You are on page 1of 40

BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG

THÁNG 10/2021

COVID KÉO DÀI: TỔNG QUAN


BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG, THÁNG 10/2021

COVID kéo dài: Tổng quan


Tiêu đề của báo cáo mang hai ý nghĩa. Một là COVID-19 sẽ gây tổn hại lâu dài đến nền kinh tế, làm giảm đầu tư công
và đầu tư tư nhân, cũng như gây tổn thất về vốn con người và tài sản vô hình. Hai là dịch bệnh sẽ không sớm kết thúc
và có thể ở lại với chúng ta. Hai ý này cũng phản ánh hai chủ đề của báo cáo Cập nhật kỳ này. Trước mắt, đại dịch
dai dẳng sẽ khiến căng thẳng về con người và kinh tế kéo dài, trừ khi các cá nhân và doanh nghiệp có thể thích ứng.
Trong dài hạn hơn, COVID-19 sẽ làm giảm tăng trưởng và gia tăng bất bình đẳng, trừ khi các vết sẹo được chữa lành
và cơ hội được nắm bắt. Vì vậy, hành động chính sách cần phải giúp các tác nhân kinh tế điều chỉnh trong thời gian
trước mắt, và đưa ra những lựa chọn có thể giúp ngăn ngừa đà giảm tốc và sự chênh lệch giàu nghèo trong tương lai.

Chúng tôi bắt đầu bằng việc giải đáp bốn câu hỏi liên quan đến nhau: Điều gì đang xảy ra với các nền kinh tế tại Đông
Á và Thái Bình Dương? Tại sao? Chúng ta có thể kỳ vọng gì? Và có thể làm gì? Sau đó, chúng tôi sẽ bàn về tác động lâu
dài của COVID-19 đến tăng trưởng thông qua tác động đối với doanh nghiệp, và đến tình trạng bất bình đẳng thông
qua tác động đối với hộ gia đình. Chúng tôi kết luận bằng nội dung tóm lược bàn về chính sách tăng trưởng công bằng.

Phần I. Những diễn biến gần đây


Điều gì đang xảy ra với nền kinh tế?
Quá trình phục hồi vốn chưa đồng đều của khu vực ĐÁ-TBD nay lại đang gặp phải một trở ngại lớn.
Kết quả kinh tế gần đây của các quốc gia khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (ĐÁ-TBD) một lần nữa cho thấy
xu hướng phục hồi không đồng đều như đã chỉ ra trong báo cáo cập nhật kỳ trước, nhưng với nhịp độ chậm hơn
(Hình O.1). Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 8,5% năm 2021, trong khi tăng trưởng của các quốc gia còn lại
trong khu vực được dự báo ở mức 2,5% (thấp hơn khoảng 2 điểm phần trăm so với báo cáo Cập nhật trước đó).
Sản lượng tại Trung Quốc và Việt Nam đã vượt mức trước đại dịch trong năm 2020, nhưng hoạt động kinh tế đã
và đang bị gián đoạn ở Việt Nam, và bị đe dọa Trung Quốc, như có thể thấy qua các chỉ số về hoạt động và Chỉ
số nhà quản trị mua hàng (PMI) (Hình O.2). Sản lượng của In-đô-nê-xia và Ma-lay-xia đã tiến đến sát mức trước
đại dịch, trong khi của Thái Lan và Phi-líp-pin vẫn còn cách xa. Tuy nhiên, sản lượng ở tất cả các quốc gia hiện đều
đang có dấu hiệu suy giảm. Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất và phục hồi chậm nhất là Miến Điện và một số
quốc đảo Thái Bình Dương.
Hình O.1. Hầu hết các nền kinh tế ĐÁ-TBD được dự báo tăng trưởng thấp hơn dự kiến

10
5
0
-5
Tỷ lệ %

-10
-15
-20
Ki-ri-ba-ti
CHDCNH Lào

PNG

Fi-ji
Việt Nam
Mông Cổ
Trung Quốc

TLS
Miến Điện

Tu-va-lu
THái Lan
Phi-lip-pin
In-đô-nê-xia

Va-nu-a-tu

Pa-lau
Sô-lô-mông
Ma-lay-xia

Cam-pu-chia

Đông Á Nền kinh tế quốc đảo

Dự báo tháng 04 cho năm 2021


Dự báo tháng 10 cho năm 2021

Nguồn: Ước tính của cán bộ Ngân hàng Thế giới.


Ghi chú: Tham khảo chi tiết thêm tại Phụ bảng O.1.
2 TỔNG QUAN
COVID KÉO DÀI

Hình O.2. Hoạt động kinh tế suy giảm cản trở quá trình phục hồi vốn đã không đồng đều ở khu vực ĐÁ-TBD

A. GDP so với mức trước đại dịch B. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI)

115 60
110 55
105
50
100
45
95
40
90
35
85
30
80
25
2019-Q4

2020-Q1

2020-Q2

2020-Q3

2020-Q4

2021-Q1

2021-Q2

05/2020

06/2021
11/2020
01/2020

03/2020

06/2020

01/2021

03/2021

08/2021
09/2020
Trung Quốc In-đô-nê-xia Ma-lay-xia
Trung Quốc In-đô-nê-xia Ma-lay-xia
Phi-líp-pin Thái Lan Việt Nam
Phi-líp-pin Thái Lan Việt Nam

Nguồn: Haver Analytics.


Ghi chú: Hình A biểu thị GDP theo giá so sánh đã điều chỉnh mùa vụ so với quý IV/2019 (100). Hình B biểu thị Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI; 50+ = tăng).

Cú sốc COVID-19 gây giảm việc làm và làm gia tăng tình trạng nghèo. Tỷ lệ có việc làm trong khu vực
giảm bình quân khoảng 2 điểm phần trăm trong năm 2020 so với 2019, trong đó mức giảm mạnh nhất được ghi nhận
ở Cam-pu-chia, Miến Điện và Phi-líp-pin (Hình O.3). Tỷ lệ việc làm giảm xuất phát từ tỷ lệ tham gia của lực lượng lao
động giảm 1,5% và tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,5 điểm phần trăm. Người lao động phải dịch chuyển từ khu vực chính thức
ở đô thị sang khu vực phi chính thức ở nông thôn. Chính vì vậy, số người thoát nghèo sẽ ít đi. Mặc dù, số người nghèo
ở Trung Quốc ước tính sẽ giảm xuống mức dự báo cho năm 2021, nhưng số người nghèo ở các quốc gia đang phát
triển còn lại trong khu vực ĐÁ-TBD lại tăng thêm 24 triệu người trong năm 2021 so với dự kiến trước COVID-19,
tính theo chuẩn nghèo 5,50 USD/ngày. Ước tính trên 90% số người chưa thể thoát nghèo tập trung ở các quốc gia
In-đô-nê-xia, Phi-líp-pin, và Miến Điện – quốc gia duy nhất có số lượng người nghèo tăng tuyệt đối trong năm 2021.

Hình O.3. Tỷ lệ lao động có việc làm đã giảm và ít người sẽ thoát nghèo hơn

A. Tỷ lệ có việc làm và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động B. Số người nghèo
Điểm phần trăm thay đổi

1 300
0 267 266
259 264
-1 ĐÁ-TBD (tham gia của tỷ lệ lao động)
250 264
-2 ĐÁ-TBD (có việc làm) 251
Triệu người

223 241
-3 234
-4
200 208 186
-5
Đông Ti-mo

Thái Lan

Va-nu-a-tu

Phi-líp-pin
Việt Nam
Ma-lay-xia

Miến Điện
In-đô-nê-xia
Sa-moa

Tông-ga
Trung Quốc
Fi-ji

Cam-pu-chia
Mông Cổ

CHDCNH Lào
Quốc đảo Sô-lô-mông

Pa-pua Niu Ghi-nê

183

150
2018 2019 2020 2021
ĐÁ-TBD trừ Trung Quốc trước COVID
Trung Quốc trước COVID
ĐÁ-TBD trừ Trung Quốc theo số liệu cơ sở
Có việc làm Tham gia của lực lượng lao động Trung Quốc theo số liệu cơ sở

Nguồn: Chỉ số Phát triển Thế giới. Ước tính của cán bộ Ngân hàng Thế giới.
Ghi chú: B. Dự báo cơ sở tính đến 15/09/2021. Ước lượng sử dụng chuẩn nghèo 5,50USD một người một ngày (ngang giá sức mua năm 2011).

TỔNG QUAN 3
BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG, THÁNG 10/2021

Bất bình đẳng đang gia tăng ở một số góc độ. Mặc dù tất cả các hộ gia đình đều chịu ảnh hưởng, nhưng những
hộ nghèo hơn dễ bị giảm thu nhập hơn nhiều so với hộ giàu hơn (Hình O.4). Với tiết kiệm ít ỏi hoặc không có tiết
kiệm, hộ nghèo thường phải dùng đến những cơ chế ứng phó, như bán tài sản phục vụ sản xuất và tăng vay nợ. Hộ
nghèo cũng dễ bị mất an ninh lương thực hơn, làm tăng rủi ro suy dinh dưỡng và thấp còi cho con em của họ. Trẻ
em nghèo thường ít có khả năng tham gia học trực tuyến hoặc các hình thức học tập tương tác khác, làm tăng rủi ro
tổn thất về vốn con người. Như chúng tôi sẽ bàn sau ở Phần II.C, mỗi tác động bất lợi về bất bình đẳng hiện nay đều
có thể để lại những hậu quả lâu dài.

Hình O.4. Bất bình đẳng đang gia tăng ở nhiều khía cạnh

A. Giảm thu nhập từ lao động B. Tăng nợ hoặc phải bán tài sản

75
60

55 70

50

% hộ gia đình
65
% hộ gia đình

45
60
40
55
35

30 50
Q1 Q2 Q3 Q4 Q5 Q1 Q2 Q3 Q4 Q5
Nhóm ngũ vị phân theo của cải
Nhóm ngũ vị phân theo của cải

C. Mất an ninh lương thực D. Cơ hội học tập tương tác

50
80

40 70

30 60
% hộ gia đình

% hộ gia đình

50
20
40
10
30

0 20
Q1 Q2 Q3 Q4 Q5 Q1 Q2 Q3 Q4 Q5
Nhóm ngũ vị phân theo của cải Nhóm ngũ vị phân theo của cải

Nguồn: Kim và đồng sự 2021, sử dụng dữ liệu khảo sát bằng điện thoại tần suất cao (HFPS). Tham khảo các chỉ số tại https://www.worldbank.org/en/data/
interactive/2020/11/11/covid-19-high-frequency-monitoring-dashboard
Ghi chú: Khoảng tin cậy để so sánh với Q1. A. Tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập từ lương/kinh doanh bị rơi vào cảnh giảm thu nhập kể từ đợt trước. B. Tỷ lệ hộ gia
đình phải tìm đến các cơ chế ứng phó bằng cách tăng nợ hoặc phải bán tài sản kể từ đợt trước. C. Tỷ lệ hộ gia đình bị mất an ninh lương thực và bị giảm thu
nhập từ lao động. Mất an ninh lương thực được định nghĩa là hết lương thực thực phẩm, bị đói, hoặc bị đói nhưng không thể ăn do thiếu tiền hoặc nguồn lực.

4 TỔNG QUAN
COVID KÉO DÀI

Điều gì lý giải cho kết quả kinh tế đó?

Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (ĐÁ-TBD) đang phải gánh chịu tác động nặng nề của đại dịch,
trái ngược với một năm trước. Trong năm 2020, nhiều quốc gia khu vực ĐÁ-TBD đã kiểm soát thành công dịch
bệnh và khôi phục được hoạt động kinh tế, trong khi các khu vực khác phải vật lộn với dịch bệnh và suy thoái kinh
tế (Hình O.5). Nhưng đến năm 2021, chính khu vực này lại bị dịch bệnh tấn công nặng nề hơn trong khi các quốc
gia công nghiệp đã bước vào lộ trình phục hồi nhờ thành công hơn trong việc hạn chế hệ quả nghiêm trọng của đại
dịch và chính phủ các quốc gia lớn triển khai gói kích cầu lớn hơn.

Sự đa dạng về kết quả kinh tế trong số các quốc gia ĐÁ-TBC được lý giải chủ yếu qua bốn yếu tố.
Đó là quy mô cú sốc COVID-19, các biện pháp kiềm chế bệnh dịch, khả năng tận dụng điều kiện phát triển bên
ngoài, năng lực hỗ trợ của Chính phủ. Bảng O.2 trong phụ lục trình bày thông tin về bốn khía cạnh trên cho từng
quốc gia. Do nỗ lực kiềm chế dịch bệnh ở một số quốc gia khu vực ĐÁ-TBD bằng các biện pháp ít làm gián đoạn
hoạt động kinh tế như xét nghiệm - truy vết - cách ly không còn hiệu quả như trước đối với biến chủng Delta và do
triển khai vắc-xin chậm, nên chính phủ một số quốc gia buộc phải áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn,
ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh tế trong nước. Môi trường phát triển bên ngoài giúp duy trì xuất khẩu cho một
số quốc gia đang xuát khẩu các mặt hàng thương phẩm thô và hàng chế tạo chế biến. Khả năng tiếp tục duy trì hỗ
trợ chính sách của chính phủ các quốc gia khu vực ĐÁ-TBD có sự khác biệt và một số quốc gia đang ngày càng gặp
hạn chế do nợ tăng cao.

Hình O.5. COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các quốc gia

Năng lực triển khai chiến lược


Đại dịch COVID-19 kiềm chế khôn khéo
của Chính phủ
Giảm chi phí cho y tế,
tổn thất thu nhập do ốm đau
Cách ly, đóng cửa biên giới
so với kiểm soát vi-rút qua
xét nghiệm và tiêm vắc-xin

Điều kiện kinh tế


của quốc gia

Phục hồi về thương mại, Chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng,
FDI, điều kiện huy động điều kiện tiếp cận tín dụng
tài chính toàn cầu
Sức phục hồi tại các Năng lực hỗ trợ kinh tế
quốc gia khác trên của Chính phủ
thế giới

Nguồn: Do cán bộ Ngân hàng Thế giới phác họa.


Ghi chú: FDI = đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Kết quả của một số quốc gia cũng phụ thuộc vào những yếu tố đặc thù. Miến Điện bị quân đội nắm
quyền kiểm soát vào tháng 02/2021, và số ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh sau đó gây tác động nghiêm trọng đến
nền kinh tế. Các hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng do giảm đi lại, việc làm và thu nhập, cũng như gián đoạn trong các
dịch vụ ngân hàng, vận tải và viễn thông. Phi-líp-pin và các quốc đảo Nam Thái Bình Dương bị ảnh hưởng bởi nhiều
thiên tai liên tiếp xảy ra.

TỔNG QUAN 5
BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG, THÁNG 10/2021

Cú sốc COVID-19 và các chiến lược kiềm chế

Biến chủng Delta đang gây ra những đợt bùng phát mới và nghiêm trọng trong khu vực. Tất cả các
nền kinh tế lớn trong khu vực ĐÁ-TBD, trừ Trung Quốc, đều đang chịu thiệt hại nặng nề do các đợt bùng phát dịch
COVID-19 với số ca nhiễm và tử vong lớn nhất kể từ đầu đại dịch. Biến chủng Delta chiếm đến 97% tổng số ca
nhiễm COVID-19 mới ở In-đô-nê-xia và Ma-lay-xia, và trên 80% ở Thái Lan – là ba quốc gia thường xuyên báo cáo
kết quả giải mã gen (Hình O.6).

Hình O.6. COVID-19 bùng phát lại do biến chủng Delta

A. In-đô-nê-xia B. Ma-lay-xia C. Thái Lan

Số ca mắc mới Các biến chủng khác (bình quân 7 ngày) Số ca mắc mới Các biến chủng khác (bình quân 7 ngày) Số ca mắc mới Các biến chủng khác (bình quân 7 ngày)
trên 1.000 người trên 1.000 người trên 1.000 người Chủng Delta (bình quân 7 ngày)
Chủng Delta (bình quân 7 ngày) Chủng Delta (bình quân 7 ngày)
0,2 0,3
0,6
0,2
0,4
0,1
0,2 0,1

0,0 0,0 0,0


01/03
12/03
23/03
03/04
14/04
25/04
06/05
17/05
28/05
08/06
19/06
30/06
11/07
22/07
02/08
13/08
24/08

01/03
12/03
23/03
03/04
14/04
25/04
06/05
17/05
28/05
08/06
19/06
30/06
11/07
22/07
02/08
13/08
24/08
13/08
24/08
22/07
02/08
19/06
30/06
11/07
28/05
08/06
06/05
17/05
14/04
25/04
03/04
01/03
12/03
23/03

Nguồn: Our World in Data. Cán bộ NHTG ngoại suy tuyến tính trên các điểm dữ liệu không liên tục của các quốc gia ĐÁ-TBD có đủ dữ liệu. Điểm dữ liệu
mới nhất là 20/09/2021.
Ghi chú: Phi-líp-pin có hạn chế về năng lực phân tích trình tự gien, vì vậy số liệu so sánh cho biến chủng Delta không có.

Biến chủng Delta đang lan rộng vì các chiến lược kiềm chế trước khi có vắc-xin đang tỏ ra không đủ,
trong khi người dân miễn dịch còn thấp và tốc độ tiêm vắc-xin còn chậm. Trong giai đoạn trước khi có
vắc-xin COVID-19, nhiều quốc gia trong khu vực đã có khả năng kiềm chế các đợt bùng phát dịch bằng cách nhanh
chóng áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại trong nước và quốc tế nghiêm ngặt, và sau đó chuyển sang tích cực thực hiện
xét nghiệm - truy vết - cách ly. Cách tiếp cận này đã tỏ ra rất hiệu quả và được triển khai tại Cam-pu-chia, Lào và Việt
Nam với mức độ thành công khác nhau, và tại In-đô-nê-sia và Phi-líp-pin với mức độ ít hơn. Tuy nhiên, các chiến lược
này chưa được chuẩn bị sẵng sàng hoặc chưa đủ mạnh tay để đối phó với biến chủng Delta có khả năng lây nhiễm cao,
và vì vậy, các quốc gia buôc phải áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại tốn kém. Phân tích kinh tế lượng giữa các quốc gia
cho thấy mức độ khẩn cấp cần phải thực hiện tiêm vắc-xin có lẽ đã thấp hơn ở các quốc gia đã phải gánh chịu thiệt hại ít
hơn về số ca nhiễm và tử vong, và cũng có khả năng kiềm chế dịch thông qua các biện pháp gây ít gánh nặng kinh tế hơn.

