You are on page 1of 5

 Trường hợp đại diện không hợp lệ

Câu 2.3: Cho biết suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc
thẩm.
- Hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm là hợp lí.
- Xí nghiệp 4 là đơn vị trực thuộc Công ty xây dựng số II Nghệ An. Căn cứ vào
khoản 1, 2 Điều 84 BLDS 2015 thì Xí nghiệp 4 có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ
hoặc một phần chức năng của pháp nhân là Công ty xây dựng số II nên việc Xí
nghiệp 4 ký Hợp đồng với Ngân hàng mà đại diện là Giám đốc xí nghiệp là ông
Tâm để mục đích đầu tư mua máy móc thiết bị nâng cao năng lực thi công là hợp
lý. Bên cạnh đó, theo khoản 6 Điều 84 BLDS 2015 thì Công ty xây dựng số II
Nghệ An có quyền quyết định Xí nghiệp 4 vay hay không vay nhưng trong Quyết
định số 10/2013/KDTM-GĐT thì Công ty xây dựng số II Nghệ An đã có Quyết
định số 02/QĐ-CT ngày 09/02/2001 về việc phê duyệt dự án đầu tư “Mua sắm
máy móc thiết bị của Xí nghiệp xây dựng 4”, tiếp là Văn bản số 23 CV/TCT thông
báo cho Ngân hàng Công thương Nghệ An biết về việc Công ty đồng ý cho Xí
nghiệp 4 trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng nên Công ty xây dựng số II Nghệ An
phải chịu trách nhiệm là đúng. Ngoài ra, theo Điều 142 BLDS 2015 thì ông Tâm là
người đại diện không hợp lệ nhưng không có chi tiết ông Tâm đã nhận được công
văn phản đối của ông Thuận hay không. Chúng ta sẽ có được 3 trường hợp để xét:
 Ông Tâm và Ngân hàng đều không nhận được công văn phản đối thì quyết
định của Tòa là hợp lý.
 Ông Tâm nhận được công văn phản đối của cấp trên nhưng vẫn ký hợp
đồng và Ngân hàng không biết thì ông Tâm phải chịu trách nhiệm.
 Ông Tâm và Ngân hàng đều biết về công văn phản đối nhưng vẫn ký hợp
đồng thì ông Tâm và Ngân hàng phải cùng giải quyết.
- Cơ sở pháp lý:
 Khoản 1, khoản 2, khoản 6 Điều 84 BLDS 2015
“Điều 84. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp
nhân.
2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn
phòng đại diện xác lập, thực hiện.”
 Điều 142 BLDS 2015
“Điều 142. Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập,
thực hiện
1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát
sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;
b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể
biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại
diện.
2. Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện
không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có
quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ
trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà
vẫn giao dịch.
3. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt
thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ
trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao
dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm
liên đới bồi thường thiệt hại.”
Câu 2.4: Nếu hoàn cảnh tương tự như trong Quyết định số 10 nhưng chỉ về phía
Ngân hàng phản đối hợp đồng (yêu cầu hủy bỏ hợp đồng do người đại diện
Vinaconex không có quyền đại diện) thì phải xử lý như thế nào trên cơ sở BLDS
2015? Vì sao?
- Nếu hoàn cảnh tương tự như trong Quyết định số 10 nhưng chỉ phía Ngân hàng
phản đối hợp đồng (yêu cầu hủy bỏ hợp đồng do người đại diện Vinaconex không
có quyền đại diện) thì Ngân hàng không có quyền hủy bỏ hợp đồng. Vì Ngân hàng
không có cơ sở để biết Xí nghiệp số 4 có quyền đại diện hay không. Do Công ty
Vinaconex không chứng minh được là có thông báo vay vốn. Không những vậy,
việc người đại diện biết mà không phản đối gì. Khi nhận được tiền, Xí nghiệp 4 đã
mua máy móc phục vụ công việc được Công ty giao và “cứ 6 tháng Xí nghiệp có
báo cáo tài chính một lần” nên Ban giám đốc Công ty biết việc vay vốn và không
phản đối. Hơn nữa, ngày 28/10/2002, Công ty xây dựng số II Nghệ An có Công
văn số 44 QĐ/CTII điều chuyển một số máy móc, phương tiện vận tải của Xí
nghiệp 4. Có thể nói rằng, Công ty ngầm công nhận giao dịch trên làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ của người được đại diện theo điểm a khoản 1 Điều 142 BLDS
2015.
- Điểm a khoản 1 Điều 142 BLDS 2015.
“Điều 142. Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập,
thực hiện
1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát
sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;”

