You are on page 1of 55

Bài tập Quản trị sản xuất

CHƯƠNG 2: DỰ BÁO

Ví dụ 1:
Ông A là nhà quản lý dự trữ, muốn dự báo số lượng hàng tồn kho – xuất kho
hàng tuần. Ông nghĩ rằng, nhu cầu hiện tại là khá ổn định với sự biến động hàng
tuần không đáng kể. Các nhà phân tích của công ty mẹ đề nghị ông lựa chọn để sử
dụng số bình quân di động theo 3, 5 và 7 tuần. Trước khi chọn 1 trong số này, ông
A quyết định so sánh tình hình của chúng trong giai đoạn 10 tuần lễ gần đây nhất.
(ĐVT: 10 trđ).

Tuần lễ Nhu cầu dự trữ thực tế

1 100
2 125
3 90
4 110
5 105
6 130
7 85
8 102
9 110
10 90
11 105
12 95
13 115
14 120
15 80
16 95
17 100
Yêu cầu: bạn hãy giúp ông A lựa chọn sử dụng số bình quân di động để dự
báo cho tuần lễ tiếp theo (tuần thứ 18).
Ví dụ minh họa 1:
Tiếp tục ví dụ 1: giả sử ta có trọng số của tuần gần nhất là 3, cách 2 tuần
trước là 2,5; cách 3 tuần trước là 2, các 4 tuần trước là 1,5; 5 tuần trước là 1. Bạn
hãy tính dự báo nhu cầu cho tuần lễ 18 cho thời kỳ 5 tuần.
Ví dụ 2:
Tiếp tục ví dụ 1: nhà phân tích ở công ty mẹ đề nghị ông B xem xét việc sử
dụng phương pháp san bằng số mũ với các hệ số san bằng số mũ là 0,1; 0,2; 0,3.
Ông A quyết định so sánh mức độ chính xác của dự báo ứng với từng hệ số cho

ThS. Nguyễn Thị Bình 1


Bài tập Quản trị sản xuất
giai đoạn 10 tuần lễ gần đây nhất. Bạn hãy giúp ông A lựa chọn số mũ để dự báo
cho tuần 18.
Ví dụ 3:
Ông An muốn dự báo số lượng hàng bán ra của công ty để lên kế hoạch về
tiền mặt, nhân sự và nhu cầu năng lực trong tương lai. Ông tin rằng trong suốt gia
đoạn 6 tháng qua, số liệu lượng hàng bán ra có thể đại diện cho tương lai. Bạn hãy
giúp ông An xây dựng dự báo san bằng số mũ theo xu hướng cho số lượng hàng
bán ra ở tháng thứ 7 nếu α=0,1; β=0,3 nếu biết số lượng bán ra trong quá khứ như
sau: (ĐVT: 10 trđ)
Tháng (t) 1 2 3 4 5 6
Doanh số bán ra (At) 130 136 134 140 146 150
Ví dụ 4:
Ông B là nhà quản lý nhà máy động cơ đang cố gắng lập kế hoạch tiền mặt
và nhu cầu nguyên liệu cho từng quý của năm tới. Số liệu về lượng hàng bán trong
vòng 3 năm qua phản ánh khá tốt kiểu sản lượng mùa vụ và có thể giống như
trong tương lai. Số liệu cụ thể được cho như sau:

Số lượng bán hàng trong quí (1.000 đơn vị)


Năm
Q1 Q2 Q3 Q4
1 520 730 820 530
2 590 810 900 600
3 650 900 1000 650
Bạn hãy giúp ông B dự báo từng quý của năm tiếp theo (năm thứ 4).
Bài tập 10:
Một công ty cần dự báo doanh số bán ra cho năm tới. Người ta tin rằng
doanh số bán ra hàng năm của công ty có liên quan đến doanh số bán của mặt
hàng XT trên thị trường. Số liệu thu nhập được như sau: (ĐVT: trđ)

Năm 1 2 3 4 5 6 7
Doanh số bán hàng
XT 976 1068 845 763 1125 698 837
Doanh số bán hàng
của cty 329 332 315 321 345 329 331
Yêu cầu:
1. Sử dụng PP hồi quy tương quan tuyến tính để dự báo doanh số bán của
công ty trong năm tới nếu biết doanh số bán của mặt hàng XT trong năm
tới là 820 trđ.
2. Đánh giá hệ số tương quan.
Bài tập 1:

ThS. Nguyễn Thị Bình 2


Bài tập Quản trị sản xuất
XYZ là 1 khách sạn lớn tại tp. HCM, chỉ vừa mới hoạt động được 1 năm, bộ
phận quản lý khách sạn đang lên kế hoạch nhân sự cho việc bảo trì tài sản. Họ
muốn sử dụng số liệu trong 1 năm qua để dự báo nhu cầu bảo trì khách sạn. Số
liệu về nhu cầu lao động được thu thập như sau:

Tháng Nhu cầu Tháng Nhu cầu Tháng Nhu cầu


1 46 5 14 9 9
2 39 6 16 10 13
3 28 7 14 11 18
4 21 8 12 12 15
Xây dựng dự báo bình quân di động cho 6 tháng qua (từ tháng 7 đến tháng
12) với thời kỳ di động là 2, 4 và 6 tháng. Bạn khuyến khích sử dụng thời kỳ di
động nào và dự báo nhu cầu lao động cho tháng giêng năm sau là bao nhiêu?
Bài tập 2:
Một đại lý bán giày dép muốn dự báo số lượng giầy thể thao cho tháng tới
theo phương pháp bình quân di động 3 thời kỳ có trọng số. Họ cho rằng số liệu
thực tế xảy ra gần đây nhất có ảnh hưởng lớn đến số liệu dự báo, càng xa hiện tại
thì mức độ giảm dần. Tuy nhiên qua nhiều lần dự báo họ nhận thấy 3 cặp trọng số
cho ít sai lệch: (K1: k11=3; k12=2; k13=1) ; (K2: k21=2; k22=1,5; k23=1) và (K3: k31=0,5;
k32=0,3; k33=0,2). Bạn hãy giúp đơn vị xác định cặp trọng số nào chính xác
hơn. Biết rằng số liệu 6 tháng qua được thu thập như sau.
Tháng Số lượng thực tế Tháng Số lượng thực tế
1 378 4 386
2 402 5 450
3 410 6 438
Bài tập 3:
Sau một năm kinh doanh, cửa hàng Đại Phúc có ghi lại số lượng lốp xe gắn
máy bán ra trong từng tháng như sau.
Tháng Số lượng Tháng Số lượng Tháng Số lượng
1 300 5 334 9 345
2 320 6 338 10 338
3 314 7 326 11 347
4 330 8 340 12 355
a. Ông cửa hàng trưởng muốn áp dụng phương pháp san bằng hàm số mũ
có điều chỉnh xu hướng với  = 0,2 và  = 0,3 để dự báo số lượng bán ra ở tháng
1 năm sau, biết F9 = 340 và T9 = 0, bạn hãy giúp ông cửa hàng trưởng
b. Ông cửa hàng trưởng muốn áp dụng phương pháp san bằng hàm số mũ
có điều chỉnh xu hướng với  = 0,3 và  = 0,2 để dự báo số lượng bán ra ở tháng
1 năm sau, biết F9 = 340 và T9 = 0, bạn hãy giúp ông cửa hàng trưởng.
c. Theo bạn dự báo nào chính xác hơn

ThS. Nguyễn Thị Bình 3


Bài tập Quản trị sản xuất
Bài tập 4:
Một nhà chế tạo đang xây dựng kế hoạch về máy móc thiết bị nhằm tạo ra
năng lực sản xuất cho nhà máy. Năng lực nhà máy trong tương lai phụ thuộc vào
số lượng sản phẩm mà khách hàng cần. Số liệu dưới đây cho biết số lượng thực tế
của sản phẩm trong quá khứ được cho như bảng bên dưới. Bạn hãy sử dụng hồi
qui tuyến tính để dự báo nhu cầu sản phẩm cho từng năm trong vòng 3 năm tới.

Năm Số lượng thực tế Năm Số lượng thực tế


1 490 5 461
2 487 6 475
3 492 7 472
4 478 8 458

Bài tập 5
Một xí nghiệp cần ước lượng số lượng hàng bán ra cho năm tới. Nhu cầu về
sản phẩm của xí nghiệp có xu hướng theo mùa. Số liệu thu thập được như sau:
Số lượng hàng quý
Năm
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
1 125 92 121 136
2 110 89 118 133
3 105 85 107 129
Bạn hãy dùng PP hồi quy tuyến tính để sự báo cho 4 quý của năm thứ 4 có
điều chỉnh theo mùa.
Bài tập 6
Công ty Z là nhà máy chế tạo với quy mô vừa về trang thiết bị làm nóng và
lạnh. Số lượng hàng bán ra gia tăng nhanh chóng và năng lực sản xuất cũng cần
được gia tăng. Các nhà quản lý của công ty cho rằng số lượng nhà cửa được xây
dựng là con số chỉ dẫn tốt đối với doanh số bán của công ty. Số liệu được thu thập
như sau:
Năm 1 2 3 4 5 6 7

Số nhà mới (triệu nhà) 2,1 1,8 2,4 2,8 3,1 2,6 2,4

Doanh số bán của cty 230 215 270 310 360 370 375
(tỷ đồng)
a. Hãy xác định hàm tương quan tuyến tính giữa doanh số bán của công ty Z
với số lượng nhà cửa được xây dựng.
b. Hãy dự báo doanh số bán của công ty trong 2 năm tới biết rằng ước lượng
trong 2 năm tới số lượng nhà cửa được xây dựng là 2,6 và 3 triệu nhà
c. Bao nhiêu phần trăm biến động trong doanh số bán của công ty có thể giải
thích được?

ThS. Nguyễn Thị Bình 4


Bài tập Quản trị sản xuất
Bài tập 7
Một hãng sx 1 loại động cơ điện tử cho các van khởi động trong ngành công
nghiệp, nhà máy hoạt động gần hết công suất suốt 1 năm nay. Ông J, người quản
lý nhà máy nghĩ rằng sự tăng trưởng doanh số bán ra vẫn còn tiếp tục và ông
muốn xây dựng 1 dự báo dài hạn để hoạch định nhu cầu về máy móc thiết bị trong
3 năm tới. Số lượng bán ra trong 10 năm qua được ghi lại như sau:
Năm Số lượng bán Năm Số lượng bán
1 1.000 6 2.000
2 1.300 7 2.200
3 1.800 8 2.600
4 2.000 9 2.900
5 2.000 10 3.200
Bạn hãy sử dụng PP đường thẳng bình phương bé nhất (đường thẳng thông
thường) để dự báo nhu cầu sản phẩm cho từng năm trong vòng 3 năm tới
Bài tập 8
Ông B, nhà tổng quản lý của công ty kỹ nghệ chính xác nghĩ rằng các dịch vụ
kỹ nghệ của công ty ông ta được cung ứng cho các công ty xây dựng thì có quan
hệ trực tiếp đến số hợp đồng xây dựng trong vùng của ông ta. Ông B yêu cầu kỹ
sư dưới quyền, tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính dựa trên các số liệu quá khứ
và vạch ra kế hoạch như sau:
1. Xây dựng 1 phương trình hồi quy dự báo mức độ nhu cầu về dịch vụ của
công ty ông
2. Sử dụng phương trình hồi quy để dự báo mức độ nhu cầu trong 4 quí tới.
Ước lượng trị giá hợp đồng 4 quý tới là 260, 290, 300 và 270 (ĐVT: triệu đồng).
3. Xác định mức độ chặt chẽ, các mối quan hệ giữa nhu cầu và hợp đồng
xây dựng đưa ra.
Biết số liệu từng quý trong 2 năm qua được cho trong bảng sau: (ĐVT: triệu
đồng)

Năm Quý Nhu cầu của công ty Trị giá hợp đồng thực hiện
1 8 150
2 10 170
1
3 15 190
4 9 170
1 12 180
2 13 190
2
3 12 200
4 16 220

ThS. Nguyễn Thị Bình 5


Bài tập Quản trị sản xuất
Bài tập 9
Ông J nhà quản lý nhà máy động cơ đặc biệt đang cố gắng lập kế hoạch tiền
mặt và nhu cầu nguyên vật liệu cho từng quý của năm tới. Số liệu về lượng bán ra
trong vòng 3 năm qua phản ánh khá tốt kiểu sản lượng mùa vụ và có thể giống
như trong tương lai. Số liệu cụ thể như sau:
Số lượng bán hàng quý (1.000 đơn vị)
Năm
Q1 Q2 Q3 Q4
1 520 730 820 530
2 590 810 900 600
3 650 900 1.000 650
Bạn hãy giúp ông J lập kế hoạch.

ThS. Nguyễn Thị Bình 6


Bài tập Quản trị sản xuất
CHƯƠNG 3 – Quyết định về sp, dịch vụ, công suất và thiết bị
Ví dụ 1
Công ty Stewart sx 2 nhãn hàng nước sốt salad: Paul’s và Newman’s. Mỗi
nhãn hàng đều có 2 hình thức đóng chai và túi nhựa dùng 1 lần. Ban quản trị muốn
xác định lượng thiết bị và nhân công cần thiết cho việc đóng gói SP trong 5 năm
tới. Nhu cầu cho cả 2 hương vị này và cho mỗi lựa chọn đóng gói được cho như
bảng bên dưới. Công ty có 3 máy có thể đóng 150.000 chai/máy (mỗi máy có 2
người vận hành). Họ cũng có 5 máy có thể đóng gói 250.000 túi nhựa/máy (mỗi
máy cần 3 người vận hành). Liệu rằng công ty có đủ năng lực đóng gói để đáp ứng
nhu cầu tương lai?
ĐVT: 1.000
Năm
1 2 3 4 5
PAUL’S
Chai 60 100 150 200 250
Túi nhựa 100 200 300 400 500
NEWMAN’S
Chai 75 85 95 97 98
Túi nhựa 200 400 600 650 680
Ví dụ 2
Công ty M đang xem xét lựa chọn 1 trong 3 sản phẩm để cung cấp ra thị
trường trong thời gian tới. Sau khi ước tính các khoản thu chi, bộ phận kế toán đã
xác định được bảng lời lỗ cho 1 năm hoạt động bình thường như sau: (ĐVT: trđ)
Sản phẩm Đk thuận lợi Đk bất lợi
A 500 -80
B 300 -60
C 200 -20
Theo thông tin của bộ phận marketing của công ty, họ đánh giá khả năng
(xác suất xảy ra) tiêu thụ từng loại sản phẩm trong từng đk của thị trường như sau:
Sản phẩm Đk thuận lợi Đk bất lợi
A 0,5 0,5
B 0,6 0,4
C 0,6 0,4
Ban giám đốc công ty nhận thấy khả năng thu thập thông tin và đánh giá thị
trường không chắc chắn nên họ đưa ra phương án mua thông tin từ công ty nghiên
cứu thị trường với khoản chi phí là 20 trđ.
Qua nghiên cứu thị trường, công ty được cung cấp thông tin về khả năng
tiêu thụ sản phẩm A, B, C trong những điều kiện khác nhau như sau:

