.
Sẽ không có nghỉ giải lao giữa giờ trong quá trình làm
thí nghiệm.
Sinh viên ra khỏi phòng thí nghiệm phải có sự đồng ý
của GV hướng dẫn hoặc KTV phòng thí nghiệm.
SV nghỉ phải có đơn xin phép kèm chứng từ (GV sắp
xếp cho bù). Nếu không lý do phải có xác nhận CVHT
mới cho bù.
I. NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM:
2. Tác phong:
- Sinh viên vào phong thí nghiệm phải mặc áo blouse và
mang bảng tên đầy đủ, thay dép phòng thí nghiệm.
- SV không mang những trang phục không đúng quy
định như: quần rin kiểu bị rách, quần lửng…
- SV cắt móng tay ngắn, không sơn móng, không thả tóc
trong quá trình làm thí nghiệm.
- Trong suốt buổi thực hành không nói chuyện, không
sử dụng điện thoại.
I. NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM:
3. Sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị:
- SV quan sát phòng thí nghiệm đầu buổi thực hành,
cuối buổi các dụng cụ, hóa chất để đúng vị trí cũ.
- Mỗi nhóm chịu trách nhiệm vị trí nhóm của mình.
- Nhóm trực kiểm tra dụng cụ, vệ sinh chung phòng
thực hành trước khi ra về.
- Chỉ sử dụng những hóa chất, dụng cụ, thiết bị có liên
quan đến bài thực hành.
I. NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM:
4. Chính sách môn học:
- Chuyên cần: 20% tổng điểm
Điểm danh đầu giờ, điểm trừ tính trên số giờ nghỉ có lý
do và không lý do
- Báo cáo thí nghiệm: 25% tổng điểm
Bao gồm 3 phần: Kiểm tra bài đầu giờ, thái độ và thao
tác thực hành, bài báo cáo thí nghiệm.
- Bảo vệ thực hành: 55% tổng điểm
Gồm lý thuyết 40% và thực hành 60%.
II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MỘT SỐ DỤNG CỤ:

1. Các loại pipet:


- Pipet có bầu
- Pipet thẳng
2. Các loại cốc có mỏ.
3. Các loại bình định mức.
4. Bình gạn.
5. Bình chạy sắc ký
6. Cối, chày.
HÓA PHÂN TÍCH NÂNG CAO
PHẦN THỰC HÀNH
1 TÍN CHỈ

GV: Nguyễn Thị Nhơn


Email: nguyennhon.duoc@gmail.com
(Chủ đề: Lớp_Họ&Tên_MSSV_ ….)
BÀI 1
SẮC KÝ GIẤY - SẮC KÝ LỚP MỎNG
I. LÝ THUYẾT:
* NỘI DUNG:
1. Nguyên tắc của Sắc ký giấy và Sắc ký lớp mỏng.
2. Cách tiến hành Sắc ký.
3. Ứng dụng của Sắc ký.
I. LÝ THUYẾT:
1. Nguyên tắc của Sắc ký giấy và Sắc ký lớp mỏng.
- Sắc ký giấy: Là phương pháp tách các chất trong hỗn
hợp dựa trên khả năng phân bố khác nhau của chúng
giữa 2 dung môi không hòa lẫn với nhau, luôn tiếp xúc
với nhau: Một dung môi tĩnh (dung môi thấm trên giấy
SK) và một dung môi động.
I. LÝ THUYẾT:
1. Nguyên tắc của Sắc ký giấy và Sắc ký lớp mỏng.
- Sắc ký lớp mỏng: Là phương pháp tách các chất dựa
trên khả năng bị hấp phụ (là chủ yếu) khác nhau của
chúng trên bề mặt một chất rắn (chất hấp phụ), ở đây
tướng tĩnh là chất rắn (như silicagel, nhôm oxyd, thạch
cao, xenluloza...), tướng động là dung môi (DM phân
cực, ít phân cực, hoặc hỗn hợp dung môi).
I. LÝ THUYẾT:
2. Cách tiến hành Sắc ký:
- Chuẩn bị : Bình chạy SK, ống mao quản, bình phun
thuốc thử, giấy SK hoặc bản mỏng.
- Pha hỗn hợp dung môi pha động: lắc nhẹ, để yên 30
phút cho bão hòa (có thể cho thêm giấy để bão hòa)
- Pha các dung dịch thử và chuẩn nếu cần
I. LÝ THUYẾT:
2. Cách tiến hành Sắc ký:
- Chấm Sắc ký: Dùng mao quản chấm các chất cần chạy
SK lên giấy hoặc bản mỏng.

T C
I. LÝ THUYẾT:
2. Cách tiến hành Sắc ký:
- Chạy sắc ký:
I. LÝ THUYẾT:
2. Cách tiến hành Sắc ký:
- Lấy ra, sấy khô, phun TT hiện màu (nếu cần).
- Thu được Sắc ký đồ:
- Xác định các giá trị Rf
kết luận.
I. LÝ THUYẾT:
3. Ứng dụng:

- Chỉ số Rf : Đường đi của chất tan(của vết màu)


Rf =
Đường đi của dung môi

- Định tính và thử tinh khiết.


