You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ

TIỂU LUẬN
MARKETING CĂN BẢN

ĐỀ BÀI:
Đánh giá cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh sản phẩm quần áo thời trang nữ trên thị trường Việt
Nam năm 2020.

Giáo viên hướng dẫn: Phạm Hồng Tú


Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Huyền
MSV: 2520115972
Lớp: TM25.06

Hà Nội, tháng 5 năm 2022


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................................................................4
I. Tổng quan thị trường kinh doanh thời trang nữ Việt Nam năm 2020:.....................................4
1. Ảnh hưởng của kinh tế suy giảm và địa dịch covid 19 tới thị trường kinh doanh thời
trang nữ Việt Nam.............................................................................................................................4
2. Xu hướng thị trường kinh doanh thời trang nữ năm 2020:................................................8
II. Cơ hội và hạn chế của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm quần áo thời trang nữ trên
thị trường Việt Nam năm 2020:..........................................................................................................12
1. Cơ hội:....................................................................................................................................12
2. Hạn chế:..................................................................................................................................14
III. Thử thách của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm quần áo thời trang nữ trên thị
trường Việt Nam 2020:........................................................................................................................15
1. Những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường quần áo thời trang nữ năm 2020:...................15
2. Thử thách:.............................................................................................................................17
3. Giải pháp phát triển:............................................................................................................18
PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................................................21
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG

Thị trường kinh doanh thời trang nữ Việt Nam 2019 có thể miêu tả bằng một từ
“hỗn loạn”. Các quỹ đầu tư đồng loạt đổ tiền vào các thương hiệu lớn, đem lại những
thay đổi không hề nhỏ cho bức tranh thị trường, nhưng theo chiều hướng tương đối tiêu
cực. Họ có tiền nhưng chưa có kiến thức chuyên sâu về ngành thời trang dẫn đến những
định hướng sai lệch trong phát triển thương hiệu. Trước kia, thương hiệu thời trang tập
trung vào chất lượng sản phẩm, câu chuyện thương hiệu, xây dựng hình ảnh. Hiện nay,
khá nhiều thương hiệu, đa số là thương hiệu nội địa lớn, “bỏ quên” những trọng tâm ấy.
Thay vào đó, họ muốn đạt được mục tiêu về lợi nhuận bằng cách tập trung vào hạ giá thật
thấp, thậm chí mua đồ Trung Quốc về cắt mác, bán giá rẻ để chiếm lĩnh thị trường.

Khi các thương hiệu lớn làm vậy đồng nghĩa với việc họ đang gây áp lực rất lớn đến
các thương hiệu vừa và nhỏ. Nếu nhóm này chạy theo việc giảm giá thì không thể cạnh
tranh với các thương hiệu lớn có năng lực tài chính tốt hay thậm chí là có sự hậu thuẫn
của nhà đầu tư; nếu họ tập trung phát triển sản phẩm, thương hiệu thì khó thu hút được
khách hàng – những người chỉ thích giảm giá. Đồng thời, người tiêu dùng cũng bị “chiều
hư” bởi cách giảm giá không phanh của các thương hiệu. Khách hàng chỉ quan tâm
những vấn đề xoay quanh chuyện ví tiền thay vì tính thời trang và thẩm mỹ. Bởi vậy, thời
trang mất đi tính aspirational (khát khao), trở thành những sản phẩm tiêu dùng giá rẻ.

Năm 2019 là thế, sau đây ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về thị trường kinh doanh thời
trang nữ Việt Nam sau một năm sẽ có những thay đổi như thế nào nhé.

I. Tổng quan thị trường kinh doanh thời trang nữ Việt Nam năm 2020:
1. Ảnh hưởng của kinh tế suy giảm và địa dịch covid 19 tới thị trường kinh
doanh thời trang nữ Việt Nam

Đầu năm 2020, các cửa hàng bán lẻ phải đóng cửa nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch
bệnh. Doanh số tiêu thụ trang phục trong 9T/2020 đạt gần 200 nghìn tỷ đồng, trong đó
tiêu thụ quần áo công sở giảm đáng kể do tình hình dịch bệnh phức tạp, nhiều doanh
nghiệp đóng cửa các chi nhánh bán lẻ khiến tỷ lệ thất nghiệp xã hội tăng.
Doanh thu thị trường thời trang năm 2020 giảm hơn 10% so với năm 2019 dưới tác
động của dịch bệnh. Trong đó, quần áo vẫn đóng góp doanh thu lớn với hơn 50% trong
tổng doanh thu toàn ngành. Các kênh truyền thông, mua sắm online đón nhận sự tăng
trưởng vượt trội khi người dân bắt đầu có thói quen mua sắm qua mạng. Lazada chiếm
khoảng một nửa tổng doanh thu các kênh mua sắm thời trang online, theo sau là Sendo,
Facebook, Tiki…

Doanh thu trung bình trên một sản phẩm giảm nhẹ trong năm 2020 do người tiêu dùng
cắt giảm chi tiêu. Theo khảo sát của Asia Plus.Inc về hành vi tiêu dùng thời trang của
người Việt, tiêu chí về giá cả luôn được đặt trên sự nổi tiếng của hãng, cộng thêm sự ảnh
hưởng của dịch bệnh, doanh số của các mặt hàng xa xỉ đã có sự sụt giảm đáng kể.

Doanh số bán lẻ 2020 của quần áo nữ giảm 8% xuống còn 29.496 tỷ đồng. Trang phục
thân trên của phụ nữ có doanh số bán hàng giảm thấp nhất vào năm 2020 ở mức 4%.

