You are on page 1of 12

CHƯƠNG 4

LÝ THUYẾT BỀN

4.1. Khái niệm


Trong thanh chịu kéo (nén) đơn, vật liệu chịu lực trong trạng thái ứng suất đơn, nghĩa
là phân tố chính chỉ tồn tại một ứng suất chính theo phương của trục thanh. Với phân tố
này ta đã có điều kiện bền là:
 max  K
 min  N (4.1)

với : K  N    0
n
trong đó:
max,  min : ứng suất chính kéo, nén trong thanh.
0 : ứng suất nguy hiểm được xác định bằng thực nghiệm.
n : hệ số an toàn được lấy theo quy chuẩn .
Trong trường hợp vật liệu nằm trong trạng thái ứng suất phức tạp (trạng thái ứng suất
khối và trạng thái ứng suất phẳng), ta chưa xác định được biểu thức kiểm tra bền vì các lý
do sau đây:
- Một là: Phân tố nằm trong trạng thái ứng suất phức tạp thì trên các mặt của phân tố
có nhiều thành phần ứng suất (6 thành phần đối với trạng thái ứng suất phẳng, 9 thành
phần đối với trạng thái ứng suất khối), hoặc trên phân tố chính có 2 thành phần ứng suất
chính với trạng thái ứng suất phẳng và 3 thành phần ứng suất chính với trạng thái ứng suất
khối. Do đó, các phân tố này do thành phần ứng suất nào gây phá hoại hoặc do các tổ hợp
các thành phần ứng suất nào sẽ gây phá hoại ta đều chưa biết. Và như vậy, với mỗi phân tố
ở trạng thái ứng suất phức tạp ta phải tiến hành một thí nghiệm riêng ứng với trạng thái
ứng suất này để kiểm tra độ bền, cũng có nghĩa là với phân tố ở trạng thái ứng suất phức
tạp, để kiểm tra bền ta phải tiến hành vô số các thí nghiệm mà không phải là một thí
nghiệm như trong trạng thái ứng suất đơn.
- Hai là: Để tạo ra thí nghiệm mẫu ở trạng thái ứng suất phức tạp bất kỳ là một việc
rất khó khăn, hiện tại điều kiện kỹ thuật chưa đáp ứng được. Chỉ mới thực hiện được máy
nén 3 trục để tạo ra trạng thái ứng suất khối đơn giản (ứng suất theo 2 phương như nhau,
còn ứng suất theo phương thứ 3 thì khác).
Chính vì các lý do trên mà việc kiểm tra bền phải dựa vào các giả thuyết về độ bền
của vật liệu mà ta gọi các giả thuyết này là các thuyết bền.
Các thuyết bền tuy xuất phát từ các giả thuyết khác nhau nhằm giải thích nguyên nhân
phá hoại của vật liệu, nhưng tựu chung đều dẫn tới một công thức kiểm tra độ bền giống
nhau là:

73
tt  [] (4-2)
trong đó:
tt : được gọi là ứng suất tính toán, là tổ hợp các thành phần ứng suất của phân tố
đang xét.
[] : là ứng suất cho phép được xác định bằng thí nghiệm phá hoại mẫu trong
trạng thái ứng suất đơn, lấy như công thức (4-1).
Hiện nay có rất nhiều lý thuyết bền, dưới đây ta điểm lại một số thuyết bền thường sử
dụng.
4.2. Lý thuyết bền ứng suất pháp lớn nhất
Lý thuyết bền này cho rằng: Nguyên nhân phá hoại vật liệu của một phân tố ở trạng
thái ứng suất bất kỳ là ứng suất pháp cực đại của nó đạt đến ứng suất giới hạn của phân tố
ở trạng thái ứng suất đơn, còn các ứng suất khác không có ảnh hưởng gì:
max = gh (4.3)
gh là ứng suất nguy hiểm của phân tố ở trạng thái ứng suất đơn:
gh = c đối với vật liệu dẻo
gh = B đối với vật liệu dòn.
Do đó:
1   gh
K
(4.4)
 3   gh
N