ThS. Nguyễn Thị Bình 7


Bài tập Quản trị sản xuất
Hướng điều tra Sản phẩm Đk thuận lợi Đk bất lợi
A 0,8 0,2
Thuận lợi xảy ra
B 0,7 0,3
(P=0,7)
C 0,8 0,2
A 0,3 0,7
Bất lợi xảy ra
B 0,1 0,9
(P=0,3)
C 0,2 0,8
Hãy vẽ cây quyết định và xác định phương án tốt nhất.
Ví dụ 3:
Sản phẩm A:
 Trong điều kiện thuận lợi: có thể sản xuất 25.000 SP (xác suất 0,4)
 Trong điều kiện khó khăn: có thể sản xuất 8.000 SP (xác suất 0,6)
Có hai phương án được xem xét để thiết kế sp A:
 Phương án 1:
 Chi phí cố định: 500.000 USD
 Chi phí biến đổi: 40 USD/SP
 Phương án 2:
 Chi phí cố định: 375.000 USD
 Chi phí biến đổi: 50 USD/SP
Nếu dự kiến bán ra 100 USD/SP, bạn chọn phương án thiết kế nào?
Ví dụ 4:
VidMark, 1 nhà sx điện thoại di động, đang phát triển 1 SP mới (VidPhone
X70) sẽ được đưa ra thị trường khi hoàn thành việc phát triển. Điện thoại này sẽ là
1 cuộc cách mạnh khi cho phép người dùng thực hiện các cuộc gọi video. Vidmark
quan tâm đến chi phí và thời gian phát triển. Họ cũng lo lắng về dự báo doanh số
của Vidphone X70 mới. Chi phí được ước tính và dự báo được cho trong bảng
dưới đây:
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
Chi phí phát triển $ 2.000.000
Thời gian sx năm 2
Chi phí tiền sx $ 750.000
Chi phí marketing và hỗ trợ $/năm 500.000
Chi phí sx SP $/SP 75
Giá bán SP $/SP 135
Sản lượng sx và bán
- Năm 3 40.000
- Năm 4 50.000
- Năm 5 40.000

ThS. Nguyễn Thị Bình 8


Bài tập Quản trị sản xuất

Sử dụng số liệu trên để phát triển 1 phân tích tình huống căn bản. Tiến độ
dự án được thể hiện dưới đây với dòng tiền theo thời gian
Tiến độ dự án Vidphone X70 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
- Phát triển
- Tiền sx
- Marketing và hỗ trợ
- Sx và bán hàng
Câu hỏi:
a. Dòng tiền và hiện giá dòng tiền hàng năm (suất chiết khấu 12%) của dự
án này là như thế nào? Hiện giá thuần là bao nhiêu?
b. Nếu doanh thu dự kiến giảm 20% (giả định sản lượng sx luôn bằng sản
lượng bán ra) thì ảnh hưởng đến VidMark như thế nào?
c. Nếu chi phí sx SP là 85$ thì ảnh hưởng gì đến VidMark như thế nào?
d. VidMark nghĩ rằng họ có thể giảm 1 nửa thời gian phát triển bằng cách chi
thêm 1.500.000$ trong phát triển dự án này. Nếu SP được ra mắt sớm hơn 1 năm,
SP vẫn sẽ có vòng đời là 3 năm, nhưng các dự báo bắt đầu từ năm 2 sẽ là 48.000,
60.000, 50.000. VidMark có nên chi thêm số tiền này khi phát triển SP không?
Ví dụ 5:
Một công ty đang cố gắng tính toán để lựa chọn hoặc là mua các bộ phận rời
từ nhà cung ứng hoặc sx những bộ phận này bằng cách lắp rắp thủ công hay bằng
hệ thống lắp ráp tự động. Dưới đây là số liệu để căn cứ vào đó mà quyết định
(ĐVT: 1.000 đồng)
Chỉ tiêu Mua SX thủ công SX bằng tự động
Khối lượng sx hằng năm 250.000 250.000 250.000
Chi phí cố định/năm 0 750.000 1.250.000
Chi phí biến đổi/bộ phận 10,5 8,95 6,4
a. Dựa trên số liệu này, khả năng nào là tốt nhất?
b. Ở những khối lượng sx nào thì không có sự khác biệt giữa sx thủ công và sx
bằng máy móc tự động?
c. Ở những khối lượng sx nào thì không có sự khác biệt giữa mua và sx tự
động?
Ví dụ 6:
Một công ty sx nguyên liệu nhựa PVC đang xem xét mở rộng sx, nâng cao
công suất. Có 4 phương án về công suất như sau:
S1: Xd 1 nhà máy lớn, công suất 25.000 tấn/năm
S2: Xd nhà máy vừa, công suất 10.000 tấn/năm
S3: Xd nhà máy nhỏ, công suất 5000 tấn/năm
S4: không xây dựng 1 nhà máy nào cả.

ThS. Nguyễn Thị Bình 9


Bài tập Quản trị sản xuất
Tình hình thị trường có thể thuận lợi (E1) hoặc không thuận lợi (E2). Các số
liệu về lợi nhuận tính cho 1 năm, sx bình thường và xác suất xảy ra các trạng thái
thị trường công ty đã dự tính được như trong bảng sau: (ĐVT: 10.000 USD)
Phương án công suất E1 E2
S1 50 -40
S2 30 -20
S3 10 -5
S4 0 0
Xác xuất 0,4 0,6
Hỏi công ty nên lựa chọn phương án công suất nào để xây dựng nhà máy?
Ví dụ 7:
Một nhà đầu tư muốn mua thiết bị cho dây chuyền sx, có 2 thiết bị có thể
mua. Bạn hãy tư vấn cho nhà đầu tư nên mua thiết bị nào để đạt hiệu quả.
Loại thông tin ĐVT A B
Giá mua trđ 50 25
Thu nhập hằng năm trđ 36 50
Chi phí hoạt động hằng năm trđ 20 24
Giá trị còn lại trđ 4 6
Tuổi thọ thiết bị năm 3 6
Suất chiết khấu %/năm 12 12
Bài tập 1
Một nhà kho đang được xem xét mở rộng năng lực để đáp ứng nhu cầu tăng
thêm về sp. Các khả năng có thể là xd nhà kho mới, hoặc mở rộng và cải tạo nhà
kho cũ hoặc không làm gì cả. Khả năng tổng quan về kinh tế vùng như sau: 60%
khả năng nền kinh tế không thay đổi, 20% khả năng kinh tế tăng trưởng và 20%
khả năng kinh tế suy thoái. Ước lượng thu nhập ròng hàng năm như sau: (ĐVT: tỷ
đồng)
Khả năng Tăng trưởng Ổn định Suy thoái
Xây dựng nhà 1,9 0,3 -0,5
kho mới
Mở rộng nhà kho 1,5 0,5 -0,3

Không làm gì cả 0,5 0 -0,1
a. Sử dụng sơ đồ cây để phân tích khả năng ra quyết định
b. Doanh thu tích lũy của công ty là bao nhiêu nếu lời đề nghị của bạn được
chấp nhận?
Bài tập 2:

ThS. Nguyễn Thị Bình 1


Bài tập Quản trị sản xuất
Một kỹ sư nghiên cứu và phát triển của công ty C đang xây dựng 1 sp mới.
Công ty phải quyết định xem thực hiện đề án sp này hay loại bỏ. Nếu sáng kiến
này được bán cho 1 công ty khác ở hình thức sơ khảo, người ta ước lượng nó sẽ
được bán theo số liệu sau tùy theo đk kinh tế (ĐVT: 1.000đ)
Đk kinh tế Xác suất Doanh thu
Phát triển 0,4 1.000.000
Ổn định 0,5 700.000
Suy thoái 0,1 500.000
Nếu chi phí là 500 trđ để hoàn thành sự án phát triển này, trung tâm nghiên
cứu và phát triển ước lượng là 50% xác suất thành công. Nếu dự án không thành
công, ý tưởng này không thể bán được và toàn bộ chi phí dự án bị mất. Nếu dự án
thành công, công ty C có thể sx và tiếp cận thị trường cho sp mới hoặc là bán bản
quyền sp này. Nếu sx và bán sp, giá trị hiện tại thuần của doanh thu thì phụ thuộc
và kích thước thị trường.
Kích thước thị trường Xác suất Doanh thu
Lớn 0,3 12.000.000
Nhỏ 0,7 1.000.000
Nếu như công ty C bán đi bản quyền sp mới, giá trị hiện tại thuần của doanh
thu phụ thuộc vào tình hình kinh tế khi bán hàng.
Tình hình kinh tế Xác suất Doanh thu
Phát triển 0,4 6.000.000
Ổn định 0,5 4.000.000
Suy thoái 0,1 2.000.000
a. Sử dụng biểu đồ cây quyết định để phân tích và giới thiệu hướng hoạt
động cho công ty C đối với ý tưởng về sp này
b. Nếu công ty thuận theo lời đề nghị này, giá trị hiện tại thuần mà công ty
mong muốn đạt được là bao nhiêu?
Bài tập 3:
Có 2 địa điểm đang được xem xét cho việc xây dựng 1 nhà máy mới. Hai
quy trình sx A và B cũng đang được xem xét. Chi phí hoạt động hàng năm cho
từng quy trình ở 2 vị trí trên như sau: (ĐVT: 1.000 đ)

Địa Quy trình A Quy trình B


điểm Chi phí cố định Biến phí đơn vị Chi phí cố định Biến phí đơn vị
X 2.500.000 7,9 5.400.000 3,8
Y 1.750.000 9,4 3.000.000 5,1
Theo bạn quy trình và địa điểm nào được ưa thích hơn?
Bài tập 4:

ThS. Nguyễn Thị Bình 1


Bài tập Quản trị sản xuất
Một xí nghiệp in dự định xuất bán 1 quyển sách giáo khoa. Chi phí cố định là
125 trđ/năm, chi phí biến đổi là 32.000 đ/quyển và giá bán là 42.000 đ/quyển.
a. Cần bán bao nhiêu quyển sách hàng năm để hòa vốn?
b. Doanh thu hòa vốn hàng năm là bao nhiêu?
c. Nếu số lượng bán hàng năm là 20.000 quyển thì lợi nhuận là bao nhiêu?
d. Chi phí biến đổi đơn vị hàng năm là bao nhiêu để lợi nhuận là 100 trđ nếu
số lượng bán ra hằng năm là 20.000 quyển?
Bài tập 5:
Cơ sở X đang cân nhắc để mua 2 máy ép nhựa A và B. Biết tuổi thọ của mỗi
máy là 3 năm và lãi suất vay để mua là 16% năm. Vậy cơ sở nên chọn mua loại
máy nào nếu biết: (ĐVT: trđ)
Máy A Máy B
Giá mua 100 200
Chi phí vận hành máy 20 40
Chi phí bảo trì 40 10
Giá trị thu hồi 20 70
Bài tập 6
Tuff Wheels đã sẵn sàng để bắt đầu dự án phát triển của họ cho 1 SP mới
được thêm vào dòng xe cơ giới nhỏ cho trẻ em. SP mới được gọi là Kiddy Dozer.
Nó sẽ nhìn giống như 1 xe ủi đất, hoàn thiện với các dây xích và 1 lưỡi cắt. Tuff
Wheels dự đoán nhu cầu và chi phí để phát triển và sx Kiddy Dozer như sau:
- Chi phí phát triển: 1.000.000 $
- Thời gian phát triển dự kiến: 9 tháng
- Thử nghiệm mẫu: 200.000$
- Chi phí tiền sx: 400.000$
- Chi phí marketing và hỗ trợ: 150.000$/năm
- Sản lượng bán hàng và sx: 60.000 SP/năm
- Chi phí sx SP: 100$/SP
- Giá bán SP: 170$/SP
- Lãi suất: 8%/năm
Tuff Wheels cũng cung cấp kế hoạch dự án như dưới đây. Có thể thấy trong
kế hoạch dự án, công ty nghĩ rằng vòng đời của SP sẽ là 3 năm cho đến khi phải
tạo ra 1 SP mới
Tiến độ dự án Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Kiddy Dozer Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4

Phát triển
Thử nghiệm mẫu
Tiền sx
Marketing và hỗ trợ
Sx và bán hàng

ThS. Nguyễn Thị Bình 1


Bài tập Quản trị sản xuất
Yêu cầu:
a. Dòng tiền và hiện giá dòng tiền hàng năm (suất chiết khấu 8%/năm) của
dự án này là như thế nào? Hiện giá thuần là bao nhiêu?
b. Nếu lượng bán thực tế là 50.000 SP/năm hoặc 70.000 SP/năm sẽ ảnh
hưởng như thế nào đến NPV của Kiddy Dozer?
c. Tác động gây ra bởi thay đổi suất chiết khấu thành 9, 10 hoặc 11%?
Bài tập 7
Một xưởng sx được thiết kế để vận hành với hiệu suất tốt nhất tại mức sản
lượng là 1.170SP/ngày. Trong tháng trước, xưởng này sx được 1.020 SP. Mức
hiệu dụng năng lực của xưởng này trong tháng trước là bao nhiêu?
Bài tập 8
Một công ty có nhà máy được thiết kế để đạt được hiệu quả tốt nhất (chi phí
SP đơn vị ở mức tối thiểu) khi sx 28.500 đơn vị SP đầu ra mỗi tháng. Tuy nhiên họ
có mức sản lượng cực đại tối đa là 35.000 SP và có thể sx tối thiểu 7.000 SP mỗi
tháng nếu trụ sở chính của công ty không chuyển việc sx sang nhà máy khác. Nếu
nhà máy sx 23.000 SP trong tháng 10 thì đâu là mức hiệu dụng năng lực trong
tháng 10 của nhà máy này?
Bài tập 9
Hoosier Manufacturing điều hành 1 nhà máy được thiết kế để có được chi
phí sx thấp nhất với mức sản lượng là 195 SP/giờ. Vào tháng 7, nhà máy đã cho
chạy dây chuyền sx trong 365 giờ và sx 45.400 SP. Mức hiệu dụng năng lực của
nhà máy trong tháng là bao nhiêu?
Bài tập 10
Công ty ABC đang thiết kế 1 SP mới rất có triển vọng. Các nhà quản lý của
công ty đang lựa chọn giữa 3 khả năng:
- Bán bản quyền cho 1 công ty khác với giá 200 triệu đồng.
- Thuê 1 nhà tư vấn để nghiên cứu thị trường rồi mới đưa ra quyết định.
- Xây dựng nhà máy để tiến hành sx.
Công tác nghiên cứu tốn kém 100 triệu đồng và các nhà quản lý tin rằng có
50% cơ hội có thể tìm kiếm được thị trường hấp dẫn. Nếu như công tác nghiên
cứu này không thuận lợi, các nhà quản lý có thể tiếp tục bán đi bản quyền với giá
120 triệu đồng. Nếu như nghiên cứu này cho ra kết quả tốt thì công ty có thể bán đi
ý tưởng triển vọng với giá 400 triệu đồng. Nhưng ngay cả khi thị trường có triển
vọng được tìm thấy thì khả năng thành công cuối cùng của SP là 40%. Một khi SP
thành công sẽ sinh lợi 5 tỉ đồng. Thậm chí nghiên cứu không đạt kết quả, sự thành
công của SP có thể là 1 lần trong 10 lần giới thiệu SP.
Nếu như các nhà quản lý quyết định sx mà không cần tiến hành nghiên cứu,
chỉ có 25% khả năng thành công. Một khi SP thất bại sẽ tốn chi phí 1 tỉ đồng.
Câu hỏi: theo bạn, công ty này nên làm gì?
Bài tập 11
Ông J đang nghiên cứu về năng lực sx của công ty. Vấn đề là nhà máy
không đủ khả năng sx và nó trở nên quan trọng hơn nếu năng lực sx không được
tăng cường. Ông J đang ước lượng 2 khả năng cho việc giải quyết vấn đề năng
lực sx này (ĐVT: 10.000 đồng)