- Định lượng.
Một số hình ảnh sắc ký đồ:
HÓA PHÂN TÍCH NÂNG CAO
PHẦN THỰC HÀNH
1 TÍN CHỈ

GV: Nguyễn Thị Nhơn


Email: nguyennhon.duoc@gmail.com
(Chủ đề: Lớp_Họ&Tên_MSSV_ ….)
BÀI 1
SẮC KÝ GIẤY - SẮC KÝ LỚP MỎNG
II. THỰC HÀNH:
* NỘI DUNG:
1. Tiến hành sắc ký giấy xác định Cu2+,Ni2+ có trong
dung dịch hỗn hợp.
2. Tiến hành sắc ký lớp mỏng định tính Berberin trong
bột viên.
II. THỰC HÀNH:
1. Tiến hành sắc ký giấy xác định Cu2+,Ni2+ có trong dung
dịch hỗn hợp:
- Pha hỗn hợp dm pha động: 40ml gồm Aceton : HCl 20% =
8,8 : 1,2 .
- Chấm sắc ký trên giấy: Chấm 3 điểm:

Ni2+ Cu2+ HH
II. THỰC HÀNH:
1. Tiến hành sắc ký giấy xác định Cu2+,Ni2+ có trong dung
dịch hỗn hợp:
- Tiến hành chạy sắc ký.
- Lấy ra, để khô, phun TT acid rubenic 0,1%, sấy khô rồi để
bão hòa hơi amoniac.
- Sấy khô, phun TT Kali ferocyanua.
- Sấy khô, thu được sắc ký đồ
II. THỰC HÀNH:
1. Tiến hành sắc ký giấy xác định Cu2+,Ni2+ có trong dung
dịch hỗn hợp:
- Xác định các giá trị Rf của Cu2+,Ni2+, các vết trong hỗn hợp
và kết luận.

Ni2+ Cu2+ HH
II. THỰC HÀNH:
1. Tiến hành sắc ký lớp mỏng định tính Berberin trong bột
viên:
- Pha hỗn hợp dm pha động:
40ml gồm n-butanol:acidacetic:nước = 7:1:2
- Pha dung dịch thử: Lấy 2 viên Berberin nghiền mịn + 5ml
cồn 90%, lọc qua bông thu được dịch lọc.
- Dung dịch đối chiếu: berberin clorid/ethanol 90%
II. THỰC HÀNH:
1. Tiến hành sắc ký lớp mỏng định tính Berberin trong bột
viên:
- Chấm sắc ký:

T C
II. THỰC HÀNH:
1. Tiến hành sắc ký lớp mỏng định tính Berberin trong bột
viên:
- Chạy sắc ký:
II. THỰC HÀNH:

1. Tiến hành sắc ký lớp mỏng định tính Berberin trong bột
viên:
- Lấy ra, sấy khô, thu được vết có màu vàng. Nếu phun TT
Dragendoff thu được vết có màu đỏ cam.
- Xác định các giá trị Rf của vết thử, vết chuẩn và kết luận.
HÓA PHÂN TÍCH NÂNG CAO
PHẦN THỰC HÀNH
1 TÍN CHỈ

GV: Nguyễn Thị Nhơn


Email: nguyennhon.duoc@gmail.com
(Chủ đề: Lớp_Họ&Tên_MSSV_ ….)
BÀI 2
PHƯƠNG PHÁP ĐO QUANG
I. LÝ THUYẾT:

* NỘI DUNG:
1. Nguyên tắc phương pháp quang phổ hấp thụ UV-VIS.
2. Cấu tạo máy quang phổ: Ultrospec 7000.
3. Ứng dụng quang phổ UV-VIS trong ngành Dược.
I. LÝ THUYẾT:
1. Nguyên tắc phương pháp quang phổ hấp thụ UV-VIS:
- Dựa trên sự hấp thụ ánh sáng của dung dịch chất nghiên cứu ở vùng tử
ngoại (UV) và khả kiến (VIS)
- Dựa trên định luật cơ bản về sự hấp thụ ánh sáng của dung dịch là định
luật Lambert-Beer: A = K.C.l
A là mật độ quang của dung dịch,
K là hệ số hấp thụ
l là bề dày của lớp dung dịch(cm)
C là nồng độ của dung dịch
I. LÝ THUYẾT:
1. Nguyên tắc phương pháp quang phổ hấp thụ UV-VIS:
- Khi nồng độ C tính theo mol/lit và bằng 1 mol/lit, l =1cm, ta
có A=K.C. l =K= ε𝛌 được gọi là hệ số hấp thụ phân tử .
- Khi nồng độ C tính theo phần trăm (KL/TT) và bằng 1%,
l=1cm, ta có A = K.C.l = K= E1%1cm được gọi là hệ số hấp thụ
riêng (ký hiệu E(1,1)).
I. LÝ THUYẾT:

1. Nguyên tắc phương pháp quang phổ hấp thụ UV-VIS:


* Định luật Lambert – Beer:
Tỷ số: I / I0 = T : Độ truyền quang
A = lg 1/T = lg I0 / I = K.C.l
I. LÝ THUYẾT:
1. Nguyên tắc phương pháp quang phổ hấp thụ UV-VIS:
* Định luật Lambert – Beer:
Các điều kiện áp dụng định luật:
- Ánh sáng phải đơn sắc.
- Dung dịch phải loãng (A : 0,2 – 0,8)
- Dung dịch phải trong suốt
- Chất tan phải bền trong dung môi và bền dưới ánh sáng UV-
VIS.
I. LÝ THUYẾT:
2. Cấu tạo máy quang phổ: Ultrospec 7000:

Đèn chiếu Mẫu trắng Detector A thử

Mẫu thử

Hướng dẫn sử dụng trực tiếp trên máy.