Các hoạt động kinh tế hiện ít nhảy cảm hơn với lây nhiễm, qua đó giúp chống đỡ được tác động
tiêu cực của các đợt bùng phát COVID-19 đến sản lượng. Các chỉ số khảo sát tần suất cao về hoạt động
kinh tế nêu trên (Hình O.2B) và phân tích kinh tế lượng cho thấy hoạt động kinh tế chống chịu tương đối tốt với
tình trạng lây nhiễm, kể cả ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc-xin còn thấp. Tại hầu hết các quốc gia, các biện pháp y tế
công cộng cần thực hiện khi dịch bùng phát đã giảm mức độ hạn chế đi lại, và các tác nhân kinh tế đã biết tìm cách
vận hành khi phải đối mặt với lây nhiễm và đi lại giảm xuống. Nhìn chung, cứ mười ca nhiễm tăng thêm trên một triệu
người ước tính sẽ làm giảm mức độ đi lại chưa đến nửa phần trăm, so với mức giảm trên 2 phần trăm vào nửa đầu
năm 2020 (Hình O.7. Tương tự, các quốc gia phải áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trong nước nghiêm ngặt hơn
đã phải chứng kiến mức độ đi lại giảm đến trên 10% trong tất cả các tháng trước tháng 12/2020, nhưng tác động chỉ
còn bằng một nửa mức giảm này trong nửa đầu năm 2021. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính giảm bình quân 3
điểm (trên thang điểm 100) trong tháng 5/2020 khi số ca nhiễm tăng thêm khoảng 20 ca trên một triệu (Hình 2A)
hay khi mức độ đi lại giảm 10%; tuy nhiên, các tác động này trở nên không đáng kể trong năm 2021.

6 TỔNG QUAN
COVID KÉO DÀI

Hình O.7. Đi lại trở nên ít nhạy cảm hơn với mức độ nghiêm trọng của bệnh dịch và các hoạt động kinh tế trở nên ít
nhạy cảm hơn với hạn chế đi lại

A. Mức độ nhạy cảm của đi lại với lây nhiễm B. Mức độ nhạy cảm của sản xuất công nghiệp với đi lại

0,0 0,4
Tác động biên của lây nhiễm đến đi lại

Tác động biên của giảm đi lại


đến sản xuất công nghiệp
-0,1 0,2

0,0
-0,2
-0,2
-0,3
-0,4

-0,4 -0,6

06/2020
07/2020
08/2020
09/2020

01/2021
02/2021

06/2021
07/2021
05/2020

04/2021
11/2020
12/2020

03/2021

05/2021
10/2020
01/2021
02/2021

06/2021
07/2021
04/2021
03/2021

05/2021
06/2020
07/2020
08/2020
09/2020
05/2020

11/2020
12/2020
10/2020

Nguồn: Minh họa của cán bộ khu vực ĐÁ-TBD, dựa trên dữ liệu lấy từ Công cụ theo dõi ứng phó của chính phủ với COVID-19 của Oxford (OxCGRT) và Báo
cáo đi lại trong cộng đồng của Google.
Ghi chú: Các cột biểu thị ước tính qua hồi quy cuốn chiếu ba tháng cho tất cả các quốc gia có dữ liệu.
Tiến triển tương tự về tác động quan sát được ở cả các quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc-xin cao và thấp.

Tiêm chủng diện rộng bằng vắc-xin an toàn và hiệu quả là cần thiết để phục hồi tăng trưởng và
giảm nghèo. Do người dân ở các quốc gia ĐÁ-TBD có nguy cơ cao, chỉ có cách tiêm chủng diện rộng mới có thể
loại bỏ nhu cầu hạn chế đi lại gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế. GDP theo quý của các quốc gia có ít nhất một
nửa dân số đã được tiêm ít nhất một liều vắc-xin tăng bình quân 1,6% trong quý II/2021; trong khi đó, những quốc
gia có tỷ lệ bao phủ vắc-xin dưới 20% bị rơi vào tình trạng suy giảm sản lượng ở mức bình quân 0,8% trong cùng kỳ.
Phân tích kinh tế lượng giữa các quốc gia cho thấy chậm trễ triển khai tiêm vắc-xin đang ảnh hưởng đến các hoạt
động kinh tế. Tỷ lệ bao phủ vắc-xin tăng 10% tại một quốc ước tính có thể giúp tốc độ tăng trưởng GDP theo quý
trung bình tăng thêm khoảng một nửa điểm phần trăm (Hộp I.2).

TỔNG QUAN 7
BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG, THÁNG 10/2021

Hình O.8. Tỷ lệ tiêm vắc-xin tương đối thấp và nguy cơ cao là lý do khiến phải cách ly chặt chẽ, ảnh hưởng đến tăng
trưởng ở nhiều quốc gia ĐÁ-TBD

A. Tỷ lệ bao phủ vắc-xin theo khu vực B. Tỷ lệ đã tiêm và có nguy cơ


100
Phần trăm Đã tiêm vắc-xin đủ 80
80
Đã tiêm chưa đủ
60
60 Bình quân thế giới
(ít nhất một mũi) 40

20
40
0

Đông Ti-mo
CHDCND Lào
Ma-lay-xia
Cam-pu-chia

In-đô-nê-xia
Fi-ji

Miến Điện
Trung Quốc

Thái Lan

Việt Nam
Mông Cổ

Phi-líp-pin

PNG
Sa-moa

QĐ Sô-lô-mông
Va-nu-a-tu
20

0
ĐÁ-TBD

Trung Đông

Nam Á
Mỹ La-tinh
và Trung Á

Ca-ri-bê

và Bắc Phi
Châu Âu
Khu vực

và vùng

châu Phi
Bắc Mỹ

Tiểu vùng
Sa-ha-ra
Đã tiêm vắc-xin đủ
Đã phục hồi, lây nhiễm, và tử vong
Có nguy cơ

C. Mức độ cách ly chặt chẽ D. Tiêm vắc-xin COVID-19 và tăng trưởng GDP

100 6
Tăng trưởng GDP, Q2, 2021

80 4
(% thay đổi so quý trước)

60 Trung Quốc
2
Chỉ số

In-đô-nê-xia
Thái Lan
40 0
20
-2 Phi-líp-pin
Ma-lay-xia
0 y = 0.0429x - 0.7935
-4 R² = 0.0692
01/2020

03/2020

05/2020

07/2020

09/2020

11/2020

01/2021

03/2021

05/2021

07/2021

09/2021

-6
0 20 40 60 80
Bình quân thế giới Tiêm vắc-xin COVID-19
Bình quân ĐÁ-TBD (% người tiêm ít nhất một mũi)

Nguồn: Công cụ theo dõi ứng phó của chính phủ với COVID-19 của Oxford (OxCGRT), Viễn cảnh Kinh tế Toàn cầu, 06/2021.
Ghi chú: Dựa trên quan sát mới nhất về tiêm vắc-xin ngày 31/08/2021. Số đã tiêm vắc-xin đầy đủ, Đã phục hồi, nhiễm và tử vong (Hình C) được giả định là
không bị trùng lặp.

Nút thắt trong đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc-xin có sự khác biệt giữa các quốc gia trong khu vực. Kết
quả một khảo sát cho thấy nguồn cung vắc-xin hiện đang là ràng buộc quan trọng nhất đối với chiến dịch tiêm vắc-
xin ở những quốc gia lớn trong khu vực ĐÁ-TBD như In-đô-nê-xia, Phi-líp-pin và Việt Nam (Hình O.9). Các quốc
gia nghèo và nhỏ hơn như Pa-pua Niu Ghi-nê và Fi-ji được hưởng lợi từ nguồn tài trợ vắc-xin, nhưng một số quốc gia
như Pa-pua Niu Ghi-nê lại bị bó buộc bởi thiếu hụt cơ sở hạ tầng cần thiết để phân phối và thực hiện tiêm chủng.
Một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc, vẫn phải thuyết phục một phận đáng kể người dân đồng ý tiêm vắc-xin.

8 TỔNG QUAN
COVID KÉO DÀI

Hình O.9. Cung ứng là yếu tố quyết định tốc độ tiêm vắc-xin, và chậm trễ cung ứng vắc-xin được cho là vấn đề lớn đối
với các quốc gia lớn trong khu vực ĐÁ-TBD; năng lực phân phối trong nước được cho là hạn chế lớn ở các quốc gia nghèo
hơn và nhỏ hơn

A. Cung ứng vắc-xin so với đã tiêm B. Chậm trễ trong cung ứng so với phân phối
trong nước (nhận định)

100

Năng lực phân phối, tầm quan trọng


Ít nhất
Tỷ lệ đã tiêm vắc-xin đầy đủ,

7 Thái Lan Fiji


% dân số đủ điều kiện

80
Cam-pu-chia 6 In-đô-nê-xia
60 Việt Nam Cam-pu-chia
5
In-đô-nê-xia
40 Phi-líp-pin Lào 4
Thái Lan Fi-ji Phi-líp-pin
Việt Nam Sa-moa 3 QĐ Sô-lô-mông
20 Miến Điện Đông Ti-mo
Lào
Ki-ri-ba-ti
2 Sa-moa Miến Điện
0 Ki-ri-ba-ti Đông Ti-mo

Nhiều nhất
PNG 1 QĐQ PNG
Va-nu-a-tu QĐ Sô-lô-mông
0 Ma-san
0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5 6 7
Vắc-xin cung cấp cho quốc gia, % dân số đủ điều kiện Nhiều nhất Ít nhất
Chậm trễ trong cung cấp, tầm quan trọng
Vắc-xin được cung cấp: <40% 40%-80% ≥80%
Vắc-xin được cung cấp: <40% 40%-80% ≥80%

Nguồn: Số người đã tiêm vắc-xin đầy đủ lấy từ Our World in Data (https://ourworldindata.org/covid-vaccinations, ngày 02/09/2021); Số lượng vắc-xin đã nhận
được lấy từ Tổ Công tác COVID-19 (https://data.covid19taskforce.com, ngày 02/09/2021) và trả lời khảo sát của cán bộ NHTG; nhận định về hạn chế lấy từ
trả lời khảo sát của cán bộ NHTG.
Ghi chú: Kích thước ô cầu đại diện cho quy mô dân số tương quan. Tầm quan trọng (1: lớn nhất - 7: ít nhất) được đánh giá cho bảy hạn chế dự kiến được liệt
kê trong phần này (chậm giao hàng cung cấp, nguồn tài chính, quy trình đấu thầu mua sắm, sản xuất trong nước, năng lực phân phối, quy định, tâm lý ngại tiêm).
Số vắc-xin đã được cung ứng tính theo tỷ lệ phần trăm với dân số đủ điều kiện (độ tuổi 15 trở lên) và được điều chỉnh theo số liều cần tiêm cho mỗi người;
nếu không có tên thương hiệu vắc-xin nào đó, giả định áp dụng là hai liều mỗi người. Dân số đủ điều kiện là dân số từ độ tuổi 15 trở lên; có thể khác biệt giữa
các quốc gia và có thể thay đổi khi các quốc gia cân nhắc tiêm vắc-xin cho người dưới độ tuổi 15. Thông tin về vắc-xin đã có/dự kiến và đã cung cấp trình bày
tại Phụ bảng O.3.

Môi trường kinh tế đối ngoại đã trở nên thuận lợi hơn, giúp duy trì hoạt động xuất khẩu của các
nước trong khu vực. Trong quý I/2021, sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu dưới sự dẫn dắt của Hoa
Kỳ và các nước phát triển khác đã giúp duy trì nhu cầu mạnh mẽ đối với các mặt hàng xuất khẩu của các quốc gia
ĐÁ-TBD. Xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc chứng kiến mức tăng đến 28% trong khi xuất khẩu của các quốc gia
ĐÁ-TBD khác tăng 21,5% so với quý IV/2019 (Hình O.10). Nhu cầu đối với các sản phẩm điện tử được duy trì ở
mức cao đang đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc, Ma-lay-xia và Việt Nam, trong khi giá cả hàng hóa
thế giới ở mức cao giúp gia tăng thu nhập từ xuất khẩu của In-đô-nê-xia và Mông Cổ. Đại dịch dường như đã tăng thị
phần của khu vực ĐÁ-TBD trong xuất khẩu hàng hóa toàn cầu một cách lâu dài. Tuy nhiên, xuất khẩu dịch vụ tiếp
tục chịu thiệt hại nặng nề do du lịch, ngành quan trọng mang tính sống còn đối với nhiều nền kinh tế trong khu vực
gần như biến mất. Trung Quốc và Phi-líp-pin là hai quốc gia đã chứng kiến xuất khẩu dịch vụ phục hồi trở lại nhờ gia
tăng xuất khẩu dịch vụ thông tin, máy vi tính và viễn thông, và các dịch vụ kinh doanh.

TỔNG QUAN 9
BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG, THÁNG 10/2021

Hình O.10. Xuất khẩu hàng hóa của khu vực ĐÁ-TBD tăng trong thời gian qua lên các mức cao hơn trước đại dịch,
nhưng xuất khẩu dịch vụ tiếp tục èo uột, ngoại trừ tại Trung Quốc

A. Thay đổi về xuất khẩu hàng hóa B. Thay đổi về xuất khẩu dịch vụ

Tỷ lệ % Tỷ lệ %
40
20
30
0
20
-20
10
0 -40

-10 -60
-20 -80
04/2021
02/2021

06/2021

08/2021
10/2020

12/2020
01/2020

02/2020

04/2020

08/2020
06/2020

02/2021

04/2021
01/202 0

02/202 0

04/202 0

06/2021

08/2021
06/202 0

08/202 0

10/202 0

12/202 0
Thế giới Trung Quốc Thế giới Trung Quốc
ĐÁ-TBD trừ TQ Thế giới trừ ĐÁ-TBD ĐÁ-TBD trừ TQ Thế giới trừ ĐÁ-TBD

Nguồn: Theo dõi Kinh tế Toàn cầu, Ngân hàng Thế giới; Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tài khoản cán cân thanh toán; Tổ chức Thương mại Thế giới.
Ghi chú: Biểu đồ biểu thị tăng trưởng so với Q4, 2019.

Tuy nhiên, xuất khẩu hàng hóa của khu vực ĐÁ-TBD chững lại trong thời gian gần đây cho thấy
cả nhu cầu bên ngoài và nguồn cung trong nước có thể đang thay đổi. Trước hết, nhu cầu nhập khẩu
của thế giới đã đạt đỉnh vào quý II/2020 và cơ cấu đã thay đổi nhẹ theo hướng giảm tỷ lệ các ngành mà khu vực
ĐÁ-TBD có lợi thế so sánh như các sản phẩm điện tử và máy móc, thiết bị. Thứ hai, xuất khẩu từ các quốc gia
khác đã phục hồi, và xuất khẩu của khu vực ĐÁ-TBD không còn vượt trội so với phần còn lại của thế giới. Thứ ba,
giá hàng hóa thế giới đã ngừng tăng, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu ở các quốc gia như In-đô-nê-xia, Miến
Điện và Mông Cổ. Thứ tư, biến chủng delta lây lan khắp Đông Á đang làm gián đoạn sản xuất cả trong nước và ở
các quốc gia cung cấp nguyên, vật liệu sản xuất trong khu vực. Kết quả là những đầu vào thiết yếu như chất bán
dẫn bị thiếu hụt, ảnh hưởng đến cả thượng nguồn và hạ nguồn xuyên suốt các chuỗi giá trị toàn cầu, ảnh hưởng
đến các ngành công nghiệp khác như điện tử, thiết bị y tế và ô-tô. Cuối cùng, sự gia tăng chi phí vận tải và chậm
trễ giao hàng xảy ra trong thời gian gần đây, một phần do gián đoạn hoạt động tại các cảng biển do COVID, cũng
đang ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu của khu vực ĐÁ-TBD. Phân tích của chúng tôi khẳng định rằng các yếu tố liên
quan đến cung đang ảnh hưởng ngày càng nhiều đến tăng trưởng sản lượng công nghiệp và thương mại toàn cầu
trong những tháng vừa qua (Hình O.11; Hộp I.B6).

10 TỔNG QUAN
COVID KÉO DÀI

Hình O.11. Đơn hàng tồn đọng tăng cao trong các ngành chế biến, chế tạo phản ánh những hạn chế ngày càng tăng từ
phía cung

A. Chỉ số PMI về đơn hàng tồn đọng B. Sản suất công nghiệp trên thế giới

60 10

55 5
Chỉ số, 50+ = tăng

Điểm phần trăm


50 0

45 -5

-10
40

Q1
Q2
Q3
Q4
Q1
Q2
Q3
Q4
Q1
Q2
Q3
Q4
Q1
Q2
Q3
Q4
Q1
Q2
ĐÁ-TBD

Châu Âu
Các nền
kinh tế

và Trung Á

Mỹ La-tinh
phát triển

Ca-ri-bê
và vùng

2017 2018 2019 2020 2021


Yếu tố cung còn lại
Tăng trưởng SXCN dự báo theo yếu tố cầu
2019 Nửa đầu 2021 Tăng trưởng SXCN

Nguồn: Haver Analytics.


Ghi chú: B. Ước tính qua mô hình hồi quy sản xuất công nghiệp toàn cầu dựa trên độ trễ của chính nó và Chỉ số PMI về đơn hàng mới (chỉ tiêu gián tiếp về nhu
cầu). Mô hình dùng để ước tính cho giai đoạn 2000-Q2, 2021. Quan sát mới nhất là Quý II/2021.
Bên phải: Ước tính qua mô hình hiệu chỉnh lỗi, trong đó thương mại toàn cầu được hồi quy theo sản xuất công nghiệp trên thế giới (chỉ tiêu gián tiếp về nhu
cầu). Quan sát mới nhất là Quý II/2021.

Hỗ trợ chính sách kinh tế vĩ mô

Trong lúc chính phủ các quốc gia ĐÁ-TBD mở rộng hỗ trợ kinh tế, COVID-19 kéo dài đặt ra những
thách thức cho chính sách tài khóa. Do những hạn chế về ngân sách dài hạn bắt đầu thể hiện, gói hỗ trợ tài
khóa của cả khu vực giảm bình quân từ mức 7,7% năm 2020 xuống còn 4,9% năm 2021 (Hình O.12). Các chỉ tiêu về
chênh lệch sản lượng cho thấy các nền kinh tế khu vực ĐÁ-TBD vẫn đang vận hành dưới mức tiềm năng. Cắt giảm
hỗ trợ bằng chính sách tài khóa quá sớm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình phục hồi kinh tế vốn mong manh.
Tuy nhiên, tất cả các quốc gia khu vực ĐÁ-TBD đều phải tăng nợ công và bội chi ngân sách. Thách thức đang đặt ra
cho một số quốc gia khi phải cân đối giữa chính sách tài khóa mở rộng với dư địa tài khóa đang bị thu hẹp.