ThS. Nguyễn Thị Bình 1


Bài tập Quản trị sản xuất
Chỉ tiêu Quy trình tự động Quy trình thủ công
Chi phí cố định hàng năm 690.000 269.000
Chi phí biến đổi đơn vị 29,5 31,69
Số lượng sx hàng năm ước lượng:
- Năm thứ 1 152.000 152.000
- Năm thứ 5 190.000 190.000
- Năm thứ 10 225.000 225.000
Câu hỏi:
a. Qui trình nào có chi phí thấp nhất ở năm thứ 1, năm thứ 5 và năm thứ 10?
b. Chi phí biến đổi trên đơn vị của quy trình tự động trong năm thứ 5 phải là
bao nhiêu để bù cho chi phí cố định hàng năm tăng thêm của quy trình tự động so
với quy trình thủ công
Bài tập 12:
Một nhà sx đang xem xét các khả năng khác nhau về phương tiện sx A và
B cho 1 loại SP mới. Những thông tin dưới đây thu thập cho phân tích như sau:
(ĐVT: 1.000 đồng)
Chỉ tiêu Phương tiện A Phương tiện B
Chi phí ban đầu 17.808.000 9.100.000
Chi phí cố định hàng năm 300.000 200.000
Biến phí đơn vị 22,4 27,6
Nhu cầu trung bình hàng năm (SP) 600.000 600.000
Đơn giá 1 SP 36 36
Câu hỏi:
a. Nếu như thuế và giá trị thu hồi cuối cùng là không đáng kể, thời gian hoàn
vốn của từng phương tiện là bao nhiêu?
b. Chi phí biến đổi/SP của phương tiện A là bao nhiêu để làm cho phương
tiện A này có tính hấp dẫn như phương tiện B
Bài tập 13
Công ty Z dự định xây dựng thêm 1 nhà máy để tăng cường khả năng phân
phối SP ở các tỉnh khu vực miền tây. Qua thời gian nghiên cứu và thăm dò thị
trường, công ty đã xác định được 2 địa điểm là Tiền Giang và Long An. Mặt khác,
công ty cũng muốn áp dụng công nghệ mới vào sx nhằm nâng cao chất lượng SP,
nhưng chi phí khá cao. Biết rằng bộ phận hoạch định đã ước lượng được các
khoản chi phí như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
Quy trình cũ Quy trình cải tiến Quy trình hiện đại
Địa điểm Chi phí Biến Chi phí cố Chi phí cố
Biến phí Biến phí
cố phí định định
định
Tiền Giang 1.000.000 25 1.300.000 20 1.800.000 14
Long An 1.200.000 22 1.300.000 18 2.000.000 12

ThS. Nguyễn Thị Bình 1


Bài tập Quản trị sản xuất
Câu hỏi: Bạn hãy phân tích giúp công ty để biết được lượng SP trong
khoảng nào thì chọn địa điểm và quy trình thích hợp.
Bài tập 14
Công ty B đang tiến hành thực hiện SP mới và phải quyết định chọn lựa giữa
2 nhà máy. Khả năng đầu là xây dựng 1 nhà máy mới có quy mô lớn ngay lập tức.
Khả năng thứ 2 là xây nhà máy nhỏ và xem xét đến việc mở rộng nó vào 3 năm
sau đó, nếu như SP có thị trường tốt trong suốt 3 năm đầu tiên. Công tác
marketing đã thu thập được các số liệu sau:
Nhu cầu 3 năm Nhu cầu 7 năm
Xác suất P(A) Xác suất P (B/A)
đầu tiên (A) tiếp theo (B)
Không triển vọng 0,9
Không triển vọng 0,2
Triển vọng 0,1
Không triển vọng 0,5
Triển vọng 0,8
Triển vọng 0,5
Các khoản thu nhập được bộ phận kế toán ước tính như sau:
Nhu cầu Kế hoạch Thu nhập (tỉ đồng)
Tốt – Tốt Nhà máy lớn 10
Tốt – Không tốt Nhà máy lớn 5
Không tốt - Không tốt Nhà máy lớn 3
Không tốt - Tốt Nhà máy lớn 6
Tốt – Tốt Nhà máy nhỏ - mở rộng 7
Tốt – Không tốt Nhà máy nhỏ - mở rộng 2
Tốt – Tốt Nhà máy nhỏ - không mở rộng 2
Tốt – Không tốt Nhà máy nhỏ - không mở rộng 1
Không tốt - Không tốt Nhà máy nhỏ - không mở rộng 0,5
Không tốt - Tốt Nhà máy nhỏ - không mở rộng 1
Câu hỏi: với các ước lượng đã cho, bạn hãy phân tích quyết định về năng
lực sx và :
a. Xây dựng phân tích theo sơ đồ cây
b. Xác định các khoản thu nhập do lời giới thiệu của bạn được thực hiện.

ThS. Nguyễn Thị Bình 1


Bài tập Quản trị sản xuất
CHƯƠNG 4 – Xác định địa điểm của DN

Ví dụ 1
Chủ cửa hàng Hackers Computer đang cân nhắc nên làm gì với DN của
mình trong 5 năm tới. Tăng trưởng doanh thu khá tốt trong vòng 1 vài năm qua,
nhưng doanh số chỉ có thể tăng trưởng đáng kể nếu 1 nhà xưởng sản xuất đồ điện
tử lớn được xây dựng trong khu vực. Người chủ của Hackers thấy rằng mình có 3
lựa chọn. Lựa chọn đầu tiên là mở rộng cửa hàng hiện tại, lựa chọn thứ 2 là
chuyển cửa hàng tới 1 địa điểm mới và thứ 3, đơn giản hơn là chờ đợi và không
làm gì cả. Quy trình mở rộng hoặc di chuyển chỉ sẽ mất chút ít thời gian và điều đó
không làm cho cửa hàng bị mất doanh thu. Nếu không làm gì cả trong năm đầu
tiên và doanh thu tăng trưởng mạnh thì có thể cân nhắc tiếp. Chờ đợi hơn 1 năm
sẽ tạo cơ hội cho các đối thủ thâm nhập thị trường và việc mở rộng không còn là
phương án khả thi.
Các giả định và điều kiện như sau:
1. Doanh thu tăng trưởng mạnh, nhờ vào lượng người ưa chuộng sản phẩm
của xưởng sản xuất đồ điện tử tăng lên, xác xuất của sự kiện này là 55%.
2. Doanh thu tăng trưởng mạnh, nhờ việc di chuyển đến 1 địa điểm mới, và
khoản tiền nhận được mỗi năm là 195.000$. Trường hợp doanh thu tăng trưởng
yếu, số tiền nhận được mỗi năm là 115.000$.
3. Doanh thu tăng trưởng mạnh nếu mở rộng cửa hàng hiện tại tiền nhận
được mỗi năm là 190.000$.Trường hợp doanh thu tăng trưởng yếu, số tiền nhận
được mỗi năm là 100.000$.
4. Trong trường hợp không thực hiện sự thay đổi nào, số tiền nhận được
hàng năm của cửa hàng là 170.000$ trong trường hợp tăng trưởng mạnh và
105.000$ trong trường hợp tăng trưởng yếu.
5. Mở rộng cửa hàng tại vị trí hiện tại sẽ tốn 1 khoản chi phí là 87.000$.
6. Di chuyển tới vị trí mới sẽ tốn 210.000$.
6. Nếu doanh thu tăng trưởng mạnh và việc mở rộng cửa hàng tại trí hiện tại
được thực hiện vào năm thứ 2, chi phí vẫn là 87.000$.
7. Chi phí vận hành cho tất cả các lựa chọn trên là như nhau.
Yêu cầu: Bạn hãy xây dựng mô hình cây quyết định để giúp chủ cửa hàng
đưa ra quyết định lựa chọn phương án.
Ví dụ 2
Công ty A cần chọn 1 địa điểm để xây dựng nhà máy sản xuất máy công
nghiệp loại nhỏ. Có 3 điểm được đưa ra so sánh là I, II, III. Qua điều tra tính toán
có được bảng dưới đây. Công ty A nên chọn địa điểm nào?
Địa điểm Định phí hàng năm Biến phí 1 sản
phẩm
A 30.000 USD 75 USD
B 60.000 USD 45 USD
C 110.00 USD 25 USD
a. Trường hợp công suất là 2.000 sp/năm

ThS. Nguyễn Thị Bình 1


Bài tập Quản trị sản xuất
b. Trường hợp công suất chưa xác định?
Ví dụ 3
Công ty C muốn chọn một trong bốn địa điểm phân phối chính ở các tỉnh để
đặt kho hàng trung tâm.Toạ độ các địa điểm và khối lượng hàng hoá vận chuyển
như sau.Hãy xác định vị trí sao cho giảm tối đa khoảng cách vận chuyển hàng hoá
đến các địa điểm còn lại.
Địa điểm X Y Khối lượng vận chuyển (tấn)
A 2 5 800
B 3 5 900
C 5 4 200
D 8 5 100

Ví dụ 4
Giả sử công ty hiện đang có 4 kho hàng A, B, C và D phân phối cùng loại
và cung cấp cho 5 địa điểm tiêu thụ 1, 2, 3, 4, 5 với số lượng sp của từng địa điểm
mua bán và biết chi phí vận chuyển/đơn vị hàng hóa như bảng dưới đây. Hãy xác
định phương án phân phối hàng hóa tối ưu

Chi phí vận chuyển 1 tấn sản phẩm


Kho hàng Năng lực
1 2 3 4 5
A 2 8 12 7 13 120
B 14 7 18 4 9 70
C 5 10 9 15 6 210
D 8 3 7 10 10 150

Nhu cầu 180 120 50 130 70 550

Ví dụ 5
Giả sử công ty hiện đang có 3 nhà máy A, B, C sản xuất cùng loại và cung
cấp cho 4 địa điểm tiêu thụ 1, 2, 3, 4 với số lượng sp của từng địa điểm mua bán
và biết chi phí vận chuyển/đơn vị hàng hóa như bảng dưới đây. Hãy xác định
phương án phân phối hàng hóa tối ưu
Địa điểm 1 Địa điểm 2 Địa điểm 3 Địa điểm 4 Công suất
Nhà máy A 10 2 20 11 15
Nhà máy B 12 7 9 20 25
Nhà máy C 2 14 16 18 5
Nhu cầu 5 15 15 10

ThS. Nguyễn Thị Bình 1


Bài tập Quản trị sản xuất
Bài tập 1
Nhà máy chuyên sản xuất bình ắc quy ,để giảm chi phí vận chuyển,nhà máy
muốn tìm 1 địa điểm cũng nằm trên tuyến đường đường quốc lộ 1A nhằm lập 1
kho phân phối. Kho này nên đặt ở đâu????

Cơ sở hiện có Các nhà máy (Km) Lượng vận chuyển


Nha Trang 160 200
Quãng Ngãi 210 210
Đà Nẵng 300 180
Huế 355 260
Hà Tĩnh 450 120
Vinh 538 120
Thanh Hoá 690 40
Hải Phòng 820 220
Bài tập 2
Công ty lọc dầu HiOctane đặt các thiết bị trữ trung gian giữa nhà máy lọc dầu
LongBeach và các nhà phân phối chính. Hình và bảng bên dưới cho thấy bản đồ
tọa độ và lượng xăng dịch chuyển đi đến nhà máy và các nhà phân phối.

Ghi chú: Thousand Oaks (25;450); Glendale (350; 400); La Habra (450; 350);
Anaheim (400; 150); Long Beach (325;75)

ThS. Nguyễn Thị Bình 1


Bài tập Quản trị sản xuất
Địa điểm Số gallon xăng mỗi tháng (1.000.000)
Long Beach 1.500
Anaheim 250
La Habra 450
Glendale 350
Thousand Oaks 450
Bạn hãy xác định địa điểm đặt các thiết bị này.
Bài tập 3:
Nhà máy bia X có các kho phân phối đặt ở các tọa độ (54;40) kho này cung
cấp hàng hóa cho 6 đại lý và lượng hàng hóa vận chuyển cho như sau:
Các đại lý Tọa độ (x;y) Lượng vận chuyển/tháng
Đại lý 1 (58;54) 100
Đại lý 2 (60;40) 400
Đại lý 3 (22;76) 200
Đại lý 4 (69;52) 300
Đại lý 5 (39;14) 300
Đại lý 6 (84;14) 100
Bạn hãy giúp nhà máy thẩm tra lại xem vị trí của kho này có còn phù hợp với
hiện nay nữa hay không?
Bài tập 4
Cty phân bón Bình Điền có 5 đại lý đặt trên quốc lộ 1 (đoạn TPHCM – Cần
Thơ), 5 đại lý này cách TPHCM theo thứ tự 10km, 50km, 100km, 150km, 190km.
Vậy công ty nên đặt nhà máy ở đâu để việc chuyên chở phân bón có cự ly ngắn
nhất?
Biết thêm số chuyến đi bình quân hàng tháng từ nhà máy đến các địa điểm
như sau:
Địa điểm Cự ly (km) Số chuyến đi
1 10 5
2 50 10
3 100 5
4 150 15
5 190 25
Tổng cộng 60
Bài tập 5
Cool Air, một công ty sx máy điều hòa nhiệt độ, hiện tại sx SP XB-300 tại 3
địa điểm: nhà máy A (150; 75), B (100; 300) và C (275; 380) với yêu cầu động cơ
mỗi năm tương ứng lần lượt là 6.000, 8.200 và 7.000. Gần đây ban quản lý quyết

ThS. Nguyễn Thị Bình 1


Bài tập Quản trị sản xuất
định sx thêm máy nén, một bộ phận chủ yếu của SP trong 1 dây chuyền riêng biệt
của nhà máy D.
Bạn hãy giúp công ty xác định địa điểm cho nhà máy D.
Bài tập 6
Green Energy Tech (GET) đang lên kế hoạch xây dựng 1 nhà máy mới sx
tấm năng lượng mặt trời ở vùng phía nam nước Mỹ để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao ở thị trường này. Người ta đang cân nhắc 3 thành phố để xây dựng nhà máy
mới: Montgomery bang Alabama, Atlanta bang Georgia và Charleston bang South
Carolina. Người ta cũng đã phát triển 1 danh sách các nhân tố quan trọng để cân
nhắc đưa ra quyết định. Sau khi khảo sát từng địa điểm của 3 thành phố, nhóm
định vị địa điểm các cơ sở đã xếp loại các thành phố theo như bảng bên dưới đây:
Điểm tối Xếp hạng thành phố
Yếu tố
đa Montgomery Atlanta Charleston
Lao động sẵn có 60 55 52 48
Kỹ năng kỹ thuật sẵn có 50 37 46 41
Cơ sở hạ tầng vận tải 40 34 37 32
Chi phí nhà kho 40 30 33 28
Gần KH 35 22 27 25
Gần các nhà cung cấp 25 25 22 20
Cấu trúc thuế 15 12 10 14
Chất lượng cuộc sống 10 7 8 9
Điều kiện khí hậu 5 3 3 4
Câu hỏi: theo như hệ thống đánh giá yếu tố và các địa điểm đã được cung
cấp bởi nhóm định vị địa điểm, vị trí nào sẽ là sự lựa chọn tốt nhất?
Bài tập 7
Giả sử công ty dược phẩm của Mỹ (US.Pharmaceutical Company) có 4 nhà
máy cung cấp các kho cho 4 KH chính và ban quản lý cần xác định lộ trình chuyển
hàng chi phí tối thiểu cho sản lượng hàng tháng đến các KH này. Nhà máy cung
cấp nhu cầu kho, chi phí vận chuyển cho mỗi trường hợp của những viên thuốc
được cho như sau:
Chi phí vận chuyển/thùng ($)
Đến
Nhà máy Cung Kho Cầu
Từ St. Los
Columbus Denver
Louis Angeles
Indianapolis 15 Columbus 10 Indianapolis 25 35 36 60
Phoenix 6 St. Louis 12 Phoenix 55 30 25 25
New York 14 Denver 15 New York 40 50 80 90
Los
Atlanta 11 9 Atlanta 30 40 66 75
Angeles

Bạn hãy giúp ban quản lý công ty ra quyết định.


