You are on page 1of 6

Câu 1:

Nếu Văn học tập trung phản ánh con người và xã hội trước, trong và sau các bối cảnh
hiện thực nhất định trong khi Toán học chú trọng phân tích, giải đáp những bài toán từ lí
thuyết đến thực tiễn bằng lối tư duy logic chuyên biệt, thì Triết học sẽ giải quyết những

S
vấn đề gì?

U
Nhìn nhận trên góc độ tương đồng, giống như những ngành khoa học khác, Triết học phải

M
giải quyết rất nhiều vấn đề liên quan với nhau. Tuy nhiên, trước khi giải quyết các vấn đề

C
cụ thể của mình, Triết học luôn phải giải quyết một vấn đề cực kì quan trọng, là nền tảng

-H
và là xuất phát điểm để giải quyết những vấn đề còn lại, đó được gọi là “vấn đề cơ bản”
của triết học.

L1
D
Theo Ph.Ăngghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện

1K
đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại.”

-2
Thật vậy, tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại trên thế giới cũng như toàn vũ trụ đều
không nằm ngoài phạm trù vật chất và ý thức. Hoặc nó là vật chất - một dạng bản thể tồn

M
tại độc lập bên ngoài, đối lập với ý thức của con người, từ thực tại khách quan được
LA
chúng ta quy chiếu về hệ vật thông qua tư duy, cảm giác mà không lệ thuộc vào cảm
giác. Hoặc nó thuộc về phạm trù tinh thần - tồn tại ở dạng ý thức trong trí óc, là hình ảnh
C
chủ quan phản ánh hiện thực khách quan và được quy chiếu về hệ tâm. Mối quan hệ giữa

vật chất và ý thức gắn bó mật thiết với nhau.


G
N

Để giải quyết những vấn đề chuyên sâu hơn, Triết học cần giải quyết nhiệm vụ cốt lõi và
G

tiên quyết nhất của mình chính là trả lời những câu hỏi nền tảng liên quan đến mối quan
N

hệ giữa ý thức với vật chất, giữa tồn tại với tư duy. Không dừng lại ở đó, câu trả lời cho
Ơ

những mối quan hệ trên còn là tiêu chuẩn để xác định lập trường, thế giới quan của các
Ư

triết gia và học thuyết của họ.


PH

Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt với hai câu hỏi lớn:
U

Mặt thứ nhất – Bản thể luận: Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái

nào quyết định cái nào?


Trong quá trình tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này, các nhà triết học đã có những lập
N

trường khác nhau. Những triết gia cho rằng bản chất của thế giới là vật chất, vật chất là
YỄ

cái có trước cũng như quyết định ý thức được gọi là các nhà duy vật. Ngược lại, những
U

người quan niệm rằng ý thức là cái có trước đồng thời ý thức quyết định vật chất nên bản
G

chất của thế giới là ý thức được gọi là nhà duy tâm. Từ đó, Triết học được chia thành hai
N

trường phái lớn với sự phát triển của các học thuyết liên quan, được biết đến với những
cái tên:
+ Chủ nghĩa duy vật: gồm chủ nghĩa duy vật chất phác, siêu hình, biện chứng.
+ Chủ nghĩa duy tâm: gồm chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ quan.
Mặt thứ hai – Nhận thức luận: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay
không?
Để trả lời cho câu hỏi lựa chọn “có” hoặc “không” này làm cho Triết học bị phân hóa

S
thành hai học thuyết chính:

U
M
+ Khả tri luận: đa số các triết gia thừa nhận về khả năng nhận thức của con người về thế

C
giới xung quanh.

-H
+ Bất khả tri luận: một số khác phủ nhận khả năng nhận thức ấy.

L1
Tóm lại, nội dung vấn đề cơ bản của triết học được hình thành và phát triển từ vấn đề

D
quan hệ giữa tư duy với tồn tại, giữa vật chất với ý thức giống như lời Ph. Ăngghen đã

1K
khẳng định.

-2
Lý do mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được coi là vấn đề cơ bản của triết học:
+ Mọi hiện tượng trong đời sống đều tồn tại dưới dạng: hiện tượng vật chất hoặc hiện

M
tượng ý thức. Do đó, mối quan hệ trên đã bao trùm toàn bộ sự vật và hiện tượng trong thế
LA
giới.
C

+ Chúng là vấn đề nền tảng và là xuất phát điểm để triết học giải quyết những vấn đề còn

lại. Đồng nghĩa với việc khi giải quyết được chúng sẽ tạo nên tiền đề, cơ sở cốt lõi, định
G

hướng rõ ràng để giải quyết những vấn đề triết học khác.


