You are on page 1of 53

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

KHOA HÓA HỌC – BỘ MÔN CNHH

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
THIẾT KẾ PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT EDC BẰNG PHƯƠNG PHÁP
OXI CLO HÓA VỚI NĂNG SUẤT 55.000 TẤN/NĂM

Lớp: Công nghệ Hữu cơ – Hóa dầu K37


Sinh viên: Trần Thế Vũ
Mã sinh viên: 3752050138
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Phan Thị Thùy Trang

Quy Nhơn, 3/2018


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LÍ THUYẾT...............................................................3
1.1. Tính chất của nguyên liệu và sản phẩm...............................................................3
1.1.1. Tính chất của HCl...........................................................................................3
1.1.1.1. Tính chất vật lí...........................................................................................3
1.1.1.2. Tính chất hóa học.......................................................................................3
1.1.1.3. Phương pháp điều chế HCl........................................................................3
1.1.1.4. Ứng dụng của HCl.....................................................................................4
1.1.2. Tính chất của etylen........................................................................................4
1.1.2.1. Tính chất vật lí...........................................................................................5
1.1.2.2. Tính chất hoá học.......................................................................................5
1.1.2.3. Điều chế etylen...........................................................................................8
1.1.2.4. Ứng dụng của etylen.................................................................................10
1.1.3. Tổng quan về sản phẩm.................................................................................10
1.1.3.1. Tính chất vật lí của EDC..........................................................................10
1.1.3.2. Tính chất hóa học của EDC.....................................................................12
1.1.3.3. Ứng dụng của EDC..................................................................................13
1.1.3.4. Tình hình sản xuất và sử dụng EDC.........................................................13
1.2. Các phương pháp sản xuất EDC........................................................................14
1.2.1. Phương pháp oxyclo hóa etylen....................................................................14
1.2.1.1. Xúc tác cho quá trình...............................................................................14
1.2.1.2. Cơ chế của quá trình................................................................................15
1.2.1.3. Đặc trưng của công nghệ và sản phẩm của quá trình..............................15
1.2.1.4. Thiết bị phản ứng.....................................................................................16
1.2.2. Phương pháp oxiclo hóa etan........................................................................21
1.2.3. Phương pháp clo hoá trực tiếp etylen...........................................................22
1.2.3.1. Cơ chế phản ứng......................................................................................22
1.2.3.2. Xúc tác.....................................................................................................23
1.2.3.3. Công nghệ clo hóa ở nhiệt độ cao............................................................23
1.2.3.4. Công nghệ clo hóa trực tiếp etylen ở nhiệt độ thấp..................................24

SVTH: Trần Thế Vũ GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

1.2.3.5. Một số dây chuyền công nghệ clo hóa trực tiếp etylen ngày nay đang sử
dụng. .................................................................................................................30
1.2.4. Các phương pháp khác sản xuất EDC..........................................................30
1.2.5. So sánh và chọn lựa phương pháp sản xuất.................................................30
1.2.6. Thuyết minh dây chuyền công nghệ sản xuất EDC bằng phương pháp
oxiclo hóa etylen.......................................................................................................32
1.2.7. Thiết bị chính.................................................................................................34
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN CÂN BẰNG VẬT CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH OXICLO
HÓA ĐỂ SẢN XUẤT EDC............................................................................................37
2.1. Các thông số về nguyên liệu................................................................................37
2.2. Xác định thời gian và năng suất làm việc của phân xưởng..............................38
2.3. Tính cân bằng vật chất........................................................................................39
2.3.1. Tính lượng chất vào thiết bị oxi clo hóa.......................................................39
2.3.1.1. Tính lượng etylen cần thiết để tham gia phản ứng...................................39
2.3.1.2. Tính lượng HCl để tạo thành EDC, monocloetan, monoclopropan..........39
2.3.1.3. Tính lượng oxi để tạo thành EDC.............................................................40
2.3.2. Tính lượng chất đi ra khỏi thiết bị oxiclo hóa..............................................41
2.3.2.1. Tính lượng H2O và N2 tạo thành...............................................................41
2.3.3. Tính lượng chất vào và ra ở thiết bị tách khí lỏng........................................42
2.3.4. Tính lượng chất vào và ra ở thiết bị clo hóa.................................................43
2.3.4.1. Lượng vào thiết bị....................................................................................43
2.3.4.2. Lượng ra khỏi thiết bị clo hóa..................................................................44
2.3.5. Tính lượng chất vào và ra ở dây chuyền làm sạch.......................................46
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................49

SVTH: Trần Thế Vũ GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tính chất vật lý của HCl.................................................................................3


Bảng 1.2: Tính chất vật lý của etylen.............................................................................5
Bảng 1.3: Một số hằng số vật lý quan trọng của 1,2-dicloetan.....................................11
Bảng 1.4: Đặc trưng của một số quá trình oxiclo hóa của các hãng.............................16
Bảng 1.5: Các quy trình sản xuất sản xuất EDC bằng phương pháp oxy-clo hóa........21
Bảng 1.6: Các quy trình sản xuất EDC bằng phương pháp clo hóa.............................30
Bảng 1.7: So sánh 3 phương pháp sản xuất EDC.........................................................31
Bảng 1.8: So sánh 2 dây chuyền sản xuất....................................................................32
Bảng 2.1: Cân bằng vật chất của thiết bị oxiclo hoá....................................................42
Bảng 2.2: Cân bằng vật chất ở thiết bị tách khí lỏng....................................................43
Bảng 2.3: Cân bằng vật chất của thiết bị phản ứng Clo hoá.........................................46
Bảng 2.4: Cân bằng vật chất ở dây chuyền làm sạch...................................................47

DANH MỤC HÌNH


Số hiệu hình Tên hình Trang
1.1 Sơ đồ công nghệ oxi clo hóa etylen với thiết bị xúc tác tầng 17
sôi
1.2 Sơ đồ công nghệ oxi clo hóa etylen với thiết bị xúc tác tầng 20
cố định
1.3 Sơ đồ sản xuất EDC bằng cách oxi hóa etylen nhiết độ cao 23
1.4 Dây chuyền sản xuất EDC ở nhiệt độ thấp thu sản phẩm 25
lỏng
1.5 Dây chuyền sản xuất EDC ở nhiệt độ thấp thu sản phẩm 28
hỗn hợp
1.6 Sơ đồ công nghệ oxi clo hóa etylen với thiết bị xúc tác tầng 33
cố định
1.7 Sơ đồ thiết bị chính 35

DANH MỤC CÁC TÊN VIẾT TẮT


Tên viết tắt Tên đầy đủ
EDC Dicloetan
VC Vinyclorua
VA Vinyaxetat
VCM Monovinylclorua
PVC Polyvinylclorua
TCE Tricloetan
DCP Diclopropan
MCE Monocloetan
MCP Monoclopropan

SVTH: Trần Thế Vũ GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

MỞ ĐẦU
Trên thế giới, ngành công nghiệp dầu khí phát triển khá vững mạnh, tốc độ phát triển
cao, đã tiết kiệm được nguyên liệu (thay những nguyên liệu đắt tiền thành những nguyên
liệu rẻ hơn), nâng cao độ chọn lọc của xúc tác trong thiết bị phản ứng (điều kiện phản
ứng, loại thiết bị phản ứng, xúc tác), tiết kiệm được nguồn năng lượng, tận dụng nhiệt
phản ứng, tiết kiệm vốn đầu tư và bảo vệ môi trường.
Với đồ án này sẽ trình bày một công nghệ của ngành hoá dầu, đó là công nghệ sản
xuất hợp chất hữu cơ dicloetan.
Dicloetan là hợp chất hữu cơ, nó có hai đồng phân là: 1,1dicloetan (CH 3- CH2Cl2) và
1,2dicloetan (ClCH2- CH2Cl). Trong đó 1,1dicloetan là hợp chất không có nhiều ứng
dụng và nó thường là sản phẩm phụ không mong muốn. 1,2dicloetan là một chất lỏng ở
điều kiện thường có nhiệt độ sôi t = 83,7C, nhiệt độ nóng chảy t = -35,3C. Dicloetan
độc đối với người sử dụng, hít phải hơi dicloetan sẽ bị đau đầu, hít nhiều có thể gây tử
vong.
Hiện nay dicloetan thuộc loại hợp chất hóa học được điều chế và sử dụng với số lượng
lớn. Tỷ lệ trung bình hàng năm tăng hơn 10% so với 20 năm trước đây. Mặc dù có sự
giảm tỷ lệ trong vài năm gần đây nhưng dicloetan vẫn duy trì được vị trí hàng đầu trong
việc sử dụng nó làm nguyên liệu cho quá trình điều chế các PVC. Dựa vào số liệu năm
1981 thì 85% tổng số sản lượng dicloetan được sử dụng để điều chế VC; 10% sử dụng
sản xuất các dung môi clo hóa như 1,1,1-tricloetan và tetracloetan. Số còn lại được sử
dụng trong nhiều quá trình khác nhưng chủ yếu sử dụng tổng hợp etyldiamin, số lượng ít
được sử dụng làm dung môi, chất tẩy rửa chì trong xăng bị nhiễm chì.
Trong tương lai tỷ lệ tăng về sản phẩm dicloetan còn cao hơn nữa vì việc sản xuất
dicloetan phụ thuộc nhiều vào việc tiêu thụ polyvinylclorua trong các ngành công nghiệp
như tự động, công nghiệp xây dựng, ôtô...mà hiện nay các ngành này là các ngành đang
phát triển mạnh vì vậy ngày nay cần có những phương pháp sản xuất dicloetan đạt năng
suất cao nhất, chất lượng tốt nhất.
Các nhà máy tổng hợp dicloetan mới trong giai đoạn xây dựng hoặc lên kế hoạch xây
dựng thì chủ yếu đặt ở những nước đang phát triển nguồn nguyên liệu từ các quá trình
chế biến dầu mỏ, hoặc các nước tài nguyên dầu nhiều vì qua đó sẽ kết hợp được gữa các
nhà máy lọc dầu và nhà máy sản xuất dicloetan để quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao
nhất.
Vì vậy mà ngày nay cần có những phương pháp sản xuất dicloetan đạt năng suất
cao nhất, chất lượng tốt nhất. Có nhiều phương pháp sản xuất nhưng hiện nay có
hai công nghệ chính để sản xuất dicloetan là: clo hóa trực tiếp etylen và công nghệ
oxy clo hóa etylen.

SVTH: Trần Thế Vũ 1 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

Tuy nhiên EDC được sản xuất bằng phương pháp oxi clo hoá sẽ tận dụng được Etylen
từ nhiều nguồn khác nhau (đặc biệt Cracking hơi nước) và HCl.
Do vậy phương pháp này cần nghiên cứu và triển khai sản xuất rộng rãi.
Với đồ án môn học Thiết kế phân xưởng Dicloetan(EDC) bằng phương pháp oxi clo hoá.
Em xin được trình bày tính chất nguyên liệu, sản phẩm EDC và tính toán các thông số cơ
bản.

SVTH: Trần Thế Vũ 2 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LÍ THUYẾT


1.1. Tính chất của nguyên liệu và sản phẩm.
1.1.1. Tính chất của HCl.
1.1.1.1. Tính chất vật lí.
Ở điều kiện thường HCl là chất khí không màu, mùi sốc.
Do HCl có momen lưỡng cực tương đối lớn, tạo được liên kết hydro với nước nên hòa
tan rất nhiều trong nước. HCl tạo với nước hỗn hợp đẳng phí có thành phần 20,2% về
khối lượng.
Bảng 1.1 Tính chất vật lý của HCl
Năng lượng liên kết (Cl-Cl) 431 kJ/mol
Momen lưỡng cực 1,03 M
Nhiệt độ nóng chảy -114,80 C
Nhiệt độ sôi -84,90 C
1.1.1.2. Tính chất hóa học.
HCl mang đầy đủ tính chất hóa học của một axit thông thường như: phản ứng với bazơ
cho ra muối và nước, phản ứng với oxit kim loại, phản ứng với kim lại đứng trước hydro
trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.
- Với kim loại (trước hydro) tạo muối + H2:
2HCl + Zn  ZnCl2 + H2
- Với bazơ, oxit bazơ tạo muối + H2O
2HCl + CuO  CuCl2 + H2O
2HCl + Cu(OH)2  CuCl2 + 2H2O
- Với muối: HCl + AgNO3  AgCl + HNO3
Ngoài ra tính chất hóa học đặc trưng của HCl là tính khử, bị oxi hóa bởi các chất oxi
hóa mạnh như KMnO4 và MnO2, nhưng không bị oxi hóa bởi H2SO4 đặc.
HCl + MnO2  MnCl2 + Cl2 + H2
1.1.1.3. Phương pháp điều chế HCl.
RH + Cl2  RCl + HCl
Ngoài ra HCl cũng được điều chế trực tiếp bằng cách tổng hợp các đơn chất.
H2 + Cl2  2HCl
Phản ứng này dễ xảy ra khi đốt khí hydro trong dòng khí clo.