 Hình thức sở hữu tài sản


Tóm tắt: Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao
Nguyên đơn: Bà Cao Thị Xê
Bị đơn: Chị Võ Thị Thu Hương, anh Nguyễn Quốc Chính
Nội dung: Ông Võ Văn Lưu và bà Nguyễn Thị Thẩm kết hôn ngày 26-10-1964, có đăng
kí kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã Kinh Kệ và có một con chung là Võ Thị Thu Hương
(sinh ngày 29-9-1965). Sau ngày miền Nam giải phóng ông Lưu chuyển công tác về miền
Nam, chị Hương vẫn ở Phú Thọ, từ khi ông Lưu vào miền Nam công tác bà Thẩm chưa
vào thăm lần nào. Ngày 21-10-196, ông Lưu làm thủ tục đăng kí kết hôn với bà Cao Thị
Xê tại Ủy ban nhân dân phưởng 6, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Ông Lưu lập văn
bản để là “Di chúc” ngày 27-7-2002 thể hiện ý chí của ông Lưu để lại tài sản của ông cho
bà Xê. Sau khi ông Lưu chết, vợ chồng chị Võ Thị Thu Hương vào ở căn nhà (ông Lưu
nhận chuyển nhượng của bà Nguyễn Thị Bướm 101m2 đất tại tổ 8, khu phố 10, phường
6, thành phố Mỹ Tho và cất nhà ở) cùng bà Xê. Nhưng bà Thẩm cho rằng căn nhà này
được tạo lập trong thời kì hôn nhân của bà Thẩm và ông Lưu, nên bà Thẩm không đồng ý
yêu cầu được hưởng thừa kế theo di chúc của bà Xê.
Quyết định các cấp xét xử: Tòa án sơ thẩm đã chia tài sản theo di chúc, Tòa án phúc thẩm
theo hướng giải quyết của Tòa sơ thẩm và chấp nhận một phần kháng cáo của nguyên
đơn. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án phúc thẩm, có hướng giải
quyết bảo vệ quyền lợi cho bà Thẩm.

Câu 3.1: Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về hình thức sở hữu tài
sản.
BLDS 2005 BLDS 2015
Sở hữu - Quy định: “Tài sản thuộc - Quy định: “Đất đai, tài
toàn dân - hình thức sở hữu nhà nước nguyên nước, tài nguyên
sở hữu nhà bao gồm đất đai, rừng tự khoáng sản, nguồn lợi ở
nước nhiên, rừng trồng có nguồn vùng biển, vùng trời, tài
vốn từ ngân sách nhà nước, nguyên thiên nhiên khác và
núi, sông hồ, nguồn nước, tài các tài sản do Nhà nước
nguyên trong lòng đất, nguồn đầu tư, quản lý là tài sản
lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm công thuộc sở hữu toàn
lục địa và vùng trời, phần vốn dân do Nhà nước đại diện
và tài sản do Nhà nước đầu chủ sở hữu và thống nhất
tư vào doanh nghiệp, công quản lý.”
trình thuộc các ngành và lĩnh
vực kinh tế, văn hoá, xã hội,
khoa học, kỹ thuật, ngoại
giao, quốc phòng, an ninh
cùng các tài sản khác do
pháp luật quy định.”
- Cơ sở pháp lý: Điều 197
- Cơ sở pháp lý: Điều 200
BLDS 2015
BLDS 2005
Sở hữu tư - Được phân chia thành các - Được gộp thành sở hữu
nhân, sở mục khác nhau. riêng.
hữu tổ - Cơ sở pháp lý: Điều 208-Điều - Cơ sở pháp lý: khoản 1
chức, sở 213 BLDS 2005 Điều 205 BLDS 2015
hữu tập - Việc gộp tạo sự ngắn gọn,
thể-sở hữu tránh rườm rà, dễ dàng cho
riêng việc áp dụng pháp luật.
Sở hữu tổ - Mặc dù vẫn có hình thức - Được gộp thành hình thức
chức, sở thuộc sở hữu chung song lại sở hữu chung.
hữu tập thuộc mục riêng.
thể, sở hữu - Cơ sở pháp lý: Điều 214-Điều - Cơ sở pháp lý: Điều 207-
chung-sở 226 BLDS 2005 Điều 220 BLDS 2015
hữu chung
- Việc gộp như vậy sẽ làm
ngắn gọn hơn, dễ dàng hơn
trong việc áp dụng luật.