Không chỉ làm suy giảm tổng doanh thu toàn ngành, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thời
trang của các nhãn hiệu cao cấp cũng bị cắt giảm, do nhu cầu ưu tiên các nhu yếu phẩm
khi thắt chặt chi tiêu trong thời điểm dịch bệnh. Doanh nghiệp thời trang nội địa từ lâu đã
bị lép vế trên sân nhà, nay lại càng điêu đứng.
Category 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Women’s Nightwear 236.5 276.2 311.0 346.8 385.2 351.0

Women’s Outerwear 15,260.3 16,713.3 18,387.3 20,317.3 22,449.1 20,741.1

Women’s Jeans 2,461.3 2,660.5 2,901.6 3,200.1 3,518.8 3,276.0

Women’s Dresses 605.6 677.0 760.5 859.3 979.6 933.0

Women’s Jackets & Coats 703.7 777.5 863.1 962.3 1,077.8 1,026.5

Women’s Jumpers 514.2 549.2 585.4 621.8 652.4 574.1

Women’s Leggings 3.3 3.6 3.8 4.1 4.4 4.2

Women’s Shirts and Blouses 3,455.0 3,731.4 4,048.6 4,404.9 4,823.3 4,493.8

Women’s Shorts and Trousers 3,945.5 4,379.5 4,883.1 5,469.1 6,140.5 5,649.3

Women’s Skirts 602.9 669.2 739.5 811.9 880.9 810.5

Women’s Suits 258.4 275.2 291.7 308.6 327.7 268.8

Women’s Tops 1,598.8 1,761.8 1,955.6 2,190.3 2,436.9 2,339.4

Women’s Swimwear 246.9 268.7 294.2 323.0 355.4 312.8

Women’s Underwear 5,751.8 6,373.0 7,093.2 7,930.1 8,881.8 8,091.2

Other Women’s Outerwear 1,111.7 1,228.5 1,354.4 1,484.8 1,606.5 1,365.5

In Total 21,495.4 23,631.1 26,085.6 28,917.2 32,071.5 29,496.0

Doanh thu bán quần áo nữ theo danh mục qua từng năm 2015-2020.

Đơn vị: Tỷ VND

Doanh số bán hàng quần áo nữ bị ảnh hưởng nặng nề do ảnh hưởng của covid 19. Do
đó các cửa hàng đóng cửa và hướng sự tập trung của người tiêu dùng vào các mặt hàng
thiết yếu như khẩu trang, trang phục mặc ở nhà…Năm 2020, trang phục mặc ở nhà được
các doanh nghiệp sản xuất tung ra rất nhiều sản phẩm có mẫu mã đẹp, lạ với những phân
loại giá phù hợp với người tiêu dùng và sản phẩm ở phân khúc thấp và trung bình được
ưa chuộng hơn hết. Đặc biệt khẩu trang đã trở thành mặt hàng vô cùng thiết yếu trong
cuộc sống thường ngày của người Việt. Trong đợt bùng dịch đầu tiên, khẩu trang luôn
trong tình trạng cháy hàng và là sản phẩm chủ lực giúp nhiều doanh nghiệp dệt may Việt
tạo ra doanh thu. Nhiều nhà thiết kế còn cho ra các bộ sưu tập khẩu trang, mũ, kính chống
giọt bắn độc, lạ, đẹp mắt như một phụ kiện mới thể hiện cá tính của người đeo. Nhiều
doanh nghiệp kinh doanh cũng dần chuyển sang hoặc thêm sản phẩm này trở này sản
phẩm chính để bán.

Việc những shop ngừng hoạt động, kinh tế tài chính suy thoái và khủng hoảng và nhu
yếu shopping suy giảm đã khiến cho doanh thu bán hàng của thị trường thời trang nữ Việt
Nam trong năm 2020 giảm mạnh. Quần jeans và quần áo mặc ở nhà ( phân khúc hạng
sang ) là những phục trang “ bán được ” trong quá trình nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt
động và tri thức thao tác tại nhà .

Trong vài năm gần đây, những kênh bán hàng trực tuyến đã trở thành một nền tảng
hiệu suất cao để tiếp cận phụ nữ – những người có khuynh hướng tìm kiếm quần áo và
giày dép trực tuyến nhiều hơn so với người tiêu dùng nam. Điều này đặc biệt quan trọng
phổ cập ở những người lao động tri thức bận rộn ở những khu vực thành thị.

Dịch bệnh COVID-19 liên tục thôi thúc đáng kể doanh thu bán hàng của thương mại
điện tử, trong khi những kênh bán hàng trực tiếp như TT shopping, nhà hàng, hội chợ,
shop chuyên may mặc và giày dép phải đối lập với sự sụt giảm mạnh về thị trường bán
hàng do nghị định giãn cách cách xã hội của chính phủ nước nhà .
Vào năm 2020, những tên thương hiệu thời trang nhanh như Mango, Zara và G2000 phải
vận dụng kế hoạch giảm giá 50-70 % chỉ để nhằm mục đích kích thích nhu yếu từ người
tiêu dùng. Các công ty cũng đã hợp tác ngặt nghèo với những nhà kinh doanh bán lẻ trực
tuyến như Shopee và Lazada để tiếp cận nhiều người tiêu dùng hơn và tăng doanh thu
bán hàng .
Trong thời gian đại dịch, một số lượng lớn các thương hiệu thời trang Việt Nam như
Canifa, Viettien và Ivy Moda phải dần bắt đầu chú trọng phát triển và nâng cấp trang web
bán hàng của họ để đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến của khách
hàng nữ.