I. LÝ THUYẾT:
3. Ứng dụng quang phổ UV-VIS trong ngành Dược:
3.1. Ứng dụng định tính và thử tinh khiết.
3.2. Ứng dụng định lượng:
- Định lượng trực tiếp (không cần dùng chất chuẩn).
- Định lượng gián tiếp (cần có chất chuẩn):
+ So sánh.
+ Đường chuẩn.
+ Xác định nồng độ các chất trong hỗn hợp
HÓA PHÂN TÍCH NÂNG CAO
PHẦN THỰC HÀNH
1 TÍN CHỈ

GV: Nguyễn Thị Nhơn


Email: nguyennhon.duoc@gmail.com
(Chủ đề: Lớp_Họ&Tên_MSSV_ ….)
BÀI 2
PHƯƠNG PHÁP ĐO QUANG
II. THỰC HÀNH:
* NỘI DUNG:
1. Định lượng dung dịch Fe3+ bằng phương pháp đo quang:
- So màu bằng mắt
- So sánh
- Đường chuẩn
2. Định lượng Cu2+ bằng phương pháp đo quang:
Đường chuẩn
II. THỰC HÀNH:
1. Định lượng dung dịch Fe3+ bằng phương pháp đo quang:
1.1. Dụng cụ, hóa chất:
- Máy quang phổ UV-VIS
- Các pipet chính xác
- Bình định mức 25ml
- Cốc thủy tinh
- Ống so màu
- Dung dịch FeCl3 0,01M(hoặc Fe(NO3)3 0,01M)
- Dung dịch KSCN 0,1M
- Dung dịch Fe3+ cần định lượng: dung dịch X, Y.
- Dung dịch HCl 10%.
II. THỰC HÀNH:
1. Định lượng dung dịch Fe3+ bằng phương pháp đo quang:
1.2. Tiến hành:
- Pha dãy dung dịch theo bảng:
Bình 25ml
1 2 3 4 5 6 7 8
Thuốc thử

Dung dịch Fe3+ 0,01M (ml) 0 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 0,6 0,6
(X) (Y)

Dung dịch KSCN 0,1M (ml) 10 10 10 10 10 10 10 10

Dung dịch HCl 10% (ml) 1 1 1 1 1 1 1 1

Nước cất vừa đủ 25ml 25 25 25 25 25 25 25 25


A
II. THỰC HÀNH:

1. Định lượng dung dịch Fe3+ bằng phương pháp đo quang:


1.2. Tiến hành:
- Xác định nồng độ bình 7 (X):
+ So màu bằng mắt:
Hút 10ml các dung dịch từ bình 2 đến bình 7 cho vào ống
nghiệm.
So màu bằng mắt thường: so ống nghiệm bình 7 với các bình
còn lại và kết luận
II. THỰC HÀNH:

1. Định lượng dung dịch Fe3+ bằng phương pháp đo quang:


1.2. Tiến hành:
- Xác định nồng độ bình 7 (X):
+ So sánh:
VD: màu bình 4 ~ màu bình 7, ta có:
C4 A4
C7 A7 C7 = C4 x A7/A4
II. THỰC HÀNH:
1. Định lượng dung dịch Fe3+ bằng phương pháp đo quang:
1.2. Tiến hành:
- Xác định nồng độ của bình 8 (Y):
Ta có: C2 C3 C4 C5 C6 A y = a.x + b
A2 A3 A4 A5 A6
Vẽ đồ thị A theo C:

từ A8 C8
C
II. THỰC HÀNH:

2. Định lượng dung dịch Cu2+ bằng phương pháp đo quang:


2.1. Dụng cụ, hóa chất:
- Máy quang phổ UV-VIS
- Các pipet chính xác
- Dung dịch NH4OH (1:3 ).
- H2SO4 đặc.
- Dung dịch chuẩn Cu2+ 1mg/ml.
- Bình định mức 50ml.
II. THỰC HÀNH:
2. Định lượng dung dịch Cu2+ bằng phương pháp đo quang:
2.2. Tiến hành:
- Chuẩn bị dung dịch trắng:
Lấy 10ml dung dịch NH4OH (1:3 ) cho vào bình định mức 50
ml, thêm một giọt H2SO4 đặc, thêm nước cất đến vạch.

- Cân chính xác 3,927g CuSO4.5H2O tinh khiết hoá học, cho
vào cốc và hoà tan bằng một ít nước cất,thêm vào 5ml H2SO4
đặc rồi chuyển sang bình định mức 1 lít, tráng cốc vài lần, cho
vào bình định mức rồi thêm nước cất đến vạch. Ta được dung
dịch chuẩn Cu2+ 1mg/ml.
II. THỰC HÀNH:
2. Định lượng dung dịch Cu2+ bằng phương pháp đo quang:
2.2. Tiến hành:
- Chuẩn bị dãy dung dịch chuẩn theo bảng sau:
Bình 50 ml
TT 1 2 3 4 5 6

Dung dịch Cu2+ (1mg/ml) 3 5 10 15 20 10 (ĐL)


Dd NH4OH (1:3) 10 10 10 10 10 10
Nước cất vđ 50 ml
A
II. THỰC HÀNH:
2. Định lượng dung dịch Cu2+ bằng phương pháp đo quang:
2.2. Tiến hành:
- Xác định nồng độ của bình 8 (Y):
Ta có: C1 C2 C3 C4 C5 A y = a.x + b
A1 A2 A3 A4 A5
Vẽ đồ thị A theo C:

từ A6 C6
C
HÓA PHÂN TÍCH NÂNG CAO
PHẦN THỰC HÀNH
1 TÍN CHỈ

GV: Nguyễn Thị Nhơn


Email: nguyennhon.duoc@gmail.com
(Chủ đề: Lớp_Họ&Tên_MSSV_ ….)
BÀI 3
ĐỊNH TÍNH MỘT CHẤT BẰNG
PHƯƠNG PHÁP ĐO QUANG
I. LÝ THUYẾT:

* NỘI DUNG:
1. Nguyên tắc định tính một chất bằng phương pháp đo quang.
2. Nguyên tắc định tính Vitamin B12 bằng phương pháp đo
quang.
I. LÝ THUYẾT:
1. Nguyên tắc định tính một chất bằng phương pháp đo quang.
- Dựa trên phổ hấp thụ của dung dịch nghiên cứu trong vùng
UV-VIS.
- Phổ hấp thụ là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của A theo λ.
- Trên phổ hấp thụ sẽ thu được các giá trị cực đại và cực tiểu
(nếu có).
- Mỗi chất khác nhau sẽ có phổ hấp thụ khác nhau.
- Từ đó ứng dụng cho định tính hoặc thử tinh khiết các chất.
I. LÝ THUYẾT:
I. LÝ THUYẾT:
I. LÝ THUYẾT:
1. Nguyên tắc định tính vitamin B12 bằng phương pháp đo quang:
- Với VitaminB12 ,dung dịch 0,0025% trong nước có 3 cực đại hấp thụ :
ở 361± 1nm và 550 ± 2nm; 278 ± 1nm; tỷ số độ hấp thụ ở 361nm với độ
hấp thụ ở 278nm là 1,7-1,9, tỷ số độ hấp thụ ở 361nm với độ hấp thụ ở
550nm là 3,15 đến 3,45.
- Pha loãng dd thử và quét phổ trong vùng các bước sóng từ 240 –
600nm, nếu thu được các giá trị như trên thì kết luận trong dd có Vitamin
B12.
I. LÝ THUYẾT:
HÓA PHÂN TÍCH NÂNG CAO
PHẦN THỰC HÀNH
1 TÍN CHỈ

GV: Nguyễn Thị Nhơn


Email: nguyennhon.duoc@gmail.com
(Chủ đề: Lớp_Họ&Tên_MSSV_ ….)
BÀI 3
ĐỊNH TÍNH MỘT CHẤT BẰNG
PHƯƠNG PHÁP ĐO QUANG
II. THỰC HÀNH:

* NỘI DUNG:
Định tính và định lượng xác định hàm lượng Vitamin
B12 trong ống tiêm có hàm lượng trên nhãn 1mg/ml.
II. THỰC HÀNH:
2.1. Dụng cụ, hóa chất:
- Máy quang phổ UV-VIS.
- Bình định mức 50 ml.
- Các pipet chính xác.
- Cốc có mỏ
- Dung dịch tiêm B12 : 1mg/ml.
II. THỰC HÀNH:
2.2. Tiến hành:
- Hút chính xác 1ml dung dịch thuốc tiêm pha loãng thành
50ml trong bình định mức.
- Quét phổ dung dịch trong vùng các bước sóng từ 240 –
600nm.
- Nếu thu được các giá trị: 3 cực đại hấp thụ : ở 361± 1nm và
550 ± 2nm; 278 ± 1nm; tỷ số độ hấp thụ ở 361nm với độ hấp
thụ ở 278nm là 1,7-1,9, tỷ số độ hấp thụ ở 361nm với độ hấp
thụ ở 550nm là 3,15 đến 3,45 thì kết luận trong dung dịch có
vitamin B12
I. LÝ THUYẾT:
II. THỰC HÀNH:
2.3. Xác định hàm lượng Vitamin B12 trong ống tiêm:
Hàm lượng vitaminB12 (tính theo mg/ml) được tính theo
công thức:

Trong đó:
A: giá trị mật độ quang đo được của dung dịch vitaminB 12
đang cần xác định (ở bước sóng 361nm)
207: Độ hấp thụ riêng E1%1cm của vitaminB12 ở bước sóng
361nm.
n: hệ số pha loãng của dung dịch cần xác định.
HÓA PHÂN TÍCH NÂNG CAO
PHẦN THỰC HÀNH
1 TÍN CHỈ

GV: Nguyễn Thị Nhơn


Email: nguyennhon.duoc@gmail.com
(Chủ đề: Lớp_Họ&Tên_MSSV_ ….)
BÀI 3 (tt)
ĐỊNH LƯỢNG HAI CHẤT TRONG HỖN HỢP
BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO QUANG
I. LÝ THUYẾT:
* NỘI DUNG:
1. Nguyên tắc định lượng hai chất trong hỗn hợp bằng phương
pháp đo quang.
2. Nguyên tắc định lượng Cloramphenicol và Naphazolin
trong thuốc nhỏ mũi Cloramzolin.
I. LÝ THUYẾT:

1. Nguyên tắc định lượng hai chất trong hỗn hợp bằng phương
pháp đo quang:
- Dựa trên sự hấp thụ ánh sáng trong vùng UV-VIS của các
chất có trong hỗn hợp.
- Dựa trên tính chất cộng tính của giá trị mật độ quang.
I. LÝ THUYẾT:
1. Nguyên tắc định lượng hai chất trong hỗn hợp bằng phương
pháp đo quang:
- Ta có:
+ Trong dung dịch có n chất sẽ có n bước sóng cực đại (mỗi
chất có 1 𝛌max xác định).
+ Theo tính chất cộng tính:
Tại 𝛌1: Ahh = A1 + A2 +…+An = K1.l.C1 + K2.l.C2 +…+Kn.l.Cn
Tại 𝛌2 : Ahh = A1 + A2 +…+An = K1.l.C1 + K2.l.C2 +…+Kn.l.Cn
I. LÝ THUYẾT:
1. Nguyên tắc định lượng hai chất trong hỗn hợp bằng phương
pháp đo quang:
.
.
.
Tại 𝛌n: Ahh = A1 + A2 +…+An = K1.l.C1 + K2.l.C2 +…+Kn.l.Cn

