You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT DÂN SỰ


THẢO LUẬN NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


VỀ LUẬT DÂN SỰ, TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ

BÀI TẬP THÁNG THỨ HAI (TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ)

GVHD: Lê Thanh Hà
Nhóm: 8 DS45.1

Danh sách thành viên:

STT Họ và tên MSSV

1 Đỗ Nguyễn Hoàng Anh 2053801012009

2 Hà Kiều Anh 2053801012012

3 Nguyễn Tưới Anh 2053801012022

4 Trần Tuyết Anh 2053801012026

5 Bùi Công Dân 2053801012044

6 Nguyễn Thành Đạt 2053801012049

7 Lê Quỳnh Bảo Nhi 1853801012147

Năm học 2020 - 2021


Nhóm 8 DS45.1 Những quy định chung về luật dân sự,
tài sản và thừa kế

I. HÌNH THỨC SỞ HỮU

Câu 1: Có bao nhiêu hình thức sở hữu trong BLDS 2005? Nêu rõ các hình thức
sở hữu trong BLDS.

Có 6 hình thức sở hữu trong BLDS 2005:

 Sở hữu nhà nước (Điều 200 đến điều 207)


 Sở hữu tập thể (Điều 208 đến điều 210)
 Sở hữu tư nhân (Điều 211 đến điều 213)
 Sở hữu chung (Điều 214 đến điều 226)
 Sở hữu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (Điều 227 đến điều
229)
 Sở hữu của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp (Điều 230 đến điều 232).

Câu 2: Có bao nhiêu hình thức sở hữu trong BLDS 2015? Nêu rõ các hình thức
sở hữu trong BLDS.

Có 3 hình thức sở hữu trong BLDS 2015:

 Sở hữu toàn dân (Điều 197 đến điều 204)


 Sở hữu riêng (Điều 205 đến điều 206)
 Sở hữu chung (Điều 207 đến điều 220).
Câu 3: Suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi về hình thức sở hữu giữa hai
Bộ luật trên.
- Sở hữu toàn dân BLDS 2015 - Sở hữu nhà nước 2005:
Trong BLDS 2005 quy định: “Tài sản thuộc sở hữu nhà nước bao gồm đất đai,
rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ,
nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục
địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công
trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại
giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định.”
Còn BLDS 2015 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,
nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do nhà
nước đầu tư, quản lí là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện
1
Nhóm 8 DS45.1 Những quy định chung về luật dân sự,
tài sản và thừa kế

chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”


Xét thấy 2 hình thức này đều được giải thích theo cách giống nhau, tuy nhiên, việc
thay đổi từ sở hữu nhà nước thành sở hữu toàn dân đã góp phần làm rõ hơn nội
dung, bản chất của loại hình sở hữu này.
- Sở hữu tư nhân, sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể BLDS 2005 - Sở hữu riêng
BLDS 2015:
Nếu trong BLDS 2005 sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu của tổ chức được
phân chia thành các mục khác nhau thì BLDS 2015, 3 loại hình sở hữu này được
gộp thành sở hữu riêng: “Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp
nhân…” (Khoản 1 Điều 205 BLDS 2015). Việc gộp chung lại nhằm tạo sự ngắn
gọn, tránh rườm rà, gây trở ngại cho việc áp dụng pháp luật.
- Sở hữu của tổ chức, sở hữu của tập thể, sở hữu chung BLDS 2005 - Sở hữu
chung BLDS 2015:
Nếu trong BLDS 2005, sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể mặc dù vẫn có hình thức
sở hữu chung song lại thuộc mục riêng thì trong BLDS 2015, các loại hình trên
được gộp thành hình thức sở hữu chung. Cũng giống như việc gộp sở hữu tư nhân,
sở hữu tập thể, sở hữu của tổ chức thành sở hữu riêng thì việc gộp sở hữu của tổ
chức, sở hữu tập thể, sở hữu chung nhằm tạo sự ngắn gọn, bớt rườm rà, dễ dàng hơn
trong việc áp dụng pháp luật.