- Dùng H2SO4 đặc:

SVTH: Trần Thế Vũ 3 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

NaCl + H2SO4đ = NaHSO4 + HCl


2NaCl + H2SO4đ = Na2SO4 + 2HCl
1.1.1.4. Ứng dụng của HCl.
Axit HCl là một trong những sản phẩm quan trọng của công nghiệp hóa chất. Axit HCl
đặc lưu thông trên thị trường chứa 37% HCl. Nó là chất lỏng không màu, bốc khói trong
không khí, mùi xốc.
Lượng chủ yếu của HCl được dung để tẩy rỉ kim loại, chế tạo các clorua kim loại, nhất
là điều chế VC. HCl là axit vô cơ rất thông dụng trong các phòng thí nghiệm hóa học.
1.1.2. Tính chất của etylen.
Etylen có công thức CH2 = CH2, là chất rất quan trọng trong công nghiệp hữu cơ hoá
dầu và được sản xuất nhiều nhất trên thế giới. Nó đựơc coi là “Vua của các hydrocacbon”
vì những lý do sau.
 Cấu tạo đơn giản, hoạt tính hoá học cao.
 Tương đối dẻ tiền.
 Dễ sản xuất từ các hydrocacbon khác bằng quá trình steam cracking, cho hiệu suất
cao.
 Các phản ứng đi từ nguyên liệu etylen tạo thành ít sản phẩm phụ hơn so với các
olefin khác.
Ngày nay etylen đã thay thế dần axetylen trong nhiều quá trình tổng hợp.

SVTH: Trần Thế Vũ 4 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

1.1.2.1. Tính chất vật lí.


Etylen là một chất khí không màu, không mùi, tan rất ít trong nước. Sau đây là các
thông số vật lí của etylen:
Bảng 1.2 Tính chất vật lý của etylen
Điểm nóng chảy -169,15oC
Điểm sôi -103,71oC
Nhiệt độ tới hạn (Tc) 990oC
Áp suất tới hạn (Pc) 5,117MPa
Tỷ trọng tới hạn 0,21g/cm3
Nhiệt nóng chảy 111,5kj/kg
Nhiệt cháy 47,183Mj/kg
Nhiệt hoá hơi
+ Ở điểm sôi 488kj/kg
+ Ở 0oC 191kj/kg
Áp suất hơi
+ Ở –150oC 0,002MPa
+ Ở điểm sôi 0,102MPa
+ Ở 0oC 4,270MPa
Entanpy 52,32kj.mol
Entropy 0,220kj.mol-1.K-1
Giới hạn nổ trong không khí ở
0,1MPa và 20oC
+ Giới hạn dưới 2,75%VOL hoặc 34,6g/cm3
+ Giới hạn trên 28,6%VOL hoặc 360,1g/cm3
Giới hạn nồng độ với không khí là 3 đến 4% thể tích. Theo các số liệu trên thì etylen
chỉ có thể hóa lỏng ở nhiệt độ thấp, áp suất cao, làm lạnh bằng NH3.
Một số tính chất quan trọng khác của etylen là nó dễ hoà tan trong dung môi hữu cơ có
cực (rượu, ete, axeton,…).
1.1.2.2. Tính chất hoá học.
Etylen là hydrocacbon không no, có chứa 1 liên kết đôi C=C trong phân tử liên kết 
do sự xen phủ trục của 2 electron lai tạo và 1 liên kết  do sự xen phủ bền của 2 electron
p, tất cả các nguyên tử nối với 2 nguyên tử cacbon đều nằm trên 1 mặt phẳng với 2
cacbon đó và gốc hoá trị ở mỗi cacbon mang nối đôi bằng 120 0. Hai trục của 2 electron p
song song nhau tạo thành mặt phẳng  thẳng góc với mặt phẳng nói trên. Thực chất của
liên kết  có mật độ electron bao phủ cả phía trên lẫn phía dưới của 2 nguyên tử cacbon

SVTH: Trần Thế Vũ 5 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

mang nối đôi. Liên kết đôi có độ dài liên kết bằng 1,33A o ngắn hơn so với liên kết
đơn(1,57Ao), năng lượng liên kết đôi C=C bằng 145,8 Kcal/mol, giả thiết năng lượng liên
kết  lớn hơn năng lượng liên kết  và bằng 148 – 82,6 = 36,2 Kcal/mol. Như vậy năng
lượng liên kết , độ chênh lệch vào khoảng 20 Kcal/mol, điều này giải thích tính chất
kém bền của liên kết  và khả năng phản ứng cao của liên kết đôi. Các phản ứng quan
trọng nhất của etylen là phản ứng cộng, oxi hoá và phản ứng trùng hợp.
a) Phản ứng cộng.
Các phản ứng đặc trưng nhất với etylen là phản ứng cộng liên kết đôi, trong phản ứng
này liên kết đôi thực chất là liên kết  bị bẻ gãy và kết hợp với hai nguyên tử hoặc nhóm
nguyên tử mới tạo ra hợp chất no.
- Cộng clo:
CH2=CH2 + Cl2  ClCH2CH2Cl
Đây là phản ứng quan trọng, nó tạo ra sản phẩm trung gian (EDC) trong quá trình tổng
hợp VC, phản ứng này xảy ra ở T = 40-500C, P = 4at với sự có mặt xúc tác FeCl3, CuCl3
hoặc SbCl3, etylen bromic cũng có thể sử dụng như 1 xúc tác, đây là phản ứng toả nhiệt.
- Cộng brom: Đây là phản ứng đặc trưng để nhận biết các hydrocacbon không no vì
nó làm cho dung dịch brom (đỏ nâu) thành không màu:
CH2=CH2 + Br2  BrCH2CH2Br
Phản ứng cộng xảy ra theo cơ chế electrophil (ion dương tấn công trước vào cacbon
mang điện âm).
Giai đoạn chậm:
CH2+= CH2- + Br+ - Br-  +CH2CH2Br + Br-
Giai đoạn nhanh:
CH2CH2Br + Br-  BrCH2CH2Br
- Cộng Hydro: xúc tác là Ni, nung nóng, sản phẩm là etan.
CH2=CH2 + H2  CH3-CH3 + 32,8 Kcal (phản ứng toả nhiệt)
- Cộng halogen (HX):
Cộng liên kết đôi của etylen cho các dẫn xuất mono-halogen, phản ứng xảy ra dễ nhất
với HI và khó nhất với HCl.
CH2=CH2 + HI  CH3CH2I (etyliotdua)
- Tác dụng với dung dịch nước clo hoặc brom cho sản phẩm là các halogen hydrin
trong trường hợp tác nhân hoạt động là axit hypoclorơ.
CH2=CH2 + HOCl  HOCH2CH2Cl

SVTH: Trần Thế Vũ 6 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

- Cộng nước:
CH2=CH2 + HOH  CH3CH2OH
Trong đó ta dùng xúc tác là H2SO4, ZnCl2, nếu ở pha khí thì dùng oxit nhôm, hỗn hợp
oxit Mn và Bo.
Khi cộng hợp nước mà xúc tác là thalium III chloride thì:
CH2=CH2 + HOH + TlCl3  ClCH2CH2OH + TlCl + HCl
b) Phản ứng oxi hóa.
3CH2=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O  3CH2OHCH2OH +2MnO2 +2KOH
Dung dịch KMnO4 đậm đặc, ở nhiệt độ cao, nối đôi C=C bị bẻ gãy
Khi oxi clo hóa etylen cùng với HCl và oxi sẽ thu được dicloetan.
Cũng có thể tổng hợp dicloetan bằng cách clo hóa trực tiếp etylen ở nhiệt độ cao:
CH2=CH2 + Cl2  ClCH2CH2Cl + Q
Trong công nghiệp người ta oxi hóa nhẹ etylen để sản xuất CH 3CHO, sử dụng dung
dịch PbCl3 và CoCl3 có chứa nước:
CH2=CH2 + O2  CH3CHO, H = -218,6 kJ/mol
Oxit etylen cũng là sản phẩm của quá trình oxi hóa etylen bằng oxi hoặc không khí với
xúc tác Ag, đây là phản ứng tỏa nhiệt và việc điều khiển nhiệt độ là rất quan trọng:
Ag

0
CH2= CH2 + ½O2 250 C H2C – CH2, H = -218,6 kJ/mol
O
Đồng thời cũng có sản phẩm phụ tạo ra do quá trình oxi hóa etylen đó là cacbon đioxit
và nước:
CH2=CH2 + 3O2  2CO + 2H2O, H = -1,42 kJ/mol
Phản ứng này tỏa nhiệt rất mạnh, sự toả nhiệt cao này sẽ làm giảm sản lượng oxit
etylen và là nguyên nhân làm giảm hoạt tính của xúc tác.
Trong thời gian gần đây VA được sản xuất bằng cách oxi hóa etylen bằng oxi với 1 tác
nhân phản ứng khác là axit axetit cùng với sự có mặt của xúc tác là paladi.
CH2=CH2 + CH3C – OH + ½O2  CH2=CHO-C-CH3 +H2O
|| ||
O O
Quá trình này xảy ra trong pha lỏng, giống như quá trình oxi hóa etylen để tạo thành
axetaldehit.
Cũng là quá trình oxi hóa như trên nhưng với xúc tác Fe 2O3, nhiệt độ T=1600C và áp
suất P = 28 at thì sản phẩm lại là hỗn hợp của mono và điaxetat etylen glycol:

SVTH: Trần Thế Vũ 7 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

2CH2=CH2 +3CH3C – OH + O2  CH3-COCH2CH2OH


|| ||
O O
+ CH 3-COCH2CH2OC-CH3 + H2O
|| ||
O O
c)Phản ứng trùng hợp.
Phản ứng trùng hợp là quá trình kết hợp các chất đơn phân (Monome) để tạo thành các
chất đa phân (polime hay chất cao phân tử).
2CH2=CH2  -[CH2-CH2-]n
Ngoài ra etylen còn dùng để tổng hợp axit arcrylic, đó là phản ứng trong pha lỏng của
etylen với cacbon oxit và oxi trên Pd2+/Cu2+ làm xúc tác. Hiệu suất của quá trình tổng hợp
so với etylen là 85%, điều kiện của phản ứng là T = 1400C, P = 75 at:

CH2=CH2 + CO + 1/2O2  CH2=CHCOH


||
O
1.1.2.3.Điều chế etylen.
Trong thiên nhiên không có etylen nguyên chất mà phải qua quá trình chế biến hóa
học, nguyên liệu để điều chế etylen là khí dầu mỏ, khí cốc, hydrocacbua no, axetylen.
a)Phương pháp tự nhiên.
Lấy etylen từ khí dầu mỏ và khí cốc là phương pháp đơn giản nhất, thực hiện quá trình
ngưng tụ, hấp thụ và tinh luyện để tách riêng etylen.
b)Nhiệt phân etan và propylen.
C 2 H6 C 2 H4 + H 2 (1)
C3H8 C2H4 + CH4 (2)
Phản ứng (1) là phản ứng khử hydro, phản ứng (2) là phản ứng cracking bẻ gãy liên
kết C-C, nên phản ứng (1) phải thực hiện ở nhiệt độ cao hơn (900 0C), phản ứng (2) 700-
8000C với điều kiện như vậy etylen kém bền dễ bị khử hydro tiếp tục tạo thành axetylen
đứt liên kết tạo thành metan và phân hủy tiếp tục tạo thành muội than.
Vì vậy phải lấy nhanh khí sản phẩm ra khỏi vùng phản ứng, giảm thời gian tiếp xúc
của etylen và propan, ở vùng nhiệt độ cao. Với etan chỉ cho xúc tác 0,01 giây ở vùng
nhiệt độ 10000C với propan 0,06 giây ở vùng 8500C. Nhưng như vậy gặp khó khăn là
phải nung nóng khí trong thời gian rất ngắn nên phải thực hiện chế độ kỹ thuật rất chính
xác, nên người ta pha loãng khí bằng hơi nước để giảm áp suất riêng phần của khí
hydrocacbua hay thực hiện quá trình dưới áp suất thấp.

