You are on page 1of 4

Nhóm 7

Thành viên nhóm:


Ngô Đức Mạnh (nhóm trưởng)
Trần Mai Loan
Phạm Mai Loan
Đặng Ngọc Minh
Nguyễn Thị Minh Nhã
Diêm Thị Ngọc Mai.
Nguyễn Thị Thanh Xuân.

Chủ đề: tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và vấn đề văn hóa ứng xử trên không gian
mạng.
IV.Ý THỨC XÃ HỘI.
1. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
Định nghĩa ý thức xã hội:
- Ý thức xã hội là toàn bộ lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm tư tưởng cùng
những tình cảm tâm trạng, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những
giai đoạn phát triển lịch sử xã hội nhất định.
Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
- Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội
Nguyên nhân:

 Sự biến đổi của tồn tại xã hội thường diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội
không phản ánh kịp sự thay đổi đó và trở nên lạc hậu. Hơn nữa, ý thức xã hội là cái
phản ánh tồn tại xã hội nên nói chung chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại
xã hội.

 Do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo thủ
của một số hình thái ý thức xã hội.

 Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp và lực lượng phản tiến bộ thường lưu giữ một
số tư tưởng có lợi cho họ nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ.
Như vậy ý thức lạc hậu, tiêu cực không mất đi một cách dễ dàng. Cho nên trong sự nghiệp xây
dựng xã hội mới phải thường xuyên tăng cường công tác tư tưởng, đấu tranh chống lại âm mưu
và hành động phá hoại những lực lượng thù địch về mặt tư tưởng, kiên trì xoá bỏ những tàn dư ý
thức cũ.
- Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
 Biểu hiện -Tư tưởng khoa học có thể vượt trước, dự báo sự phát triển của TTXH( xuất phát từ
TTXH)
-Tư tưởng vượt trước là phản khoa học (xuất phát từ ý muốn chủ quan)

 Ý nghĩa -Tư tưởng khoa học vượt trước có vai trò định hướng, chỉ đạo hoạt động của con
người thành công và ngược lại.

 Liên hệ VN: CN Mác-Leenin dự báo về sự thắng lợi của CMVS; khoán chui ở Vĩnh Phúc vào
thập kỉ cuối 60;  xuất phát từ TTXH.....; có tư tưởng vượt trước là phản khoa học với chủ
trương nóng vội xây dựng QHSX XHCN (công hữu)......
- Ý thức xã hội có tính kế thừa trong quá trình phát triển nó

 Biểu hiện -Ý thức xã hội mới trước hết phản ánh tồn tại xã hội đương thời
-YTXH mới còn tiếp thu cả YTXH cũ

 Ý nghĩa -Khi nghiêm cứu các HTYTXH phải nghiên cứu bối cảnh xuất hiện tu tưởng đó
(TTXH) và cả những tu tưởng, ý thức đã có từ trước (YTXH tính kế thừa)

 Liên hệ VN -Chủ trương của Đảng về xây dượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc của Đảng ta hiện nay.
- Các hình thái ý thức xã hội có sự tác động qua lại lẫn nhau

 Ý thức xã hội bao gồm nhiều bộ phận, nhiều hình thái khác nhau, theo nguyên lý mối liên hệ
thì giữa các bộ phận không tách rời nhau, mà thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau. Sự tác
động đó làm cho ở mỗi hình thái ý thức có những mặt, những tính chất không phải là kết quả
phản ánh một cách trực tiếp của tồn tại xã hội.

 Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho thấy, thông thường ở mỗi thời đại tuỳ theo hoàn cảnh
lịch sử cụ thể có những hình thái ý thức nào đó nổi lên hàng đầu sẽ tác động mạnh đến các
hình thái khác. Chẳng hạn ở thời cổ đại Tây Âu thì triết học và nghệ thuật đóng vai trò đặc
biệt. Thời Trung Cổ ở Tây Âu thì tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến triết học, nghệ thuật,
pháp quyền… Ngày nay thì hệ tư tưởng chính trị và khoa học đang tác động đến các lĩnh vực
của đời sống tinh thần xã hội.
- Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội

 Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hoá vai trò
của ý thức xã hội mà còn bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường khi phủ nhận tác động tích
cực của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.

 Ph.Ăng ghen viết: “Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật v.v đều dựa vào sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau
và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế”.

 Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào điều kiện lịch sử
cụ thể; vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh; vào vai trò
lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng và vào mức độ mở rộng của tư tưởng trong quần
chúng.
 Chẳng hạn hệ tư tưởng tư sản đã tác động mạnh mẽ đến xã hội các nước Tây Âu thế kỷ XVII,
XVIII. Hệ tư tưởng vô sản trở thành vũ khí về mặt tư tưởng của giai cấp vô sản đấu tranh để
xoá bỏ xã hội tư bản.

