You are on page 1of 6

DẪN CHỨNG - NHẬN ĐỊNH VỀ ĐOẠN TRÍCH "ĐẤT NƯỚC" VÀ NHÀ

THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM

NHẬN ĐỊNH 1:
"Có mối tình nào hơn thế nữa?
Trộn hoà lao động với giang sơn
Có mối tình nào hơn Tổ quốc?"
(Trích: "Tình Sông Núi", Nhà thơ - Liệt sĩ Trần Mai Ninh)

NHẬN ĐỊNH 2:
"Bỗng thấy thương nhau hơn khi vai bạn sát vai mình Bẻ củ sắn chia đôi điều giản
dị Bếp lửa soi một dư vang bền bỉ Ôi Trường Sơn đốt lửa mấy năm trời".
(Trích: "Bếp lửa rừng", Nguyễn Khoa Điềm)"

NHẬN ĐỊNH 3:
"[...] Đất nước với các nhà thơ khác là của những huyền thoại, của những anh
hùng, nhưng với tôi là của những con người vô danh, của bản thân".
(Lời kể của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về hoàn cảnh ra đời đoạn trích "Đất
nước").

NHẬN ĐỊNH 4:
"Ta sẵn sàng xé trái tim ta
Cho Tổ quốc và cho tất cả".
(TỐ HỮU)

NHẬN ĐỊNH 5:
“... Điều may với tôi là được sống trong những tháng năm hào hùng của dân tộc để
hiểu nước, hiểu người và hiểu cả mình hơn...”.

(Nguyễn Khoa Điềm)


NHẬN ĐỊNH 6:
Dẫn chứng cho câu “Đất nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm” bằng hình ảnh
đất nước quê hương trong các bài thơ tương tự:
"Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm.
Có những trận trốn học bị đòn roi.
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi”.
(Trích: “Quê Hương”, Nam Giang)
“Bạn hỏi vì sao cúng tôi yêu quý Bác Hồ
Bởi vì Người là Người đầu tiên
Về với Đất Nước chúng tôi
Mang chủ nghĩa Mác-Lê nin
Chứa trong trái tim yêu nước nhất
Khi Người đặt tay lên
Hòn đất Việt Nam đầu biên giới
Thì từ đó
Đất không phải là đất nữa
Đất là chiến hào
Đất là cạm bẫy
Đất là hoa trái
Nuôi chúng tôi, che chúng tôi cầm súng lên đường!”
(Trích: “Đất nước” , Nguyễn Khoa Điềm)
NHẬN ĐỊNH 7:
Dẫn chứng cho câu: "Biết trồng tre đợi ngày thành gậy" và những hình ảnh cây tre
xuất hiện trong đoạn trích "Đất nước". 
"Nguyễn Duy cũng từng trăn trở về những phẩm chất kì lạ của cây tre Việt : 
Tre xanh xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi? 
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?" 
(Trích: "Tre Việt Nam" - Nguyễn Duy) 
NHẬN ĐỊNH 8:
"Và cứ thế nhân dân thường ít nói
Như mẹ tôi lặng lẽ suốt đời
Và cứ thế nhân dân cao vòi vọi
Hơn cả những ngôi sao cô độc giữa trời
Mãi mãi sống còn hỡi nhân dân tối
Người mãnh liệt hơn cả ngàn truyền thuyết
Dẫu ai được ngàn lần tái sinh cũng không sao hiểu biết
Tấm lưng trần kia mang nặng những gì
Khi các thần tiên đã nghỉ an tận trời
Nhân dân tối khởi lên tự phù sao vất vả
Từ điệu múa hồn nhiên trên vách đá
Người mang gươm đi mở nước đến bây giờ". 
(Trích bài thơ: "Không phải truyền thuyết", Chương 3 trong tập thơ "Những
người đi tới biển")
NHẬN ĐỊNH 9:
"Những dấu chân lùi lại phía sau 
Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất
Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như có
Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt
Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên
Hơn một điều bất chợt 

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình


(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?" 

