You are on page 1of 14

Có một thực tế hiện nay trong dạy và học writing và speaking, đặc biệt trong luyện thi IELTS là

học theo các bài viết mẫu và câu trả lời mẫu (sample writing/sample speaking). Đây là một cách
học/dạy rất không hiệu quả và để lại hậu quả lâu dài ở các cấp học cao hơn.
Không hiệu quả vì bản chất của việc học không phải nhớ được cái gì mà là học cách tiếp cận
(phương pháp học) để có thể (tự mình) có được kiến thức đó.

Ví dụ, một đề IELTS writing như sau:


In the developed world, average life expectancy is increasing. What problems will this cause for
individuals and society? Suggest some measures that could be taken to reduce the impact of aging
populations.

Để học trò có thể viết một bài luận trả lời câu hỏi trên, giáo viên cần giúp các em:
Bước 1. Phân tích đề bài và hiểu được loại bài luận cần viết.
Bài viết đưa ra một vấn đề (problem), đó là dân số già (aging population). Bài viết yêu cầu phân
tích tác động (tiêu cực) của vấn đề (discuss the effects of aging population) và đưa ra giải pháp
(put forward some possible solutions). Đây là yêu cầu của đề bài. Bài viết phải trả lời được 2 câu
hỏi:
What are adverse effects of aging population?
What are the solutions to aging population?
Bài viết không trả lời được đủ 2 câu hỏi trên sẽ bị phê là "off the topic" (viết lạc đề).
Đây là 1 trong 7 dạng bài viết học thuật; cụ thể, dạng bài effects & solutions essay.
Bước 2. Xây dựng dàn ý bài viết (make an outline). Có 2 cách tiếp cận, hoặc point to point
pattern (5 đoạn văn) hoặc block pattern (4 đoạn văn). Nên chọn block pattern cho dễ viết, đặc biệt
khi viết dưới áp lực thời gian trong phòng thi.
Bài viết gồm 4 đoạn (1 đoạn mở bài, 1 đoạn kết và 2 đoạn văn thân bài). Mở bài và kết luận viết
thế nào để vừa hiệu quả, vừa nhanh, vừa logic và đơn giản, mình sẽ không bàn sâu ở đây.
Hai đoạn văn thân bài, mỗi đoạn sẽ trả lời 1 câu hỏi:
What are adverse effects of aging population?
What are the solutions to aging population?
Bước 3. Tìm tài liệu, đọc (skim, scan, read analytically & critically), tổng hợp và vẽ sơ đồ
mindmap.
Bước 4. Đặt bút viết (write & proofreading).
Ngoài 4 bước trên, học sinh cần được trang bị tốt các kiến thức khác của Academic Writing. Ví
dụ, riêng về cấu trúc câu, viết một câu đúng cấu trúc, đủ subject, verb, object và các modifiers,
không mắc các lỗi sentence fragment, choppy, run on, comma splice, stringy, paralell structure,
misplaced modifiers ...).
Đối với các em học sinh cấp 2, cấp 3, kỹ năng nghiên cứu chưa tốt (tìm, đọc, tổng hợp kiến thức
từ nhiều nguồn - writing from sources), giáo viên cần hỗ trợ các em. Cung cấp cho các em các bài
đọc reading tốt (học thuật, viết bởi chuyên gia bản ngữ, từ vựng đa dạng, thông tin đa chiều ...).
Cùng các em đọc, ghi chú (tạke notes, use circling margin notes), tổng hợp thông tin
(summarize/synthesize ideas ...).
Ví dụ, liên quan đến bài viết trên, mình sẽ chuẩn bị cho các em các bài đọc trong hình ảnh dưới.
Tiếp nữa, tại sao lại nói việc học theo bài viết mẫu (sample writing) và câu trả lời mẫu (sample
speaking) để lại những hậu quả lâu dài khi các em học lên các bậc học cao hơn (ĐH và sau ĐH)?
