You are on page 1of 85

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM


KHOA KINH TẾ


MÔN HỌC: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

TIỂU LUẬN
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
GVHD: T.S Lê Thị Thanh Vân
SVTH: Nhóm 4

Họ và tên MSSV
Đặng Thị Thanh Huyền 20136086

Nguyễn Thị Ngọc Nhi 20132105

Mai Thị Hồng 20136080

Hồ Thị Huệ 20136082

Nguyễn Minh Lợi 20126034

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2021


MỤC LỤC
BẢNG PHÂN CÔNG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC...........................................................
DANH SÁCH VIẾT TẮT.................................................................................................
DANH SÁCH BẢNG.........................................................................................................
DANH SÁCH HÌNH.........................................................................................................
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.................................................
1.1 Lý do chọn đề tài..........................................................................................................
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................
1.3 Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................................
1.4 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................
1.5 Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................
1.6 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................
1.7 Kết cấu luận văn...........................................................................................................
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT......................................................................
2.1 Một số khái niệm..........................................................................................................
2.1.1 Khái niệm nghề nghiệp..............................................................................................
2.1.2 Phân loại nghề nghiệp...............................................................................................
2.1.3 Các khái niệm liên quan............................................................................................
2.2 Khái quát một số lý thuyết.............................................................................................
2.2.1 Lý thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp...................................................................
2.2.2 Lý thuyết nhận thức xã hội của Bandura (1996)......................................................
2.2.3 Lý thuyết về sự chọn nghề nghiệp của Holland (1959).............................................
2.3 Mô hình lý thuyết..........................................................................................................
2.3.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý (Fishbein & Ajzen, 1975)...................................
2.3.2 Mô hình thuyết hành vi có hoạch định của Ajzen (1991).........................................
2.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan...................................................................
2.5 Đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu........................................

i
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................
3.1 Quy trình nghiên cứu.................................................................................................
3.2 Các phương pháp nghiên cứu....................................................................................
3.3 Phương pháp khảo sát................................................................................................
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................
5.1. Kết luận......................................................................................................................
5.2. Đề xuất các hàm ý quản trị.......................................................................................
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo..................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................
PHỤ LỤC............................................................................................................................

ii
BẢNG PHÂN CÔNG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC

Thành viên MSSV Hoàn Điểm số


thành

Hồ Thị Huệ 20136082 100%

Đặng Thị Thanh 20136086 100%


Huyền

Mai Thị Hồng 20136080 100%

Nguyễn Thị Ngọc Nhi 20132105 100%

Nguyễn Minh Lợi 20126034 100%

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Tp. HCM, ngày….tháng….năm…..
Giảng viên hướng dẫn

iii
DANH SÁCH VIẾT TẮT

Từ viết tắt Giải thích nghĩa

Tiếng Anh Tiếng Việt

ANOVA Analysis of Variance

CĐ Cao đẳng

ĐH Đại học

EFA Exploratory Factor


Analysis

OLS Ordinary Least Square

QTKS Quản trị khách sạn

THCN Analysis of Variance Trung học chuyên nghiệp

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

TPT Theory of Planed


Behavior

TRA Theory of Reasoned


Action

iv
DANH SÁCH BẢNG

Số bảng Tên bảng Số trang


Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu nước ngoài và trong nước 20
Bảng 3.1 Bảng thang đo các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định 30
chọn ngành nghề
Bảng 4.1 Bảng tần số cho biến nơi sống 36
Bảng 4.2 Bảng tần số cho biến giới tính 36
Bảng 4.3 Bảng tần số cho biến sinh viên năm 37
Bảng 4.4 Bảng kết quả phân tích cho nhân tố đặc điểm tính 37
cách
Bảng 4.5 Bảng kết quả phân tích cho nhân tố đặc điểm sự 38
quan tâm của gia đình, nhà trường
Bảng 4.6 Bảng kết quả phân tích cho nhân tố đặc điểm của 39
trường Đại học
Bảng 4.7 Bảng kết quả phân tích cho nhân tố đặc điểm cơ 40
hội việc làm trong tương lai
Bảng 4.8 Bảng kết quả phân tích cho nhân tố đặc điểm quyết 40
định chọn ngành nghề
Bảng 4.9 Bảng kết quả chạy EFA cho các biến độc lập 41
Bảng 4.10 Bảng kết quả chạy EFA cho các biến phụ thuộc 42
Bảng 4.11 Bảng phân tích tương quan Pearson 46
Bảng 4.12 Bảng đánh giá mức độ phù hợp của mô hình 46
nghiên cứu
Bảng 4.13 Bảng kiểm định ANOVA 47
Bảng 4.14 Bảng kiểm định hệ số các yếu tố 48

v
DANH SÁCH HÌNH

Số hình Tên hình Số trang


Hình 2.1 Mô hình quy trình lựa chọn nghề nghiệp 7
Hình 2.2 Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA) 9
Hình 2.3 Mô hình thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) 9
Hình 2.4 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn 11
ngành
kế toán
Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn 13
nghề nghiệp
Hình 2.6 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn nghề nghiệp 14
Hình 2.7 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới động cơ chọn ngành 15
Hình 2.8 Mô hình các yếu tố quyết định chọn nghề QTKS 16
Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 17
Hình 2.10 Mô hình nghiên cứu các yếu tố quyết định đến việc học 18
cao học chuyên ngành quản trị du lịch
Hình 2.11 Mô hình nghiên cứu nhóm NC 27
Hình 4.1 Mô hình hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố 43
Hình 4.2 Biểu đồ tần số Histogram 49
Hình4.3 Biểu đồ phân phối tích lũy P – P Plot 50

vi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1 Lý do chọn đề tài

Mỗi năm lại có hàng ngàn học sinh lớp 12 phải đắn đo suy nghĩ về vấn đề lựa chọn
nghề nghiệp, đứng trước con đường phía trước chưa có phương hướng và tầm nhìn,
cùng với đó là rất nhiều ngành nghề mà các bạn có thể lựa chọn, vì thế tâm lí lo lắng,
dựa dẫm là không thể tránh khỏi. Việc lựa chọn ngành nghề phù hợp là bước đệm cho
tương lai của mỗi người cũng như tương lai của đất nước.

Đã có rất nhiều bài báo, bài luận văn nghiên cứu về vấn đề này, các nghiên cứu chỉ
ra rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của sinh viên.
Một lượng lớn các nghiên cứu khám phá ra là đặt điểm nghềnghiệp tương lai như bài
của Nguyễn Thị Bích Vân và cộng sự (2017), Nguyễn Thị Lan Hương (2012), Kazi &
Akalaq (2017), Sarif và cộng sự (2019), Dalcı và cộng sự, (2013), Porter & Woolley
(2014). Bên cạnh đó cũng có một vài bài chỉ ra rằng là cha mẹ, nhà trường của họ tác
động đến (Nguyễn Thị Bích Vân và cộng sự, 2017; Dalcı và cộng sự, 2013; Sarif và
cộng sự, 2019; Kazi & Akalaq, 2017; Sovansopal & Shimizu, 2019) và các yếu tố cá
nhân khác như năng khiếu, sở thích và giới tính (Nguyễn Thị Bích Vân và cộng sự,
2017; Sovansopal & Shimizu, 2019; Effendi & Mulatahada, 2017). Và còn các yếu tố
khác nữa cũng góp phần vào việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên.

Tuy vậy, trong các bài nghiên cứu trước đó cũng vấp phải một vài hạn chế nhất định
của nó. Đó là về phạm vi nghiên cứu chỉ nằm trong một khu vực cụ thể như trong
khuôn viên một trường học duy nhất trong bài của Porter & Woolley (2014), hay ở bài
Dalcı và cộng sự (2013) có đề cập đến là chỉ có thể khảo sát được các sinh viên năm
nhất và trước nay ở Iran chưa từng có bài nghiên cứu nào về vấn đề này. Nhưng nhìn
chung thì một vài hạn chế đó cũng không ảnh hưởng nhiều đến bài nghiên cứu của họ.

Tóm lại, để giảm đi bớt sự lo lắng của các bạn học sinh lớp 12, nhóm chúng tôi đã
tiến hành nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của các
bạn sinh viên đã lựa chọn trong giai đoạn khủng hoảng đó, với mong muốn các bạn học
sinh lớp 12 có thể nhìn nhận và đánh giá các nhân tố thật sự phù hợp với bản thân và dễ

1
dàng đưa ra quyết định lựa chọn ngành nghề tương lai của mình.

Vậy nên, đó là lý do của việc lựa chọn bài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài
nghiên cứu.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên tại
thành phố Hồ Chí Minh

Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc lựa chọn ngành nghề của sinh
viên tại thành phố Hồ Chí Minh.

Đề xuất hàm ý kiến nghị để các bạn học sinh lựa chọn đúng ngành nghề.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên tại thành
phố Hồ Chí Minh?

Những yếu tố này tác động như thế nào đến việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên
tại thành phố Hồ Chí Minh?

Những hàm ý kiến nghị giúp các bạn học sinh lựa chọn đúng ngành nghề?

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề của
sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh.

Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đại học thành phố Hồ Chí Minh.

1.5 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhanh nghề.
Phạm vi không gian: Thành phố Hồ Chí Minh

2
Phạm vi thời gian: Từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2021

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính: Thông qua hoạt động thảo luận chuyên gia, thu thập ý

kiến của các cá nhân nhằm xây dựng thang đo, cũng như trợ giúp cho các phân tích định
tính liên quan đến mục tiêu nghiên cứu.

Nghiên cứu định lượng: Được thực hiện dựa trên nguồn thông tin thu thập được từ
các phiếu điều tra của sinh viên, nhằm giải quyết mục tiêu của đề tài.

Công cụ nghiên cứu gồm: Phiếu điều tra.

1.7 Kết cấu luận văn

Đề cương tiểu luận được kết cấu với 3 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu: Trình bày một cách tổng thể nội dung của toàn bộ nghiên cứu.
Chương này cho thấy lý do và vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng,
phạm vi và ý nghĩa của nghiên cứu.

Chương 2: Tổng quan lý thuyết: Nêu các khái niệm, phân loại, quy trình lựa chọn
ngành nghề. Khái quát một số lý thuyết, mô hình lý thuyết liên quan. Nêu các kết quả
thực nghiệm của các bài ngoài nước và ngoài nước liên quan đến lựa chọn ngành nghề.
Đề xuất mô hình lý thuyết.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Xây dựng mô hình nghiên cứu, các giả thuyết
nghiên cứu mô hình, phương pháp nghiên cứu và nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính
thức.

Chương 4: Kết luận: Trình bày tóm tắt lại kết quả nghiên cứu, đề xuất một số đề xuất
kiến nghị áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, nêu những hạn chế của đề tài và đề
xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.1 Một số khái niệm

2.1.1 Khái niệm nghề nghiệp

Nghề nghiệp được định nghĩa là một dạng lao động xác định trong hệ thống phân
công lao động xã hội yêu cầu người lao động cần có kiến thức, hiểu biết và có những kỹ
năng phù hợp với ngành nghề đó. Và để có khả năng thực hiện được công việc thì người
lao động cần phải trải qua quá trình đào tạo và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm
việc.

“Nghề nghiệp” là một thuật ngữ phổ biến và được định nghĩa ở nhiều góc độ, khía cạnh
theo từng lĩnh vực khoa học khác nhau:

Trong triết học theo quan điểm của Mác “nghề nghiệp” là một hiện tượng xã hội có
quá trình ra đời, phát triển và suy vong theo tiến trình lịch sử. Lao động là điểm xuất
phát và là cơ sở để xuất hiện nghề nghiệp. Lao động là loại hoạt động sáng tạo của con
người và là sở cho sự phát triển xã hội loài người. Lao động là tiền đề cơ bản làm xuất
hiện nghề nghiệp (Trần Thị Dương Liễu, 2014).

Trong lĩnh vực kinh tế học “nghề nghiệp” được định nghĩa là kiến thức, kỹ năng lao
động mà người lao động có được trong quá trình đào tạo chuyên môn hoặc học hỏi qua
thực tiễn, cho phép người lao động có thể thực hiện được một loại công việc nhất định
trong hệ thống phân công lao động xã hội (Trần Thị Dương Liễu, 2014).

Giáo dục học định nghĩa “nghề nghiệp” là công việc chuyên môn được định hình
một cách hệ thống, là một dạng mà đòi hỏi trình độ học vấn ở các mức độ khác nhau để
thực hoạt động giúp con người tồn tại và phát triển. Trong từ điển Larousse của Pháp
“nghề nghiệp” được định nghĩa là hoạt động hằng ngày được thực hiện bởi con người
nhằm tạo ra nguồn thu nhập cần thiết để tồn tại” (Phạm Tất Dong, 1989).

Trong lĩnh vực xã hội, nhà xã hội học người Đức Max Weber xem xét “nghề
nghiệp” không chỉ có nghĩa chỉ là nghề nghiệp mà còn mang ý nghĩa con người. Vì thế

4
khái niệm nghề nghiệp luôn đi đôi với khái niệm thiên chức, bổn phận của mỗi người
trong cuộc sống (Max Weber, Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Văn Tùng, Trần Hữu Quang,
2008). Còn tâm lý học, “nghề nghiệp” cũng có rất nhiều quan điểm của nhiều nhà tâm
lý học khác nhau. Trong đó được quan điểm được đồng tình nhiều nhất là quan điểm
nghề được coi một lĩnh vực mà con người sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần
một cách có giới hạn, cần thiết cho sự phân công lao động xã hội, tạo khả năng cho con
người sử dụng lao động của mình để đổi lấy những phương tiện cần thiết và phát triển
bản thân (Trần Dương Liễu, 2014).

Nhìn chung, nghề nghiệp có một số nội dung cơ bản sau: Một là, nghề nghiệp là
một nghề trong xã hội, là công việc chuyên môn trong một lĩnh vực hoạt động nhất
định, nó đòi hỏi người lao động phải có kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để làm việc có hiệu
quả. Hai là các hoạt động nghề nghiệp đều có mục đích rõ ràng, phải lại lợi ích cho xã
hội, giúp con người thỏa mãn những nhu cầu cần thiết cho việc tồn tại và phát triển. Ba
là, nghề nghiệp gắn liền với sự phát triển của xã hội về mọi mặt. “Nghề nghiệp” trong
xã hội nó không ổn định cũng như không cứng cứng nhắc mà mọi nghề trong xã hội
luôn biến động do sự phát triển của khoa học và công nghệ. Xã hội càng phát triển thì
sự phân hóa ngành nghề diễn càng ra mạnh mẽ, đa dạng và phức tạp (Trần Dương Liễu,
2014).