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ

& Tóm tắt quyết định 382/2008 DS - GDT


Nguyên đơn: Bà Dương Thị Thu Nga Bị Đơn: Ông Dương Cẩm Truyền. Ông Bình
và bà Như chết có con nuôi là chị Nga. Tài sản mà ông bà để lại là căn nhà 8/7
Nguyễn Trãi. Vợ chồng ông Truyền là cháu của ông Bình, bà Như chuyển vào sống
chung và được bà Như lập di chúc cho lại căn nhà, di chúc do vợ chồng ông Truyền
lập, được bà Như điểm chỉ. Bà Kiều là em gái của ông Bình, có cho ông Bình, bà
Như mượn 43 lượng vàng 24k. Vì vợ chồng ông Bình mất mà chưa thanh toán nên
bà Kiều tự ý lấy giấy chứng nhận sỡ hữu nhà và sử dụng đất của ông Bình, bà Như.
Bà Phụng và ông Sanh là em của ông Bình, có yêu cầu được chia di sản thừa kế. Bà
Nga khởi kiện yêu cầu ông Truyền giao trả nhà đất và bà Kiều giao trả giấy hộ
khẩu, giấy chứng nhận quyền sỡ hữu nhà và sử dụng đất của cha mẹ bà.

2
Nhóm 8 DS45.1 Những quy định chung về luật dân sự,
tài sản và thừa kế

Câu 1: Nếu vào thời điểm xác lập di chúc, người lập di chúc không minh mẫn
thì di chúc có giá trị pháp lý không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
 - Nếu vào thời điểm xác lập di chúc, người lập di chúc không minh mẫn thì di chúc
không có giá trị pháp lý.
 - Căn cứ vào Điểm a, Khoản 1, Điều 652, BLDS 2005 và Điểm a K1 Đ630BLDS
2015 quy định về Di chúc hợp pháp:
“1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: 
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa
dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;”.
Câu 2: Liên quan đến vụ việc trong Quyết định số 382, theo Tòa phúc thẩm,
khi lập di chúc năm 2005 cụ Như có minh mẫn không? Vì sao Tòa phúc thẩm
đã quyết định như vậy?
 - Liên quan đến vụ việc trong Quyết định số 382, theo Tòa phúc thẩm, khi lập
di chúc năm 2005 cụ Như không minh mẫn.
 - Toà phúc thẩm đã quyết định như vậy vì lý do Bệnh xá Công an tỉnh An Giang
không có chức năng khám sức khoẻ để lập di chúc.
Câu 3: Trong vụ việc vừa nêu, theo Tòa giám đốc thẩm, khi lập di chúc năm
2005 cụ Như có minh mẫn không? Vì sao Tòa giám đốc thẩm đã quyết định
như vậy?
- Trong vụ việc vừa nêu, theo Tòa giám đốc thẩm, khi lập di chúc năm 2005 cụ Như
có minh mẫn. 
- Toà giám đốc thẩm đã quyết định như vậy vì: ông On, ông Kiếm và ông Hiếu đều
có lời khai xác nhận tại thời điểm bà Như lập di chúc, trạng thái tinh thần của bà
Như vui vẻ, minh mẫn.
Bên cạnh đó, bác sĩ Tăng Diệu Hiền có kết luận tình trạng sức khoẻ và tinh thần của
bà Như được ghi trong Giấy chứng nhận khám sức khoẻ ngày 26/12/2004, trước
ngày bà Như lập di chúc 05 ngày không mâu thuẫn với lời khai xác nhận của ông
On, ông Kiếm và ông Hiếu.
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.