SVTH: Trần Thế Vũ 8 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

Nhiệt phân oxi hóa cho thêm vào etan 30% thể tích oxi kĩ thuật, etan bị oxi hóa tạo
thành oxit cacbon, phản ứng tỏa nhiệt để cung cấp nhiệt cho phản ứng khử hydro, do đó
không cần phải nung nóng etan.
C2H6 + O2 2CO + 3H2 +50 (Kcal)
2C2H6  2C2H4 + 2H2 - 42 (Kcal)

3C2H6 + O2 2C2H4 + 2CO +5H2 - 42 (Kcal)


Trong lò điện phân có để nhiều đệm sứ để tăng bề mặt tiếp xúc và duy trì áp suất thấp
0,76 – 0,75 atm, nhiệt độ khí ra khỏi lò là 8500C.
c) Khử nước rượu etylic.
Phương pháp này rất ít dùng vì rượu etylic là nguồn nguyên liệu đắt, chỉ dùng ở các
nước không có các nguồn nguyên liệu khác để điều chế etylen và khi yêu cầu etylen có
độ sạch rất cao. Phản ứng khử nước rượu etylic có thể tiến hành theo 2 hướng xúc tác
khác nhau.
0
C2 H 5OH 
H 2 SO4 ,170 C
 C2 H 4  H 2O
o
Al2O3 ,350  600 C
C2 H 5OH   C2 H 4  H 2O
Song song với etylen sản phẩm còn có ete, nhiệt độ của quá trình càng thấp thì lượng
ete tạo thành càng nhiều.
Dùng nhiệt độ 3500C trên xúc tác Al2O3 có thể phân hủy rượu hoàn toàn thành etylen.
Tiến hành phản ứng trong thiết bị hình ống, trong có chứa xúc tác, sản phẩm thu được
đem làm lạnh, ete, rượu sẽ ngưng tụ còn lại etylen đem đi làm sạch và sấy.
d) Hydro hóa axetylen.
Phương pháp này dùng ở các nước không có dầu mỏ và khí cacbuahydro, so với
phương pháp khử nước của rượu etylic thì phương pháp này kinh tế hơn.
Phản ứng hydro hóa axetylen tiến hành ở áp suất thường nhiệt độ 250 0C, dùng xúc tác
paladi mang trên silicagel.
C2H2 + H2 C2H4 + 42 (Kcal)
Phản ứng tỏa nhiều nhiệt, để dễ khống chế nhiệt độ phải pha loãng axetylen bằng
hydro và khí tuần hoàn C2H2 có nồng độ 12% trong hỗn hợp khí, dùng nước làm lạnh khí
sản phẩm.
1.1.2.4. Ứng dụng của etylen.
Etylen là nguồn nguyên liệu hữu cơ rất quan trọng trong công nghiệp hóa chất, etylen
được dùng nhiều trong công nghiệp hữu cơ để điều chế rượu etylic, axít axetic, chất hóa
dẻo polime,…

SVTH: Trần Thế Vũ 9 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

Trùng hợp etylen trong những điều kiện khác nhau cho nhiều loại polime có giá trị như
polime phân tử thấp có thể dùng làm dầu nhờn.
Đặc biệt etylen cùng với clo hay cùng với HCl và oxi tổng hợp dicloetan, một sản
phẩm trung gian rất cần thiết cho quá trình sản xuất nhựa PVC.
Ngoài ra etylen còn là nguồn nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm hữu cơ khác
nhau: etylen glycol, axetandehit, etylenoxit, etylbenzen, styren, các alcol bậc 1 không
phân nhánh và các sản phẩm đồng trùng hợp 1 số hợp chất vinyl.
1.1.3. Tổng quan về sản phẩm.
1.1.3.1. Tính chất vật lí của EDC.
Etylendiclorua (EDC) hay 1,2 Dicloetan là dung dịch không màu, là hợp chất lỏng dễ
cháy, nó có công thức hóa học là C2H4Cl2.
Mặc dù phần lớn các hợp chất clo hóa thường không có khả năng cháy nhưng EDC lại
có điểm chớp lửa là 130C (55,40F). Khi tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa hoặc nguồn nhiệt
có năng lượng cao sẽ xảy ra hỏa hoạn, thải khí độc và gây ăn mòn cao. Chính vì lẽ đó mà
EDC phải được lưu giữ và bảo quản hết sức cẩn thận.
Dicloetan độc, dễ gây mê, hít phải hơi dicloetan sẽ bị đau đầu, ho và có thể gây tử
vong, giới hạn nồng độ cho phép EDC trong không khí là 0,05 mg/lít.
Dicloetan hòa tan trong nước và tạo thành với nước hỗn hợp đẳng phí, sôi ở 72 0C có
chứa 19,5% nước.
Dicloetan có 2 dạng đồng phân: 1,2 dicloetan và 1,1 dicloetan, nhưng trong kĩ thuật
thường dùng dicloetan ở dạng đối xứng (1,2 dicloetan).
Khi mắt tiếp xúc với dicloetan sẽ bị đau nhức, chảy nước mắt và gây bỏng niêm mạc,
khi tiếp xúc với da nó sẽ tẩy nhờn của da và làm cho da khô, rát, đỏ. Nếu tiếp xúc nhiều
có thể làm cháy da và viêm nặng. Nếu ăn uống phải EDC sẽ gây buồn nôn, mất cảm giác
và chết, EDC rất độc với gan, thận.

SVTH: Trần Thế Vũ 10 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

Bảng 1.3 Một số hằng số vật lý quan trọng của 1,2-dicloetan

Khối lượng phân tử 98,97

Nhiệt độ nóng chảy - 35,3 0C

Nhiệt độ sôi ở 101.3 kPa 83,7 0C

Khối lượng riêng ở 20 0C 1,253 g/cm3


Áp suất hơi bão hòa ở 0 0C 3,330 kPa
20 0C 8,530 kPa
30 0C 13,300 kPa
50 0C 32,000 kPa
70 0C 66,650 kPa
80 0C 93,310 kPa

Nhiệt tạo thành H 298


0
-157,3 kJ/mol

Nhiệt dung riêng ở 20 0C 1,288 kJ.kg-1K-1

Nhiệt hóa hơi ở 298 0K 34,7 kJ/mol

Nhiệt độ tới hạn 563 0K

Áp suất tới hạn 5360 kPa

Độ nhớt ở 20 0C 0,84.10-3 Pa.s

Sức căng bề mặt ở 20 0C 31,4.10-3 N/m

Hằng số điện môi ở 20 0C 10,5

Điểm chớp lửa (cốc kín) 17 0C

Điểm chớp lửa (cốc hở) 21 0C

Giới hạn nổ trong không khí ở 25 0C 6,2  15,6 %vol 1,2-dicloetan

Độ tan trong nước ở 20 0C 0,86 % khối lượng

1.1.3.2. Tính chất hóa học của EDC.


Trong điều kiện không có không khí và hơi nước thì EDC ổn định đến 160 0C (320 F),
nhưng khi tiếp xúc với không khí hoặc nước thì nó bị thủy phân hoặc oxi hóa chậm để

SVTH: Trần Thế Vũ 11 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

tạo thành HCl, đây là nguyên nhân làm cho EDC trong các thùng chứa bị đổi màu, EDC
ổn định với các kim loại thông thường, do đó có thể lưu giữ trong các thiết bị làm bằng
kim loại thường trừ: nhôm, kẽm, Mg và hợp kim của chúng.
Tránh tiếp xúc với oxi tinh khiết, kiềm mạnh, kim loại kiềm, nơi có nguồn nhiệt cao vì
nó sẽ phân hủy cho ra HCl và gây ăn mòn cao. Dicloetan tinh khiết rất bền ngay cả khi có
nhiệt độ cao và có mặt xúc tác sắt, ở nhiệt độ 340 0C thì EDC bắt đầu phân hủy tạo thành
VC, hydroclorua và 1 lượng nhỏ axetylen.
C2H4Cl2  C2H3Cl + HCl
Trong phân tử của dicloetan có 2 nguyên tử clo linh động nên nó tham gia nhiều phản
ứng hóa học: tham gia phản ứng thế nucleophil tạo ra nhiều hợp chất đa chức như glycol
(bằng cách thủy phân hoặc tác dụng với kiềm) axit sucxinic hoặc etylenglycol diacetat,
phản ứng với amoniac tạo etylendiamin và sử dụng dicloetan cho sản xuất các
polysunfua.
H H
 
 
Cl C C Cl

H H

So với các monohalogen thì dicloetan có khả năng phản ứng kém hơn do độ phân cực
giảm dần.
- 1,2-dicloetan bị thủy phân tạo thành etylen glycol, trong môi trường kiềm:

CH2Cl = CH2Cl + 2H2O  CH2OH – CH2OH +2HCl


OH

CH2Cl = CH2Cl + NaCO3 + 2H2O  CH2OH – CH2OH + 2NaCl + CO2


- Khi cho dicloetan tác dụng với kiềm ta thu được VC và đây là nguyên liệu chính
cho quá trình tổng hợp PVC, một sản phẩm đang được sử dụng rất phổ biến và tiện lợi
hiện nay:
CH2Cl CH2Cl + NaOH  CH2=CHCl + NaCl + H2O
- Tác dụng của dicloetan với amoniac ở nhiệt độ 1200C ta được etylendiamin.
CH2Cl CH2Cl + 4NH3  NH2-CH2-CH2-NH2 + 2NH4Cl

- Tác dụng dicloetan với NaCN tạo axit sucxinic.


ClCH2-CH2Cl + 2NaCN CNCH2-CH2CN + 2NaCl
CNCH2-CH2CN + 2H2O CH2-COOH + 2NH3

SVTH: Trần Thế Vũ 12 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

1.1.3.3. Ứng dụng của EDC.


EDC được sử dụng chủ yếu trong các nhà máy sản xuất VC, đây là nguyên liệu đầu
vào trực tiếp để sản xuất PVC, một sản phẩm rất cần thiết cho công cuộc cải tạo và nâng
cấp cơ sở hạ tầng của đất nước, đây là sản phẩm được sử dụng trong mọi lĩnh vực từ các
thiết bị thô sơ đến các thiết bị hiện đại, từ vật đơn giản đến thiết bị tinh vi đều sử dụng
vật liệu này, chính vì thế mà EDC rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
EDC còn được sử dụng trong công nghiệp tẩy rửa, làm sạch kim loại và trong công
nghiệp dệt cũng như sử dụng làm hợp chất trung gian trong các nhà máy sản xuất các hỗn
hợp clo hóa và flo hóa.
Trước đây, dicloetan còn sử dụng trong xăng chì như một cấu tử để chống muội khi
xăng cháy. Tuy nhiên với sự giảm nhiên liệu chì ứng dụng này sẽ được giảm dần và bị
huỷ bỏ trong tương lai.
Ngoài ra EDC còn được sử dùng làm dung môi để trích li các chất béo ra khỏi động
vật, khử dầu mỡ và da lông thú, làm sạch kim loại trước khi mạ Ni, Cr, …
1.1.3.4. Tình hình sản xuất và sử dụng EDC.
1,2 dicloetan hay còn gọi là etylen diclorua (EDC) là 1 sản phẩm rất được chú ý khi
nhắc đến các sản phẩm nhựa PVC, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà nền công
nghiệp mỏ và dầu khí đang phát triển mạnh. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật,
sản lượng EDC đã tăng rất nhanh trong những năm gần đây. Trước đây toàn bộ nguyên
liệu trong ngành nhựa của Việt Nam đều phải nhập khẩu, chính vì vậy mà vấn đề sản
xuất EDC không được quan tâm, nhưng hiện nay ngành nhựa của Việt Nam có những
dấu hiệu đáng mừng. Công ty PVC ViNa đang đặt tại Đồng Nai, PVC Compound công ty
Autochem đang hoạt động ở phía nam và Lotus chemical Technology đang hoạt động ở
phía bắc và công ty liên doanh nhựa và hóa chất Phú Mỹ (PMPC) hoạt động với công
suất 100.000 tấn/năm để sản xuất PVC, đây chính là nơi tiêu thụ khổng lồ nguyên liệu
VC nói chung và EDC nói riêng.
Cùng với dây chuyền tiêu thụ lượng nguyên liệu khổng lồ đó là sự ra đời của các nhà
máy như: nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh
Hóa), bên cạnh đó công ty hóa chất Việt Nam xây dựng nhà máy xút qui mô lớn, với
công suất 200.000 tấn/năm, đây là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cực kỳ phong phú cho
nhà máy tổng hợp EDC.
Như vậy nhu cầu về tiêu thụ rất lớn và nguồn nguyên liệu để tổng hợp cũng rất dồi
dào, dự kiến cũng đã được đặt ra, nên việc ra đời nhà máy sản xuất EDC là điều tất yếu
và rất cần thiết, vấn đề còn lại là của các nhà công nghệ phải thiết kế sao cho dây chuyền
đi vào hoạt động ổn định và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất

SVTH: Trần Thế Vũ 13 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

1.2. Các phương pháp sản xuất EDC.


1.2.1. Phương pháp oxyclo hóa etylen.
Oxiclo hóa etylen là 1 công nghệ hiện đại ngày nay trong các nhà máy sản xuất VC,
quá trình này đã sử dụng HCl trong dây chuyền cracking tạo VC để tổng hợp EDC hiệu
quả hơn. Nguồn nguyên liệu chính cho quá trình này là HCl, Etylen và Oxi.
1.2.1.1. Xúc tác cho quá trình
- Xúc tác sử dụng cho quá trình là: kim loại hai chức (lưỡng tính). Xúc tác thường
dùng là Clorua đồng (CuCl2) mang trên oxit nhôm, mặc dù có nhiều chất mang như:
graphit, silicagel đều có thể sử dụng nhưng oxit nhôm vẫn tốt hơn vì tính năng chịu mài
mòn, độ bền đều rất tốt và đặc biệt là có thể điều chỉnh được bề mặt của nó, các muối kim
loại khác như: kaliclorua, natriclorua hoặc nhôm clorua cũng có thể cho vào để làm cho
xúc tác tăng tính chọn lọc và giảm sự bay hơi của CuCl 2. Mặc khác các muối này hình
thành nên hỗn hợp etecti làm hạ nhiệt độ phản ứng và nó có thể ức chế các phản ứng
cộng trực tiếp tạo thành monocloetan.
- Có một số nghiên cứu đã khẳng định một số muối đất hiếm (hỗn hợp nguyên tố đất
hiếm) được dùng như một chất trợ xúc tác hoặc dùng Na/(NH4)HS. Do diện tích bề mặt
riêng của Al2O3 cao (150300) m2/g nên được dùng làm chất mang. Clorua canxi có nồng
độ từ 312% trọng lượng, lượng muối kiềm thêm vào gấp đôi lượng clorua canxi, muối
đất hiếm có nồng độ 110% wt.
- EP375202 mô tả một chất xúc tác oxyclorin bao gồm một hỗn hợp các clorua kim
loại được vận chuyển trên một phần đệm, trong đó hỗn hợp nói trên bao gồm chủ yếu là
hỗn hợp đồng clorua, magiê clorua, và clorua kali. Nó cũng mô tả oxyclo hóa của etylen
đến 1,2-dicloetan bằng cách sử dụng như một thành phần chất xúc tác.
 Ví dụ: (Theo EP375202) Các clorua kim loại được ngâm tẩm trên một chất hỗ trợ
alumina từ Sasol với nhãn Catalox SCCa 25/200. Trong xúc tác thành phần kim loại là
4,3% wt Cu, 1,3% wt Mg, 1,1% wt K.
- DD90127 mô tả phương pháp sản xuất 1,2-dicloetan bằng oxyclo hóa etylen với
HCl và không khí. Xúc tác được sử dụng có chứa clorua đồng (II) như là thành phần
chính và các chất hổ trợ chứa clorua của các muối kim loại bạc, magiê, canxi, kali, xeri
và mangan.
 Ví dụ: (Theo DD90127) Các clorua kim loại được ngâm tẩm trên một chất nền
alumina từ Sasol với nhãn Catalox SCCa 25/200. Thành phần kim loại là 4,3% wt Cu,
1,2% wt K, 1,0% wt Mn.
- EP0582165 sử dụng chất xúc tác cho quá trình oxyclo hóa etylen để tạo ra 1,2-
dicloetan. Các chất xúc tác bao gồm đồng clorua, ít nhất một kim loại kiềm, một kim loại
đất hiếm, và một kim loại nhóm IIA.