N
G

+ Vật chất và ý thức cùng mối quan hệ giữa chúng chính là tiêu chuẩn để xác định lập
N

trường, thế giới quan của các triết gia cũng như những học thuyết của họ. Bằng chứng cụ
Ơ

thể là sự hình thành hai trường phái triết học chính: duy vật và duy tâm.
Ư

+ Trong sự đa dạng, rộng lớn của các học thuyết triết học, có thể nhận thấy bất kì học
PH

thuyết, lý luận nào cũng đều trực tiếp hay gián tiếp giải quyết những câu hỏi xoay quanh
mối quan hệ ấy. Vô hình trung, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trở thành tâm điểm
U

xuất phát lí luận của mọi trường phái triết học.


Câu 2:
N

Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm lịch sử - cụ thể?


YỄ

Cơ sở lý luận của quan điểm lịch sử - cụ thể bao gồm: nguyên lý về mối liên hệ phổ
U

biến và nguyên lý về sự phát triển.


G
N

o Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:


Theo V.I. Lênin: “Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên
cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó.”
Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định
và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối
tượng với nhau1.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện tượng khách

S
quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các

U
sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới2.

M
Nguyên lý này biểu hiện thông qua 6 cặp phạm trù cơ bản: cái chung và cái riêng, bản

C
chất và hiện tượng, nội dung và hình thức, nguyên nhân và kết quả, khả năng và hiện

-H
thực, tất nhiên và ngẫu nhiên.

L1
Tính chất của các mối liên hệ:

D
- Các mối liên hệ có tính chất khách quan bởi sự tác động qua lại, chuyển hóa, phụ thuộc

1K
lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hình thành cái vốn có của sự vật hiện tượng, con
người chỉ nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong các hoạt động thực tiễn của

-2
mình.

M
- Tính phổ biến của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ:
+ Bất cứ sự vật nào cũng liên hệ với sự vật hiện tượng khác.
LA
C

+ Dù ở bất kì đâu, bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại hằng hà xa số các mối

liên hệ đa dạng, phức tạp, đều bao gồm những yếu tố cấu thành những mối liên hệ tồn tại
G

bên trong của nó. Đó là các mối liên hệ giữa các mặt đối lập, chất và lượng, khẳng định
N

và phủ định,…
G
N

- Trong quá trình vận động, chuyển hóa, các sự vật, hiện tượng được quy định bởi những
Ơ

mối liên hệ khác nhau. Các mối liên hệ ấy đảm nhận những vai trò, vị trí khác nhau đối
Ư

với sự tồn tại và phát triển của nó. Do đó chúng có tính đa dạng, phong phú.
PH

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến được xây dựng nên bởi các tính chất chung, những
quan niệm cơ bản nêu trên. Từ đó nó có khả năng được áp dụng để khái quát toàn cảnh
U

thế giới trong những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng. Giữa chúng có sự

liên kết vô cùng phức tạp, không thể phân loại từng mối liên hệ một cách triệt để hay cô
lập từng bộ phận tồn tại trong mối liên hệ ấy để soi chiếu một cách phiến diện. Mọi mối
N

liên hệ cần được nghiên cứu cụ thể trong sự biến đổi và phát triển cụ thể của chúng một
YỄ

cách toàn diện nhất. Qua đó phê phán những quan điểm siêu hình mang tính một chiều,
U

phiến diện, không bảo toàn nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, như Ph. Ăngghen từng
G

khẳng định: “Quan điểm siêu hình chỉ thấy những sự vật cá biệt mà không thấy mối
N

liên hệ giữa những sự vật ấy, chỉ thấy sự tồn tại của sự vật mà không thấy sự hình

1
Theo Giáo trình Triết học Mác - Lê nin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, năm 2021.
2
Theo Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hai_nguyên_lý_của_phép_biện_chứng_duy_vật
hành và tiêu vong của sự vật, chỉ thấy trạng thái tĩnh của sự vật và không thấy trạng
thái động của sự vật, chỉ thấy cây mà không thấy rừng”.
Do đó, khi soi chiếu, nghiên cứu các đối tượng cụ thể, đầu tiên cần đặt nó trong một
chỉnh thể thống nhất của tất cả các phương diện thuộc mối liên hệ của chỉnh thể đó, sau

S
đó lần lượt suy xét, nhận thức các đối tượng một cách toàn diện trong sự tồn tại khách

U
quan của bản thân nó. Từ đó móc nối đến các mối liên hệ khác và môi trường xung quanh

M
để xem xét đối tượng từ trực tiếp đến gián tiếp, trên bình diện thời không, xem xét lịch sử

C
từ quá khứ, hiện tại và phán đoán tương lai. Cuối cùng cần tránh những suy luận mang

-H
tính ngụy biện, chiết trung.