3
Nhóm 8 DS45.1 Những quy định chung về luật dân sự,
tài sản và thừa kế

- Toà giám đốc thẩm công nhận di chúc hợp pháp và bà Như lập di chúc trong trạng
thái minh mẫn, vợ chồng ông Truyền, bà Hằng được hưởng theo di chúc của
bà Như. 
- Quyết định trên của Toà giám đốc thẩm là phù hợp với quy định của pháp luật về
thừa kế theo di chúc. Bà Như có đủ điều kiện về nội dung và hình thức của di chúc
theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật Dân sự năm 2005 và điều 630 BLDS 2015
nên hiển nhiên di chúc phải được công nhận là hợp pháp.
Người làm chứng cho việc lập di chúc cũng phù hợp với Điều 654 của BLDS 2005
và Đ632 BLDS 2015.
& Quyết định số 545/2009/DS-GĐT ngày 26/10/2009 của Tòa Dân sự
TANDTC.
- Nguyên đơn: Bà Đỗ Thị Nguyệt
- Bị đơn: Bà Đỗ Thị Minh Thuyết
Theo đơn khởi kiện ngày 16/10/2001 và trong quá trình tố tụng, các nguyên đơn là
vợ chồng ông bà Đỗ Thị Nguyệt và Lê Sơn Thủy trình bày như sau. Cha mẹ của bà
Nguyệt và bà Thuyết là cụ Kiệt và cụ Biết đã qua đời để lại di sản gồm 1 ngôi nhà
và vườn cây ăn trái với quyền sử dụng diện tích đất tại xã BÌnh Nhâm, huyện Thuận
An. Ngoài ra, khi còn còn sống cụ Biết có mượn của bà Minh 2.500.000đ. Bà
Thuyết, ông Thủy yêu cầu được hưởng thừa kế toàn bộ di sản của cụ Kiệt, cụ Biết
theo di chúc của cụ Biết lập ngày 15/09/2000.Ngoài ra, bà Thuyết còn công khai
như sau: Ngày 20/9/1997 cụ Biết đã lập tờ truất quyền hưởng thừa kế của bà Nguyệt
cùng chồng và con nuôi của bà Nguyệt đối với những tài sản chung và riêng của cụ
Kiêt và cụ Biết theo như tờ ủy quyền mà cụ kIệt đã đễ lại cho cụ Biết và di tặng cho
các cháu ngoại là ông Hùng, bà Diễm và ông Hoàng. Tờ Truất quyền do cụ Biết ký
tên và lăn tay.Tuy không có chứng cứ mới nhu7ng Tòa án nhân dân tỉnh BÌnh
Dương vẫn không chấp nhận di chúc của cụ Biết là di chúc hợp pháp phần di sản
của cụ Biết là không có căn cứ và chấp hành không nghiêm quyết định của Tòa án
cấp giám đốc thẩm. Quyết định hủy Bản án dân sự phúc thẩm. Giao hồ sơ vụ án cho
Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử phúc thẩm lại theo quy định của pháp luật.

4
Nhóm 8 DS45.1 Những quy định chung về luật dân sự,
tài sản và thừa kế

Câu 5: Liên quan đến vụ việc trong Quyết định số 545, theo Tòa phúc thẩm,
khi lập di chúc năm 2001 cụ Biết có minh mẫn không? Vì sao Tòa phúc thẩm
quyết định như vậy?
Trong Quyết định số 545, theo Tòa phúc thẩm, khi lập di chúc năm 2001 cụ Biết
không còn minh mẫn. Vì theo như Quyết định 545 thì Tòa phúc thẩm cho rằng: “…
Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng cụ Biết lập di chúc ngày 03/01/2001 đã 84 tuổi;
trước đó vào tháng 11, 12 năm 2000 cụ Biết phải nhập viện điều trị với triệu chứng
theo chuẩn đoán là thiếu máu cơ tim, xuất huyết não, cao huyết áp; cụ Biết lập di
chúc ngày 03/01/2001 thì ngày 14/01/2001 cụ Biết chết, để cho rằng cụ Biết lập di
chúc trong tình trạng thiếu minh mẫn, sáng suốt là không có căn cứ…”.
Câu 6: Trong việc vừa nêu, theo Tòa giám đốc thẩm, khi lập di chúc năm 2001
cụ Biết có minh mẫn không? Vì sao Tòa giám đốc thẩm đã quyết định như
vậy?
Theo Tòa giám đốc thẩm, khi lập di chúc năm 2001 cụ Biết còn minh mẫn vì Tòa
giám đốc thẩm cho rằng: “ Đối với “Tờ di chúc” lập ngày 03/01/2001 do cụ Biết
đọc, ông Nguyễn Văn Thắng viết hộ, cụ Biết điểm chỉ vào di chúc, có ông Lương
Văn Dầm chứng kiến, sau khi viết xong thì ông Thắng và ông Dầm ký tên làm
chứng vào bản di chúc. Tại các lời khai của ông Lương Văn Dầm ngày 07/02/2002
(BL 62) và của ông Nguyễn Văn Thắng ngày 01/04/2002 (BL 64) đều xác nhận khi
lập di chúc, cụ Biết minh mẫn và đọc (nói) nội dung di chúc cho ông Thắng viết.
Mặt khác, ngày 04/01/2001 cụ Biết ký (điểm chỉ) hợp đồng cho bà Trần Hoài Mỹ
thuê vườn cây với thời hạn thuê 4 năm, theo lời khai của bà Mỹ ngày 11/03/2002
(BL 25) thì trước ngày ký hợp đồng 1 tuần, cụ Biết có gọi bà Mỹ dến để thỏa thuận
về việc thuê vườn cây và khi cụ Biết điểm chỉ vào bản hợp đồng thì cụ Biết là người
minh mẫn, còn chỉ dẫn cho bà Mỹ cách chăm sóc vườn cây. Do đó, căn cứ xác định
cụ Biết lập di chúc ngày 03/01/2001 trong tình trạng minh mẫn”.
Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.
- Theo nhóm, Toà giám đốc thẩm “công nhận di chúc của cụ Biết lập ngày
03/01/2001 là hợp pháp phần di sản của cụ Biết, phần di sản của cụ Biết, phần
của cụ Kiệt chia theo pháp luật; nhưng cả hai lần xét xử phúc thẩm lại vụ án này,
tuy không có thêm chứng cứ mới nhưng Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương vẫn
không chấp nhận di chúc của cụ Biết là di chúc hợp pháp phần di sản của cụ Biết
là không có căn cứ và cháp hành không nghiêm quyết định của Tòa án cấp giám
đốc thẩm” theo nhóm em là hợp lý vì ngày 03/01/2001 theo như Tòa cấp phúc
5
Nhóm 8 DS45.1 Những quy định chung về luật dân sự,
tài sản và thừa kế