K và  N tìm được khi thí nghiệm vật liệu chịu kéo đơn , nén đơn.
Các ứng suất  gh gh

Nếu đưa vào hệ số an toàn n thì điều kiện bền của vật liệu sẽ là:
 gh
1  K
 K (4.5)
n
 gh
3  N
 N (4.6)
n
Như vậy, với lý thuyết bền này ta có:
tt = 1 và tt = 3
Lý thuyết bền ứng suất pháp lớn nhất là lý thuyết bền đầu tiên. Thuyết bền này đã bỏ
qua ảnh hưởng của các ứng suất chính khác nên trong rất nhiều trường hợp nó cho kết quả
không phù hợp với thực tế, chỉ phù hợp với những vật liệu dòn như gạch, đá v.v… Hiện
nay nó có ý nghĩa lịch sử nhiều hơn là thực dụng.

4.3. Lý thuyết bền biến dạng dài tương đối lớn nhất

74
Lý thuyết bền này cho rằng: Vật liệu sẽ được coi là bị phá hoại khi biến dạng dài
tương đối lớn nhất của phân tố ở trạng thái ứng suất bất kỳ đạt tới một biến dạng dài giới
hạn của phân tố ở trạng thái ứng suất đơn:
max = gh
gh là biến dạng dài giới hạn của phân tố ở trạng thái ứng suất đơn. Do đó, điều kiện
an toàn của phân tố là:
 dgh
 max    (4.7)
n
trong đó:
 dgh : là biến dạng giới hạn trong trạng thái ứng suất đơn

[] : là biến dạng dài cho phép.


Áp dụng công thức của định luật Hooke tổng quát cho phân tố ở trạng thái ứng suất
phức tạp ta được:

 max 
1
1   2   3  (4.8)
E
Với phân tố ở trạng thái ứng suất đơn khi đạt đến trạng thái giới hạn:
 gh  gh
 gh
K
 K
và  gh
N
 N
(4.9)
E E
Thay (4.8) và (4.9) vào (4.7) được:
 gh
 tt  1   2   3   K
 K (4.10)
n
và:
 gh
 tt   3  1   2   N  N (4.11)
n
Lý thuyết bền này thường chỉ phù hợp với vật liệu dòn nên không dùng cho vật liệu
dẻo, và đặc biệt các công thức (4.10) và (4.11) không dùng được khi vật liệu không tuân
theo định luật Hooke hoặc làm việc ngoài giới hạn đàn hồi .

4.4. Lý thuyết bền ứng suất tiếp lớn nhất


Khác với 2 lý thuyết bền trên, lý thuyết bền ứng suất tiếp lớn nhất cho rằng: Vật liệu
bị phá hoại không phải là do nó có ứng suất pháp quá lớn hay có biến dạng dài quá lớn
mà khi phân tố ở trạng thái ứng suất bất kỳ có ứng suất tiếp lớn nhất đạt tới một ứng suất
tiếp giới hạn của phân tố ở trạng thái ứng suất đơn:
max = gh (4.12)
Cũng giống như trên ta có:

75
 dgh
 gh   d
gh (4.13)
2
trong đó:  dgh và  dgh là các ứng suất tiếp và ứng suất pháp của phân tố trong trạng thái ứng
suất đơn.
1   3
 max  (4.14)
2
Do đó điều kiện an toàn của phân tố:
 dgh
 tt  1   3    (4.15)
n
Lý thuyết bền này khá phù hợp với vật liệu dẻo, nó được sử dụng nhiều khi tính toán
các chi tiết máy trong ngành cơ khí.