Cách học viết theo bài mẫu, hoặc học thuộc câu trả lời mẫu (sample speaking, sample writing) sẽ
tước đoạt của các em khả năng tư duy độc lập, khả năng tìm kiếm thông tin, đọc và tổng hợp kiến
thức từ nhiều nguồn. Ngoài ra, những em học nói và viết theo bài mẫu sẽ có xu hướng đạo văn
(plagiarism), sao chép và lười suy nghĩ.
Rõ ràng, dạy sai và học sai không những không hiệu quả mà còn để lại hệ lụy lâu dài về phát triển
nhân cách và kỹ năng học tập.
Bài viết bàn về xu hướng dân số già ở Nhật và các giải pháp trên tờ NIKKEI
ASIAhttps://m.facebook.com/story.php?
story_fbid=4724544840894468&id=100000169976854
Dân số Nhật vẫn đang trên đà giảm. Nhật đã ra khỏi nhóm 10 quốc gia có dân số lớn nhất (most
populous countries). Theo điều tra dân số (census) năm 2020, dân số Nhật là 126,22 triệu, trong
đó có 64,86 triệu nữ giới và 61,36 triệu nam giới. Tuy nhiên, xu hướng giảm của dân số Nhật đã
chậm lại do quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này đã cởi mở hơn với lao động nhập cư.
Để đối phó với xu hướng dân số già (ageing population), các quốc gia thường tiến hành các giải
pháp như:
- Khuyến khích sinh đẻ (increase fertility). Trung Quốc là 1 ví dụ. TQ vừa cho phép sinh con thứ
3. Tuy nhiên, tồn tại mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa sự giàu có (wealth) và tỷ lệ sinh ((birth rate).
Ý nói, dân càng giàu càng ít có mong muốn sinh nhiều con. Tỷ lệ tham gia của phụ nữ vào thị
trường lao động ngày càng tăng (do họ có nhiều cơ hội về giáo dục) là 1 nguyên nhân dẫn đến xu
hướng sinh muộn, hoặc sinh ít con, hoặc sống độc thân.
- Nới lỏng chính sách nhập cư. Singapore, hay nhiều nước giàu có ở Châu Âu đã tạo điều kiện
cho các nhóm lao động có tay nghề cao (skilled workers/white collar workers) từ các nước đang
phát triển nhập tịch.
- Tăng độ tuổi về hưu (raise the retirement age). Ở Nhật, người già vẫn còn lao động rất phổ biến,
ví dụ các bác trai lái xe taxi, làm bảo vệ; các bác gái bán hàng ở trung tâm thương mại hay làm
bánh. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ mang tính tình huống, tạm thời, và ít được ủng hộ từ public.
Đọc thêm về bài báo từ tờ Nikkei để hiểu về dân số nước Nhật:
https://drive.google.com/.../1gAEKWo6ZiwKjw4Ez3K4.../view...
Bàn về TQ:
Dân số đông đang là lợi thế cạnh tranh chiến lược của Trung Quốc. Với hơn 1,4 tỷ dân, TQ có thị
trường nội địa lớn, sức mua cao, nguồn lao động trẻ, có tào đạo. Công ty đa quốc gia hay nền
kinh tế nào trên thế giới dám đi ngược lại với ý chí và mong muốn của 1,4 tỷ người? Tuy nhiên,
xu hướng tất yếu mà TQ đang phải đối mặt, như một quả bom hẹn giờ (demographic timebomb)
là dân số già (ageing). Khác với Nhật và Châu Âu, người TQ đang già đi nhưng vẫn nghèo (tính
theo thu nhập bình quân đầu người hàng năm khoảng 10 nghìn đô Mỹ, thấp xa so với Nhật, Mỹ
và nhiều nước giàu có ở Châu Âu). Có lẽ, do nhận thức được nguy cơ dân số giảm và già, TQ đã
vội cho phép người dân được phép sinh con thứ 3. Tuy nhiên, quyết định có đẻ tiếp hay không
của người phụ nữ TQ ít phụ thuộc vào mong muốn hay kỳ vọng của ĐCS TQ. Chi phí nuôi dạy
con ngày càng tăng (the cost of raising children) là 1 lực cản lớn.