thẩm cho rằng bà Biết không còn minh mẫn vì “vào tháng 11, 12 năm 2000 cụ
Biết phải nhập viện điều trị với triệu chứng theo chuẩn đoán là thiếu máu cơ tim,
xuất huyết não, cao huyết áp” nhưng bà đã xuất viện và bệnh bà đã tuyên giảm
do đó bà mới đọc di chúc cho Thắng viết hộ và bà điểm chỉ như Tòa giám đốc
thẩm đưa ra lý do để quyết định bà Biết vẫn còn minh mẫn.
- Theo điểm a khoản 1 và khoản 5 Điều 630 BLDS 2015 quy định:
1.Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa
dối, đe doạ, cưỡng ép. Bà Biết trong lúc lập di chúc còn minh mẫn.
Pháp luật cũng đòi hỏi người lập di chúc phải là người có khả năng nhận thức
bình thường vào lúc lập di chúc. Điều này có nghĩa là vào thời điểm lập di chúc,
sức khỏe tâm thần của người lập di chúc phải ở trong tình trạng hoàn toàn minh
mẫn, sáng suốt. Sự minh mẫn sáng suốt là điều kiện để di chúc được lập có hiệu
lực pháp luật. Bởi lẽ, chỉ có sự minh mẫn mới giúp cho ngươi lập di chúc nhận
thức rõ hành vi của mình, hiểu đúng việc mình làm. Có như vậy, di chúc được
lập mới thể hiện đúng, dích thực ý chs của người lập di chúc.
5.Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí
cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người
di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký
tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc
miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ
quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm
chứng.
- Theo Điều 634 BLDS 2015 quy định di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
Người lập di chúc là người biết đọc, biết viết thành thạo nhưng không tự viết di
chúc (có thể vì lý do khách quan như bị run tay hoặc thương tích nhẹ ở tay
không thể cầm bút; hoặc có thể vì lý do chủ quan là không tự mình lập di chúc
bằng chữ viết tay, mà muốn đánh máy di chúc hoặc nhờ người khác viết hộ,
đánh máy hộ di chúc) thì phải được thực hiện trước mặt ít nhất hai người đủ điều
kiện làm chứng như quy định tại Điều 632 BLDS 2015.
- Ngày 03/01/2001 bà Biết lập di chúc do cụ Biết đọc, ông Nguyễn Văn Thắng
viết hộ, cụ Biết điểm chỉ vào di chúc, có ông Lương Văn Dầm chứng kiến, sau
khi viết xong thì ông Thắng và ông Dầm ký tên làm chứng vào bản di chúc.
 Do đó, di chúc bà Biết lập 03/01/2001 được Tòa giám đốc thẩm chấp nhận là
6
Nhóm 8 DS45.1 Những quy định chung về luật dân sự,
tài sản và thừa kế

hoàn toàn hợp lý.