TỔNG QUAN 11
BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG, THÁNG 10/2021

Hình O.12. Hỗ trợ của chính phủ đã và đang giảm xuống trong khi sản lượng thực tế vẫn thấp hơn mức tiềm năng

A. Hỗ trợ của chính phủ B. Chênh lệch giữa sản lượng thực tế so với sản
lượng tiềm năng

16 4

12 2

% GDP tiềm năng


% GDP

8 -1

-3
4
-5
0
-7
Trung Quốc

Việt Nam
Mông Cổ
In-đô-nê-xia
Cam-pu-chia
Phi-líp-pin

Ma-lay-xia

Thái Lan

-9

2019
2020
2021
2019
2020
2021
2019
2020
2021
2019
2020
2021
2019
2020
2021
2019
2020
2021
uốc am nê-xia hái Lan -lay-xia -líp-pin
Năm tài khóa 2020 Năm tài khóa 2021 ng Q tN
Việ In-đô- T Ma Phi
Tru

Nguồn: Ước tính của cán bộ Ngân hàng Thế giới.


Ghi chú: A. Hình trên trình bày gói hỗ trợ tài khóa không bao gồm các biện pháp y tế, các biện pháp dưới dòng và nghĩa vụ dự phòng.

Với tốc độ tăng giá tiêu dùng vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu của ngân hàng trung ương tại hầu
hết các quốc gia, chính sách tiền tệ vẫn đang mang tính hỗ trợ. Các biện pháp chính kể từ khi COVID-19
bùng phát bao gồm cắt giảm lãi suất điều hành và tỷ lệ dự trữ bắt buộc kết hợp với mua tài sản mới ở một số quốc
gia (Hình O.13). Khác với các nền kinh tế thị trường mới nổi khác, lãi suất chưa tăng lên trong năm 2021. Hiện vẫn
còn dư địa để kích cầu thông qua chính sách tiền tệ trong khu vực. Ở hầu hết các quốc gia ĐÁ-TBD, lãi suất và tỷ lệ
dự trữ bắt buộc còn khá cao, dòng vốn vẫn tiếp tục được đổ vào, và tỷ giá tương đối ổn định (Cập nhật ĐÁ-TBD kỳ
tháng 04: Ngân hàng Thế giới 2021c). Sự phục hồi mạnh mẽ ở một số ngành, kết hợp với các yếu tố bên ngoài như
giá cả thương phẩm thô đang bùng nổ và thiếu hụt nguồn cung đầu vào chính cho ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo đang khiến cho giá nhập khẩu và sản xuất gia tăng. Tuy nhiên, chỉ số đo lường lạm phát cơ bản chỉ tăng nhẹ, và
nhìn chung vẫn thấp hơn mục tiêu của ngân hàng trung ương.

12 TỔNG QUAN
COVID KÉO DÀI

Hình O.13.Chính sách tiền tệ hỗ trợ chưa khiến cho lạm phát CPI tăng vượt biên độ mục tiêu

A. Lãi suất điều hành B. Lạm phát giá tiêu dùng (so cùng kỳ)

12
6
10 5
8 4
6 3
%

4 2
2

%
1
0 0
02/2019

05/2019
08/2019

11/2019
02/2020

05/2020
08/2020

11/2020

02/2021
05/2021

08/2021
-1
-2

01/2019
04/2019
07/2019
10/2019
01/2020
04/2020
07/2020
10/2020
01/2021
04/2021
07/2021
Trung Quốc In-đô-nê-xia Ma-lay-xia
Mông Cổ Miến Điện PNG
Phi-líp-pin Thái Lan Việt Nam Trung Quốc Thế giới ĐÁ-TBD
trừ Trung Quốc

Nguồn: Haver Analytics.

Rủi ro kinh tế trong ngắn hạn

Có một rủi ro là COVID-19 giờ sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của khu vực. Nhìn chung, tình trạng
thiếu hụt vắc-xin kéo dài và xu hướng chững lại trong việc sử dụng các biện pháp can thiệp không dùng thuốc như
xét nghiệm, truy vết và cách ly, có thể dẫn đến các làn sóng lây nhiễm mới thường xuyên xảy ra, có thể do các biến
chủng mới đang gây lo ngại. Và để tránh tỷ lệ lây nhiễm và tử vong tăng cao, chính phủ sẽ buộc phải thường xuyên
áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt, làm gián đoạn hoạt động kinh tế.

Một rủi ro khác phát sinh từ hoạt động điều hành chính sách tiền tệ bên ngoài. Khu vực hiện đang
phục hồi chậm hơn các quốc gia công nghiệp hiện đại, và gián đoạn sản xuất trong khu vực có thể tạo thêm áp lực
lạm phát ở nước ngoài do gây ra tình trạng thiếu hụt đầu vào sản xuất. Quan ngại hiện nay là các nền kinh tế đang
tăng trưởng mạnh như Mỹ sẽ nâng lãi suất để đối phó với áp lực lạm phát. Viễn cảnh lãi suất ở Mỹ cao hơn có thể sẽ
dẫn đến dòng vốn chảy ra nước ngoài và gây áp lực giảm giá đồng nội tệ ở một số nền kinh tế trong khu vực: gợi lại
hiện tượng “taper tantrum” năm 2013, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu bình thường hóa chính sách tiền
tệ sau khủng hoảng tài chính. Mặc dù Fed đã ra tín hiệu sẽ tiếp tục duy trì lãi suất thấp trong quá trình giảm mua tài
sản, nhưng lạm phát đang tăng lên ở Mỹ có thể khiến cơ quan này phải thay đổi chính sách. Sự hiện diện của nợ bằng
ngoại tệ trên bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp là một mối nguy cơ tổn thương ở một số quốc gia ĐÁ-TBD,
như Cam-pu-chia, In-đô-nê-xia và Ma-lay-xia, mặc dù ngân hàng trung ương các quốc gia trong khu vực đã giảm nhẹ
rủi ro tiềm năng qua các quy định cụ thể về tự bảo hiểm. Tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trái phiếu chính phủ
có mệnh giá nội tệ cũng có thể là nguy cơ do các nhà đầu tư nước ngoài có thể chọn bán trái phiếu có mệnh giá nội
tệ để ứng phó khi Fed tăng lãi suất, như xảy ra trong sự kiện Taper Tantrum năm 2013.

Rủi ro lạm phát trong thời gian tới ở mức thấp ở hầu hết các quốc gia trong khu vực. Kỳ vọng lạm
phát dài hạn vẫn được neo giữ tốt trong biên độ mục tiêu của ngân hàng trung ương, ngoại trừ tại Mông Cổ và Phi-

TỔNG QUAN 13
BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG, THÁNG 10/2021

líp-pin, nơi lạm phát đang hơi cao hơn ngưỡng trên của biên độ mục tiêu chính thức. Một bằng chứng về kỳ vọng lạm
phát được neo giữ tốt là mặc dù giá sản xuất tăng lên do giá lương thực, thực phẩm và giá dầu tăng nhưng tác động
lan truyền đến giá tiêu dùng còn hạn chế (Hộp I.B7). Hơn nữa, sản lượng thực tế vẫn thấp hơn khá nhiều so với sản
lượng tiềm năng ở hầu hết các quốc gia, cho thấy chưa có áp lực từ phía cầu lên giá tiêu dùng. Cuối cùng, đồng nội
tệ của các quốc gia trong khu vực chưa giảm giá đáng kể như ở một số quốc gia đang phát triển và mới nổi khác.

Rủi ro tài chính vĩ mô ở mức vừa phải, nhưng cần thận trọng. Mức nợ tích lũy cao kỷ lục của doanh nghiệp
và hộ gia đình cũng như nợ xấu của các ngân hàng đang gây quan ngại. Tất cả các quốc gia trong khu vực đều có tỷ
lệ an toàn vốn (CAR) quy định cao hơn mức tối thiểu 10,5% theo yêu cầu của Basel III, và tỷ lệ an toàn vốn cấp 1,
là tỷ lệ vốn trên tài sản bình quân gia quyền theo quy định, cao hơn mức tối thiểu 8,5% theo yêu cầu của Basel III.
Trong đó, tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 đều ở mức hai con số ở tất cả các quốc gia, ngoại trừ Việt Nam. Tương tự, hầu
hết các nền kinh tế khu vực ĐÁ-TBD dường như đều có tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao so với nợ ngắn hạn,
và tài sản có tính thanh khoản so với tổng tài sản ở mức đảm bảo, mặc dù dự phòng thanh khoản của Cam-pu-chia,
In-đô-nê-xia và Thái Lan còn tương đối thấp. Tuy nhiên, vẫn cần theo dõi chặt chẽ, nhất là trong bối cảnh các biện
pháp gia hạn thời hạn trả nợ theo quy định mới được ban hành có thể che dấu những rủi ro và nguy cơ tổn thương
ngầm ẩn trong khu vực tài chính. Ví dụ, khu vực doanh nghiệp có nợ cao, có liên quan nhiều với các tổ chức tài chính
ngân hàng, có thể là rủi ro về bất ổn tài chính. Mức độ bộc lộ của những rủi ro đó tại một số doanh nghiệp ở Trung
Quốc, một trong những quốc gia đang rút lại các biện pháp gia hạn thời gian trả nợ theo quy định và phục hồi các
nỗ lực nhằm kiềm chế rủi ro tài chính liên quan đến mức nợ cao trong ngành bất động sản.

Ưu tiên chính sách cho phục hồi là gì?

Chúng tôi mô tả dưới đây những cải cách, hoặc là thiết yếu cho phục hồi, chẳng hạn kiềm chế COVID-19, hoặc có
thể được ban hành một cách thuận lợi hơn trong khủng hoảng hiện nay và triển khai về sau, như đánh thuế thu nhập
công bằng hơn và từng bước gỡ bỏ những hạn chế về đầu tư.

Kiềm chế COVID-19

Tiêm chủng diện rộng các loại vắc-xin an toàn và hiệu quả là điều kiện cần để phục hồi kinh tế bền
vững. Trung Quốc, Ma-lay-xia, Mông Cổ, Na-u-ru, Pa-lau đã tiêm vắc-xin đầy đủ cho trên 60% dân số. Báo cáo ước
tính hầu hết các quốc gia trong khu vực, bao gồm In-đô-nê-xia và Phi-líp-pin, có thể tiêm vắc-xin cho trên 60% dân
số vào nửa đầu năm 2022 (Hộp O.1). Nhưng đạt được mục tiêu đó không phải điều đương nhiên, mà đòi hỏi những
nỗ lực lớn để có được vắc-xin, phân phối, và thuyết phục người dân tiêm. Đồng thời, kinh nghiệm ở những quốc gia
có tỷ lệ tiêm vắc-xin cao như Anh Quốc cũng cho thấy mặc dù nguồn vắc-xin hiện nay có thể giảm đáng kể tỷ lệ
nhập viện và tử vong trong số những người bị nhiễm, nhưng nó không loại bỏ được lây nhiễm. Lây nhiễm ở mức cao
có thể dẫn đến tỷ lệ nhập viện và tử vong tổng thể cao hơn, dẫn đến những hạn chế về đi lại, ảnh hưởng đến hoạt
động kinh tế. Vì vậy, khu vực cần tiến hành những nỗ lực nghiêm túc để tăng cường xét nghiệm, khuyến khích những
hành vi thận trọng, và tăng cường hệ thống y tế. Hỗ trợ quốc tế là cần thiết để trợ giúp cho những nỗ lực của quốc
gia ở tất cả các mặt trên, nhất là các quốc gia có năng lực còn hạn chế.

Quan trọng nhất là các quốc gia ĐÁ-TBD phải duy trì thực hiện những can thiệp không dùng thuốc, đặc biệt là xét
nghiệm, truy vết và cách ly. Bằng chứng trình bày trong báo cáo cho thấy nhu cầu phải tiếp tục quan tâm đến các
biện pháp y tế công cộng để kiềm chế lây lan và qua đó hạn chế tử vong. Các hành vi thận trọng như giãn cách và

14 TỔNG QUAN
COVID KÉO DÀI

đeo khẩu trang nơi đông người vẫn cần được tiếp tục. Trong khu vực ĐÁ-TBD, một nhóm các quốc gia có tỷ lệ tiêm
vắc-xin cao / xét nghiệm cao đang nổi lên, trong đó Trung Quốc, Đài Loan, Niu Di-lân và Sing-ga-po, là những ví dụ
điển hình nhất. Sing-ga-po đặt mục tiêu kiềm chế dịch bằng các biện pháp kiểm soát biên giới chọn lọc, thực hiện xét
nghiệm và cách ly ở mức rất cao, v.v. Đáng tiếc là phạm vi và tốc độ xét nghiệm COVID-19 trong khu vực còn chưa
đồng đều. Trong số các quốc gia ASEAN-5, có Ma-lay-xia và Việt Nam đã và đang đẩy mạnh xét nghiệm COVID-19
diện rộng trong nỗ lực truy vết và cách ly các ca dương tính COVID-19 mới trong cộng đồng nhưng mức độ còn
thấp so với Sing-ga-po (Hình O.14). Phạm vi xét nghiệm đã tăng lên tại In-đô-nê-xia, Thái Lan, và Phi-líp-pin từ quý
II/2021 nhưng với mức độ thấp hơn, và đang chững lại một phần do nhu cầu xét nghiệm giảm dần.

Hình O.14. Quy mô xét nghiệm chưa đồng đều giữa các quốc gia ĐÁ-TBD và đang đi ngang ở một số quốc gia

15
trên 1.000 người
Số xét nghiệm

10

0
15/01
15/03
15/05
15/07
15/09
15/11
15/01
15/03
15/05
15/07
15/09
In-đô-nê-xia Ma-lai-xia
Phi-lip-pin Thái Lan
Việt Nam Sing-ga-po

Nguồn: Minh họa của cán bộ ĐÁ-TBD, dựa trên số liệu xét nghiệm mới nhất của OurWorldinData.
Ghi chú: Các đường biểu đồ biểu thị bình quân 7 ngày số lần xét nghiệm hàng ngày trên ngàn người. Dựa trên dữ liệu mới nhất ngày 27/08/2021.

Vì chiến lược không covid (zero covid) không còn là phương án có thể chịu được ở hầu hết các quốc
gia ĐÁ-TBD nên các quốc gia cần thích ứng hệ thống y tế để sống chung với COVID. Khi COVID lần
đầu xuất hiện, một số quốc gia như Ốt-xtrây-lia, Trung Quốc và Niu Di-lân tìm cách loại bỏ hoàn toàn. Biến chủng
lây nhiễm cao như Delta đã làm tăng đáng kể chi phí kinh tế để loại bỏ nó vì đòi hỏi phải đóng cửa chặt chẽ kéo dài
mới ngăn ngừa được lây nhiễm. Vắc-xin giúp giảm nhẹ phương án đánh đổi bằng cách giảm lây nhiễm và hệ quả bất
lợi của lây nhiễm. Tuy nhiên, phí tổn kinh tế của việc loại bỏ vô cùng rất lớn cho các quốc gia ĐÁ-TBD vì nguồn cung
vắc-xin trong khu vực không đủ để ngăn ngừa lây nhiễm ở mức cao, và phạm vi bao phủ của vắc-xin cũng như thời
hiệu miễn dịch cũng hạn chế. Đối với hầu hết các quốc gia trong khu vực, sống chung với dịch bệnh là phương án
dễ chấp nhận về mặt chính trị hơn so với cố gắng theo đuổi COVID-19 bằng không qua những biện pháp làm suy
nhược nền kinh tế. Trong những hoàn cảnh đó, ưu tiên là phải tăng cường hệ thống y tế. Dữ liệu về tỷ lệ nhập viện và
tử vong sẽ là định hướng quan trọng để ứng phó không kém số ca nhiễm. Tiêm vắc-xin (sau này là tiêm vắc-xin lặp
lại) cho các nhóm có rủi ro cao là yêu cầu thiết yếu, nhưng quan trọng không kém là hỗi trợ theo dõi tình trạng sức
khỏe nền mà có thể làm tăng nguy cơ dễ tổn thương với bệnh dịch. Các quốc gia cũng có thể xem xét các phương
án điều trị sớm COVID thay vì không làm gì với các ca nhẹ, đợi cho đến khi trở nặng rồi mới điều trị các biến chứng
(bao gồm khó thở).

TỔNG QUAN 15
BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG, THÁNG 10/2021

Song song với đó, sản xuất vắc-xin trong khu vực cũng cần phải được đẩy nhanh vì nguồn cung toàn
cầu vẫn chưa ổn định và nhu cầu của khu vực sẽ còn cao. Báo cáo Cập nhật trước đó cho thấy hợp tác
toàn cầu trong phân bổ vắc-xin phụ thuộc vào hợp tác toàn cầu trong sản xuất vắc-xin - vì chia sẻ vắc-xin chỉ hợp
lý ở tầm quốc gia nếu dịch bệnh chỉ thực sự được kiểm soát ở quốc gia đó khi được dập tắp trên phạm vi toàn cầu.
Tuy nhiên, mặc dù hợp tác toàn cầu vẫn được ủng hộ mạnh mẽ, triển khai trên thực tế còn chưa được nhiều, và thật
ngây thơ khi đặt hết niềm tin vào nguồn cung từ các quốc gia công nghiệp phát triển, vì trên góc độ chính trị, động
lực chia sẻ của các nước này có lẽ không thể lớn bằng áp lực tiêm và tiêm bổ sung cho người dân của họ. Bất định
về nguồn cung cũng là vấn đề vì điều kiện để đạt được trạng thái “bệnh dịch đặc hữu được kiểm soát” là phải có
nguồn cung vắc-xin lớn và ổn định trong tương lai gần, nhất là trong bối cảnh có bằng chứng cho thấy khả năng miễn
dịch giảm dần theo thời gian. Chính vì vậy, phải nỗ lực hơn nữa để mở rộng sản xuất trong khu vực bằng cách tiếp
thu công nghệ, chuyển đổi mục đích của các dây chuyền sản xuất, và tạo thuận lợi để các chuỗi cung ứng vận hành.
Trong khi khả năng mở rộng sản xuất vắc-xin mRNA có thể bị hạn chế trong thời gian trước mắt do khó khăn về
chuyển giao công nghệ, thì khả năng lớn hơn là mở rộng sản xuất các loại vắc-xin véc-tơ, như Oxford-AstraZeneca,
hay vắc-xin prô-tê-in, như Novavax. Việc sản xuất Astra Zeneca đã được khởi động ở Trung Quốc, Hàn Quốc và
Thái Lan. Thông qua thỏa thuận của Gavi, đồng chủ trì COVAX, Clover của Trung Quốc dự kiến sẽ sản suất được
400 triệu liều vắc-xin prô-tê-in, để trở thành ứng cử viên cho nguồn cung mua sắm năm 2021 và 2022. Các sáng
kiến khác cũng đang được triển khai;chẳng hạn, Thái Lan đang tìm hiểu các phương án sản xuất trong nước cả vắc-xin
mRNA và vắc-xin prô-tê-in (v.d. Novavax).