Như vậy theo định nghĩa trên nghề được hiểu là sự khác nhau về trình độ, kỹ năng
cũng như sự hiểu biết để có thể thực hiện được những chuyên môn ngành nghề khác
nhau.

Chuyên môn là một dạng lao động đặc biệt giúp con người dùng sức mạnh vật chất
và tinh thần của mình để tác động vào những đối tượng cụ thể nhằm biến đổi những đối
tượng đó theo hướng mục đích những nhu cầu, lợi ích của con người.

Trong nền kinh tế hiện nay việc lựa chọn ngành nghề rất là quan trọng nó có ảnh
hưởng trực tiếp đến nghề nghiệp tương lai cá nhân của mỗi người cũng như giúp cho
xã hội có lực lượng lao động có chất lượng.

2.1.2 Phân loại nghề nghiệp

5
“Thế giới nghề nghiệp” rất phong phú và đa dạng. Hiện nay trên thế giới có khoảng
70.000 nghề và hàng chục nghìn chuyên môn khác nhau. Với sự phát triển của khoa học
công nghệ thì nghề nghiệp luôn biến động mà do đó mỗi năm trên thế giới có tới 500
nghề bị đào thải và khoảng 600 nghề mới xuất hiện để đáp nhu cầu xã hội. Ở nước ta,
mỗi năm có trên dưới 300 nghề, bao gồm hàng nghìn chuyên môn khác được đào tạo ở
cả 3 hệ trường (dạy nghề THCN, CĐ và ĐH). Vì thế, có nhiều cách phân loại những
nghề và nhóm nghề nhất định. Có thể kể đến một số cách phân loại tiêu biểu như sau:

Tại Việt Nam danh mục nghề đào tạo công nhân do Viện Khoa học Dạy nghề xây
dựng có khoảng 400 nghề, còn xã hội có hàng chục nghìn nghề khác nhau. Căn cứ vào
mức độ phức tạp kỹ thuật về trình độ chuyên môn, các nghề khác nhau. Căn cứ vào mức
độ phức tạp kỹ thuật về trình độ chuyên môn, các nghề được chia thành 3 nhóm: 1) Các
nghề không chuyên môn: lao động đơn giản, không cần qua đào tạo nghề; 2) Các nghề
nửa chuyên môn hóa: chỉ cần đào tạo các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đủ để thực hiện các
thao tác đơn giản hay những thao tác chuyển hóa trong dây chuyền sản xuất; 3) Các
nghề chuyên môn hóa: đòi hỏi đào tạo chính quy, chuyên sâu (Đặng Danh Ánh và Phạm
Đức Quang, 1986).

“Thế giới nghề nghiệp” rất là phong phú mà ở trong đó với vô số những ngành nghề
nhưng để lựa chọn một ngành nghề phù hợp với mình. Tuy nhiên trong thời buổi kinh tế
thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì các công ty, doanh nghiệp
cũng không ngừng biến đổi để thích nghi và tạo ra lợi thế mang về doanh thu và lợi
nhuận cho tổ chức của mình. Vì thế mà hiện nay thị trường lao động cũng luôn thay đổi
và luôn có hiện tượng thừa thiếu nguồn nhân lực tại các vị trí, bộ phận nhân lực tại các
công ty, doanh nghiệp. Vì thế mà việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân sinh
viên là rất quan trọng, nó yêu cầu sinh viên cần phải định hình và tìm hiểu rất kỹ về
ngành nghề mà mình muốn học và làm trong tương lai. Việc lựa chọn ngành nghề thì
chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố cần bản thân mỗi người đưa ra lựa chọn thích
hợp với bản thân họ.

2.1.3 Các khái niệm liên quan

Định nghĩa lựa chọn ngành nghề.


6
Thuật ngữ “Lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để
đưa ra quyết định để sử dụng phương thức hay cách thức tối ưu trong một số điều kiện
hay cách thực hiện để có thể đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm nguồn lực.

Lựa chọn ngành nghề hay còn gọi là định hướng ngành nghề một cách có chủ đích
nhằm tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp và chọn được ngành nghề phù hợp trong
tương lai, tìm được hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp, lao động đạt hiệu suất cao
và cống hiến được nhiều nhất cho xã hội.

Quy trình lựa chọn ngành nghề

Quy trình lựa chọn gồm 3 bước: Bạn là ai? Bạn đang đi về đâu? Làm sao để đi đến
nơi? Từ chỗ phải hiểu mình, nhận biết điểm mạnh, điểm yếu. Sau đó tìm hiểu các thông
tin liên quan để đối chiếu với bản thân, cái mình vốn có (năng lực, điều kiện), để rồi tìm
đến sự hướng dẫn giúp đỡ lập kế hoạch, mục tiêu chọn nghề. Các bước này có quan hệ
chặt chẽ với nhau, mỗi bước có giá trị kiểm tra lẫn nhau để điều chỉnh bổ sung điều
chỉnh việc chọn nghề đúng hướng.

Hình 2.1. Mô hình quy trình lựa chọn nghề nghiệp

7
Nguồn: Lê Thị Thu Trà (2016)
2.2 Khái quát một số lý thuyết
2.2.1 Lý thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp
Lý thuyết phát triển xã hội nghề nghiệp (Social cognitive career theory – SCCT,
Lent và cộng sự ,1994) căn bản dựa trên lý thuyết nhận thức xã hội (Bandura,1986),
thuyết này tìm hiểu việc quyết định nghề nghiệp và sở thích học tập sẽ vẽ hình thành
như thế nào việc lựa chọn nghề nghiệp và phát triển như thế nào và làm việc được lựa
chọn được chuyển thành hành động. Điều này đạt được thông qua sự tác động của 3
biến sau: niềm tin vào năng lực bản thân, sự kỳ vọng vào kết quả đạt được và mục tiêu
(Lent và cộng sự ,1994). Có nghĩa một cá nhân khi tiếp nhận những thông tin tích cực
hay trải nghiệm những thành công thì sẽ tin vào năng lực của mình nhiều hơn khi thực
hiện một công việc.

2.2.2 Lý thuyết nhận thức xã hội của Bandura (1996)

Lý thuyết nhận thức xã hội (Bandura,1996) cho rằng con người ngoài việc tự học
còn có thể thông qua việc quan sát, bắt chước hành động của người khác nhất là những
hành động họ cảm thấy tích cực. Lý thuyết này giải thích tại sao trong nhiều gia đình bố
mẹ thường ảnh hưởng lớn tới các quyết định của con cái.

2.2.3 Lý thuyết về sự chọn nghề nghiệp của Holland (1959)

Lý thuyết lựa chọn nghề nghiệp (Holland,1959) là lý thuyết về tính cách nghề
nghiệp và môi trường làm việc lý thuyết cho thấy rằng việc lựa chọn nghề nghiệp là một
biểu hiện của nhân cách. Lý thuyết của Holland gợi ý rằng mọi người có thể được phân
loại trong sáu nhóm tính cách nghề nghiệp là kỹ thuật, nghiên cứu, nghệ thuật, xã hội,
quản lý, nghiệp vụ.

2.3 Mô hình lý thuyết

2.3.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý (Fishbein & Ajzen, 1975)

8
Thái độ với
hành vi (A)

Niềm
Niềm tintin
và Chuẩn mực Ý
chuẩn mực chủ quan (SN) Hành vi
và động lực
hướng theo

định

Hình 2.2. Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA)

Nguồn: Fishbein & Ajzen, 1975.

Mô hình TRA (Theory of Reasoned Action – TRA) của Fishbein & Ajzen (1975)
cho thấy rằng hành vi được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi đó. Mối quan hệ
giữa ý định và hành vi đã được kiểm tra và chứng thực và thực nghiệm trong nhiều lĩnh
vực nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực (Ajzen,1991), theo đó, ý định quyết định ý định thực
hiện hành vi được thể hiện qua xu hướng hành vi. Ý định là trạng thái nhận thức ngay
trước khi thực hiện hành vi, là một yếu tố dẫn đến thực hiện hành vi (Ajzen,1991).

2.3.2 Mô hình thuyết hành vi có hoạch định của Ajzen (1991).

Thái độ đối với hành vi

Chuẩn mực chủ quan Ý định hành vi Hành vi thực


tế

Nhận thức về kiểm soát hành vi

9
Hình 2.3. Mô hình thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)
Nguồn: Ajzen, 1991.

Thuyết hành vi có hoạch định (Theory of Planned Behavior -TPB) của Ajzen (1991)
được phát triển từ thuyết hành động hợp lý của Fishbein và Ajzen (1975), tác giả cho
rằng ý định thực hiện hành vi sẽ chịu ảnh hưởng của 3 nhân tô là thái độ, hành vi, tiêu
chuẩn, chủ quan và nhận thức về kiểm soát vi.

2.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan

2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu của Sovansophal & Shimizu (2019) đã phân tích các yếu tổ ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn các ngành khoa học và chuyên ngành kỹ thuật của học sinh tại
giáo dục đại học Campuchia. Nghiên cứu nhằm mục đích điều tra các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định chọn ngành học của sinh viên về một trong các ngành khoa học vật lý
hoặc kỹ thuật. Dữ liệu nghiên cứu được lấy trong bảng khảo sát tự đánh giá của
Sovansophal & Shimizu đã khảo sát 1281 sinh viên năm nhất tại 8 cơ sở giáo dục đại
học (HEIrs) ở Campuchia. Nghiên cứu đã thu thập thông tin và đưa ra được 3 khía cạnh
ảnh hưởng đến lựa chọn ban đầu của sinh viên về ngành học cụ thể là các yếu tố cá
nhân, gia đình và trường học trung học. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dữ
liệu hồi quy logistic. Kết quả cho thấy các yếu tố riêng lẻ, các đặc điểm và thái độ cá
nhân được khảo sát là có ảnh hưởng hơn so với yếu tố gia đình và trường học trung
học. Điểm hạn chế của phương pháp nghiên cứu này là không thể đưa ra tất cả các khía
cạnh mà chỉ đưa ra được các yếu tố thúc đẩy theo kinh nghiệm được thấy là có ảnh
hưởng tới bối cảnh quốc gia. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy
logistic cho độ chính xác và khả quan cho đề tài nghiên cứu.

Dalcı và cộng sự (2013) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
chuyên ngành kế toán của sinh viên ở Iran. Dữ liệu được lấy từ cuộc khảo sát gồm 397
sinh viên bao gồm chuyên ngành kế toán và không chuyên ngành. Bài này sử dụng
phương pháp phân tích sai phân (ANOVA) và phân tích thường xuyên (t- test). Kết quả
của nghiên cứu này cho thấy sinh viên kế toán rất coi trọng yếu tố tài chính và các yếu
tố thị trường việc làm và ý kiến của người tham khảo, các yếu tố nội tại, năng khiếu và
10
sự quan tâm thực sự đến chủ đề, nhận thức về khóa học kế toán và nhận thức về nghề
kế toán không được phát hiện có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định học chuyên ngành
kế toán của sinh viên. Những hạn chế của nghiên cứu này là chỉ dựa trên các sinh viên
ở nước Iran, vì vậy không thể so sánh và thực hiện điều tra toàn cầu và tổng quát hơn.
Thêm nữa nghiên cứu này chỉ cố gắng giải quyết nhận thức của chỉ sinh viên năm nhất,
trong khi ở một số nghiên cứu khác sinh viên năm cuối đã được chọn, bởi vì quyết định
của sinh viên về chuyên ngành kế toán có thể khác trong tương lai khi so sánh với
những năm học đầu tiên của họ. Bất chấp những hạn chế trên đó, điểm mới của nghiên
cứu này là bài báo thực nghiệm đầu tiên khám phá tiếng Iran nhận thức của sinh viên về
các yếu tố lựa chọn nghề nghiệp trong theo đuổi chuyên ngành kế toán.

Yếu tố thị trường làm việc

Yếu tố tài chính

Yếu tố của người tham


khảo

Yếu tố nội tại Quyết định chọn


ngành kế toán

Năng khiếu

Nhận thức về khóa học


kế toán

Nhận thức về nghề kế toán

Hình 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành kế toán
Nguồn: Dalcı và cộng sự, 2013
Effendi & Mulatahada (2017) đã nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố động lực học
tập bên trong và bên ngoài trong tập hợp các sinh viên lựa chọn chuyên ngành học tại

11
các trường đại học tiểu bang. Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá ảnh hưởng của
động cơ học tập bên trong và bên ngoài ở sinh viên Col-lege đối với các chuyên ngành
tại các trường đại học tiểu bang. Những người được tham gia bao gồm 556 sinh viên
(trong học kỳ thứ nhất và thứ ba, với độ tuổi từ 18-21 tuổi) trong khoa khoa học giao
tiếp tại một trường đại học công lập. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dữ
liệu bằng pháp sử dụng thang đo Likerscale và sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính
nhiều lần để xác định ảnh hưởng của động lực bên trong và bên ngoài đối với sự lựa
chọn chuyên ngành của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng động cơ học tập
bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đáng kể (10,5%) đến lựa chọn chuyên ngành học
của sinh viên tại các tiểu bang.

Nghiên cứu của Keshishian và cộng sự (2010) về các yếu tố thúc đẩy ảnh hưởng đến
việc lựa chọn ngành học của sinh viên đại học ở nước Mỹ. Dữ liệu được lấy từ một
cuộc khảo sát đối với 618 chuyên ngành dược và phi y tế để đánh giá nền tảng và các
yếu tố động lực có thể đã ảnh hưởng đến việc lựa chọn chuyên ngành của họ. Mẫu bao
gồm sinh viên năm nhất và sinh viên năm thứ hai đã đăng ký một khóa học nói bắt
buộc. Bài nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp hồi quy logistic. Kết quả cho thấy
các biến nhân khẩu học bao gồm chủng tộc / dân tộc và các yếu tố thúc đẩy khác (ví
dụ như: kinh nghiệm cá nhân, thích đọc và viết, ít ghi nhớ và ít viết hơn) có ảnh
hưởng đến quyết định của họ về việc có chọn được làm chuyên ngành học tập của họ.
Sinh viên Mỹ gốc Phi và Tây Ban Nha ít có khả năng chọn dược làm chuyên ngành hơn
người da trắng, trong khi người Mỹ gốc Á có nhiều khả năng chọn ngành dược hơn,
tiệm thuốc học sinh có nhiều khả năng quan tâm đến khoa học và toán học hơn học sinh
không vận động. Ý nghĩa của cuộc khảo sát này là cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về
việc phát triển các chiến lược tuyển dụng hiệu quả và tăng cường các nỗ lực tiếp thị của
các tổ chức học thuật.