SVTH: Trần Thế Vũ 14 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

 Ví dụ: (Theo EP0582165) Các clorua kim loại được ngâm tẩm trên một chất nền
alumina từ Sasol với nhãn Catalox SCCa 25/200 (Chất nền này có khối lượng lỗ 0,43
mL/g và diện tích bề mặt riêng là 200 m 2/g trong đó có 1,6% các hạt nhỏ hơn 22μm,
8,8% các hạt nhỏ hơn 31μm, 28,5% các hạt nhỏ hơn 44μm, 84,7% các hạt nhỏ hơn 88μm
và 98,1% các hạt nhỏ hơn hơn 125μm). Thành phần kim loại là 4,3% wt Cu, 1,3% wt
Mg, 1,1 % wt K, 2,5% wt đất hiếm (60% La, 20% Ce, 20% Pr). Việc ngâm tẩm được
thực hiện trong máy khuấy ở 60-75 °C, thể tích dung dịch ngâm tẩm là 90% ±5% khối
lượng lỗ của vỏ nhôm. Việc sấy được thực hiện trong máy sấy hoạt động trong khoảng
100-140 ° C
- Các hãng sử dụng các chất xúc tác này trong quá trình oxyclo hóa etylen tạo ra sản
phẩm EDC có chất lượng tốt, hiệu suất lớn và có độ tinh khiết cao.
1.2.1.2. Cơ chế của quá trình.
Giai đoạn 1: Clo hoá etylen bởi clorua đồng.
C2H4 + 2CuCl2  Cu2Cl2 + CH2Cl-CH2Cl
Giai đoạn 2: Muối đồng được tái sinh bởi HCl và oxi.
Cu2Cl2 + 2HCl + 1/2O2  2CuCl2 + H2O
Phản ứng tổng cộng:
1
CH2=CH2 + 2 HCl + 2 O2 ⃗
CuCl 2
CH2Cl - CH2Cl + H2O
1.2.1.3. Đặc trưng của công nghệ và sản phẩm của quá trình.
- Đặc trưng của công nghệ.
Công nghệ oxyclo hoá trong pha khí với sự có mặt của xúc tác CuCl 2/Al2O3, nhiệt độ
phản ứng từ 230-300oC, áp suất từ 0,3-1,5 Mpa (thường ở 0,4 - 0,6 Mpa).
Độ chuyển hoá đối với HCl và Etylen ở 93 - 97%, thời gian tiếp xúc từ 0,5 - 40s với
độ chọn lọc của dicloetan ở 91 - 96%
- Sản phẩm phụ của quá trình.
 Monocloetan do phản ứng cộng trực tiếp HCl với etylen
 Vinylclorua từ quá trình cracking dicloetan
 Trong một số nhà máy các sản phẩm phụ chủ yếu: Cloetan, 1,1,2- tricloetan thì
được thu hồi và bán sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình clo hoá hydrocacbon khác
như là sản xuất 1,1 dicloetan và clophan
 Số lượng sản phẩm phụ thu được thay đổi theo điều kiện xúc tác và phản ứng.
Bảng 1.4. Đặc trưng của một số quá trình oxiclo hóa của các hãng
Công ty Nguồn oxi Thiết bị phản ứng tầng

SVTH: Trần Thế Vũ 15 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

Dow chemical Không khí Cố định


Ethyl corparation Oxi Sôi
BF.Goodrich Oxi Sôi
Mitsuitoatsu Oxi Sôi
PPG Oxi Sôi
Monsanto Oxi hoặc không khí Sôi
R.Phone-Poulenco Không khí Sôi
Stauffer Oxi hoặc không khí Cố định
Toxo soda Không khí Sôi
1.2.1.4. Thiết bị phản ứng.
Công nghệ oxyclo hoá etylen trong pha khí có hai kiểu thiết bị phản ứng.
- Thiết bị phản ứng tầng sôi
- Thiết bị phản ứng tầng cố định
a) Công nghệ oxi clo hoá etylen với thiết bị xúc tác tầng sôi.
Trong thiết bị phản ứng tầng sôi thường sử dụng xúc tác là Al 2O3 dạng bột hoặc các vi
cầu có đường kính 10200m. Nhiệt độ của quá trình thay đổi trong khoảng 2002400C
thấp hơn trong thiết bị tầng cố định. Áp suất trong thiết bị tầng sôi tăng lên 0,20,5 MPa.
Bột xúc tác Al2O3 có bề mặt riêng lớn (200m2/g) hoặc đất trắng màu được sử dụng làm
chất mang. Hàm lượng CuCl2 trên xúc tác là 720% khối lượng. Nếu dùng nồng độ cao
hơn không có lợi vì không cải thiện được vận tốc phản ứng và xúc tác bị thiêu kết trong
thiết bị phản ứng.
Do giới hạn nhiệt độ thấp hơn nên thiết bị phản ứng có thể được làm bằng thép không
rỉ nếu tránh được sự ngưng tụ (sự hình thành HCl ngâm nước). Thiết bị sục khí ở cửa vào
của thiết bị phản ứng yêu cầu các ống dẫn, vòi phun và các linh kiện phải làm bằng hợp
kim niken vì chúng cần chống lại sự kích thích ăn mòn của clo.
Nhiệt của phản ứng được sử dụng để sản xuất hơi nước hoặc được đưa tới hệ
thống dầu nóng bằng thiết bị ống xoắn làm lạnh bên trong, đặt trong tầng sôi.
 Sơ đồ công nghệ.
Chú thích
1. Tháp oxiclo hóa 7. Thiết bị tách EDC/nước
2. Tháp tôi nóng 8. Thiết bị tách nước/EDC
3. Thiết bị lắng 9. Thiết bị tách sản phẩm nhẹ
4. Tháp tôi lạnh 10. Thiết bị tách sản phẩm nặng
5. Tháp hấp thụ EDC
6. Tháp nhã hấp thụ

SVTH: Trần Thế Vũ 16 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


17

H
ì
n
h

1
.
1
.

S
ơ

đ

c
ô
Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

Thuyết trình
Không khí nén, HCl và etylen được đưa vào thiết bị phản ứng xúc tác tầng sôi (1) dạng
hình trụ đứng làm bằng thép hợp kim, được lắp ống xoắn ruột gà để tách nhiệt của phản
ứng, nhiệt độ tầng sôi cơ bản phải đẳng nhiệt, cụ thể nhiệt độ nằm trong khoảng 220-
2250C, áp suất 0,2-0,5 MPa và tăng nhẹ để tăng hiệu suất của phản ứng và giúp cho EDC
ngưng tụ thoát ra. Sản phẩm được đưa qua xyclon để tách bụi xúc tác sau đó nhanh chóng
được làm lạnh xuống khoảng 90 0C trong tháp tôi nóng (2) nhờ dòng nước nóng 80 0C và
dòng nước lạnh 100C để tách HCl. Sau đó dòng sản phẩm được trung hoà bằng NH 3 và
làm lạnh trong tháp tôi lạnh (4) bằng nước lạnh 10 0C trong môi trường kiềm để thu hồi
một số sản phẩm phụ. Sản phẩm lỏng của hai tháp tôi được qua tháp lắng (3) tách làm hai
pha: pha hữu cơ có lẫn nước và pha nước có lẫn chất hữu cơ. Dòng sản phẩm khí từ tháp
tôi lạnh chứa lượng đáng kể EDC sẽ được làm lạnh và đưa vào tháp hấp thụ (5) bằng
dung môi ankylbenzen. Khí không hấp thụ được đưa đi xử lý hoặc một phần được nén và
tuần hoàn lại thiết bị oxyclo hóa dùng làm tác nhân oxy. Sau đó hỗn hợp qua tháp nhả
hấp thụ (6) để sản phẩm ra khỏi dung môi và dòng này cùng với dòng sản phẩm từ hai
tháp lắng đi vào hai cột chưng tách EDC khỏi nước là (7) và (8). Hỗn hợp tiếp tục được
đi qua tháp (9) để tách sản phẩm nhẹ và tháp chưng (10) để tách sản phẩm nặng và thu
EDC.
Với công nghệ này thì sản lượng EDC có thể đạt được ít nhất là 98% so với HCl và
96% so với etylen. Các sản phẩm phụ của quá trình như clo, 1,1,2 tricloetan, cloruafom,
cis và trans 1,2 dicloetan và etylcloric…
b) Công nghệ oxi clo hoá etylen với thiết bị xúc tác tầng cố định.
Thiết bị phản ứng loại ống chùm, xúc tác đặt trong ống, chất tải nhiệt đi ngoài ống.
Dùng xúc tác CuCl2/Al2O3 do CuCl2 ở nhiệt độ cao dễ bay hơi nên người ta cho thêm KCl
vào để làm giảm độ bay hơi. Để giảm nhiệt độ lớn nhất trong thiết bị phản ứng, nhất là
lớp tĩnh bằng cách pha loãng xúc tác có chứa 8,2% CuCl2/Al2O3 bằng graphit (chất có
khả năng dẫn nhiệt tốt) hoặc dùng xúc tác có hàm lượng CuCl2 khác nhau từ thấp đến
cao, phân bố từ đầu vào tới đầu ra.
Công nghệ có thể sử dụng một thiết bị phản ứng hoặc một hệ thống khoảng hai đến ba
lò phản ứng nối tiếp nhau. Các ống thường được chế tạo bằng kim loại của Ni, thiết bị
phản ứng được chế tạo bằng thép cacbon.

SVTH: Trần Thế Vũ 18 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

 Sơ đồ công nghệ
1. Tháp oxiclo hóa 6. Thiết bị thu hồi EDC
2. Thiết bị dập tắt 7. Thiết bị tách EDC/nước
3. Thiết bị tách khí lỏng 8. Thiết bị tách nước/EDC
4. Tháp sấy 9. Thiết bị tách sản phẩm nhẹ
5. Thiết bị clo hóa 10. Thiết bị tách sản phẩm nặng

SVTH: Trần Thế Vũ 19 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


NH3

20

Hìn
h
1.2.

đồ
côn
g
ngh

oxi
clo
hoá
etyl
en
với
thiế
t bị
xúc
tác
Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

 Thuyết minh dây chuyền.