Sự không chắc như đinh gây ra bởi đại dịch đã tác động ảnh hưởng đến tâm ý tới
những người shopping thời trang, phần lớn là những người có xu thế shopping tùy ý bốc
đồng hơn khi có sự không thay đổi. Ngay cả sau nghị định 16 lần tiên phong được vận
dụng vào năm ngoái kết thúc, sự không ổn định về kinh tế tài chính vĩ mô và chính trị
trong toàn cảnh trấn áp đại dịch vẫn liên tục khiến người tiêu dùng thận trọng về việc bắt
nhịp lại với những quy mô tiêu tốn cho thời trang như trước khủng hoảng cục bộ.

2. Xu hướng thị trường kinh doanh thời trang nữ năm 2020:

a. Sự thay đổi của thị trường kinh doanh thời trang năm 2020:

Ngành bán lẻ thời trang sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, tuy nhiên, các mô hình bán lẻ
truyền thống sẽ khó mà trụ vững nếu không thay đổi để đáp ứng nhu cầu về sự tiện lợi và
nhanh chóng của khách hàng.

Ngoài ra, xu hướng cá nhân hóa trong mua sắm cũng sẽ phát triển mạnh mẽ. Theo đó,
trải nghiệm và cảm xúc của khách hàng là những yếu tố mà các thương hiệu thời trang
cần phải chú ý.

Thị trường Việt Nam năm nay sẽ có xu hướng về live video cũng như off-live video
nên chị sẽ chú trọng phát triển đội ngũ theo hướng ấy. Hy vọng là sẽ đem lại nhiều mới
mẻ và thú vị cho mọi người.

* Phát triển thị trường thời trang sống chung với tình hình dịch bệnh

Covid đã gây ra cuộc khủng hoảng cục bộ toàn thế giới, ảnh hưởng tác động đến đời
sống và kế sinh nhai của hàng triệu người, làm gián đoạn thương mại quốc tế, du lịch,
biến hóa nền kinh tế tài chính và hành vi của người tiêu dùng trên quốc tế. Để liên tục
quản trị trước những rủi ro tiềm ẩn khó hoàn toàn có thể đoán trước, những doanh nghiệp
cần thống kê giám sát lại quy mô hoạt động giải trí sao cho linh động và ra quyết định
hành động nhanh hơn, bảo vệ vận tốc theo sát sự thay đổi theo nhu yếu của thời đại.

* Nhu cầu của người dùng tối giản hơn

Covid-19 đã khiến những doanh nghiệp cần đổi khác tư duy, giảm độ phức tạp, tìm
cách tăng số lượng hàng bán ra với giá gốc để giảm lượng tồn dư. Cùng với đó, thu nhập
của người mua hạn chế, những tiêu tốn cho thời trang cũng bị cắt giảm đáng kể. Người
tiêu dùng có khuynh hướng hạn chế những tiêu tốn không thiết yếu, shopping cho những
loại sản phẩm thiết yếu, hướng tới những loại sản phẩm tối giản hơn.

* Tăng ROI bán lẻ

Kênh kinh doanh bán lẻ tại mặt phẳng đã đi xuống trong nhiều năm trở lại đây, số
lượng shop phải đóng cửa vĩnh viễn sẽ còn liên tục tăng lên trong thời kỳ hậu đại dịch.
Các tên thương hiệu thời trang buộc phải tâm lý lại về việc tạo ra những dấu ấn trong
lòng người tiêu dùng .Trước những tác động ảnh hưởng này, việc chuyển từ chủ nhà cho
thuê mặt phẳng sang thuê những tên thương hiệu, vận dụng kỹ thuật số tự động hóa khiến
những doanh nghiệp phải đưa ra những lựa chọn để cải tổ ROI ở Lever shop.

* Thay đổi mô hình làm việc

Những biến hóa trong phương pháp hoạt động giải trí của công ty trong thời kì dịch
bệnh và nhu yếu cải tổ hiệu suất thao tác trong những năm tiếp theo đã giúp cho quy mô
thao tác được thay đổi .Các doanh nghiệp nên có sự phối hợp linh động giữa thao tác từ
xa với thao tác tại văn phòng, góp vốn đầu tư vào huấn luyện và đào tạo nhân sự, khơi
dậy ý thức hướng đến tiềm năng chung, trao quyền cho nhân viên cấp dưới để xem xét
những ưu tiên của họ để tạo ra một quy mô thao tác vĩnh viễn, bảo vệ không bị gián đoạn
và liên tục gặt hái tốt .

b. Thị trường kinh doanh thời trang tại Việt Nam năm 2020 sẽ có ba yếu tố điển hình:

Nhiều thương hiệu quốc tế vào Việt Nam; Đặc điểm kinh doanh tự phát của người
Việt; Định hướng bởi truyền thông (Social Media Driven)

* Nhiều thương hiệu quốc tế vào Việt Nam:

Thương hiệu quốc tế vào Việt Nam khá nhiều trong những năm trở lại đây như H&M,
Zara, Cutton On… Điều này chứng tỏ thị trường nước nhà đang tiềm năng và có nhiều cơ
hội phát triển.

