You are on page 1of 5

CHƯƠNG 4.

BÀI TẬP SINH LÍ THỰC VẬT


DẠNG 2. TÍNH ÁP SUẤT THẨM THẤU CỦA DUNG DỊCH VÀ CỦA TẾ BÀO.
SỨC HÚT NƯỚC CỦA TẾ BÀO THỰC VẬT.

- Hiện tượng khuếch tán là sự vận động các phân tử tử nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp cho
tới khi cân bằng. Tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào một số yếu tố sau: sự chênh lệch nồng độ, kích thước
phân tử, nhiệt độ và độ nhớt của môi trường.
- Hiện tượng thẩm thấu là một trường hợp đặc biệt của khuếch tán. Sự đặc biệt đó là phần tử vật chất
tham gia khuếch tán là nước và phải đi xuyên qua một màng bán thấm.
- Áp suất thẩm thấu là lực gây ra sự chuyển dịch của dung môi vào dung dịch qua màng.
- Áp suất thẩm thấu của tế bào chính là áp suất thẩm thấu của dịch bào. Tế bào chịu một áp suất của các
chất hòa tan trong dịch tế bào gọi là áp suất thẩm thấu. Áp suất thẩm thấu đó thay đổi theo nồng độ của
dịch tế bào: nồng độ càng cao thì áp suất thẩm thấu càng lớn và chính áp suất thẩm thấu có vai trò quan
trọng trong việc hút nước của tế bào.

1. Công thức tính áp suất thẩm thấu của dung dịch


- Theo công thức Van-Hốp, áp suất thẩm thấu của dung dịch được tính theo công thức: P  RTCi
 22, 4 
Trong đó: R: hằng số khí  R   0, 082 
 273 
T: nhiệt độ tuyệt đối  T  273  t C 

C: nồng độ chất tan (M = mol/lít)


i: hệ số Van-Hốp biểu thị mức độ ion hóa của dung dịch
Công thức tính i: i  1    n  1 trong đó  là hệ số phân li; n là số ion khi phân tử phân li: ví dụ như
NaCl có n  2 .
 Chú ý:
+ Đối với các chất trong dung dịch không phân li thành ion (như đường) thì   0  i  1
+ Đối với các chất điện li mạnh trong dung dịch phân li hoàn toàn ra ion thì   1
+ Đối với các chất điện li yếu (axit yếu, bazơ yếu) thì phân li không hoàn toàn ra ion thì dựa vào  đề
 n C
cho hoặc dựa vào dữ kiện tính      .
 n 0 C 0 

Trong đó: + n: số phân tử phân li; n 0 : số phân tử hòa tan

+ C: nồng độ phân li ra ion; C0: nồng độ ban đầu


- Áp suất thẩm thấu của dung dịch = Tổng áp suất thẩm thấu do mỗi chất tan trong dung dịch gây nên
Pdd  R  T   C1  i1  C2  i 2  ...  Cn  i n 

1
 MỘT SỐ BÀI TẬP MINH HỌA
Ví dụ 1:
a) Một dung dịch đường có nồng độ 0,01 M. Tính áp suất thẩm thấu của dung dịch ở nhiệt độ 25C .
b) Một dung dịch chứa glucozozơ và saccarozo với nồng độ lần lượt là 0,015 M và 0,03 M. Hãy xác định
áp suất thẩm thấu của dung dịch biết nhiệt độ của dung dịch là 27C .
Hướng dẫn giải
a) Áp suất thẩm thấu của dung dịch đường: P  0, 082   273  27   0, 011  0, 2460 atm.

b) Áp suất thẩm thấu của dung dịch chứa glucozozo và saccarozo:


P  0, 082   273  27    0, 015 1  0, 03 1  1,1070 atm.

Ví dụ 2:
a) Xác định áp suất thẩm thấu của dung dịch ở 27C chứa hai chất glucozozơ 0,02 M và NaCl 0,02 M.
b) Đưa một mô thực vật vào dung dịch đường glucozozơ 0,04 M ở nhiệt độ 25C thì thấy khối lượng và
thể tích mô thực vật này không có thay dổi. Hãy tính áp suất thẩm thấu của các tế bào trong mô thực vật.
Hướng dẫn giải
a) NaCl khi phân li sẽ tạo ra 2 ion (Na+ và Cl-)  n  2,   1  i  2

Áp suất thẩm thấu của dung dịch: P  0, 082   273  27    0, 02 1  0, 02  2   1, 4760 atm.

b) Áp suất thẩm thấu của dung dịch đường glucozozo:


P  0, 082   273  25   0, 04 1  0,9774

Vì khối lượng và thể tích mô thực vật này không có thay đổi  Đây là môi trường đẳng trương
 Ptb  Pdd  0,9774 atm.