Hộp O.1. Vắc- xin, tỷ lệ tử vong và nguồn cung

Kinh nghiệm ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc-xin cao cho thấy các quốc gia có thể chuyển đổi
từ giai đoạn bệnh dịch ác tính sang giai đoạn “dịch bệnh đặc hữu được kiểm soát” lành tính
hơn. Cũng giống như hầu hết các quốc gia khác, Anh ban đầu phải chịu tổn hại do những đợt dịch liên tiếp
gây ra, dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm cao và tử vong đáng kể. Khi tỷ lệ tiêm vắc-xin vượt mốc 60%, Anh đã nới lỏng
giãn cách xã hội, cho phép khôi phục lại các hoạt động kinh tế (Hình O.15). Kỳ vọng đặt ra nếu đạt được một
ngưỡng miễn dịch nhất định, có thể do tiêm vắc-xin kết hợp với lây nhiễm, ta sẽ bước vào giai đoạn mới, vẫn
phải chứng kiến các đợt lây nhiễm, nhưng số ca trở nặng và tử vong sẽ ít hơn. Lý do là vắc-xin không thể đem
lại miễn dịch khử trùng, một điều kiện quan trọng để có thể ngăn ngừa lây nhiễm, và các loại vắc-xin khác nhau
cũng khác nhau về hiệu quả giảm số ca lây nhiễm và có triệu chứng nhẹ, và hầu hết các loại vắc-xin đều có hiệu
quả cao trong phòng tránh nhập viện và tử vong, và không có khác biệt nhiều về mặt này. Tình trạng hiện nay
cùng phù hợp với kỳ vọng đó, ngoại trừ mức độ lây nhiễm cao dẫn đến số tử vong lớn mặc dù tỷ lệ tử vong
trên số ca nhiễm chỉ ở mức thấp - tử vong tại Anh Quốc cao hơn cách đây một năm khi chưa có ai được tiêm
vắc-xin nhưng các biến chủng lúc đó ít lây nhiễm hơn. Nước này nhận thấy ràng tính bền vững của giai đoạn lành
tính này còn phụ thuộc vào điều kiện tiến độ tiêm vắc-xin có đi trước bệnh dịch một bước hay không, về khả
năng miễn dịch cho mọi người và theo thời gian để chống lại các chủng vi-rút cũ và mới. Tỷ lệ tử vong lại tăng
cao trong thời gian qua ở Anh cho thấy: (i) miễn dịch giảm đi sau một giai đoạn nhất định, có thể đòi hỏi phải
tiêm thêm mũi tăng cường để duy trì; và (ii) thiếu có các biện pháp khác để dập tắt sự lây lan, các chủng vi-rút
mới có thể làm tăng số ca nhiễm, tăng số ca tử vong, gây áp lực cho hệ thống y tế ngay cả khi tỷ lệ tử vong trên
tổng số ca nhiễm thấp.

16 TỔNG QUAN
COVID KÉO DÀI

Hình O.B1.1. Tăng tỷ lệ tiêm vắc-xin làm giảm tử vong nhưng không nhất thiết làm giảm lây nhiễm, và tiêm vắc-
xin trên một ngưỡng nhất định sẽ dẫn đến gia tăng đi lại và các hoạt động kinh tế

A. Anh B. Đức

1.000 400 80

Số ca nhiễm, Số ca tử vong
Số ca nhiễm, Số ca tử vong

800 80
300 60
600 60

%, Chỉ số

%, Chỉ số
200 40
400 40

200 20 100 20

0 0 0 0

-200 -20 -100 -20


03/20 06/20 09/20 12/20 03/21 06/21 09/21
03/20 06/20 09/20 12/20 03/21 06/21 09/21
Số ca trên 1 triệu dân Số tử vong trên 100,000 dân Số ca trên 1 triệu dân Số tử vong trên 100,000 dân
Tỷ lệ tiêm vắc-xin (rhs) Tỷ lệ tiêm vắc-xin (rhs)

C. Anh B. Đức

800 80
Số ca nhiễm, Số ca tử vong

300 60
Số ca nhiễm, Số ca tử vong

%, Chỉ số
600 60
%, Chỉ số

200 40
400 40
100 20
200 20
0 0
0 0

-200 -20 -100 -20


03/20 06/20 09/20 12/20 03/21 06/21 09/21 03/20 06/20 09/20 12/20 03/21 06/21 09/21
Số ca trên 1 triệu dân Số tử vong trên 100,000 dân Số ca trên 1 triệu dân Số tử vong trên 100,000 dân
Tỷ lệ tiêm vắc-xin (rhs) Giảm đi lại (rhs) Tỷ lệ tiêm vắc-xin (rhs) Giảm đi lại (rhs)
PMI chế tạo chế biến (rhs) PMI dịch vụ (rhs) PMI chế tạo chế biến (rhs) PMI dịch vụ (rhs)

Nguồn: Haver Analytics; Công cụ theo dõi ứng phó của chính phủ với COVID-19 của Oxford (OxCGRT).
Ghi chú: Dữ liệu mới nhất có được về tiêm vắc-xin là cuối tháng 08/2021 của OxCGRT.

Mặc dù nguồn cung vắc-xin bị hạn chế trong ngắn hạn, nhiều quốc gia ĐÁ-TBD có thể đạt
tỷ lệ bao phủ trên 60% vào cuối tháng 06/2022 (Hình O.B1.2). Phạm vi bao phủ hiện còn thấp ở một
số quốc gia ĐÁ-TBD, như In-đô-nê-xia, Phi-líp-pin và Việt Nam, và nguồn cung vẫn đang là một vấn đề lớn
so năng lực sản xuất vắc-xin toàn cầu có hạn và quyết định tiêm thêm mũi tăng cường ở các quốc gia công
nghiệp phát triển. Tuy nhiên, với tốc độ tiêm vắc-xin như hiện nay và dựa trên ước tính về nguồn cung, một
số quốc gia ĐÁ-TBD về nguyên tắc có thể đạt phạm vi bao phủ thực tế ở mức 60% trong vòng 9 tháng tới,
trong đó Trung Quốc và Mông Cổ đã đạt được còn In-đô-nê-xia và Phi-líp-pin hoàn toàn có thể đạt được
trong nửa đầu năm tới. Tuy nhiên, khi tốc độ tiêm vắc-xin được đẩy nhanh, khả năng phân phối vắc-xin về
các vùng sâu vùng xa có thể khác nhau và tâm lý e ngại tiêm vắc-xin có thể trở thành trở ngại, như đã từng
xảy ra kể cả ở các quốc gia công nghiệp phát triển. Vì vậy, việc hoàn thành các mục tiêu trên không phải là
đương nhiên và tiếp tục đòi hỏi nỗ lực đặc biệt để có được vắc-xin, phân phối vắc-xin và thuyết phục người
dân tiêm vắc-xin.

TỔNG QUAN 17
BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG, THÁNG 10/2021

Hình O.B1.2. Nhiều quốc gia khu vực ĐÁ-TBD sẽ tiêm vắc-xin đầy đủ cho trên 60% dân số trước tháng 06/2022

100

80
Tỷ lệ % dân số
60

40

20

Ki-ri-ba-ti
Ma-lay-xia

Va-nu-a-tu
Đông Ti-mo
Trung Quốc

PNG
Cam-pu-chia

In-đô-nê-xia

Miến Điện
Tông-ga
Tu-va-lu

Phi-líp-pin
Fi-ji

Thái Lan
Mông Cổ

CHDCNH Lào

Việt Nam
Sa-moa

QĐ Sô-lô-mông
2021 Q1-2022 Q2-2022 Q3-2022 và sau đó
Thời gian ước tính đạt được tỷ lệ bao phủ 60% dân số
dựa trên tốc độ tiêm chủng hiện tại và dự kiến nguồn vắc xin sẵn có

Đã tiêm vác-xin chưa đủ (một mũi) Đã tiêm vác-xin đủ (hai mũi)


Ngưỡng 60% dân số Nguồn cung dự kiến cuối 2021 (ước tính của IMF)

Nguồn: Tính toán của cán bộ khu vực ĐÁ-TBD. Công cụ theo dõi ứng phó của chính phủ với COVID-19 của Oxford (OxCGRT) và Agarwal và
Gopinath (2021).
Ghi chú: Dữ liệu mới nhất có được về tiêm vắc-xin là cuối tháng 08/2021 của OxCGRT. Nguồn cung dự kiến vào thời điểm cuối 2021 là ước tính
tạm thời của Agarwal và Gopinath (2021) (hoặc “ước tính của IMF”). Đó là số liều vắc-xin dự kiến được cung cấp vào cuối 2021 cho 100 người, chia
cho 2, tương ứng với khái niệm tỷ lệ dân số thực chất được tiêm vắc-xin đầy đủ. Ước tính trên được đánh mã cao nhất ở mức 70% dân số thực sự.
Thời gian ước tính bao phủ thực chất cho 60% dân số được tính dựa trên phạm vi bao phủ vắc-xin hiện nay. Ước tính của IMF về nguồn cung vắc-xin
dự kiến và số liều vắc-xin được tiêm bình quân hàng ngày vào tháng 08/2021, với giả định không ràng buộc về nguồn cung và thực hiện tiêm vắc-xin.

Duy trì bền vững hỗ trợ kinh tế vĩ mô

Chính sách tài khóa

Có bốn loại hành động chính sách có thể hỗ trợ chính phủ các quốc gia kéo dài hỗ trợ tài khóa mà
không ảnh hưởng đến ổn định tài khóa trong dài hạn. Chính sách tài khóa dự kiến đóng ba vai trò cần thiết
(Cập nhật Tình hình Kinh tế ĐÁ-TBD tháng 04/2021: Ngân hàng Thế giới 2021c). Cứu trợ là cần thiết để giúp các
hộ gia đình bình ổn tiêu dùng và các doanh nghiệp tránh bị phá sản hoặc thu hẹp hoạt động gây tổn hại. Phục hồi đòi
hỏi phải có gói kích thích tài khóa do cú sốc COVID-19 đe dọa nền kinh tế bị rơi vào thế cân bằng bất toàn dụng
nhân công. Tăng trưởng bền vững đòi hỏi phải đầu tư công để cải thiện những hạ tầng cứng về sản xuất năng lượng
sạch, đường xá, công trình cảng, thành phố thông minh, viễn thông, và cả hạ tầng mềm như trường học, bệnh viện,
đồng thời để tạo thuận lợi chuyển sang tăng trưởng bao trùm và bền vững hơn. Khi chính phủ các quốc gia phải vật
lộn với thách thức gia hạn gói hỗ trợ ứng phó với COVID dài hạn trong khi phải đối mặt với hạn chế ngân sách đang
bị thu hẹp về lâu dài, hành động cả trong nước và quốc tế là cách dể giảm nhẹ những khó khăn mang tính đánh đổi.

18 TỔNG QUAN
COVID KÉO DÀI

• Trong nước, cam kết đảm bảo kỷ cương tài khóa trong tương lai là cách để dành dư địa cho hỗ trợ tài khóa
trong hiện tại. Trong số các quốc gia áp dụng quy tắc tài khóa, nhưng quốc gia nới lỏng tạm thời cần phải khôi
phục lại (In-đô-nê-xia, Ma-lay-xia). Một số quốc gia khác, đặc biệt là quốc gia có nợ công cao, nên ban hành
các quy tắc tài khóa để thị trường tiếp tục yên tâm bằng cách cam kết đáng tin cậy về hạn chế vay nợ (Fi-ji,
CHDCND Lào).

• Mặc dù tăng thu và cắt giảm chi tiêu trong khủng hoảng là điều khó khăn, nhưng cam kết cải cách tài khóa
trong tương lai, bằng cách ban hành các văn bản pháp luật ở thời điểm hiện tại để triển khai về sau có lẽ sẽ
thuận lợi hơn về chính trị. Lý do là vì sự phản đối của các nhóm lợi ích có thể sẽ yếu hơn khi họ đang hưởng
lợi do được chính phủ hỗ trợ và cứu trợ. Thu nhập sách còn thấp ở In-đô-nê-xia, CHDCND Lào, Miến Điện,
Quốc đảo Sô-lô-mông, trong khi tất cả các quốc gia đều phải cắt giảm chi tiêu lãng phí, v.d. trợ cấp năng lượng
(tham khảo ví dụ về In-đô-nê-xia) dưới đây, và dành nguồn lực cho đầu tư công.

• Phối hợp các gói hỗ trợ tài khóa trên phạm vi toàn cầu và trong khu vực có thể nâng cao tác động của gói hỗ
trợ nhờ cách xóa tan tâm lý cần hạn chế gói hỗ trợ tài khóa của chính phủ do lo ngại hiện tượng rò rỉ qua chi
tiêu cho hàng nhập khẩu. Phối hợp cũng cần được điều chỉnh cho phù hợp với khác biệt về dư địa tài khóa của
các quốc gia và giúp tránh việc đơn phương rút bỏ cùng với có tác động lan tỏa tiêu cực của hành động này.

• Các quốc gia ĐÁ-TBD cần ủng hộ hợp tác quốc tế về thuế mạnh mẽ hơn. Những nỗ lực đó sẽ có thể giảm
nguy cơ xảy ra cuộc chạy đua giảm thuế doanh nghiệp. Bước đi đúng hướng là thỏa thuận gần đây trong Khung
Bao trùm của OECD, đề xuất phân bổ lại quyền thu thuế cho địa bàn phát sinh doanh thu của doanh nghiệp
và thiết lập thuế xuất thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu. Mặc dù chi tiết về cách thức triển khai
còn chưa rõ, nhưng giải pháp hai trụ cột được đề xuất trên dự kiến sẽ chỉ tăng thu ở mức vừa phải trên cấp
độ toàn cầu và trong khu vực ĐÁ-TBD (Hộp I.B9).

Chính sách tiền tệ

Ngân hàng trung ương thường phải đối mặt với sự đánh đổi giữa việc tiếp tục chính sách tiền tệ hỗ
trợ, với kiềm chế áp lực lạm phát và ổn định tỷ giá. Sự đánh đổi này lớn hơn ở những quốc gia có mức nợ
doanh nghiệp bằng đồng ngoại tệ cao (In-đô-nê-xia, Ma-lay-xia), và ở các quốc gia có kỳ vọng lạm phát chưa được
neo giữ tốt. Chính sách tiền tệ ở những quốc gia này cần kết hợp nhiều công cụ nhằm mục tiêu ổn định giá cả và tỷ
giá. Nâng cao độ tin cậy của ngân hàng trung ương bằng cách đảm bảo tính độc lập và cam kết bình ổn giá cả sẽ giúp
neo giữ kỳ vọng. Hầu hết các quốc gia ĐÁ-TBD đã tăng dự trữ ngoại hối ngay từ đầu khủng hoảng, nhưng có vẻ vẫn
còn thấp ở CHDCND Lào, Miến Điện và Việt Nam. Cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn sẽ cho phép theo đuổi chính sách
tiền tệ độc lập hơn và làm giảm áp lực lên dự trữ.

Chính sách đối với khu vực tài chính

Các cơ quan quản lý nhà nước phải đối mặt với sự đánh đổi giữa tiếp tục tạo thuận lợi trong tiếp
cận tín dụng, với khả năng bất ổn về tài chính. Nhiều quốc gia đã ban hành văn bản cho phép gia hạn thời
hạn trả nợ theo quy định trong thời gian đại dịch. Nhưng điều cần thiết hiện nay có thể gieo mầm cho bất ổn về sau.
Các biện pháp gia hạn thời hạn trả nợ nếu tiếp diễn sẽ làm tăng rủi ro và nguy cơ bị tổn thương của các hệ thống
tài chính trong khu vực khi nợ trong khu vực tư nhân đã tích tụ ở mức kỷ lục ở một số quốc gia, như Cam-pu-chia,

TỔNG QUAN 19
BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG, THÁNG 10/2021

Trung Quốc, Ma-lay-xia, Thái Lan, Việt Nam. Các chỉ số mang tính dự báo, như vốn vay gặp rủi ro, vốn vay tái cơ
cấu, vốn vay cần quan tâm đặc biệt cũng như tỷ lệ sinh lời của khu vực ngân hàng, đã xấu đi trong giai đoạn khủng
hoảng ở nhiều quốc gia trong khu vực. Các biện pháp gia hạn thời hạn trả nợ cần được gỡ bỏ dần một cách thận
trọng, hệ thống, có trình tự và minh bạch. Trong giai đoạn phục hồi, trọng tâm cần chuyển sang minh bạch và định
giá rủi ro chính xác.

Các quốc gia trong khu vực cần tăng cường khung xử lý mất khả năng thanh toán để tạo thuận lợi
cho tái cơ cấu doanh nghiệp và giải quyết nợ. Khảo sát được tiến hành từ tháng 6 đến tháng 8/2020 cho thấy
gần một nửa các doanh nghiệp ở Việt Nam và trên 70% các doanh nghiệp ở Mông Cổ bị rơi vào tình trạng nợ đọng
hoặc dự kiến sẽ rơi vào tình trạng nợ đọng trong sáu tháng tới. Nhiều quốc gia, bao gồm Trung Quốc và Phi-líp-pin,
gần đây đã ban hành chính sách nhằm cải thiện khung xử lý mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, còn nhiều việc cần
phải làm để phát triển và đơn giản hóa khung thanh lý và tái cơ cấu doanh nghiệp nhỏ nhằm hỗ trợ quá trình trình
tái cơ cấu và thanh lý các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ với chi phí thấp (Hộp I.B11).

