You are on page 1of 6

Câu hỏi ôn tập môn Thực vật dược

Bài 1 v 2: Tế bào thực vật và mô thực vật


1. Nêu cấu tạo cơ bản của tế bào thực vật
 Vách tế bào
Vách sơ cấp (1/4 cellulose): 1-3µm
Vách thứ cấp (1/2 cellulose + 1/4 lignin): ≥ 4µm
Phiến giữa (hầu hết pectin)
Cầu sinh chất: đường kính 30-100nm
Lỗ đơn và lỗ viền
 Thể nguyên sinh: đường kính 10-100µm
Chất tế bào (+ nhân  chất nguyên sinh):
- Màng sinh chất: dày 0.01µm
- Hệ thống màng nội chất: mạng lưới nội chất, bộ máy Golgi, màng nhân, màng
không bào, vi thể
- Bộ xương tế bào: vi ống, vi sợi
- Ribosom
- Ty thể
- Lạp thể: tiền lạp, vô sắc lạp, sắc lạp, lục lạp
- Dịch tế bào
Nhân: đường kính ≥ 5-15µm
Không bào
Các chất hậu sinh: calci oxalat, tanin, chất béo & dầu, tinh bột, protein
Roi và lông: dày 0.2µm, dài 2-150µm
2. Vai trò của vách tế bào: ngăn cách tế bào với nhau và với môi trường ngoài,
định dạng và làm chắc tế bào, bảo vệ tế bào, cân bằng áp suất thẩm thấu
Cấu tạo của vách tế bào: phiến giữa, vách sơ cấp, vách thứ cấp, cầu sinh chất
Sự biến đổi của vách tế bào thực vật:
 Hóa nhầy
 Hóa khoáng (SiO2, CaCO3)
 Hóa bần
 Hóa cutin (nhuộm xanh vàng bởi phẩm lục iod)
 Hóa sáp
 Hóa gỗ (kiềm hay phenol làm tan lignin để lại cellulose, acid đậm đặc làm
tan cellulose để lại gỗ)
3. Khái niệm mô thực vật: 1 nhóm tế bào phân hóa giống nhau về hình thái để làm
cùng 1 chức phận sinh lý
4. Phân loại mô thực vật theo chức năng
Mô phân sinh
Mô mềm
Mô che chở
Mô nâng đỡ
Mô dẫn
Mô tiết
5. Đặc điểm của Mô phân sinh: những tế bào non, chưa phân hóa, xếp sát nhau,
phân chia rất nhanh
Phân loại và vai trò từng loại mô phân sinh:
- MPS ngọn (đầu rễ non và ngọn cây): làm rễ và thân mọc dài ra
- MPS gióng (ở họ Lúa)
- MPS bên: làm rễ và thân lớp Ngọc lan to ra
+ Tầng sinh bần – lục bì: tạo bần phía ngoài, lục bì phía trong
+ Tầng sinh gỗ (tượng tầng – giữa libe 1 và gỗ 1): tạo libe 2 (dẫn nhựa luyện) phía
ngoài và gỗ 2 (dẫn nhựa nguyên) phía trong
6. Đặc điểm của Mô mềm: tế bào sống – liên kết – đồng hóa/dự trữ (vai trò)
Phân loại theo chức năng:
- MM hấp thụ (nước, muối vô cơ)
- MM đồng hóa (dưới biểu bì lá thân cây non – chứa lục lạp – MM giậu, MM
khuyết)
- MM dự trữ (đường, tinh bột, dầu…)
Phân loại theo hình dạng tế bào:
- MM đặc
- MM đạo
- MM xốp
7. Đặc điểm của Mô che chở: bảo vệ - phía ngoài – xếp sát nhau – màng không
thấm
Phân loại:
- Biểu bì: Tế bào biểu bì; Hạ bì; Lỗ khí; Lỗ nước, Lông che chở; Lông tiết
- Mô che chở ở rễ: Tầng suberin, tầng suberoid, chóp rễ
- Bần và lỗ vỏ; Thụ bì
- Mô che chở ở hạt
Điểm khác biệt giữa mô dày và mô cứng:
- Mô dày: tế bào sống, vách dày bằng cellulose, nằm ở phần lồi của cơ quan
- Mô cứng: tế bào chết, màng dày hóa gỗ, ống trao đổi, nằm sâu trong cơ quan
không mọc dài nữa
8. Kể tên các kiểu lỗ khí và đặc điểm của từng loại
- Kiểu hỗn bào: bao quanh lỗ khí có nhiều tế bào không đều và không khác tế bào