Mới nhất, Uniqlo (thương hiệu bán lẻ thời trang toàn cầu đến từ Nhật Bản) chính thức
có cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam – Uniqlo Đồng Khởi, thành phố Hồ Chí Minh – vào
tháng 10/2019 và đã có quyết định mở cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội ở Vincom Phạm
Ngọc Thạch. Ông Tadashi Yani, người sáng lập Fast Retailing – công ty chủ quản thương
hiệu Uniqlo, từng chia sẻ: “Đông Nam Á là một trọng điểm đang phát triển của thế giới
và Việt Nam có tiềm năng lớn nhất”.

Trong năm 2020, các thương hiệu quốc tế hứa hẹn vẫn sẽ “làm mưa làm gió” trên thị
trường kinh doanh thời trang Việt. Những tên tuổi lớn vào Việt Nam góp một phần lớn
trong việc giáo dục thị trường, giúp định hướng gu thời trang của người tiêu dùng, mang
đến cho họ cái nhìn khác về tính thẩm mỹ, chức năng và giá trị của từng bộ trang phục.
Bên cạnh đó, các chiến dịch Marketing từ những thương hiệu lớn sẽ tác động đến thương
hiệu nội địa, đòi hỏi họ phải chuyển mình, phải làm thời trang chuyên nghiệp hơn để giữ
được miếng bánh thị trường.

* Đặc điểm kinh doanh tự phát

Cùng với xu hướng “xâm nhập” của nhiều tên tuổi quốc tế, các thương hiệu nội địa
cũng phát triển ngày càng đông. Tuy nhiên, việc kinh doanh thời trang của các thương
hiệu Việt mang màu sắc của sự tự phát rất cao và điều này vẫn sẽ tiếp diễn trong năm
2020. Ở Việt Nam hầu như chưa có trường lớp bài bản nào dạy về thời trang. Các bạn trẻ
làm thời trang rất bản năng và rất thiếu quy trình vận hành thương hiệu chuyên nghiệp.
Nhiều người mở một thương hiệu trong nháy mắt, bán rất tốt bộ sưu tập (BST) đầu tiên
nhưng loay hoay mãi vì không biết làm sao để vận hành một thương hiệu và làm sao để
bán được những sản phẩm tiếp theo một cách bền vững. Các bạn copy mẫu từ H&M,
Zara, và nghĩ rằng cùng một mẫu như vậy nhưng bán giá rẻ thì thị trường sẽ tiếp nhận
nhưng không hiểu bằng cách nào để có thể đứng vững sau 2 năm tồn tại. Làm thời trang
cần có kiến thức về ngành. Kinh doanh tự phát dẫn đến thực trạng thương hiệu Việt ra
đời rất nhiều, đến mức mỗi buổi sáng thức dậy bạn sẽ thấy quảng cáo BST của 1 – 2 cái
tên mới nhưng trong lúc ấy một số cái tên cũ sẽ biến mất trên thị trường. Việc nhìn thấy
thị trường đang rất tiềm năng hoặc việc bạn đam mê mãnh liệt với nghề đều không đủ để
bắt đầu một doanh nghiệp thời trang. Để làm việc được thì từ người sáng lập cho đến
từng nhân viên, phải có kiến thức bài bản.

* Định hướng bởi truyền thông

Kinh doanh thời trang bị mạng xã hội, phương tiện truyền thông chi phối, định hướng
rất nhiều. Theo số liệu phân tích từ We Are Social – agency về quảng cáo số, năm 2019,
Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân, trong đó có đến khoảng 64 triệu người sử dụng
Internet. Trung bình một ngày, người Việt dành 6 giờ 42 phút tham gia các hoạt động
trên Internet, trong đó 2 giờ 23 phút được dùng vào mạng xã hội. Có thể thấy, người Việt
Nam yêu thích mạng xã hội, có thể chia sẻ gần như mọi thứ trên Facebook, Instagram…
tạo ra cơ hội tốt hơn cho doanh nghiệp bán hàng, xây dựng hình ảnh và phát triển thương
hiệu.

Tuy nhiên, mặc dù thuận lợi hơn khi có Internet, kinh doanh thời trang trong nước vẫn
phải đối mặt với những khó khăn. Nếu không được đào tạo bài bản, thương hiệu sẽ chỉ
“đốt tiền” vào chạy quảng cáo trên Facebook mà không đem lại hiệu quả. Nguyên nhân là
do các bài đăng không tạo được sự tương tác giữa thương hiệu với khách hàng hoặc
không có chiến dịch truyền thông bài bản, cụ thể, hấp dẫn. Điều đó làm khách hàng
không thể nhớ đến thương hiệu giữa một rừng thông tin hằng ngày từ hằng trăm thương
hiệu khác đang “tấn công” họ trên quảng cáo Facebook.

Để truyền thông hiệu quả cho một thương hiệu thời trang, điều quan trọng là phải hiểu
ngành và hiểu giá trị cốt lõi của thương hiệu mình. Đôi khi, thời trang là sản phẩm khách
hàng mua vì họ thích, không phải vì họ cần. Việc truyền thông cho một thương hiệu thời
trang không đơn giản là đăng sản phẩm lên mạng xã hội và bán, mà phải làm sao để
khách hàng yêu mến sản phẩm. Khi họ đã dành tình cảm cho sản phẩm, thì thương hiệu
bán giá nào họ cũng mua. Làm thời trang không phải bán bằng giá mà bán bằng tinh thần
đằng sau mỗi sản phẩm.