Đem lại lợi ích từ hội nhập quốc tế

Chính sách mở cửa thương mại có nhiều khả năng giúp hỗ trợ khôi phục kinh tế toàn cầu. Đại dịch
kết hợp với những chuyển đổi cơ cấu dài hạn trong nền kinh tế toàn cầu đã làm nảy sinh hai nhóm biện pháp thương
mại. Nhóm thứ nhất là “những chính sách hồi hương doanh nghiệp “ nhằm hạn chế nhập khẩu và ưu ái sản xuất trong
nước để giảm sự phụ thuộc vào các quốc gia khác. Nhóm thứ hai là các chính sách hạn chế xuất khẩu nhằm tăng
cường tự cung cấp những sản phẩm thiết yếu trong nước như vắc-xin và giảm khả năng nước ngoài tiếp cận các công
nghệ tiên tiến. Chính sách hồi hương doanh nghiệp của các quốc gia công nghiệp phát triển có thể “chuyển các chuỗi
giá trị về quê hương”, nhưng gây tác động xấu cho thương mại và thu nhập toàn cầu, qua đó cản trở quá trình phục
hồi (Hộp I.B4). Thu nhập thực tế của khu vực ĐÁ-TBD bị giảm gần 3% so với dự báo cơ sở cho năm 2030, trong đó
quốc gia phụ thuộc vào thương mại như Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều nhất. Điều thú vị là các biện pháp trả đũa sẽ
khiến cho các quốc gia đang phát triển, bao gồm cả ở khu vực ĐÁ-TBD, thậm chí còn bị ảnh hưởng tiêu cực hơn nữa.
Ngược lại, tự do hóa và tạo thuận lợi thương mại có thể làm thu nhập thực tế tăng ròng ở hầu hết các quốc gia, bao
gồm cả ở khu vực ĐÁ-TBD, đóng góp tích cực cho quá trình phục hồi. Một cách nữa để đẩy mạnh xuất khẩu là loại
bỏ những hạn chế về nhập khẩu, nhất là các biện pháp phi thuế quan (Hộp I.B5). Chẳng hạn, ở In-đô-nê-xi-a, giảm
1% các biện pháp phi thuế quan cho doanh nghiệp có thể làm tăng kim ngạch xuất khẩu thêm 0,5%. Đồng thời kiềm
chế ban hành các biện pháp hạn chế xuất khẩu, chẳng hạn những biện pháp được áp đặt gần đây cho các mặt hàng
y tế và sản phẩm công nghệ cao, có thể là cách để tránh tác động bất lợi về lâu về dài đối với xuất khẩu. Vì vậy, né
tránh mở cửa thương mại sẽ ảnh hưởng xấu đến thu nhập thực tế của quốc gia và toàn cầu, cả ở thời điểm này khi
quá trình phục hồi còn mong manh, và trong tương lai khi tăng trưởng còn chưa chắc chắn.

Cải cách chính sách đầu tư có thể giúp thu hút FDI và thúc đẩy tăng trưởng. Một số quốc gia trong khu
vực đang hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mặc dù có bằng chứng thuyết phục cho thấy mở cửa cho đầu tư
nước ngoài có thể đẩy mạnh tăng trưởng. Trong những năm gần đây, In-đô-nê-xia và Phi-líp-pin đã từng áp dụng các
chính sách hạn chế dòng vốn FDI nghiêm ngặt nhất trong khu vực Đông Á, nhưng cả hai quốc gia hiện đang đi đầu
trong cải cách. Chương trình cải cách đầu tư toàn diện tại In-đô-nê-xia nhằm loại bỏ những hạn chế đầu tư và hạn
mức sở hữu của nước ngoài trong nhiều ngành nghề để số lượng các ngành bị hạn chế đầu tư giảm từ 813 xuống còn
260. Tại Phi-líp-pin, Quốc hội đang cân nhắc ban hành luật nhằm loại bỏ lĩnh vực “hành nghề chuyên môn” ra khỏi
danh sách hạn chế đầu tư nước ngoài, giảm yêu cầu vốn ban đầu cho các doanh nghiêp bán lẻ nước ngoài, và gỡ bỏ

20 TỔNG QUAN
COVID KÉO DÀI

hạn chế về quốc tịch để tham gia các ngành sản xuất và cung ứng điện, giao thông vận tải và viễn thông. Tự do hóa
được 10% những hạn chế về FDI, được đo bằng Chỉ số về quy định hạn chế FDI của OECD, có thể làm tăng lượng
vốn FDI song phương lên bình quân khoảng 2%. Và những cải cách đó cũng làm tăng tốc độ tăng trưởng GDP hàng
năm đến 0,2 điểm phần trăm. Tuy nhiên, hiện còn nhiều việc phải làm để mở rộng phạm vi và đẩy nhanh tiến độ
những cải cách đó. Tại In-đô-nê-xia, những cải cách tiếp theo có thể bao gồm giảm các yêu cầu phiền phức về hàm
lượng nội địa hóa tối thiểu trong nhiều ngành nghề khác nhau. Phi-líp-pin cũng còn nhiều việc phải làm để đảm bảo
quyền của nhà đầu tư nước ngoài, và để đơn giản hóa danh sách dài và phức tạp những ngành nghề còn bị hạn chế.
Trung Quốc, Ma-lay-xia, Thái Lan và Việt Nam cũng là những nước có thể tiếp tục cải cách chính sách đầu tư nước
ngoài trong các lĩnh vực dịch vụ.

Cả kiều hối và du lịch đều phụ thuộc vào sự di chuyển của mọi người, và hợp tác song phương và
trong khu vực có thể tạo thuận lợi phần nào cho sự di chuyển này. Ban đầu, đã có đề xuất về bong bóng
du lịch giữa các quốc gia không có COVID-19 như Ốt-xtrây-lia và Niu Di-lân, có thể cả Trung Quốc và các quốc gia
khác. Tuy nhiên, khái niệm không COVID-19 (zero COVID-19) đã tiêu tan với sự xuất hiện của biến chủng Delta.
Phương án thay thế là dựa vào các thỏa thuận song phương và trong khu vực đã có, hoặc đàm phán thỏa thuận mới
mà có thể đưa ra cam kết chung cho phép người dân đi lại giữa các quốc gia. May mắn là công tác triển khai tiêm
chủng vắc-xin được thực hiện tương đối nhanh ở một số quốc gia Thái Bình Dương nhờ nguồn cung dồi dào từ Mỹ,
Trung Quốc, Ốt-xtrây-lia, Niu Di-lân và sáng kiến COVAX. Các quốc đảo ở Thái Bình Dương có thể thiết lập “hộ
chiếu vắc-xin” số, được công nhận chung, và chứng nhận kết quả xét nghiệm đáng tin cậy với một số quốc gia quan
trọng, là nguồn khách du lịch chính và điểm đến của đa số lao động thời vụ. Mã định danh số (Digital ID) toàn diện
cũng hữu ích và có thể được kết nối với thông tin hộ chiếu, bằng cấp và trình độ giáo dục, kinh nghiệm làm việc, cũng
như tình trạng xét nghiệm và tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, các biện pháp dài hơi để thuyết phục du khách quay trở lại,
chẳng hạn tăng cường trang thiết bị y tế cơ bản, vẫn cần thực hiện. Ngành du lịch có thể cần được hỗ trợ để có thể
khởi động lại sau khi bị bỏ rơi trong gần hai năm.

Phần II. Tăng trưởng và bất bình đẳng


Trong phần này, trước hết chúng tôi đưa ra góc nhìn vĩ mô về các xu hướng tăng trưởng và bất bình
đẳng. Tiếp theo, chúng tôi đi sâu hơn vào dữ liệu doanh nghiệp và hộ gia đình để đánh giá tác động của COVID-19.

Rủi ro kinh tế trong dài hạn hơn


Một vấn đề nghiêm trọng gây quan ngại là cuộc khủng hoảng có thể sẽ tác động đến tăng trưởng và
bất bình đẳng về lâu dài. Trong thập niên 2000, bất bình đẳng đã gia tăng ở nhiều quốc gia, nhưng tăng trưởng
cao nhìn chung cũng đã làm tăng thu nhập của nhóm người nghèo tương tối, và cuộc sống của hầu hết mọi người
đều được cải thiện. Sau Đại Suy thoái, tăng trưởng chững lại trong thập niên 2010, nhưng bất bình đẳng giảm xuống
đã đảm bảo rằng kể cả những người thuộc nhóm 10% có thu nhập thấp nhất cũng có mức sống được cải thiện hơn
(Hình O.17). Đến nay, COVID-19 đe dọa tạo ra tác động kép chưa từng có trong thời gian gần đây: tăng trưởng
chậm lại và bất bình đẳng gia tăng. Kết quả đó có thể gây ra tình trạng thiếu hụt tuyệt đối với quy mô chưa từng thấy
ở khu vực trong hai thập kỷ qua. Và hệ quả có thể là bất ổn chính trị và xã hội, hai yếu tố có thể sẽ ảnh hưởng tiêu
cực hơn nữa đến tăng trưởng và người nghèo.

TỔNG QUAN 21
BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG, THÁNG 10/2021

Hình O.15. Thập niên 2000 là giai đoạn tăng trưởng gia tăng và bất bình đẳng gia tăng; thập niên 2010 chứng kiến tăng
trưởng suy giảm và bất bình đẳng giảm xuống

A. Trung Quốc B. In-đô-nê-xi-a

45 16 45 10

40 12 8
40
Chỉ số

Chỉ số
35 8

%
35
4

%
30 4
30
2
25 0
25 0
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019

2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
GINI
Tăng trưởng GDP đầu người (phải) GINI
Tăng trưởng GDP đầu người (phải)

Nguồn: Tính toán của cán bộ Ngân hàng Thế giới.

COVID-19 dự kiến làm giảm tốc độ tăng trưởng tiềm năng trong khu vực. Mặc dù cú sốc COVID-19
khiến cho sản lượng hiện nay giảm dưới mức sản lượng tiềm năng, nhưng nó còn có khả năng làm giảm tốc độ tăng
trưởng sản lượng tiền năng trong khu vực. Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế ĐÁ-TBD tháng 10/2020 đã chỉ ra bốn
kênh: mức nợ của khu vực công và tư nhân, kết hợp với tình trạng bảng cân đối tài sản của các ngân hàng yếu đi và
bất định tăng lên, có thể sẽ cản trở đầu tư công và tư nhân; bệnh tật, mất an ninh lương thực, mất việc làm và đóng
cửa trường học có thể khiến cho vốn con người bị xói mòn; đóng cửa doanh nghiệp và gián đoạn quan hệ giữa doanh
nghiệp - người lao động, có thể ảnh hưởng đến năng suất do những tài sản vô hình đầy giá trị bị mất đi; gián đoạn về
thương mại và chuỗi giá trị toàn cầu có thể ảnh hưởng đến năng suất trên toàn cầu dẫn đến giảm hiệu suất phân bổ
nguồn lực giữa các ngành và doanh nghiệp, qua đó làm suy giảm lan tỏa về công nghệ.

Cải cách mạnh mẽ có thể bù lại một số tác động bất lợi. Những cải cách nhằm đẩy mạnh sự tham gia vào
lực lượng lao động, tăng cường vốn con người và vật chất, tổng năng suất các yếu tố (TFP) có thể nâng cao tốc độ
tăng trưởng tiềm năng thêm hơn 1 điểm phần trăm (Hình O.18). Tầm quan trọng tương quan của các yếu tố khác
nhau có sự khác biệt giữa các quốc gia; chẳng hạn, Trung Quốc có lợi ích qua những cải cách thị trường yếu tố sản
xuất nhằm nâng cao năng suất nhiều hơn qua đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng. Tại hầu hết các quốc gia, đầu tư vào hạ
tầng (xanh hơn và có khả năng chống chịu), bao gồm thông qua hợp tác công-tư, có thể góp phần nâng cao hiệu
suất của các đô thị, quản lý nguồn lược, nông nghiệp thông minh với khí hậu, qua đó đem lại tăng trưởng ổn định và
bền vững hơn.

22 TỔNG QUAN
COVID KÉO DÀI

Hình O.16. Cải cách mạnh mẽ và toàn diện có thể bù lại thiệt hại do COVID-19 và thúc đẩy tăng trưởng

A. Trung Quốc B. ĐÁ-TBD trừ Trung Quốc

9
9
7
7
5 5
%

3 3

%
1 1
-1 2010-19 2020-29 2020-29 -1 2010-19 2020-29 2020-29
(COVID) (Cải thiện (COVID) (Cải thiện
chính sách) chính sách)
Tăng trưởng tiềm năng Đầu tư Tăng trưởng tiềm năng Đầu tư
Tham gia lực lượng lao động Năng suất Tham gia lực lượng lao động Năng suất
Vốn con người Vốn con người

Nguồn. Tính toán của cán bộ Ngân hàng Thế giới.


Ghi chú: Kịch bản tích cực giả định rằng trong thập kỷ tới, mỗi quốc gia cần nâng tăng trưởng đầu tư ở mức bằng mức tăng cao nhất trong lịch sử 10 năm trước
đó. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ được giả định gần sát một phần ba khoảng cách với lao động nam. Kịch bản tích cực cũng bao gồm cải thiện về tăng
trưởng TFP qua đẩy nhanh chuyển đổi số do tác động lan tỏa tích cực trong COVID-19. Ngoài những chính sách trên, những cải thiện tiếp theo dựa trên giả định
là giáo dục (cả tỷ lệ hoàn thành giáo dục trung học và số năm đi học bình quân) sẽ tăng lên như mức tăng lớn nhất trong 10 năm kể từ 2010. 1

Nếu các chính sách lũy tiến không được triển khai, bất bình đẳng gia tăng và tiến độ giảm nghèo
sẽ suy giảm ở các quốc gia ĐÁ-TBD. Điều này có thể thấy qua kết quả mô phỏng ở bốn quốc gia lớn ở ĐÁ-
TBD, gồm: In-đô-nê-xia, Phi-líp-pin, Thái Lan và Việt Nam. Các kịch bản phục hồi được xây dựng bằng cách giả định
các nhóm thu nhập được hưởng mức tăng thu nhập cao hơn hay thấp hơn so với dự báo tốc độ tăng trưởng bình
quân cho quốc gia, áp dụng đường cong về tác động tăng trưởng dưới đây (Hình O.19). Theo kịch bản lũy tiến, tăng
trưởng đem lại lợi ích cho năm nhóm thập phân vị có thu nhập thấp nhất nhiều hơn mức bình quân, trong đó hộ gia
đình nghèo hơn có tốc độ tăng thu nhập cao hơn; chẳng hạn, nhóm 10% nghèo nhất sẽ được hưởng tốc độ tăng thu
nhập gấp 1,33 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân. Theo kịch bản lũy thoái, xu hướng sẽ được đảo ngược, nghĩa
là các hộ giàu hơn sẽ được hưởng tốc độ tăng trưởng thu nhập trên mức bình quân còn các hộ nghèo sẽ có tốc độ
tăng thu nhập dưới mức bình quân. Đến năm 2023, phục hồi theo hướng lũy thoái ở In-đô-nê-xia và Phi-líp-pin đồng
nghĩa với tỷ lệ nghèo giảm chậm hơn và quy mô nhóm an toàn về kinh tế tăng ít hơn. Tại In-đô-nê-xia, tỷ lệ nghèo
giảm chậm hơn 2,0 điểm phần trăm, và nhóm đảm bảo an ninh kinh tế chỉ tăng thêm 3,0 điểm phần trăm so với 4,6
điểm phần trăm trong trường hợp lũy tiến. Điều này nghĩa là giảm 5,7 triệu người nghèo được thoát nghèo và 4,6 triệu
người vươn lên nhóm đảm bảo an ninh kinh tế tại In-đô-nê-xia so với kịch bản lũy tiến. Tại Phi-líp-pin, tỷ lệ nghèo
giảm chậm hơn 2,1% và nhóm an toàn về kinh tế chỉ tăng 2,9 điểm phần trăm so với 4,8 điểm trong trường hợp lũy
tiến. Điều này nghĩa là giảm 2,4 triệu người dự kiến thoát nghèo và 2,1 triệu người vươn lên nhóm đảm bảo an ninh
kinh tế tại Phi-líp-pin vào năm 2023.

1 Tham khảo chi tiết tại Phần II.A.

TỔNG QUAN 23
BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG, THÁNG 10/2021

Hình O.17. Bất bình đẳng gia tăng có thể khiến tiến độ giảm nghèo chậm lại và cản trở tăng trưởng bao trùm

A. Đường cong tác động tăng trưởng theo các B. Thay đổi trong các tầng lớp kinh tế theo các kịch
kịch bản lũy tiến và lũy thoái bản lũy tiến và lũy thoái (trước COVID – 2023)
Điểm
140 phần trăm
8
120
4
100
% tăng trưởng

0
80

60 -4

40 -8

Lũy thoái

Lũy thoái

Lũy thoái

Lũy thoái
Lũy tiến

Lũy tiến

Lũy tiến

Lũy tiến
Trường hợp 1 Trường hợp 2
20 (Lũy tiến) (Lũy thoái)

0 In-đô-nê-xia Phi-líp-pin Thái Lan Việt Nam


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nhóm người nghèo Nhóm người dễ bị tổn thương
Nhóm thập vị phân kinh tế hộ Nhóm an toàn về kinh tế Tầng lớp trung lưu
Tầng lớp thượng lưu

Nguồn: Tính toán của cán bộ Ngân hàng Thế giới, sử dụng dữ liệu khảo sát hộ gia đình.

Doanh nghiệp và công nghệ

Tăng trưởng chịu ảnh hưởng của một số yếu tố, bao gồm đầu tư công. Nhưng ở đây chúng tôi tập trung vào tác động
đến doanh nghiệp, là khu vực giữ vai trò chủ đạo. Trước hết, chúng tôi xem xét tác động của đại dịch đến năng suất
trong phạm vi doanh nghiệp do có sự phân bổ lại nguồn lực giữa các doanh nghiệp trong phạm vi ngành và giữa các
ngành. Tiếp đến, chúng tôi tìm hiểu xu hướng áp dụng công nghệ, một xu hướng sẽ tác động đến tăng trưởng năng
suất trong tương lai. Cuối cùng, chúng tôi nghiên cứu chính sách đang đóng vai trò gì và nên đóng vai trò gì trong
thúc đẩy tăng trưởng.

Ai đang phải cảm nhận nỗi đau?

Doanh nghiệp lớn đã tránh được những điều tồi tệ nhất của đại dịch lần này. Vào mùa đông năm 2020,
doanh số hàng tháng của các doanh nghiệp siêu nhỏ giảm 48% so với cùng kỳ năm trước, so với mức giảm 15% của
các doanh nghiệp lớn (Hình O.20). Điều này là một chỉ dấu cho tình trạng khó khăn lan rộng và những vết sẹo kinh
tế có thể để lại ở các nền kinh tế ĐÁ-TBD, nơi doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm tỷ trọng lớn trong phân bố doanh
nghiệp. Suy giảm năng suất ở các doanh nghiệp có quy mô trung bình là nguyên nhân chính dẫn đến năng suất tổng
thể giảm ở ĐÁ-TBD. Một lần nữa, năng suất giảm mạnh nhất ở các doanh nghiệp nhỏ.

24 TỔNG QUAN
COVID KÉO DÀI

Hình O.18. Các doanh nghiệp siêu nhỏ phải chịu suy giảm mạnh nhất về doanh số và năng suất

A. Năng suất B. Doanh số và việc làm


0
0,4
-10

0,2 -20

%
-30
0,0
%

-40

-50
-0,2
-60
Siêu nhỏ Nhỏ Vừa Lớ n
-0,4
Doanh số Việc làm
Siêu nhỏ Nhỏ Vừ a Lớ n

Nguồn: Khảo sát Nhịp đập Doanh nghiệp của Ngân hàng Thế giới. Tìm hiểu các chỉ số tại https://www.worldbank.org/en/data/interactive/2021/01/19/covid-19-
business-pulse-survey-dashboard.