Với K = ε / E1%1cm tại các bước sóng xác định của các chất.
Giải hệ n phương trình với n ẩn là các nồng độ C1, C2, …, Cn
Suy ra được nồng độ của n chất trong hỗn hợp.
I. LÝ THUYẾT:
2. Nguyên tắc định lượng Cloramphenicol và Naphazolin trong thuốc
nhỏ mũi Cloramzolin:
- Ta có:
Cloramphenicol có nồng độ C1 và 𝛌1 = 279nm
Naphazolin có nồng độ C2 và 𝛌2 = 300nm
- Theo tính chất cộng tính:
A1 = E1.C1 + E'1.C2 (đo ở bước sóng 𝛌1)
A2 = E2.C1 + E'2.C2 (đo ở bước sóng 𝛌2)
Với: E1: E1%1cm của cloramphenicol ở 𝛌 = 279nm
E2: E1%1cm của cloramphenicol ở 𝛌 = 300nm
E1': E1%1cm của naphazolin ở 𝛌 = 279nm
E2': E1%1cm của naphazolin ở 𝛌 = 300nm
A1, A2 là độ hấp thụ của Cloramzolin ở 𝛌1, 𝛌2.
I. LÝ THUYẾT:
2. Nguyên tắc định lượng Cloramphenicol và Naphazolin trong thuốc
nhỏ mũi Cloramzolin:
- Giải hệ phương trình ta được C1 (%) và C2 (%) :
HÓA PHÂN TÍCH NÂNG CAO
PHẦN THỰC HÀNH
1 TÍN CHỈ

GV: Nguyễn Thị Nhơn


Email: nguyennhon.duoc@gmail.com
(Chủ đề: Lớp_Họ&Tên_MSSV_ ….)
BÀI 3 (tt)
ĐỊNH LƯỢNG HAI CHẤT TRONG HỖN HỢP
BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO QUANG
II. THỰC HÀNH:

* NỘI DUNG:
Định lượng Cloramphenicol và Naphazolin trong thuốc
nhỏ mũi Cloramzolin.
II. THỰC HÀNH:
* Định lượng Cloramphenicol và Naphazolin trong thuốc nhỏ
mũi Cloramzolin:
2.1. Dụng cụ ,hóa chất:
- Máy đo quang phổ UV-VIS
- Cân phân tích
- Các bình định mức
- Các pipet chính xác
- Các cốc thủy tinh
- DD Cloramphenicol chuẩn 0,4%
- DD Naphazolin chuẩn 0,05%
II. THỰC HÀNH:
2.2. Định lượng Cloramphenicol và Naphazolin trong thuốc
nhỏ mũi Cloramzolin:
Theo lý thuyết ta có:
A1 = E1.C1 + E'1.C2 (đo ở bước sóng 𝛌1 = 279nm)
A2 = E2.C1 + E'2.C2 (đo ở bước sóng 𝛌2 = 300nm)
Lần lượt đi tìm các giá trị A1, A2, E1, E2, E'1, E'2 thay vào giải
hệ phương trình ta được C1 : nồng độ của Cloramphenicol
C2. : nồng độ của Naphazolin
II. THỰC HÀNH:
2.2. Định lượng Cloramphenicol và Naphazolin trong thuốc nhỏ mũi
Cloramzolin:
- Tìm A1, A2:
Hút chính xác 1ml dd Cloramzolin pha loãng thành 50ml / Bđm,
đo ở 𝛌1 và 𝛌 2 được A1, A2.
- Tìm E1, E2 :
Hút chính xác 1ml dd Cloramphenicol 0,4% pha loãng thành
100ml / Bđm. Hút CX 5ml dd này pha loãng thành 10ml. Đem dd này đo
ở 𝛌1 và 𝛌 2 được D1 và D2 E1, E2 .
II. THỰC HÀNH:

2.2. Định lượng Cloramphenicol và Naphazolin trong thuốc nhỏ mũi


Cloramzolin:
- Tìm E1', E2' :
Hút chính xác 1ml dd Naphazolin 0,05% pha loãng thành 50ml /
Bđm. Đem dd này đo ở 𝛌1 và 𝛌 2 được D1' và D2' E1', E2' .
II. THỰC HÀNH:

2.2. Định lượng Cloramphenicol và Naphazolin trong thuốc nhỏ mũi


Cloramzolin:
- Thay các giá trị vào hệ phương trình. Giải hệ ta có C1%, C2%.
HÓA PHÂN TÍCH NÂNG CAO
PHẦN THỰC HÀNH
1 TÍN CHỈ

GV: Nguyễn Thị Nhơn


Email: nguyennhon.duoc@gmail.com
(Chủ đề: Lớp_Họ&Tên_MSSV_ ….)
BÀI 4
ĐỊNH LƯỢNG NOVOCAIN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT ĐO QUANG
I. LÝ THUYẾT:

* NỘI DUNG:
1. Nguyên tắc phương pháp chiết cặp ion.
2. Nguyên tắc định lượng Novocain bằng pp chiết đo quang.
I. LÝ THUYẾT:
1. Nguyên tắc phương pháp chiết cặp ion:
Khi cho một ion tác dụng với một ion trái dấu sẽ có thể
hình thành một cặp ion giống như một phân tử trung hòa điện
và có thể chiết được bằng một dung môi ít gây phân ly:
A- + B+ = A- B+ (cặp ion)
I. LÝ THUYẾT:
1. Nguyên tắc phương pháp chiết cặp ion:
Điều kiện để chiết cặp ion:
- Ít nhất một trong hai ion tạo cặp phải có khối lượng lớn và
kỵ nước.
- Duy trì pH của tướng nước sao cho ngăn cản các ion tạo cặp
chuyển sang dạng phân tử.
- Dùng thừa chất màu và chất màu không tan vào dm chiết,
- Có thể thêm các chất điện ly để tăng hiệu suất chiết.
I. LÝ THUYẾT:
2. Nguyên tắc định lượng Novocain bằng pp chiết đo quang:
- Dung dịch Novocain trong nước không hấp thụ được ánh sáng trong
vùng UV-VIS do đó để ĐL bằng phương pháp này ta tiến hành chiết cặp
ion.
- Novocain một bazơ tổng hợp, có khả năng tạo cặp ion màu với một số
chất acid (thí dụ màu azoin như heliantin, tropeolin OO...).Trong môi
trường dung dịch đệm acetat có pH 4-5 Novocain ở dưới dạng cation
(B+) và acid màu như heliantin ở dưới dạng anion (A-) tạo thành cặp ion
B+ A- có màu chiết được vào cloroform:
A- + B+ = A- B+
- Để định lượng, lấy lớp cloroform đem đo mật độ quang ở bước sóng
420nm.
- Tiến hành song song với mẫu chuẩn dùng pp so sánh xác định được
nồng độ Novocain cần tìm.
HÓA PHÂN TÍCH NÂNG CAO
PHẦN THỰC HÀNH
1 TÍN CHỈ

GV: Nguyễn Thị Nhơn


Email: nguyennhon.duoc@gmail.com
(Chủ đề: Lớp_Họ&Tên_MSSV_ ….)
BÀI 4
ĐỊNH LƯỢNG NOVOCAIN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT ĐO QUANG
II. THỰC HÀNH:

* NỘI DUNG:
Định lượng xác định hàm lượng Novocain trong ống
tiêm có hàm lượng trên nhãn 0,06g/2ml
II. THỰC HÀNH:
*Định lượng xác định hàm lượng Novocain trong ống tiêm có hàm lượng
trên nhãn 0,06g/2ml:

2.1. Dụng cụ, hóa chất:


- Pipet chính xác các loại
- Bình gạn 50ml
- Bình định mức 25ml
- Dung dịch Novocain chuẩn 0,5mg/ml(0,05%)
- Dung dịch tiêm Novocain để định lượng 0,02g/2ml
- Dung dịch đệm acetat(pH=4-5)
- Dung dịch heliantin 0,1%
- Cloroform
- Máy đo quang phổ UV-VIS.
II. THỰC HÀNH:
*Định lượng xác định hàm lượng Novocain trong ống tiêm có hàm lượng
trên nhãn 0,06g/2ml:

2.2. Tiến hành:


- Hút chính xác 1ml dd thuốc tiêm pha loãng thành 50ml/Bđm.
- Cho vào 5 bình gạn theo bảng:
Bình gạn
Dung dịch cho vào So S1 S2 X1 X2

Đệm acetat (ml) 3 3 3 3 3

Heliantin0,1% 2 2 2 2 2

Novocain chuẩn 0 0,5 0,5 0 0


0,5 mg/ml(ml)
Dung dịch Novocain định lượng 0 0 0 0,5 0,5
đã pha loãng (ml)

Nước cất 5 4,5 4,5 4,5 4,5


II. THỰC HÀNH:
*Định lượng xác định hàm lượng Novocain trong ống tiêm có hàm lượng
trên nhãn 0,06g/2ml:

2.2. Tiến hành:


- Chiết các bình với CHCl3 bằng cách lắc nhẹ 10 phút (làm 3 lần, mỗi lần
6 ml CHCl3). Gộp dịch chiết CHCl3 (3 lần) của từng bình gạn vào bình
định mức 25ml tương ứng,thêm CHCl3 vào từng bình cho đến vạch, lắc
đều.Lọc qua giấy lọc khô vào các ống nghiệm to tương ứng (sạch và
khô). Đo mật độ quang A ở các dịch lọc (trong ống nghiệm) ở bước sóng
420nm với dung dịch so sánh là dich chiết từ bình S0.
II. THỰC HÀNH:
*Định lượng xác định hàm lượng Novocain trong ống tiêm có hàm lượng
trên nhãn 0,06g/2ml:

2.3. Kết quả:


Tính kết quả theo phương pháp so sánh:

Cx : nồng độ dung dịch novocain phải định lượng


Cch: nồng độ dung dịch novocain phải chuẩn
Ax: mật độ trung bình của X1 và X2
As: mật độ trung bình của S1 và S2
Yêu cầu kết quả định lượng cao không quá 7%.
HÓA PHÂN TÍCH NÂNG CAO
PHẦN THỰC HÀNH
1 TÍN CHỈ