L1
o Nguyên lý về sự phát triển:

D
Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự vật, hiện

1K
tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển
(vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn

-2
thiện hơn của sự vật). Nguyên lý về sự phát triển bao gồm: Quy luật mâu thuẫn, quy luật
lượng - chất và quy luật phủ định.3

M
LA
Trên hết, sự phát triển luôn cần mang tính kế thừa, bởi nó không thể là sự phủ định tuyệt
đối, phủ định sạch trơn, đoạn tuyệt một cách siêu hình đối với sự vật, hiện tượng cũ, mà
C

nó hình thành cái mới dựa trên những tính chất của cái cũ với những nét tiến bộ, thích

nghi hơn với hoàn cảnh, môi trường. Phát triển mang tính khách quan bởi nó tự thân vận
G

động một cách hiển nhiên, độc lập với ý thức của con người. Do đó, thế giới luôn không
N

ngừng vận động, dẫn đến một lẽ dĩ nhiên rằng không tồn tại một sự vật, hiện tượng nào ở
G

trạng thái tĩnh hay đứng im tuyệt đối. Trên mọi lĩnh vực, mọi mối liên hệ đều tồn tại sự
N

phát triển ở muôn hình, vạn trạng, biểu hiện ra bên ngoài theo vô vàn loại hình khác
Ơ

nhau. Chính vì thế, phát triển vừa có tính phổ biến lại vừa có tính đa dạng phong phú.
Ư

Nắm được nguyên lý về sự phát triển giúp ta nhận thức để tránh được sự trì trệ, bảo thủ,
PH

định kiến trong quá trình phát triển.


U

Phát triển là vận động nhưng không phải mọi vận động đều là phát triển, nhưng nếu

không có vận động thì không có sự phát triển. Đặc điểm chung của sự phát triển là tính
tiến lên theo những khúc quanh co, có hình xoắn trôn ốc, có sự kế thừa, dường như lặp lại
N

hiện tượng, sự vật cũ nhưng ở cấp độ cao hơn.


YỄ

Vì thế, nhìn nhận trên phương diện của nguyên lý về sự phát triển, các sự vật, hiện tượng
U

khi được đem lên “bàn cân” để suy xét cần được đặt trong quá trình phát triển của bản
G

thân nó và cả ngoài bản thân nó. Như V.I.Lênin từng nêu rõ: “Một hiện tượng nhất định
N

đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn

3
Theo Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hai_nguyên_lý_của_phép_biện_chứng_duy_vật
phát triển chủ yếu nào, và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xét xem hiện
nay nó đã trở thành như thế nào.”

Như vậy, thông qua việc nhận thức và liên hệ giữa hai nguyên lý vừa nêu hình thành nên
nguyên tắc lịch sử - cụ thể: Lịch sử phát triển ở những hình thức biểu hiện với những

S
bước quanh co, ngẫu nhiên, tác động lên quá trình tồn tại của sự vật, hiện tượng trong

U
M
không gian, thời gian cụ thể gắn với điều kiện, hoàn cảnh tồn tại cụ thể của nó. Bản thân

C
sự vật hiện tượng ra đời trong không gian, thời gian không giống nhau, trong các yếu tố

-H
khách quan, nhân tố chủ quan, tác động hoàn cảnh không đồng nhất. Do đó, chúng ta
phải biết phân tích tình hình cụ thể của từng sự vật, gắn nó với bối cảnh, điều kiện tồn tại

L1
và phát triển của chính sự vật ấy.

D
Cụ thể hơn với những yêu cầu sau đây:

1K
-2
Thứ nhất: Phải xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng trong không gian, thời gian cụ thể
trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nó, phân tích xem những điều kiện ấy có tác

M
động ảnh hưởng như thế nào đến tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng, tránh cái
nhìn chung chung, trừu tượng.
LA
C
Thứ hai: Khi nghiên cứu một lý luận, một luận điểm khoa học nào đó cần phải phân tích

nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh làm nảy sinh lý luận đó, cần đặt nó vào trong những điều
G

kiện ràng buộc với những mối liên hệ cụ thể, phổ biến và khách quan, cần nhìn nhận đa
N

chiều, đa phương diện. Nhờ vậy mới đánh giá đúng được giá trị và hạn chế của lý luận
G

đó.
N

Thứ ba: Khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn phải tính đến điều kiện cụ thể của
Ơ

nơi được vận dụng. Điều kiện này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của sự vận dụng đó
Ư

trong thực tiễn4.