Tác động bất lợi của đại dịch có khả năng sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng, nhưng cuộc khủng
hoảng cũng có thể thúc đẩy quá trình “hủy diệt sáng tạo” (creative destruction). Một mặt, tổn thương
hiện nay có thể làm tăng trưởng chậm lại trong tương lai. Các doanh nghiệp sống sót có nhiều khả năng sẽ phải tạm
hoãn triển khai thực hiện các dự án đầu tư sản xuất không thiết yếu; ví dụ: gần một nửa các doanh nghiệp ở Anh
Quốc đã cắt giảm đầu tư nghiên cứu & phát triển trong giai đoạn COVID. Sự rút lui của những doanh nghiệp tốt có
thể đồng nghĩa với tổn thất những tài sản vô hình có giá trị mà khó có thể tạo dựng lại, như bí quyết sản xuất và các
mối quan hệ với khách hàng và với nhà cung cấp. Thất nghiệp cũng có thể để lại vết sẹo lâu dài lên thu nhập tương
lai, đặc biệt là thu nhập của lao động trẻ tuổi. Mặt khác, cuộc khủng hoảng có thể thúc đẩy tăng trưởng trong tương
lai thông qua quá trình hủy diệt sáng tạo - các doanh nghiệp kém năng suất phải thu hẹp hoạt động hoặc rút lui khỏi
thị trường, dành nguồn lực cho các doanh nghiệp có năng suất cao hơn phát triển. Các cuộc khủng hoảng trước đây
thường dẫn đến những lựa chọn chưa chuẩn xác - chẳng hạn, cuộc khủng hoảng Đông Á năm 1997 gạt bỏ cả những
doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và kém hiệu quả ở In-đô-nê-xia. Tuy nhiên, kết quả sơ bộ của Khảo sát doanh
nghiệp do Ngân hàng Thế giới thực hiện ở 31 quốc gia – hầu hết là các nền kinh tế Đông Âu (nhưng có cả Mông
Cổ) – cho thấy các doanh nghiệp kém năng suất hơn thường có khả năng phải thoái lui trong đại dịch lần này cao hơn.

Ai đang nắm bắt được cơ hội?

Đại dịch đóng vai trò chất xúc tác cho sử dụng công nghệ, tuy không đồng đều. Lan tỏa công nghệ diễn
ra trong phạm vi hẹp trước đại dịch: chỉ có một số ít các doanh nghiệp tiên phong ở khu vực ĐÁ-TBD áp dụng công
nghệ mới và tiên tiến, còn phần lớn các doanh nghiệp đều bị bỏ lại phía sau. Với các biện pháp hạn chế đi lại và lo
ngại về sức khỏe trong đại dịch, mọi người phải ở nhà nhiều hơn, dành nhiều thời gian hoạt động trực tuyến hơn và
hạn chế đến các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Doanh nghiệp đã ứng phó nhanh chóng với cú sốc đại dịch, áp dụng
công nghệ trong vòng hai đến ba tháng kể từ khi có những ca nhiễm COVID-19 đầu tiên trong nước. Mặc dù cuộc
đua áp dụng công nghệ diễn ra rộng khắp, nhưng vẫn còn những khác biệt về loại hình công nghệ được áp dụng. Các
doanh nghiệp lớn, vốn đã sử dụng công nghệ tiên tiến nhiều hơn trước khi có đại dịch, cũng có tỷ lệ áp dụng các
công nghệ tinh vi liên quan đến chuỗi cung ứng hoặc quy trình nội bộ cao hơn khi dịch bệnh tấn công (Hình O.21).

TỔNG QUAN 25
BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG, THÁNG 10/2021

Hình O.19. Các doanh nghiệp lớn thường có nhiều khả năng sử dụng các nền tảng quản lý quy trình nội bộ và chuỗi cung
ứng hơn

A. Quản lý chuỗi cung ứng B. Quản lý quy trình nội bộ

80 100

80

% doanh nghiệp
60
% doanh nghiệp

60
40
40
20
20

0 0
Nhỏ Vừa Lớn Nhỏ Vừa Lớn

Nguồn: Khảo sát Nhịp đập Doanh nghiệp của Ngân hàng Thế giới. Tìm hiểu các chỉ số tại https://www.worldbank.org/en/data/interactive/2021/01/19/covid-19-
business-pulse-survey-dashboard.
Ghi chú: Mức độ áp dụng giữa số liệu ban đầu và đợt hai được trình bày phụ thuộc vào việc các doanh nghiệp tăng sử dụng các nền tảng số. Được trình bày cho
các quốc gia ĐÁ-TBD, bao gồm In-đô-nê-xia, Mông Cổ, Phi-líp-pin và Việt Nam. Không có dữ liệu về áp dụng công nghệ số ở các doanh nghiệp siêu nhỏ. Quy
trình nội bộ bao gồm quy trình quản trị doanh nghiệp hoặc lập kế hoạch sản xuất.

Áp dụng công nghệ giúp hạn chế mức độ giảm việc làm và doanh số. Trong đó, có áp dụng công nghệ
liên quan đến chuỗi giá trị có quan hệ tương quan đặc biệt cao với kết quả doanh số tốt hơn. Tại các quốc gia phát
triển, cũng có mối liên kết giữa công nghệ số và xu hướng gia tăng khoảng cách giữa doanh nghiệp tốt nhất và những
doanh nghiệp còn lại, cũng như giữa công nghệ số và sự gia tăng thị phần của các doanh nghiệp lớn. Nếu những công
nghệ đóng có vai trò quyết định đối với năng suất không được lan tỏa ra khỏi phạm vi một số ít doanh nghiệp thì đa
số doanh nghiệp sẽ trở nên kém đi.

Ai đang nhận được hỗ trợ?

Để tránh những hậu quả tồi tệ nhất của đại dịch, chính phủ các quốc gia ĐÁ-TBD đã đưa ra các
chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận được chương trình hỗ trợ vẫn chưa
đồng đều giữa các quốc gia và theo quy mô doanh nghiệp. Trong khi khoảng một nửa các doanh nghiệp vừa, nhỏ
và siêu nhỏ vẫn chưa nhận được hỗ trợ dưới bất kỳ hình thức nào tính đến quý IV/2020, thì chỉ dưới 20% số doanh
nghiệp rất lớn bỏ lỡ gói hỗ trợ (Hình O.22). Việc được nhận hỗ trợ cũng chỉ có ảnh hưởng tích cực nhẹ đến việc làm:
hỗ trợ chính sách có vẻ giúp nhằm hạn chế mất việc làm, nhưng không giúp tạo việc làm mới. Mở cửa thương mại và
phát triển tài chính cũng là cách giảm thiếu mất việc làm.

26 TỔNG QUAN
COVID KÉO DÀI

Hình O.20. Tỷ lệ doanh nghiệp được nhận hỗ trợ chưa đồng đều giữa các quốc gia và doanh nghiệp

A. Hỗ trợ chính sách giữa các quốc gia B. Hỗ trợ chính sách giữa các doanh nghiệp

100 100

80 80
% doanh nghiệp

% doanh nghiệp
60 60

40
40
20
20
0
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 0
In-đô-nê-xia Ma-lay-xia Mông Cổ Phi-lip-pin Việt Nam Siêu nhỏ Nhỏ Vừa Lớn

Nguồn: Khảo sát Nhịp đập Doanh nghiệp của Ngân hàng Thế giới. Tìm hiểu các chỉ số tại https://www.worldbank.org/en/data/interactive/2021/01/19/covid-19-
business-pulse-survey-dashboard.
Ghi chú: Số liệu trình bày tỷ lệ doanh nghiệp nhận hỗ trợ chính sách bất kỳ

Nhận hỗ trợ chính sách chỉ có ảnh hưởng tích cực nhẹ đến việc làm: hỗ trợ chính sách có vẻ giúp
hạn chế mất việc làm, nhưng không giúp tạo thêm việc làm mới. Việc làm ở ĐÁ-TBD có vẻ không nhạy
cảm với hỗ trợ chính sách, và số lượng việc làm mới được tạo ra thấp có liên quan chủ yếu đến triển vọng bi quan
về tăng trưởng trong tương lai. Hỗ trợ của nhà nước trong đại dịch dường như chưa đủ để thúc đẩy tạo việc làm.
Tuy nhiên, doanh nghiệp nhận được hỗ trợ chính sách giảm việc làm ít hơn. Cụ thể, khả năng có thể gia hạn thời hạn
thanh toán có tác động làm giảm đáng kể số việc làm bị mất. Thực trạng này đặt thách thức vì khu vực ĐÁ-TBD phải
chịu mất việc làm nhiều hơn chủ yếu xuất phát từ số lượng việc làm mới được tạo ra ở mức hạn chế hơn so với các
khu vực khác.

Sự phân bố mất mát, cơ hội và hỗ trợ không đồng có quan trọng đối với tăng trưởng và phúc lợi
không?

Kết quả không đồng đều giữa các doanh nghiệp chưa hẳn đã ảnh hưởng đến năng suất qua đo
lường. Bằng chứng sơ bộ chủ yếu từ các nước Đông Âu cho thấy COVID khiến cho các doanh nghiệp kém năng
suất phải rút lui, qua đó dành nguồn lực cho các doanh nghiệp có năng suất cao hơn. Ngoài ra, các doanh nghiệp
lớn tránh được suy giảm mạnh về doanh số và năng suất lao động, đồng thời cũng đã đầu tư mạnh cho những công
nghệ tinh vi hơn, cả hai điều đó có thể đem lại thành quả về năng suất trong tương lai. Việc phân bổ lại hoạt động
kinh tế nhiều hơn cho các doanh nghiệp lớn hơn và có năng suất cao hơn có thể làm tăng năng suất trong ngắn hạn
so với trường hợp không có sự thay đổi.

Nhưng kết quả không đồng đều giữa các doanh nghiệp quan trọng vì nó tác động đến người lao
động và có thể làm gia tăng bất bình đẳng. Các nghiên cứu cho thấy phần lớn chênh lệch lương của người lao
động có thể được lý giải bằng những sự khác biệt giữa doanh nghiệp tốt nhất và doanh nghiệp kém nhất. Kết quả hoạt
động của các doanh nghiệp được chứng minh là có vai trò quan trọng với người lao động ở các quốc gia từ Mê-hi-cô
đến Việt Nam, do người lao động khó dịch chuyển giữa các doanh nghiệp, nghề nghiệp và địa bàn. Hơn nữa, số phận
của người nghèo thường gắn chặt với kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, thường là

TỔNG QUAN 27
BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG, THÁNG 10/2021

các hộ kinh doanh. Tăng trưởng ở các doanh nghiệp lớn cũng có thể làm tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư sở hữu vốn
và giảm tỷ trọng của lao động trong tổng doanh số vì những doanh nghiệp đó thường cần ít lao động hơn vốn. Kết
hợp lại, các bằng chứng cho thấy nhu cầu phối hợp gói hỗ trợ trực tiếp cho người lao động khu vực phi chính thức,
chủ yếu làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, cùng với các gói hỗ trợ doanh nghiệp ở khu vực chính
thức, nhằm đảm bảo có sự cân đối phù hợp.

Bất bình đẳng gia tăng hiện nay cũng có thể ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng về sau. Vai trò của quá
trình hủy diệt mang tính sáng tạo được thể hiện qua việc các doanh nghiệp gia nhập, rút lui và sống sót là cần thiết
trong một nền kinh tế năng động – các doanh nghiệp khởi nghiệp là cỗ máy tạo việc làm và đóng vai trò quan trọng
giúp lan tỏa đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, doanh số của những doanh nghiệp lớn đi trước ổn định hơn đồng nghĩa với
việc thị phần dành cho các doanh nghiệp nhỏ và non trẻ hơn cũng giảm đi – gây khó khăn nhiều hơn cho các doanh
nghiệp mới trong việc gia nhập và thu hút nguồn lực để phát triển. Doanh nghiệp lớn vốn đã được tiếp cận nguồn lực
tài chính tốt hơn và cũng có khả năng tốt hơn trong việc khai thác hỗ trợ của chính phủ cho COVID. Bất bình đẳng
về lương gia tăng cũng có nghĩa là tăng trưởng sẽ chậm lại do làm cản trở tích lũy vốn con người, nhất là ở những hộ
nghèo, như được bàn ở phần sau.

Hộ gia đình và tình trạng bất bình đẳng

Bất bình đẳng gia tăng hiện nay có thể làm tình trạng bất bình đẳng tồi tệ hơn nữa trong tương
lai. Cú sốc về thu nhập đối với người nghèo thường có nhiều khả năng sẽ để lại những hệ quả bất lợi trong dài hạn
hơn. Các cơ chế ứng phó, chẳng hạn phải bán tài sản phục vụ sản xuất và vay thêm nợ, có thể ảnh hưởng xấu đến
thu nhập về lâu dài. Mất an ninh lương thực làm tăng rủi ro trẻ em bị thấp còi và suy dinh dưỡng, gây cản trở sự phát
triển nhận thức và việc học tập của trẻ, và cuối cùng ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập khi các em trưởng thành.
Hạn chế về cơ hội tham gia học trực tuyến và các hình thức học tương tác khác làm gia tăng rủi ro tổn thất vốn con
người trong dài hạn, và cùng với đó là cơ hội kinh tế.

Bán tháo tài sản và tăng vay nợ có thể ảnh hưởng xấu đến năng suất và thu nhập. Trong điều kiện các
hộ kinh doanh quy mô nhỏ còn phổ biến trong khu vực, việc những tài sản hiếm hoi của gia đình bị tiêu tán và nợ
nần tăng cao có thể cản trở hộ gia đình thực hiện đầu tư mới hoặc phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh. Bằng
chứng phát hiện được từ nhiều bối cảnh thu nhập thấp và trung bình cho thấy nếu không có bảo hiểm hoặc được
đảm bảo xã hội đầy đủ, các hành vi ứng phó có hại của những hộ nghèo có thể khiến cho họ gặp khó khăn, nếu
không muốn nói là bất lực, trong việc thoát nghèo do hậu quả của cú sốc. Bằng chứng tại một số quốc gia ngoài khu
vực cho thấy các cú sốc tiêu cực quả thực có thể tạo ra “bẫy nghèo” nếu tài sản của hộ gia đình giảm xuống dưới
một ngưỡng nhất định.

Suy dinh dưỡng và thấp còi có thể dẫn đến những hậu quả kinh tế cả đời cho trẻ. Ảnh hưởng đến triển
vọng kinh tế có thể thấy được qua những nghiên cứu về tác động của thấp còi được thực hiện trong khu vực. Chẳng
hạn tại Trung Quốc, người lao động bị thấp còi khi còn nhỏ thường có mức lương theo giờ và thu nhập hàng tháng
thấp hơn; tại In-đô-nê-xia, thấp còi dẫn đến thu nhập thấp hơn khi trưởng hành và nắm giữ ít tài sản hơn trong số nữ
giới; còn tại Phi-líp-pin, thấp còi làm giảm khả năng có việc làm ở khu vực kinh tế chính thức. Hơn nữa, một nghiên
cứu xem xét các bằng chứng trên toàn cầu tìm thấy người trưởng thành có chiều cao cao hơn được hưởng mức lương
cao hơn đáng kể; khi xem xét tập hợp các nghiên cứu tìm cách xử lý các yếu tố gây nhiễu không quan sát được và
vấn đề sai số đo lường, nhóm tác giả thấy rằng tăng 1 cm chiều cao dẫn đến mức lương tăng trung bình khoảng 4%
đối với nam giới và 6% đối với nữ giới.

28 TỔNG QUAN
COVID KÉO DÀI

Gián đoạn học tập do COVID đang dẫn đến tổn thất đáng kể về học tập tại nhiều quốc gia ĐÁ-
TBD, gia tăng những thách thức vốn tồn tại lâu nay về học tập trong khu vực. Trường học bị đóng cửa
và sau đó trẻ em phải chuyển sang học từ xa và/hoặc theo mô hình kết hợp (hybrid) có tác động đáng kể đến việc
học tập ở nhiều quốc gia ĐÁ-TBD. Nếu tính cả tổn thất về học tập phát sinh đến nay cộng với tổn thất dự kiến nếu
đại dịch tiếp diễn, ước tính học sinh có thể bị mất bình quân khoảng hai phần ba năm học (trong đó, số năm đi học
đã được điều chỉnh theo kết quả học tập (LAYS), nhưng có sự khác biệt đáng kể giữa các tiểu vùng trong khu vực
ĐÁ-TBD (Hình O.23). Nhìn vào xu hướng gián đoạn học tập do COVID-19 gây ra, học sinh ở các quốc gia ASE-
AN-5 bị mất nhiều nhất - khoảng 1,2 năm đi học đã được điều chỉnh theo kết quả học tập (LAYS). Trong khi đó,
do gián đoạn học tập ít phổ biến hơn ở các quốc đảo Thái Bình Dương nên tổn thất về học tập trung bình ước tính
chỉ khoảng dưới 0,2 năm LAYS. Mặc dù vậy, tổn thất về học tập do COVID đang gia tăng những thách thức nghiêm
trọng về học tập mà khu vực vốn đã phải đối mặt trước đại dịch. Một số quốc gia trong khu vực có kết quả kém trong
các đánh giá học tập quốc tế trước khi có COVID, dù là kết quả khảo thí PISA hoặc các bài kiểm tra đánh giá khác.

Hình O.21. Gián đoạn học tập liên quan đến COVID đang gây ra những tổn thất lớn về học tập, gia tăng những thách
thức lâu nay ở khu vực

A. Tổn thất ước tính bằng số năm đi học đã điều B. Điểm số môn đọc hiểu đánh giá PISA năm 2018,
chỉnh theo kết quả học tập (LAYS) tại các tiểu trong tương quan với GDP theo đầu người
vùng khu vực ĐÁ-TBD

600
Điểm trung bình PISA 2018 môn đọc

B-S-J-Z Trung Quốc Sing-ga-po


550
Hàn Quốc
1,2
500
Việt Nam
Nhật Bản
Số năm

0,8 450

400 Ma-lay-xia
0,4
Thái Lan
In-đô-nê-xia
350
0
QG ĐPT ASEAN-5 Nền KT nhỏ Trung Quốc đảo Phi-líp-pin
ĐÁ-TBD Đông Á Quốc TBD 300
3,7 4 4,3 4,6 4,9 5,2
Log GDP theo đầu người (ngang giá sức mua quốc tế US$ năm 2011)

Nguồn: Ước tính của cán bộ Ngân hàng Thế giới. Nguồn: Cirera và đồng sự (2021).