2. Sức hút nước của tế bào thực vật


 Dưới tác dộng của áp suất thẩm thấu của dịch bào, nước sẽ di chuyển từ ngoài vào không bào qua
nguyên sinh chất. Kết quả làm cho thể tích không bào tăng lên, ép nguyên sinh chất lên thành tế bào. Lực
này gọi là sức trương của tế bào (ký hiệu là TTB).
 Sức hút nước (STB) của tế bào là hiệu số giữa áp suất thẩm thấu và sức trương nước của tế bào.
STB  PTB  TTB
Trong đó: STB là sức hút nước của tế bào (atm)
PTB là áp suất thấm thấu của tế bào (atm)
TTB là áp suất trương nước (atm).
 Các trạng thái nước của tế bào:
- Tế bào bão hòa nước hoặc no nước hoàn toàn: S  0  P  T
- Tế bào héo hoàn toàn, lúc này tế bào có sức hút nước rất lớn và bằng áp suất thẩm thấu: T  0  S  P
- Tế bào thiếu bão hòa nước. Đây là trạng thái quan trọng và thường xảy ra trong cây, do thiếu bão hòa
nên tế bào phải hút nước để trở nên bão hòa và đó là động lực để đưa nước vào trong cây: S  0

2
- Tế bào mất nước quá lớn và dột ngột thì thành tế bào co lại và T có chiều dương: S  P  T .
 Ý nghĩa của sức hút nước của tế bào (S): biểu thị tình trạng thiếu nước trong tế bào do đó có ý nghĩa
trong việc sử dụng chỉ tiêu này để xác định chế độ tưới nước cho cây trồng.
 Ý nghĩa của sức căng trương nước (T): T xuất hiện để chống lại sự trương lên của tế bào. Vì vậy khi tế
bào hút nước thì T tăng và khi tế bào bão hòa nước thì T  P . Khi đó, mặc dù vẫn còn chênh lệch áp suất
thẩm thấu của tế bào và đang lớn hơn áp suất thẩm thấu của dung dịch nhưng tế bào ngừng hút nước giúp
bảo vệ tế bào thực vật không bị vỡ.
 Hiện tượng xitoriz: là hiện tượng xảy ra khi tế bào mất nước nhưng không phải do thẩm thấu mà do
bay hơi trong môi trường không khí khô,lúc đó tế bào mất nước rất nhanh, thể tích tế bào giảm đi do đó tế
bào nhăn nheo lại. Chất nguyên sinh trong trường hợp này không tách khỏi tế bào.
a) Khi cho một tế bào vào dung dịch thì xảy ra trạng thái cân bằng nước giữa tế bào và dung dịch.
Khi đó súc hút nước của tế bào bằng áp suất thẩm thấu của dung dịch:
S TB  Pdd  PTB  TTB  Pdd  TTB  PTB  Pdd

 MỘT SỐ BÀI TẬP MINH HỌA


Ví dụ 1: Một mô thực vật gồm các tế bào giống nhau có PTB  2,1 atm, TTB  0,8 atm. Người ta ngâm mô

này trong dung dịch saccarozo 0,07 M ở nhiệt độ 250C trong thời gian 30 phút. Hãy dự đoán về sự thay
đổi về khối lượng ở mô thực vật này. Giải thích vì sao?
Hướng dẫn giải
 Áp suất thẩm thấu của dung dịch saccarozo: Pdd  0, 082   273  25   0, 07  1, 7105 atm.

 Sức hút nước của tế bào: STB  PTB  TTB  2,1  0,8  1,3 atm.

 Vì STB  Pdd  nước từ tế bào ra dung dịch  sức căng trương nước (T) giảm dần.

 Trạng thái cân bằng nước của tế bào: STB  Pdd  PTB  TTB  Pdd  TTB  2,1  1, 7  0, 4 atm.

 Tế bào mất nước, sức căng trương nước (T) giảm cho đến khi T  0, 4 atm.
Ví dụ 2: Một tế bào thực vật có áp suất thẩm thấu là 3,74 atm. Thả tế bào này vào dung dịch chứa NaCl
0,01 M; CaSO4 0,01 M; CaCl2 0,01 M. Sau 30 phút, hãv xác định sức căng trương nước của tế bào. Cho
rằng nhiệt độ phòng thí nghiệm là 26C và quá trình thẩm thấu nước vào tế bào không làm thay đổi áp
suất thẩm thấu của tế bào.
Hướng dẫn giải
 Áp suất thẩm thấu của dung dịch: Pdd  0, 082   273  25    0, 01 2  0, 01 2  0, 01 3  1, 7163 atm.

 Trạng thái cân bằng nước của tế bào: STB  Pdd  PTB  TTB  Pdd  TTB  3, 74  1, 7163  2, 0237 atm.

Ví dụ 3: Các tế bào của cùng một mô thực vật có áp suất thẩm thấu là 1,7 atm, khi đặt vào các dung dịch
đường có áp suất thẩm thấu là 0,8 atm; 1,1 atm; 1,5 atm sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Biết rằng áp suất
trương nước của tế bào trước khi ngâm vào dung dịch là 0,6 atm.

