You are on page 1of 4

THUỐC TẢ HẠ

I – Đại cương
1. Định nghĩa
- Thuốc xổ
- Thuốc có tác dụng thông lợi đại tiện
- Tác dụng dược lý: • Làm tăng nhu động ruột → gây đại tiện lỏng
• Giữ nước → gây hoạt tràng
2. Công năng
- Thông đại tiện, dẫn tích trệ
- Tả hỏa giải độc
- Trục thủy
3. Chủ trị
- Chữa táo bón
- Thông qua việc tả hạ để giải trừ hỏa độc, nhiệt độc còn lưu tích trong vị tràng
→ Các tạng phủ được hoãn giải
- Chữa phù thũng, tiểu tiện bí
- Kết hợp với thuốc khử trùng để tẩy giun (trục xuất giun)
4. Đặc tính
- Vị đắng/ngọt, tính hàn/bình
- Quy kinh: Tỳ, Vị, Đại tràng
- TPHH: Anthranoid (thường sử dụng dạng oxy hóa), chất béo, chất nhày
5. Phân loại
- Dựa vào cường độ tác dụng để phân loại:
• Thuốc công hạ: ‣ Hàn hạ: Đại hoàng, Muồng trâu, Lô hội
‣ Nhiệt hạ: Ba đậu, Lưu hoàng, Khiên ngưu
• Thuốc nhuận hạ (hỗ trợ tiêu hóa): Mật ong, Ma nhân, Mồng tơi
6. Lưu ý
- Tác dụng thay đổi theo liều lượng
- Liều cao gây đau bụng, nôn, dùng dài ngày ảnh hưởng đến tiêu hóa của vị tràng
→ Chỉ sử dụng 1 thời gian ngắn
- Phối hợp ngũ thuốc: • Thuốc tả hạ phối hợp với thuốc lý khí thì sức tả mạnh
• Nếu phối hợp với Cam thảo thì sức tả hoàn hoãn
- Không dùng thuốc công hạ cho PNCT, người già dương khí suy

