You are on page 1of 25

Bài 7: ĐẠI CƯƠNG VỀ DUNG DỊCH

Dung dịch 1
Mục tiêu:

Mục tiêu 1: Trình bày được định nghĩa dung dịch và phân
loại dung dịch. viết được công thức biểu thị 5 loại nồng độ
dung dịch: nồng độ %, nồng độ gam, nồng độ mol, nồng độ
molan và nồng độ đương lượng.

Mục tiêu 2: Vận dụng kiến thức về hiện tượng thẩm thấu để
giải thích quá trình vận chuyển nước trong cơ thể con người

Dung dịch 2
Hệ phân tán:

Là một hệ gồm hai (hay nhiều) chất, trong đó một (hay nhiều) chất ở

dạng các hạt kích thước nhỏ (chất phân tán) phân bố vào trong chất

khác (môi trường phân tán) thì hệ đó được gọi là hệ phân tán.

Căn cứ vào kích thước hạt phân tán, người ta chia hệ phân tán
thành 3 loại:

+ Hệ phân tán phân tử hoặc ion: < 10-7 cm (10-9 cm hoặc 1nm).

+ Hệ phân tán keo: 10-7cm - 10-5 cm (10-7m - 10-9 m hoặc 1 -100 nm).

+ Hệ phân tán thô: > 10-5 cm (10-7m hoặc > 100nm).


1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI
1.1. Định nghĩa:
• Dung dịch là một hệ đồng nhất của hai hay nhiều chất có tỉ lệ khác
nhau thay đổi trong phạm vi rộng.
• Dung dịch rắn

• Dung dịch khí

• Dung dịch lỏng

• Dung dịch không điện ly; chất tan có mặt trong dung dịch dưới
dạng phân tử; dung dịch đường

• Dung dịch điện ly: Trong phân tử có mặt phân tử và ion.

Dung dịch 4
2. Các loại nồng độ dung dịch:
2. Nồng độ dung dịch
• Nồng độ molan. (m, Cm): số mol chất tan trong 1000g dung môi

• Nồng độ phần mol hay nồng độ mol riêng phần:

Ni: nồng độ phần mol của chất i


ni
Ni 
ni: Số mol chất i
∑ni: Tổng số mol của các chất tạo
�ni nên dung dịch

• Nồng độ đương lượng (N): Số đương lượng gam chất tan có trong 1 lít dung
dịch
• Đương lượng gam của một chất là lượng chất đó tính bằng gam khi phản ứng tương
đương(kết hợp hay thay thế) 1mol nguyên tử hidro(1,008g)

Dung dịch 6
Cách tính đương lượng gam
• Đương lượng gam của hợp chất tham gia phản ứng trao
đổi:

3NaOH + H3PO4 = Na3PO4 + 3H2O

→ ENaOH = M/1; EH3PO4 = M/3

→ Đương lượng gam của phản ứng trao đổi = M/điện tích
dương hay âm mà một phân tử chất đó trao đổi.

Dung dịch 7
Cách tính đương lượng gam của phản ứng oxi hóa
khử
• Đương lượng gam của hợp chất tham gia phản ứng oxi hóa
khử: bằng khối lượng phân tử chất đó chia cho số e cho
hoặc nhận.

H2C2O4 + KMnO4 + H2SO4 = CO2 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

→ EKMnO4 =M/5; EH2C2O4 = M/2

Dung dịch 8
Định luật đương lượng
Hai chất phản ứng vừa đủ với nhau thì số đương lượng gam
của chúng bằng nhau.

Ví dụ: Cho VA lít dung dịch chất A nồng độ NA phản ứng


vùa đủ với VB lít dung dịch chất B nồng độ NB thì ta có:

NA.VA = NBVB

10
3. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ đông của dung dịch

3.1. Áp suất hơi của dung dịch


• Áp suất hơi của chất lỏng là áp suất gây nên bởi những phân tử
của nó trên mặt thoáng của chất lỏng

• Áp suất hơi bão hòa là áp suất tạo ra trên mặt thoáng khi quá trình
bay hơi đạt trạng thái cân bằng.

• Áp suất hơi tăng khi tăng nhiệt độ của chất lỏng.

Dung dịch 11
Thí nghiệm: Có hai cốc, một cốc đựng nước nguyên
chất và một cốc đựng dung dịch nước đường và được
đặt trong một chậu thủy tinh.

Ở cùng nhiệt độ áp suất hơi hay áp suất hơi bão hòa của dung dịch luôn
nhỏ hơn áp suất của dung môi nguyên chất.

12
Định luật Raoult
• Nội dung: Áp suất hơi bão hòa của dung dịch bằng áp suất hơi bão
hoà của dung môi nguyên chất nhân với phần mol của dung môi trong
dung dịch

Pdd: áp suất hơi bão hoà của dung dịch;


P0: áp suất hơi bão hoà của dung môi nguyên chất
χdm : phần mol của dung môi trong dung dịch.