Bài tập 8:

ThS. Nguyễn Thị Bình 2


Bài tập Quản trị sản xuất
Một công ty sản xuất một loại sản phẩm X phải cân nhắc giữa 3 địa điểm
A,B,C để thành lập phân xưởng. Biết định phí hàng năm của địa điểm A là
30.000USD, B:60.000USD, C là:110.000USD và biến phí cho 1 đơn vị sản phẩm ở
từng địa điểm lần lượt là 75USD, 45USD, 25USD
a/ Biểu diễn đồ thị của hàm chi phí ở các địa phương trên cùng 1 hệ trục tọa
độ
b/ hãy chọn địa phương kinh tế nhất để sx với klượng là 2000sp
c/ số tiền lãi mong đợi hàng năm là bao nhiêu tại mức sx 2000sp? Biết thêm
rằng giá bán mong đợi nhất của mỗi sp là 120USD
Bài tập 9:
Công ty X có 4 kho hàng A, B, C, D để phân phối cho 5 địa điểm 1, 2, 3, 4, và
5. Chi phí vận chuyển 1 tấn sp và năng lực cung cấp của từng kho hàng được cho
như bên dưới. Bạn hãy tìm phương án phân phối và vận chuyển sao cho tổng chi
phí vận chuyển là nhỏ nhất.
Chi phí vận chuyển 1 tấn sản phẩm
Kho hàng Năng lực
1 2 3 4 5
A 5 1 4 6 7 5
B 3 4 2 7 8 15
C 4 3 1 7 9 20
D 6 5 4 9 11 30
Nhu cầu 10 10 10 20 20

Bài tập 10:


Công ty X hiện có 2 cơ sở sản xuất đặt tại địa điểm A và B. Sản phẩm của 2
cơ sở sản xuất chủ yếu cung cấp cho 3 địa điểm I, II và III. Do nhu cầu thị trường
ngày càng gia tăng nên công ty quyết định sẽ xây dựng thêm 1 cơ sở sản xuất nữa
tại địa điểm C hoặc D. Biết chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển từ cơ sở sx đến
từng nơi tiêu thụ như sau:
Cơ sở sx CP sx CP vận chuyển (Trđ/tấn) Sản lượng
Trđ/tấn I II III (Tấn/ngày)
Hiện có A 8,2 0,8 0,6 0,9 18
B 7,3 1,0 1,1 1,4 26
Dự kiến C 7,4 0,9 1,1 1,2 10
D 7,0 1,3 1,2 1,0 10
Nhu cầu (Tấn/ngày) 12 14 28
Hãy cho biết địa điểm C hay D được chọn để xây dựng cơ sở mới?
Bài tập 11
E-Education là 1 công ty mới khởi nghiệp, phát triển và tiếp thị các khóa học
MBA trên Internet. Công ty hiện đang tọa lạc tại Chicago và có 150 nhân viên. Hiện

ThS. Nguyễn Thị Bình 2


Bài tập Quản trị sản xuất
nay công ty đang tăng trưởng mạnh nên công ty có nhu cầu mở rộng không gian
văn phòng làm việc. Công ty có lựa chọn là thuê thêm không gian tại ngay nơi họ
đang làm việc ở Chicago trong 2 năm tới, nhưng sau đó họ phải di chuyển tới tòa
nhà mới. Một sự lựa chọn khác mà công ty đang cân nhắc là di chuyển toàn bộ
hoạt động của mình tới thị trấn nhỏ tại Midwest ngay. Lựa chọn thứ 3 là công ty
thuê ngay 1 tòa nhà mới ở Chicago. Nếu công ty lựa chọn phương án 1 thì sau khi
hết năm thứ 2, công ty phải thuê 1 tòa nhà mới ở Chicago hoặc di chuyển về thị
trấn nhỏ tại Midwest.
Một vài thông tin thêm về các phương án và tình hình hiện tại:
1. Công ty có khả năng tồn tại là 75% trong 2 năm tới.
2. Thuê thêm không gian văn phòng tại chỗ làm hiện tại ở Chicago trong 2
năm sẽ tốn 750.000 $/năm.
3. Di chuyển toàn bộ hoạt động tới thị trấn nhỏ ở Midwest sẽ tốn 1 triệu $.
Chi phí thuê văn phòng tại đây chỉ tốn 500.000 $/năm.
4. Di chuyển tới tòa nhà mới tại Chicago tốn hết 200.000$ và thuê văn phòng
làm việc tại đây tốn 650.000 $/năm.
5. Công ty có thể hủy việc thuê văn phòng bất cứ lúc nào.
6. Công ty sẽ xây riêng tòa nhà cho mình, nếu họ tồn tại sau 5 năm
7. Giả sử mọi chi phí khác và doanh thu là như nhau, cho dù công ty tọa lạc
tại đâu.
Câu hỏi: theo bạn công ty E-Education nên làm gì?
Bài tập 12
Công ty A liên doanh với công ty xi măng B để lập 1 nhà máy sx xi măng.
Công ty A đang cân nhắc việc lựa chọn giữa 2 địa điểm X và Y. Sau quá trình điều
tra, nghiên cứu, các chuyên gia đánh giá các nhân tố như sau:
Điểm số
Yếu tố Trọng số
X Y
Nguyên liệu 0,3 75 60
Thị trường 0,25 70 60
Lao động 0,2 75 55
Năng suất lao động 0,15 60 90
Văn hóa xã hội 0,1 50 70
Câu hỏi: Bạn hãy giúp công ty trong việc ra quyết định trên.
Bài tập 13
Giả sử công ty hiện có 3 nhà máy A, B, C sx ra hàng cùng loại và cung cấp
cho 4 địa điểm tiêu thụ 1, 2, 3, 4 với số lượng SP của từng địa điểm mua bán và
chi phí vận chuyển trên 1 đơn vị SP được cho như bảng bên dưới. Bạn hãy tìm
phương án phân phối SP tối ưu cho công ty.

ThS. Nguyễn Thị Bình 2


Bài tập Quản trị sản xuất

Chi phí vận chuyển 1 tấn sản phẩm


Nhà máy Năng lực
1 2 3 4
A 10 2 20 11 15
B 12 7 9 20 25
C 2 14 16 18 5
Nhu cầu 5 15 15 10

ThS. Nguyễn Thị Bình 2


Bài tập Quản trị sản xuất
CHƯƠNG 5 – Chiến lược hoạch định tổng hợp
Ví dụ
Một nhà sx đã dự đoán SP chủ yếu của mình qua bảng bên dưới. Nhu cầu
hàng ngày được ước tính bằng cách chia số cầu mong đợi cho số ngày trong mỗi
tháng.
Nhu cầu dự Số ngày SX Nhu cầu từng
Tháng
báo trong tháng ngày
1 900 22 41
2 700 18 39
3 800 21 38
4 1.200 21 57
5 1.500 22 68
6 1.100 20 55
Cộng 6.200 124
Các chi phí được cho dưới bảng sau:
Các chi phí Đơn giá
Chi phí thực hiện dự trữ 5 $/sp/1 tháng
Chi phí lao động thường xuyên 5 $/giờ (40 $/ngày)
Chi phí lao động ngoài giờ 7 $/giờ
Chi phí khi mức sx tăng (huấn luyện, thuê mướn) 10 $/sp
Chi phí hợp đồng phụ 10 $/sp
Chi phí sa thải lao động 15 $/sp
Số giờ để sx 1đvsp 1,6h/sp
Giả định tháng 1 khối lượng dự trữ bằng 0 và dự trữ cuối cùng cũng bằng
không. Yêu cầu: bạn hãy xác định các phương án chiến lược và chọn phương án
chiến lược hợp lý.
Bài tập 1:
Tại 1 XN nhu cầu về tiêu thụ sp A đã được dự báo như sau
Tháng Nhu cầu dự báo Số ngày SX trong Nhu cầu từng
tháng ngày

1 800 20 40
2 540 18 30
3 600 22 28
4 1360 22 62
5 1290 20 64,5
Cộng 4590 102

ThS. Nguyễn Thị Bình 2


Bài tập Quản trị sản xuất
Các chi phí được cho dưới bảng sau:
Các chi phí Đơn giá
Chi phí thực hiện dự trữ 10.000đ/sp/1 tháng
Chi phí lao động thường 5.000đ/h
xuyên
Chi phí lao động ngoài giờ 10.000đ/h
Chi phí đào tạo huấn luyện 10.000đ/h
Chi phí thuê hợp đồng ngoài 15.000đ/sp
Chi phí sa thải lao động 8.000đ/sp
Số giờ để sx 1đvsp 2,5h/đvsp
Yêu cầu: bạn hãy xác định các phương án chiến lược và chọn phương án
chiến lược hợp lý
Bài tập 2:
Nhu cầu và mức sản xuất của nhà máy điện cơ VinaPro trong 6 tháng đầu
năm 2015 như sau:
THÁNG NHU CẦU MỨC SẢN XUẤT
1 600 500
2 400 400
3 300 400
4 700 600
5 600 600
6 500 600
Nếu không có tồn kho đầu kỳ, hãy tính:
 Mức tồn kho trung bình cho mỗi tháng?
 Có bị thiếu hàng không, nếu có là bao nhiêu và ở vào tháng nào?
 Mức tồn kho cuối kỳ là bao nhiêu?
Bài tập 3.
Doanh nghiệp Sơn Á Đông có nhu cầu tiêu thụ hàng tháng về sơn xây dựng
và các chi phí được cho như sau:
THÁNG NHU CẦU NGÀY SẢN XUẤT
1 9.000 20
2 6.880 16
3 6.000 16
4 10.120 22
5 11.880 24
Chi phí dự trữ: 1.000đ/SP/tháng.

ThS. Nguyễn Thị Bình 2


Bài tập Quản trị sản xuất
Tiền lương lao động trong giờ: 4.000đ/giờ. (1 công nhân sx ra 1 SP cần 2
giờ) và Chi phí làm ngoài giờ: 10.000đ/giờ.
Chi phí thuê hợp đồng phụ 12.000đ/sp.
Bạn hãy hoạch định tổng hợp nguồn lực và lựa chọn chiến lược hợp lý?
Bài tập 4.
Công ty cao su Phước Long – Bình Phước có lập bảng dự báo nhu cầu 6
tháng về lốp xe gắn máy và các chi phí được cho như sau:
- Chi phí dự trữ 1.000đ/sp/tháng.
- Chi phí làm ngoài giờ: 7.000đ/giờ.
- Mức lương trung bình: 5000đ/giờ (40.000đ/ngày)
- Số giờ công để sx 1 lốp xe gắn máy: 1.6giờ/1 đv.
- Số công nhân là 8 người.
THÁNG NHU CẦU SỐ NGÀY SẢN XUẤT
1 880 22
2 738 18
3 882 21
4 1197 21
5 1496 22
6 1100 20
Bạn hãy hoạch định tổng hợp bằng chiến lược tăng ca và tình chi phí của
chiến lược?
Bài tập 5
Công ty TNHH sơn Nippon Việt Nam có dự báo nhu cầu và khả năng sản
xuất trong năm 2015 như sau:
CHỈ TIÊU QUÍ CÁC CHI PHÍ
1 2 3 TƯƠNG ỨNG

Nhu Cầu 550 800 1.200


Khả năng sản xuất 700 750 1.050
Bình thường 450 450 750 10.000đ/hộp
Vượt giờ 50 100 100 20.000đ/hộp
Thuê hợp đồng phụ 200 200 200 30.000đ/hộp
Dự trữ ban đầu 100 5.000đ/hộp/quý
Câu hỏi: bạn hãy hoạch định tổng hợp nguồn lực và lựa chọn chiến lược hợp
lý?
Bài tập 6.
Công ty TNHH may Phương Nam đã dự báo nhu cầu tiêu thụ áo sơ mi nam
như sau:

ThS. Nguyễn Thị Bình 2


Bài tập Quản trị sản xuất
THÁNG NHU CẦU SỐ NGÀY SẢN XUẤT
1 660 22
2 594 18
3 500 20
4 748 22
5 660 20
Biết rằng các chi phí được tính như sau:
- Số giờ công để sản xuất 1 sản phẩm là 1.6giờ/sp.
- Lao động thường xuyên: 6.000đ/giờ.
- Chi phí tồn kho:2000đ/sp/tháng.
- Chi phí vượt giờ:8.000đ/giờ.
- Chi phí hợp đồng bên ngoài là 10.000đ/sp.
Bạn hãy hoạch định tổng hợp nguồn nhân lực và lựa chọn chiến lược hợp
lý? Biết lượng tồn kho tháng 12 năm trước chuyển sang tháng 1 là 200 SP
Bài tập 7:
Theo tài liệu sau đây, bạn hãy xây dựng chiến lược hoạch định tổng thể:
1. Nhu cầu 1 loại vật tư qua các tháng như sau (đvsp):
Tháng 1 2 3 4 5 6
Nhu cầu 250 200 300 250 50 150
2. Cho các loại thông tin sau:
- Chi phí tồn kho: 10.000đ/sp/tháng
- Định mức thời gian lao động hao phí cho 1 đơn vị sp là 15h
- Mức trả lương trong giờ: 2.000đ/h
- Mức trả lương ngoài giờ: 3.000đ/h
- Chi phí hợp đồng phụ: 60.000đ/sp
- Chi phí đào tạo: 5.000đ/sp
- Chi phí sa thải: 4.000đ/sp
- Lượng tồn kho tháng 12 năm trước chuyển sang tháng 1 là 200 SP
- Mức sản xuất tháng 12 năm trước là 200 SP
Bài tập 8.
Tại 1 XN sx SP A có nhu cầu sx từ 1/1/2015 đến 30/7/2015 như sau, xác
định chi phí 4 chiến lược cơ bản
Tháng 1 2 3 4 5 6 7
Nhu cầu (sp) 1200 1550 1800 1000 1500 1800 2000
Mức sx tháng 12 năm trước: 1000 sp/tháng
Lượng tồn kho dự trữ của tháng 12 năm trước chuyển sang là 300 sp
Chi phí tồn kho: 30 đ/đv/tháng
CP sx trong giờ: 200đ/đv