4.5. Lý thuyết bền thế năng biến đổi hình dáng

Lý thuyết bền này còn được gọi tắt là lý thuyết bền thế năng. Theo lý thuyết bền này,
nếu giải thích nguyên nhân phá hoại của vật liệu mà chỉ là nội lực (ứng suất pháp, ứng suất
tiếp) hoặc chỉ là biến dạng đều không toàn diện. Theo lý thuyết bền này, cả 2 yếu tố đó
phải được kể đến đồng thời thông qua việc xét năng lượng của hệ. Trên cơ sở đó, lý thuyết
bền này cho rằng vật liệu ở trạng thái ứng suất bất kỳ sẽ bị phá hoại khi thế năng riêng
biến đổi hình dáng của nó đạt đến một giá trị giới hạn thế năng biến đổi hình dáng của
phân tố ở trạng thái ứng suất đơn:
U hd  U gh
hd (4.16)
Và điều kiện độ bền trong trường hợp này là:
U gh
  1 1  d 1 
.d
U hd  hd
 U dhd  .  gh   (4.17)
n n 3E 3E
Thay (3.28) vào (4.17) và biến đổi ta được công thức kiểm tra bền:

 tt 
1
2
  
 x   y 2   y   z 2   z   x 2  3 2xy  2yz  2zx   (4.18)

Lý thuyết bền này cũng phù hợp với vật liệu dẻo, nó có ưu điểm là xét đến tất cả các
thành phần ứng suất pháp và ứng suất tiếp, nhưng cũng có thiếu sót là không đề cập đến
khả năng chịu kéo và chịu nén khác nhau của vật liệu.

4.6. Lý thuyết bền Mo


Dựa trên nhiều kết quả thí nghiệm, lý thuyết bền Mo cho rằng độ bền của vật liệu chỉ
phụ thuộc vào các ứng suất chính 1 và 3, còn ứng suất chính trung gian 2 ảnh hưởng
không đáng kể nên được bỏ qua. Như vậy, giới hạn chịu lực của vật liệu ở trạng thái ứng
suất bất kỳ sẽ xuất hiện khi 1, 3 đạt tới những giới hạn nhất định. Vì thế, ở trạng thái ứng

76
suất bất kỳ, trong 3 vòng Mo ứng suất chỉ có 2gh
vòng tròn lớn nhất liên quan tới 1 và 3 là 
quan trọng. Ta gọi vòng tròn này là vòng tròn 1gh
quyết định. 3gh
2gh
Tiến hành thí nghiệm trên một mẫu vật
liệu cho tới giới hạn chịu lực, ta được các ứng 
suất chính giới hạn: 1gh ,  gh và  3gh . Vòng O
2
tròn quyết định của phân tố đó được gọi là 3gh
vòng tròn quyết định giới hạn (vòng tròn lớn
nhất trên hình 4-1). Lần lượt thí nghiệm tới 1gh
giới hạn các mẫu kế tiếp nhau cùng một loại
vật liệu nhưng có tỷ số khác nhau giữa các
ứng suất chính 1 và 3 . Vẽ vòng tròn quyết Hình 4-1
định giới hạn ứng với mỗi lần thí nghiệm đó, ta sẽ thu được một họ vòng tròn quyết định
giới hạn của loại vật liệu vừa thí nghiệm. Ta thấy rằng, tất cả các vòng tròn đó đều nhận
một tiếp tuyến chung là một đường bao mà ta gọi là đường bao giới hạn (hình 4-2).


Kgh Kgh
ngh ngh

A

O
2gh

1gh
Đường bao giới hạn
3gh
Hình 4-2
Đường bao giới hạn cắt trục hoành  tại điểm A ứng với trạng thái ứng suất kéo đều
theo 3 phương chính ( 1gh  gh
2   3  0 ). Về phía trái, đường bao có dạng hở (không cắt
gh

trục hoành) vì ứng với trạng thái ứng suất nén đều theo 3 phương ( 1gh  gh
2   3  0 ) vật
gh