3
Hướng dẫn giải
 Sức hút nước của tế bào khi ngâm vào dung dịch là: STB  PTB  TTB  1, 7  0, 6  1,1 atm

 Ở dung dịch đường có áp suất thẩm thấu 0,8 atm thì tế bào hút nước và tăng thể tích.
 Ở dung dịch đường có áp suất thẩm thấu 1,1 atm thì tế bào không thay đổi.
 Ở dung dịch đường có áp suất thẩm thấu 1,5 atm thì tế bào mất nước và có hiện tượng co nguyên sinh.
b) Đối với thực vật trên cạn, hấp thụ nước dạng lỏng thì để cây hút được nước thì áp suất thẩm
thấu của tế bào lông hút ở rễ phải lớn hơn áp suất thẩm thấu của dung dịch đất (Tế bào ở trạng
thái héo hoàn toàn T  0 ).
Pdd ®Êt
P TB  Pdd ®Êt  R.T.C  Pdd ®Êt  C 
R.T

 MỘT SỐ BÀI TẬP MINH HỌA


Ví dụ 3: Một cây sống bình thường ở ven biển có áp suất thẩm thấu của đất ngập mặn là 3 atm. Cây này
phải duy trì nồng độ dịch tế bào lông hút tối thiểu là bao nhiêu để sống dược trong mùa hè có nhiệt độ
trung bình là 35C , mùa đông có nhiệt độ trung bình là 17C ?
Hướng dẫn giải
Pdd ®Êt
 Dựa vào công thức C 
R.T
 Nồng độ dịch tế bào lông hút tối thiểu cần phải duy trì để cây có thể sống trong được:
3
- Mùa hè: C   0,118 M.
0, 082  273  35 

3
- Mùa đông: C   0,126 M.
0, 082  273  17 

Ví dụ 4: Ở một loài cây mọc trong rừng ngập mặn, để cây sống được bình thường vào mùa hè có nhiệt độ
môi trường là 32C thì cây phải duy trì nồng độ dịch tế bào lông hút tối thiểu là 0,128 M. Biết rằng hệ số
Van-Hốp biểu thị mức độ ion hóa của dung dịch i  1 và R  0, 082 . Hãy tính áp suất thẩm thấu lớn nhất
của đất ngập mặn mà cây có thể sống được.
Hướng dẫn giải
Pdd ®Êt
 Dựa vào công thức C   Pdd ®Êt  RTC
R.T
 Áp suất thẩm thấu lớn nhất của đất ngập mặn mà cây có thể sống được:
Pdd dat  0, 082   273  32   0,128  Pdd dat  3, 2013 atm.

Ví dụ 5: (Đề thi HSG Giải toán trên máy tính cầm tay môn Sinh Học – Bộ GD&ĐT 2011)
Ở vùng ven biển người ta đo được áp suất thẩm thấu trong đất là 9,5 atm. Cây sống ở vùng đất này phải
duy trì nồng độ dịch bào của lông hút tối thiểu là bao nhiêu để sống được trong mùa hè có nhiệt độ trung
bình là 33C và mùa đông với nhiệt độ trung bình là 12C ? (Biết i  l; T  273; R  0, 082 ).

4
Hướng dẫn giải
Pdd
 Để cây sống được thì P TB  Pdd ®Êt  RTCi  Pdd  C 
RTi
 Nồng độ dịch tế bào lông hút tối thiểu cần phải duy trì để cây có thể sống trong được:
9,5
- Mùa hè: C   0,3786 M.
0, 082  273  33

9,5
- Mùa đông: C   0, 4065 M.
0, 082  273  12 

Ví dụ 6: (Đề thi HSG giải toán trên máy tính cầm tay môn Sinh Học – Sở GD&ĐT Gia Lai – 2011)
1. Một cây sống ở vùng ven biển có áp suất dung dịch Pdd  3, 6 atm. Nồng độ muối trong tế bào rễ cây

duy trì khoảng 0,1435 M vào mùa hè và 0,153 M vào mùa đông. Hỏi vùng này có nhiệt độ môi trường
mùa hè và mùa đông thấp nhất là bao nhiêu? (Biết R  0, 082; i  1 )
2. Nếu tế bào của mô thực vật có áp suất thẩm thấu là 2,1 atm cho vào dung dịch đường có áp suất thẩm
thấu 1,7 atm. Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu áp suất trương nước của tế bào trước khi đặt vào là 0,6 atm?
Hướng dẫn giải
1. Tính nhiệt độ môi trường mùa hè và mùa đông
 Gọi t1 là nhiệt độ mùa hè, t2 là nhiệt độ mùa đông (Đơn vị độ C)

 Công thức tính áp suất thẩm thấu trong tế bào là Ptb  RTCi  i  1

Pdd
 Để cây sống được thì P TB  Pdd  RTCi  Pdd  T 
RCi
3, 6 3, 6
 T1  273  t1    305,9403  t1  305,9403  273  32,9403C
RC 0, 082  0,1435
3, 6 3, 6
 T2  273  t 2    286,944  t 2  286,944  273  13,9940C
RC 0, 082  0,153
 Vậy nhiệt độ thấp của mùa hè là 32,9403C và mùa đông là 13,9940C .
2. Sức hút nước của tế bào trước khi đặt vào dung dịch là:
S  P  T  2,1  0, 6  1,5 atm  Pdd  1, 7 atm .
Do đó tế bào mất nước gây hiện tượng co nguyên sinh.

You might also like