Tổn thất về học tập liên quan đến COVID của người nghèo và những đối tượng dễ bị tổn thương
khác có thể dẫn đến tăng chỉ số nghèo về học tập “learning poverty”, ảnh hưởng xấu đến năng lập
tìm kiếm thu nhập của các cá nhân. Học sinh thuộc hộ nghèo hoặc có hoàn cảnh khó khăn vốn đã có kết quả
học tập kém hơn từ trước đại dịch, nhưng khủng hoảng COVID dự kiến còn làm gia tăng tình chỉ số nghèo về học
tập - được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trẻ em ở độ tuổi lên 10 chưa biết đọc và hiểu đoạn một văn bản ngắn phù
hợp với lứa tuổi - trong khu vực (Hình O.24). Những tác động bất lợi nêu trên của đại dịch đối với học tập dự kiến
sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực tìm kiếm thu nhập trong tương lai của các em hiện đang là học sinh.

Thật vậy, một học sinh trung bình đang đi học hiện nay có thể phải đối mặt với thu nhập hàng năm giảm 524 USD
(ngang giá sức mua đồng đô-la năm 2017) so với kịch bản giả định là không có đại dịch. Tính bình quân trên toàn khu
vực, mức giảm đó tương đương giảm 3,8% thu nhập dự kiến mỗi năm. Thu nhập hàng năm dự kiến còn giảm nhiều

TỔNG QUAN 29
BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG, THÁNG 10/2021

hơn nữa ở các quốc gia ASEAN-5 và các nền kinh tế nhỏ khu vực Đông Á, lần lượt ở mức 9,3% và 7,9%. Trong điều
kiện tổn thất về học tập còn lớn hơn đối với học sinh nghèo và có hoàn cảnh khó khăn, các em sẽ phải đối mặt với
rủi ro thu nhập tương lai còn bị giảm sâu hơn mức trung bình.

Hình O.22. Gián đoạn học tập liên quan đến COVID đang gây ra tổn thất lớn về học tập, gia tăng những thách thức lâu
nay ở khu vực

A. Mức tăng ước tính của chỉ số Nghèo về B. Ước tính tác động do tổn thất về học tập đối với
Học tập do COVID-19, theo khu vực thu nhập hàng năm của các cá nhân, tại các tiểu vùng
khu vực ĐÁ-TBD
Trước mắt Lạc quan Bi quan
25 0

Ngang giá sức mua bằng US$, 2017


% so với dự báo cơ sở

20
-400
15
10 -800

5 -1200

TBD
Trung Quốc

Quốc đảo
0

QG đang phát triển


ĐÁ-TBD

Nền KT nhỏ
Đông Á
ASEAN-5
và Caribbean
Mỹ La-tinh
Đông Á
đang phát triển

Châu Âu

Sa-ha-ra châu Phi


và Trung Á

và Bắc Phi
và Thái Bình Dương
Bình quân
các quốc gia

Tiểu vùng
Nam Á
Trung Đông

Nguồn: Cloutier và đồng sự (2021). Nguồn: Tính toán của cán bộ Ngân hàng Thế giới.

Chính sách tài khóa dưới hình thức như trước đại dịch - gồm cả chính sách thu và chi) - khó có thể
đóng vai trò lớn về tái phân phối thu nhập. Như có thể thấy qua Hình O.25, tất cả các quốc gia đang phát
triển ở khu vực Đông Á đều nằm sát đường 45 độ. Mặc dù hệ thống thuế trực thu và hỗ trợ trực tiếp (trước khi tính
đến các sắc thuế gián thu như thuế GTGT, thuế TTĐB đối với thuốc lá và trợ giá gián tiếp, như nhiên liệu hoặc lương
thực thực phẩm) không làm gia tăng bất bình đẳng ở các quốc gia đang phát triển ở Đông Á, nhưng đồng thời cũng
ít có tác dụng giảm nhẹ bất bình đẳng. Riêng đối với trường hợp Mông Cổ, nhờ có trợ cấp phổ cập cho trẻ em, nên
hệ số Gini tính trên thu nhập khả dụng thấp hơn đáng kể so với hệ số Gini tính trên thu nhập trước thuế và hỗ trợ,
qua đó thể hiện được tác động tái phân phối. Ngược lại, tác động của thuế trực thu và hỗ trợ trực tiếp ở các nền kinh
tế thu nhập cao lại có xu hướng làm gia tăng bình đẳng mạnh mẽ. Chẳng hạn, hệ số Gini của Thụy Sỹ ở mức 0,395
tính trên thu nhập trước thuế và hỗ trợ, không hề khác biệt quá lớn với CHDCND Lào (0,393). Nhưng sau thuế và
hỗ trợ, hệ số Gini của Thụy Sỹ tính trên thu nhập khả dụng giảm còn 0,268, trong khi còn số này của CHDCND
Lào hầu như không thay đổi (0,380).

30 TỔNG QUAN
COVID KÉO DÀI

Hình O.23. Thuế trực thu và hỗ trợ trực tiếp chỉ có tác động phân phối lại thu nhập ở mức hạn chế tại các quốc gia đang
phát triển khu vực Đông Á

0,6

Hệ số GINI cho thu nhập khả dụng


0,5

In-đô-nê-xia
0,4 CHDCND Lào
Việt Nam Mông Cổ
Cam-pu-chia Trung Quốc
0,3

0,2
0,2 0,3 0,4 0,5 0,6
Hệ số GINI cho thu nhập thị trường

Nguồn: Mason và Shetty (2019).

Chi tiêu cho đảm bảo xã hội tăng lên các mức chưa từng có năm 2020, nhưng có lẽ chưa đáp ứng
được nhu cầu trong năm 2021 ở một số quốc gia. Khác hẳn với tình trạng trước đại dịch, các quốc gia ĐÁ-TBD
đã triển khai các gói mở rộng chương trình an sinh xã hội với quy mô thuộc hàng lớn nhất trên thế giới để ứng phó với
đại dịch, đặc biệt là các quốc gia phải chịu suy giảm mạnh (Hình O.26.A). Chính phủ các quốc gia đã sử dụng hàng loạt
các công cụ - hỗ trợ bằng tiền và bằng hiện vật để bảo vệ người nghèo, người dễ bị tổn thương và người lao động ở
khu vực phi chính thức, cung cấp phúc lợi thất nghiệp và trợ cấp lương cho người lao động ở khu vực chính thức, cùng
những can thiệp khác trên thị trường lao động để bảo vệ việc làm và chuyển đổi kỹ năng cho người lao động. Trừ một
số ít ngoại lệ quan trọng, các đợt dịch COVID mới và cách ly đều dẫn đến xu hướng chung là chi hỗ trợ bằng tiền tiếp
tục được thực hiện đến tận nay trong năm 2021. Không theo xu hướng trên là động thái giảm chi tiêu ở ba nền kinh
tế phục hồi yếu nhất - Miến Điện, Phi-líp-pin và Đông Ti-mo (Hình O.26.B). Tình hình ở Miến Điện là cực đoan nhất,
tại đó gói hỗ trợ khẩn cấp dường như không được gia hạn mặc dù thu nhập được dự báo là giảm mạnh.

Hình O.24. Các quốc gia ĐÁ-TBD mở rộng mạnh quy mô trợ giúp xã hội nhằm ứng phó đại dịch

A. Ứng phó qua hỗ trợ bằng tiền và tăng trưởng B. Dự báo về phục hồi kinh tế và ứng phó qua
kinh tế của quốc gia năm 2020 hỗ trợ bằng tiền năm 2021
% dân số %GDP 3
Chi hỗ trợ tiền cho COVID-19

Mông Cổ
100 Đông Ti-mo Mông Cổ Nhận tiền hỗ trợ
4 Thái Lan
Ma-lay-xia Tăng chi tiêu (RHS)
năm 2021, % GDP

Phi-líp-pin
Thái Lan 2
80
In-đô-nê-xia 3
60
Miến Điện
2 1 Ma-lay-xia
In-đô-nê-xia
40 Cam-pu-chia
Việt Nam
1 Phi-líp-pin
20 Cam-pu-chia Miến Điện Việt Nam
Trung Quốc
0 Đông Ti-mo Trung Quốc
0 0 80 90 100 110 120
-9,6 -7,3 -6,1 -5,6 -5,4 -2,2 -2,1 1,7 2,3 2,9 Chỉ số GDP 2021 dự báo, 2019 = 100
Tăng cường GDP theo giá so sánh năm 2020

Nguồn: Ngân hàng Thế giới 2021.

TỔNG QUAN 31
BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG, THÁNG 10/2021

Các chính sách đảm bảo tăng trưởng công bằng

Mặc dù COVID-19 đem lại những tác động bất lợi, nhưng nó cũng tạo ra cơ hội. Tác động bất lợi là làm
tăng nợ, đôi khi khiến cho doanh nghiệp và hộ gia đình rơi vào cảnh phá sản, đồng thời gây tổn thất về vốn con người.
Cơ hội chủ yếu phát sinh do công nghệ lan tỏa nhanh, có thể nâng cao năng suất, dân chủ hóa giáo dục, chuyển đổi
thể chế nhà nước. Quan trọng là COVID-19 cũng ảnh hưởng đến bản chất kinh tế chính trị trong hoạch định chính
sách qua thay đổi sự phân phối về thu nhập và thiệt hại kinh tế. Hiện chưa rõ những thay đổi chính trị đó có góp phần
cho những cải cách cần thực hiện nhằm xóa mờ những vết sẹo và khai thác cơ hội hay không.

Hộp O.2. Các vấn đề chính sách liên quan đến COVID được xem xét trong các báo cáo Cập nhật Tình
hình Kinh tế gần đây

Các báo cáo Cập nhật trước đây đã tập trung vào nhiều vấn đề chính sách khác, bao gồm: (i) tiêm vắc-xin
để kiềm chế COVID-19; (ii) chính sách tài khóa để cứu trợ, phục hồi và tăng trưởng; (iii) chính sách về khí
hậu để tái thiết tốt hơn, (iv) kiềm chế khôn khéo COVID-19 thông qua can thiệp không dùng thuốc như xét
nghiệm, truy vết và cách ly; (v) học tập thông minh để giúp ngăn ngừa tổn thất dài hạn về vốn con người, đặc
biệt đối với người nghèo; (vi) đảm bảo xã hội để giúp các hộ gia đình bình ổn tiêu dùng và giúp người lao động
tái hòa nhập khi các quốc gia phục hồi; (vii) hỗ trợ cho doanh nghiệp để ngăn ngừa phá sản và mất việc làm;
(viii) các chính sách về khu vực tài chính để hỗ trợ cứu trợ và phục hồi mà không ảnh hưởng đến ổn định tài
chính; và (ix) cải cách thương mại, đặc biệt ở các lĩnh vực dịch vụ vẫn được bảo hộ - tài chính, vận tải, truyền
thông - để nâng cao năng suất cho doanh nghiệp, giảm áp lực phải bảo vệ các ngành khác, trang bị cho người
dân để tận dụng cơ hội số đang nhanh chóng xuất hiện nhờ đại dịch.

Hỗ trợ các doanh nghiệp

Hỗ trợ chính sách cho các doanh nghiệp nhằm bảo vệ tài sản vô hình có giá trị có thể bị mất đi nếu
doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường mà không cản trở quá trình hủy diệt mang tính sáng tạo. Giúp
các doanh nghiệp vượt qua cú sốc ban đầu có vai trò quan trọng trong hồi phục kinh tế, tránh tổn thất về tài sản vô
hình đống vai trò quan trọng đối với năng suất như mối quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và giữa doanh
nghiệp với người lao động. Tuy nhiên việc cố gắng bảo vệ hiện trạng có rủi ro là gói hỗ trợ sẽ vô tình duy trì hoạt
động của các doanh nghiệp xác sống và kém năng suất, làm chậm quá trình việc làm và vốn chảy đến các mục đích
sử dụng khác hiệu quả hơn. Hỗ trợ càng lâu thì càng làm quá trình hủy diệt mang tính sáng tạo bị trì hoãn. Như đã
nêu trên, phân tích của chúng tôi cho thấy tiếp nhận hỗ trợ qua chính sách chỉ có tác động nhẹ giúp cải thiện việc
làm: hỗ trợ chính sách có vẻ giúp hạn chế giảm việc làm nhưng không giúp tạo thêm việc làm mới.

Để có tác động tạo việc làm hiệu quả hơn, cần phải có những cải cách chính sách rộng hơn, giúp
tăng cường môi trường kinh doanh. Mặc dù hỗ trợ cho những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hiện nay là
quan trọng nhưng quá trình phục hồi còn phụ thuộc vào những doanh nghiệp đổi mới sáng tạo mới - và sự gia nhập
và phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp đặc biệt nhạy cảm với môi trường kinh doanh. Tạo việc làm ít hơn
có thể do những hạn chế trong môi trường kinh doanh. Kết quả kém hơn của các ngành dịch vụ mà doanh nghiệp
phải dựa vào về tài chính, truyền thông, vận tải và hàng loạt các dịch vụ kinh doanh, cũng phải ánh những yếu kém
và thiếu hiệu quả từ trước khi có đại dịch và xuất phát từ các hạn chế về cạnh tranh.

32 TỔNG QUAN
COVID KÉO DÀI

Chính sách cần phải hỗ trợ lan tỏa công nghệ rộng rãi hơn và đảm bảo có nhiều doanh nghiệp
tận dụng được lợi thế của công nghệ số trong COVID. Trước hết, nhu cầu thị trường và thông tin hạn chế
thường là hai trong trong số những trở ngại lớn nhất trong áp dụng công nghệ, với doanh nghiệp thường quá tự tin
về mức độ tinh vi của công nghệ họ đang nắm giữ so với các doanh nghiệp khác (Hình O.27). Điều quan trọng, đặc
biệt đối với doanh nghiệp nhỏ, là cần trang bị cho doanh nghiệp những kỹ năng để họ đưa công nghệ vào hoạt động
sản xuất kinh doanh, kết hợp với chính sách phổ biến thông tin. Thứ hai, chính sách mở cửa và cạnh tranh cũng có vai
trò quan trọng vì cạnh tranh thị trường càng mạnh thì các doanh nghiệp càng có động lực khai thác công nghệ. Cuối
cùng, cơ sở hạ tầng số cho các công nghệ cơ bản thường đã có sẵn, chẳng hạn các nền tảng thương mại điện tử sử
dụng băng thông rộng di động cơ bản. Nhưng thách thức là cải thiện khả năng truy cập đến những cơ sở hạ tầng dữ
liệu hiện đại, chẳng hạn băng thông rộng tốc độ cao, các trung tâm dữ liệu đám mây, các điểm giao dịch qua internet,
để đáp ứng nhu cầu sử dụng cho những công nghệ tinh vi hơn và các mô hình kinh doanh thâm dụng dữ liệu hơn, dự
kiến sẽ ngày càng thích hợp hơn trong tương lai.

Hình O.25. Nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp là hai trong trong số những rào cản lớn nhất đối với áp dụng công nghệ

Thiếu nhu cầu


và tình trạng
bất định
Thiếu năng lực

Thiếu vốn
Quy định
của Chính phủ
Nhỏ
Khác Vừa
Lớn
Yếu kém về hạ tầng
%
0 50 100

Nguồn: Cirera, Comin, Cruz và Lee (2020).

Hình thành vốn con người mạnh mẽ hơn và công bằng hơn

Cải cách giáo dục, bao gồm tận dụng công nghệ mới, sẽ giúp chữa lành những những vết sẹo về vốn
con người do đại dịch gây ra. Để trẻ em có thể quay lại trường học, các quốc gia ĐÁ-TBD cần chú trọng mở
cửa lại trường học theo cách an toàn, bao gồm đầu tư vào hạ tầng trường học để giảm thiểu lây nhiễm. Một nhu cầu
nữa là chú trọng khôi phục tổn thất về học tập thông qua điều chỉnh chương trình học và hỗ trợ thêm cho những học
sinh gặp khó khăn. Nhiều quốc gia trong khu vực đã phải đối mặt với khủng hoảng về học tập và có chỉ số nghèo về
học tập (Learning Poverty) ở mức cao trước COVID. Nhằm xây dựng vốn con người để hỗ trợ thực hiện các mục
tiêu tăng trưởng dài hạn của quốc gia, và tạo bình đẳng về cơ hội giáo dục. Để đạt được những mục tiêu trên, các nhà
hoạch định chính sách cần thực hiện nhiều cải cách, bao gồm tăng cường đào tạo giáo viên, tinh giản chương trình
học và cung cấp đầy đủ tư liệu giảng dạy và sách giáo khoa hơn. Đầu tư vào công nghệ giáo dục (EdTech) cũng có
thể giúp ích nếu được kết hợp với những cải cách khác, nhưng một mình công nghệ giáo dục không phải là phương
thuốc thần kỳ chữa bách bệnh.

TỔNG QUAN 33
BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG, THÁNG 10/2021

Tái định hướng chính sách tài khóa

Đẩy mạnh sử dụng các công cụ thuế lũy tiến và định hướng lại các nội dung chi thiếu công bằng có
thể đóng vai trò quan trọng trong xử lý tình trạng bất bình đẳng. Hầu hết các quốc gia thu nhập trung
bình ở Đông Á vẫn dựa vào thuế gián thu cho phần lớn số thu và có thể tăng mức độ lũy tiến của thuế thông qua
tăng cường sử dụng thuế trực thu, chẳng hạn thuế thu nhập doanh nghiệp và cá nhân và/hoặc thuế đánh trên của cải.
Một hướng nữa để tạo ra khác biệt là cải thiện tác động tái phân phối thu nhập của chi ngân sách, bao gồm thông
qua loại bỏ trợ giá gián tiếp. Chẳng hạn, các khoản trợ giá gián tiếp đều rơi vào tay những hộ gia đình khá giả vì họ
tiêu dùng hàng hóa được trợ giá nhiều hơn.2 In-đô-nê-xia đã thực hiện những cải cách tài khóa lớn vào năm 2015,
giảm chi ngân sách vốn rất lớn cho các khoản trợ cấp xăng dầu mang tính lũy thoái, và chuyển sang tăng chi cho cơ
sở hạ tầng, trợ giúp xã hội và y tế. Trợ giúp xã hội được mở rộng đi kèm với xác định đối tượng hưởng thụ mục tiêu
tốt, với phần lớn trợ giúp được dành cho nhóm 40% nghèo nhất và chế độ hỗ trợ tăng đáng kể cho những hộ gia
đình nghèo nhất. Hình 24, bên dưới (bên phải) có lẽ chưa thể hiện hết được tác động tái phân phối của những cải
cách đó, vì việc mở rộng quy mô trợ giúp xã hội chính xảy ra sau khi phân tích được thực hiện vào năm 2017.3 Tuy
nhiên, ngay từ khi bắt đầu mở rộng vào năm 2017 đã góp phần giúp chính sách tài khóa làm giảm bất bình đẳng, với
chỉ số Gini giảm 0,3 điểm so với năm 2012.