liệu sẽ không bị phá hoại dù trị số tuyệt đối của các ứng suất lớn bằng bao nhiêu đi nữa.
Rõ ràng là một trạng thái ứng suất nào đó có vòng tròn quyết định nằm trong đường
bao giới hạn sẽ an toàn (vòng 1 trên hình 4-3). Nếu trạng thái ứng suất nào đó có vòng tròn
quyết định tiếp xúc với đường bao giới hạn hoặc vượt ra miền ngoài của đường bao giới
hạn thì sẽ bị phá hoại (vòng 2 trên hình 4-3).
Có thể vẽ được đường bao giới hạn của mỗi loại vật liệu bằng cách làm tương tự như
trên. Ngoài đường bao giới hạn, người ta còn vẽ cả các đường bao an toàn (hay đường bao
cho phép) ứng với các hệ số an toàn n (n = 1,1; 1,2;…;2; 3;…) bằng cách giảm nhỏ các
ứng suất chính 1gh và  31
gh
đi n lần như trên hình 4-4.

77
Muốn kiểm tra độ bền của phân tố làm bằng loại vật liệu nào đó, ta chỉ cần vẽ vòng
tròn quyết định của phân tố đó vào sơ đồ có các đường bao giới hạn và đường bao cho
phép với cùng một tỷ lệ xích. Đương nhiên trạng thái ứng suất cần kiểm tra bền sẽ an toàn
nếu vòng tròn quyết định của nó nằm trong miền an toàn với hệ số an toàn n tương ứng.
Trái lại nếu vòng tròn quyết định vượt ra ngoài đường bao an toàn tương ứng thì trạng thái
ứng suất đó không thoả mãn điều kiện bền. Ví dụ: Trạng thái ứng suất có vòng tròn quyết
định là vòng 1 trên hình 4-4 là an toàn khi ứng với hệ số an toàn n  1,5, và sẽ là không an
toàn khi n  1,7.

Đường bao giới hạn Đường bao giới hạn 
n=1,2
1 2 n=1,5
n=1,7
n=2

O 1

3 
3 1
1

Hình 4-3 Hình 4-4

Để vẽ đường bao giới hạn, đúng ra là phải làm rất nhiều thí nghiệm phá hoại vật liệu ở
trạng thái ứng suất phức tạp, nhưng đó là việc rất khó thực hiện vì những lý do đã trình bầy
ở phần trên. Do đó, trong thực tế ta coi gần đúng đường bao giới hạn là các đường thẳng.
Khi đó chỉ cần làm 2 thí nghiệm phá hoại một loại vật liệu nào đó ở trạng thái kéo và nén
đơn ta sẽ được  ghK và  N . Từ đó vẽ được 2 vòng tròn quyết định giới hạn tương ứng.
gh

Đường tiếp tuyến chung của 2 vòng tròn quyết định giới hạn đó được xem gần đúng là
đường bao giới hạn của loại vật liệu đang xét (hình 4-5).

Đường bao giới hạn 

ngh ngh Kgh Kgh

A

O B
ngh Kgh

Hình 4-5
Đường bao gần đúng đó có độ chính xác đủ tin cậy, nhất là với những trạng thái ứng
suất có vòng tròn quyết định nằm về phía trái điểm B của vòng tròn quyết định của thí
nghiệm kéo đơn (hình 4-5).

78
Từ dạng đường bao giới hạn thẳng đó có thể thiết lập công thức kiểm tra độ bền bằng
biểu thức giải tích thay cho cách kiểm tra bằng đồ thị kể trên.
Giả sử với vật liệu đang xét, sau khi thí nghiệm kéo và nén đơn đến phá hoại ta được
 gh
K và  gh
N
. Dùng hệ số an toàn n > 1 ta được các ứng suất cho phép:

K   K N   N
gh gh

n n
Sau đó, vẽ đường bao cho phép của vật liệu với hệ số an toàn n đã cho như hình 4-6.
Trạng thái ứng suất cần kiểm tra muốn an toàn và tiết kiệm phải có vòng tròn quyết định
tiếp xúc với đường bao cho phép, ví dụ là vòng tròn 3 có tâm O3 như trên hình 4-6.