GV: Nguyễn Thị Nhơn


Email: nguyennhon.duoc@gmail.com
(Chủ đề: Lớp_Họ&Tên_MSSV_ ….)
BÀI 5
ĐỊNH LƯỢNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO QUANG
THEO PHƯƠNG PHÁP THÊM
I. LÝ THUYẾT:
* NỘI DUNG:
1. Nguyên tắc phương pháp thêm so sánh trong đo quang.
2. Nguyên tắc định lượng Berberin bằng pp thêm so sánh
trong đo quang.
I. LÝ THUYẾT:
1. Nguyên tắc phương pháp thêm so sánh trong đo quang:
- Là phương pháp có cùng nguyên tắc với phương pháp so
sánh, đòi hỏi dung dịch đo phải tuân theo đinh luật Lambert-
Beer và hai dung dịch đo có nồng độ không nên khác nhau
nhiều.
I. LÝ THUYẾT:
1. Nguyên tắc phương pháp thêm so sánh trong đo quang:
- Tiến hành như sau:
Đo Dx của dung dịch có nồng độ Cx cần xác định,sau đó tiến hành đo Dx'
của dung dịch có nồng độ Cx xác định nhưng có thêm một lượng chất
chuẩn ứng với nồng độ Cch thêm vào.Khi ấy ta có:
Dx = ε.l.Cx và Dx' = ε.l.(Cx + Cch)
( ở đây bằng nhau vì là cùng một chất, cùng bước sóng đo, l bằng nhau
vì đo cùng 1 loại cuvet). Do đó:

Phương pháp này thường được áp dụng khi dung dịch chất cần xác định
có thành phần phức tạp ,lúc đó sẽ loại trừ được một số yếu tố ảnh hưởng
mà nhiều khi chưa biết được.
I. LÝ THUYẾT:

2. Nguyên tắc định lượng Berberin bằng pp thêm so sánh trong đo


quang:
- Dung dịch Berberin trong nước có cực đại hấp thụ ánh sáng ở bước
sóng 263nm và 345 nm,vì thế có thể áp dụng phương pháp đo quang .
- Để định lượng berberin.nhưng vì trong viên nén, thành phần phức tạp,
ngoài berberin còn có tá dược,do đó có thể dùng phương pháp thêm để
khắc phục được một số yếu tố ảnh hưởng.
I. LÝ THUYẾT:
2. Nguyên tắc định lượng Berberin bằng pp thêm so sánh trong đo
quang:
- Pha dung dịch cần ĐL có nồng độ Cx đo mật độ quang Dx.
- Pha dung dịch cần ĐL có nồng độ Cx và thêm 1 lượng Cc rất bé và
chính xác đo mật độ quang Dx‘ .
- Ta có :

- Từ Cx suy ra hàm lượng Berberin cần định lượng.


HÓA PHÂN TÍCH NÂNG CAO
PHẦN THỰC HÀNH
1 TÍN CHỈ

GV: Nguyễn Thị Nhơn


Email: nguyennhon.duoc@gmail.com
(Chủ đề: Lớp_Họ&Tên_MSSV_ ….)
BÀI 5
ĐỊNH LƯỢNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO QUANG
THEO PHƯƠNG PHÁP THÊM
II. THỰC HÀNH:

* NỘI DUNG:
Định lượng xác định hàm lượng Berberin trong viên nén
có hàm lượng trên nhãn 5mg.
II. THỰC HÀNH:
*Định lượng xác định hàm lượng Berberin trong viên nén có hàm lượng
trên nhãn 5mg:
2.1. Dụng cụ, hóa chất:
- Máy quang phổ UV-VIS.
- Cân phân tích.
- Cối chày sứ.
- Các bình định mức.
- Các cốc thủy tinh.
- Giấy lọc băng xanh.
- Phễu lọc.
- Các pipet chính xác.
- Berberin.HCl dùng làm chuẩn.
- Mẫu viên nén Berberin.
II. THỰC HÀNH:
II. THỰC HÀNH:

*Định lượng xác định hàm lượng Berberin trong viên nén có hàm lượng
trên nhãn 5mg:
2.3. Kết quả:
- Từ Dx và D'x tính được Cx: DX CX DX
  C  C .
DX' CX  Cch DX  DX
X ch '

- Từ Cx suy ra KL Berberin trong m(g) bột viên, sau đó suy ra KL


Berberin trong 1 viên (mTB (g) bột).
HÓA PHÂN TÍCH NÂNG CAO
PHẦN THỰC HÀNH
1 TÍN CHỈ

GV: Nguyễn Thị Nhơn


Email: nguyennhon.duoc@gmail.com
(Chủ đề: Lớp_Họ&Tên_MSSV_ ….)
BÀI 6
PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA :
ĐO pH VÀ CHUẨN ĐỘ ĐO THẾ
I. LÝ THUYẾT:
* NỘI DUNG:
1. Bản chất phương pháp.
2. Nguyên tắc xác định pH dung dịch bằng phương pháp đo
thế.
3. Nguyên tắc chuẩn độ điện thế.
I. LÝ THUYẾT:
1. Bản chất phương pháp:
Thực chất của phương pháp đo thế là đo suất điện động
của 1 pin tạo bởi 1 điện cực có thể thay đổi phụ thuộc vào
nồng độ ion chất cần xác định (gọi là điện cực chỉ thị )và một
điện cực có thế không thay đổi (gọi là điện cực so sánh), cả 2
điện cực đều được nhúng vào dung dịch nghiên cứu :
E = Echỉ thị -Eso sánh
Cực chỉ thị Cực so sánh

Dung dịch đo

Dựa vào E ta có thể đo pH hoặc chuẩn độ đo thế


I. LÝ THUYẾT:
2. Nguyên tắc xác định pH dung dịch bằng phương pháp đo thế:
Dùng điện cực chỉ thị là thủy tinh hay Pt. Điện cực so sánh là
calomen hay Ag/AgCl. Để cho gọn có thể dùng điện cực tổ hợp là điện
cực kép gồm một điện cực chỉ thị và một điện cực so sánh (thường hay
dùng thủy tinh+calomen; thủy tinh Ag/AgCl; kim loại quí+calomen). Khi
nhúng các cực này vào dung dịch đo có pH trong khoảng 0<pH<12 thì
quan hệ giữa thế của cực chỉ thị và pH là tuyến tính chỉ phụ thuộc vào
nhiệt độ theo phương trình: E = E0H2 + 2,303. log aH+
= E0H2 + 2,303. pH
(trong đó E0H2 ≈ const, phụ thuộc nhiệt độ và bản chất mỗi điện cực; ở
250C trị số 2,303. = 59,16 mV).