II. Cơ hội và hạn chế của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm quần áo
thời trang nữ trên thị trường Việt Nam năm 2020:

1. Cơ hội:

Thị trường thời trang Việt đang trên đà phát triển, đó là điều dễ nhìn thấy. Chúng ta
bắt kịp xu thế của thể giới, và đã có những nhân tố tạo ra được xu hướng. Thị trường thời
trang Việt tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh lớn, khi nhu cầu ăn mặc, định hướng phong
cách của mọi người ngày càng tăng, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đã được trải lên một
mặt phẳng nhờ công nghệ.

Thời trang là ngành sản xuất thiết yếu đối với đời sống con người, vì vậy đòi hỏi các
nhà bán hàng phải luôn biết cách cải tiến sản phẩm của mình sao cho tốt nhất, phù hợp
nhất, nhằm tạo ra thương hiệu tốt nhất với khách hàng. Với bất kỳ loại sản phẩm nào,
việc hướng đến đối tượng khách hàng là vô cùng cần thiết. Ngành kinh doanh quần áo
thời trang nữ rất đa dạng, với mỗi kích thước, một môi trường khác nhau lại có những sản
phẩm, mẫu mã với giá thành khác nhau. Từ việc xác định đối tượng khách hàng tiềm
năng, nhà kinh doanh sẽ đưa ra quyết định đúng đắn cho từng khâu từ giá sản phẩm đầu
vào đến bán ra một sản phẩm phù hợp nhất với người tiêu dùng.

Đại dịch Covid 19 đã mang đến nhiều thách thức cho thị trường thời trang Việt Nam.
Song, đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp quốc nội có thể nhanh chóng gia tăng thị phần
trong nước, cân bằng lại cuộc chơi.

Tính đến cuối năm 2020, có đến hơn 200 thương hiệu nước ngoài từ tầm trung đến
cao cấp đã có cửa hàng chính thức tại Việt Nam, và các thương hiệu quốc tế lớn như
H&M, Zara, Uniqlo,… đang chiếm ưu thế.

Chiều ngược lại, không có doanh nghiệp nội địa nào nắm quá 2% thị phần ngành thời
trang Việt Nam trong năm qua. 

Chính người trong cuộc cũng thẳng thắn thừa nhận: Người Việt Nam ít được tiếp cận
với các sản phẩm thời trang "Made in Vietnam".

Bên cạnh nguyên nhân khách quan do áp lực cạnh tranh rất mạnh từ các đối thủ quốc
tế, còn có nguyên nhân chủ quan. 

Theo chia sẻ của đại diện thương hiệu thời trang YODY, nhìn từ câu chuyện hãng đã
nghiên cứu rất nhiều ở thị trường nước ngoài, trong 40 tỷ USD hàng Việt Nam xuất khẩu
ra nước ngoài thì lượng hàng được bày bán ở Việt Nam có tỷ lệ rất nhỏ.

Nguyên nhân là do 2 rào cản:

- Thứ nhất, rào cản về địa lí: khi phần lớn các công ty may lớn chủ yếu sản xuất để
xuất khẩu, chưa quan tâm nhiều đến thị trường trong nước;

- Thứ hai, rào cản về giá: nếu như có bán tại Việt Nam thì bán cùng các thương hiệu
lớn của nước ngoài tại các trung tâm mua sắm lớn, giá chưa phù hợp với đa số người dân
Việt Nam.
Được sinh ra trong thị trường tiềm năng (Statista ước đạt 5,6 tỷ USD vào năm 2019),
doanh nghiệp nội địa rất mong mỏi không chỉ xây dựng được thương hiệu trong nước mà
còn có thể đưa sản phẩm Việt Nam ra toàn thế giới.

Trong bối cảnh covid 19, giữa nguy có cơ, theo nhìn nhận người trong cuộc đây cũng
là cơ hội cho doanh nghiệp nội có thể nhanh chóng gia tăng thị phần trong nước, cân
bằng lại cuộc chơi.

Trong đó, xu hướng O2O (online-to-offline) lên ngôi đang tạo ra cơ hội mới cho toàn
ngành. Được biết, O2O đã phát triển cùng với sự phát triển của công nghệ, cho phép
người tiêu dùng trải nghiệm mua sắm đa kênh.

Cần nhấn mạnh, mặc dù thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tăng trưởng "nóng" về
quy mô và đạt gần 12 tỷ USD trong năm 2020, báo cáo từ Cục Thương mại Điện tử và
Kinh tế số (Bộ Công Thương). 

Tuy nhiên, TMĐT cũng chỉ chiếm khoảng 5,5% tổng doanh số bán lẻ. Điều này chứng
tỏ rằng các cửa hàng truyền thống có cơ hội kinh doanh lớn bằng cách kết hợp kinh
doanh ngoại tuyến với các chiến lược online - tức vận dụng mô hình O2O.

Đặc biệt, những đơn vị trong ngành F&B, thời trang dù phải đẩy mạnh kênh online để
tăng trưởng, nhưng trải nghiệm trực tiếp tại cửa hàng (dịch vụ, chất liệu) vẫn là yếu tố
then chốt, và O2O là xu hướng tất yếu.

Nhìn lại năm 2020, xu hướng kinh doanh theo mô hình O2O được xem là một giải
pháp tối ưu giúp các doanh nghiệp ngành F&B cải thiện doanh thu giữa những khó khăn
do COVID-19. 