Nghiên cứu của Kazi & Akhlaq (2017) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh tại thành phố Lahore. Mục đích nghiên cứu này
để xem các yếu tố quyết định đến chọn nghề nghiệp của học sinh. Dữ liệu nghiên cứu
được lấy từ khảo sát 432 sinh viên của hai trường đại học công lập trong thành phố
Lahore. Nghiên cứu đã đưa ra 8 yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn nghề nghiệp của
12
học sinh là ảnh hưởng của cha mẹ, bạn bè, giới tính, lý do học tập, phương tiện truyền
thông, lý do tài chính, sở thích và ảnh hưởng của người khác. Dữ liệu định lượng được
phân tích bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích phương sai (ANOVA)
và phương pháp thường xuyên (t-test). Kết quả nghiên cứu cho thấy thế hệ trẻ là những
thế hệ dễ bị bạn bè tác động và ấn tượng bởi các phương tiện truyền thông khi nói
đến vấn đề nghề nghiệp, đồng thời cũng cho thấy sinh viên ở Lahore không bị ảnh
hưởng bởi nghề nghiệp của cha mẹ và cũng tiết lộ các cô gái thường nghiêng về phía
bạn bè, sở thích và lí do học tập của họ. Điểm mới của nghiên cứu cho thấy nhà trường
nên giúp học sinh bằng cách làm các trung tâm tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên để học
sinh có thể dễ dàng hiểu nghề nghiệp nào phù hợp và nên chọn nghề nghiệp theo khả
năng của họ.

Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn nghề nghiệp

Nguồn: Kazi & Akhlaq, 2017

Nghiên cứu của Porter & Woolley (2014) về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
địnhhọc chuyên ngành kế toán của sinh viên một trường đại học. Dữ liệu được lấy từ
một cuộc khảo sát đối với 278 sinh viên chuyên ngành kế toán và không chuyên ngành.
13
Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố và hồi quy logistic là chính. Kết quả là nhà
nghiên cứu nhận thấy rằng sinh viên kế toán chú trọng nhiều hơn đến các mục tiêu nghề
nghiệp và ít nhấn mạnh hơn vào các đặc điểm nội tại của chuyên ngành của họ so với
phi kế toán sinh viên. Hạn chế của bài này là thứ nhất nghiên cứu là được tiến hành
trên khuôn viên một trường đại học duy nhất, kết quả ở các cơ sở khác có thể khác dựa
trên các đặc điểm sinh viên và khoa học khác nhau. Hạn chế thứ hai là không mẫu kế
toán chính không được lấy từ tổng thể có sẵn hoàn chỉnh, nhưng được lấy làm mẫu
thuận tiện từ một tập hợp con các chuyên ngành trong khuôn viên trường. Bất chấp
những hạn chế này, nhưng kết quả vẫn có thể hữu ích trong việc giải thích những gì ảnh
hưởng đến chuyên ngành kế toán và những gì có thể được thực hiện để tăng lượng đăng
ký và thu hút cao hơn sinh viên chất lượng.

Nghiên cứu của Sarif và cộng sự (2019) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên. Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ mẫu là 180
sinh viên từ các trường đại khác nhau ở Karachi qua bảng câu hỏi CIIQ (Nghề nghiệp
về sự tham gia và ảnh hưởng) được phát triển bởi Daira, LaMothe & Fuller (2007). Dữ
liệu được thu thập sau đó được phân tích bằng phương pháp phân tích phương sai
(ANOVA). Nghiên cứu đã phân tích và đưa ra 6 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
nghề nghiệp của sinh viên là mẹ, cha, gia sư, địa vị tương lai, thu nhập trong tương lai
và tạo ra sự khác biệt trong xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy những yếu tố ảnh
hưởng mạnh mẽ nhất là khả năng kiếm được một địa vị xã hội, thu nhập trong tương lai,
tao ra sự khác biệt trong xã hội và những người cha cũng ảnh hưởng quan trọng đến
quyết định lựa chọn nghề nghiệp của họ.

14
Hình 2.6. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn nghề nghiệp

Nguồn: Sarif và cộng sự, 2019

2.4.1 Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương (2012) về các yếu tố ảnh hưởng đến động
cơ chọn ngành quản trị doanh nghiệp của sinh viên trường cao đẳng kinh tế-kế hoạch
Đà Nẵng. Phương pháp nghiên cứu của bài là phân tích hồi quy bội. Dữ liệu là các sinh
viên trường cao đẳng kinh tế -kế hoạch Đà Nẵng. Được xây dựng dựa trên dữ liệu khảo
sát từ 450 bản bản câu hỏi được phát ra nghiên cứu đã cho thấy rằng Đào tạo liên thông,
Cơ hội nghề nghiệp, Đối tượng tham chiếu. Kiến thức ngành, Phù hợp với đặc điểm cá
nhân, Động cơ chọn ngành là các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn ngành quản trị
doanh nghiệp của sinh viên trường cao đẳng kinh tế -kế hoạch Đà Nẵng. Qua nghiên
cứu, 3 nhóm nhân tố nước tổng hợp tác động đến động cơ chọn ngành. Chính vì vậy
những chương trình marketing nhằm gia tăng số lượng, cải thiện chất lượng đầu vào của
sinh viên Khoa Kế hoạch – Quản trị cần căn cứ vào động cơ chọn ngành. Hiện nay,
Khoa chưa có những chương trình tư vấn trước mùa thi cho các học sinh cuối cấp nên
thông tin nước truyền thông trực tiếp từ trường còn rất ít. Tính đến thời điểm hiện tại, số
lượng sinh viên học ngành Quản trị Doanh nghiệp gồm 2 nhóm: các sinh viên chọn
ngành QTDN ngay từ đầu và các sinh viên chọn ngành QTDN sau khi rớt ở các
trường mà học sinh đăng ký thi ở nguyện vọng 1. Số lượng sinh viên học ngành QTDN
còn khá ít so với mặt bằng chung của các ngành đào tạo khác của nhà trường, điều này
chứng tỏ thông tin về 26 ngành là còn rất hạn chế đối với cộng đồng.

15
Hình 2.7. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn ngành

Nguồn: Nguyễn Thị Lan Hương, 2012

16
Nghiên cứu của Đinh Thị Hải Hậu và cộng sự (2019) về các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn học nghề quản trị khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà
Nội. Dữ liệu được lấy từ một cuộc khảo sát đối với 300 học sinh THPT. Tác giả sử
dụng phương pháp phân tích nhân tố và hồi quy logistic là chính. Bài nghiên cứu này sử
dụng các lý thuyết về hành vi có kế hoạch để xem xét các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất
đến quyết định lựa chọn ngành quản trị khách sạn .Kết quả cho thấy nhu cầu xã hội về
lao động du lịch, mạng xã hội, thời gian đào tạo, chính sách học phí, báo mạng
internet, kết quả học tập, điểm thi tốt nghiệp THPT là những nhân tố ảnh hưởng chính
đến quyết định lựa chọn ngành quản trị khách sạn. Điểm mới là tác giả đã đưa ra một số
giải pháp để thu hút học sinh THPT lựa chọn ngành nghề quản trị khách sạn.

Hình 2.8. Mô hình các yếu tố quyết định chọn nghề QTKS

Nguồn: Đinh Thị Hải Hậu, 2019


17
Nghiên cứu của Beggs và cộng sự (2008) về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn học đại học ngành Tài chính-ngân hàng (TCHH) của sinh viên tại
Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh. Dữ liệu thu nhập được qua phỏng vấn 369 sinh
viên hệ chính quy ngành TCHH của trường Đại học Mở TP.Hồ Chí Minh bằng cách sử
dụng phương pháp phân tích hồi quy OLS là chính. Nghiên cứu dựa theo lí thuyết
hành vi, lí thuyết hành động hợp lí, lí thuyết động cơ lựa chọn và lí thuyết ra quyết định
của mỗi cá nhân để đưa ra mô hình nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu ,bài viết đưa ra
một số khuyến khích về chính sách tư vấn tuyển sinh ngành TCHH cho Nhà trường
trong thời gian tới qua đó giúp tăng hiệu quả tuyển sinh của trường trong tương lai.

Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Nguồn: Beggs và cộng sự, 2008.

18
Nghiên cứu về đề tài: Các yếu tố quyết định đến việc học cao học chuyên ngành
Quản trị du lịch của sinh viên khoa du lịch trường đại học Tài chính – Marketing, Đào
Liêng Diễm và cộng sự (2020) đã tiến hành thu thập dữ liệu trong toàn thể sinh viên
năm cuối Khoa Du lịch (239 sinh viên) của trường, bằng việc dựa vào Thuyết hành
động hợp lý (TRA) và Thuyết hành vi có hoạch định (TPB), tiến hành nghiên cứu định
tính, sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Kết quả cho thấy ý định học cao học chuyên
ngành Quản trị du lịch có 5 yếu tố tác động đến hành vi bao gồm thái độ đối với hành
vi, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, trung thành thương hiệu, nhu cầu xã
hội. Dựa vào và phân tích học thuyết và các phương pháp hồi quy, tác giả đã cho thấy
được sự khác biệt của các yếu tố trong đó có yếu tố nhân khẩu học, đưa ra các chỉ số
của thống kê mô hình hồi quy để từ đó tiến hành đưa ra kết luận. Kết quả nghiên cứu
chỉ ra rằng “Thái độ đối với hành vi” có ảnh hưởng trực tiếp và tác động mạnh nhất đến
ý định học cao học. Bên cạnh những đóng góp nêu trên, nghiên cứu vẫn tồn tại một số
hạn chế nhất định, nghiên cứu chỉ xem xét các yếu tố nhân khẩu học đó là: giới tính,
chuyên ngành, nơi ở khi kiểm định sự khác biệt về ý định học cao học mà bỏ qua yếu tố
về xếp loại học tập của sinh viên. Đây là yếu tố mà theo nhóm tác giả sẽ là yếu tố khá
quan trọng khi xem xét ý định học cao học của sinh viên.

Hình 2.10. Mô hình nghiên cứu các yếu tố quyết định đến việc học cao học chuyên
ngành Quản trị du lịch
Nguồn: Đào Liêng Diễm và cộng sự, 2020

19
Nghiên cứu về đề tài Nhận thức về nghề nghiệp của sinh viên ngành du lịch tại các
trường cao đẳng, đại học trên đại bàn TP. Cần Thơ, tác giả Huỳnh Trường Huy và cộng
sự (2019) đã đi nghiên cứu khảo sát 169 sinh viên, trong đó có 73 đáp viên học ngành
Việt Nam học và 96 đáp viên học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Từ đó tiến
hành phân tích số liệu lý do chọn ngành của sinh viên. Chia thành hai nhân tố kỹ năng
và kiến thức. Kết quả cho thấy rằng, lý do chọn ngành học của sinh viên phần lớn vì sở
thích, có tham gia làm việc trước hay trong quá trình học. Sinh viên được khảo sát nhận
thức được những vấn đề khó khăn về tìm việc làm (như thiếu kinh nghiệm, kỹ năng
ngoại ngữ kém, không được người thân giới thiệu). Phần lớn đáp viên lựa chọn tiếp tục
học ngành du lịch và dự định phát triển nghề nghiệp trong ngành du lịch. Từ đó đưa ra
giải pháp nhằm nâng cao nhận thức nghề nghiệp đối với sinh viên theo học ngành du
lịch.

Nghiên cứu về đề tài: Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn học ngành kế
toán ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Bích Vân và cộng sự (2017) đã xác định và đo
lường các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành của sinh viên thông qua phương pháp
định lượng với mẫu gồm 580 sinh viên thuộc bốn trường đại học và cựu sinh viên của
các trường Đại học Văn Lang, đại học Công nghiệp thực phẩm, đại học Mở, đại học
Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương. Nghiên cứu cho thấy việc lựa chọn ngành phụ thuộc
vào 5 biến: Đặc điểm cá nhân, đặc điểm nghề nghiệp, đặc điểm trường đại học, gia đình
và người thân và xã hội. Kết quả cho thấy biến đặc điểm của trường đại học tác động
phần lớn đến việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên, ngoài ra các biến khác cũng lần
lượt chiếm phần trăm quan trọng tương ứng. Nhóm tác giả cũng đưa ra điểm mới là
phân tích nhân tố đặc điểm cá nhân và đặc điểm nghề nghiệp đã được xác định chi tiết
hơn so với các tài liệu trước.

2.4.2 Tóm tắt các nghiên cứu ngoài nước và trong nước

Từ những nguyên cứu tham khảo trên nhóm đã tổng hợp thành bảng tóm tắt sau.

20
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên nước ngoài và trong nước

Phương pháp Thành phần


Nghiên cứu Bối cảnh Cỡ biến
mẫu

1. Sovansopal & Campuchia. 1281 Phân tích hồi 1. Yếu tố cá


Shimizu quy logistic. nhân.
(2019).
2. Gia đình.

Trường trung
học.

2.Keshishian ở Mỹ 618 Phương pháp 1. Chủng


và cộng sự hồi quy tộc/ dân tộc
(2010) logistic
2. Kinh
nghiệm cá
nhân

3. Effendi & Các trường đại 557 Phân tích hồi 1. Động lực
Mulatahada học tiểu bang ở quy tuyến học bên trong
(2017). Co- lege tính.
(Indonesia). 2. Động lực
học bên
ngoài.

21
4. Dalcı và ở Iran 397 - Phân tích 1. Yếu tố tài
cộng sự (2013) phương sai chính
(ANOVA).
2. Yếu tố
- Phân tích thị trường
thường xuyên việc làm
(t - test)
3. Ý kiến
của người
tham khảo

4. Các yếu tố

nội tại

5. Năng khiếu

6. Nhận
thức về khóa
học kế toán

7. Nhận thức về

nghề kế toán

22
5. Kazi &
Akalaq (2017). Hai trường đại 432 - Phân tích 1. Ảnh
học công lập ở phương sai hưởng của
thành phố (ANOVA). cha mẹ.
Lahore.
- Phân tích 2. Ảnh
thường xuyên hưởng của
(t -test). bạn bè.

3. Ảnh
hưởng của
giới tính.

4. Lý do học

tập.

5. Phương
tiện truyền
thông.

6. Lý do tài
chính. 7.Sở
thích.
8.Ảnh hưởng
của người
khác.

6. Porter & ở một trường 278 - Phương 1. Mục tiêu


Woolley đại học pháp phân tích nghề nghiệp
(2014) nhân tố 2. Đặc điểm

23
nội tại
- Phương pháp
hồi quy
logistic

7. Sarif và Các trường đại 180 Phân tích 1. Ảnh


cộng sự (2019). học ở Karachi. phương sai hưởng của
(ANOVA) mẹ.