(Trích: "Trường ca Những người đi tới biển" - Thanh Thảo)


NHẬN ĐỊNH 10:
"Ơi Đất phải ra đi và Đất phải trở về
Là gạch ngói đau thương là chiến hào căm giận
Là Trường Sơn dựng lên ngàn bệ phóng
Là kỳ đài xưa ta khắc một câu thề Giải phóng!" 
(Trích: "Đất ngoại ô", Nguyễn Khoa Điềm)
NHẬN ĐỊNH 11:
"Bao nhiêu con người,
Chung tay xây đời,
Niềm tin nơi một Việt Nam sáng tươi
Việt Nam hỡi, Việt Nam ơi,
Tự hào hát mãi lên Việt Nam ơi". 
(Lời bài hát "Việt Nam ơi")
NHẬN ĐỊNH 12:
"Đất nghèo nuôi những anh hùng 
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh". 
(Trích: "Việt Nam quê hương ta", Nguyễn Đình Thi)
NHẬN ĐỊNH 13:
"Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phổ dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thêm năng lá rơi đây”

(Trích: "Đất nước", Nguyễn Đình Thi) 

NHẬN ĐỊNH 14:

“Tôi yêu đất nước này chân thật

Như yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôi

Như yêu em nụ hôn ngọt trên môi

Và yêu tôi đã biết làm người

Cứ trông đất nước mình thống nhất” 

(Trích: "Bài thơ của một người yêu nước mình", Trần Vàng Sao) 

NHẬN ĐỊNH 15:


“Tôi viết chương này trong những ngày mưa triền miên sau Tết. Đó là thời kì
máy bay Mỹ đánh phá dữ dội. B52 dội liên tục, làm cho mọi thứ tối tăm mù mịt.
Chúng tôi ngồi trong hầm và viết, cảm xúc được cộng hưởng bởi tiếng bom nổ,
bởi khói bom và mưa rừng. Có khi viết xong, một trận bom làm cho bản thảo bay
tung tóe, lượm lại trang còn trang mất, lại ngồi viết tiếp. Tôi chỉ có việc tuôn chảy
ra thôi. Tôi viết về những điều giản dị của chính tôi, về tuổi trẻ và các bạn bè
đang tranh đấu ở trong thành phố. Nên nhân vật của tôi là anh và em. Đó là lời
đằm thắm của một người con trai nói với một người con gái. Chúng tôi, mỗi
người có một số phận khác nhau nhưng đều gắn kết trong một số phận chung là
số phận Đất nước”.

(Lời kể của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về hoàn cảnh ra đời đoạn trích "Đất
nước"). 

NHẬN ĐỊNH 16:

“... Một Đất Nước như thế không thể có được bằng bút pháp miêu
tả bên ngoài, cho nên tất yêu nhà thơ phải dùng hình thức suy
ngẫm, liên tưởng, liệt kê, để dần dần đưa người đọc vào trí tưởng
tượng của họ, vào kí ức của họ, nhìn Đất Nước trong chính tâm
hồn họ...”. 

(Trích: "Đọc văn học văn", Trần Đình Sử). 

NHẬN ĐỊNH 17:

“Trường ca Mặt đường khát vọng hội tụ không chỉ độ chín của tư
tưởng, nhận thức mà còn thể hiện một phong cách thơ có chất
giọng riêng”. 

(Trích: "Cảm nhận thơ Nguyễn Khoa Điềm" (1999), Nguyễn


Trọng Hoàn)
NHẬN ĐỊNH 18:
“Thông qua những vần thơ kết hợp giữa cảm xúc và suy nghĩ, trữ tình và chính
luận, Nguyễn Khoa Điềm muốn thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc, tình cảm gắn
bó với nhân dân, đất nước của thế hệ trẻ trong những năm chống Mỹ”. 
(Trích: "Giảng văn Văn học Việt Nam" (1998), Trần Đăng Xuyền)
NHẬN ĐỊNH 19:
"Chúng ta đứng lên giữa sào huyệt quân thù 
Hiên ngang, kiêu hãnh
Trẻ trung, trong sáng
Vì hôm nay
Với tất cả trái tim đầy
Ta ra trận bằng màu áo trắng..." 
(Trích bài thơ: "Áo trắng và mặt
đường" trong tập thơ "Mặt đường khát vọng",
Nguyễn Khoa Điềm, NXB Giải phóng, 1974) 

You might also like