Tiếp tục phát huy lợi thế “sân nhà”. Trong nhiều năm trở lại đây, ở mọi nơi trên khắp
đất nước hình S chúng ta điều nghe đến chương trình “Người Việt dùng hàng Việt”. Điều
này đã tác động đến tiềm thức của rất nhiều khách hàng tạo nên xu hướng ưu tiên dùng
hàng Việt hơn cả. Và thị trường quần áo nữ cũng không ngoại lệ, rất nhiều chị em phụ nữ
đã lựa chọn cho mình những mẫu quần áo mang nhãn mác “Made in Viet Nam”.
Mặc dù hiện nay việc kinh doanh quần áo thời trang nữ tại thị trường Việt Nam có rất
nhiều hàng ngoại xong quần áo nữ Việt Nam vẫn ngày càng chiếm lĩnh được thị trường
trong nước. Lòng tin của người tiêu dùng đang hướng về hàng Việt!

Rất nhiều doanh nghiệp tên tuổi lớn tại Việt Nam đã chú trọng vào thị trường thời
trang nữ, chính điều này đã tạo nên vị thế chiếm lĩnh thị trường Việt của các thương hiệu
Việt.

2. Hạn chế:

* Lép vế trên thị trường sân nhà

Doanh nghiệp thời trang nội địa từ lâu đã mất lợi thế cạnh tranh với các thương hiệu
tới từ quốc tế ngay cả trên sân nhà do mẫu mã thiết kế còn nghèo nàn, quy mô còn nhỏ.
Trên thực tế, dù đã có nhiều tiến bộ, cải thiện về chất liệu cũng như mẫu mã trong nhiều
năm qua, hoạt động của các doanh nghiệp thời trang Việt chủ yếu vẫn nặng về gia công. 

* Chưa có sự bứt phá ra thế giới, kể cả khu vực

Là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới nhưng thị trường
thời trang Việt Nam vẫn còn xa lạ với bản đồ thời trang thế giới, kể cả trong khu vực.
Các sản phẩm dệt may xuất khẩu vẫn còn nặng về gia công, xuất khẩu dưới tên các
thương hiệu nước ngoài. Thời trang Việt tuy sở hữu nhiều gương mặt thiết kế tài năng ấn
tượng được đánh giá cao bởi các đồng nghiệp quốc tế nhưng vẫn chưa được biết đến rộng
rãi, cần cải tiến ngành công nghiệp thời trang trong nước kết hợp thêm với truyền thông
để đưa thương hiệu Việt ra với thế giới.

* Nạn hàng giả, hàng nhái tràn lan

Hàng giả, hàng nhái vẫn luôn là một vấn đề nhức nhối trong ngành Thời trang Việt
Nam. Nhất là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, chuyển đổi số, tình hình buôn lậu, hàng
gian, hàng giả các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới ngày càng phức tạp, tinh vi, phát
triển trên cả môi trường mạng. Phần lớn các chợ, cửa hàng thời trang, thậm chí cả trên
những kênh mua sắm thời trang online tại Việt Nam ngang nhiên bán hàng không rõ
nguồn gốc xuất xứ, với mẫu mã đa dạng và quan trọng là giá rẻ hơn rất nhiều so với mặt
hàng thời trang chính hiệu. Tuy trong năm 2020, lực lượng quản lý thị trường đã phát
hiện và triệt phá rất nhiều đường dây buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng,
nhưng tình trạng buôn bán hàng giả vẫn còn tràn lan, gây khó khăn cho các doanh nghiệp
Thời trang nói riêng và thị trường Thời trang Việt Nam nói chung.

* Kinh doanh tự phát

Xu hướng kinh doanh tự phát đi kèm với sự thiếu chuyên nghiệp của nhiều startup
thời trang Việt: bộ sưu tập đầu tiên có thể bán tốt nhưng không thể bán hàng một cách
bền vững, không thể duy trì lâu trên thị trường do không có chiến lược phù hợp đối với
quản lý, quảng bá thương hiệu trong dài hạn… Nhiều thương hiệu trẻ thậm chí còn copy
mẫu mã từ các thương hiệu quốc tế và bán giá rẻ hơn nhằm thu lợi mà không hướng tới
những mục tiêu phát triển lâu dài. Lý do phần lớn nằm ở việc Việt Nam hiện vẫn chưa có
môi trường, trường lớp bài bản về vận hành thương hiệu thời trang để phát triển ngành
công nghiệp thời trang trong nước một cách hiệu quả, có hệ thống.

III. Thử thách của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm quần áo thời trang
nữ trên thị trường Việt Nam 2020:

1. Những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường quần áo thời trang nữ năm 2020:

* Sự đổ bộ của nhiều nhãn hiệu thời trang lớn tạo nên những xu hướng thời trang
Việt Nam mới

Việt Nam đã lọt vào tầm ngắm của các ông lớn thời trang. Trước đó, khi muốn mua
chính hãng, người tiêu dùng phải order những món hàng này từ nước ngoài và phải vất
vả khó khăn tìm cách vận chuyển chúng về Việt Nam, thì vào thời điểm hiện tại, hàng
hiệu tự tìm đến Việt Nam ngày càng nhiều. Hàng loạt những thương hiệu lớn như Zara,
H&M, OVS, SOWON,… lần lượt đổ bộ vào thị trường tiềm năng béo bở này.
Theo nghiên cứu thị trường thời trang Việt Nam, Các nhãn hiệu thời trang nước ta
cũng đang dần khẳng định được uy tín và chất lượng trong tâm trí của người dùng nội
địa. Tuy nhiên, để không bị “lép vế” trước hàng loạt những thương hiệu thời trang đình
đám thế giới, các thương hiệu Việt cần học hỏi và đưa ra những chiến lược về giá, cải
tiến về chất lượng sản phẩm và cập nhật nhanh các xu hướng thị trường để thu hút và
tạo niềm tin với người mua hàng, đánh vào tâm lý “người Việt sử dụng hàng Việt” của
người dùng.