biểu bì (không phân hóa tế bào bạn) (họ Hoàng liên)
- Kiểu dị bào: bao quanh lỗ khí có 3 tế bào bạn, trong đó có 1 tế bào nhỏ hơn 2 tế
bào còn lại (họ Cải)
- Kiểu song bào: 2 tế bào bạn nằm song song với khe lỗ khí (họ Cà phê)
- Kiểu trực bào: 2 tế bào bạn bao quanh lỗ khí có vách chung thẳng góc với khe lỗ
khí (họ Cẩm chướng)
- Kiểu vỏng bào: các tế bào bạn xếp nối tiếp nhau thành một vòng đai liên tục, bao
quanh lỗ khí (lá Lốt)
9. Đặc điểm của Mô nâng đỡ: mô cơ giới – màng dày cứng – nâng đỡ “bộ xương”
Phân loại:
- Mô dày: góc, phiến, tròn, (xốp)
- Mô cứng: tế bào mô cứng, thể cứng, sợi mô cứng
10. Kể tên hai loại mô dẫn và đặc điểm của từng loại; thành phần của từng loại mô
dẫn bao gồm những gì và vai trò của từng loại mô dẫn
Đặc điểm mô dẫn: tế bào dài, xếp nối tiếp nhau thành từng dãy dọc song song với
trục cơ quan, vách còn ống trao đổi
- Gỗ: dẫn nhựa nguyên
+ Mạch ngăn: dẫn nhựa nguyên
+ Sợi gỗ: nâng đỡ
+ Mô mềm gỗ: dự trữ
- Libe: chứa mạch rây - dẫn nhựa luyện
+ Mạch rây: dẫn nhựa luyện
+ Tế bào kèm: nơi cung cấp enzym đổ vào lòng mạch rây
+ Mô mềm libe: dự trữ
+ Sợi libe: nâng đỡ
+ Tia libe
11. Nêu khái niệm
- Nhựa nguyên: gồm nước và muối vô cơ hòa tan, do rễ hút từ đất lên, được vận
chuyển trong các yếu tố gỗ từ rễ lên lá
- Nhựa luyện: là dung dịch các chất hữu cơ, do lá quang hợp tổng hợp được, được
vận chuyển trong các yếu tố libe từ lá đến các cơ quan của cây
12. Kể tên các kiểu bó dẫn và nêu đặc điểm
- Bó chồng: libe xếp chồng lên gỗ, libe ở ngoài, gỗ ở trong; ở lớp Ngọc Lan có
tượng tầng (tạo libe 2 và gỗ 2) giữa libe 1 và gỗ 1.
- Bó chồng kép: gỗ tiếp xúc với libe ở 2 mặt ngoài và trong
- Bó đồng tâm: libe bao quanh gỗ hoặc gỗ kẹp libe ở trong
- Bó gỗ hình chữ V: dạng trung gian giữa bó chồng và bó đồng tâm
- Bó xuyên tâm (ở rễ): libe xếp xen kẽ với gỗ theo hướng xuyên tâm
- Bó mạch kín (lớp Hành): giữa libe và gỗ không có tầng phát sinh nên bó libe-gỗ
không phát triển được nữa
13. Đặc điểm của mô tiết: cấu tạo bởi những tế bào sống, có vách cellulose và tiết
ra tinh dầu, gôm, nhựa mủ…
Phân loại mô tiết: biểu bì tiết (cánh hoa), lông tiết (biểu bì), tế bào tiết (mô mềm),
túi tiết và ống tiết, ống nhựa mủ (chứa hoạt chất như morphin, codein..)
Bài 3: Rễ cây
1. Nêu hình thái của rễ cây? Vai trò của từng vùng trên rễ cây?
2. Nêu định nghĩa các loại rễ cây? Loại rễ cây nào đặc trưng cho lớp Ngọc lan,
lớp Hành?
3. Trình bày đặc điểm giải phẫu sơ cấp (cấp 1) của rễ cây lớp Ngoc lan?
4. Trình bày đặc điểm giải phẫu thứ cấp (cấp 2) của rễ cây lớp Ngoc lan?
5. Trình bày đặc điểm giải phẫu sơ cấp (cấp 1) của rễ cây lớp Hành?
6. Đặc điểm nội bì của rễ cây lớp Ngọc lan, lớp Hành? Vai trò của nội bì?
7. Nêu sự khác biệt về vi phẫu của rễ cây lớp Ngọc lan và rễ cây lớp Hành?
Bài 4: Thân cây
1. Trình bày các phần của thân cây?
2. Định nghĩa các loại thân cây: thân khí sinh, thân địa sinh? Kể tên từng loại thân
cây?