PH

Qua những yêu cầu của nguyên tắc lịch sử - cụ thể giúp ta nhận thức được nhiệm vụ của
U

việc xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những tình

huống cụ thể. Từ đó, đưa ra những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong công việc xử
lý các vấn đề thực tiễn, đồng thời khắc phục quan điểm phiến diện, siêu hình triết trung,
N

ngụy biện.
YỄ
U
G

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng
N

– an ninh,… đã đặt ra những cơ hội và thách thức to lớn dành cho Việt Nam. Là công dân
trẻ đồng thời là nguồn nhân lực chính trong nền kinh tế tri thức, bản thân em cần có

4
Tham khảo từ luatminhkhue.vn
những nhận thức đúng đắn về vai trò, nhiệm vụ của mình trong công cuộc đổi mới và hội
nhập của đất nước. Nhờ việc nhìn nhận vấn đề theo quan điểm lịch sử - cụ thể em đã:
- Học tập một cách chủ động, tự lực, phối hợp nhiều phương pháp truyền thống và
hiện đại để nâng cao hiệu quả học tập.

S
- Nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề mới về công nghệ thông tin và chuyên ngành

U
khoa học dữ liệu của mình trên phương diện đa chiều, đặt vấn đề trong những

M
C
hoàn cảnh cụ thể và ứng dụng nguyên lý liên hệ phổ biến để liên kết các tri thức,

-H
nhìn nhận vấn đề toàn diệnvà sấu sắc hơn. Từ đó đưa ra những cách giải, phương
hướng triển khai phù hợp với thực tế, hoàn cảnh chung.

L1
- Không ngừng nắm bắt thông tin, các xu hướng toàn cầu nhanh chóng, các yêu cầu

D
đặt ra của các nhà tuyển dụng, nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp qua các nền

1K
tảng mạng xã hội, kênh thông tin chính thống, để có thể liên hệ bản thân, định hình

-2
các phương hướng phát triển, thay đổi phù hợp với thời cuộc.
- Giữ gìn, truyền bá những nét văn hóa độc đáo, riêng biệt của Việt Nam thông qua

M
LA
việc xây dựng phong cách, thương hiệu cá nhân mang màu sắc Việt Nam.
- Đấu tranh chống các thế lực thù địch, tăng cường kiến thức lý luận, pháp luật để
C
góp phần giữ vững kỉ cương, an ninh của đất nước đồng thời bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của bản thân.


G
N

Qua đó, bản thân em đã có những bước tiến bộ rõ rệt trong nhận thức và đưa ra những
hành động cụ thể có hiệu quả cao trong công việc và học tập. Thông qua việc vận
G
N

dụng quan điểm lịch sử - cụ thể, em không bị gò bó trong khuôn khổ truyền thống hay
Ơ

những định kiến, tư duy lạc hậu mà còn có thể dung hòa những lý luận của truyền
Ư

thống với hiện đại, cởi mở mà chắt lọc trong việc tiếp thu thông tin, tri thức. Hơn hết,
PH

việc phát triển các kỹ năng mềm và kiến thức chuyên môn, trên góc nhìn của nguyên
tắc lịch sử - cụ thể, em có thể đánh giá vấn đề bao quát hơn, phân tích được những
U

mặt lợi – hại của đối tượng, tính phổ biến trong thực tiễn, tính đúng đắn trong logic,
tính phù hợp trong lịch sử và tính kế thừa trong sự phát triển tự thân, để có thể lập
N

luận một cách chặt chẽ, chính xác, tránh được sự ngụy biện cùng cái nhìn phiến diện,
YỄ

chiết trung, một chiều.


U

Các quan điểm từ Chủ nghĩa duy vật biện chứng nói chung và nguyên tắc lịch sử - cụ
G

thể nói riêng đã đem đến cho em nhiều sự chiêm nghiệm mới mẻ, mở rộng thế giới
N

quan, sâu sắc hơn trong nhân sinh quan và đúng đắn hơn trong nhận thức.

You might also like