Hỗn hợp nguyên liệu được đưa vào thiết bị phản ứng dạng ống chùm (1), phải gồm hai
thiết bị phản ứng để tránh quá nhiệt cục bộ, chất tải nhiệt được tuần hoàn bên ngoài ống
chứa xúc tác để tách nhiệt phản ứng và để sản xuất hơi nước. Điều kiện phản ứng khắc
nghiệt hơn so với quá trình của thiết bị xúc tác tầng sôi, nhiệt độ từ 230-300 0C, áp suất từ
0,3-1,5 Mpa. Sản phẩm sau khi đi qua thiết bị dập tắt phản ứng (2) thì được tách ra làm
hai pha. Phần khí được làm lạnh bằng nước lạnh có pha amoniac để hấp thụ cloral. Phần
lỏng được tuần hoàn vào thiết bị lắng để thu hồi EDC còn lẫn trong pha lỏng. Phân đoạn
khí tiếp tục được làm lạnh, ngưng tụ bằng cách cho qua thiết bị trao đổi nhiệt, sau đó đưa
vào thiết bị tách khí/lỏng (3). Phần lỏng được trung hòa bằng ammoniac và đưa vào thiết
bị lắng. Sau đó qua tháp chưng (7) và (8) để tách nước ra khỏi EDC. Sau đó tách các sản
phẩm nhẹ và nặng còn lẫn để thu EDC bằng các tháp chưng (9), (10). Phần sản phẩm khí
ra khỏi tháp tách khí/lỏng đi vào thiết bị sấy (4), sau đó chuyển hóa phần etylen chưa
chuyển hóa ở tháp clo hóa (5). Quá trình được tiến hành trong dung môi EDC, môi
trường phản ứng được tuần hoàn qua bộ phận trao đổi nhiệt, làm lạnh đặt ngoài tháp để
tách nhiệt phản ứng. Sản phẩm EDC của quá trình clo hóa được tách bằng cách làm lạnh
tới -250C bằng các thiết bị trao đổi nhiệt và thiết bị tách (6) đặt nối tiếp. Khí không ngưng
được đốt và đưa đi xử lý tách HCl trước khi thải ra môi trường, EDC được đưa vào bộ
phận tinh chế
c) Một số quy trình oxyclo hóa đang sử dụng hiện nay.
Bảng 1.5 Các quy trình sản xuất sản xuất EDC bằng phương pháp oxy-clo hóa
Quy trình Oxy Vinyls Inovyl Mitsui Vinnolit
Đặc trưng quá trình Tầng sôi Tầng sôi Tầng sôi Tầng sôi
Nhiệt độ phản ứng, oC 225 220-237 230 225
Áp suất, kg/cm2 3,5 5,0-6,4 3,0 3,5
Hiệu suất chuyển hóa C2H4 97,8% 95,5% 97,5% 97,8%
Xúc tác CuCl2 CuCl2 CuCl2 CuCl2
1.2.2. Phương pháp oxiclo hóa etan.
Quá trình oxyclo hoá etan tạo thành 1,2 dicloetan trải qua hai giai đoạn sau:
 Clo hoá trực tiếp etan tạo ra monocloetan
 Các khí phản ứng được oxyclo hoá tạo thành dicloetan
Các quá trình biến đổi khác etan được oxy hoá bởi oxy với sự có mặt của HCl ở 400-
600oC tạo thành etylen. Kết quả hỗn hợp lại được oxy clo hoá theo các phương pháp ở
trên tạo thành dicloetan. Tuy nhiên quá trình này không được ứng dụng trong công

SVTH: Trần Thế Vũ 21 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

nghiệp vì độ chuyển hoá và độ chọn lọc thấp, sản phẩm phụ nhiều vì vậy tăng tốc độ tuần
hoàn và làm tăng chi phí.
Ngày nay người ta đang nghiên cứu và phát triển loại xúc tác zeolit là con đường trực
tiếp sản xuất vinylclorua từ etan mà không cần sử dụng quá trình cracking dicloetan. Các
quá trình như thế có thể đưa ra lợi nhuận và làm giảm chi phí cho các nhà máy là sử dụng
trực tiếp etan một cách dễ dàng và thu hồi sản phẩm một cách kinh tế hơn.
1.2.3. Phương pháp clo hoá trực tiếp etylen.
EDC là sản phẩm trung gian trong dây chuyền sản xuất VC cũng có thể tổng hợp từ
phản ứng toả nhiệt sau:

CH2=CH2 + Cl2  CH2Cl-CH2Cl , H 298  220 kJ/mol.


Phản ứng này có thể tiến hành ở pha lỏng cũng như pha khí. Hầu hết các quá trình
trong công nghiệp hiện nay tiến hành ở pha lỏng, nhiệt độ khoảng 50-90 oC và áp suất
thấp khoảng 0,3-0,5.106 Pa. Nhiệt độ của phản ứng được quyết định tùy theo phương
pháp tiến hành thu hồi EDC. Nếu thu sản phẩm ở trạng thái lỏng thì nhiệt độ thiết bị phản
ứng khoảng 20-300C, thu sản phẩm ở dạng hỗn hợp thì nhiệt độ thiết bị phản ứng khoảng
50-600C, còn lấy sản phẩm ra khỏi thiết bị phản ứng ở dạng khí thì nhiệt độ là khoảng 85-
90oC.
1.2.3.1. Cơ chế phản ứng.
Những giải thích gần đây về cơ chế của phản ứng FeCl3 là cơ chế phân cực, do
tính chất và khả năng phân cực của clo, quyết định khả năng tấn công vào liên kết đôi
của etylen.
FeCl3 + Cl2  FeCl-4 …. Cl+
FeCl-4 …. Cl+ + CH2=CH2  FeCl3 + CH2Cl-CH2Cl
Ở nhiệt độ cao, hoạt tính của xúc tác theo cơ chế gốc tự do, trong pha lỏng FeCl 3 có
thể thêm để làm môi trường đặc cho EDC nơi mà clo và etylen sẽ được phun vào. Sự biến
đổi của các tác nhân phản ứng rất cao có thể đạt 100% và tính chọn lọc của các tác nhân
cũng cao hơn 99%, cả etylen và clo tham gia phản ứng với nhau rất tốt, sản phẩm phụ
chính là 1,1,2-tricloetan nhưng ở nhiệt độ cao clo etylen cũng có thể tạo thành.
Sự có mặt của oxy trong nguyên liệu clo là một thành phần cần phải quan tâm, vì nó
kìm hãm các phản ứng theo cơ chế gốc tự do làm tăng các dẫn xuất và cải thiện phù hợp
tính chọn lọc của dicloetan.
Ngoài ra dicloetan còn có khả năng làm xúc tác cho phản ứng giữa clo và etylen.
Trong quá trình còn có một số phản ứng tạo ra sản phẩm phụ như tricloetan.
CH2=CH2 + 2Cl2  CH2Cl-CHCl2 + HCl

SVTH: Trần Thế Vũ 22 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

Tuỳ theo sự khống chế nhiệt độ của quá trình mà sản phẩm phụ tạo ra nhiều hay ít. Tỉ
số giữa clo và etylen cũng ảnh hưởng nhiều đến sản phẩm phụ, tỉ số clo/etylen càng lớn
thì sản phẩm phụ càng nhiều. Vì vậy mà trong thực tế người ta thường dùng thiếu clo.
Khi lượng etylen dư nhiều cần có thiết bị ngưng tụ phức tạp để ngăn ngừa mất mát etylen
ở phân đoạn xử lý phần cuối.
1.2.3.2. Xúc tác.
Xúc tác cũng có vai trò quan trọng trong quá trình phản ứng. Trong quá trình clo hóa
etylen thường dùng xúc tác FeCl3 hay AlCl3. Nó có tác dụng thúc đẩy quá trình phản ứng
tăng độ chọn lọc về phía tạo sản phẩm chính. Đối với công nghệ điều chế EDC bằng cách
clo hoá etylen sử dụng xúc tác FeCl 3, nó được đưa vào khối phản ứng ở dạng muối khan
hoặc là tạo thành trong thiết bị phản ứng do clo tác dụng với các đệm sắt đưa vào thiết bị
phản ứng. Các đệm sắt còn có tác dụng khuấy trộn và trao đổi nhiệt giữa các pha. Quá
trình sử dụng xúc tác FeCl3 tiến hành ở nhiệt độ sôi của khối phản ứng 83  950C, tuỳ
thuộc vào áp suất trong thiết bị và hàm lượng các hợp chất trong EDC. Khi đó nhiệt phản
ứng được lấy đi bốc hơi sản phẩm. Sau khi ngưng tụ và tách khí thải thì EDC bán thành
phẩm đưa đi tách HCl hoà tan trong nó.
1.2.3.3. Công nghệ clo hóa ở nhiệt độ cao.
a) Dây chuyền công nghệ clo hóa ở nhiệt độ cao
Về cơ bản dây chuyền này giống như dây chuyền công nghệ clo hóa ở nhiệt độ thấp
đặc biệt là công đoạn làm sạch EDC, quá trình làm sạch ở 2 công nghệ là như nhau chỉ
khác một phần nhỏ ở cạnh thiết bị phản ứng chính.

Khí

2
HCl

FeCl3
4
1
3
Clo
Etylen
EDC

Đi xử lí
Hình 1.3. Sơ đồ sản xuất EDC bằng cách oxy hóa etylen nhiệt độ cao.

SVTH: Trần Thế Vũ 23 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

 Chú thích
1. Thiết bị phản ứng
2. Cột hồi lưu
3. Thùng chuẩn bị xúc tác
4. Thiết bị ổn định
5. Lò nung
b. Thuyết minh dây chuyền.
Khi phản ứng xảy ra ở 85-900C thì sản phẩm được lấy ra ở thể khí, điều này có tiện lợi
là tránh được sự kéo theo của xúc tác, cho phép lấy nhiệt của phản ứng bằng pha khí,
nhưng nó có hạn chế là sản phẩm EDC vẫn còn tạp chất (5% trọng lượng là tạp chất) do
đó cần phải làm sạch. Chính điều này mà các thiết bị phản ứng đều có cột hồi lưu, pha
lỏng được tách đồng thời tuần hoàn sản phẩm nặng, đưa đến thiết bị làm sạch.
Sản phẩm khí của quá trình chưng tách này đưa đi nung nóng và EDC thô được đưa đi
ổn định nhờ thiết bị chưng cất, còn phần khí thu hồi trên đỉnh được đưa đến phần cất
ngọn.
Sản phẩm ra khỏi thiết bị chưng cất được đưa sang dây chuyền làm sạch để thu được
EDC tinh khiết, các công đoạn giống như trong dây chuyền clo hóa nhiệt độ thấp.
1.2.3.4. Công nghệ clo hóa trực tiếp etylen ở nhiệt độ thấp.
a) Công nghệ clo hóa trực tiếp etylen nhiệt độ thấp thu sản phẩm dạng lỏng.
Nhiệt độ tiến hành cho quá trình clo hoá là ở 20300C. Thiết bị phản ứng hình trụ có
cách khuấy, có thiết bị làm lạnh bên ngoài và bên trong (bên ngoài có vỏ bọc, bên trong
có ống xoắn ruột gà để cho nước lạnh tuần hoàn rút nhiệt phản ứng). Sục clo và etylen
vào dicloetan có sẵn trong thiết bị. Cần phải sấy khô clo là một chất oxy hoá mạnh và có
hoạt tính mạnh, nó oxy hoá kim loại đến mức oxy hoá dương cao nhất, đặc biệt quá trình
oxy hoá tăng khi ẩm.
 Sơ đồ công nghệ clo hóa trực tiếp etylen nhiệt độ thấp thu sản phẩm dạng lỏng

SVTH: Trần Thế Vũ 24 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


25


nh
1.4
.

y
ch
uy
ền

ng
 ng
hệ
sả
n
Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

 Chú thích sơ đồ:


1.Thiết bị clo hoá 12. Thiết bị đun nóng
2. Thiết bị ngưng tụ 13. Thùng chứa dicloetan xử lí sơ bộ
3. Thiết bị phân ly 14. Tháp tinh luyện
4. Tháp hấp thụ 15. Thiết bị làm lạnh hồi lưu đỉnh
5. Kính nhìn 16. Thiết bị phân li
6. Thiết bị làm lạnh bằng nước muối 17. Tháp chưng
7. Tháp hấp thụ HCl 18. Thiết bị đun nóng hồi lưu đáy
8. Thùng chứa dicloetan thô 19. Thùng chứa polyclorit
9. Thiết bị trung hoà 20. Thiết bị ngưng tụ sản phẩm
10. Thiết bị phân riêng 21. Thùng chứa sản phẩm dicloetan
22. Thùng chứa dung dịch kiềm
 Nguyên lý làm việc của dây chuyền:
Hỗn hợp clo và etylen (đã sấy khô clo) qua bộ phận đo lưu lượng vào thiết bị phản ứng
(1) theo tỷ lệ 1:1,1. Thiết bị (1) được làm lạnh bên trong. Trong thiết bị (1) duy trì nhiệt
độ (20  30)0C. Sản phẩm thô được đưa xuống thùng chứa EDC thô (8). Thoát ra ở thiết
bị (1) gồm các loại khí trơ (N 2, O2, CO2 có trong khí clo) và một ít HCl tạo thành do phản
ứng thế, ngoài ra còn có một lượng hơi sản phẩm. Khí thoát ra ở đỉnh được đưa vào thiết
bị làm lạnh (2) để ngưng tụ. Phần ngưng tụ qua thiết bị phân li (3) trộn với dòng sản
phẩm ở thiết bị (1) được lấy ra ở cửa bên hông đưa xuống thùng chứa (8). Một phần quay
lại thiết bị chứa xúc tác (4). Phần khí không ngưng tụ cho vào thiết bị (6) và tưới bằng
sản phẩm phản ứng. Làm lạnh ở (-10  150C) ở thiết bị (6) bằng nước muối, rồi cho phần
khí này vào thiết bị (7) dùng nước tưới làm sạch HCl trước khi thải ra ngoài. Để làm sạch
EDC thô ta bơm EDC thô từ thùng chứa (8) lên thiết bị trung hòa (9). Ở thiết bị (9) EDC
và dung dịch kiềm loãng trộn với nhau tạo thành dung dịch nhũ tương qua thiết bị phân
riêng (10) làm việc liên tục, dung dịch kiềm cho quay lại một phần dung dịch kiềm bẩn
thải ra cống. Sản phẩm lớp dưới cho vào thùng chứa (13) rồi đem đi tinh luyện trong tháp
(14). Phần sản phẩm đỉnh tháp (14) được ngưng tụ ở thiết bị (15) sau đó một phần được
hồi lưu lại, phần còn lại được đưa qua thiết bị phân li (16) trước khi đưa xuống thùng
chứa. Sản phẩm đáy của tháp một phần hồi lưu lại, phần còn lại đem đi chưng ở thiết bị
(17). Sản phẩm đáy tháp (17) là sản phẩm phụ của quá trình: polyclorit cho vào thùng
chứa polyclorit (19), phần đỉnh tháp (17) được hồi lưu một phần, phần còn lại qua thiết bị
làm lạnh hồi lưu đỉnh (15) một phần hồi lưu lại đỉnh tháp, phần còn lại cho qua thiết bị
ngưng tụ sản phẩm rồi xuống thùng chứa sản phẩm (21). Đây là sản phẩm dicloetan
(EDC) tinh khiết.