2. Ảnh
hưởng của
cha.

3.Ảnh hưởng
của gia sư.

4.Thu Nhập
tương lai.

5.Địa vị trong
tương lai.
6.Tạo ra sự
khác biệt xã
hội.

8.Nguyễn Thị Trường cao 450 Phân tích hồi 1. Đào tạo
Lan Hương đẳng kinh tế quy đa bội liên thông
(2012) - kế hoạch Đà
Nẵng 2. Cơ hội
nghề nghiệp

3. Đối tượng
nghiên cứu
24
4. Kiến thức
ngành

5. Phù hợp
với động cơ
cá nhân

9.Đinh Thị Hải Trường cao 300 Phương pháp 1. Lao động
Hậu và cộng sự đẳng du lịch phân tích nhân du lịch
(2019) Hà Nội tố và hồi quy
logistic 2. Mạng xã
hội, thời gian
đào tạo

3. Chính
sách hoc học
phí

4. Báo
mạng internet

5. Kết quả
học tập, điểm
thi thpt

10.Beggs và Trường đại 396 Phân tích Hành động


cộng sự (2008) học Mở hồi quy OLS hợp
Tp.HCM lý, lý thuyết
động cơ lựa
chọn

25
11.Đào Liêng Trường đại học 239 -Phân tích hồi 1. Thái độ
Diễm và cộng Tài chính – quy đa biến đối với hành
sự (2020) Marketing vi
-Phân tích
nhân tố 2. Chuẩn
chủ quan
khám phá
(EFA) 3. Nhận
thức kiểm
soát hành vi

4. Trung
thành thương
hiệu

5. Nhu cầu
xã hội

12.Huỳnh TP. Cần Thơ 169 -Phân tích 1. Kiến thức

Trường Huy và Cronbach's


cộng sự (2019) Alpha 2. Kỹ năng

-Phân tích
nhân tố

khám phá
(EFA

26
Việt Nam 580 Phân tích 1. Đặc điểm
Cronbach's cá nhân
13.Nguyễn Thị Alpha
Bích Vân và 2. Đặc điểm
cộng sự (2017) -Phân tích nghề nghiệp
nhân tố
3. Đặc điểm
khám phá trường đại
(EFA) học

-Phân tích hồi 4. Gia đình


quy tuyến tín và người thân

5. Xã hội

Nguồn: Nhóm đề xuất

27
2.5 Đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu

Hình 2.11. Mô hình nghiên cứu

Nguồn: Nhóm đề xuất.

Các giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào các yếu tố đặc trưng của học sinh, sinh viên Việt Nam, kết hợp với
nghiên cứu trước, bao gồm ở trong và ngoài nước, nhóm đã đề xuất ra 5 nhóm yếu
tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên. Từ đó, đề xuất 5 giả
thuyết liên quan đến việc lựa chọn ngành nghề.

 Yếu tố bản thân cá nhân 

Theo các bài nghiên cứu của Sovansopal & Shimizu (2019), Keshishian và
cộng sự (2010), Dalcı và cộng sự (2013), Nguyễn Thị Bích Vân và cộng sự (2017)
thì yếu tố bản thân cá nhân của mỗi sinh viên là một trong những yếu tố có ảnh
hưởng quan trọng đối với việc lựa chọn ngành nghề. Hiểu rõ được mong muốn
cũng như khả năng của bản thân sẽ giúp cho sinh viên lựa chọn ngành nghề chính
xác. Có 4 biến được đưa ra để đánh giá mức tác động của nhân tố bản thân cá nhân,
bao gồm: sở thích, học lực, tính cách và sức khỏe. 
28
Giả thuyết H1: Yếu tố “Bản thân cá nhân” có tác động cùng chiều đến việc lựa chọn
ngành nghề.

 Yếu tố sự quan tâm của gia đình người thân 

Theo Sovansopal & Shimizu (2019), Kazi & Akalaq (2017), Sarif và cộng sự
(2019), Nguyễn Thị Bích Vân và cộng sự (2017) thì yếu tố tác động đến việc lựa
chọn ngành nghề của sinh viên là sự quan tâm của gia đình người thân, vì họ là
người quan sát, hiểu rõ một phần bản thân của sinh viên và họ có sức tác động lớn
đến suy nghĩ của sinh viên. Cha mẹ là người quan tâm đến con cái nhất nên họ luôn
mong muốn hướng con mình theo ý muốn của họ. Ví dụ như trong gia đình có
truyền thống ngành y, quân đội, hay giáo viên, thì cho mẹ có xu hướng bắt con tiếp
tục nối nghiệp theo truyền thống đó. Cùng với đó, việc lựa chọn ngành nghề của
sinh viên cũng bị tác động bởi ý kiến của các anh chị, chú bác, …. Ngoài ra ý kiến
của bạn bè tác động đến việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên. Họ nhận thấy rằng
đa số sinh viên thường tâm sự các quyết định của mình cho bạn bè trước tiên và có
khuynh hướng thảo luận với nhau các vấn đề của mình, vì thế khi đứng trước việc
lựa chọn ngành nghề các bạn thường cùng nhau lựa chọn. Do đó, ý kiến của bạn bè
cũng tác động đến quyết định lựa chọn nghề của sinh viên.

Giả thuyết H2: Yếu tố “Sự quan tâm của gia đình người thân” có tác động dương
đến việc lựa chọn ngành nghề

 Đặc điểm của trường đại học tác động (Nguyễn Thị Bích Vân và cộng sự (2017)
đến việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên.

Việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên cũng bị phụ thuộc vào đặc điểm ngôi
trường mà họ đăng ký. Thông qua hoạt động tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp của
các trường đại học, cao đẳng cũng góp phần tác động không nhỏ đến quyết định của
sinh viên qua các thế mạnh ngành đào tạo, cam kết đầu ra, mức học phí hấp dẫn,
môi trường học tập, hoạt động quảng bá hình ảnh hay danh tiếng của trường. Vì thế
có không ít sinh viên dựa vào đặc điểm của trường để chọn ngành nghề. Các trường

29
Đại Học, Cao Đẳng càng đẩy mạnh hoạt động truyền thông càng có ảnh hưởng đối
với việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên.
Giả thuyết H3: Yếu tố “Đặc điểm của trường Đại học” có tác động cùng chiều đến
việc lựa chọn ngành nghề.

 Cơ hội nghề nghiệp (Nguyễn Thị Lan Hương (2012) là nhân tố tác động đến
việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên

Vấn đề việc làm luôn là vấn đề nóng sốt, điều khiến sinh viên quan tâm đến nhất
đó là cơ hội việc làm sau khi ra trường vì thế cơ hội việc làm cũng là nhân tố ảnh
hưởng việc lựa chọn ngành của sinh viên. Sự phát triển Kinh tế-Xã hội cũng có ảnh
hưởng không nhỏ đến quyết định lựa chọn ngành nghề của giới trẻ hiện nay. Đây là
một trong những yếu tố tất yếu góp phần tạo ra sự phân luồng trong việc chọn
ngành nghề của sinh viên. Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Nhung và Lương Thị
Thành Vinh (2018):

“Giới trẻ càng ngày càng quan tâm hơn đến sự phát triển Kinh tế-Xã hội của địa
phương, đất nước thì càng có xu hướng lựa chọn những ngành nghề đang có sức
nóng với nhiều cơ hội công việc và sự hứa hẹn cao về lương, thưởng. Đây là một
thực tế tất yếu dẫn đến việc, có những ngành thu hút được rất nhiều nguồn nhân lực,
trong khi có những ngành không được giới trẻ quan tâm tìm hiểu”.

Giả thuyết H4: Yếu tố “Cơ hội nghề nghiệp” có tác động cùng chiều đến việc lựa
chọn ngành nghề.

30
Bảng 3.1. Bảng thang đo các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành
nghề

Số thứ Ký Mô tả Ghi chú


tự hiệu

Bản thân cá nhân

Ngành nghề đó phù hợp với khả


1 BT1 Nghiên cứu của
năng học tập của cá nhân
Sovansopal &
Ngành nghề đó phù hợp với sở thích cộng sự (2019),
2 BT2
của cá nhân nghiên cứu của

Ngành nghề đó phù hợp với tính Kazi & Akalq


3 BT3
cách (hòa đồng, vui vẻ, trầm tính, (2017), nghiên
…) của cá nhân cứu của Nguyễn
Thị Lan Hương
4. BT4 Ngành nghề đó phù hợp với sức
(2012).
khỏe của cá nhân

Sự quan tâm của gia đình người thân

5 SQ1 Ngành nghề đó do ba mẹ định Nghiên cứu của


hướng Sovansopal &
cộng sự (2019),
6 SQ2 Sự tác động của anh, chị, em trong
nghiên cứu của
nhà
Dalcı và cộng sự
7 SQ3 Ý kiến của các anh chị đang và đã (2013), nghiên
học ngành nghề đó cứu của Kazi &
Akalq (2017),
8 SQ4 Tư vấn hướng nghiệp của các thầy
nghiên cứu của
cô giáo
Sarif và cộng sự
(2019).

31
9 SQ5 Sự tác động của bạn bè (học theo,
nhiều bạn chọn, …)

Đặc điểm của trường đại học

10 DD1 Chuyên ngành đào tạo nghề hấp dẫn. Nghiên cứu của
Dalcı và cộng sự
11 DD2 Chuyên ngành đào tạo có điểm đầu (2013), nghiên
vào phù hợp, vừa sức cứu của Kazi &
Akalq (2017),
nghiên cứu của
Sovansopal &
12 DD3 Đã tìm hiểu ngành nghề đào tạo trên
các phương tiện truyền thông cộng sự (2019),

(internet, TV, ...) nghiên cứu của


Dalcı và cộng sự
13 DD4 Được giới thiệu thông qua các hoạt
(2013), nghiên
động tư vấn nghề nghiệp
cứu của Đinh
Thị Hải Hậu và
14 DD5 Trường có vị trí địa lý phù hợp,
cộng sự (2019).
thuận tiện.

15 DD6 Trường có mức học phí/đóng góp


phù hợp

16 DD7 Có cơ hội nhận học bổng

Cơ hội việc làm trong tương lai

17 CH1 Cơ hội việc làm cao sau khi tốt Nghiên cứu của
nghiệp Dalcı và cộng sự
(2013), nghiên
18 CH2 Cơ hội thu nhập cao sau
cứu của Porter &
khi tốt nghiệp

32
19 CH3 Cơ hội thăng thiên trong Woolley (2014),
công việc nghiên cứu của
Sarif và cộng sự
20 CH4 Cơ hội học tập cao hơn
(2019), nghiên
trong tương lai
cứu của Nguyễn
Thị Lan Hương
(2012), Đào
Liêng Diễm

Quyết định chọn ngành nghề

21 QĐ1 Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến Nghiên cứu của
quyết định chọn ngành Sarif và cộng sự
nghề (2019), nghiên
cứu của Kazi &
24 QĐ2 Mong muốn có mức thu nhập cao và
Akalq (2017),
tạo ra được sự khác biệt xã hội quyết
nghiên cứu của
định chọn ngành nghề.
Dalcı và cộng sự
23 QĐ3 Quyết định lựa ngành nghề theo theo (2013)
sở thích, tích cách của bản thân

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

33
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu nhóm đã đề xuất quy trình gồm 6 bước: 1/ Xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên, đối tượng điều
tra là các sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng; 2/ Xây dựng
mẫu phiếu điều tra, xác định khu vực điều tra là các trường đại học, cao đẳng tại
thành phố Hồ Chí Minh; 3/ Điều tra thử để kiểm định chất lượng bảng hỏi, sau đó
điều tra chính thức; 4/ Phân tích kết quả điều tra; 5/ xác định vai trò, đánh giá các
nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên; 6/ Đưa ra đề xuất
cần thiết

3.2 Các phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là cách tiếp cận nhằm thăm dò, tìm hiểu ý kiến, quan điểm
của sinh viên về các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn của họ, từ đó phân tích
đặc điểm hành vi của một nhóm người từ góc nhìn của người nghiên cứu. Mục tiêu
của phương pháp định tính là khám phá tâm lý và suy nghĩ của sinh viên dẫn đến
việc họ đưa ra việc lựa chọn ngành nghề của mình.

3.2.2 Phương pháp thu thập và nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng là sử dụng các số liệu thống kê toán học thông qua bảng
câu hỏi khảo sát với phiếu câu hỏi trực tiếp và phỏng vấn trên Internet để thu thập
thông tin từ những sinh viên đã và đang học tại địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.
Mẫu được chọn theo phương pháp phi xác suất, với kích thước mẫu dự kiến là 230
mẫu, tối thiểu là 115 mẫu được ước tính đơn giản dựa vào mô hình nghiên cứu của
nhóm. Phiếu câu hỏi được gửi trực tiếp đến các sinh viên của trường đại học, cao
đẳng trong thành phố Hồ Chí Minh. Bảng hỏi được thiết kế theo thang đo Likert
tương ứng với 5 mức độ: 1 = Hoàn toàn không đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3
= Không ý kiến; 4 = Đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý.
34
Kết quả thu nhận được xử lý thông qua công cụ đánh giá độ tin cậy của thang
đo và phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm khẳng định các nhân tố ảnh hưởng
đến việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên.

3.2.3 Các phương pháp xử lý và phân tích số liệu

 Phương pháp phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha:

Kiểm định Cronbach’s Alpha dùng để phản ánh sự tương quan giữa các biến
quan sát trong cùng một nhân tố, xem xét biến quan sát nào phù hợp hay không phù
hợp với mô hình. Hệ số Alpha của Cronbach cho phép đánh giá mức độ chặt chẽ
mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Mức giá trị hệ số Cronbach’s
Alpha: từ 0.8 đến gần bằng 1 - thang đo lường rất tốt; từ 0.7 đến gần bằng 0.8 -
thang đo lường sử dụng tốt; từ 0.6 trở lên - thang đo lường đủ điều kiện (Hoàng
Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá:

Phân tích nhân tố khám phá, gọi tắt là EFA (Exploratory Factor Analysis), nhằm
rút gọn một tập hợp K biến quan sát thành một tập F (với F < k) các nhân tố có ý
nghĩa hơn. Khi nghiên cứu, chúng ta thường sẽ thu thập được rất nhiều biến quan
sát và các biến có mối liên hệ tương quan với nhau. Chẳng hạn, khi chúng ta nghiên
cứu một đối tượng có 30 đặc điểm nhỏ thì có thể chỉ nghiên cứu 5 đặc điểm lớn,
trong mỗi đặc điểm lớn này gồm 6 đặc điểm nhỏ có tương quan với nhau. Do đó,
chúng ta có thể tiết kiệm được thời gian và nguồn kinh phí cho người nghiên cứu.
Xây dựng mô hình hồi quy trong nghiên cứu: Sau khi thang đo của các yếu tố khảo
sát đã được kiểm định thì sẽ được xử lý chạy hồi quy tuyến tính bằng phương pháp
tổng bình phương nhỏ nhất (OLS - Ordinary Least Squares) bằng phương pháp
Enter. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), phương pháp Enter phù hợp hơn với các
nghiên cứu kiểm định.