3. Trình bày đặc điểm giải phẫu sơ cấp (cấp 1) của thân cây lớp Ngoc lan?
4. Trình bày đặc điểm giải phẫu thứ cấp (cấp 2) của thân cây lớp Ngoc lan?
5. Trình bày đặc điểm giải phẫu sơ cấp (cấp 1) của thân cây lớp Hành?
6. Nêu sự khác biệt về vi phẫu của rễ cây và thân cây?
7. Nêu sự khác biệt về vi phẫu của thân cây lớp Ngọc lan và thân cây lớp Hành?
Bài 5. Lá cây
1. Các phần chính và phần phụ của lá:
- Phần chính: phiến lá, cuống lá (lớp Ngọc Lan; tre, môn, cau), bẹ lá (lớp Hành, họ
Hoa tán, họ Ngũ gia bì)
- Phần phụ: lá kèm, lưỡi nhỏ, bẹ chìa
2. Các thứ gân lá: lá một gân, gân song song, gân hình lông chim, gân tỏa tròn,
gân hình chân vịt, gân hình cung
3. - Lá thùy: vết khía không sâu đến ¼ phiến
- Lá chẻ: vết khía vào tới ¼ phiến
- Lá chia: vết khía vào hơn ¼ phiến
- Lá xẻ: vết khía vào tận gân lá
4. Sự biến đổi của lá
- Vẩy: bảo vệ hay dự trữ (Gừng, Riềng, Hành, Tỏi)
- Gai: giảm thoát hơi nước, bảo vệ cây (Xương rồng)
- Tua cuốn (Đậu Hà Lan)
- Lá cây ăn thịt (Nắp ấm, Rong ly…)
5. Cách mọc của lá trên cành: mọc cách, mọc đối, mọc đối chữ thập, mọc vòng,
hình hoa thị
6. Cấu tạo giải phẫu của lá cây lớp Ngọc lan và lá cây lớp Hành. Phân biệt hai
loại lá cây theo giải phẫu. Cấu tạo dị thế, cấu tạo đồng thể?
Ngọc lan Hành
Lỗ khí Biểu bì dưới Biểu bì trên và dưới
Mô nâng đỡ Mô dày Mô cứng
Hệ thống dẫn Hình cung/vòng tròn Nhiều bó, xếp thành hàng
Thịt lá Dị thể (bất đối xứng), gân phụ Đồng thể, nhiều bó dẫn
bị cắt xéo

Bài 6. Hoa
1. Hoa:
- Định nghĩa: cơ quan sinh sản của cây hạt kín, cấu tạo bởi những lá biến đổi đặc
biệt, có thể lưỡng tính hoặc đơn tính
- Hoa tự và các kiểu hoa tự: cách sắp xếp của hoa trên cành
+ Hoa riêng lẻ: hoa trên cuống ko phân nhánh, ở ngọn cành hay nách mọc lá bắc
+ Cụm hoa: nhiều hoa tập trung trên 1 cành phân nhánh tạo những cụm hoa đơn,
kép hay hỗn hợp
- Tiền khai hoa và các kiểu tiền khai hoa: cách sắp xếp các bộ phận của bao hoa
trước khi hoa nở
+ TKH van
+ TKH vặn
+ TKH lợp
+ TKH 5 điểm
+ TKH cờ - thìa
2. Bộ phận sinh sản và bộ phận không sinh sản của hoa
- BPSS: bộ nhị (chỉ nhị, chung đới, bao phấn, hạt phấn), bộ nhụy (bầu, vòi nhụy,
đầu nhụy)
- BPKSS: cuống hoa, đế hoa, lá bắc, đài hoa, tràng hoa
3. - Hoa mẫu 3, 4, 5:
+ Hoa mẫu 3: các TP của hoa là 3/bội số của 3 – lớp Hành
+ Hoa mẫu 4: các TP của hoa là 4/bội số của 4 – Ngọc lan
+ Hoa mẫu 5: các TP của hoa là 5/bội số của 5 – Ngọc lan
- Đài đồng trưởng, đài tồn tại:
+ Đài tồn tại: tồn tại cùng trái
+ Đài đồng trưởng: tồn tại và tăng trưởng cùng trái
4. Nhị:
- Cấu tạo: chỉ nhị, chung đới, bao chứa hạt phấn
- Cách đính của bao phấn với chỉ nhị: đính ngọn (đỉnh), đính giữa (lưng), đính đáy
(gốc)
- Cách nứt của bao phấn: nứt van, nứt dọc, nứt lỗ
+ Bộ nhị hai trội: 2 dài + 2 ngắn (họ Hoa môi – Lamiaceae)
+ Bộ nhị bốn trội: 4 dài + 2 ngắn (họ Cải – Brassicaceae)
