You are on page 1of 3

Môn: Logic học và Phương pháp học tập TRIE201.10(1.

2122)

SUY LUẬN DIỄN DỊCH TRỰC TIẾP


Diễn dịch trực tiếp
Một tiền đề của diễn dịch trực tiếp có thể là phán đoán đơn, cũng có thể là phán đoán phức.
a. Diễn dịch trực tiếp có tiền đề là phán đoán đơn:
Gồm 5 thao tác suy luận sau đây:
1. Phép đổi chỗ các thuật ngữ của phán đoán tiền đề
- chất của kết luận được giữ nguyên như chất của tiền đề
- Đổi vị trí của chủ từ S ở tiền đề thành vị từ ở kết luận và vị từ P ở tiền đề thành chủ từ ở kết
luận.
- Lượng từ sẽ thay đổi từ tiền đề xuống kết luận theo quy tắc: thuật ngữ không chu diên ở tiền đề,
thì cũng không chu diên ở kết luận.
Thao tác này luôn được thực hiện với ba kiểu phán đoán đơn
1. Mọi nhà kinh tế học là nhà khoa học
-> một số nhà khoa học là nhà kinh tế học
2. Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau.
-> Tam giác có hai cạnh bằng nhau là tam giác câ.
3. Mọi số lẻ không là số chẵn.
-> Mọi số chẵn không là số lẻ.
4. Một số đảng viên là sinh viên
-> Một số sinh viên là đảng viên,
5. Một số trí thức là giảng viên
Mọi giảng viên là trí thức
6. một số nông dân không là thanh niên.
Một số thanh niên không là nông dân.
7. Một số người lao động không là công nhân.
Không đổi được.
2. Phép đổi chất của phán tiền đề
- Giữ nguyên:
+ Lượng của phán đoán tiền đề
+ Vị trí của chủ từ và vị từ

2111310008_Kim Linh Chi Page |1


Môn: Logic học và Phương pháp học tập TRIE201.10(1.2122)

- Đổi:
+ chất ở tiền đề từ khẳng định thành phủ định ở kết luận và từ phủ định ở tiền đề thành khẳng
định ở kết luận
+ Vị từ thành thuật ngữ có phủ định lại
A; Tồn tại S là P |- E: Mọi S không là 7P
E: Mọi S không là P |- A: Mọi S là 7P
I: Tồn tại S là P |- O: Tồn tại S không là 7P
O: Tồn tại S không là P |- Tồn tại S là 7P
3. Đối lập chủ từ: Đổi chỗ kết hợp đổi chất.
Bước 1: Đổi chỗ các thuật ngữ của phán đoán tiền đề:
Bước 2: Đổi chỗ của phán đoán trung gian thu được sau bước 1
VD: Tam giác có hai cạnh bằng nhau không thể không là tam giác cân
Một số nhà khoa học không thể không là nhà kinh tế học.
4. Đối lập vị từ:
Bước 1: Đổi chất của phán đoán tiền đề
Bước 2: Đổi chỗ các thuậ ngữ của phán đoán trung gian vừa thu được sau bước 1.
5. Diễn dịch trực tiếp dựa vào quan hệ các phán đoán đơn trên hình vuông logic.

b. Diễn dịch trực tiếp có tiền đề là phản đoán phức


Dựa vào quan hệ đẳng trị giữa các phán đoán phức làm tiền đề để suy ra các kết luận. Mỗi một
phán đoán (kéo theo, hội, tuyển yếu) đều có ba phán đoán đẳng trị. Thành ra, ứng với từng phán
đoán tiền đề ta đều có thể rút ra ba kết luận. Quy tắc chung là, giá trị lôgic của kết luận phải
tương đương với giá trị lôgic của tiền đề.
Ví dụ: Từ tiền đề “Nếu thuật ngữ không chu diên ở tiền đề, thì cũng không được phép chu diên ở
kết luận”, có thể rút ra ba kết luận sau tương ứng với 3 đăng trị của phán đoán kéo theo ở tiền đề:
- “Muốn thuật ngữ chu diên ở kết luận, thì nó phải chu diên ở tiền đề”;
– “Thuật ngữ phải chu diên ở tiền đề, hoặc không được phép chu diên ở kết luận”;
– “Không thể có chuyện thuật ngữ không chu diên ở tiền đề mà lại chu diên ở kết luận”.
Tóm lại, diễn dịch trực tiếp từ phán đoán đơn và phức không chỉ để rèn luyện trí óc, mà nhờ nó
có thể rút ra từ tri thức đã biết thêm những thông tin mới, đa dạng và phong phú hơn về những
mối liên hệ qua lại của các bộ phận cấu thành tư tưởng. Cần chú ý là, ở từng trường hợp cụ thể
phải tuân thủ những quy tắc riêng cho loại suy luận ấy nhằm tránh các sai lầm.

2111310008_Kim Linh Chi Page |2


Môn: Logic học và Phương pháp học tập TRIE201.10(1.2122)

2111310008_Kim Linh Chi Page |3

You might also like