Câu 8: Di tặng là gì? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác.
Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.
- Căn cứ vào Điều 671, BLDS 2005 quy định về Di tặng.
“1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người
khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.
2. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được
di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của
người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn
lại của người này”.
Câu 9: Để có giá trị pháp lý, di tặng phải thỏa mãn những điều kiện gì? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.
- Di tặng cũng là di chúc. Vì vậy, để có giá trị pháp lý, di tặng phải thoả mãn những
điều kiện giống như di chúc.
- Yêu cầu về nội dung được quy định tại Điều 653, BLDS 2005 về Nội dung của di
chúc bằng văn bản:
“1. Di chúc phải ghi rõ:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều
kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản;
đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều
trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người
lập di chúc”.
- Yêu cầu về hình thức được quy định từ Điều 655 đến Điều 658, BLDS 2005.
Câu 10: Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết đã di tặng cho ai? Đoạn nào của
Quyết định cho câu trả lời?
- Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết đã di tặng cho 3 cháu ngoài là ông Hùng, bà
Diễm và ông Hoàng.
- Đoạn của Quyết định cho câu trả lời:

7
Nhóm 8 DS45.1 Những quy định chung về luật dân sự,
tài sản và thừa kế

“Cụ Biết di tặng tài sản riêng và chung cho ba cháu ngoại là ông Hùng, bà Diễm
và ông Hoàng”.
Câu 11: Di tặng trên có được Tòa án chấp nhận không? Đoạn nào của Quyết
định cho câu trả lời?
- Di tặng trên không được Toà án chấp nhận.
- Đoạn của Quyết định cho câu trả lời.
“Toà án cấp phúc thẩm không công nhận “Tờ truất quyền hưởng di sản” lập ngày
20/9/1997 và “Tờ di chúc” ngày 15/9/2000 bởi các văn bản này không phù hợp với
quy định của pháp luật cả về nội dung và hình thức văn bản là có căn cứ”.
Câu 12: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan
đến di tặng.
- Hướng giải quyết của Toà án là hợp lí.
- Bởi lẽ căn cứ Khoản 5, Điều 667, BLDS 2005 thì khi một người để lại nhiều bản
di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật. Vì
vậy chỉ có “Tờ di chúc” lập ngày 03/01/2001 có hiệu lực pháp luật, mà trong tờ di
chúc này không có đề cập tới di tặng.
- Tuy nhiên, BLDS quy định, người để lại di sản chỉ “dành một phần di sản để di
tặng cho người khác” nhưng BLDS không cho biết “một phần di sản” là như thế
nào. Theo đó, bà Biết đã di tặng toàn bộ di sản của mình và do đó không phù hợp
với quy định trên.
Câu 13: Truất quyền thừa kế là gì? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Truất quyền thừa kế có thể hiểu là không cho hưởng quyền thừa kế. Nếu không
có việc truất quyền này thì đương nhiên người đó sẽ được hưởng thừa kế
- Cơ sở pháp lý: Điều 648 BLDS 2015
Câu 14: Trong Quyết định 2009, cụ Biết đã truất quyền thừa kế của ai? Đoạn
nào của Quyết định cho câu trả lời.
- Trong Quyết định 2009, không đề cập đến cụ thể chi tiết của “Tờ truất quyền
thừa hưởng di sản”, vì “Tờ truất quyền thừa hưởng di sản” này không phù hợp
với quy định của pháp luật nên bị huỷ bỏ. Toà án không đề cập gì thêm.
- Đoạn trong Quyết định: “Toà án cấp phúc thẩm không công nhận “Tờ truất
quyền là di sản" lập ngày 20-9-1997 và “Tờ di chúc " ngày 15 9-2000 bởi các
văn bản này không phù hợp với quy định của pháp luật cả về nội dung và hình
thức văn bản là có căn cứ”