5. Nhụy:
- Cấu tạo: bầu, vòi nhụy, đầu nhụy
- Các lối đính noãn: đính đáy (nóc), đính bên, đính vách, đính trung tâm (cắt
ngang, cắt dọc), đính trung trụ, đính bên, đính giữa
- Cấu tạo của túi phôi: gồm noãn cầu, 2 trợ bào, 2 nhân phụ, 3 tế bào đối cực
6. Sự thụ tinh kép:
- Hạt phấn hút chất nhầy, trương lên và nảy mầm  ống phấn, xuyên qua đầu
nhụy và vòi nhụy  bầu
- Khi tiếp xúc với noãn, phần đầu của ống phấn mang tế bào sinh dục đực chui vào
noãn
 Thụ tinh tạo nội nhũ và ngoại nhũ
7. Hoa thức, hoa đồ.
Bài 7. Quả và hạt
1. Cấu tạo của quả
- Vỏ quả ngoài: lớp ngoài cùng – biểu bì lá noãn – có thể có gai, móc, cánh
- Vỏ quả giữa: lớp mô mềm – héo khi chín (quả khô), dày lên – mọng nước (quả
thịt)
- Vỏ quả trong: biểu bì trong – mọng (quả mọng), dày cứng (quả hạch), mang lông
khô (quả bông), mọng nước (tép cam, bưởi…)
2. Phân loại quả:
- Quả thịt (quả mọng, quả hạch…): vỏ quả dày, khi chín thành khối nạc mọng
nước và mềm
- Quả khô: khi chín vỏ quả khô cứng lại, không có nước
3. Quả:
- Quả khô tự mở: nhiều hạt, mở ra theo đường hàn của mép lá noãn
+ quả đại: 1 lá noãn, khi chín nứt thành 1 khe dọc (Trúc đào, Sừng dê…)
+ quả loại đậu: 1 lá noãn, khi chín nứt thành 2 kẽ nứt thành 2 mảnh vỏ (Đậu, Keo
giậu, Me…)
+ quả loại cải: 2 lá noãn, khi chín nứt thành 4 kẽ nứt thành 2 mảnh vỏ, hạt đính vào
vách giả ở giữa (Cải)
+ quả hộp: bầu 1 ô, khi chín nứt theo đường nứt vòng qua giữa quả (Rau sam, Mã
đề, Mào gà)
+ quả nang: bầu nhiều ô; nang chẻ ô (Bách hợp, Vông vang, Phù dung), nang cắt
vách (Thuốc lá, Canh-ki-na), nang hủy vách (Cà độc dược, Thầu dầu), nang nứt lỗ
(Thuốc phiện, Hoa mõm chó)
- Quả khô không tự mở khi chín: thường chỉ đựng 1 hạt
+ quả bế đôi: cấu tạo bởi các lá noãn dính liền tạo thành bầu 2 ô, quả khô có vỏ
quả dai, ko dính với vỏ hạt (họ Hoa tán)
+ quả bế tư: bầu 4 ô, như quả bế đôi (họ Hoa môi)
+ quả dĩnh: vỏ hạt bị tiêu hóa mất, vỏ quả dính liền vào tầng protid của nội nhũ (họ
Lúa)
4. Hạt:
- Cấu tạo của hạt: vỏ hạt, nhân hạt, nội nhũ, ngoại nhũ
- Sự phát triển của noãn thành hạt:
+ Hợp tử phát triển thành phôi (gồm rễ mầm, thân mầm, chồi mầm và lá mầm)
+ Tế bào khởi đầu của nội nhũ phân chia và phát triển thành nội nhũ
+ Phôi tâm biến mất hoặc sinh ra ngoại nhũ
+ Vỏ noãn phát triển thành vỏ hạt (ở họ Lúa, vỏ noãn sẽ tiêu biến đi, nội nhũ gắn
liền vào vỏ quả)
- Các loại nội nhũ:
+ Nội nhũ cộng bào
+ Nội nhũ tế bào
+ Nội nhũ trung gian
Bài 8. Phân loại thực vật?
1. Nêu đặc điểm chính và tên khoa học của các cây đã học trong các họ: Ngọc lan,
Á phiện, Bầu bí, Đậu, Bông, Cúc, Hoa môi, Gừng, Lúa, Ráy

You might also like