3.2.4 Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu là không thực hiện việc điều tra toàn bộ diện rộng mà chỉ điều tra
trên một số đơn vị để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí nên đối tượng hướng
35
đến là sinh viên đã và đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn
Thành Phố Hồ Chí Minh. Dung lượng mẫu theo phương pháp chọn ngẫu nhiên
thuận tiện mà chúng tôi thu nhận được là “n” sinh viên đã . Dựa theo yêu cầu của
phân tích nhân tố khám phá EFA thì cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công
thức n = 5*m, trong đó m là số lượng câu hỏi trong bảng, n= 115.

3.3 Phương pháp khảo sát

Phương pháp thu thập dữ liệu và cách thức tiếp cận dữ liệu:
• Khảo sát các đối tượng thông qua bảng hỏi viết trên giấy, link khảo sát online để
kiểm tra mức độ chính xác.
• Nghiên cứu dựa trên các bài báo, tài liệu có sẵn

36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

4.1. Kết quả thu thập dự liệu

Kết quả thu thập dữ liệu định lượng:


- Số bảng câu hỏi online thu về: 135 bảng.
- Số bảng câu hỏi online hợp lệ: 120 bảng (đạt 88,89% số bảng thu về).
- Tổng số dữ liệu đưa vào phân tích: 120 bảng.

4.2. Thông tin về mẫu nghiên cứu

Bảng 4.1: Bảng tần số cho biến nơi sống


Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Nông thôn 101 84,2 84,2 84,2
Valid Thành thị 19 15,8 15,8 100,0
Total 120 100,0 100,0
Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát
Theo bảng 4.1, có sinh viên sống ở nông thôn là 101 người chiếm 84.2%, ở thành thị là
19 người chiếm 15.8% trong tổng số 120 sinh viên.

Bảng 4.2: Bảng tần số cho biến giới tính


Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Nữ 92 76,7 76,7 76,7
Valid Nam 28 23,3 23,3 100,0
Total 120 100,0 100,0
Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát
Theo bảng 4.2, trong số 120 sinh viên thì có 92 sinh viên nữ chiếm 76,7% và 28 sinh viên
nam chiếm 23.3%.

37
Bảng 4.3 Bảng tần số cho biến sinh viên năm
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Năm nhất 8 6,7 6,7 6,7
Năm 2 99 82,5 82,5 89,2
Valid Năm 3 8 6,7 6,7 95,8
Năm 4 5 4,2 4,2 100,0
Total 120 100,0 100,0
Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát
Theo bảng 4.3, có 8 sinh viên năm nhất chiếm 6.7%, 99 sinh viên năm 2 chiếm 82.5%, có
8 sinh viên năm 3 chiếm 6.7%, có 5 sinh viên năm 4 chiếm 4.2% trong tổng số 120
sinh viên.

4.3 Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha

4.3.1.Phân tích hệ số Cronbach’s alpha cho nhân tố đặc điểm bản thân cá nhân

BT1: Ngành nghề đó phù hợp với khả năng học tập của cá nhân
BT2: Ngành nghề đó phù hợp với sở thích của cá nhân
BT3: Ngành nghề đó phù hợp với tính cách của cá nhân
BT4: Ngành nghề đó phù hợp với sức khỏe của cá nhân

Bảng 4.4. Kết quả phân tích cho nhân tố đặc điểm tính cách
Cronbach's N of Items
Alpha
0,817 4

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha


Item Item Total if Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
BT1 11,65 3,826 0,756 0,721

38
BT2 11,66 3,487 0,695 0,742
BT3 11,77 3,705 0,625 0,778
BT4 11,57 4,382 0,499 0,829
Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Kết luận: Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng
biến phù hợp (≥ 0.3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.817 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ
tin cậy.

4.3.2. Thang đo cho biến SQ (Sự quan tâm của gia đình, nhà trường)

SQ1: Ngành nghề đó do ba mẹ định hướng


SQ2: Sự tác động của anh, chị, em trong nhà
SQ3: Ý kiến của các anh chị đang và đã học ngành nghề đó
SQ4: Sự tư vấn hướng nghiệp của thầy, cô giáo
SQ5: Sự tác động của bạn bè

Bảng 4.5: Kết quả phân tích cho nhân tố đặc điểm sự quan tâm của gia đình, nhà trường

Cronbach's Alpha N of Items


0,861 5

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item-Total Cronbach's Alpha if


Item Item Deleted Correlation Item Deleted
Deleted
SQ1 11,45 15,426 0,691 0,829
SQ2 11,20 15,405 0,669 0,834
SQ3 11,9 14,723 0,776 0,807
SQ4 11,4 16,124 0,608 0,849
SQ5 11,28 15,11 0,655 0,839

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

39
Kết luận: Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng
biến phù hợp (≥ 0.3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.861 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ
tin cậy.

4.3.3 Thang đo cho biến DD (Đặc điểm của trường Đại học)

DD1: Chuyên ngành đào tạo hấp dẫn


DD2: Chuyên ngành có điểm đầu vào phù hợp, vừa sức
DD3: Đã tìm hiểu về ngành nghề đào tạo trên các phương tiện truyền thông
DD4: Được giới thiệu thông qua các hoạt động tư vấn hướng nghiệp
DD5: Trường có vị trí địa lý thuận lợi
DD6: Trường có mức học phí đóng góp phù hợp
DD7: Có cơ hội nhận học bổng

Bảng 4.6: Kết quả phân tích cho nhân tố đặc điểm của trường Đại học
Cronbach's N of Items
Alpha
0,817 7

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha


Item Item Total if Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
DD1 22,23 16,903 0,614 0,784
DD2 22,14 17,148 0,622 0,783
DD3 21,96 17,839 0,607 0,788
DD4 22,60 17,15 0,479 0,808
DD5 22,27 16,903 0,576 0,790
DD6 22,33 16,527 0,513 0,803
DD7 22,42 16,884 0,541 0,796
Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

40
Kết luận: Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng
biến phù hợp (≥ 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,817 ≥ 0,6 nên đạt yêu cầu về độ
tin cậy.

4.3.4 Thang đo cho biến CH (Cơ hội việc làm trong tương lai)

CH1: Cơ hội làm việc cao sau khi tốt nghiệp


CH2: Cơ hội thu nhập cao sau khi tốt nghiệp
CH3: Cơ hội thăng tiến trong công việc
CH4: Cơ hội học tập cao hơn trong tương lai

Bảng 4.7: Kết quả phân tích cho nhân tố đặc điểm cơ hội việc làm trong tương lai
Cronbach's Alpha N of Items

0,733 4

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item-Total Cronbach's Alpha if


Item Item Deleted Correlation Item Deleted
Deleted
CH1 11,13 4,43 0,596 0,628
CH2 11,17 4,140 0,529 0,669
CH3 11,28 4,453 0,488 0,693
CH4 11,23 4,651 0,483 0,695
Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Kết luận: Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng
biến phù hợp (≥ 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,733 ≥ 0,6 nên đạt yêu cầu về độ
tin cậy.

4.3.5 Thang đo cho biến QĐ (Quyết định chọn ngành nghề)

QĐ1: Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định chọn ngành nghề.
QĐ2: Mong muốn có mức thu nhập cao và tạo được sự khác biệt trong xã hội trong quyết

41
định chọn ngành nghề.
QĐ3: Quyết định chọn ngành nghề theo sở thích, tính cách cá nhân.

Bảng 4.8: Kết quả phân tích cho nhân tố đặc điểm quyết định chọn ngành nghề
Cronbach's Alpha N of Items

0,624 3

Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha


Item Item Total if Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
QĐ1 8,29 1,234 0,419 0,557
QĐ2 7,80 1,405 0,435 0,522
QĐ3 7,81 1,484 0,456 0,502
Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát
Kết luận: Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng
phù hợp (≥ 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,624 ≥ 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin
cậy.

4.4 Kết quả phân tích nhân tố EFA


4.4.1. Phân tích EFA thang đo nhân tố ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành nghề
của sinh viên

Bảng 4.9: Kết quả chạy EFA cho các biến độc lập

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,810
Approx. Chi-Square 739,576
Bartlett's Test of Sphericity df 105
Sig. 0

Component

42
1 2 3 4
SQ3 0,859
SQ5 0,793
SQ2 0,781
SQ1 0,766 0,201 0,254
SQ4 0,736
CH1 0,774 0,251
CH2 0,721 0,228
DD1 0,700 0,389
CH4 0,670
CH3 0,637 0,263
BT1 0,870
BT2 0,828
BT3 0,771
DD5 0,803
DD6 0,286 0,764

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Kết quả ma trận xoay cho thấy, 15 biến quan sát được phân thành 4 nhân tố,
tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0.5 và
không còn các biến xấu.
Như vậy, phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập được thực
hiện 6 lần. Lần thứ nhất đến lần thứ 5, 20 biến quan sát được đưa vào phân tích, có
lần lượt 5 biến quan sát không đạt điều kiện là DD4, BT4, DD3, DD2, DD7 được
loại bỏ để thực hiện phân tích lại. Lần phân tích thứ 6 (lần cuối cùng), 15 biến quan
sát hội tụ và phân biệt thành 4 nhân tố.

4.4.2 Phân tích EFA cho biến phụ thuộc (quyết định chọn ngành nghề của sinh viên)
Bảng 4.10: Kết quả chạy EFA cho các biến phụ thuộc

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,648
Approx. Chi-Square 41,836
Bartlett's Test of Sphericity df 3
Sig. 0

43
Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared
Loadings
Total % of Cumulative % Total % of Cumulative %
Varian Varian
ce ce
1 1,725 57,496 57,496 1,725 57,496 57,496
2 0,666 22,208 79,703
3 0,609 20,297 100,000

Component
1
QĐ3 0,775
QĐ2 0,759
QĐ1 0,740
Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Hệ số KMO=0.648 (> 0,5 và < 0,05, nên các biến quan sát có tương quan với
nhau trong nhân tố (biến độc lập). Như vậy, các tham số đáp ứng đƣợc yêu cầu, tiếp
tục xem xét ở các bảng tiếp theo.
Tại mức giá trị Eigenvalues = 1.725 lớn hơn 1, đạt yêu cầu.
Các hệ số tài (Factor loading) đều lớn hơn 0.5, cho thấy rằng các biến quan sát có tường
quan cao đối với nhân tố (biến phụ thuộc) đang xét.
Theo đó, dựa trên kết quả phân tích bảng ma trận xoay nhân tố, kết quả thang đo ảnh
hưởng tới quyết định chọn ngành nghề của sinh viên các biến quan sát được rút
trích thành các nhân tố như sau:
Nhân tố 1: Bản thân cá nhân
Nhân tố 2: Sự quan tâm của gia đình người thân
Nhân tố 3: Đặc điểm của trường đại học
Nhân tố 4: Cơ hội việc làm trong tương lai
Nhân tố 5 (biến phụ thuộc): Quyết định lựa chọn ngành nghề

4.5. Mô hình hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố

Sau khi phân tích và kiểm định bằng hệ tin cậy Cronbach’s alpha và khám
phá (EFA),các thang đo quyết định đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, số biến

44
quan sát ban đầu là 23 biến, sau khi chạy còn lại 18 biến quan sát. Thang đo quyết
định chọn ngành nghề của sinh viên có 4 biến quan sát, sau khi phân tích hệ số tin
cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), số biến quan sát ban
đầu còn lại 4 biến.

Hình 4.1. Mô hình hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA
SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Thang đo theo lý thuyết)
Bản thân cá nhân
1. Ngành nghề đó phù hợp với khả năng học tập của cá nhân.
2. Ngành nghề đó phù hợp với sở thích của cá nhân.
3. Ngành nghề đó phù hợp với tính cách (hòa đồng, vui vẻ, trầm tính, …) của cá
nhân.

Sự quan tâm của gia đình người thân

4. Ngành nghề đó do ba mẹ định hướng.


5. Sự tác động của anh, chị, em trong nhà.
6. Ý kiến của các anh chị đang và đã học ngành nghề đó.
7. Tư vấn hướng nghiệp của các thầy cô giáo.

45
8. Sự tác động của bạn bè (học theo, nhiều bạn chọn,…)

Đặc điểm của trường đại học

9. Chuyên ngành đào tạo nghề hấp dẫn.


10. Trường có vị trí địa lý phù hợp, thuận tiện.
11. Trường có mức học phí/đóng góp phù hợp.

Cơ hội việc làm trong tương lai

12. Cơ hội việc làm cao sau khi tốt nghiệp.


13. Cơ hội thu nhập cao sau khi tốt nghiệp.
14. Cơ hội thăng tiến trong công việc.
15. Cơ hội học tập cao hơn trong tương lai.

Quyết định chọn ngành nghề

16. Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định chọn ngành nghề.
17. Mong muốn có mức thu nhập cao và tạo ra được sự khác biệt xã hội quyết định chọn
ngành nghề.
18. Quyết định lựa ngành nghề theo theo sở thích, tích cách của bản thân.

4.6 Phân tích hồi quy bội

4.6.1 Tạo biến đại diện

Sau khi thu thập dữ liệu từ bảng câu hỏi, tiến hành kiểm định Cronbach’s
Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, nhóm sẽ tiến hành lập các biến đại diện.

4.6.2. Phân tích tương quan Pearson

Bước đầu tiên khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội là xem xét các
mối tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, vì điều kiện để
hồi quy là trước nhất các biến độc lập phải có sự tương quan với biến phụ thuộc
quyết định chọn ngành nghề. Theo kết quả kiểm định ở bảng 4.11 ta thấy, ma trận
tương quan Pearson giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc (SHL) có giá trị Sig.

46
(2-tailed) < anpha= 5% và hệ số r > 0. Có nghĩa là với mức ý nghĩa 5% thì các biến
độc lập tương quan với biến phụ thuộc.