 Thích

Bài viết xu hướng dân số già trên tạp chí The Economist, bàn về nguyên nhân, tác động và giải
pháp: https://m.facebook.com/story.php?
story_fbid=4595126870502933&id=100000169976854
Một bài viết khác trên tạp chí The Economist bàn về xu hướng dân số giảm (shrinking
population), dân số già (ageing population) và những hệ lụy:
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=4459044390777849&id=100000169976854
Shrinking global population & slow technological progress (Xu hướng dân số giảm trên toàn cầu
sẽ là lực cản sự tiến bộ của khoa học công nghệ)
1. Shrinking population có tác động tích cực gì?
reduced pressure on scarce resources, a decline in environmental damage, and increased
autonomy for women
2. Ảnh hưởng tiêu cực của shrinking population?
economic disruptions, such as a scarcity of care workers and problems with the sustainability of
government debt
3. Tại sao shrinking population lại dẫn đến slow technological progress?
fewer people may also mean fewer new ideas
If ideas drive growth and people are the source of ideas, then the fate of our species depends
crucially on long-run population trends.
In the absence of new ideas, growth must eventually grind to a halt
in the absence of technological progress, ore becomes harder and costlier to mine and there are
ever fewer valuable tasks to be done by an extra worker or industrial robot.
New ideas allow an economy to do more with less or create new and valuable tasks to occupy
labour and capital.
An economy can increase the flow of ideas by adjusting its use of human resources: by investing
more in education and encouraging more people to work in research rather than production, for
instance

Dân số già có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với phát triển kinh tế và hệ thống an sinh XH. Tuy
nhiên, một xã hội có quá nhiều người trẻ cũng hàm chứa nhiều nguy cơ. Bài báo trên tờ The
New York Times nói về "youth bulge" (tỷ lệ thanh thiếu niên chiếm đa số trong cơ cấu dân số
theo độ tuổi). (Bulge means a sudden temporary increase in the amount of something):
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=4658802020802084&id=100000169976854