Câu 3.2: Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt có được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ
hôn nhân với bà Thẩm không? Đoạn nào của Quyết định số 337 (sau đây viết gọn à
Quyết định 337) cho câu trả lời?
- Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân
với bà Thẩm.
- Đoạn của Quyết định số 337: “Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt phường 6,
thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được ông Lưu tạo lập trong thời kì hôn nhân
của ông Lưu và bà Thẩm, nhưng từ năm 1975 ông Lưu đã chuyển vào miền Nam
công tác và căn nhà được tạo lập bằng nguồn thu nhập của ông; bà Thẩm không có
đóng góp gì về kinh tế cũng như công sức để cùng ông Lưu tạo lập ra căn nhà này
nên ông Lưu có quyền định đoạt đối với căn nhà nêu trên.”
Câu 3.3: Theo bà Thẩm, căn nhà trên thuộc sở hữu chung cả vợ chồng bà hay sở
hữu riêng của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định 377 cho câu trả lời?
- Theo bà Thẩm, căn nhà trên thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng bà.
- Đoạn của Quyết định 377: “Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt trên diện tích
101m2 đất là tài sản chung của vợ chồng bà nên không nhất trí theo yêu cầu của bà
Xê. Bà đề nghị Tòa giải quyết theo pháp luật để bà được hưởng thừa kế tài sản của
ông Lưu cùng với chị Hương.”
Câu 3.4: Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, căn nhà trên thuộc sở hữu
chung cả ông Lưu, bà Thẩm hay thuộc sở hữu riêng của ông Lưu? Đoạn nào của
Quyết định 337 cho câu trả lời?
- Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, căn nhà trên thuộc sở hữu riêng của ông
Lưu.
- Đoạn trong Quyết định 337: “Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt phường 6, thành
phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được ông Lưu tạo lập trong thời kì hôn nhân của
ông Lưu và bà Thẩm, nhưng từ năm 1975 ông Lưu đã chuyển vào miền Nam công
tác và căn nhà được tạo lập bằng nguồn thu nhập của ông; bà Thẩm không có đóng
góp gì về kinh tế cũng như công sức để cùng ông Lưu tạo lập ra căn nhà này nên
ông Lưu có quyền định đoạt đối với căn nhà nêu trên.”
Câu 3.5: Anh/chị có suy nghĩ gì về giải pháp trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao?
- Theo em, hướng giải quyết của Tòa là hợp lý. “Khi tài sản do một người tự tạo lập
trong thời kì hôn nhân bằng công sức của riêng mình và không có công sức của
người còn lại, thực tiễn xét xử hiện nay cũng khá lúng túng trong việc xác định là
tài sản chung của vợ hoặc chồng hay là tài sản riêng của người đã tạo lập (xu
hướng hiện nay coi đây là tài sản riêng của người đã tạo lập ra tài sản).” 1 Căn nhà
150/6A Lý Thường Kiệt được có từ nguồn thu nhập riêng của ông Lưu chứ bà
Thẩm không có đóng góp gì. Vì thế nên căn nhà này là tài sản riêng của ông Lưu.
Ông Lưu chuyển vào miền Nam công tác vào năm 1975. Đến năm 1944, ông mới
nhận được chuyển nhượng căn nhà này. Căn cứ vào khoản 1 Điều 33 Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014:
“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động,
hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập
hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều
40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và
tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng,
trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được
thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”
Câu 3.6: Nếu căn nhà trên là tài sản chung của ông Lưu, bà Thẩm thì ông Lưu có
thể di chúc định đoạt toàn bộ căn nhà này không? Nêu căn cứ pháp lý khi trả lời.
- Nếu căn nhà trên là tài sản chung của ông Lưu, bà Thẩm thì ông Lưu không thể di
chúc định đoạt toàn bộ căn nhà này.
- Cơ sở pháp lý: khoản 1, 2 Điều 218 BLDS 2015
“Điều 218. Định đoạt tài sản chung
1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.
2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở
hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.”
 Khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
“Điều 29. Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động
có thu nhập.”

1
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận án, Nxb. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam 2019(Xuất
bản lần thứ tư), Bản án số 8-10, Tr.99

You might also like