SVTH: Trần Thế Vũ 26 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

b) Công nghệ clo hóa ở nhiệt độ thấp thu EDC dạng hỗn hợp.
Nguyên liệu clo và etylen đưa cùng lúc vào thiết bị có chứa sẵn dung dịch EDC có lẫn
xúc tác FeCl3 để tạo môi trường cho phản ứng và tránh hiện tượng nổ xẩy ra. Phản ứng
tạo sản phẩm tỏa nhiều nhiệt mà quá trình xảy ra ở nhiệt độ tương đối thấp 50-60 0C, nên
thuận lợi cho quá trình tạo sản phẩm. Công nghệ này có hiệu suất tạo sản phẩm rất cao
trên 98%, tiến hành ở nhiệt độ thấp do đó vật liệu chế tạo đơn giản hơn, chi phí đầu tư
thấp, hiệu quả kinh tế mang lại sẽ cao. Bên cạnh các ưu điểm trên công nghệ này có hạn
chế lớn là sản phẩm sau khi tạo ra cần cho qua ngay thiết bị tách khí-lỏng đề phòng hiện
tượng nổ xẩy ra ở thiết bị.
 Sơ đồ công nghệ clo hóa ở nhiệt độ thấp thu EDC dạng hỗn hợp

SVTH: Trần Thế Vũ 27 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

Hình 1.5. Dây chuyền công nghệ sản xuất EDC ở nhiệt độ thấp thu sản phẩm hỗn hợp

SVTH: Trần Thế Vũ 28 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

 Chú thích sơ đồ:


1. Thiết bị oxy hóa 11. Tháp rửa
2. Thiết bị tách khí-lỏng 12. Thiết bị trung hòa
3. Thiết bị phản ứng thứ cấp 13. Tháp tách EDC/nước
4. Thiết bị ngưng tụ 14. Tháp tách nước/EDC
5. Thùng chứa xúc tác 15. Thiết bị tách EDC
6. Thiết bị ổn định 16. Tháp tách sản phẩm nặng
7. Lò đốt 17. Thiết bị xử lí khí
8. Bơm 18. Bể chứa EDC
9. Thiết bị đun nóng đáy tháp 19. Bể chứa sản phẩm nặng
10. Bồn chứa nước
 Thuyết minh
Nguyên liệu etylen và clo được sục vào thiết bị clo hóa (1) có chứa xúc tác FeCl 3 trong
môi trường EDC, phản ứng tiến hành ở nhiệt độ 50-60C, áp suất 0,3-0,5 Mpa. Nhiệt
phản ứng được tách và điều khiển bằng cách cho môi trường phản ứng tuần hoàn qua bộ
phận trao đổi nhiệt, làm lạnh bên trong tháp cũng như thiết bị trao đổi nhiệt đặt ngoài
tháp. Sản phẩm thu được ở dạng hỗn hợp khí/lỏng được đưa qua tháp tách khí/lỏng (2)
làm việc trong môi trường phản ứng khí trơ (nitơ) để tránh cháy nổ.
Khí sản phẩm ra khỏi tháp (2) được bổ sung clo và đưa vào thiết bị phản ứng thứ cấp
(3), sản phẩm EDC của thiết bị thứ cấp sẽ được dùng làm môi trường cho phản ứng clo
hóa và để điều chế xúc tác FeCl3.
Sản phẩm lỏng ra khỏi tháp tách khí/lỏng (2) được gia nhiệt và ổn định nhờ tháp ổn
định (6), phần khí tách ra được đốt bỏ tại thiết bị đốt khí thải (7) cùng với sản phẩm khí
thu được ở đỉnh tháp của thiết bị phản ứng thứ cấp (3), để loại bỏ khí thải và thu hồi HCl.
Sản phẩm lỏng được đưa ra bộ phận tinh chế và tháp rửa/lắng (11), tại đây ta thêm
nước nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho sự tách xúc tác FeCl 3. Pha lỏng thu được ở phía trên
tháp lắng chứa nhiều nước có lẫn một lượng nhỏ EDC hòa tan được đưa sang tháp tách
EDC ra khỏi nước (13) và tuần hoàn lại tháp lắng. Lớp lỏng phía dưới giàu EDC được
đưa sang bộ phận trung hòa bằng amoniac (12), sau đó được sấy bằng chưng chất đẳng
phí tại tháp tách nước ra khỏi EDC (14). Phía trên tháp (14), EDC sau khi qua thùng lắng
nặng hơn nước sẽ được hồi lưu tại tháp, phần nước còn lẫn một phần EDC được tuần
hoàn lại tháp tách nước (13). EDC khan thu được ở đáy tháp (14) được đưa qua tháp tách

SVTH: Trần Thế Vũ 29 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

EDC (15) để tách EDC ra khỏi các sản phẩm nặng như tricloetan, diclopropan… Các sản
phẩm nặng có thể được tách tại tháp tách phân đoạn nặng (16) và sử dụng làm dung môi.
1.2.3.5. Một số dây chuyền công nghệ clo hóa trực tiếp etylen ngày nay đang sử dụng.
Bảng 1.6 Các quy trình sản xuất EDC bằng phương pháp clo hóa.
Quy trình Oxy Vinyls Inovyl Mitsui Vinnolit
Pha lỏng, Pha lỏng, Pha lỏng, Pha lỏng,
Đặc trưng quy trình nhiệt độ nhiệt độ nhiệt độ nhiệt độ
cao cao cao thấp
o
Nhiệt độ phản ứng, C 124 129 123 60
Áp suất, kg/cm2 3,1 3,0 3,0 3,2
Hiệu suất chuyển hóa C2H4 99% 99% 99% 99,3%
FeCl3 FeCl3 FeCl3 FeCl3
Xúc tác
trong EDC trong EDC trong EDC
1.2.4. Các phương pháp khác sản xuất EDC.
Phương pháp sản xuất dicloetan từ etanol thì không được sử dụng trong công nghiệp vì
dicloetan là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất oxyran (Etylenoxit), sản xuất bằng con
đường clohydrin cổ điển nên hiệu suất dicloetan chỉ đạt thấp hơn 50%.
Bởi vì oxyran là sản phẩm chủ yếu của quá trình oxyclo hoá trực tiếp, do đó quá trình
này không quan trọng trong công nghiệp sản xuất dicloetan. Nó có thể khả thi nếu giá
thành etanol không quá đắt.
1.2.5. So sánh và chọn lựa phương pháp sản xuất.
Ngày nay, công nghệ sản xuất dicloetan có nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi
phương pháp đều có ưu, nhược điểm nhất định, nên việc lựa chọn công nghệ này hay
công nghệ khác tùy thuộc vào vốn đầu tư, nguồn nguyên liệu, khả năng công nghệ và
mức độ phối hợp của dây chuyền sản xuất, nguyên liệu và xúc tác, yêu cầu độ tinh khiết
của sản phẩm và chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của quá trình từ đó mới quyết định việc lựa
chọn công nghệ.

SVTH: Trần Thế Vũ 30 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

Bảng 1.7 So sánh 3 phương pháp sản xuất EDC.


Phương pháp clo Phương pháp oxiclo
Phương pháp oxiclo
hóa trực tiếp hóa etan
hóa etylen
etylen
+ Nhiệt độ phản + Đối với những nước + Đối với những nước
ứng tương đối thấp có giá thành HCl rẻ thì có giá thành HCl rẻ thì
từ 20-900C. hiệu quả hơn phương hiệu quả hơn phương
+ Cấu tạo thiết bị pháp clo hóa trực tiếp pháp clo hóa trực tiếp
đơn giản. etylen. etylen
Ưu điểm
+ Chi phí đầu tư + Nhà máy nào có
thấp. thêm sản phẩm VC thì
rất kinh tế.
+ Hiệu quả hóa khí
HCl thải ra từ các phân
xưởng clo hóa.
+ Nguyên liệu cần + Thiết bị phức tạp. + Độ chuyển hoá thấp
có độ tinh khiết cao. + Dễ ăn mòn thiết bị, + Độ chọn lọc thấp,
+ Chất tham gia do nguyên liệu có HCl + Sản phẩm phụ nhiều
Nhược phản ứng và sản khan. Vì vậy tăng tốc độ tuần
điểm phẩm được tạo + Quá trình tạo ra có hoàn và làm tăng chi
thành có độc hại phản ứng phụ do nhiệt phí sản xuất.
lớn. độ phản ứng cao.
+ Dễ cháy nổ trong
quá trình sản xuất.

SVTH: Trần Thế Vũ 31 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

 Lựa chọn dây chuyền sản xuất:


Bảng 1.8 So sánh 2 dây chuyền sản xuất.
Công nghệ oxi clo hoá etylen Công nghệ oxi clo hoá etylen
với thiết bị xúc tác tầng sôi. với thiết bị xúc tác tầng cố
định.
+ Điều kiện phản ứng ít nghiêm + Cấu tạo thiết bị đơn giản dẫn
ngặt hơn. đến chi phí đầu tư và vận hành
+ Hiệu suất thu hồi EDC cao thấp.
Ưu điểm hơn. + Không cần thiết bị tách xúc
+ Dễ thu hồi và điều khiển nhiệt tác.
phản ứng. + Yêu cầu xúc tác không quá
+ Bề mặt truyền nhiệt lớn, tăng cao.
trao đổi nhiệt với thành thiết bị. + Tiêu tốn ít năng lượng hơn.
+ Xúc tác làm việc liên tục + Sản phẩm thu được ở pha khí
không phải ngừng để tái sinh. vì vậy không kéo theo xúc tác.
+ Không bị quá nhiệt cục bộ.

+ Cần thiết bị tách xúc tác và + Phải ngừng hoạt động khi tái
làm khan ở bộ phận tinh chế. sinh xúc tác.
+ Cấu tạo thiết bị phức tạp do đó + Dễ xảy ra hiện tượng quá nhiệt
yêu cầu kỹ thuật cao. cục bộ.

Nhược + Chi phí đầu tư và vận hành + Điệu kiện phản ứng cao hơn.
điểm lớn.
+ Lượng xúc tác làm việc bị hao
hụt nhiều do xúc tác là dạng bột
nhỏ dễ bay theo sản phẩm khí.
+ Xúc tác yêu cầu có tỷ trọng và
kích thước đồng đều.
 Từ những ưu, nhược điểm của ba phương pháp cùng hai công nghệ trên, để phù
hợp với điều kiện kỹ thuật và kinh tế nước ta em chọn phương pháp oxiclo hóa etylen sử
dụng thiết bị xúc tác tầng cố định. Vì công nghệ này đơn giản, chi phí thấp nhưng cho
hiệu suất sản phẩm cao.
1.2.6. Thuyết minh dây chuyền công nghệ sản xuất EDC bằng phương pháp oxiclo
hóa etylen.

SVTH: Trần Thế Vũ 32 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

SVTH: Trần Thế Vũ 33 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

 Chú thích sơ đồ:


1. Tháp oxiclo hóa 6. Thiết bị thu hồi EDC
2. Thiết bị dập tắt 7. Thiết bị tách EDC/nước
3. Thiết bị tách khí lỏng 8. Thiết bị tách nước/EDC
4. Tháp sấy 9. Thiết bị tách sản phẩm nhẹ
5. Thiết bị clo hóa 10. Thiết bị tách sản phẩm nặng.

 Hoạt động của dây chuyền công nghệ:


Hỗn hợp nguyên liệu được đưa vào thiết bị phản ứng dạng ống chùm (1), phải gồm
hai thiết bị phản ứng để tránh quá nhiệt cục bộ, chất tải nhiệt được tuần hoàn bên ngoài
ống chứa xúc tác để tách nhiệt phản ứng và để sản xuất hơi nước. Điều kiện phản ứng
khắc nghiệt hơn so với quá trình của thiết bị xúc tác tầng sôi, nhiệt độ từ 230-300 0C, áp
suất từ 0,3-1,5 Mpa. Sản phẩm sau khi đi qua thiết bị dập tắt phản ứng (2) thì được tách
ra làm hai pha. Phần khí được làm lạnh bằng nước lạnh có pha amoniac để hấp thụ cloral.
Phần lỏng được tuần hoàn vào thiết bị lắng để thu hồi EDC còn lẫn trong pha lỏng. Phân
đoạn khí tiếp tục được làm lạnh, ngưng tụ bằng cách cho qua thiết bị trao đổi nhiệt sau đó
đưa vào thiết bị tách khí/lỏng (3). Phần lỏng được trung hòa bằng ammoniac và đưa vào
thiết bị lắng. Sau đó qua tháp chưng (7) và (8) để tách nước ra khỏi EDC. Sau đó tách các
sản phẩm nhẹ và nặng còn lẫn để thu EDC bằng các tháp chưng (9), (10). Phần sản phẩm
khí ra khỏi tháp tách khí/lỏng đi vào thiết bị sấy (4), sau đó chuyển hóa phần etylen chưa
chuyển hóa ở tháp clo hóa (5). Quá trình được tiến hành trong dung môi EDC, môi
trường phản ứng được tuần hoàn qua bộ phận trao đổi nhiệt, làm lạnh đặt ngoài tháp để
tách nhiệt phản ứng. Sản phẩm EDC của quá trình clo hóa được tách bằng cách làm lạnh
tới -250C bằng các thiết bị trao đổi nhiệt và thiết bị tách (6) đặt nối tiếp. Khí không ngưng
được đốt và đưa đi xử lý tách HCl trước khi thải ra môi trường, EDC được đưa vào bộ
phận tinh chế.
1.2.7. Thiết bị chính.