Vì vậy khi sử dụng máy đo thế (pH meter) có thể xác định được pH của
dung dịch cần thử.
I. LÝ THUYẾT:
3. Nguyên tắc chuẩn độ điện thế:
Phương pháp đo thế được tiến hành theo 2 kỹ thuật sau:

- Tiến hành đo thế các dung dịch chuẩn và dung dịch cần xác
định rồi từ đó suy ra nồng độ ion cần xác định theo phương
pháp so sánh, đường chuẩn...(như trong phương pháp đo
quang phổ hay sắc ký): Điển hình cho kỹ thuật này trong phân
tích là đo pH, đo pM (M là ion nào đó).

- Tiến hành đo thế của dung dịch trong quá trình chuẩn độ ,từ
đó suy ra điểm tương đương để tính toán nồng độ dung dịch,
gọi là phương pháp chuẩn độ đo thế.
HÓA PHÂN TÍCH NÂNG CAO
PHẦN THỰC HÀNH
1 TÍN CHỈ

GV: Nguyễn Thị Nhơn


Email: nguyennhon.duoc@gmail.com
(Chủ đề: Lớp_Họ&Tên_MSSV_ ….)
BÀI 6
PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA :
ĐO pH VÀ CHUẨN ĐỘ ĐO THẾ
II. THỰC HÀNH:

* NỘI DUNG:
1. Xác định pH dung dịch bằng phương pháp đo thế.
2. Chuẩn độ acid H3PO4 bằng dung dịch NaOH theo phương
pháp đo thế.
II. THỰC HÀNH:
2.1. Dụng cụ, hóa chất:
- Máy đo pH
- Điện cực thủy tinh, calomen (hoặc điện cực tổ hợp)
- Cốc để dung dịch
- Dung dịch đệm pH=7, pH=4, pH=9.
- Chỉ thị màu vạn năng.
II. THỰC HÀNH:
2.2. Xác định pH dung dịch bằng phương pháp đo thế:
- Để máy ở chế độ đo pH, theo hướng dẫn sử dụng cụ thể trên
thiết bị .

- Dùng giấy chỉ thị thử dung dịch cần đo xem pH ở khoảng
nào. Lấy dung dịch đệm có pH gần pH dung dịch cần đo.

Ví dụ: Chuẩn máy với 2 dung dịch đệm (pH=7 ; pH=4 ); nên
chuẩn với 7,0 trước, rồi chuẩn với dung dịch pH= 4,0 nếu môi
trường ta đo có tính acid. Nếu môi trường base thì chuẩn điện
cực bằng dung dịch pH = 7 trước rồi sau đó chuẩn lại bằng
dung dịch pH= 9 trước khi đo các mẫu thử.
II. THỰC HÀNH:
2.2. Xác định pH dung dịch bằng phương pháp đo thế:
- Thay dung dịch đệm bằng dung dịch cần đo, màn hình sẽ chỉ
trị số pH của dung dịch.

Chú ý: mỗi khi thay dung dịch đo phải dùng bình phun nước
cất rửa sạch cực, lau khô bằng giấy sạch, mịn và mềm.

Yêu cầu: số chỉ pH trên thiết bị không được sai quá ±0,2 đơn
vị pH so với giá trị ghi trên dung dịch chuẩn.
II. THỰC HÀNH:
2.3. Chuẩn độ acid H3PO4 bằng dung dịch NaOH theo
phương pháp đo thế:
- Cặp điện cực hay dùng là: Thủy tinh + calomen (hay
Ag/AgCl) hoặc điện cực tổ hợp Thủy tinh -calomen, thủy tinh-
Ag/AgCl.

- Phương trình của phản ứng định lượng là:


H3PO4 + NaOH = NaH2PO4 + H2O (1)
NaH2PO4 + NaOH = Na2HPO4 + H2O (2)
Na2HPO4 + NaOH = Na3PO4 + H2O (3)
II. THỰC HÀNH:

2.3. Chuẩn độ acid H3PO4 bằng dung dịch NaOH theo


phương pháp đo thế:
- Như vậy trong quá trình định lượng, pH của dung dịch liên
tục thay đổi và tại các điểm tương đương (1), (2) có sự thay
đổi đột ngột của pH (điểm tương đương 3 không rõ). Nếu ta
ghi chép quan hệ giữa thể tích dung dịch Vml chuẩn NaOH
cho vào dung dịch cần định lượng H3PO4 với điện thế E của
dung dịch (hoặc pH), sau mỗi lần cho NaOH, rồi vẽ đồ thị ta
sẽ được đường cong chuẩn độ
II. THỰC HÀNH:
2.3. Chuẩn độ acid H3PO4 bằng dung dịch NaOH theo
phương pháp đo thế:
- Từ đồ thị hoặc bảng theo dõi ta xác định được thể tích dung
dịch chuẩn NaOH ở điểm tương đương. Từ đó tính được nồng
độ của dung dịch H3PO4.
- Vẽ đường cong chuẩn độ E=f( V NaOH).Đường cong có dạng:

Vtđ VNaOH

You might also like