You are on page 1of 4

A. MỞ BÀI.

Nam Cao từng có quan niệm vô cùng xác đáng là: “Một tác phẩm chân
chính là một tác phẩm vượt qua bờ cõi, và giới hạn, chứa đựng những điều vừa
lớn lao, vừa đau khổ, ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình nó làm cho
người gần người hơn” Có thể khẳng định Chinh phụ ngâm khúc của Đặng
Trần Côn tác phẩm văn học chân chính như vậy, nó đã vượt qua bờ cõi và giới
hạn của để bằng tấm lòng bao la, đồng cảm của mình Đặng Trần Côn đã tri âm
với số phận đau khổ của những người chinh phụ có chồng đi lính, tri âm với
những kiếp người là nạn nhân của chiến tranh phong kiến. Đến với đoạn trích,
ta vô cùng ấn tựng với YÊU CẦU CỦA ĐỀ được thể hiện sắc nét trong đoạn
trích:

“…………………………………………………………………………..”

THÂN BÀI.

1. Tác giả, tác phẩm và định hướng yêu cầu của đề

a. Tác giả - tác phẩm

  Đặng Trần Côn là một nhà thơ học rộng, tài cao, có kiến thức uyên bác uyên
thâm từng ra làm quan dưới thời nhà Lê là tác giả của khúc ngâm nổi tiếng Chinh
phụ ngâm khúc ra đời và khoảng cuối thế kỷ XVIII. Đây là một trong số ít tác
phẩm trung đại thể hiện sự đồng cảm với số phận những người phụ nữ, đặc biệt là
những người chinh phụ có chồng phải tham gia vào các cuộc chiến tranh phi nghĩa,
phải chịu cảnh chia cắt, lẻ loi cô quạnh trong nhiều năm tháng đằng đẵng. Vốn là
một đề tài ít được chú ý, khi nói về nỗi khao khát hạnh phúc, tình yêu cuộc sống
lứa đôi, đồng thời thể hiện sự căm ghét nghịch cảnh chiến tranh loạn lạc, thế nên
ngay từ khi mới xuất hiện Chinh phụ ngâm đã rất được yêu thích bởi nội dung mới
mẻ, cũng như chạm vào trái tim của nhiều độc giả đường thời. Trong số các bản
diễn Nôm thì bản dịch của Đoàn Thị Điểm được xem là xuất sắc hơn cả dù vẫn còn
nhiều nghi vấn về tác giả thực sự của bản dịch này. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của
người chinh phụ từ câu 193 đến câu 216 của bản diễn Nôm thể hiện nỗi cô đơn lẻ
loi của người vợ trong những ngày tháng đằng đẵng chờ chồng đánh trận, mà
không hề có một tin tức, cũng chẳng rõ ngày trở về, chỉ biết mòn mỏi ngóng trông
và hy vọng.

b. Định hướng yêu cầu của đề

Có ý kiến cho rằng: “ Tác phẩm có chỗ đứng trong lòng người đọc thì cho
dù có đọc lướt qua, nội dung tư tưởng của tác phẩm cứ găm mãi vào tâm trí người
ta, ám ảnh mãi không thôi ”. Ý kiến này rất xác đáng, đến đoạn trích Tình cảnh lẻ
loi của người chinh phụ, ta vô cùng ấn tượng với YÊU CẦU CỦA ĐỀ BÀI. Yêu
cầu của để bài được thể hiện

2. Hình thành luận điểm hướng vào yêu cầu của đề

Luận điểm 1.

Luận điểm 2:

Luận điểm 3:
Luận điểm 4: Làm yêu cầu 2 của đề
Từ việc cảm nhận yêu cầu A, ta thấy rất rõ yêu cầu B:
( Như ta đã biêt nhân đạo là yêu thương và trân trọng con người, phản ánh nỗi
thống khổ bất hạnh của con người với niềm cảm thông vô hạn. Niềm cảm thông ấy
thường gắn liền với việc phát hiện , thể hiện những phẩm chất của nhân vật mà
mình muốn ngợi ca, mà mình yêu thương. Mặt khác, yêu thương luôn đi liền với
căm thù, yêu thương đúng đắn thì căm thù cũng đúng đắn. Do vậy các nhà văn
nhân đạo bao giờ cũng lên án tố cáo các thế lực đen tối chà đạp lên quyền sống của
con người. Đoạn thơ trong Tình cảnh lẻ loi đã thể hiện thấm đẫm tinh thần nhân
đạo của nhà văn Đặng Trần Côn. Đọc đoạn thơ, ta thấy thi nhân đã thể hiện sự xót
xa thương cảm đến thấm thía đối với tình cảnh lẻ loi, cô đơn sầu muộn của người
chinh phụ có chồng đi lính. Tiếp đến Đặng Trần Côn còn thể hiện thái độ ca ngợi,
trân trọng và nâng niu vẻ đẹp tâm hồn của con người, Tận cùng trong nỗi khổ đau
ta vẫn cảm nhận được tình yêu chân thành, nồng nàn, mãnh liệt và sự thủy chung
son sắt của người chinh phụ. Không dừng lại ở đó, tấm lòng nhân đạo của Đặng
Trần Côn còn thể hiện ở sự đồng tình với khát vọng được sống trong tình yêu, sống
trong hạnh phúc của nhân vật. Và cuối cùng, Đặng Trần Côn còn kín đáo tố cáo
một thế lực bạo tàn, tố cáo chế độ xã hội phong kiến thối nát, tố cáo chiến tranh
phong kiến đã tạo nên bi kịch đau khổ cho bao gia đình, bao kiếp người, đặc biệt là
người phụ nữ…Sê khốp đã từng nói, “nhà văn chân chính phải nhân đạo từ trong
cốt tủy”. Qua trích đoạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ nói riêng và cả khúc
ngâm đặc sắc này nói chung, ta thấy, Đặng Trần Côn quả là nhà thơ chân chính,
luôn sống mãi trong tâm thức của người đọc ngày hôm qua, ngày hôm nay và mãi
mãi về sau
3. Khái quát và nâng cao vấn đề
a. Khái quát.
Nói về một tác phẩm có giá trị, Biêlinxki cho rằng: “Trong tác phẩm nghệ thuật, tư
tưởng và hình thức phải hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như tâm hồn và thể
xác. Nếu hủy diệt hình thức thì cũng có nghĩa là hủy diệt nội dung và ngược lại ….
Quả thật, điều này luôn đúng với mọi tác phẩm văn học chân chính có giá trị vượt
thời gian. Cụ thể, để thể hiện mối sầu khổ cô đơn, lẻ loi của người Chinh phụ, tác
giả đá đã sử dụng những hình thức nghệ thuật thật đặc sắc: Thể thơ song thất lục
bát vừa trữ tình vừa chặt chẽ. Ngôn ngữ thơ cô đọng hàm súc có giá trị biểu cảm
cao. Sử dụng đắc địa một loạt các thủ pháp nghệ thuật như tả cảnh ngụ tình, lấy
động tả tĩnh và các biện pháp nghệ thuật tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp. Đặc
biệt đoạn trích đã chứng tỏ nghệ thuật miêu tả tả tâm lí nhân vật của tác giả đạt đến
trình độ bậc thầy…. Quả thật nói như người Trung Quốc xưa thì: “Thơ hay như
người con gái đẹp, cái để làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài
là đức hạnh; chữ nghĩa là nhan sắc của thơ, tấm lòng mới là đức hạnh của thơ”. Rõ
ràng, sự hòa quện giữa nội dung và hình thức nghệ thuật sẽ làm nên giá trị muôn
đời của văn học nói chung, của thơ ca nói riêng mà ĐOẠN THƠ THEO YC CỦA
ĐỀ là một minh chứng sắc nét

Nâng cao

Viết văn, làm thơ giống như công việc của một người thợ đấu. Người viết
văn tựa như một tướng cầm quân. Đó là một quá trình “cắt xé tư tưởng và vật lộn
với dòng tư tưởng”, đầy đau đớn và trăn trở. Cái đẹp được cô, được đúc từ những
giọt đau giọt xót, để rồi cái đẹp lại “cứu rỗi thế giới” . Đó là nhiệm vụ cũng là ý
nghĩa cao cả của một người nghệ sĩ chân chính. “Nhà văn tồn tại ớ trên đời trước
hết để làm công việc như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị
cái ác và số phận đen đủi đồn đến chân tường (…) để bênh vực cho những con
người không có ai để bênh vực ” (Nguyễn Minh Châu). Đọc Chinh phụ ngâm
khúc của Đặng Trần Côn, người đọc càng thấm thía điều này. Ta đã từng biết đến
tấm lòng yêu thương con người thấm đẫm trong tập đại thành văn học Việt Nam –
Truyện Kiều. Ta đã từng biết đến tình cảm vô bờ của Hồ Xuân Hương dành cho
muôn kiếp người phụ nữ xã hội xưa trong Bánh trôi nước hoặc Tự tình Và hôm
nay, lại một lần nữa ta thấy tấm lòng xót xa yêu thương đồng cảm của Đặng Trần
Côn dành cho thân phận những người phụ nữ là nạn nhân trong chiến tranh phong
kiến…
KẾT BÀI

Có những tác phẩm đọc song ta có thể lãng quên nhưng cũng có những tác
phẩm như dòng chảy đỏ nặng phù sa bồi đắp những giá trị nhận thức và “nâng cao
tinh thần ta lên, gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm” (nhà văn Pháp La
Bơ-ruy-e)…khiến ta ta nhớ mãi. Đoạn trích …trong Tình cảnh lẻ loi của người
của người chinh phụ là một trong những bài thơ, đoạn thơ như thế. Đoạn trích đã
khép lại nhưng nỗi niềm thương cảm của tác giả dành cho thân phận người chinh
phụ cứ ám ảnh và âm vang mãi trong ta:

“……..”

You might also like