SVTH: Trần Thế Vũ 34 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống chùm là một trong những dạng thiết bị trao đổi nhiệt
được sử dung rộng rãi nhất trong các nghành công nghiệp, ước tính có tới 60% số thiết bị
trao đổi nhiệt hiện nay trên thế giới là thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống chùm. Thiết bị trao
đổi nhiệt dạng ống chùm có khoảng áp dụng rất rộng, gần như ở mọi công suất, trong mọi
hoạt động từ chân không đến siêu áp cao, từ nhiệt độ rất thấp đến nhiệt độ rất cao và cho
tất cả các dạng lưu thể ở nhiệt độ, áp suất khác nhau ở phía trong ống và ngoài ống. Vật
liệu để chế tạo thiết bị dạng ống chùm chỉ phụ thuộc vào điều kiện hoạt động, vì vậy cho
phép thiết kế để đáp ứng các yêu cầu khác như độ rung, khả năng sử dụng cho các lưu thể
có những tính chất đóng cặn, chất có độ nhớt cao, có tính xâm thực mạnh, tính ăn mòn,
tính độc hại và hỗn hợp nhiều thành phần. Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm có thể được
chế tạo từ các vật liệu là kim loại, hợp kim cho tới các vật liệu phi kim với bề mặt truyền
nhiệt từ 0.1m2 đến 100000m2. Tuy nhiên, thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm có một nhược
điểm là bề mặt trao đổi nhiệt tính trên một đơn vị thể tích của thiết bị thấp hơn so với các
dạng thiết bị trao đổi nhiệt kiểu mới, vì vậy, cùng một bề mặt trao đổi nhiệt như nhau,
thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống chùm có kích thước lớn hơn nhiều.
Trong nghành công nghiệp chế biến dầu khí, thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm được
sử dụng tương đối rộng rãi ở nhiều quá trình khác nhau và được sử dụng phối hợp với các
thiết bị trao đổi nhiệt khác.

SVTH: Trần Thế Vũ 35 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN CÂN BẰNG VẬT CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH
OXICLO HÓA ĐỂ SẢN XUẤT EDC
1.
2.1. Các thông số về nguyên liệu.
Năng suất 55000 tấn/năm.
Thành phần oxi kỹ thuâ ̣t: 99%
Đô ̣ chọn lọc theo HCl: 97%
Lượng monocloetan mất mát: 2%
EDC tổn thất: 4%
Hiê ̣u suất chung: 97%
Lượng etylen lấy dư: 5%
Thành phần khí ban đầu tính theo % thể tích:
- Etylen kỹ thuật: 93%C2H4; 4%C2H6; 3%C3H6
- HCl kỹ thuật: 97,3%HCl; 2,48%N2; 0,15%H2; 0.07%H2O.
Đổi sang % khối lượng ta có:
Etylen kỹ thuật:
93.28
%C2 H 4   91,37%
- 93.28  4.30  3.42
4.30
%C2 H 6   4, 21%
- 93.28  4.30  3.42
3.42
%C3 H 6   4, 42%
- 93.28  4.30  3.42

HCL kỹ thuật:
97,3.36,5
=98,04 %
97,3.36,5+0,15.2+2,48.28+0,07.18
%HCl=

0,15.2
=0,01%
2 = 97,3.36,5+0,15.2+2,48.28+0,07.18
%H

2,48.28
=1,92%
2= 97,3.36,5+0,15.2+2,48.28+1,6.440,07.18
%N

SVTH: Trần Thế Vũ 36 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

0,07.18
=0,03%
%H2O= 97,3.36,5+0,15.2+2,48.28+1,6.440,07.18

SVTH: Trần Thế Vũ 37 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

2.2. Xác định thời gian và năng suất làm việc của phân xưởng.
Năng suất sản xuất là 55000 tấn/năm, vì năng suất làm việc rất lớn nên thiết bị phải
làm việc liên tục. Thiết bị chỉ nghỉ làm việc khi đến kỳ sửa chữa. Trong 1 năm có 365
ngày chia làm 4 quí, mỗi quí có 3 ngày sửa chữa và trong năm có 13 ngày nghỉ dự phòng
để sửa chữa bất thường. Do đó số ngày không làm việc trong năm là:
12 + 13= 25 ngày
Nên số ngày hoạt động của phân xưởng là:
365 – 25 = 340 ngày
Suy ra số giờ làm việc trong một năm của thiết bị là:
340 × 24 = 8160 giờ.
Năng suất EDC tính theo 1giờ là
(55000×1000)/(340×24)= 6740,196 (kg/h)
Lượng EDC tổn thất chọn 4% vì dây chuyền làm sạch tốn nhiều EDC nhất nên ta
chọn hệ số tổn hao ở công đoạn làm sạch là 0,03 (3%), còn mất mát ở thiết bị tách khí-
lỏng và ổn định, mỗi thiết bị là 0,005 (0,5%).
Do đó lượng EDC trước khi vào thiết bị làm sạch là:
6740,196 × 1,03 = 6942,402 (kg/h)
Còn lượng EDC trước khi vào thiết bị ổn định là:
6942,402 × 1,005 = 6977,114 (kg/h)
Và lượng EDC trước khi vào thiết bị tách lỏng khí là:
6977,114 × 1,005 = 7012,000 (kg/h)
Như vậy lượng EDC tạo ra được trong thiết bị phản ứng chính là: 7012,000 (kg/h).
Trong quá trình tổng hợp EDC xảy ra các phản ứng sau:
C2H4 + 2HCl + ½ O2 → ClCH2CH2Cl + H2O (1)
C2H4 + HCl → C2H5Cl (2)
CH3CHCH2 + HCl → CH3CH2CH2Cl (3)
Ta thấy rằng lượng EDC tạo ra được trong thiết bị phản ứng chính là 7012,000 kg/h.
Lượng monocloetan tạo thành là:
7012,000 × 0,04 = 280,48 (kg/h)

SVTH: Trần Thế Vũ 38 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

2.3. Tính cân bằng vật chất.


2.3.1. Tính lượng chất vào thiết bị oxi clo hóa.
2.3.1.1. Tính lượng etylen cần thiết để tham gia phản ứng.
Theo phản ứng (1).
Cứ 28kg C2H4 thì tạo thành 99kg EDC
X1kg C2H4 thì tạo thành 7012,000kg EDC
Vậy X1 = 7012,000×28 /99 = 1983,192 (kg/h)
M C H =28
Với: 2 4

M ClCH −CH Cl =99


2 2

Theo phản ứng (2)


Cứ 28 kg C2H4 phản ứng thì tạo thành 64,5 kg monocloetan
X2 kg C2H4 phản ứng thì tạo thành 280,48 kg monocloetan
Vậy X2 = (280,48 ×28)/ 64,5 = 121,759 (kg/h)
Tổng lượng C2H4 tiêu tốn cho 2 phản ứng (1) và (2) là:
X1+ X2 = 1983,192 + 121,759 = 2104,951 (kg/h)
Hiê ̣u suất chung 97% nên lượng C2H4 thực tế là:
2104,951 × 100/97 = 2170,053 (kg/h)
Theo giả thiết lượng etylen lấy dư là 5% do đó lượng C2H4 tổng là:
2170,053 × 1,05 = 2278,556 (kg/h)
Mà etylen kỹ thuật chỉ có 91,37% C 2H4 theo khối lượng, nên ta có lượng etylen kỹ
thuật cần dùng là:
2278,556 × 0,9137 = 2081,917 (kg/h)
Trong đó lượng etan có trong etylen kỹ thuật là:
2081,917 × 0,0421 = 87,649 (kg/h)
Lượng propylen có trong etylen kỹ thuật là:
2081,917 × 0,0442 = 92,021 (kg/h)
Mà ta có hiệu suất của quá trình là 97% nên lượng propylen tham gia phản ứng là:
92,021× 0,97 = 89,260 (kg/h)
2.3.1.2. Tính lượng HCl để tạo thành EDC, monocloetan, monoclopropan.
Theo phản ứng (1)
Cứ 28 kg C2H4 tác dụng hết với 73 kg HCl

SVTH: Trần Thế Vũ 39 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

1983,192 kg C2H4 tác dụng hết với Y1 kg HCl.


Vậy Y1 = (1983,192 ×73) /28 = 5170,465 (kg/h)
Theo phản ứng (2)
Cứ 28 kg C2H4 tác dụng hết với 36,5 kg HCl
121,759 kg C2H4 tác dụng hết với Y2 kg HCl
Vậy Y2 = (121,759 ×36,5)/28 =158,722 (kg/h)
Theo phản ứng (3)
Cứ 42 kg propylen tác dụng hết với 36,5 kg HCl
89,260 kg propylen tác dụng hết với Y3 kg HCl
Vâ ̣y Y3 = (89,260×36,5)/42 = 77,571 (kg/h)
Vậy tổng lượng clo cần thiết dùng cho 3 phản ứng trên là:
Y1+ Y2+ Y3 =5170,465 +158,722 +77,571 = 5406,758 (kg/h)
Đô ̣ chuyển hóa theo HCl là 97%, do đó lượng HCl thực tế là:
5406,758 × 100/97= 5573,977 (kg/h)
Trong kỹ thuật có 98,04% HCl, do đó lượng khí HCl kỹ thuật là:
5573,977 × 0,9804 = 5464,727 (kg/h)
Trong đó:
Lượng N2 có trong HCl kỹ thuật là:
5464,727×0,0192 = 104,923 (kg/h)
Lượng H2 có trong HCl kỹ thuật là:
5464,727×0,0001 = 0,546 (kg/h)
Lượng H2O có trong HCl kỹ thuật là:
5464,727×0,0003 = 1,639 (kg/h)
2.3.1.3. Tính lượng oxi để tạo thành EDC.
Theo phản ứng (1):
Cứ 28 kg C2H4 tác dụng hết 16 kg O2
1983,192 kg C2H4 tác dụng hết với Z kg O2
Vậy Z = 1983,192 × 16/28 = 1133,253 (kg/h)
Trong kỹ thuật có 99% O2, do đó lượng oxi kỹ thuật là:
1133,253 × 100/99 = 1144,700 (kg/h)
Lượng N2 có trong oxi là:
1144,700 × 0,01 = 11,447 (kg/h)

SVTH: Trần Thế Vũ 40 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

2.3.2. Tính lượng chất đi ra khỏi thiết bị oxiclo hóa.


Để tránh hiện tượng oxi hóa hoặc clo hóa sâu etylen tạo ra nhiều sản phẩm phụ, giảm
hiệu suất tạo thành EDC. Trên thực tế người ta thường lấy dư etylen. Giả thiết lấy dư
etylen 5%.
Lượng etylen dư là:
2278,556 - 2104,951 = 173,605 (kg/h)
Lượng propylen dư là:
92,021 - 89,260 = 2,761 (kg/h)
Lượng HCl dư là:
5573,977 - 5406,758 = 167.239 (kg/h)
Theo phản ứng (2) lượng monocloetan tạo thành là 280,48 (kg/h)
Theo phản ứng (3) lượng MCP tạo thành là:
Cứ 42 kg C3H6 phản ứng thì tạo thành 78,5 kg/monoclopropan
89,260 kg C3H6 phản ưng tạo thành A kg monoclopropan
Vậy A = 89,260 × 78,5/42 = 166,831 (kg/h).
2.3.2.1. Tính lượng H2O và N2 tạo thành.
Theo phản ứng (1):
Cứ 28 kg C2H4 tạo thành 18 kg nước
1983,192 kg C2H4 tạo thành B kg nước.
Vậy B = 1983,192 × 18/28 = 1274,909 (kg/h)
Tổng lượng H2O tạo thành là:
1274,909 + 1,639 = 1276,548 (kg/h)
Tổng lượng N2 tạo thành là:
104,923 + 11,447 = 116,370 (kg/h)

SVTH: Trần Thế Vũ 41 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

Từ các kết quả tính được ta có bảng số liệu sau:


Bảng 2.1: Cân bằng vật chất của thiết bị oxiclo hoá.
Thành phần Lượng vào (kg/h) Lượng ra (kg/h)
C2H4 2278,556 173,605
C2H6 87,649 87,649
C3H6 92,021 2,761
HCl 5573,977 167.239
H2 0,546 0,546
N2 104,923 116,370
H2O 1,639 1276,548
EDC - 7012,000
MCE - 280,48
MCP - 166,831
O2 1144,700 -
Tổng 9284.011 9284,029
2.3.3. Tính lượng chất vào và ra ở thiết bị tách khí lỏng
Vì thiết bị phản ứng chính không có tổn hao nên lượng ra ở thiêt bị phản ứng chính là
lượng vào ở thiết bị tách khí lỏng. Giả sử quá trình phân tách là hoàn toàn và lượng EDC
hao hụt (do chưa ngưng tụ) là 0,5% nghĩa là các khí HCl, H 2, N2, vào thiết bị bao nhiêu ra
bấy nhiêu. Riêng H2O ra cùng EDC ở thể lỏng.
Lượng EDC ra ở thể hơi là:
7012,000 × 0,005 = 35,060 (kg/h)
Do đó lượng EDC ra ở thể lỏng là:
7012,000 - 35,060 = 6976,940 (kg/h)

SVTH: Trần Thế Vũ 42 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

Từ các số liệu tính toán trên ta lập được bảng số liệu tính toán sau đây:
Bảng 2.2: Cân bằng vật chất ở thiết bị tách khí lỏng
Lượng ra (kg/h)
Thành phần Lượng vào (kg/h)
lỏng khí
C2H4 173,605 - 173,605
C2H6 87,649 - 87,649
C3H6 2,761 - 2,761
HCl 167.239 - 167.239
H2 0,546 - 0,546
N2 116,370 - 116,370
EDC 7012,000 6976,940 35,060
H2O 1276,548 1276,548 -
MCE 280,48 280,48 -
MCP 166,831 166,831 -
Tổng 9284,029 8700,799 583,230
2.3.4. Tính lượng chất vào và ra ở thiết bị clo hóa
2.3.4.1. Lượng vào thiết bị
Thiết bị clo hóa này nhằm mục đích clo hóa C 2. Vào thiết bị này là các khí HCl, H 2,
N2, H2O, C2H4, C3H6, C2H6 và có thêm clo bổ sung, ngoài ra còn có thêm xúc tác nhưng
lượng không đáng kể. Lượng vào các khí trên bằng lượng ra ở thiết bị tách lỏng khí, còn
lượng clo bổ sung vào sao cho tỉ lệ clo/etylen = 1/1,05, vì công nghệ này có hiệu suất
cao, phản ứng clo hóa xảy ra hầu như hoàn toàn. Do đó lượng etylen tham gia phản ứng
là:
173,605 × 99,5/100 = 172,737 (kg/h)
Nhưng độ chọn lọc của quá trình là 97% nên lượng etylen tham gia phản ứng là:
172,737 × 97/100 = 167,555 (kg/h)
Nên lượng etylen dư là:
172,737 - 167,555 = 5,182 (kg/h)
Trong lượng etylen tham gia phản ứng trên có:
X2/(X1+X2) = 121,759/(1983,192 + 121,759) = 6%
Vậy có 6% tham gia phản ứng tao MCE (theo tỉ lệ tính ở phản ứng chính). Tức là có
94%×172,737 = 162,373 (kg/h) tham gia phản ứng tạo thành EDC và lượng etylen còn
lại tham gia phản tạo TCE. Lượng etylen tham gia phản ứng tạo thành TCE là:

SVTH: Trần Thế Vũ 43 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

172,737 - 162,373 = 10,364 (kg/h)


Lượng propylen vào thiết bị này là 2,761 (kg/h) nhưng độ chọn lọc là 97% nên lượng
propylen tham gia phản ứng là:
2,761 × 0,97 = 2,678 (kg/h)
Nên lượng propylen dư là:
2,761 - 2,678 = 0,083 (kg/h)
Như vậy lượng clo cần thiết để đưa vào thiết bị phản ứng chính cuối cùng này là:
Theo phản ứng (4): C2H4 + Cl2 = C2H4Cl2
Cứ 28 kg C2H4 tác dụng hết với 71 kg clo.
162,373 kg C2H4 tác dụng hết với X1 kg clo.
Vậy X1 = (162,373×71)/28 = 411,731 (kg/h)
Theo phản ứng (5): C2H4 + Cl2 = C2H3Cl3 + HCl
Cứ 28 kg C2H4 tác dụng hết với 142 kg clo
10,364 kg C2H4 tác dụng hết với X2 kg clo.
Vậy X2 = (10,364 ×142)/28 = 52,560 (kg/h)
Theo phản ứng (6): C3H6 + Cl2 = C3H6Cl2
Cứ 42 kg C3H6 tác dụng hết với 71 kg clo
2,678 kg C2H4 tác dụng hết với X3 kg clo.
Vậy X3 = (2,678 ×71)/42 = 4,527 (kg/h)
Do đó lượng clo cần thiết là:
X1 + X2 + X3 =411,731 + 52,560 + 4,527 = 468,818 (kg/h)
2.3.4.2. Lượng ra khỏi thiết bị clo hóa
Lượng ra là các khí không phản ứng HCl, H 2, N2, H2O, C2H6, C3H6 dư, C2H4 dư, EDC,
TCE, DCP.
Lượng EDC tạo thành là:
Cứ 28 kg C2H4 phản ứng cho ra 99 kg EDC
162,373 kg C2H4 phản ứng cho ra Y1 kg EDC
Vậy Y1 = (162,373×99)/28 = 574,105 (kg/h)

Kết hợp với lượng EDC vào ta có lượng EDC tổng là:
574,105 + 35,060 = 609,165 (kg/h)

SVTH: Trần Thế Vũ 44 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

Theo giả thiết lượng EDC mất mát ở thiết bị này là 0,5%, tức là lượng EDC mất mát
là:
609,165 × 0,005 = 3,046 (kg/h)
Do đó lượng EDC thu được là:
609,165 - 3,046 = 606,119 (kg/h)
Lượng TCE tạo thành là:
Cứ 28 kg C2H4 phản ứng cho ra 133,5 kg TCE
10,364 kg C2H4 phản ứng cho ra Y2 kg TCE.
Vậy Y2 = 10,364 ×133,5/28 = 49,414 (kg/h)
Lượng HCl tạo thành là:
Cứ 28 kg C2H4 phản ứng cho ra 36,5 kg HCl
10,364 kg C2H4 phản ứng cho ra Y3 kg HCl
Vậy Y3 = 10,364 ×36,5/28 = 13,510 (kg/h)
Nên lượng HCl ra khỏi thiết bị này là:
13,510 + 167.239 = 180,749 (kg/h)
Độ chọn lọc HCl là 97% nên lượng HCl thực tế là:
180,749 × 0,97 = 175,327 (kg/h)
Lượng DCP tạo thành là:
Cứ 42 kg C3H6 phản ứng cho ra 113 kg DCP
2,678 kg C3H6 phản ứng cho ra Y4 kg DCP
Vậy Y4 = 2,678 ×113/42 = 7,205 (kg/h)

SVTH: Trần Thế Vũ 45 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

Từ các số liệu tính toán ta có bảng số liệu sau:


Bảng 2.3: Cân bằng vật chất của thiết bị phản ứng Clo hoá
Thành phần Lượng vào Lượng ra (kg/h) Tổn hao (kg/h)
(kg/h)
C2H4 173,605 5,182
C2H6 87,649 87,649
C3H6 2,761 0,083
H2 0,546 0,546
N2 116,370 116,370
Cl2 468,818 0 1,107
EDC 35,060 609,165
TCE - 49,414
DCP - 7,205
HCl 167.239 175,327
Tổng 1052,048 1050,941 1,107
2.3.5. Tính lượng chất vào và ra ở dây chuyền làm sạch
Các chất vào dây chuyền làm sạch chính là các sản phẩm lỏng ra từ thiết bị ổn định,
gồm có: monocloetan, EDC, monoclopropan và hỗn hợp lỏng được tạo ra từ thiết bị clo
hóa bổ sung, gồm có: EDC, DCP, TCE.
Tổng lượng EDC đi vào dây chuyền làm sạch là:
609,165 + 6976,940 = 7586,105 (kg/h)
Do EDC mất mát trong công đoạn làm sạch là 2% nên EDC thu được là:
7586,105/1,02 = 7437,358 (kg/h)
Vậy lượng EDC mất mát là:
7586,105 - 7437,358 = 148,747 (kg/h)
Tổng lương MCE vào dây chuyền làm sạch là 280,48 (kg/h), trong dây chuyền
làm sạch MCE mất mát là 1% do đó:
Lượng MCE mất mát là:
280,48 × 0,01 = 2,805 (kg/h)
Lượng MCE còn lại:
280,48 - 2,805 = 277,675 (kg/h)
Tổng lượng MCP vào dây chuyền làm sạch là 166,831kg/h, trong dây chuyền làm sạch
MCP mất mát 1% do đó:

SVTH: Trần Thế Vũ 46 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

Lượng MCP mất mát là:


166,831 × 0,01 = 1,668 (kg/h)
Lượng monoclopropan còn lại là:
166,831 - 1,668 = 165,163 (kg/h)
Tổng lượng TCE vào dây chuyền làm sạch là 49,414 (kg/h), trong dây chuyền
làm sạch TCE mất mát 1%, do đó:
Lượng TCE mất mát là:
49,414 × 0,01 = 0,494 (kg/h)
Lượng TCE còn lại là:
49,414 - 0,494 = 48,920 (kg/h)
Lượng DCP vào dây chuyền làm sạch là 7,205 (kg/h), trong dây chuyền làm sạch
DCP mất mát là 1%, do đó:
Lượng DCP mất mát là:
7,205 × 0,01 = 0,072 (kg/h)
Lượng DCP còn lại là:
7,205 - 0,072 = 7,133 (kg/h)
Do đó ta có bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Cân bằng vật chất ở dây chuyền làm sạch
Thành phần Lượng vào (kg/h) Lượng ra (kg/h) Tổn hao (kg/h)
EDC 7586,105 7437,358 148,747
TCE 49,414 48,920 0,494
DCP 7,205 7,133 0,072
MCE 280,48 277,675 2,805
MCP 166,831 165,163 1,668
Nước 1276,548 1276,548 -

Tổng 9366,583 9212,797 153,786

SVTH: Trần Thế Vũ 47 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

KẾT LUẬN
Ngày nay với nhu cầu sản xuất EDC ngày càng tăng, vai trò của nó ngày càng quan
trọng trong nền công nghiệp hóa học và trong công nghiệp tổng hợp hữu cơ. Do đó việc
thiết kế nhà máy sản xuất EDC là nhu cầu hết sức cần thiết. Qua đồ án này đã giúp em
hiểu được một quá trình sản xuất và hơn nữa là biết thêm về phần lý thuyết để áp dụng
cho việc thiết kế của một phân xưởng sản xuất, đồng thời giúp em biết được.
- Tính chất nguyên liệu dùng để sản xuất EDC.
- Tính chất của EDC.
- Biết được các phương pháp sản xuất EDC.
- Chọn được công nghệ phù hợp để sản xuất EDC.
- Biết được phương pháp tính toán cân bằng vật chất cho quá trình.
Mong muốn sau khi ra trường sinh viên chúng em có thể tiếp cận sâu hơn về công
nghệ sản xuất EDC, đặc biệt làm chủ được công nghệ này để góp phần phát triển nền
công nghiệp tổng hợp các hợp chất hữu cơ nước ta.

Em xin chân thành cảm ơn!

Quy Nhơn, ngày 5 tháng 3 năm 2018


Sinh viên

Trần Thế Vũ

SVTH: Trần Thế Vũ 48 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang


Đồ án môn học Sản xuất EDC năng suất 55.000 tấn/năm

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lê Mậu Quyền, Hóa học vô cơ, 1999, Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật.
[2]. Hoàng Nhâm, Hóa học vô cơ, 1999, Nhà xuất bản giáo dục.
[3]. Hoàng Trọng Yên, Nguyễn Đăng Quang, Hóa học hữu cơ, 1998, Trường đại
học bách khoa Hà Nội.
[4]. Nguyễn Trọng Thọ, Hóa hữu cơ-Hydrocacbon, 1999, Nhà xuất bản giáo dục.
[5]. Phan Minh Tân, tổng hợp hữu cơ-hóa dầu, 2002, Trường đại học bách khoa
thành phố Hồ Chí Minh.
[6]. Phạm Thanh Hiền, Nguyễn Hồng Liên, Công nghệ tổng hợp hữu cơ-Hóa dầu,
2006, Trường đại học bách khoa Hà Nội.
[7]. PGS.TSKH. Phan Đình Châu. Các quá trình cơ bản tổng hợp hữu cơ. NXB KH
& KT, Hà Nội, 2005.
[8]. Tạp chí của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam- số 09/2012, bài “Mô phỏng
và nghiên cứu công nghệ sản xuất EDC và VCM từ ethylene”.
[9]. http://www.google.tl/patents/US9744525.
[10]. Nguyễn Thị Thu Hiền, Công nghệ chế biến khí tự nhiên và khí đồng hành.
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
[11]. Ullmann’s encyclopedia of industrial chemistry, VCH verlasgesell schaft mBh
vol 6, 1990, FRG.
[12]. Ullmann’s encyclopedia of industrial chemistry, VCH verlasgesell schaft mBh
vol 10, 1990, FRG.
[13]. Tạp chí công nghệ hóa chất- số 11/2003, bài “Một số quy trình clo hóa trong
sản xuất các vật liệu polyme”.
[14]. Hydrocacbon Processing, 1999, March.

SVTH: Trần Thế Vũ 49 GVHD: ThS. Phan Thị Thùy Trang

You might also like