Như vậy, việc phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp. Kết quả ma trận
tương quan Pearson giữa các biến cho thấy các biến độc lập không có tương quan
hoàn toàn với nhau, hệ số tương quan giữa các biến độc lập đều nhỏ hơn 1. Biến
phụ thuộc có mối tương quan tuyến tính với cả 4 biến độc lập, hệ số tương quan
giữa biến sự quan tâm của gia đình người thân và biến quyết định chọn ngành nghề
là lớn nhất đạt 0,270. Hệ số tương quan giữa đặc điểm của trường đại học và biến
quyết định chọn ngành nghề là nhỏ nhất đạt -0,002. Tiếp theo, đưa tất cả các biến
vào chương trình hồi quy tuyến tính để phân tích sự ảnh hưởng của các biến độc lập
đến biến phụ thuộc.

Bảng 4.11: Phân tích tương quan Pearson


SQ CH BT DD QĐ
Pearson Correlation
SQ Sig. (2-tailed)
N 120
Pearson Correlation
CH Sig. (2-tailed) 1,000
N 120 120
Pearson Correlation 0,000
BT Sig. (2-tailed) 1,000 1,000
N 120 120 120
Pearson Correlation 0,000 0,000 0,000
DD Sig. (2-tailed) 1,000 1,000 1,000
N 120 120 120 120
Pearson Correlation 0,013 0,270** 0,195* -0,002
QĐ Sig. (2-tailed) 0,886 0,003 0,032 0,982
N 120 120 120 120 120

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

4.6.3. Phân tích hồi quy bội

4.6.3.1. Phân tích hồi quy

47
Phân tích hồi quy được thực hiện với 4 biến độc lập là: Bản thân cá nhân –
BT, Sự quan tâm của gia đình người thân – SQ, Đặc điểm của trường đại học – DD,
Cơ hội việc làm trong tương lai – CH. Nghiên cứu sử dụng phương pháp đưa vào
một lượt (phương pháp Enter) khi phân tích hồi quy bội. Đánh giá mức độ phù hợp
của mô hình nghiên cứu:

Bảng 4.12: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu

Model R R2 Adjusted R Std. Error of the Durbin-Watson


Square Estimate
1 0,334a 0,111 0,081 0,95888783 1,815
Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,081. Hệ số R2 hiệu
chỉnh nhỏ hơn R2 = 0,111, vì vậy dùng hệ số R 2 hiệu chỉnh để đánh giá độ phù hợp
của mô hình sẽ an toàn hơn, vì nó không phóng đại mức độ phù hợp của mô hình,
chứng tỏ mô hình hồi quy là phù hợp để giải thích các nhân tố: Bản thân cá nhân –
BT, Sự quan tâm của gia đình người thân – SQ, Đặc điểm của trường đại học – DD,
Cơ hội việc làm trong tương lai – CH.
Ý nghĩa của hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,081 sự biến thiên quyết định chọn
ngành nghề được giải thích bởi 4 biến độc lập đưa ra trong mô hình.
Hệ số Durbin – Watson dùng để kiểm tra tính tương quan chuỗi trong sai số
đo lường. Kết quả trong mô hình Durbin – Watson là 1,815 (nằm trong khoảng 1 <
d < 3) thì kết luận mô hình không có tự tương quan. Điều này có ý nghĩa là mô hình
hồi quy không vi phạm giả định về tính độc lập của sai số.

Bảng 4.13: Bảng kiểm định ANOVA


Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Regression 13,261 4 3,315 3,606 0,008b
1 Residual 105,739 115 0,919
Total 119,000 119

48
Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Kiểm định ANOVA được dùng để kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
hồi quy.
Với giả thuyết:
H0: Không có mối quan hệ tuyến tính giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.
H1: Có mối quan hệ tuyến tính giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.
Kết quả phân tích ANOVA cho thấy sig. = 0,008 < 0,05 => bác bỏ giả thuyết H0.
Vì vậy, với mức ý nghĩa 5% thì có mối liên hệ tuyến tính giữa biến độc lập
và biến phụ thuộc. Hay nói cách khác mô hình hồi quy đưa ra phù hợp với tập dữ
liệu và các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của biến
phụ thuộc.

Bảng 4.14: Kiểm định hệ số các yếu tố


Model Unstandardized Standardize t Sig. Collinearity
Coefficien d Statistics
ts Coeff
icient
s
B Std. Beta Toleranc VIF
E e
r
r
o
r

49
-
1,
3
1
(Consta
1 0,088 0 1,000
nt)
E-
0
1
6
1
SQ 0,013 0,088 0,013 0,150 0,881 1,000 1,000
CH 0,270 0,088 0,270 3,075 0,003 1,000 1,000
BT 0,195 0,088 0,195 2,224 0,028 1,000 1,000
-
0
,
DD -0,002 0,088 -0,002 0,981 1,000 1,000
0
2
4
Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát
Kết quả cho thấy:
Các biến độc lập BT, CH có ý nghĩa trong mô hình vì mức ý nghĩa nhỏ hơn 5% (Sig.
0,05).
Ngoài ra, ta cũng thấy rằng hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 10 chứng tỏ
không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Mô hình hồi quy chuẩn hóa có dạng:
QĐ = β1*BT + β2*CH
Với: - β1, β2 là hệ số hồi quy
-QĐ là quyết định chọn ngành nghề, biến phụ thuộc.
- BT, CH là biến độc lập
Phương trình hồi quy chuẩn hóa thể hiện quyết định chọn ngành nghề của sinh viên theo
tất cả các biến độc lập:
50
QĐ= 0,195BT + 0,270CH
 Giải thích:
Yếu tố “BT- bản thân cá nhân” có p-value = 0,028 < 0,05 và có hệ số hồi quy
0,195 mang dấu dương (+) nên yếu tố độ tin cậy tác động dương đến quyết định
chọn ngành nghề của sinh viên. Khi các yếu tố khác không đổi, độ tin cậy tăng thêm
1 đơn vị thì quyết định chọn ngành nghề thay đổi 0,195 đơn vị và ngược lại.
Yếu tố “Cơ hội việc làm trong tương lai – CH” có p-value = 0,003 < 0,05 và có
hệ số hồi quy 0,270 mang dấu dương (+) nên yếu tố sự cảm thông tác động dương
đến. Khi các yếu tố khác không đổi, độ tin cậy tăng thêm 1 đơn vị thì quyết định
chọn ngành nghề thay đổi 0,270 đơn vị và ngược lại.

4.4.3.3. Kiểm định phân phối chuẩn phần dư

Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram.

Hình 4.2: Biểu đồ tần số Histogram.

Dựa vào biểu đồ có thể thấy, một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng
lên biểu đồ tần số. Đường cong này có dạng hình chuông, phù hợp với dạng đồ thị
của phân phối chuẩn. Giá trị trung bình Mean gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0,976
gần bằng 1, thoả yêu cầu giả định về phân phối chuẩn của phần dư như vậy có thể
nói, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Do đó, có thể kết luận rằng: Giả thiết phân

51
phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P
Plot.

Hình 4.3: Biểu đồ phân phối tích lũy P-P Plot.

Biểu đồ P-P Plot ở hình 4.3 ta có thể nhận thấy, các điểm phân vị trong phân
phối của phần dư tập trung thành 1 đường chéo, như vậy, giả định phân phối chuẩn
của phần dư không bị vi phạm.

4.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.7.1. Về thang đo
Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên mô hình quyết định chọn ngành
nghề của Sarif và cộng sự (2019), nghiên cứu của Kazi & Akalq (2017), nghiên cứu
của Dalcı và cộng sự (2013). Mô hình nghiên cứu gồm 4 biến độc lập và 1 biến phụ
thuộc như sau bản thân cá nhân, đặc điểm của trường đại học, cơ hội việc làm trong
tương lai, sự quan tâm của gia đình người thân và quyết định chọn ngành nghề của
sinh viên. Trong nhóm 5
biến có 23 biến quan sát.
Qua kết quả kiểm định mức độ phù hợp của thang đo thông qua hệ số
Cronbach’s

52
alpha đã thể hiện mức độ phù hợp cao của thang đo của cả biến độc lập và biến phụ
thuộc.
Hệ số Cronbach’s alpha đều đạt giá trị từ 0,6 trở lên.
Ngoài ra thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA, sau khi phân tích EFA
cho các biến độc lập 6 lần thì đã loại 5 biến BT4, DD2, DD3, DD4, DD7 thu được
kết quả của nghiên cứu cho thấy trị số KMO là 0,810, thỏa điều kiện 0,5 < KMO <
1 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp.
Phân tích EFA cho biến phụ thuộc, dữ liệu phân tích cho thấy chỉ số KMO là 0,648 (lớn
hơn 0,5), điều này chứng tỏ việc phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp cho bộ dữ
liệu.
4.6.2. Về hồi quy
Sau khi tiến hành kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá
EFA tiếp tục đưa dữ liệu vào phân tích tương quan hệ số Pearson để kiểm định mức
độ tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập.
Kết quả phân tích tương quan hệ số Pearson cho thấy trong 2 yếu tố đều có sự
tương quan với biến phụ thuộc quyết định chọn ngành nghề - QĐ với mức ý nghĩa
5%. Phân tích hồi quy được thực hiện với 4 biến độc lập là: Bản thân cá nhân – BT,
Sự quan tâm của gia đình người thân – SQ, Đặc điểm của trường đại học – DD, Cơ
hội việc làm trong tương lai – CH. Với 0,081 biến thiên quyết định chọn ngành
nghề.
Phương trình hồi quy chuẩn hóa thể hiện sự hài lòng của khách hàng theo tất cả các
biến độc lập:
QĐ= 0,195BT + 0,270CH
Với kết quả này, có thể kết luận: Cơ hội việc làm trong tương lai là yếu tố có tác động
mạnh hơn yếu tố bản thân cá nhân đến quyết định chọn ngành nghề.

53
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

Đề tài này đã hệ thống lại và làm sáng tỏ các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn
ngành nghề của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh, thông qua việc khảo sát và tham
khảo dữ liệu từ những nghiên cứu trước đây. Từ đó, tiến hành phân tích kết quả ban
đầu, có thể thấy rằng các yếu tố chính sau ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học
của sinh viên như cơ hội về việc làm trong tương lai, đặc điểm của bản thân, ảnh
hưởng của cha mẹ, người thân và đặc điểm của trường đại học là các nhân tố chính
được nhìn nhận và đánh giá đúng theo giả thuyết ban đầu. Tuy nhiên, khi đi phân
tích kỹ hơn, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy các nhân tố có ảnh hưởng lớn đối với các
bạn sinh viên là nhân tố cơ hội việc làm và nhân tố cá nhân bản thân. Những nhân
tố này tác động đến suy nghĩ các bạn đầu tiên nên việc cân nhắc trước khi đưa ra
quyết định thì nên đánh giá các nhân tố này trước.
Qua đó, đề tài này đưa ra các giải pháp nhằm giúp các bạn học sinh đang trong quá
trình nên cân nhắc việc có thể lựa chọn đúng ngành nghề phù hợp với bản thân.
Việc tìm hiểu kĩ về trường học, ngành nghề và tham khảo ý kiến của bạn bè, gia
đình để có thể đưa ra quyết định đúng đắn đầy đủ, khách quan hơn và có thể đảm
bảo tránh được những sai lầm mà các bạn sinh viên hiện tại đang mắc phải.
5.2. Đề xuất các hàm ý quản trị

Dựa vào kết quả nguyên cứu, tác giả đề xuất những hàm ý quản trị. Đồng thời
cũng giải quyết những vấn đề hạn chế đang tồn tại trong công tác định hướng nghề
nghiệp và xây dựng nhận thức của các bạn học sinh, sinh viên trong lựa chọn ngành
nghề.

Đối với bản thân mỗi bạn trẻ


Quyết định lựa chọn ngành nghề phụ thuộc lớn vào đặc điểm bản thân của
từng người, mỗi người đều có những thế mạnh vả sở thích riêng. Vì vậy, bản thân
mỗi bạn trẻ phỉa hiểu rõ nhất bản thân mình yêu thích gì và ngành nghề nào là phù
hợp với bản thân.

Vậy sẽ có hai vấn đề đó chính là biết mình thích gì và bản thân mình phù hợp
54
với điều gì. Để biết bản thân thích gì, hãy tự đặt cho mình các câu hỏi và tự trả lời,
rằng đa số thời gian mình dùng làm gì? Mình thích làm công việc gì, thậm chí là
nếu không được trả lương? Mình có thể làm và duy trì công việc gì mãi mãi? Tính
cách đặc trưng của mình là gì? Hoặc bạn cũng có thể thực hiện các bài kiểm tra bản
thân được thiết kế sẵn từ các nghiên cứu uy tín, từ đó biết mình thuộc nhóm tính
cách gì và sở thích của mình là gì.

Một công việc tốt nếu chỉ là công việc bạn thích thì vẫn chưa đủ nếu bạn
không thể làm tốt nó và sống tốt được với nó. Vì vậy, cần thiết một công việc phải
phù hợp với khả năng của bản thân. Hãy tự đánh giá bản thân, thế mạnh của bạn ở
đâu. Lắng nghe những đánh giá từ bạn bè, thầy cô, những người xung quanh thông
qua những việc làm môi ngày để biết được bản thân mình giỏi ở những điểm nào.
Tổng kết lại những hoạt động mình đã trải qua, những công việc bạn đã từng đảm
nhận. Nghĩ về những trải nghiệm đó xem bản thân mình đã làm tốt những gì, cần
sửa đổi ở đâu và muốn tiếp tục khía cạnh nào trong công việc đó.

Từ đó bạn sẽ xác định được khả năng của bản thân ở đâu, và phù hợp với sở
thích, đam mê nào của mình để lựa chọn ra một công việc mà bạn sẽ không cảm
thấy chán nản mỗi đầu tuần và mong chờ ngày nghỉ hay ngày cuối tuần đến.

Đối với nhà trường và gia đình

Giáo dục hướng nghiệp đang ngày càng được chú trọng hơn trong nhà trường. Giáo
dục hướng nghiệp ở cấp học phổ thông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong định
hướng phát triển của các nhân học sinh, xây dựng được nhận thức rõ ràng về các
ngành nghề sẽ giúp các bạn trẻ sớm xác định được con đường, từ đó có kế hoạch
học tập và rèn luyện phù hợp.

Tư vấn hướng nghiệp phải chú trọng vào việc xây dựng nhận thức cho học
sinh về nghề nghiệp, giúp các bạn ngay từ đầu xác định được năng lực, sở thích, sở
trường của bản thân. Để làm được điều này, phải có những giáo án được nghiên cứu
thực sự nghiêm túc, giáo viên phải đầu tư thời gian để nghiên cứu, tâm huyết hơn
trong câu chuyện hướng nghiệp. Không để học sinh rơi vào tình trạng “đói” thông
tin khi tài liệu hướng nghiệp cơ bản đã ít mà giáo viên lại không nhiệt tình trong
55
lĩnh vực này.