II – Các vị thuốc tiêu biểu


1. Thuốc hàn hạ
a) Đại hoàng
- Họ Rau răm (Polygonaceae)
- Các loài được sử dụng làm thuốc: • Rheum officinale
• R. palmatum
• R. tanguticum
- Đại hoàng phải ủ 1 năm mới được sử dụng
- CNCT: tả nhiệt thông trường, lương huyết, giải độc, trục ứ thông kinh
• Thanh trường, thông tiện: khi vị tràng thực nhiệt dẫn đến bí kết, có khi sốt cao, mê sảng, phát cuồng
• Tả hoả giải độc: dùng khi hoả độc dẫn đến nôn ra máu, chảy máu cam, màng kết hợp xung huyết,
xung huyết não, thấp nhiệt hoàng đản, huyết nhiệt nôn mửa, nhọt độc sưng đau
• Trục ứ thông kinh: dùng trị chứng bế kinh, hoặc té ngã, chấn thương, ứ huyết, nhọt độc sưng đau
• Dùng ngoài trị bỏng nước, bỏng lửa
b) Muồng trâu
- Dùng lá (lá kép lông chim chẵn) của cây Muồng trâu (Cassia alata), họ Đậu (Fabaceae)
- CNCT: nhuận tràng, nhuận gan, tiêu thực, tiêu viêm, sát trùng chỉ dương
• Nhuận tràng: trị táo bón do nhiệt kết, phù thũng
• Nhuận gan mật: dùng lá Muồng trâu sao vàng trong các trường hợp ăn uống khó tiêu, đầy bụng,
viêm gan vàng da
• Sát trùng chỉ dương: lá tươi vò hoặc giã nát, bôi hoặc xát ngoài vùng da bị nấm, lang ben, viêm da
thần kinh, thấp chẩn
• Quả Muồng trâu có tác dụng tẩy mạnh hơn lá
c) Lô hội
- Sử dụng nhựa cây Lô hội (Aloe vera hoặc Aloe ferox), họ Lô hội (Asphodelaceae)
- Nha đam không sử dụng cho PNCT (đặc biệt là 3 tháng đầu)
- Vị đắng, tính hàn
- Quy kinh: Can, Tỳ, Vị, Đại trường
- TPHH: tinh dầu màu vàng, nhựa, antraglycosid (aloin)
- CNCT: Thanh can nhiệt, thông tiện
• Thanh trường, thông tiện: dùng khi vị trường thực nhiệt, tân dịch không đủ dẫn đến đại tiện bí táo,
tâm phiền
• Thanh can, giáng hoả: dùng khi can đởm thực nhiệt, mắt đỏ sưng đau, chóng mặt, đau đầu, ù tai,
điếc, thần chí bất an
• Sát trùng: dùng khi bị giun đũa, cam nhiệt
• Giải độc: trị các chứng mụn nhọt, tràng nhạc, loét lở. Giải độc Ba đậu
d) Mang tiêu
- Muối natri sulfat kết tinh tự nhiên (Natrium sulfuricum)
- Vị cay, đắng, mặn, tính hàn
- Quy kinh: Vị, Đại trường, Tam tiêu
- CNCT: • Tả thực nhiệt tích ứ ở vị tràng: dùng điều trị táo bón do nhiệt
• Nhuyễn kiên tán kết: Làm mềm khối u ở ổ bụng
• Tiêu viêm: Dùng khi đau mắt đỏ, viêm kết mạc, lở miệng
2. Thuốc nhuận hạ
a) Mật ong → Muốn có tác dụng nhuận tràng thì bôi vào hậu môn
- Vị ngọt, tính bình
- Quy kinh: Phế, Tỳ, Đại trường
- CNCT: Bổ trung nhuận táo, chỉ thống, giải độc
• Nhuận trường thông tiện: uống hoặc thụt hậu môn, giúp thông tiện đối với trẻ em sốt cao mà đại tiện
bí kết
• Nhuận phế chỉ khái: Dùng trị ho khan do phế táo
• Hoãn cấp giảm đau: dùng điều trị chứng đau dạ dày, đau bụng
• Trị tưa lưỡi cho trẻ em: lấy một miếng vải sạch thấm mật ong, bôi lên niêm mạc lưỡi bị gai sữa
• Trị bỏng, làm mau lên da non
• Mật ong được dùng làm tá dược trong nhiều bài thuốc bổ, nhuận gan mật
- Không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi
b) Ma nhân
- Là hạt của cây Mè đen (Sesamum orientalis), họ Vừng (Pedaliaceae)
- Vị ngọt, tính bình
- Quy kinh: Tâm, Phế, Tỳ, Can, Thận
- TPHH: dầu béo
- CNCT: ích gan, bổ thận, dưỡng huyết, nhuận táo
• Bổ can thận, dưỡng huyết: Dùng cho người thiếu máu, chức năng can thận yếu, huyết hư, tóc bạc sớm
• Nhuận trường thông đại tiện
• Chỉ huyết: dùng trong trường hợp xuất huyết do giảm tiểu cầu
• Lợi sữa: dùng cho phụ nữ sau khi sinh không có sữa hoặc thiếu sữa
- Dầu Mè có hiệu quả tốt trong trường hợp phụ nữ sinh khó, ối vỡ, đã khô mà vẫn chưa đẻ
- Lá Mè sắc uống để trị viêm khớp, say nắng mùa hè
- Rễ Mè sắc lấy nước để rửa khi bị ngứa trong bệnh sởi
3. Thuốc nhiệt hạ (Ba đậu)
- (Croton tiglium), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)
- Vị cay, tính nhiệt, rất độc
- Quy kinh: Vị, Đại trường
- TPHH: dầu béo, protein, albumin độc, alkaloid
- CNCT:
• Thông đại tiện, ôn tràng: khi thức ăn bị tích trệ trong ruột do tỳ vận hoá không tốt, đại tiện bị táo
• Trục thuỷ, tiêu thũng: dùng trong trường hợp ngực bụng bị phù nước, phình trướng

You might also like