Dung dịch 13
• Nếu gọi χct là nồng độ phần mol của chất tan trong dung dịch thì:
χdm + χct = 1

ΔP: độ giảm áp suất hơi bão hoà của dung dịch


ΔP/P0: độ giảm tương đối áp suất hơi bão hoà của dung dịch

Định luật Raoult I có thể phát biểu cách khác: Tại một
nhiệt độ xác định, độ giảm tương đối áp suất hơi bão
hoà của dung dịch chứa chất tan không bay hơi và
không điện li bằng nồng độ phần mol của chất tan
trong dung dịch".

Dung dịch 14
3.2. Nhiệt độ sôi của dung dịch
• Nhiệt độ sôi của chất lỏng là nhiệt độ mà tại
đó tại đó áp suất hơi bão hòa của chất lỏng bằng áp suất
hơi bão hoà của khí quyển.

• Do Pdd < P0 nên: nhiệt độ sôi của dung dịch lớn hơn nhiệt
độ sôi của dung môi nguyên chất → độ tăng điểm sôi ∆Ts

15
3.3. Nhiệt độ đông đặc của dung dịch
 Nhiệt độ đông đặc (kết tinh) của chất lỏng là nhiệt độ mà tại đó
áp suất hơi bão hoà của pha lỏng bằng áp suất hơi bão hoà của
pha rắn.

 Do Pdd < P0: Nhiệt độ đông đặc của dung dịch nhỏ hơn nhiệt độ

đông đặc của dung môi → độ hạ điểm đông của dung dịch. ∆Tđ

16
3.4. Hệ quả của Định luật Raoult

• Độ tăng điểm sôi hay độ hạ điểm đông của dung dịch tỉ lệ


thuận với nồng độ molan của dung dịch.

∆Ts = Ks.Cm

∆Tđ = Kđ.Cm

Ks: Hằng số nghiệm sôi

Kđ: Hằng số nghiệm đông

Dung dịch 17
4. Hiện tượng thẩm thấu của dung dịch

Dung dịch 18
4.1. Hiện tượng thẩm thấu

• Hiện tượng các phân tử dung môi khuếch tán một chiều
qua màng thẩm thấu từ dung môi sang dung dịch(hoặc
dung dịch có nồng độ thấp sang dung dịch có nồng độ
cao hơn)

19
4.2. Áp suất thẩm thấu – Định luật Vant’ Hoff

• Áp suất thẩm thấu là áp suất gây nên bởi hiện tượng thẩm thấu.

• Áp suất thẩm thấu của một dung dich tỉ lệ thuận với nồng độ và
nhiệt độ của dung dịch

π = R.C.T

R: Hằng số khí lý tưởng, R = 0,082 l.at/mol.K

C: nồng độ mol/l của dung dịch

T: Nhiệt đọ tuyệt đối của dung dịch K

Dung dịch 20
5. Áp suất thẩm thấu, nhiệt độ sôi và nhiệt độ
đông của dung dịch
π = iR.C.T

∆Ts = iKs.Cm

∆Tđ = iKđ.Cm

i: Cho biết số tiểu phân chất tan lớn hơn số phân tử


bao nhiêu lần

Dung dịch 21
6. Vai trò của hiện tượng thẩm thấu trong hệ
thống sống
• Áp suất thẩm thấu là một trong những động lực vận
chuyển chất qua màng một cách thụ động.

• Vai trò của màng tế bào trong quá trình vận chuyển
vật chất giữa bên trong và bên ngoài màng?

 Màng tế bào cho nước qua màng: vào hoặc ra và luôn luôn
giữ thế cân bằng đối với môi trường. Nghĩa là màng giữ cho
tế bào luôn luôn có áp suất thẩm thấu cố định. Tính chất
thẩm thấu đó của màng tế bào được gọi là tính thấm (osmos)
22
Dựa vào áp suất thẩm thấu của tế bào
người ta có thể phân loại dung dịch theo áp
suất thẩm thấu:

•Dung dịch đẳng trương (isotonic): có áp suất thẩm thấu


bằng với áp suất thẩm thấu của tế bào

•Dung dịch ưu trương ( hypertomic): có áp suất thẩm thấu


lớn hơn áp suất thẩm thấu của tế bào

•Dung dịch nhược trương ( hypotomic): có áp suất thẩm


thấu nhỏ hơn áp suất thẩm thấu của tế bào

Dung dịch 23
Điều gì sẽ xảy ra khi đưa tế bào vào trong các
dung dịch đẳng trương, nhược trương và ưu
trương?

Dung dịch 24
Ca lâm sàng: Một trẻ 3 tuổi nhập viện với triệu chứng đi ngoài
phân lỏng tóe nước 10 lần/ ngày. Trẻ được chẩn đoán tiêu chảy cấp
có mất nước. trẻ được bù nước bằng dung dịch orezol đường uống.

Câu hỏi:

1. Thành phần và vai trò của oresol?

2. Nếu bố mẹ bệnh nhi pha dung dịch orezol không đúng cách thì có
ảnh hưởng gì đến bệnh nhi không?

Dung dịch 25

You might also like