A Đường bao cho phép

B
1 D C
E 3
2

O1 O O2 O3
[]n []K
3
1

Hình 4-6
Nối các tiếp điểm A,B,C của đường bao cho phép với 3 tâm O1, O2 và O3.
Đường thẳng qua điểm C và song song với trục hoành sẽ cắt O1A và O2B tại D và E.
Có thể viết được các tỷ số đồng dạng của 2 tam giác đồng dạng CEB và CDA:
CE EB
 (*)
CD DA
Theo hình 4-6 ta có:
1   3 K
CE = O2O3 = OO3 - OO2 = 
2 2
  N 1  3
CD = O1O3 = O1O + OO3 = 
2 2

EB = O2B – O3C =
K 
1   3
2 2

DA = O1A - O3C =
N 
1   3
2 2

79
Thay tất cả vào (*) sau khi rút gọn ta được biểu thức kiểm tra độ bền theo lý thuyết
bền Mo:

 tt  1 
K    (4.20)
N 3 K

Lý thuyết bền Mo tuy không xét đến ảnh hưởng của ứng suất chính 2 nhưng lại có ưu
điểm là đã xét đến khả năng chịu kéo và nén khác nhau của vật liệu. Thực nghiệm cho thấy
lý thuyết bền Mo rất phù hợp với vật liệu dòn.
Như vậy, hiện nay tồn tại rất nhiều lý thuyết bền, nhưng không có một lý thuyết bền
nào có ưu điểm tuyệt đối, tức là cho kết quả đúng cho mọi trường hợp và với mọi loại vật
liệu. Mỗi lý thuyết bền chỉ có khả năng cho kết quả đúng đối với những điều kiện nhất
định. Vì thế, khi cần kiểm tra bền phải tuỳ trường hợp cụ thể mà chọn lý thuyết bền nào
cho thích hợp.

4.7. Ví dụ
Ví dụ 4-1: Từ 3 vị trí khác nhau của một vật thể làm bằng một loại vật liệu chịu hệ lực
cân bằng, người ta tách ra 3 phân tố như trên hình 4-7. Theo lý thuyết bền ứng suất tiếp lớn
nhất thì phân tố nào là nguy hiểm hơn cả? Đơn vị của ứng suất cho trên hình vẽ là MN/m2.
Bài giải:
Áp dụng công thức (4.15) ta có: tt = 1 - 3
Phân tố a): tt = 1 - 3 = 90 - 20 = 70 MN/m2.
Phân tố b): tt = 1 - 3 = 50- (-20) = 70 MN/m2.
Phân tố c): tt = 1 - 3 = 80 - 0 = 80 MN/m2.
30 20 20

9 5 5 8
0 0 0 0

2
0 a b c
) ) )
Hình 4-7

Như vậy, theo lý thuyết bền ứng suất tiếp lớn nhất thì phân tố c) là nguy hiểm nhất,
còn phân tố a) và b) mức độ nguy hiểm như nhau.
Ví dụ 4-2: Kiểm tra bền cho phân tố ở trạng thái ứng suất phẳng cho trên hình 4-8
theo lý thuyết bền Mo. Vật liệu là gang có []K = 35MN/m2; []N = 120MN/m2. Đơn vị
ứng suất cho trên hình vẽ là MN/m2.

80
Bài giải: y 25
Trong trường hợp này có:
x = 5 MN/m2 5

y = -25 MN/m2 x 2
6
xy = 26 MN/m2
Hình 4-8
Tính ứng suất chính của phân tố :

x  y  x  y 
2
5  25  5  25 
2

1  
  
   xy 
2
    26
2

3 2  2  2  2 
1 = +20 MN/m2
3 = - 40 MN/m2
Theo lý thuyết bền Mo ta có:

 tt  1 
K   20   35  40  31,7MN / m 2    35MN / m 2
 
N 3  120 
K

Vậy theo lý thuyết bền Mo phân tố trên thoả mãn điều kiện bền.
Ví dụ 4-3: Xác định bề dày t của phần trụ một nồi hơi chịu áp suất p. Biết rằng nồi hơi
có đường kính ngoài là D như trên hình 4-9. Vật liệu làm nồi hơi là thép có ứng suất cho
phép [].