Thời lượng các tiết hướng nghiệp cần được tăng lên và đầu tư hơn về chất
lượng nội dung. Công việc hướng nghiệp trong nhà trường phải là thường xuyên và
ngay từ đầu, không thể đợi đến những ngày cuối cấp mới có những ngày hội hướng
nghiệp để giúp học sinh chọn ngành thi Đại học. Lúc này bản thân học sinh đã hoàn
thành chương trình học và khó thay đổi được hướng phát triển cho mình, vì vậy
công tác hướng nghiệp từ nhà trường phải được chú trọng và được phát triển
nghiêm túc hơn nữa.

Bên cạnh nhà trường thì gia đình chính là môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến
quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh, sinh viên. Các thành viên lớn tuổi
hơn trong gia đình nên thường xuyên theo sát trên con đường phát triển của các bạn
trẻ, đưa ra những lời khuyên từ kinh nghiệm cuộc sống, phản chiếu lại xã hội nơi
mà các bạn trẻ chưa thực sự tiếp xúc.

Tuy nhiên, chỉ nên dừng ở mức hỗ trợ, cho lời khuyên, tuyệt đối không nên áp
đặt hay bắt buộc các bạn phải học hay làm những ngành truyền thống gia đình hay
vì nghĩ rằng đó là công việc đức cao vọng trọng, sẽ có được địa vị cao trong xã hội.
Bởi lẽ mỗi người đều có những đặc trưng riêng biệt, không thể áp dụng những kinh
nghiệm của người này lên người khác. Mọi lời khuyên đều nên dừng lại ở mức độ
tham khảo, giúp góp phần vào quá trình nhận thức và xây dựng con đường của
riêng con em trong gia đình, còn những quyết định, hãy để các bạn trẻ tự làm việc
đó, vì các bạn biết rõ các bạn muốn gì và làm được gì. Hơn ai hết, bản thân mỗi
người cần phải tự chịu trách nhiệm trước tương lai của chính mình.

Đối với các trường Đại học

Là nơi trực tiếp đào tạo, cung cấp kiến thức, cơ hội cho các bạn sinh viên, các
trường Đại học cần làm tốt hai vấn đề.

Một là, xây dựng một chương trình đào tạo sát với thực tế, thường xuyên cập
nhật và đổi mới. Không làm cho tình trạng các bạn trẻ khi ra trường phải học lại từ
đầu vì không áp dụng được những kiến thức được dạy vào thực tế. Bên cạnh cung

56
cấp những kiến thức chuyên ngành cần thiết, song song với giảng dạy, nhà trường
nên chú trọng vào công tác thực tập, trải nghiệm cho các bạn sinh viên. Tạo điều
kiện kết nối giữa các bạn sinh viên và các doanh nghiệp, xây dựng các sân chơi để
các bạn sinh viên có cơ hội cọ sát, thử sức với những công việc thực tế. Quan trọng
nữa là, xây dựng cho các bạn sinh viên một thái độ làm việc tốt, học tập trong một
môi trường gần giống với doanh nghiệp để các bạn ngoài có được kiến thức vững
chắc thì thái độ làm việc cũng phù hợp, nâng cao chất lượng cho các nhân sự tương
lai.

Hai là, thực hiện tốt và triệt để công tác tuyển sinh. Tuyển sinh không chỉ là
làm mọi cách để thu hút học sinh đăng ký dự thi vào các ngành học của trường.
Phải cung cấp đúng, đủ thông tin về các ngành học cụ thể, tư vấn sâu sát cho các
bạn học sinh để các bạn có thể lựa chọn được đúng ngành học phù hợp nhất với bản
thân, điều kiện gia đình, chất lượng giảng dạy của nhà trường giữa rất nhiều các
ngành nghề và trường đào tạo khác nhau. Làm tốt công tác tuyển sinh cũng chính là
nâng cao được chất lượng đầu vào của nhà trường, tránh được tình trạng sinh viên
học phải ngành không phù hợp, phải chuyển ngành học mất rất nhiều thời gian hoặc
ra trường nhưng không thể khai thác bản thân ở lĩnh vực được đào tạo.

Đối với các doanh nghiệp

Trong vô số những ngành nghề đang có trong xã hội, rõ ràng những công việc
tạo được mức thu nhập cao và xây dựng được sự khác biệt sẽ luôn có sự hấp dẫn
lớn với các bạn trẻ. Nhìn vào xu hướng lựa chọn ngành nghề những năm gần đây có
thể thấy rằng, cùng với sự phát triển của công nghệ. Những ngành nghề về công
nghệ thông tin hoặc các ngành truyền thống được đổi mới theo hướng công nghệ
luôn nằm ở đầu danh sách những ngành được nhiều thí sinh đăng ký theo học nhất.

Vì vậy vấn đề thông tin rõ ràng về các ngành nghề, cơ hội việc làm phải được
cung cấp đầy đủ và kịp thời đến từng bạn học sinh. Tạo điều kiện cho các bạn tiếp
xúc với những thông tin này qua mạng xã hội, các tiết học, các diễn đàn lớn.

Các doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ về trải nghiệm cho các bạn trẻ, cung cấp
những chuyến tham quan thực tế, thử sức ở các vị trí làm việc để các bạn đến gần
57
hơn thực tế công việc mà sau này có thể các bạn sẽ theo đuổi.

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Hạn chế

Đối tượng nghiên cứu là sinh viên đang theo học tại thành phố Hồ Chí Minh, tuy
nhiên đối tượng khảo sát đa số chỉ ở sinh viên trường đại học Sư phạm kỹ thuật
thành phố Hồ Chí Minh, do đó có thể đánh giá chủ quan của đối tượng khảo sát có
thể làm lệch đi kết quả nghiên cứu.

Nghiên cứu này được thực hiện tại một thời điểm nên chỉ có khả năng giải
thích ở hiện tại, trong dài hạn kết quả có thể không còn chính xác.

Hướng nghiên cứu tiếp theo

Chính vì thế nhóm nghiên cứu đề xuất cho những nghiên cứu tiếp theo đó là:
mở rộng phạm vi nghiên cứu, thực hiện lấy dữ liệu trên nhiều mẫu hơn. Ngoài phân
loại giới trẻ theo độ tuổi, giới tính, các nghiên cứu tiếp theo có thể làm rõ hơn về
ngành nghề, học vấn để đánh giá cụ thể hơn sự khác nhau giữa các yếu tố này.
Ngoài ra có thể đánh giá vào khu vực sống, văn hóa sống theo từng vùng miền,
từng khu vực địa lí để có cái nhìn khách quan và thực tế hơn cho các doanh nghiệp
sản xuất.

Thực hiện nghiên cứu lặp đi lặp lại, thực hiện lâu dài để có kết quả tốt nhất,
hoàn thiện hơn. Sau khi nghiên cứu định lượng, có thể tổ chức phỏng vấn chuyên
sâu một lần nữa để khẳng định lại kết quả nghiên cứu

Do những hạn chế về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm trong nghiên cứu,
nhóm nghiên cứu khó có thể dùng kết quả dữ liệu sau phân tích đánh giá khách
quan và thực tế chính xác đối với các nhân tố có tác động đến quyết định lựa chọn
ngành nghề. Do đó những nghiên cứu tiếp theo cần làm rõ hơn, kế thừa nhiều hơn
những nghiên cứu trước để đưa thêm nhiều nhân tố tác động, nhiều biến quan sát để
đánh giá một cách chính xác hơn.

58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

Đặng Danh Ánh và Phạm Đức Quang (1986), Tuổi trẻ và nghề nghiệp Tập 1, Hà
Nội: NXB Công nhân kỹ thuật.

Beggs và cộng sự (2008). Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn học đại
học ngành Tài chính-Ngân hàng (TCHH) của sinh viên tại Trường Đại học Mở
TP.Hồ Chí Minh. Tạp chí giáo dục và xã hội,8 (2),40-56.

Danh mục nghề nghiệp Việt Nam (2008), Tổng cục Thống kê.

Phạm Tất Dong (1989), Giúp bạn chọn nghề, Hà Nội: NXB Giáo dục.

Đào Liêng Diễm và cộng sự (2020). Các yếu tố quyết định đến việc học cao học
chuyên ngành Quản trị du lịch của sinh viên khoa du lịch trường đại học Tài chính
– Marketing. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing, 6, 117-126.

Đinh Thị Hải Hậu và cộng sự (2019) .Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn học nghề quản trị khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. Tạp chí bộ
giáo dục và đào tạo, 5(3), 46-76.

Huỳnh Trường Huy và cộng sự (2019). Nhận thức về nghề nghiệp của sinh viên
ngành du lịch tại các trường cao đẳng, đại học trên đại bàn TP. Cần Thơ. Tạp chí
Dân tộc, 8 (4), 65-70.

Nguyễn Thị Lan Hương (2012) .Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn ngành
quản trị doanh nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế -kế hoạch Đà Nẵng.
Tạp chí Kinh tế và Phát triển ,7 (2), 19-26.

59
Trần Thị Dương Liễu (2014), Định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành
Tâm lý học ở một số trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ
Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, TP.HCM.

Max Weber và cộng sự (2008), Nền đạo đức Tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư
bản, Tp Hồ Chí Minh: NXB Tri thức.

Nguyễn Thị Kim Nhung và Lương Thị Thành Vinh (2018), Đánh giá các nhân tố
ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên trung học phổ thông tại Nghệ
An. Tạp chí Giáo dục, 413 (1), 27-31.

Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Hà
Nội: NXB Lao động Xã Hội.

Lê Thị Thu Trà (2016), Quản lý hoạt động Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
Trung học Phổ thông trên địa bàn Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục,
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu SPSS, Tp. Hồ
Chí Minh: NXB Hồng Đức.

Nguyễn Thị Bích Vân và cộng sự (2017). Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa
chọn học ngành kế toán ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 6 (2), 72-82.

Tài liệu tiếng Anh

Bandura (1996), Social cognitive theory. New York: General Learning Press.

Dalcı, I., Araslı, H., Tümer, M., & Baradarani, S. (2013). Factors that influence
Iranian students’ decision to choose accounting major. Journal of Accounting in
Emerging Economies.

Effendi, D., & Multahada, E. (2017). Influence of intrinsic and extrinsic learning
motivation in college students on choice of majors at state universities. Jurnal
Pendidikan Humaniora, 5 (1), 15-20.

60
Kazi, A. S., & Akhlaq, A. (2017). Factors Affecting Students' Career Choice.

Journal of Research & Reflections in Education (JRRE), 11 (2).

Keshishian, F., Brocavich, J. M., Boone, R. T., & Pal, S. (2010). Motivating factors
influencing college students' choice of academic major. American Journal. of

Pharmaceutical Education, 74 (3).

Lent, R.W. Brown, S.D. và Hackett, G. (1994). Toward a unifying social cognitive
Theory of career and academic interest, choice, and performance. Journal of
Vocational Behavior, 45, 79 – 122.

Nyamwange, J. (2016). Influence of Student's Interest on Career Choice among


First Year University Students in Public and Private Universities in Kisii County,
Kenya. Journal of Education and Practice, 7(4), 96-102.

Porter, J., & Woolley, D. (2014). An examination of the factors affecting students’
decision to major in accounting. International Journal of Accounting and Taxation,
2 (4), 1-22.

Sharif, N., Ahmad, N., & Sarwar, S. (2019). Factors influencing career choices. IBT
Journal of Business Studies, 15 (1), 33-46.

Sovansophal, K., & SHIMIZU, K. (2019). Factors affecting students’ choice of


science and engineering majors in higher education of Cambodia. International
Journal of Curriculum Development and Practice, 21 (1), 69-82.

Theresa, L. D. (2015). Factors That Inform Students' Choice of Study and Career.

Journal of Education and Practice, 6(27), 43-49.

61
62
PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT CÂU HỎI

PHIẾU “KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LỰA CHỌN NGÀNH
NGHỀ CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

Xin chào mọi người,

Chúng mình là nhóm sinh viên đến từ trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật
thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại, nhóm mình đang cần những ý kiến để nghiên
cứu đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng sự lựa chọn ngành nghề của sinh viên tại TP
HCM", phục vụ cho môn học Phương Pháp Nghiên Cứu. Và để hoàn thành tốt nhất
đề tài này, không thể thiếu những ý kiến khách quan đến từ anh/chị/bạn. Rất mong
mọi người có thể dành chút thời gian quý báu giúp nhóm mình hoàn thành khảo sát
nhỏ này. Nhóm mình xin cam kết thông tin trong phiếu khảo sát chỉ sử dụng cho
mục đích nghiên cứu của môn học và không cung cấp cho bên thứ ba.

Chân thành cảm ơn mọi người!

I. THÔNG TIN CHUNG

Xin vui lòng trả lời các câu hỏi bên dưới

Câu 1: Họ và tên

………………………………………………………………………………………

Câu 2. Giới tính

Nam Nữ

Câu 3. Bạn đến từ đâu?

1
Nông thôn Thành thị
Câu 4. Sinh viên trường nào?

………………………………………………………………………………………
Câu 5. Sinh viên năm mấy?

Năm nhất Năm 2

Năm 3 Năm 4 Khác

Câu 6. Bạn học khoa nào?

………………………………………………………………………………………

II. KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ
CỦA SINH VIÊN TẠI TP.HCM

Xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của anh/ chị/ bạn với các phát biểu sau đây về
những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành nghề bạn đang theo học, theo
thứ tự từ 1 đến 5 với mức hài lòng tăng dần. Vui lòng tô đen hoặc đánh dấu vào ô
mà bạn chọn.
Hoàn toàn không đồng ý (1) Không đồng ý (2) Không quan tâm (3)
Đồng ý (4) Hoàn toàn đồng ý (5)

Mức độ đồng ý

(1) (2) (3) (4) (5)

Bản thân cá nhân

2
1. Ngành nghề đó phù
hợp với khả năng học tập
của cá nhân.

2. Ngành nghề đó phù


hợp với sở thích của cá
nhân.

3. Ngành nghề đó phù


hợp với tính cách (hòa
đồng, vui vẻ, trầm tính,
…) của cá
nhân.

4. Ngành nghề đó phù


hợp với sức khỏe của cá
nhân.

Sự quan tâm của gia đình người thân

5. Ngành nghề đó do ba
mẹ định hướng.

6. Sự tác động của anh,


chị, em trong nhà.

7. Ý kiến của các anh chị


đang và đã học ngành
nghề
đó.