ThS. Nguyễn Thị Bình 2


Bài tập Quản trị sản xuất
CP sx ngoài giờ: 300đ/đv
Chi phí thuê mướn công nhân: 6000đ/100đv
Chi phí sa thải công nhân: 5000đ/100đv
Chi phí hợp đồng phụ: 400đ/đv
Câu hỏi: Bạn hãy hoạch định tổng hợp nguồn nhân lực và lựa chọn chiến
lược hợp lý?
Bài tập 9
Một cơ sở sx lốp xe đạp dự đoán nhu cầu tiêu thụ SP trong tháng tới, căn
cứ vào nguồn nguyên liệu và năng lực sx của xí nghiệp. Cơ sở này xác định số
ngày sx trong mỗi tháng như sau:
Tháng 1 2 3 4 5 6 Tổng
Nhu cầu 1.200 900 1.000 1.200 1.200 1.500 7.000
Số ngày sx 25 20 21 22 26 26 140
Biết các thông tin về chi phí như sau:
- Chi phí tồn trữ hàng hóa là 5.000 đồng/SP/tháng.
- Chi phí thực hiện hợp đồng phụ là 10.000 đồng/SP.
- Mức lương trung bình làm việc trong thời gian quy định là 5.000 đồng/giờ.
- Mức lương công nhân làm việc thêm giờ là 7.000 đồng/giờ.
- Thời gian hao phí lao động cần thiết để tạo ra 1 SP mất 1,4 giờ.
- Chi phí khi mức sx tăng thêm (chi phí huấn luyện, thuê thêm công nhân...)
là 7.000 đồng/SP tăng thêm.
- Chi phí khi mức sx giảm (sa thải công nhân) là 8.000 đồng/SP giảm.
Câu hỏi: Bạn hãy lập kế hoạch sx để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của KH trong
6 tháng tới sao cho tổng chi phí phát sinh là thấp nhất.
Bài tập 10
Một công ty sx 2 loại SP X và Y bán trên thị trường, để thuận lợi cho việc tổ
chức sx của công ty trong 6 tháng đầu năm, ông giám đốc công ty quyết định
nghiên cứu thị trường và xác định được khả năng tiêu thụ 2 loại SP này như sau:
(ĐVT: sản phẩm)
Sản Tháng
phẩm 1 2 3 4 5 6
X 5.500 5.100 4.800 4.900 5.000 5.000
Y 3.600 3.800 3.000 2.800 3.100 3.500
Qua tính toán, công ty ước tính các khoản chi phí như sau:
- Hao phí thời gian trung bình để sx ra 1 SP X mất 20 phút và SP Y mất 30
phút.
- Tiền lương công nhân tính theo thời gian, mỗi công nhân sx trong giờ là
8.0 đồng/giờ, nếu làm việc thêm giờ thì tiền lương bằng 1,3 lần lương sx trong
giờ.

ThS. Nguyễn Thị Bình 2


Bài tập Quản trị sản xuất
- Công ty có 18 công nhân làm việc mỗi tháng 22 ngày (trong đó khả năng sx
SP X chiếm 50% năng lực). Họ có đủ khả năng sx thêm giờ để đáp ứng nhu cầu
KH.
- Hiện tại lượng hàng tồn kho của tháng 12 năm trước để lại đối với SP X là
800 SP và SP Y là 500 SP
Chính sách của công ty là muốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu và có chủ trương
không để cho thiếu hụt hàng hóa xảy ra.
Ông giám đốc vạch ra 2 phương án:
- Phương án 1: công ty giữ mức sx cố định hàng tháng bằng với năng lực sx
thực tế của xí nghiệp. Biết chi phí bảo quản hàng tồn kho SP X là 2.500
đồng/SP/tháng và SP Y là 2.000 đồng/SP/tháng.
- Phương án 2: công ty muốn sx đáp ứng theo nhu cầu của thị trường, khi
nhu cầu giảm xuống thì không được sa thải công nhân, nhưng được phép có thời
gian rỗi (tạm nghỉ việc), mỗi giờ rỗi việc công nhân được hưởng 60% lương chính
thức.
Câu hỏi: bạn hãy lập biểu tính toán để giúp công ty xác định phương án
thực hiện có lợi nhất.

ThS. Nguyễn Thị Bình 2


Bài tập Quản trị sản xuất
CHƯƠNG 6 - LẬP LỊCH TRÌNH SX

Ví dụ minh họa 1:
Có 5 công việc sẽ được thực hiện trên 1 máy có thời gian sx và giao hàng
được cho như bảng sau:

Công việc Thời gian SX (ngày) Thời điểm giao hàng

A 6 Ngày thứ 8
B 2 Ngày thứ 6
C 8 Ngày thứ 18
D 3 Ngày thứ 15
E 9 Ngày thứ 23
Bạn hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc theo 4 nguyên tắc phổ biến: FCFS,
EDD, SPT và LPT? Hãy cho biết nguyên tắc nào là tốt nhất?
Ví dụ 1:
Một đội thi công có 5 hợp đồng ký kết với khách hàng về các công trình xây
dựng như sau: Hãy chọn lựa phương thức xếp theo thứ tự ưu tiên các công việc
thích hợp theo 4 nguyên tắc phổ biến (FCFS, EDD, SPT và LPT).
Công việc Thời gian xây dựng ngày Thời gian hoàn thành theo hợp đồng ngày
A 2 3
B 4 2
C 1 5
D 5 1
E 3 4
Ví dụ 2:
Có 5 công việc được thực hiện bằng 2 máy: máy khoan và máy tiện. Thời gian
thực hiện mỗi công việc trên mỗi máy được cho như bảng bên dưới. Đơn vị tính
toán: giờ. Hỏi nên sắp xếp thứ tự công việc như thế nào?
Thời gian thực hiện các công việc
Công việc Máy khoan Máy tiện
A 5 2
B 3 6
C 8 4
D 10 7
E 7 12

ThS. Nguyễn Thị Bình 3


Bài tập Quản trị sản xuất
Ví dụ 3:
Có 5 công việc được thực hiện bằng 2 máy. Thời gian thực hiện mỗi công việc
trên mỗi máy được cho như bảng bên dưới. Đơn vị tính toán: giờ. Hỏi nên sắp xếp
thứ tự công việc như thế nào?
Thời gian thực hiện trên Thời gian thực hiện trên
Công việc
máy 1 máy 2
A 30 40
B 50 20
C 90 70
D 10 20
E 20 30
Ví dụ 4:
Có 5 công việc được thực hiện theo thứ tự từ máy 1  máy 2  máy 3. Thời
gian thực hiện mỗi công việc trên mỗi máy được cho như bảng bên dưới. Đơn vị
tính toán: giờ. Hỏi nên sắp xếp thứ tự công việc như thế nào?
Thời gian thực hiện
Công việc
Máy I Máy II Máy III
A 13 5 9
B 5 3 7
C 6 4 5
D 7 2 6
Ví dụ 5:
Có 3 công việc R-34, S66 , T50 và có 3 máy A, B, C. Mỗi công việc chỉ cần
thực hiện trên 1 máy và các máy có tính năng thay thế lẫn nhau. Chi phí công
việc thực hiện trên các máy được cho như bảng bên dưới (ĐVT: $). Hãy tìm
phương án bố trí các công việc trên các máy sao cho tổng chi phí là nhỏ nhất?
Máy
Máy A Máy B Máy C
Công việc
R – 34 11 14 6
S – 66 8 10 11
T – 50 9 12 7
Ví dụ 6
Có 3 lao động A, B,C được phân công làm 3 việc X,Y,Z (mỗi công nhân phụ
trách 1 công việc) với thời gian hao phí như sau:

ThS. Nguyễn Thị Bình 3


Bài tập Quản trị sản xuất
Công việc
X Y Z
Lao động
A 17 21 5
B 15 7 23
C 19 29 9
Tìm phương án phân công công việc cho các công nhân sao cho tổng thời
gian làm việc nhỏ nhất.
Ví dụ 7
Tại 1 phân xưởng có 4 công việc A, B, C, D có thể bố trí trên các máy I, II, IV
với thời gian thực hiện các công việc được cho theo bảng sau. (ĐVT: giờ). Hãy bố
trí các công việc trên các máy sao cho: Tổng thời gian thực hiện chúng là min và
Thời gian thực hiện mỗi công việc < 110 giờ
Máy
I II III IV
Công việc
A 70 100 110 130
B 40 110 140 80
C 30 50 90 45
D 60 30 50 70
Ví dụ 8
Công ty A sau khi nghiên cứu, tính toán về xây dựng cảng biển đã lập được
bảng như sau:

Đv thời gian: tháng


CV Nội dung a m b ta Trình tự
A1 Làm cảng tạm Bắt đầu ngay
1 2 3 2

A2 Làm đường ô tô Bắt đầu ngay


0,5 1 1,5 1

A3 Chở thiết bị cảng Bắt đầu ngay


4 5 6 5

A4 Đặt đường sắt 1 2 3 2 Sau A1, A2


A5 Làm cảng chính 5 6 7 6 Sau A1
A6 Làm nhà, xưởng, Sau A1
kho 2 3 4 3

A7 Lắp đặt thiết bị cảng 3 4 5 4 Sau A3, A5

ThS. Nguyễn Thị Bình 3


Bài tập Quản trị sản xuất

Ví dụ 9
Công ty luyện cán thép General Foundry được ủy ban bảo vệ môi trường
thông báo trong thời hạn 12 tuần lễ công ty phải lắp đặt xong hệ thống khói thải
chống ô nhiểm môi trường, nếu không công ty buộc phải đóng cửa. Công ty đã
lên kế hoạch gồm các công việc trình tự như trong bảng:

Đơn vị thời gian:Tuần

CV Nội dung a m b tA Trình tự


A1 Chế tạo hệ thống xử lý 1 2 3 2 Bắt đầu ngay

A2 Sửa lại nền nhà và mái nhà 2 3 4 3 Bắt đầu ngay

A3 Làm dàn giáo 1 2 3 2 Sau A1

A4 Đổ bê tông,lắp bộ khung 2 4 6 4 Sau A2


A5 Làm lò nung nhiệt độ cao 1 4 7 4 Sau A3
A6 Lắp hệ thống kiểm tra 1 2 9 3 Sau A3
A7 Lắp hệ thống xử lý 3 4 11 5 Sau A4, A5
A8 Chạy thử và kiểm tra 1 2 3 2 Sau A6, A7
Bạn hãy lập sơ đồ PERT và cho biết có khả năng hoàn thành theo lệnh của ủy
ban môi trường hay không? Nếu không thì hãy tìm cách rút ngắn thời gian để hoàn
thành lệnh của ủy ban môi trường. Biết rằng chi phí nếu rút ngắn được cho như
trong bảng sau.

Thời gian hoàn thành (tuần) Chi phí (USD)


CV
Bình
Rút còn Khả năng rút được Bình thường Khi rút
thường
A1 2 1 1 22 23
A2 3 1 2 30 34
A3 2 1 1 26 27
A4 4 3 1 48 49
A5 4 2 2 56 58
A6 3 2 1 30 30,5
A7 5 2 3 80 86
A8 2 1 1 16 19
Bài tập 1

ThS. Nguyễn Thị Bình 3


Bài tập Quản trị sản xuất
Mike Morales là quản trị viên của Legal Copy-Express, 1 Công ty cung cấp
dịch vụ sao lưu cho các công ty luật vùng trung tâm Los Angeles. 5 KH đặt đơn
hàng của họ vào đầu tuần.
Tất cả các đơn hàng đều được yêu cầu sử dụng 1 máy sao lưu màu duy nhất.
Do đó, Mike cần quyết định thứ tự xử lý 5 đơn hàng này. Bạn hãy áp dụng 6
nguyên tắc FCFS, SPT, EDD, STR, LCFS và Random để tư vấn cho Mike trong
việc đưa ra quyết định của mình. Biết rằng, dữ liệu về lịch trình cụ thể như sau:
Công việc (theo thứ tự Thời gian thực hiện Ngày đến hạn (số ngày
tiếp nhận) (ngày) còn lại)
A 3 5
B 4 6
C 2 7
D 6 9
E 1 2
Bài tập 2
Tại 1 công ty có 3 công việc được đặt hàng như bảng sau. Giả sử thời điểm
chúng ta đang xét là ngày 3/2/04.
Công Thời điểm giao Công việc còn lại tính theo
việc hàng ngày
A 8/2/04 4
B 6/2/04 5
C 5/2/04 2
Bạn hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên các công việc nói trên
Bài tập 3
Công việc được thực hiện tuần tự từ Máy1 -> Máy 2 (do quy trình sản xuất yêu
cầu). Hãy sắp xếp thứ tự các công việc sao cho tổng thời gian hoàn thành các
công việc nhỏ nhất.
Thời gian thực hiện công việc (giờ)
Công việc
Máy 1 Máy 2
A 10 12
B 14 13
C 16 15
D 17 16
E 19 30
Bài tập 4
Công việc được thực hiện tuần tự từ Máy1 -> Máy 2 (do quy trình sản xuất
yêu cầu). Hãy sắp xếp thứ tự các công việc sao cho tổng thời gian hoàn thành các
công việc nhỏ nhất.