y
x x p x
y

D
Hình 4-9 Hình 4-10
Bài giải:
Dưới áp suất p phần vỏ trụ của nồi hơi chịu kéo theo 2 phương x, y. Ta tách ra phân tố
hình hộp ở phần giữa trụ bằng các mặt cắt vuông góc với đường sinh và mặt cắt chứa trục
của vỏ trụ và đường sinh. Do tính đối xứng, trên các mặt cắt của phân tố không có ứng suất
tiếp nên các ứng suất pháp x, y là các ứng suất chính.
Trên mặt cắt vuông góc với đường sinh, vì bề dày của thành nồi là mỏng nên coi các
ứng suất x phân bố đều trên toàn mặt cắt như trên hình 4-10. Các ứng suất này cân bằng
với áp suất của nồi hơi tác dụng vào phần đáy nồi, ta có phương trình cân bằng:
D 2 pD
 x Dt  p  x  (*)
4 4t

81
y
t yH yH

p

a) b)
Hình 4-11

Tương tự như vậy, trên phần trụ dài  ta dùng mặt cắt chứa trục x và đường sinh, mặt
cắt có diện tích là F = t. (phần gạch chéo trên hình 4-11). Cũng coi ứng suất y phân bố
đều trên mặt cắt đó. Tổng các ứng suất y trên mặt cắt cân bằng với tổng hình chiếu lên
phương y của p vào thành nồi hơi (hình 4-11b). Ta có:
pD
2 y t  pD   y  (**)
2t
So sánh (*) và (**) ta được các ứng suất chính:
pD
1   y 
2t
pD
2  x 
4t
3 = 0
Nồi hơi bằng thép nên ta dùng lý thuyết bền thế năng để kiểm tra:

 tt 
1
2
 
1   2 2   2  3 2  3  1 2  
Thay các ứng suất vào ta được:

1  pD pD   pD   pD  
2 2 2

     0,86  


pD
 tt       
2  2t 4t   4t   2t   2t

Từ trên suy ra công thức tính bề dày t của thành nồi hơi:
0,43pD
t


82
BÀI TẬP
4.1. Xác định ứng suất tương đương của các phân tố theo các ứng suất chính ghi ở bảng
dưới đây theo các lý thuyết bền thứ ba, thứ tư và lý thuyết bền Mo. (đơn vị MN/m 2). Cho

=0,3;  = ok  1,4 .
 on

ƯS
1 2 3
TT

a 160 60 20

b 40 30 -50

c -10 -75 -80

4.2. Xác định ứng suất tương đương theo các lý thuyết bền thứ ba và thứ tư đối với các
phân tố ở trạng thái ứng suất phẳng có các ứng suất như sau (đơn vị MN/m2).

ƯS
x y xy
TT

a 140 100 45

b 120 0 -30

c -200 -400 -90

4.3. Cho trạng thái ứng suất tại một điểm của vật thể chịu lực như hình vẽ: 1 = 20kN/cm2,
2 = 40kN/cm2, 3 = 80kN/cm2. Kiểm tra độ bền theo lý thuyết bền thứ ba và thứ tư, biết
[] = 120kN/cm2.
s2 s3 20 MN/m2

s1 s1
120 MN/m2

s3
s2
Hình 4-3B Hình 4-4B

83
4.4. Tại một điểm của một vật thể chịu lực có x
trạng thái ứng suất như hình vẽ. Kiểm tra độ
bền theo lý thuyết bền thứ ba và thứ tư, biết
[] = 140kN/cm2.

a
4.5. Một trụ tròn bằng thép ( = 0,3) đặt khít p
giữa hai tường cứng như hình vẽ. Phần giữa

a
của trụ chịu áp lực p phân bố đều. Tính ứng
suất tương đương theo lý thuyết thế năng biến

a
đổi hình dạng ở phần giữa và phần đầu của
hình trụ.
Hình 4-5B p

84

You might also like