* Tâm lý chuộng “hàng ngoại” của người tiêu dùng 

Tâm lý “sính ngoại” chính là một trong những lý do khiến hàng Việt thất thế. Người
Việt vẫn chưa bỏ được suy xét hàng ngoại là hàng tốt, chỉ hàng ngoại mới cam kết chất
lượng. Nên thậm chí là hàng ngoại đắt hơn gấp hai gấp ba lần thì thực tế người tiêu
dùng vẫn chọn lựa mua nhiều hơn các mặt hàng trong nước.

Đối với các sản phẩm của ngành thời trang Việt Nam cũng thế. Khi thời trang ngoại
đổ bộ vào thị trường Việt ngày càng nhiều, những chiến lược giá khôn khéo được đưa
ra, kèm theo đấy là tâm lý sùng hàng ngoại của người dân, rất dễ khiến các thương hiệu
thời trang Việt Nam rơi vào vòng nguy hiểm.

* Ứng dụng công nghệ vào thời trang 

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường thời trang, với sự bùng nổ của khoa học công
nghệ, người tiêu dùng hiện nay đang ngày càng có xu hướng mua sắm Trực tuyến trên
Facebook, Instagram, các sàn thương mại điện tử,… nhiều hơn là đến trực tiếp các cửa
hàng.

Điều này tác động không nhỏ vào nghiên cứu thị trường thời trang Việt Nam năm
2020. Ngoài việc làm chủ và kiểm định chất lượng cho các hàng hóa được sản xuất, các
nhãn hiệu thời trang cũng cần quan tâm hơn đến việc tạo ra các cách tiếp xúc trực
tuyến, triển khai thêm các kênh bán hàng online để thu hút người mua hàng.
2. Thử thách:

Cơ hội mở ra cho thị trường kinh doanh quần áo thời trang nữ tại thị trường Việt
Nam thì chắc chắc cũng có rất nhiều thách thức cần vượt qua.

a. Cạnh tranh với nhiều thương hiệu nổi tiếng nước ngoài:

Đã từ lâu các thương hiệu nổi tiếng về đồ nữ trên thế giới đã “nhòm ngó” đến thị
trường Việt Nam. Những thương hiệu nước ngoài cạnh tranh có thể kể đến như: Mango,
Zara, Charles & Keith,…  đây là thức thức lớn đối với thương hiệu quần áo nữ Việt Nam,
bởi các thương hiệu này có mẫu mã đa dạng, hợp trend và chất liệu thì cực đẹp.

b. Doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn dè chừng với mặt hàng nữ

Nếu như nhãn hàng Zara mỗi năm đưa ra hơn 1.000 mẫu mới, thì các doanh nghiệp
trong nước một năm tung ra 100 mẫu thiết kế cho nữ đã “hụt hơi”. Các thương hiệu hàng
đầu trên thế giới luôn biết khai thác hình ảnh, đường nét đặc trưng, còn các thương hiệu
quần áo nữ Việt Nam ít tạo ra nét đặc trưng cho mình.

Nhiều ông chủ may mặc vẫn lo ngại rằng việc gặp nhiều rủi ro khi đầu tư vào quần áo
trẻ em. Yêu cầu của quần áo nữ đó là mẫu mã phải bắt mắt và chất vải đẹp, tuy nhiên để
làm được điều này thì đa số nguyên liệu các doanh nghiệp điều phải nhập từ nước ngoài
với mức giá khá cao. Nên các ông chủ mới đặt ra bài toán: chất liệu đẹp, mẫu mã đa dạng
và giá thành rẻ? Tạo ra một bài toán khó cho ngành thời trang Việt Nam nói chung và ảnh
hưởng trực tiếp đến thị trường kinh doanh thơi trang nữ nói riêng.

c. Việc quảng bá hình ảnh chưa được chú trọng

Các doanh nghiệp kinh doanh quần áo nữ Việt Nam ít chú trọng đến việc quảng cáo
hình ảnh của mình rộng rãi trên tuyền thông. Điều này sẽ gặp bất lợi cho các doanh
nghiệp, khi có quá nhiều sản phẩm cùng bày bán người tiêu dùng sẽ khó nhận biết đâu là
hàng Việt Nam.
Tóm lại, thị trường quần áo nữ Việt Nam luôn sôi động và luôn phát triển, cơ hội sẽ
luôn mở ra với các doanh nghiệp kinh doanh quần áo nữ Việt Nam. Chỉ cần nắm bắt cơ
hội, hành động dứt khoát và nhanh chóng thì mọi thứ sẽ thành công!

3. Giải pháp phát triển:

a. Phát triển nhận diện trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến để nâng cao
nhận thức về thương hiệu trên thị trường thời trang nữ Việt Nam

Việt Nam có số lượng người sử dụng Internet lớn thứ 14 trên quốc tế, đứng thứ 6
trong tổng số 35 quốc gia và vùng chủ quyền lãnh thổ ở châu Á. Việt Nam có hơn 64
triệu người sử dụng Internet, tương tự với 67 % dân số cả nước theo báo cáo giải trình
của Bộ tin tức và Truyền thông. Nhịp sống tân tiến quay quồng khiến thương mại điện tử
đóng một vai trò quan trọng trong việc thôi thúc doanh thu bán hàng so với thời trang nữ,
nhờ vào năng lực giúp tiếp cận người mua mới thuận tiện hơn và giảm thời hạn thanh
toán giao dịch .