8
Nhóm 8 DS45.1 Những quy định chung về luật dân sự,
tài sản và thừa kế

Câu 15: Truất quyền trên của cụ Biết có được Toà án chấp nhận không? Đoạn
nào của Quyết định cho câu trả lời.
- Truất quyền trên của cụ Biết không được Toà án chấp nhận.
- Đoạn của Quyết định: “Toà án cấp phúc thẩm không công nhận “Tờ truất
quyền là di sản" lập ngày 20-9-1997 và “Tờ di chúc " ngày 15 9-2000 bởi các
văn bản này không phù hợp với quy định của pháp luật cả về nội dung và hình
thức văn bản là có căn cứ”
Câu 16: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án liên quan
đến truất quyền thừa kế.
Hướng giải quyết trên của Toà án là hoàn toàn hợp lý. Vì hình thức văn bản và cả
nội dung của “Tờ truất quyền di sản” của cụ Biết là không phù hợp với quy định của
pháp luật. Do đó, “Tờ truất quyền di sản” không có hiệu lực pháp luật.

Câu 17: Cụ Biết đã định đoạt trong di chúc năm 2001 những tài sản nào? Đoạn
nào của Quyết định cho câu trả lời?

- Cụ Biết đã định đoạt trong di chúc năm 2001 những tài sản: 1 căn nhà và đất vườn
cây ăn trái diện tích 6.278m2 là tài sản chung của cụ Kiệt và cụ Biết.

- Đoạn của Quyết định cho câu trả lời:

“Ngày 03/01/2001 cụ Biết lập di chúc có nội dung: Sau khi cụ qua đời thì bà
Thuyết được toàn quyền thừa hưởng phần tài sản là nhà và đất vườn cây ăn trái diện
tích 6.278m2”.

Câu 18: Theo Viện kiểm sát và Tòa dân sự, di chúc năm 2001 có giá trị pháp
lý phần nào? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

- Theo Viện kiểm sát và Tòa dân sự, di chúc năm 2001 có giá trị pháp lý phần di sản
của cụ Biết.

- Đoạn của Quyết định cho câu trả lời:

“Tại các quyết định giám đốc thẩm số 61/GĐT-DS ngày 25/5/2004 và số
231/2006/DS-GĐT ngày 28/9/2006 của Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao đều
huỷ các bản án dân sự phúc thẩm số 48/DS-PT ngày 21/4/2003 và số 122/2006/DS-
PT ngày 22/6/2006 của Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương và giao hồ sơ vụ án cho
Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử phúc thẩm lại theo hướng công nhân di
9
Nhóm 8 DS45.1 Những quy định chung về luật dân sự,
tài sản và thừa kế

chúc của cụ Biết lập ngày 03/01/2001 là hợp pháp phần di sản của cụ Biết, phần di
sản của cụ Kiệt chia theo pháp luật,...”.

Câu 19: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Viện kiểm sát và
Tòa dân sự.

Hướng giải quyết trên là hợp lí. Bởi vì theo Điều 652, BLDS 2005 thì di chúc của
cụ Biết lập ngày 03/01/2001 là di chúc hợp pháp và có hiệu lực. Do đó cụ Biết có
quyền định đoạt tài sản của mình, và phần di sản thừa kế của cụ Biết phải được chia
theo di chúc. Còn về phần tài sản của cụ Kiệt, do cụ Kiệt chết mà không để lại di
chúc nên phần di sản thừa kế của cụ Kiệt được chia theo đúng pháp luật.