Hình O.26. Chính sách tài khóa có thể xử lý bất bình đẳng hiệu quả hơn ở các quốc gia ĐÁ-TBD: Minh họa tại In-đô-nê-xia

A. Chính sách tài khóa theo thời gian B. Tỷ lệ nhận trợ giúp xã hội so thu nhập thị trường
của hộ gia đình
40 35.6 12
30 27.2 10
20 8
15
10 9
3.7 6
0.7 1 1.4
0
%

4
2018-2012
2012

2017

2012

2017

2016

2012

2016

Giảm trợ cấp Mở rộng trợ giúp Tăng đầu tư Tăng chi tiêu 0
năng lượng xã hội cho cho hạ tầng công cho y tế 1 3 3 4 5 6 7 8 9 10
không đúng người nghèo (% GDP, thực) (% GDP, thực)
đối tượng (ngàn tỷ Rupiah,
Nhóm thập vi phân thu nhập hộ gia đình
(% GDP) thực)
2012 2017

Nguồn: Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới (2020) Điểm lại tác động của thuế và chi tiêu của chính phủ đến tình trạng nghèo và bất bình đẳng tại In-đô-nê-xia.

Tăng cường đảm bảo xã hội

Để cung cấp sự bảo vệ cần thiết trong thời gian đại dịch và đẩy mạnh phát triển bao trùm trong dài
hạn, các quốc gia cần xây dựng hệ thống an sinh xã hội linh hoạt hơn và đúng đối tượng hơn. An sinh
xã hội trong khu vực hầu hết vẫn có đặc trưng là phạm vi bao phủ còn hạn chế, trong đó chỉ có một tỷ lệ nhỏ những
hộ nghèo thuộc đối tượng hưởng trợ giúp xã hội và chỉ có một bộ phận người lao động, làm việc ở khu vực kinh tế
chính thức, được tham gia bảo hiểm xã hội (Hình O.29). Nhưng qua các bài học đúc rút từ đại dịch – trong đó có xây
dựng các hệ thống cung cấp hỗ trợ hiệu quả sử dụng công nghệ số như cách Thái Lan đã thực hiện – chính phủ các
quốc gia trong khu vực có thể phát triển các hệ thống đảm bảo xã hội nhằm bảo vệ người dân khỏi đói nghèo, các

34 TỔNG QUAN
COVID KÉO DÀI

cú sốc kinh tế, và thảm họa thiên tai một cách đầy đủ hơn. Điều này có thể được thực hiện trong ngắn hạn và trung
hạn bằng cách mở rộng điều kiện nhận trợ giúp dựa trên nhu cầu cho các đối tượng ngoài phạm vi những người hiện
đang được hưởng các chế độ hỗ trợ, bắt đầu với những người nghèo chưa nằm trong chương trình và chuyển từ xác
định đối tượng tĩnh theo cách truyền thống sang các phương pháp xác định đối tượng linh hoạt hơn, có khả năng nắm
bắt được những người bị ảnh hưởng bất lợi bởi các cú sốc. Với hoàn cảnh kinh tế của khu vực đang chuyển mình – ví
dụ như công nghệ thay đổi nhanh chóng; tự động hóa; người lao động chuyển đổi việc làm ngày càng thường xuyên;
rủi ro thiên tai liên quan đến các cú sốc khí hậu đang gia tăng; và dân số đang già hóa nhanh chóng – một việc điều
quan trọng là dần dần, chính phủ phải mở rộng an sinh xã hội cho tất cả mọi người dựa trên nhu cầu, xóa mờ ranh
giới giữa bảo hiểm xã hội (từ trước đến nay chỉ dành cho người lao động ở khu vực chính thức) với trợ giúp xã hội.

Hình O.27. Chính phủ các quốc gia trong khu vực cần từng bước tăng vi bao phủ, để các hệ thống đảm bảo xã hội trở
nên linh động và bao trùm hơn

A. Tình trạng đảm bảo xã hội tiêu biểu tại quốc B. Hành động chính sách để thu hẹp khoảng
gia thu nhập trung bình khu vực ĐÁ-TBD cách hiện nay

Mức độ Mức độ Khuyến khích tăng cung và


đảm bảo đảm bảo cầu bảo hiểm tự nguyện

Bảo hiểm thị trường Đảm bảo bảo hiểm xã hội có đóng
góp hợp lý về kỹ thuật bảo hiểm

Chuyển đảm bảo tài chính cho công


Bảo hiểm xã hội bằng sang mở rộng cơ sở tính thuế
Đóng góp (đảm bảo tài chính bằng nguồn thu
Loại bỏ tình trạng
Trợ giúp xã hội nhằm loại trừ hiện nay
NS chung)
vào người nghèo
Mở rộng phạm vi bao phủ ngoài
đối tượng nghèo hẹp hiện nay
Không đóng góp

Thu nhập hoặc tiêu dùng Thu nhập hoặc tiêu dùng

Trợgiúpgiúp
Trợ xã hội
xã hội
Bảohiểm
Bảo hiểm xã (bắt
xã hội hộibuộc)
(bắt buộc)
Bảohiểm
Bảo hiểm thị trường
thị trường (tự nguyện)
(tự nguyện)

Nguồn: Packard và đồng sự (2019)

TỔNG QUAN 35
BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG, THÁNG 10/2021

Phụ bảng
Bảng O.1. Dự báo GDP

Báo cáo
Báo cáo mới nhất Tháng 4/2021
2019 2020 2021 2022 2023 2021 2022
ĐÁ - TBD 5,8 1,3 7,5 5,4 5,2 7,4 5,4

ĐÁ - TBD (trừ: Trung Quốc) 4,8 -3,7 2,5 5,2 4,8 4,4 5,1
ASEAN-5 4,7 -3,9 3,4 5,2 4,8 4,8 5,1
Các quốc đảo TBD 0,7 -11,7 -2,9 5,4 5,4 1,0 6,2

Trung Quốc 6,0 2,3 8,5 5,4 5,3 8,1 5,4


In-đô-nê-xia 5,0 -2,1 3,7 5,2 5,1 4,4 5,1
Thái Lan 2,3 -6,1 1,0 3,6 3,1 3,4 4,7
Ma-lay-xia 4,3 -5,6 3,3 5,8 4,5 6,0 4,2
Phi-líp-pin 6,1 -9,6 4,3 5,8 5,5 5,5 6,3
Việt Nam 7,0 2,9 4,8 6,5 6,5 6,6 6,5
Miến Điện 6,8 3,2 -18,0 -10,0
Campuchia 7,1 -3,1 2,2 4,5 5,5 4,0 5,2
Pa-pua Niu Ghi-nê 5,9 -3,9 1,0 4,0 3,0 3,5 4,2
Mông Cổ 5,0 -5,4 4,5 5,2 6,1 6,1 7,2
Lao PDR 5,5 0,5 2,2 4,5 4,8 4,0 4,6
Fi-ji -0,4 -15,7 -4,1 7,8 6,9 2,6 8,2
QĐ Sô-lô-mông 1,2 -4,3 2,0 4,5 4,4 2,0 4,5
Đông Ti-mo 1,8 -8,5 1,9 3,7 4,3 2,9 3,8
Va-nu-a-tu 3,9 -6,8 1,2 3,0 4,1 4,0 3,9
Sa-moa 3,6 -2,7 -8,0 1,5 3,0 -7,7 5,6
Tông-ga 0,7 0,7 -3,2 2,6 3,3 -3,0 2,3
LB Mai-crô-nê-xia 1,2 -1,8 -3,2 1,0 3,0 -3,5 2,5
Ki-ri-ba-ti 3,9 -1,9 3,0 2,6 2,4 3,0 2,6
Pa-lau -1,8 -8,0 -16,0 12,0 14,0 -4,0 12,0
QĐ Ma-shan 6,6 -2,2 -2,5 3,5 2,5 -1,0 3,0
Na-u-ru 1,0 0,7 1,6 0,9 0,8 1,3 0,9
Tu-va-lu 13,9 1,0 2,5 3,5 3,8 3,0 4,0
Nguồn: Ngân hàng Thế gới, ước tính và dự báo của cán bộ Ngân hàng Thế giới
Ghi chú: Tỷ lệ % tăng trưởng GDP theo giá thị trường. Giá trị cho các năm 2021-2023 là giá trị dự báo. Giá trị cho năm 2020 của các nền kinh tế quốc đảo nhỏ
là ước tăng trưởng GDP. ASEAN-5 bao gồm In-đô-nê-xia, Thái Lan, Phi-líp-pin, Ma-lay-xia và Việt Nam. Giá trị của Đông Ti-mo là GDP không tính dầu thô. Đối
với các nước sau, giá trị tương ứng cho năm tài khóa là: Liên bang Mai-crô-nê-xia, Pa-lau, và Cộng hòa Quốc đảo Ma-shan (từ 01/10 - 30/09); Nau-ru, Sa-moa,
và Tông-ga (từ 01/07/30/06). Tốc độ tăng trưởng của Miến Điện tính cho năm tài khóa từ tháng 10 đến tháng 09.

36 TỔNG QUAN
COVID KÉO DÀI

Bảng O.2. Tăng trưởng, tỷ lệ nhiễm COVID-19 và tiêm vắc-xin, xuất khẩu, hỗ trợ bằng chính sách tài khóa và tiền tệ

Các mặt hàng xuất khẩu Hỗ trợ bằng chính


Tỷ lệ nhiễm COVID-19 và tiêm vắc- (tỷ trọng GDP, bình quân sách tài khóa và
xin 2015-2019) tiền tệ
Năm sản Tổng số Cắt
Ước lượng ca nhiễm Dân số giảm
GDP đạt hoặc COVID-19 được tiêm Thời Bội chi lãi
2021 so dự kiến trên 1.000 vắc-xin gian dự Chế ngân suất
2019 đạt mức người đầy đủ kiến bao tạo sách (2020
trước trước (Cuối (Cuối phủ vắc- chế Dịch Thương (% GDP, - mới
Quốc gia đại dịch COVID T8/2021) T8/2021) xin 60% biến vụ phẩm thô 2021) nhất)
Trung Quốc 11,0 2020 0,1 61,6 Q3-2021 17,4 1,8 1,1 -7,6 30
Việt Nam 7,8 2020 4,7 2,8 Q1-2022 77,1 6,0 13,5 -6,0 200
CHDCND 2,0 24,3
2020
Lào 4,1 Q4-2021 6,8 5,5 18,9 -4,7 100
In-đô-nê-xia 1,5 2021 14,8 13,0 Q2-2022 7,3 2,6 8,0 -5,6 150
Cam-pu-chia -1,0 2022 5,5 50,3 Q3-2021 46,6 20,6 2,6 -6,5
Mông Cổ -1,1 2022 64,2 62,9 Q3-2021 1,2 7,8 41,3 -6,6 500
Ma-lay-xia -2,5 2022 53,3 45,9 Q3-2021 45,1 11,5 19,6 -6,4 100
Thái Lan -5,1 2023+ 17,2 11,1 Q4-2021 37,7 15,1 9,5 -7,4 75
Phi-líp-pin -5,7 2023+ 17,9 12,6 Q2-2022 16,0 10,4 2,9 -7,6 200
Đông Ti-mo -6,8 2023+ 12,4 14,8 Q1-2022 0,1 4,2 1,0 -29,7
7,3 3,3 2023
Miến Điện 2023+
-15,4 hoặc sau 5,4 6,4 13,7 -8,5 300
Tu-va-lu 3,5 2020 0 38,0 Q4-2021 1,5 19,6 24,5 -3,4
Na-u-ru 2,3 2020 0 67,0 Q3-2021 4,6 19,5 15,8 15,9
Ki-ri-ba-ti 1,0 2021 0,02 3,8 Q1-2022 0,9 5,2 5,0 -11,6 25
QĐ Sô-lô- 0,03 2,9 2023
2022
mông -2,4 hoặc sau 1,4 8,2 7,2 -2,5
Tông-ga -2,5 2022 0 26,0 Q1-2022 0,5 16,2 3,2 -1,7
2,0 0,3 2023
PNG 2022
-2,9 hoặc sau 0,2 0,9 37,8 -7,2 200
6,8 33,0 2023
QĐ Ma-shan 2023+
-4,6 hoặc sau 15,7 8,3 47,9 0,6 150
Mai-crô-nê- 0 32,0 2023
2023+
xia -4,9 hoặc sau 0,3 10,5 18,9 -3,4
Va-nu-a-tu -5,7 2023+ 0,01 2,8 Q3-2022 0,4 37,9 13,2 -5,8 65
Sa-moa -10,5 2023+ 0,01 21,0 Q4-2021 1,2 28,2 5,0 -3,4
Fi-ji -19,2 2023+ 51,7 29,5 Q4-2021 4,2 26,7 11,6 -13,8 25
Pa-lau -22,7 2023+ 16,6 84,0 Q3-2021 1,4 51,9 0,4 -16,6  

Nguồn: Viễn cảnh Kinh tế Toàn cầu, Chỉ số Phát triển Thế giới, Tổ chức Thương mại Thế giới, Công cụ theo dõi ứng phó của chính phủ với COVID-19 của
Oxford (OxCGRT), Our World in Data.

TỔNG QUAN 37
BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG, THÁNG 10/2021

Bảng O.3. Số lượng vắc-xin đã ký kết hợp đồng theo quốc gia

% tổng dân số
(điều chỉnh cho hai mũi mỗi người) Doanh nghiệp đã ký hợp
Quốc gia Tổng dân số
Vắc-xin đã có đồng
Vắc-xin đã cung cấp
nguồn/dự kiến
AstraZeneca, Sinovac,
Cam-pu-chia 16.718.971 69 60
Sinopharm
Sinopharm, Sinovac, CanSino,
Trung Quốc* 1.439.323.774 76 76
Anhui Zhifei Longcom
Fi-ji 896.444 125 52 Không
AstraZeneca, Novavax, Pfizer/
In-đô-nê-xia 273.523.621 95 32
BioNTech, Sinovac, Sinopharm
Ki-ri-ba-ti 119.446 30 43 Không
CHDCND Lào 7.275.556 60 30 Không
QĐ Ma-shan 59.194 30 Không có số liệu Không
LB Mai-crô-nê-xia 548.927 30 Không có số liệu Không
Mông Cổ 3.278.292 87 66 Gamaleya, Sinopharm
Miễn Điện 54.409.794 65 7 AstraZeneca, Sinopharm
Pa-pua Niu Ghi-nê 8.947.027 30 3 None
AstraZeneca, Bharat Biotech,
Gamaleya, Janssen, Moderna,
Phi-líp-pin 109.581.085 113 22
Novavax, Pfizer/BioNTech,
Sinovac
Sa-moa 198.410 49 48 Không
QĐ Sô-lô-mông 686.878 38 11 Không
AstraZeneca, Janssen,
Thái Lan 69.799.978 101 31 Moderna, Pfizer/BioNTech,
Sinovac, Sinopharm
Đông Ti-mo 1.318.442 35 24 Không
Va-nu-a-tu 307.150 30 8 Không
AstraZeneca, Gamaleya,
Việt Nam 97.338.583 90 14 Moderna, Pfizer/BIoNTech,
Sinopharm
Nguồn: Tổ công tác đa biên về COVID-19 (https://data.covid19taskforce.com/data, truy cập ngày 22/09/2021) về tổng dân số, vắc-xin đã có nguồn/dự kiến,
và đã cung cấp; Bảng thông tin tổng hợp thị trường vắc-xin COVID-19 (https://www.unicef.org/supply/covid-19-vaccine-market-dashboard, truy cập ngày
17/09/2021) về các công ty đã ký kết hợp đồng.
Ghi chú: Trong khu vực, toàn bộ vắc-xin đã ký hợp đồng, ngoại trừ Gamaleya (Sputnik V) đều được đưa vào danh mục sử dụng khẩn cấp của WHO. Bảng này bao
gồm các liều đã có nguồn/dự kiến và đã cung cấp qua tất cả các nguồn, bao gồm các thỏa thuận song phương và đa phương với các công ty dược phẩm, tài trợ, và
cơ chế COVAX. Các liều đã có nguồn/dự kiến và đã cung cấp tính theo tỷ lệ tổng dân số được tính toán điều chỉnh cho hai liều mỗi người. Các công ty đã ký kết
hợp đồng gồm các thỏa thuận song phương và đa phương. “Không” nghĩa là quốc gia không ký hợp đồng với các công ty riêng lẻ mà dựa vào tài trợ và COVAX.
* Đối với Trung Quốc, bảng thông tin tổng hợp của tổ công tác đa biên sử dụng số liều đã tiêm để làm số liệu trung gian cho số liều đã có nguồn.

38 TỔNG QUAN
COVID KÉO DÀI

Tham khảo

Cirera, Xavier, Mason, Andrew D., de Nicola, Francesca, Kuriakose, Smita; Mare, Davide S., Tran, Trang Thu. 2021a.
The Innovation Imperative for Developing East Asia. World Bank East Asia and Pacific Regional Report.
Washington, DC: World Bank. https://openknowledge.worldbank.org/handle/10986/35139

Cirera, X., Comin, D. A., Vargas Da Cruz, M. J., Lee, K., and Soares Martins Neto, A. 2021b. Firm-Level Technology
Adoption in Vietnam (No. 9567). The World Bank.

Cloutier, Marie-Hélène, João Pedro Azevedo, Diana Goldemberg, and Dilaka Lathapipat. forthcoming. “Back to the
Future: Why as school reopen, we cannot go back to the past,” Unpublished manuscript, Education Global
Practice, East Asia and Pacific Region, World Bank, Washington, D.C.

Fuchs, Alan; Mariano Sosa and Matthew Wai-Poi (2021) “Progressive Domestic Resource Mobilization for a
COVID-19 Recovery”, Policy Brief, Washington, D.C.: World Bank Group.

Kim, Lydia, Maria Ana Lugo, Andrew Mason, and Ikuko Uochi. Forthcoming. “Inequality under COVID-19. Taking
stock of high frequency data for East Asia and the Pacific”. Washington, DC: World Bank

Mason, Andrew D. and Sudhir Shetty. 2019. A Resurgent East Asia: Navigating a Changing World. World Bank
East Asia and Pacific Regional Report;. Washington, DC: World Bank. https://openknowledge.worldbank.org/
handle/10986/30858

Ministry of Finance, Indonesia and World Bank (2020). Revisiting the Impact of Government Spending and Taxes on
Poverty and Inequality in Indonesia.

Packard, Truman, Ugo Gentilini, Margaret Grosh, Philip O’keefe, Robert Palacios, David Robalino and Indira Santos,
2019. “Protecting All: Risk Sharing for a Diverse and Diversifying World of Work”, World Bank.

World Bank. 2021a. “Social Protection responses to the COVID-19 Pandemic in East Asia and the Pacific”, internal
memorandum.

World Bank. 2021b. “Global Economic Prospects”, Washington D.C.

World Bank. 2021c. “Uneven Recovery” East Asia and Pacific Economic Update (April), World Bank, Washington, DC.

TỔNG QUAN 39
BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG, THÁNG 10/2021

You might also like