8. Tư vấn hướng nghiệp


của các thầy cô giáo.

3
9. Sự tác động của bạn
bè (học theo, nhiều bạn
chọn,…)

Đặc điểm của trường đại học

10. Chuyên ngành đào tạo


nghề hấp dẫn.

11. Chuyên ngành đào


tạo có điểm đầu vào phù
hợp, vừa sức

12. Đã tìm hiểu ngành


nghề đào tạo trên các
phương tiện truyền thông
(internet, TV, ...).

13. Được giới thiệu


thông qua các hoạt động
tư vấn nghề nghiệp.

14. Trường có vị trí địa lý


phù hợp, thuận tiện.

15. Trường có mức học


phí/đóng góp phù hợp.

16. Có cơ hội nhận


học bổng.

4
Cơ hội việc làm trong tương lai

17. Cơ hội việc làm cao


sau khi tốt nghiệp.

18. Cơ hội thu nhập cao


sau khi tốt nghiệp.

19. Cơ hội thăng tiến


trong công việc.

20. Cơ hội học tập cao


hơn trong tương lai.

Quyết định chọn ngành nghề

21. Gia đình có ảnh


hưởng rất lớn đến quyết
định chọn ngành nghề

22. Mong muốn có mức


thu nhập cao và tạo ra
được sự khác biệt xã hội
quyết định chọn ngành
nghề.

23. Quyết định lựa ngành


nghề theo theo sở thích,
tích cách của bản thân

5
KHẢO SÁT KẾT THÚC
Cảm ơn anh/chị/bạn đã dành thời gian quý báu của mình giúp nhóm hoàn thành bài
khảo sát.
Nhóm rất trân trọng sự giúp đỡ này. Chúc mọi người có một ngày tốt lành! Đừng
quên nhấn nút "Gửi" nhé! ^_^
Xin cảm ơn sự quan tâm của mọi người đối với phần khảo sát của nhóm.
Link phiếu khảo sát: https://forms.gle/yEeZ7Ux8R4A3o1647

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG

3.1 Phân tích Cronbach’s alpha thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới việc
quyết định chọn ngành nghề của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh

3.1.1 Thang đo cho biến BT (Bản thân cá nhân)

Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha
0,817 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
BT1 11,65 3,826 0,756 0,721
BT2 11,66 3,487 0,695 0,742
BT3 11,77 3,705 0,625 0,778
BT4 11,57 4,382 0,499 0,829

3.1.2 Thang đo cho biến SQ (Sự quan tâm của gia đình, nhà trường)

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
0,861 5
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item-Total Cronbach's Alpha if
Item Deleted Item Deleted Correlation Item Deleted
SQ1 11,45 15,426 0,691 0,829
SQ2 11,20 15,405 0,669 0,834
SQ3 11,9 14,723 0,776 0,807
6
SQ4 11,4 16,124 0,608 0,849
SQ5 11,28 15,11 0,655 0,839

3.1.3 Thang đo cho biến DD (Đặc điểm của trường Đại học)

Reliability Statistics
Cronbach's N of Items
Alpha
0,817 7

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
DD1 22,23 16,903 0,614 0,784
DD2 22,14 17,148 0,622 0,783
DD3 21,96 17,839 0,607 0,788
DD4 22,60 17,15 0,479 0,808
DD5 22,27 16,903 0,576 0,790
DD6 22,33 16,527 0,513 0,803
DD7 22,42 16,884 0,541 0,796

3.1.4 Thang đo cho biến CH (Cơ hội việc làm trong tương lai)

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items

0,733 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item-Total Cronbach's Alpha if
Item Deleted Item Deleted Correlation Item Deleted
CH1 11,13 4,43 0,596 0,628
CH2 11,17 4,140 0,529 0,669
CH3 11,28 4,453 0,488 0,693
CH4 11,23 4,651 0,483 0,695

3.1.5 Thang đo cho biến QĐ (Quyết định chọn ngành nghề)

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items

0,624 3

7
Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
if Item Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
Deleted
QĐ1 8,29 1,234 0,419 0,557
QĐ2 7,80 1,405 0,435 0,522
QĐ3 7,81 1,484 0,456 0,502

3.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)


Phân tích EFA các nhân tố ảnh hưởng tới việc quyết định chọn ngành nghề của sinh
viên thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1 Kết quả phân tích EFA lần 1

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,849
Approx. Chi-Square 1150,825
Bartlett's Test of Sphericity df 190
Sig. 0
Total Variance Explained

Comp Initial Eigenvalues Extraction Sums of Rotation Sums of Squared


onent Squared Loadings Loadings
Total % of Cumula Total % of Cumula Total % of Cumulati
Variance tive % Varian tive % Varian ve %
ce ce
1 6,635 33,174 33,174 6,635 33,174 33,174 3,496 17,481 17,481
2 2,858 14,291 47,464 2,858 14,291 47,464 2,832 14,162 31,644
3 1,692 8,458 55,922 1,692 8,458 55,922 2,547 12,736 44,379
4 1,125 5,626 61,548 1,125 5,626 61,548 2,243 11,216 55,596
5 1,039 5,197 66,744 1,039 5,197 66,744 2,230 11,149 66,744
6 0,927 4,637 71,381
7 0,749 3,745 75,126
8 0,670 3,352 78,478
9 0,641 3,203 81,681
10 0,512 2,561 84,242
11 0,470 2,350 86,592
12 0,436 2,179 88,771
13 0,393 1,966 90,737
14 0,375 1,875 92,611
8
15 0,335 1,673 94,284
16 0,283 1,413 95,697
17 0,270 1,352 97,49
18 0,226 1,129 98,179
19 0,197 0,986 99,164
20 0,167 0,836 100

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4 5
SQ3 0,866
SQ5 0,801
SQ2 0,768
SQ1 0,743 0,201 -0,200 0,204
SQ4 0,725
DD3 0,771 0,319 0,206 0,212
DD2 0,728 0,252 0,221 0,213
CH4 0,663 0,328
DD1 0,614 0,302 0,480
BT4 0,244 0,577 0,446
BT1 0,222 0,839
BT3 0,784 0,262
BT2 0,342 0,753
CH1 0,221 0,242 0,804
CH2 0,253 0,695 0,234
CH3 0,559 0,331
DD5 0,265 0,815
DD6 0,352 0,719
DD4 0,453 0,577
DD7 0,262 0,287 0,551
3.2.2 Kết quả phân tích EFA lần 2

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,842
Approx. Chi-Square 1070,782
Bartlett's Test of Sphericity df 171
Sig. 0

9
Total Variance Explained
Comp Initial Eigenvalues Extraction Sums of Rotation Sums of
onent Squared Loadings Squared Loadings
Total % of Cumul Total % of Cumul Total % of Cumul
Varian ative Varian ative % Varian ative
ce % ce ce %
1 6,339 33,362 33,362 6,339 33,362 33,362 3,330 17,528 17,528
2 2,813 14,807 48,169 2,813 14,807 48,169 2,795 14,709 32,237
3 1,583 8,329 56,499 1,583 8,329 56,499 2,524 13,286 45,522
4 1,117 5,881 62,380 1,117 5,881 62,380 2,295 12,079 57,601
5 1,033 5,436 67,815 1,033 5,436 67,815 1,941 10,214 67,815
6 0,831 4,376 72,191
7 0,683 3,595 75,786
8 0,668 3,516 79,302
9 0,594 3,126 82,428
10 0,509 2,679 85,107
11 0,468 2,464 87,571
12 0,428 2,253 89,824
13 0,378 1,992 91,816
14 0,372 1,958 93,774
15 0,303 1,594 95,368
16 0,282 1,484 96,852
17 0,233 1,224 98,076
18 0,198 1,042 99,118
19 0,168 0,882 100,000

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4 5
SQ3 0,865
SQ5 0,794
SQ2 0,782
SQ1 0,754 -0,209 0,227
SQ4 0,726
DD3 0,770 0,319 0,230
DD2 0,737 0,227 0,208 0,261
CH4 0,650 0,368
DD1 0,609 0,307 0,489
BT4 0,240 0,585 0,438
BT1 0,225 0,839
BT3 0,793 0,266
BT2 0,345 0,752
10
CH1 0,203 0,244 0,800
CH2 0,246 0,686 0,249
CH3 0,609 0,252
DD5 0,278 0,769
DD6 0,336 0,757
DD7 0,275 0,263 0,632
3.2.3 Kết quả phân tích EFA lần 3

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,830
Approx. Chi-Square 1010,596
Bartlett's Test of
df 153
Sphericity
Sig. 0

Total Variance Explained


Comp Initial Eigenvalues
Extraction Sums of Rotation Sums of Squared
onent Squared Loadings Loadings
Total % of Cumulat Total % of Cumul Total % of Cumulati
Varianc ive % Varianc ative Varianc ve %
e e % e
1 6,003 33,348 33,348 6,003 33,348 33,348 3,615 20,082 20,082

2 2,811 15,619 48,966 2,811 15,619 48,966 3,302 18,343 38,425

3 1,493 8,294 57,260 1,493 8,294 57,260 2,550 14,168 52,593

4 1,110 6,169 63,429 1,110 6,169 63,429 1,951 10,836 63,429

5 0,996 5,533 68,963

6 0,818 4,543 73,506

7 0,676 3,755 77,261

8 0,627 3,482 80,742

9 0,536 2,978 83,720

10 0,509 2,827 86,547

11 0,458 2,545 89,092

12 0,402 2,233 91,326


11
13 0,372 2,067 93,393

14 0,306 1,698 95,090

15 0,283 1,571 96,661

16 0,233 1,294 97,955

17 0,198 1,101 99,057


18 0,170 0,943 100,000

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4
DD1 0,754 0,349
CH4 0,725
CH1 0,705
DD3 0,686 0,438
CH2 0,657 0,301
DD2 0,646 0,333 0,213
CH3 0,551 0,304
SQ3 0,859
SQ5 0,795
SQ2 0,775
SQ1 0,767 0,225
SQ4 0,734
BT1 0,225 0,852
BT2 0,218 0,816
BT3 0,747
DD6 0,815
DD5 0,216 0,715
DD7 0,375 0,627
3.2.4 Kết quả phân tích EFA lần 4

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,823
Approx. Chi-Square 884,233
Bartlett's Test of Sphericity df 136
Sig. 0

12
Total Variance Explained
Comp Initial Eigenvalues Extraction Sums of Rotation Sums of Squared
onent Squared Loadings Loadings
Total % of Cumula Total % of Cumul Total % of Cumulati
Varianc tive % Varian ative % Varian ve %
e ce ce
1 5,522 32,483 32,483 5,522 32,483 32,483 3,288 19,339 19,339
2 2,711 15,948 48,431 2,711 15,948 48,431 3,142 18,483 37,822
3 1,475 8,677 57,109 1,475 8,677 57,109 2,451 14,419 52,242
4 1,101 6,477 63,585 1,101 6,477 63,585 1,928 11,344 63,585
5 0,888 5,224 68,809
6 0,818 4,809 73,618
7 0,668 3,928 77,547
8 0,627 3,686 81,233
9 0,535 3,149 84,381
10 0,499 2,935 87,317
11 0,453 2,664 89,981
12 0,390 2,294 92,274
13 0,364 2,139 94,413
14 0,292 1,717 96,130
15 0,238 1,400 97,530
16 0,225 1,324 98,854
17 0,195 1,146 100,000

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4
SQ3 0,859
SQ5 0,793
SQ2 0,779
SQ1 0,764 0,214 0,228
SQ4 0,733
CH1 0,756 0,232
DD1 0,732 0,374
CH2 0,703 0,248

13
CH4 0,678
CH3 0,586 0,260
DD2 0,585 0,346 0,271
BT1 0,209 0,864
BT2 0,823
BT3 0,760
DD6 0,233 0,768
DD5 0,765
DD7 0,379 0,630

3.2.5 Kết quả phân tích EFA lần 5

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,818
Approx. Chi-Square 786,534
Bartlett's Test of Sphericity df 120
Sig. 0
Total Variance Explained
Com Initial Eigenvalues Extraction Sums of Rotation Sums of
pone Squared Loadings Squared Loadings
nt Total % of Cumula Total % of Cumula Total % of Cumula
Varianc tive % Varianc tive % Varianc tive %
e e e
1 5,105 31,908 31,908 5,105 31,908 31,908 3,276 20,475 20,475
2 2,641 16,505 48,414 2,641 16,505 48,414 2,767 17,293 37,768
3 1,475 9,219 57,633 1,475 9,219 57,633 2,378 14,862 52,630
4 1,100 6,874 64,507 1,100 6,874 64,507 1,900 11,877 64,507
5 0,851 5,322 69,829
6 0,721 4,504 74,333
7 0,654 4,086 78,419
8 0,595 3,716 82,135
9 0,513 3,207 85,342
10 0,487 3,041 88,383
11 0,433 2,708 91,090
12 0,373 2,330 93,420
13 0,345 2,158 95,578
14 0,268 1,678 97,256
15 0,225 1,407 98,663

14
16 0,214 1,337 100,000

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4
SQ3 0,858
SQ5 0,794
SQ2 0,779
SQ1 0,763 0,208 0,228
SQ4 0,734
CH1 0,775 0,252
CH2 0,704 0,261
DD1 0,696 0,381
CH4 0,663
CH3 0,619 0,268
BT1 0,866
BT2 0,826
BT3 0,769
DD5 0,771
DD6 0,232 0,770
DD7 0,355 0,639
3.2.6 Kết quả phân tích EFA lần 6

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,810
Approx. Chi-Square 739,576
Bartlett's Test of Sphericity df 105
Sig. 0

Total Variance Explained

Comp Initial Eigenvalues Extraction Sums of Rotation Sums of


onent Squared Loadings Squared Loadings
Total % of Cumula Total % of Cumulati Total % of Cumula
Varian tive % Varian ve % Varianc tive %
ce ce e
1 4,843 32,283 32,283 4,843 32,283 32,283 3,270 21,799 21,799
2 2,606 17,372 49,656 2,606 17,372 49,656 2,740 18,267 40,067
3 1,387 9,246 58,902 1,387 9,246 58,902 2,385 15,897 55,964
15
4 1,059 7,062 65,964 1,059 7,062 65,964 1,500 10,001 65,964
5 0,851 5,676 71,640
6 0,716 4,772 76,412
7 0,641 4,275 80,687
8 0,514 3,427 84,114
9 0,500 3,331 87,445
10 0,442 2,946 90,391
11 0,378 2,518 92,909
12 0,347 2,316 95,225
13 0,269 1,792 97,017
14 0,228 1,520 98,536
15 0,220 1,464 100,000

16

You might also like