 Sự tác động của ý thức xã hội tới tồn tại xã hội biểu hiện qua hai chiều hướng. Nếu ý thức xã
hội tiến bộ thì tác động thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển, nếu ý thức xã hội lạc hậu sẽ cản trở
sự phát triển của tồn tại xã hội.
Như vậy, nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội chỉ
ra bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển ý thức xã hội, nó bác bỏ quan điểm siêu hình, máy móc, tầm
thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
2. Vấn đề văn hóa ứng xử trên mạng xã hội của giới trẻ hiện nay:
MXH là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp,
sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá
nhân, diễn đàn, trò chuyện trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.
Ngoài ra, MXH là tập hợp các mối quan hệ giữa các cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức trên môi trường
internet. Chính vì thế, MXH có thể coi là một loại hình cộng đồng song mang tính chất ảo, trong đó bao
gồm nhiều cộng đồng trực tuyến khác nhau nhằm thỏa mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con
người. Một số cộng đồng như Facebook, Youtube, Zalo… thu hút một số lượng lớn người tham gia, ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, mạng xã hội còn có những tiêu cực. Với một hình thái xã hội
mới và rộng mở, mạng xã hội và cộng đồng người dùng trên “xã hội ảo” vẫn tồn tại những mặt trái khó
lường khi cho phép họ thể hiện một số tính cách ẩn mà họ chưa thể bộc lộ ở cuộc sống thật. Những
trường hợp tiêu cực khác đối với nhóm sinh viên là họ có thể có những hoạt động hay ngôn ngữ chưa phù
hợp và đặc biệt đáng ngại khi đây là điều dưới chuẩn mực của đời sống thực. Những hệ lụy của cuốc sống
ảo lại có tác động rất thực đến cuộc sống, mỗi quan hệ và cảm xúc của người trẻ. Trên thực tế, những câu
chuyện hay tình huống thương tâm đã xảy đến với mạng sống con người có thể được tìm thấy trên mặt
báo hằng tháng, hằng tuần thậm chí hằng ngày; mà nguyên nhân sâu xa lại là những mâu thuẫn rất nhỏ
trên mạng xã hội.
Có nhiều người trẻ nghiện mạng xã hội, có nhiều trạng thái tiêu cực, phán xét người khác. Khi sử dụng
mạng xã hội không có chọn lọc, đề kháng, người sử dụng sẽ bị cuốn vào thể hiện cái tôi muốn nói gì nói,
muốn chửi ai chửi. Đó là bệnh về cảm xúc, suy nghĩ, tạo ra sự hoang tưởng, nhận định không rõ ràng.
Văn hóa ứng xử trên mạng xã hội vô tình trở thành con dao giết chết hay nâng đỡ một người nào đó về
thể chất lẫn tinh thần. Một lời chê bai, một lời bình luận vô tình có thể làm tổn thương sâu sắc đến tâm lý
của một người nào đó mà chúng ta không hề quen biết. Những lời khen ngợi, động viên, cổ vũ cũng có
thể là một liều thuốc tinh thần giúp cho giới trẻ thấy tự tin và sống lạc quan hơn

*Một số giải pháp nhằm định hướng, hỗ trợ giới trẻ tự điều chỉnh việc ứng xử trên mạng xã hội:
• Sống có trách nhiệm với cộng đồng, tuân thủ pháp luật. Bản thân người dùng mạng xã hội ý
thức, trách nhiệm hơn trong việc sử dụng mạng xã hội, tự bảo vệ mình.
• Xây dựng cho mình một lối sống tích, cực, lạc quan thì mới chia sẻ những điều tích cực lên
mạng xã hội.
• Sử dụng mạng xã hội có mục đích, đặt ra mục tiêu sử dụng mạng xã hội cho bản thân.
• Nhận diện và kiểm chứng thông tin trước khi đăng tải, chú trọng chia sẻ những điều hay.
• Phải tuân thủ những quy tắc ứng xử ngay trên mạng xã hội bởi gọi là mạng xã hội nhưng đó
không phải là ảo, mà là nơi thể hiện cá tính, nhân cách, hình ảnh thật của chủ nhân các tài khoản Zalo,
Facebook, Instagram… Mạng xã hội cũng như ngoài đời, những gì chia sẻ trên mạng xã hội là một sự
phản ánh của con người bạn hay tính cách, lối sống của bạn.
• Không nói tục, chửi thề, đừng bao giờ bình luận những thông tin mà bản thân không hiểu rõ
tường tận. Không nên vô tư thể hiện cảm xúc cá nhân tức thì, bởi lẽ có thể sau khi đăng vài phút, sẽ chợt
nhận ra “đúng là lúc nãy mình nóng vội quá, lẽ ra đừng nên đăng”.
• Bình tĩnh, tỉnh táo trước mọi thông tin có được. Không tận dụng mạng xã hội để trở thành
người sống bi quan, mà phải trở thành người tử tế.
• Học tập để có kiến thức về các rủi ro trên mạng xã hội để chủ động biết cách phòng chống
các nguy cơ khủng hoảng và rủi ro.

You might also like