Vì là một quốc gia chuộng sử dụng mạng xã hội, những trang mạng xã hội thông
dụng như Facebook có ảnh hưởng tác động can đảm và mạnh mẽ đến người tiêu dùng
Việt Nam trong ngành hàng thời trang nữ. Ví dụ, Facebook Livestream đã trở thành một
phương pháp thông dụng để tiếp thị loại sản phẩm và liên kết với người tiêu dùng. Kênh
mạng xã hội này hoàn toàn có thể tạo ra một số lượng bán hàng đáng kể do tính vui chơi,
hội đồng và thiết thực của nó, cũng như niềm tin dành cho giao thương mua bán trực
tuyến của người tiêu dùng ngày càng tăng .

Facebook được xem là kênh lý tưởng để giúp người mua được update về việc ra
đời loại sản phẩm mới. Ngoài ra, người tiêu dùng thường đưa ra quyết định hành động
mua hàng sau khi đọc phản hồi từ những người dùng khác trực tuyến. Do đó, nhiều công
ty đang hợp tác với những “streamer” nổi tiếng để trình làng mẫu sản phẩm và tiếp cận
người mua mới .
Ví dụ: Lazada Việt Nam gần đây đã mời nhiều nhân vật nổi tiếng như Huỳnh Lập,
Cát Tường, Duy Khánh tham gia buổi livestream của họ và thử sử dụng mẫu sản phẩm và
đưa ra phản hồi từ thưởng thức của họ cho người mua. Trong tương lai, xu thế này sẽ liên
tục do số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam tăng dần.

b. Hạn chế việc mở cửa hàng theo chuỗi, hệ thống 

Việc mở cửa hàng theo chuỗi đã được chứng minh về tính lãng phí và vận hành
kém hiệu quả ở thì hiện tại. Chính bởi lí do đó, các doanh nghiệp mới nên đầu tư vào
một mặt bằng kinh doanh đẹp, thay vì là nhiều cửa hàng nhỏ tản mác ở nhiều khu vực
(ở cùng một thành phố) với mong muốn chiếm được thị phần tại khu vực đó. 

Thay vì phát triển hệ thống offline, bạn có thể phát triển online, mở nhiều gian
hàng trên các sàn thương mại điện tử. Với thói quen mua sắm trực tuyến tăng mạnh thời
kỳ covid, nếu bạn bắt kịp điều này chắc chắn việc kinh doanh sẽ rất hiệu quả. 

c. Tiếp thị thông minh hơn 

Thời trang vốn dĩ là sản phẩm để phục vụ thiết yếu cho nhu cầu tinh thần của con
người. Nếu không phải mang giá trị tinh thần, nhu cầu ăn mặc của mỗi người sẽ đơn
giản hơn rất nhiều. COVID-19 đã khiến cho sự thật này được nhìn nhận một cách rõ
ràng nhất. Chiến lược truyền thông hay tiếp thị cũng vì thế mà cần đánh giá lại những
góc độ lẫn tư duy thực tiễn để khai triển đúng đắn, hòa hợp với tâm lý và nhận thức của
khách hàng.

Tiếp thị thông minh hơn cũng chính là để loại bỏ sự nhàm chán và rập khuôn
thường thấy ở những thương hiệu thời trang lâu năm. Chu kỳ ra bộ sưu tập mới, ra mắt
lookbook, chạy quảng cáo, chia sẻ hình ảnh feedback, sale cuối mùa, hợp tác với các
doanh nghiệp khác để tiếp cận tệp khách hàng của nhau… đã trở thành một hành vi tiếp
thị thụ động, thiếu sáng tạo, quá phổ biến hiện nay. Chính điều này khiến cho thương
hiệu không có bản sắc thương hiệu hay nhận diện nổi bật giữa thị trường có quá nhiều
sự cạnh tranh. Nếu sản phẩm cũng không nổi trội thì thương hiệu sẽ còn gặp khó khăn
nhiều hơn nữa trong việc phát triển.

d. Nắm bắt xu thế chuyển dịch thị trường để marketing ngành thời trang

Theo nhu cầu thời trang hiện nay và các dự đoán của các chuyên gia trong ngành,
fast fashion sẽ có tốc độ tăng trưởng suy giảm đến tận 24% trong vòng 5 năm tới,
nhường thị phần cho thời trang bền vững, resale và dịch vụ rental (thuê quần áo).
Những dữ liệu được phân tích này rất đáng tin cậy và cần được nhìn nhận và đánh giá
nghiêm túc từ các chủ doanh nghiệp.

Về đối tượng khách hàng trong các năm sắp tới của doanh nghiệp thời trang sẽ là
người trẻ thuộc thế hệ Millennial và Gen Z. Nhận định về Gen Z và late-Millennial sẽ là
thế hệ người trẻ rất thích trưng diện và khẳng định bản thân thông qua các nền tảng
mạng xã hội. Người trẻ thuộc lớp này lớn lên cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
Facebook, Instagram, Tiktok… Với nhu cầu thể hiện bản thân thông qua thời trang, thế
hệ này cũng là thế hệ được định hướng và truyền thụ tư tưởng thời trang bền vững, bảo
vệ môi trường, biến đổi khí hậu vô cùng mạnh mẽ. Điều này gây sức ảnh hưởng rất lớn
đối với quyết định tiêu dùng mặt hàng thời trang của họ.
PHẦN KẾT LUẬN

You might also like