Bàn về aging population trong lớp Tiếng Anh học thuật (Academic
English): https://m.facebook.com/story.php?
story_fbid=4655937687755184&id=100000169976854
Bàn về aging population trong lớp Tiếng Anh học thuật (Academic English).
Để đối phó với nguy cơ dân số già (aging population), Trung Quốc vừa cho phép công dân của
mình được phép sinh con thứ 3 (three-child policy). Link bài báo dưới phần comment.
Nhìn lại lịch sử, vào năm 1979, Trung Quốc đã ban hành chính sách một con (a one-child policy).
Tại thời điểm đó, lãnh đạo TQ cho rằng bùng nổ dân số (overpopulation) có nguy cơ đe đọa tăng
trưởng kinh tế (inhibit the economic growth), làm trầm trọng tình trạng đói nghèo (exacerbate
poverty & hunger), thiếu ăn (food insecurity), nạn đói (devastating famine). Trung Quốc đã thi
hành chính sách kiểm soát dân số này (birth control policy) một cách rất hà khắc (severely
enforced). Vi phạm chính sách 1 con sẽ bị phạt tiền rất nặng (face a heavy fine). Nếu là công
chức (civil servants), sẽ bị đuổi việc (made redundant/be dismissed/fired/laid off). Thậm chí,
người dân bị triệt sản bắt buộc (forcibly sterile) nếu vi phạm.
Chính sách một con (long standing one child policy) đã để lại nhiều hệ lụy, đặc biệt trong 1 xã
hội trọng nam khinh nữ (sexism) như TQ, ví dụ như tỷ lệ phá thai cao (sex selective abortion). Hệ
quả, xã hội TQ đang đối mặt với sự cân bằng giới tính nghiêm trọng (gender imbalance/the
imbalance of sex ratio). Hiện tại, TQ đang dư 30 triệu nam giới (boy surplus, thiếu hụt nữ girl
deficit). Đã có nhiều bài báo khoa học chứng minh mối tương quan giữa một xã hội dư thừa nam
giới (men surplus) với đà tăng của bạo lực (violence) và tỷ lệ tội phạm (crime wave/rising
crime/soaring crime). Ấn Độ là một ví dụ.
Ngoài ra, nhờ sự tiến bộ về chất lượng chăm sóc y tế (medical advance) và chất lượng cuộc sống
được cải thiện (the improved quality of life) nên tuổi thọ trung bình của người dân tăng lên
(increased lifespan/life expectancy/longevity). Tỷ lệ sinh thấp (low fertility) và tuổi thọ ngày
càng tăng (increased life expectancy) đã làm cho dân số của Trung Quốc ngày càng già đi (aging
population/greying population). Tỷ lệ sinh trung bình của TQ hiện tại là 1,3 con/1 phụ nữ, thấp xa
so với mức sinh thay thế (replacement rate) là 2,1.
Hầu hết các quốc gia bị già hóa dân số (aging population) là các quốc gia giàu có như Nhật Bản
hay các Bắc Âu. Tuy TQ là nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, nhưng xét về mức sống (living
standard), chủ yếu qua thu nhập bình quân đầu người (average income per capita), thì TQ vẫn chỉ
là 1 nước có thu nhập trung bình. Nói cách khác, TQ đang có nguy cơ chưa kịp giàu đã già.
Dân số già (aging population) có nhiều tác động tiêu cưc như: thiếu hụt lực lượng lao động (the
shortage of labor/shrinking workforce), làm suy giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nên nhớ lợi
thế so sánh (comparative advantage) của TQ là nguồn nhân lực dồi dào, chi phí thấp (abundant
laborforce) và thị trường nội địa lớn (large scale domestic market). Tuy nhiên, do hậu quả của
dân số già, chi phí nhân công của TQ đang tăng lên, làm mất lợi thế so sánh so với Việt Nam,
Indonesia hay Ấn Độ.
Dân số già cũng góp phần làm giảm tiêu dùng nội địa (domestic consumption) do người già có
khuynh hướng tiết kiệm hơn là chi tiêu; do vậy, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Còn nhớ hàm
tổng cầu AD = Consumption + Investment + Government Expenditure + (Export - Import)?
Dân số già cũng ảnh hưởng đến tính hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực hữu hạn trong xã hội
(allocation of scarce resources). Ví dụ, xã hội sẽ phải chi nhiều hơn vào bảo hiểm xã hội, trả
lương hưu (pension scheme), chăm sóc y tế. Dành nhiều ngân sách vào chi trả bảo hiểm xã hội và
chăm sóc y tế đồng nghĩa với việc cắt giảm chi tiêu đầu tư công (public investment) vào cơ sở hạ
tầng (infrastructure), giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường.
Để đối phó với nguy cơ quả bom nhân khẩu (demographic timebomb) - dân số già hóa, năm 2016
Trung Quốc đã từ bỏ chính sách 1 con, và cho phép sinh con thứ 2 (two child policy). Tuy nhiên,
tỷ lệ sinh đã không tăng như kỳ vọng.
Lý do là chi phí nuôi con ngày càng đắt đỏ (cost of raising children), tỷ lệ phụ nữ có học vấn và
tham gia vào thị trường lao động nhiều hơn (greater participation in labor market). Khi phụ nữ
được trao nhiêu quyền hơn (empower women), có nhiều cơ hội về việc làm và giáo dục, họ sẽ có
tính độc lập về tài chính cao hơn, và do đó, họ có quyền quyết định nhiều hơn (gồm cả quyết định
lấy chồng và sinh con). Xu hướng sống độc thân, xu hướng single mom, xu hướng sinh ít con, và
sinh con muộn ngày càng phổ biến.
Để giải quyết dân số già, ngoài việc khuyến khích sinh đẻ (boost fertility), nhiều quốc gia khác đã
tiến hành nới lỏng chính sách nhập cư, đặc biệt với nhóm lao động có kỹ năng (skilled
workers/white collar workers), hoặc tăng tuổi nghỉ hưu (raise the retirement age).

You might also like