Câu 20: Sự khác nhau giữa “truất quyền thừa kế” và “không được hưởng di
sản” trong chế định thừa kế. Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Không được hưởng di sản: Nếu người để lại di sản biết về những hành vi của người
thừa kế nhưng vẫn cho họ hưởng theo di chúc thì những người này vẫn được hưởng.
Căn cứ tại Điều 621 BLDS 2015 quy định về người không được hưởng di sản: “1.
Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi
ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh
dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm
hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc
lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm
hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người
để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản
theo di chúc”.
Người bị truất quyền hưởng di sản: Người viết di chúc không để lại di sản cho
người thừa kế và người này chỉ được hưởng nếu di chúc không có hiệu lực pháp
luật. Người này chỉ được hưởng di sản trong trường hợp tại Điều 644 BLDS 2015
quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc: “1. Những người
sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế

10
Nhóm 8 DS45.1 Những quy định chung về luật dân sự,
tài sản và thừa kế

theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được
người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần
ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận
di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di
sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này”. Còn khi người khong
được hưởng di sản sẽ vẫn không được hưởng di sản trong bất kì trường hợp nào
được quy định tại Điều 644 BLDS 2015.
Do đó, truất quyền thừa kế theo ý chí của người để lại di chúc và không được hưởng
di sản thừa kế theo pháp luật là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Câu 21: Trong quyết định năm 2008, theo Viện kiểm sát Toà dân sự, bà Nga có
hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình không? Đoạn
nào của quyết định cho câu trả lời?
Trong quyết định năm 2008, theo Viện kiểm sát Toà dân sự, bà Nga có hành vi vi
phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình. Đoạn của quyết định cho thấy
bà Nga có hành vi vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình là: “Bà Nga là con nuôi
nhưng đã không cấp dưỡng bố mẹ khi tuổi già dẫn đến Hội chữ thập đỏ phải cung
cấp thức ăn. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 646 Bộ luật dân sự 1995, điểm
b khoản 1 Điều 643 Bộ luật dân sự 2005 người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi
dưỡng người để lại di sản không được hưởng di sản. Nên cần xác định bà Nga
không được hưởng di sản mới hợp đạo lí và đúng pháp luật”.
Câu 22: Nếu có cơ sở khẳng định bà Nga có hành vi vi phạm nghiêm trọng
nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình thì bà Nga có được hưởng thừa kế di sản của
ông Bình không? Nêu cơ sở pháp lí khi trả lời.
Nếu có cơ sở khẳng định bà Nga có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi
dưỡng ông Bình thì bà Nga không được hưởng thừa kế di sản của ông Bình.
Cơ sở pháp lí: Điểm b khoản 1 Điều 621 BLDS 2015 có quy định về người không
được quyền hưởng di sản.
“Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản.
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản”.

11
Nhóm 8 DS45.1 Những quy định chung về luật dân sự,
tài sản và thừa kế

Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản. Bị coi là vi
phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản khi người đó có nghĩa
vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng với người mà
người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật nhưng cố ý từ chối
hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho người đó lâm vào tình trạng khổ sở
hoặc nguy hiểm đến tính mạng thì không có quyền hưởng di sản của người đó để lại
do có những hành vi bất xứng. Vì vậy bà Nga sẽ không được hưởng thừa kế di sản
của ông Bình nếu có cơ sở khẳng định bà có những hành vi vi phạm như trên.
Câu 23: Suy nghĩ của anh/chị (nếu có) về hướng giải quyết trên của Tòa án liên
quan đến hành vi của bà Nga.
- Theo nhóm thì hướng giải quyết trên của Toà án liên quan đến hành vi của bà
Nga là hoàn toàn hợp lí.
- Toà án xác định bà Nga vẫn là con nuôi của ông Bình và bà Như là đúng vì chưa
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận, thủ tục chấm dứt việc nuôi
con nuôi. Nói cách khác là chưa có quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án
về việc chấm dứt việc nuôi con nuôi giữa ông Bình, bà Như và bà Nga. Và theo
các tài liệu có trong hồ sơ thì chưa có các cơ sở xác định bà Nga đã có hành vi
bạc đãi cha mẹ nên cũng không có cơ sở xác định bà Nga có hành vi vi phạm
nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình, bà Như để không được hưởng thừa
kế di sản của ông Bình, bà Như. Do đó bà Nga vẫn được hưởng phần di sản của
ông Bình theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ nhất quy định tại điểm a khoản 1
Điều 651 BLDS 2015: “Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ
đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết” (do ông Bình mất không
có lập di chúc) là hoàn toàn hợp tình , hợp lí.

12
Nhóm 8 DS45.1 Những quy định chung về luật dân sự,
tài sản và thừa kế

13

You might also like