ThS. Nguyễn Thị Bình 3


Bài tập Quản trị sản xuất

Thời gian thực hiện công việc (giờ)


Công việc
Máy 1 Máy 2
A 3 2
B 6 8
C 5 6
D 7 4
Bài tập 5
Các công việc sau đây được gia công 1 cách tuần tự trên 3 máy. Bạn hãy
phân công công việc cho các máy sao cho khoảng thời gian gia công là nhỏ nhất.
Thời gian thực hiện (giờ)
Công việc
Máy 1 Máy 2 Máy 3
A 7 5 8
B 7 4 8
C 8 2 14
D 12 6 11
E 11 5 10
Bài tập 6
Cô Yến Thu thư ký của công ty GENERAL có 5 văn bản phải đánh máy cho
Ban Giám Đốc, cụ thể như sau:
Đvt: giờ
Văn bản Thời gian đánh máy Thời điểm phải hoàn
thành theo yêu cầu
A 8 9
B 15 16
C 6 16
D 5 10
E 7 8
Hãy sắp xếp thứ tự đánh máy theo nguyên tắc EDD, SPT, LPT. Cô Yến Thu
sẽ chọn nguyên tắc nào?
Bài tập 7.
Mỗi ngày bệnh viện đa khoa Hồng Đức cần giặt bảy loại khăn khác nhau, bệnh
viện chỉ có 1 máy giặt và 1 máy sấy. Thời gian giặt và sấy trên 2 máy được tính
theo bảng sau: (Đvt: phút)

ThS. Nguyễn Thị Bình 3


Bài tập Quản trị sản xuất

Loại khăn Thời gian giặt Thời gian sấy


A 40 50
B 60 30
C 100 80
D 20 10
E 110 90
F 50 40
G 120 100
Câu hỏi:
a. Sắp xếp thứ tự thực hiện sao cho việc giặt và sấy bảy loại khăn hoàn thành
sớm nhất?
b. Thời gian trung bình cho giặt và sấy một khăn là bao nhiêu?
c. Nếu hàng ngày bắt đầu giặt lúc 9 giờ sáng thì khi nào giặt sấy xong?
Bài tập 8.
Có 5 kỹ sư tin học được phân công viết 5 phần của một chương trình kế toán.
Mỗi kỹ sư phụ trách một phần. Số giờ mà mỗi người có thể hoàn thành được cho
ở bảng sau: (ĐVT: giờ)
PHẦN CHƯƠNG TRÌNH
KỸ SƯ
I II III IV V
A 50 20 60 45 80
B 60 30 50 70 90
C 30 50 90 70 45
D 40 55 65 80 70
E 35 50 55 70 40
Bạn hãy đề xuất việc phân công như thế nào để thời gian hoàn thành chương
trình kế toán nhỏ nhất?
Bài tập 9
Một công ty may cần tuyển nhân viên quản lý cho 3 phân xưởng. Hiện nay
công ty nhận được 4 hồ sơ xin việc với kết quả phỏng vấn cho thấy không có sự
khác biệt đáng kể giữa các nhân viên về các yêu cầu mà công ty đưa ra. Tuy nhiên
mức tiền lương mà các ứng viên đề nghị khi làm tại các phân xưởng được cho ở
bảng dưới đây: (ĐVT: trđ/tháng). Bạn hãy giúp công ty may chọn ứng viên đối với
từng phân xưởng sao cho tổng chi phí tiền lương là nhỏ nhất.

ThS. Nguyễn Thị Bình 3


Bài tập Quản trị sản xuất

Phân xưởng
PX I PX II PX III
Nhân viên
LAN 4 4 4
HỒNG 6 4 5
HẠNH 5 4 3
HẢI 4 5 4
Bài tập 10
Phân xưởng cơ khí có 5 công nhân đảm nhận 5 công việc với số giờ khác
nhau và được cho ở bảng sau: (ĐVT: giờ)
Công việc
I II III IV V
Công nhân
Tuấn 90 85 40 80 95
Nhân 65 50 60 55 80
Phong 60 40 115 130 110
Cường 145 60 55 45 85
Khanh 30 75 125 50 40
Yêu cầu:
1. Bạn hãy giúp Quản đốc phân xưởng bố trí công nhân thực hiện các công
việc nói trên sao cho tổng thời gian thực hiện 5 công việc là nhỏ nhất?
2. Nếu bố trí công nhân Đức thay cho cho công nhân Tuấn với thời gian thực
hiện các công việc I, II, III, IV, V lần lượt là 75 giờ, 35 giờ, 85 giờ, 95 giờ và 45 giờ.
Hãy phân công công việc cho các công nhân để có tổng thời gian thực hiện 5 công
việc là nhỏ nhất?. Trong trường hợp này, công nhân nào sẽ không được bố trí
công việc?. Vì sao?.
Bài tập 11
Một Hợp tác xã vận chuyển có 5 hợp đồng. Tiền lời các xe khi thực hiện các
hợp đồng như sau: (ĐVT: 100.000 đ)
Hợp đồng
HĐ1 HĐ2 HĐ3 HĐ4 HĐ5
Xe
A 7 6 8 9 8
B 10 8 9 6 7
C 8 10 9 8 10
D 9 9 10 8 9

ThS. Nguyễn Thị Bình 3


Bài tập Quản trị sản xuất
E 8 7 6 7 6
Yêu cầu:
1. Hãy phân công nhiệm vụ cho các xe sao cho tổng tiền lời của hợp tác xã là
lớn nhất.
2. Hãy phân công nhiệm vụ cho các xe sao cho tổng tiền lời của hợp tác xã là
lớn nhất với điều kiện tiền lời cho các xe phải >700.000đ
3. Giả sử có thêm hợp đồng thứ 6 với mức tiền lời tương ứng là 10, 9, 8, 11,
10 (đvt 100.000đ) thì hợp tác xã nên từ chối hợp đồng nào để tổng tiền lời của hợp
tác xã là lớn nhất.
Bài tập 12
Một phân xưởng có 5 công nhân đảm nhận 5 công việc với số giờ khác nhau và
được cho ở bảng sau: (ĐVT: giờ)
Công việc Thời gian thực hiện (giờ)
Công nhân
I II III IV V

A 35 50 55 70 40
B 40 55 65 80 70
C 30 50 90 70 45
D 60 45 50 70 90
E 50 30 65 45 80
Yêu cầu:
a/ Hãy phân công các công nhân thực hiện các công việc sao cho tổng thời
gian thực hiện các công việc nhỏ nhất.
b/ Hãy phân công các công nhân thực hiện các công việc với điều kiện thời
gian từng công nhân thực hiện công việc nhỏ hơn 65 giờ.
Bài tập 13
Để lắp đặt hệ thống điện cho một khu nhà chung cư, người ta đã lập được
bảng sau:
ĐVT: ngày
Công việc a m b Trình tự
A1 4 6 8 Bắt đầu ngay
A2 3 4 5 Bắt đầu ngay
A3 1 2 3 Bắt đầu ngay
A4 6 7 8 Sau A3
A5 2 4 6 Sau A2, A4
A6 6 10 14 Sau A1, A5
A7 2 3 4 Sau A1, A5
A8 3 6 9 Sau A6
A9 11 12 19 Sau A7

ThS. Nguyễn Thị Bình 3


Bài tập Quản trị sản xuất
A10 12 16 20 Sau A3
A11 2 4 6 Sau A8, A9
Yêu cầu:
1. Hãy biểu diễn dự án trên theo sơ đồ Gantt (từ trái qua phải)
2. Dùng sơ đồ Pert để biểu diễn dự án mắc hệ thống điện trên.
3. Xác định các sự kiện găng.
4. Xác định các công việc găng.
5. Xác định đường găng và thời gian hoàn thành hệ thống điện.
Bài tập 14
Bảng dưới đây cho ta công việc, thứ tự ưu tiên và thời gian để hoàn thành dự
án.
Thời gian thực hiện ( tuần) Chi phí thực hiện (USD)
Công Công việc
việc ngay trước đó Bình Khi làm nhanh Bình Khi làm nhanh
thường thường
A Bắt đầu ngay 5 4 100 110
B Bắt đầu ngay 4 4 180
C A 8 6 200 260
D A 9 7 150 190
E B 11 8 90 120
F C 7 7 160
G C, D 8 5 170 215
H E 6 6 110
Yêu cầu:
1. Hãy biểu diễn dự án trên theo sơ đồ Gantt (từ trái qua phải).
2. Dùng sơ đồ Pert để biểu diễn dự án trên.
3. Xác định các sự kiện găng.
4. Xác định các công việc găng.
5. Xác định đường găng và thời gian hoàn thành dự án.
6. Để cắt giảm thời gian hoàn thành dự án xuống 3 tuần, 5 tuần và 7 tuần thì
hoạt động nào có thể cắt giảm được và tổng chi phí thực hiện dự án tăng
thêm là bao nhiêu?
Bài tập 15
Kế hoạch hoạt động để thực hiện dự án xây dựng nhà máy năng lượng tại Đà
Lạt được cho ở bảng sau:

ThS. Nguyễn Thị Bình 3


Bài tập Quản trị sản xuất

Công Thời gian thực Chi phí thực hiện


Ký việc hiện ( tháng) (USD)
Hoạt động
hiệu trước Bình Khi làm Bình Khi làm
đó thường nhanh thường nhanh
Thiết kế nhà
A Không 13 10 80.000 95.000
máy
Chọn địa
B A 8 7 1.000 1.200
điểm
Chọn nhà
C A 4 4 500 -
máy
Chọn nhân
D A 3 3 800 -
sự
Chuẩn bị địa
E B 12 10 10.000 10.600
điểm
Sản xuất
F máy phát C 18 16 20.000 30.000
điện
Chuẩn bị
G quy trình C 5 5 1.000 -
hoạt động
Lắp đặt máy
H E, F 4 4 1.500 -
phát điện
Huấn luyện
I D, G 9 8 2.000 2.600
và vận hành
J Giấy phép H, I 11 6 500 3.000
Yêu cầu:
1. Hãy biểu diễn dự án trên theo sơ đồ Gantt (từ trái qua phải).
2. Dùng sơ đồ Pert để biểu diễn dự án trên.
3. Xác định các sự kiện găng.
4. Xác định các công việc găng.
5. Xác định đường găng và thời gian hoàn thành dự án.
6. Để cắt giảm thời gian hoàn thành dự án xuống 2 tháng, 3 tháng và 5
tháng thì hoạt động nào có thể cắt giảm được và tổng chi phí thực hiện dự án tăng
thêm cho từng trường hợp cụ thể là bao nhiêu?
Bài tập 16
Một dự án di chuyển nơi làm việc gồm 8 công việc được thiết kế như sau:

ThS. Nguyễn Thị Bình 4


Bài tập Quản trị sản xuất

Thời gian thực hiện (ngày) Chi phí cho 1


Công Sự kiện ngày tăng thêm
việc bắt đầu Bình thường Khi làm nhanh khi làm nhanh
(USD/ngày)
A Bắt đầu ngay 14 10 200
B Bắt đầu ngay 12 9 120
C Sau A, B 4 3 310
D Sau A, B 18 14 240
E Sau C 3 3 -
F Sau C 2 2 -
G Sau D 1 1 -
H Sau E, F, G 2 1 400
Yêu cầu:
a. Dùng sơ đồ PERT, GANTT biểu diễn tiến trình thực hiện dự án. Tính thời
gian hoàn thành dự án.
b. Tìm phương án tối ưu để giảm thời gian thực hiện dự án còn 32 ngày, còn
30 ngày, còn 26 ngày.
Bài tập 17
Một dự án gồm 8 công việc:
Thời gian thực hiện
Chi phí thực hiện (USD)
Sự kiện (ngày)
Công bắt đầu Bình Khi làm Bình Khi làm
việc
thường nhanh thường nhanh
A Làm ngay 30 25 1.500 2.100
B Sau A 50 40 900 2.100
C Sau A 40 25 2.400 3.000
D Sau A 50 40 1.700 2.700
E Sau B 30 10 1.200 4.400
F Sau C 35 15 3.100 5.200
G Sau D 60 40 4.300 5.700
H Sau E, F 45 20 800 3.300
Bạn hãy tìm phương án để giảm thời gian hoàn thành dự án còn 152 ngày,
130 ngày; 120 ngày; 110 ngày.
Bài tập 18 – mới

ThS. Nguyễn Thị Bình 4


Bài tập Quản trị sản xuất
Ở 1 phân xưởng có 4 công nhân A, B, C, D đủ điều kiện để thực hiện bất kì
công việc nào trong 4 công việc: 1, 2, 3, 4 tại phân xưởng. Ma trận sau đây thể
hiện chi phí (ĐVT: 1000$) để phân công các công nhân này vào các công việc. Bạn
hãy giúp phân xưởng phân công các công nhân để thực hiện các công việc sao
cho tổng chi phí nhỏ nhất và hãy cho biết tổng chi phí của phương án bạn đề xuất
là bao nhiêu?
Công việc
Công nhân
1 2 3 4
A 11 8 6 2
B 3 5 9 13
C 10 4 5 7
D 1 2 2 1

Bài tập 19
Cho biết những yêu cầu để thực hiện dự án, thời gian hoàn thành dự án bình
thường và rút ngắn thời gian, và chi phí tương ứng của 1 dự án xây dựng như sau:
Yêu cầu về thời gian (tuần) Yêu cầu về chi phí ($)
Công Công việc
việc trước đó Bình
Bình thường Khi làm nhanh Khi làm nhanh
thường
A - 4 2 10.000 11.000
B A 3 2 6.000 9.000
C A 2 1 4.000 6.000
D B 5 3 14.000 18.000
E B, C 1 1 9.000 9.000
F C 3 2 7.000 8.000
G E, F 4 2 13.000 25.000
H D, E 4 1 11.000 18.000
I H, G 6 5 20.000 29.000
Yêu cầu:
1. Hãy biểu diễn dự án trên theo sơ đồ Gantt (từ trái qua phải).
2. Dùng sơ đồ Pert để biểu diễn dự án trên.
3. Xác định các sự kiện găng
4. Xác định các công việc găng.
5. Xác định đường găng và thời gian hoàn thành dự án.
6. Để cắt giảm thời gian hoàn thành dự án xuống còn 3 tuần , hoạt động nào có
thể cắt giảm được và tổng chi phí thực hiện dự án lúc này là bao nhiêu?
Bài tập 20 – mới

ThS. Nguyễn Thị Bình 4


Bài tập Quản trị sản xuất
Tiếp theo bài tập 13, thời gian hoàn thành các công việc của dự án mắc hệ thống
điện trong điều kiện bình thường và rút ngắn thời gian, và chi phí tương ứng như
sau:

Công Yêu cầu về thời gian (ngày) Yêu cầu về chi phí ($)
việc Bình thường Khi làm nhanh Bình thường Khi làm nhanh
A1 6 3 100 700
A2 4 4 500 -
A3 2 2 300 -
A4 7 5 600 1.000
A5 4 3 200 500
A6 10 5 1.000 2.500
A7 3 3 900 -
A8 6 4 200 800
A9 13 10 800 1.100
A10 16 11 700 2.000
A11 4 3 900 1.000

Yêu cầu: Bạn hãy cho biết có khả năng rút ngắn thời gian hoàn thành hệ
thống điện cho khu nhà chung cư xuống 3 ngày, 5 ngày và 7 ngày hay không? Nếu
có thì các công việc nào sẽ được rút ngắn và tổng chi phí tăng thêm cho từng
trường hợp là bao nhiêu?
Bài tập 21
Một dự án gồm 8 công việc:

Thời gian thực hiện (ngày) Chi phí thực hiện (USD)
Sự kiện
Công bắt đầu
việc Bình thường Khi làm nhanh Bình thường Khi làm nhanh

A Làm ngay 10 8 1.500 1.700


B Sau A 13 11 900 1.200
C Sau A 8 8 800
D Sau B 11 8 1.700 2.300
E Sau B 9 9 1.200 -
F Sau C 7 6 1.100 1.500
G Sau D 10 8 900 1.500
H Sau E, F 8 7 800 1.300
Yêu cầu:

ThS. Nguyễn Thị Bình 4


Bài tập Quản trị sản xuất
1. Hãy biểu diễn dự án trên theo sơ đồ Gantt (từ trái qua phải).
2. Dùng sơ đồ Pert để biểu diễn dự án trên.
3. Xác định các sự kiện găng
4. Xác định các công việc găng.
5. Xác định đường găng và thời gian hoàn thành dự án.
6. Bạn hãy cho biết liệu có khả năng rút ngắn thời gian hoàn thành dự án
xuống 3 ngày, 5 ngày và 10 ngày hay không? Nếu có thì các công việc nào sẽ
được rút ngắn và tổng chi phí tăng thêm cho từng trường hợp là bao nhiêu?
Bài tập 22
Một phân xưởng sản xuất phải di chuyển nơi làm việc gồm 8 công việc được
thiết kế như sau:
Thời gian thực hiện (ngày) Chi phí cho 1
Công Sự kiện ngày tăng thêm
việc bắt đầu Bình thường Khi làm nhanh khi làm nhanh
(USD/ngày)
A Bắt đầu ngay 10 8 100
B Bắt đầu ngay 8 7 90
C Sau A 5 5 -
D Sau B 15 13 140
E Sau C 3 3 -
F Sau D 4 3 120
G Sau D 3 2 130
H Sau E, F 6 4 300
Yêu cầu:
1. Hãy biểu diễn dự án di chuyển phân xưởng sản xuất trên theo sơ đồ
Gantt (từ trái qua phải).
2. Dùng sơ đồ Pert để biểu diễn dự án trên.
3. Xác định các sự kiện găng
4. Xác định các công việc găng.
5. Xác định đường găng và thời gian hoàn thành dự án.
6. Bạn hãy cho biết liệu có khả năng rút ngắn thời gian hoàn thành dự án di
chuyển phân xưởng sản xuất xuống 3 ngày, 5 ngày và 7 ngày hay không? Nếu có
thì các công việc nào sẽ được rút ngắn và tổng chi phí tăng thêm cho từng trường
hợp là bao nhiêu?
Bài tập 23
Bảng dưới đây cho ta công việc, thứ tự ưu tiên và thời gian để hoàn thành 1
dự án xây dựng nhà máy sản xuất đồ gốm xuất khẩu của công ty XYZ.

ThS. Nguyễn Thị Bình 4


Bài tập Quản trị sản xuất

Chi phí thực hiện


Công việc Thời gian thực hiện ( tuần)
Công (triệu đồng)
ngay trước
việc Bình Khi làm Bình Khi làm
đó
thường nhanh thường nhanh
A Bắt đầu ngay 2 1 12 14
B Bắt đầu ngay 3 3 18 -
C A 5 3 13 19
D B 4 4 12 -
E C 8 5 20 65
F C 6 5 50 70
G F, D 4 4 30 -
H E, F 6 3 40 130
I H, G 1 1 15 -
Yêu cầu:
1. Hãy biểu diễn dự án trên theo sơ đồ Gantt (từ trái qua phải).
2. Dùng sơ đồ Pert để biểu diễn dự án trên.
3. Xác định các sự kiện găng
4. Xác định các công việc găng.
5. Xác định đường găng và thời gian hoàn thành dự án.
6. Bạn hãy cho biết liệu có khả năng rút ngắn thời gian hoàn thành dự án
xuống 3 tuần, 5 tuần và 8 tuần hay không? Nếu có thì các công việc nào sẽ được
rút ngắn và tổng chi phí tăng thêm cho từng trường hợp là bao nhiêu?
Bài tập 24
Kế hoạch hoạt động để thực hiện dự án xây dựng nhà máy Thủy điện tại tỉnh
Lâm Đồng được cho ở bảng bên dưới:
Yêu cầu:
1. Hãy biểu diễn dự án trên theo sơ đồ Gantt (từ trái qua phải).
2. Dùng sơ đồ Pert để biểu diễn dự án trên.
3. Xác định các sự kiện găng
4. Xác định các công việc găng.
5. Xác định đường găng và thời gian hoàn thành dự án.
Bạn hãy cho biết liệu có khả năng rút ngắn thời gian hoàn thành dự án xuống
3 tháng, 5 tháng và 7 tháng hay không? Nếu có thì các công việc nào sẽ được rút
ngắn và tổng chi phí tăng thêm cho từng trường hợp là bao nhiêu?

ThS. Nguyễn Thị Bình 4


Bài tập Quản trị sản xuất

Công Thời gian thực hiện Chi phí thực


Ký việc ( tháng) hiện (USD)
Hoạt động
hiệu trước Bình Khi làm Bình Khi làm
đó thường nhanh thường nhanh
Thiết kế nhà
A Không 10 8 20.000 40.000
máy

B Chọn địa điểm A 2 1 1.000 1.200

Giải phóng
C B 5 3 10.000 20.000
mặt bằng
D Đấu thầu B 1 1 300 -
Thi công Cửa
nhận nước và
E C, D 7 7 50.000 -
đầu đường
hầm
Thi công
F đường hầm C, D 15 13 80.000 110.000
dẫn nước
Thi công các
phần còn lại
của cụm nhà
G E, F 10 8 90.000 120.000
máy (hầm áp
lực, buồng
điều áp khí,...)
Sản xuất máy
H D 7 6 20.000 30.000
phát điện
Chuẩn bị quy
trình hoạt
I A 3 3 1.000 -
động và nhân
sự
Lắp đặt máy
J H,G 2 1 1.500 4.000
phát điện
Huấn luyện và
K I, J 3 2 2.000 3.000
vận hành

ThS. Nguyễn Thị Bình 4


Bài tập Quản trị sản xuất
Chương 7 – Quản trị hàng tồn kho
Ví dụ 1:
Một tiệm tạp hóa bán những hộp khăn giấy lụa, họ bán với giá 6 USD, khi
mua hàng họ mua với giá 3 USD. Những hộp nào không tiêu thụ được sẽ trả lại
cho người cung ứng, người cung ứng sẽ hoàn trả lại giá mua cho các hộp này
nhưng họ phải trừ đi 1 USD cho mỗi hộp về chi phí quản lý và tồn trữ mà họ phải
thực hiện. Hãy xác định lượng tồn kho tối ưu cho tiệm tạp hóa biết việc phân phối
xác suất của nhu cầu được cho như sau:
Nhu cầu 5 hộp 6 hộp 7 hộp
Xác suất xuất hiện 0,2 0,3 0,5
Ví dụ 2:
Anh An có 1 ki-ốt bán báo, trong thời gian qua số lượng các loại nhật báo
của ki-ốt anh luôn bị thừa (bán không hết) nên ảnh hưởng đến việc kinh doanh.
Anh xác định lượng nhật báo của ki-ốt mình bán ra hàng ngày ở mức thấp nhất là
1.0 tờ và bán được nhiều nhất là 1.600 tờ. Giá mua vào là 1.000 đ/tờ và bán ra
với giá 1.500 đ/tờ, nếu bán không được tờ nhật báo đó sẽ bị thiệt bại 300 đ/tờ ( đã
tận dụng bán giấy vụn). Hãy xác định mức đặt hàng là bao nhiêu để bán hết và đạt
lợi nhuận cao nhất.
Ví dụ 3:
Công ty C tồn kho hàng ngàn vale ống nước bán cho thợ ống nước, nhà
thầu và các nhà bán lẻ. Tổng giám đốc công ty lưu tâm đến việc có bao nhiêu tiền
để tiết kiệm được hàng năm nếu mô hình EOQ được dùng thay vì chính sách như
hiện nay của công ty. Ống ta bảo nhân viên phân tích tồn kho, lập bảng phân tích
của loại vật liệu này để thấy được việc tiết kiệm (nếu có) do việc áp dụng mô hình
EOQ.
Nhân viên phân tích lập các ước lượng sau đây từ những thông tin kế toán:
 Nhu cầu hàng năm: D = 10.000 vale/năm.
 Số lượng của 1 đơn đặt hàng hiện nay: Q = 400 vale/đơn hàng
 Chi phí tồn trữ: H = 0,4 trđ/vale/năm
 Chi phí đặt hàng: S = 5,5 trđ/đơn hàng.
 Thời gian làm việc trong năm là 250 ngày
 Thời gian chờ hàng về mất 3 ngày (kể từ khi đặt hàng đến khi nhận được
hàng): L = 3 ngày
Yêu cầu:
a. Ước lượng khoản tiết kiệm hàng năm nếu áp dụng mô hình EOQ
b. Khi nào cần đặt hàng lại
Ví dụ 4:
Tiếp theo ví dụ 3, công ty C có bộ phận sản xuất nên có thể sản xuất vale
này tại chỗ theo lô sản xuất, họ muốn nhập kho 1 cách từ từ vào nhà kho chính để
dùng. Mức sản xuất của công ty là P = 120 vale/ngày, nhu cầu tiêu thụ ngày là d =
40 vale/ngày. Ông giám đốc quan tâm đến việc này có ảnh hưởng thế nào đến
lượng đặt hàng và chi phí tồn kho hàng năm. Ông yêu cầu nhân viên phân tồn kho

ThS. Nguyễn Thị Bình 4


Bài tập Quản trị sản xuất
để thấy khoản tiết kiệm khi dùng mô hình này. Bạn hãy giúp người nhân viên phân
tích tồn kho.
Ví dụ 5:
Một công ty bán sỉ các mũi khoan tốc độ cao có nhu cầu hàng năm là 20.000
mũi khoan/năm, chi phí tồn trữ H = 20.000 đ/cái, chi phí đặt hàng S= 150.000 đ/1
lần đặt hàng, chi phí cho 1 đơn vị hàng để lại nơi cung ứng là 100.000 đ/cái/năm.
Hãy cho biết lượng đặt hàng kinh tế là bao nhiêu? Sản lượng để lại nơi cung ứng
là bao nhiêu?
Ví dụ 6:
Tiếp theo ví dụ 3 với chiết khấu theo số lượng cho công ty C, nhà cung cấp
vale (sản phẩm) đề nghị công ty C mua số lượng nhiều hơn so với hiện nay sẽ
được giảm giá như sau:
Sản lượng Đơn giá (trđ/vale)
1 – 399 2,2
400 – 699 2,0
 700 1,8
Ông giám đốc yêu cầu nhân viên phân tích tồn kho, nghiên cứu giá mới
dưới 2 giả thiết: đơn hàng được nhận ngay 1 lúc (mô hình EOQ) và đơn hàng
được nhận từ từ (mô hình POQ). Giả sử chi phí tồn trữ được ước tính là 20% giá
mua. Bạn hãy giúp nhân viên phân tích tồn kho này
Ví dụ 7:
Tại 1 công ty điểm đặt lại hàng là 50 đơn vị, chi phí tồn trữ cho mỗi đơn vị
tồn kho là 5 $/đơn vị/năm. Thiệt hại do thiếu hàng là 40$/đơn vị. Xác suất tính
cho nhu cầu tồn kho trong thời kỳ đặt hàng cho theo bảng dưới đây. Số lượng đơn
hàng tối ưu là 6. Hãy xác định lượng dự trữ an toàn mà công ty cần quyết định.
Số đơn vị hàng Xác suất xảy ra
30 0,2
40 0,2
50 điểm đặt hàng lại 0,3
60 0,2
70 0,1
Bài tập 1.
Một người bán lẻ loại hàng tươi sống dễ bị hư hỏng (nếu để quá 1 ngày thì
không thể tiêu thụ được), hàng hóa này mua vào với giá là 30.000 đ/kg và đang
bán ra với giá 60.000 đ/kg, nếu không tiêu thụ được trong ngày thì sẽ bị thiệt hại
(dù đã tận dụng) là 10.000 đ/kg. Theo bạn, người bán hàng này nên đặt hàng mỗi
ngày là bao nhiêu để bán hết và đạt lợi nhuận cao nhất. Biết rằng xác suất về nhu
cầu hàng ngày như sau:
Nhu cầu (kg/ngày) 14 15 16 17 18 19 20
Xác xuất xuất hiện nhu cầu 0,03 0,07 0,2 0,3 0,2 0,15 0,05
Bài tập 2

ThS. Nguyễn Thị Bình 4


Bài tập Quản trị sản xuất
Một khách sạn gần trường ĐH lấp đầy (hết chỗ) các phòng vào buổi tối trước
trận bóng. Lịch sử cho thấy khi khách sạn được lấp đầy chỗ, số lượng hủy ngang
vào phút cuối là có trung bình là 5 và độ lệch chuẩn là 3. Giá phòng trung bình là
80$. Khi khách sạn được cho đặt vượt mức và cuối cùng khách đến khiến không
đủ chỗ thì chính sách của khách sạn là tìm 1 phòng ở 1 khách sạn gần đó và trả
tiền phòng cho khách hàng. Điều này làm cho khách sạn tốn khoản 200$ vì phòng
đặt khẩn cấp như vậy thường rất đắt. Vì vậy theo bạn khách sạn nên cho phép đặt
chỗ vượt mức là bao nhiêu? Biết rằng xác xuất của số lượng hủy ngang như sau:
Số
chuyến
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
hủy
ngang
Xác xuất
xuất hiện
0,05 0,08 0,1 0,15 0,2 0,15 0,11 0,06 0,05 0,04 0,01

Bài tập 3.
Công ty VINAMIX sản xuất một loại linh kiện điện tử với năng suất là 400 linh
kiện/ngày. Nhu cầu hàng năm của linh kiện này là 90.000 linh kiện. Chi phí thực
hiện tồn kho là 20.000 đ/linh kiện/ năm. Chi phí đặt hàng là 400.000đ/1 đơn hàng.
Biết một năm có 250 ngày sản xuất.
Yêu cầu:
 Xác định số lượng đặt hàng tối ưu?
 Số lần đặt hàng tối ưu trong năm?
 Tổng chi phí về tồn kho hàng năm?
Bài tập 4.
Cơ sở Thịnh Phát sử dụng mỗi năm 48.000 bánh xe đồ chơi trẻ em. Cơ sở
có bộ phận tự làm lấy loại bành xe này với tốc độ 800 bánh xe mỗi ngày. Loại xe
đồ chơi này được lắp ráp đều đặn suốt cả năm. Chi phí trữ hàng là 1000đ mỗi
bánh xe cho mỗi năm. Chi phí đặt hàng là 48.000đ mỗi lần đặt. cơ sở này mỗi năm
làm việc 300 ngày. Hãy xác định số lượng đặt hàng tối ưu?
Bài tập 5.
Một công ty có nhu cầu 1.000.000 phụ tùng F/năm. Chi phí cho mỗi lần đặt
hàng là 4.000.000đ. Chi phí tồn trữ bảo quản bình quân 1 phụ tùng F là
5.000đ/năm. Biết rằng công ty mỗi năm làm việc 300 ngày.
Yêu cầu:
 Số lượng đặt hàng kinh tế của một lần đặt hàng?
 Số lần đặt hàng trong năm?
 Thời gian cách quãng giữa hai lần đặt hàng liên tiếp?
 Tổng chi phí của tồn kho hàng năm? Biết giá mua 1 phụ tùng F là 350.000
đ.
Bài tập 6
Công ty Vietronic Tân Bình dự kiến mua máy ghi hình với chi phí đặt hàng là
120 USD cho một lần đặt hàng và lượng hàng bán ra mỗi tháng là 400 máy. Công
ty KODAK đề nghị chính sách giá khi mua nhiều hàng như sau:

ThS. Nguyễn Thị Bình 4


Bài tập Quản trị sản xuất
Số lượng mua Giá bán mỗi đơn vị
1 – 99 350 USD
100 – 199 325 USD
200 đơn vị trở lên 300 USD
Nếu công ty Vietronic Tân Bình đề nghị tính chi phí tồn trữ = 10% giá mua thì
công ty nên đặt hàng bao nhiêu là tối ưu?
Bài tập 7
Một loại sản phẩm được đặt hàng một lần trong năm và thời điểm đặt lại
hàng nếu không có dự trữ an toàn là 100 đvSP. Chi phí thực hiện tồn kho là
10.000đ/đvSP/năm và chi phí thiệt hại do thiếu hàng gây ra là 50.000đ/đvSP. Xác
suất nhu cầu trong suốt thời kỳ đặt lại hàng là:
Số đơn vị hàng Xác suất xảy ra
30 0.1
50 0.2
100 0.4
150 0.2
200 0.1
Hãy tính mức dự trữ an toàn tối ưu?
Bài tập 8.
Công ty E.V chuyên mua bán máy tính tay cá nhân. Mỗi lần đặt hàng công ty
tốn chi phí là 4.500.000 đồng/đơn hàng. Chi phí tồn trữ hàng năm là 1.700.000
đồng/sản phẩm/năm. Các nhà quản trị hàng tồn kho của công ty ước lượng nhu
cầu hàng năm là 1.200 sản phẩm. Xác định lượng đặt hàng tối ưu để đạt tổng chi
phí tồn trữ là tối thiểu.
Bài tập 9
Một nhà sản xuất nhận được bảng báo giá về chi tiết X của nhà cung ứng
như sau:
Lượng đặt mua 1-199 200-599 trên 600
Đơn giá (đồng/chi tiết) 65.000 59.000 56.000
Biết mức sử dụng trung bình của chi tiết X hàng năm là 700 chi tiết, chi phí
tồn trữ là 14.000 đồng/chi tiết/năm và mỗi lần đặt hàng nhà sản xuất tốn một khoản
chi phí là 275.000 đồng. Hỏi nhà sản xuất nên phải đặt hàng là bao nhiêu để được
hưởng lợi ích nhiều nhất theo bảng chiết khấu trên.
Bài tập 10.
Một siêu thị có nhu cầu hàng năm về sản phẩm A là 40.000 sản phẩm. Chi
phí đặt hàng là 250.000 đồng/đơn hàng, không kể số lượng đặt hàng là bao
nhiêu; chi phí tồn trữ là 20% đơn giá sản phẩm. Sản phẩm A được cung cấp
với giá
100.000 đồng/sản phẩm. Hỏi người ta đặt hàng mỗi lần là bao nhiêu sản phẩm để
tối thiểu hóa tổng chi phí tồn kho?
Giả sử thời gian để thực hiện đơn hàng là 2 ngày, thời gian làm việc trong
năm là 250 ngày. Xác định điểm đặt hàng lại của sản phẩm trên?
ThS. Nguyễn Thị Bình 5
Bài tập Quản trị sản xuất
Bài tập 11.
Một công ty có nhu cầu sản xuất về sản phẩm C hàng năm là 5.000 sản
phẩm. Đơn giá của sản phẩm này là 100.000 đồng/sản phẩm và chi phí tồn trữ là
20% đơn giá của nó. Chi phí chuyển đổi sản xuất là 200.000 đồng cho mỗi lần
chuyển đổi lô sản xuất. Mức sản xuất hiện tại là 20.000 sản phẩm/năm. Hỏi, nên
sản xuất theo lô cỡ nào để tối thiểu hóa chi phí (mỗi năm làm việc 250 ngày).
Bài tập 12.
Nhà cung cấp dầu hỏa X gởi đến công ty Lửa Đỏ chuyên kinh doanh dầu
hỏa bảng giá chiết khấu như sau:
Lượng đặt mua (thùng) 1-999 1.000-2.999 trên 3.000
Đơn giá (1.000 đồng/thùng) 200 180 175
Nếu chi phí tồn trữ là 25% đơn giá và phải tốn 1 triệu đồng cho mỗi lần đặt
hàng, không kể số lượng đặt hàng mỗi lần là bao nhiêu. Theo bạn, công ty nên đặt
hàng mỗi lần bao nhiêu thùng để hưởng lợi ích do mức chiết khấu trên, nếu biết
nhu cầu hàng năm là 10.000 thùng.
Bài tập 13
Khách sạn Sao Đêm có chủ trương cung cấp cho KH của họ các hộp xà
bông tắm mỗi khi khách thuê phòng. Lượng sử dụng hàng năm của loại xà bông
tắm này là 2.000 hộp. Mỗi lần đặt hàng, khách sạn phải chịu chi phí là 10.000
đồng, bất kể số lượng đặt hàng mỗi lần là bao nhiêu. Có khoảng 5% lượng xà bông
bị thất thoát và hư hỏng mỗi năm do những điều kiện khác nhau, thêm vào đó
khách sạn còn chi khoản 15% đơn giá cho việc tồn trữ. Bạn hãy xác định lượng xà
bông tối ưu cho mỗi lần đặt hàng, nếu biết đơn giá mỗi hộp xà bông là 5.000 đồng.
Bài tập 14
Một nhà cung ứng khoai tây gửi bảng chào hàng cho nhà hàng X như sau:
Lượng đặt mua (kg) 1-299 300-499 trên 500
Đơn giá (đồng/kg) 2.000 1.500 1.000
Nhu cầu hiện tại của cửa hàng là 5 tấn/năm và được đặt hàng mỗi tuần là
100 kg ( nhà hàng mở cửa 50 tuần/năm). Chi phí đặt hàng (chủ yếu là cước điện
thoại) là 2.500 đồng cho mỗi lần đặt hàng, không phụ thuộc số lượng đặt hàng là
bao nhiêu. Chi phí tồn trữ ước lượng là 20% giá mua khoai tây.
Hỏi nhà hàng X nên đặt hàng là bao nhiêu để tối thiểu hóa chi phí tồn kho
(giả sử khoai tây không bị ảnh hưởng trong thời gian tồn trữ)
Bài tập 15
Nhu cầu hàng năm về loại sản phẩm A là 150.000 sản phẩm, chi phí đặt
hàng cho mỗi đơn hàng là 1 triệu đồng, chi phí cho việc tồn trữ hàng năm là 15%
đơn giá, mức sản xuất sản phẩm A là 600 sản phẩm/ngày và mức tiêu thụ là 300
sản phẩm/ngày. Nếu đơn vị nhận hàng từ 1-5.999 sản phẩm/đơn hàng thì bán giá
150.0 đồng/sản phẩm, nếu nhận hàng từ 6.000-9.999 sản phẩm/đơn hàng thì
bán giá 130.000 đồng/sản phẩm và nếu nhận hàng trên 10.000 sản phẩm/đơn
hàng thì bán giá 100.000 đồng/sản phẩm. Bạn hãy xác định lượng đặt hàng tối ưu
và tính tổng chi phí là bao nhiêu?

ThS. Nguyễn Thị Bình 5


Bài tập Quản trị sản xuất
Chương 8 – Hoạch định nhu cầu vật tư
Bài tập 1
Một công ty sx sp X nhận được 2 đơn hàng: 100sp vào tuần thứ 4 và 150 sp
vào tuần thứ 8. Mỗi sp gồm 2 chi tiết A và 4 chi tiết B. Chi tiết A được sx tại công ty
mất 2 tuần. Chi tiết B mua bên ngoài với thời gian cung ứng là 1 tuần. Việc lắp rắp
sp X hết 1 tuần. Lịch tiếp nhận B ở tuần đầu là 70 chi tiết. Hãy lập kế hoạch cung
ứng:
a. Để đáp ứng 2 đơn hàng
b. Trường hợp tiếp nhận hàng theo lô với cỡ mỗi lô nhập hàng là 320sp
loại A và 70 sp loại B
Bài tập 2

Xem các dữ liệu có liên quan đến bài toán định cỡ lô MRP như sau: chi phí
mỗi đơn vị là 25$, Chi phí thiếp lập đơn hàng là 100$, Chi phí tồn kho hàng năm là
20,8%. Nhu cầu về SP được cho như trong bảng bên dưới:
Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8
Nhu cầu 105 80 130 50 0 200 125 100
Yêu cầu: sử dụng 4 kỹ thuật định cỡ lô để đề nghị lịch MRP cho mỗi kỹ thuật.
Giả định rằng không có tồn kho ban đầu.
Bài tập 3
Một sản phẩm được cấu tạo bởi 1A, 2B, 1C. A cấu tạo bởi 2D và 3E; B bởi
1F, 3G; C bởi 2H; H bởi 2E. Thời gian để sản xuất và lắp ráp, cung cấp các chi tiết,
bộ phận được cho trong bảng. C, X, A, B được lắp ráp tại công ty; E, H được sản
xuất tại công ty; D, E, G mua ngoài. Hãy vẽ sơ đồ kết cấu sản phẩm và hoạch định
thời gian biểu lắp ráp.
Bộ phận X A B C D E F G H
Thời gian(tuần) 1 1 1 2 3 2 1 2 2
Bài tập 4
SP X được cấu tạo bởi 3 chi tiết 1A, 1B, 1C. A được tạo bởi 1F; B – bởi 1D,
2E, 1G; C – bởi 2D; D – bởi 1F. Thời gian để SX, lắp ráp và cung cấp các chi tiết,
bộ phận cho trong bảng.
Yêu cầu:
a. Vẽ sơ đồ kết cấu và thời gian biểu lắp rắp của sản phẩm X.
b. Doanh nghiệp có đơn đặt hàng giao 300 sản phẩm X vào tuần thứ 9. Lập
biểu kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu để thực hiện đơn hàng.
Bộ phận X A B C D E F G
Thời gian ( tuần) 1 1 2 1 2 1 3 2
Bài tập 5
Sản phẩm T được cấu tạo bởi 2 chi tiết U và 3 chi tiết V. Chi tiết U cấu tạo
bởi 1 chi tiết W và 2 chi tiết X. Chi tiết V cấu tạo bởi 2 chi tiết W và 2 chi tiết Y. Thời
gian để sản xuất và lắp ráp, cung cấp các chi tiết, bộ phận được cho trong bảng.

ThS. Nguyễn Thị Bình 5


Bài tập Quản trị sản xuất
Hãy vẽ sơ đồ kết cấu sản phẩm và kế hoạch cung ứng để thực hiện đơn đặt hàng
100 sp T vào tuần thứ 7 .
Bộ phận T U V W X Y

Thời gian(tuần) 1 2 2 3 1 1
Bài tập 6
Sơ đồ các linh kiện của sản phẩm X được cho dưới đây:

(1)
X

(1) (4)
B C

(2) (3) (6) (1) (1) (5)


A F G G A H

Hãy tính toán nhu cầu thực cho tất cả các linh kiện để sản xuất 80 sản phẩm
X, biết rằng các linh kiện có sẵn trong kho với số lượng như sau:
X A B C F G H
10 20 10 20 10 20 100
Bài tập 7
Hãy chuyển sơ đồ linh kiện ra thành bảng danh sách vật tư:

1100

(3) (1) (2)


1110 1120 1130

(1) (1) (1) (1) (1) (6) (1) (2) (1)


1111 1112 1113 1124 1127 1131 1134 1138 1139
Bài tập 8
Hãy vẽ sơ đồ linh kiện cho bảng danh sách theo cấp bậc sau đây:
Linh kiện Số lượng yêu cầu
A 1
B 2
E 3

ThS. Nguyễn Thị Bình 5


Bài tập Quản trị sản xuất
F 1
G 6
C 1
H 4
B 2
E 3
F 1
G 6
E 4
Bài tập 9
Bảng hoạch định nhu cầu vật tư tính cho linh kiện A được dùng cho 6 tuần
tới như sau:
Tuần thứ 1 2 3 4 5 6
Nhu cầu 400 1200 800 360 500 1000
Biết rằng mỗi lần đặt hàng là 100.000đ, chi phí tồn trữ 100đ/1đv/1tuần và
một năm làm việc 52 tuần. Hãy so sánh và đánh giá theo 4 kỹ thuật định cỡ lô hàng
sau: L4L, EOQ, LTC và LUC. Theo bạn, nên chọn mô hình cung ứng nào?

ThS. Nguyễn Thị Bình 5


Bài tập Quản trị sản xuất
Chương 9 – Bố trí mặt bằng

Ví dụ minh họa 1
Một phân xưởng có mặt bằng chiều dài 18m, chiều ngang 12m, được bố trí
thành 6 bộ phận có kích thước bằng nhau và bằng 6m x 6m theo sơ đồ dưới đây:
I II III
IV V VI

 Chi phí vận chuyển 1 đơn vị hàng giữa 2 bộ phận liền kề – 1 USD
 Chi phí vận chuyển 1 đơn vị hàng giữa 2 bộ phận không liền kề – 2 USD

Khối lượng hàng vận chuyển giữa các bộ phận được cho theo bảng dưới đây:
1 2 3 4 5 6
1 50 100 0 0 20
2 30 50 10 0
3 20 0 100
4 50 0
5 0
6

Hãy xem xét việc bố trí các bộ phận đã hợp lý chưa? Cần bố trí lại như thế nào?
Ví dụ minh họa 2
Một công ty đồ chơi có 1 dây chuyền sx để khoan lỗ cho khung xe Model J
và Model K. Thời gian khoan lỗ trên mỗi loại khung là khác nhau. Giả sử dây
chuyền lắp ráp cuối cùng yêu cầu số lượng khung xe Model J và Model K là như
nhau. Đồng thời chúng ta cũng giả sử rằng muốn phát triển 1 thời gian luân chuyển
cho dây chuyền sx sao cho cân bằng cho việc sx các khung J và K là như nhau.
Tất nhiên, ta có thể sx khung J trong 1 số ngày, sau đó sx khung K cho đến khi số
lượng 2 loại khung xe bằng nhau. Tuy nhiên việc này sẽ làm tăng số lượng hàng
tồn kho trong sx không cần thiết.
Nếu muốn giảm số lượng hàng tồn kho trong sx, chúng ta có thể phát triển 1
thời gian luân chuyển hỗn hợp sao cho giảm đáng kể hàng tồn kho trong khi vẫn
giữ được yêu cầu về số lượng như nhau của khung J và K.
Thời gian gia công: 6 phút cho mỗi J và 4 phút cho mỗi K.
Một ngày có 480 phút (8 giờ * 60 phút)

ThS. Nguyễn Thị Bình 5

You might also like