You are on page 1of 10

BÀI TẬP 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH

TÍNH
w Thành viên nhóm:
- Võ Quế Trâm
- Lưu Yến Như
- Trần Phương Quyên
- Bùi Anh Đông
- Phạm Ngọc Huy
žžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžž
žžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžžž
Tên đề tài:
Vị trí thương hiệu trong các video âm nhạc: Ảnh hưởng của sự quen thuộc với
thương hiệu và sự lặp lại lên sự gợi nhớ thương hiệu, thái độ thương hiệu và ý định
mua của giới trẻ.
Đối tượng nghiên cứu:
 Vị trí thương hiệu trong các video âm nhạc (Brand Placement).
 Độ ghi nhớ thương hiệu (Brand Recall).
 Thái độ thương hiệu (Brand Attitude).
 Sự quen thuộc với thương hiệu (Brand Familiarity).
 Ý định mua hàng (Purchase Intention).
Mục tiêu nghiên cứu:
 Nghiên cứu sự tác động của sự quen thuộc với thương hiệu và sự lặp lại của tên
thương hiệu lên sự gợi nhớ thương hiệu, thái độ thương hiệu và ý định mua.
 Kiểm định:
+ Mối quan hệ giữa sự lặp lại của tên thương hiệu trong các video âm nhạc với
sự gợi nhớ thương hiệu.
+ Mối quan hệ giữa sự lặp lại của tên thương hiệu trong các video âm nhạc với
thái độ thương hiệu.
+ Mối quan hệ giữa sự lặp lại của tên thương hiệu trong các video âm nhạc với
ý định mua sản phẩm đến từ thương hiệu đó.
+ Mối quan hệ giữa sự lặp lại của tên thương hiệu trong các video âm nhạc với
sự gợi nhớ thương hiệu với yếu tố điều chỉnh là sự quen thuộc với thương hiệu.
+ Mối quan hệ giữa sự lặp lại của tên thương hiệu trong các video âm nhạc với
thái độ thương hiệu thông qua yếu tố điều chỉnh là sự quen thuộc với thương
hiệu.
 Đề xuất một kĩ thuật quảng cáo tới các nhà quảng cáo đối tượng khách hàng là
giới trẻ.
Mô hình nghiên cứu:

Mức độ quen thuộc với


thương hiệu (từ thấp đến
cao)

H4 H5

Sự xuất hiện lặp


Gợi nhớ về lại của tên thương Thái độ đối với
thương hiệu hiệu trong video thương hiệu
H1 H2
âm nhạc

H3

Ý định mua sản phẩm của


thương hiệu đó

Câu hỏi phỏng vấn dành cho chuyên gia:


Câu 1: Anh/chị thấy như thế nào về xu hướng xuất hiện lặp lại nhiều lần của tên
thương hiệu trong các video âm nhạc?
Câu 2: Anh/chị thấy hình thức này tác động như thế nào đến người xem, đặc biệt là
giới trẻ?
(Nếu chuyên gia chỉ trả lời 1 tác động, thì hỏi thêm: Theo những gì nhóm tìm hiểu, thì
hình thức quảng cáo này còn có những tác động gợi nhớ về thương hiệu (brand
recall), thái độ với thương hiệu (brand attitude) và ý định mua sản phẩm của thương
hiệu đó (purchase intention), theo anh/chị thấy như thế nào?)
Câu 3: Theo anh/chị, mức độ quen thuộc với thương hiệu ảnh hưởng như thế nào đến
các tác động đó? (brand recall, brand attitude, purchase intention)
Câu 4: Theo anh/chị, những nhân tố mà bị tác động như vừa nãy đã đề cập có tác
động lẫn nhau hay không? Vì sao và như thế nào?
Câu 5: Theo anh/chị, hình thức quảng cáo sản phẩm này có những hạn chế gì mà các
thương hiệu cần lưu ý?
Câu 6: Các thương hiệu sử dụng hình thức quảng cáo sản phẩm này nên làm gì để sự
tác động lên người xem có hiệu quả tốt nhất?
Câu hỏi phỏng vấn dành cho Focus Group:
Câu 1: Bạn đã từng xem những video âm nhạc mà trong đó có sự xuất hiện lặp lại
nhiều lần của tên thương hiệu nào đó chưa? Bạn có nhận xét như thế nào về hình thức
quảng cáo sản phẩm đó?
Câu 2: Những sự xuất hiện lặp lại nhiều lần của tên thương hiệu trong video âm nhạc
có tác động như thế nào đến bạn?
(Nếu chỉ trả lời 1 tác động, thì hỏi thêm: Theo những gì nhóm tìm hiểu, thì hình thức
quảng cáo này còn có những tác động gợi nhớ về thương hiệu (brand recall), thái độ
với thương hiệu (brand attitude) và ý định mua sản phẩm của thương hiệu đó
(purchase intention), theo anh/chị thấy như thế nào?)
Câu 3: Bạn hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần của các tác động đề cập trên.
Câu 4: Theo bạn, mức độ quen thuộc với thương hiệu ảnh hưởng như thế nào đến các
tác động đó?
Câu 5: Những tác động trên có thể ảnh hưởng đến bạn trong khoảng thời gian bao
lâu?
ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN
Thời gian
Stt Họ và tên Tuổi Nghề nghiệp
phỏng vấn
Chuyên viên 19:50 ngày
1 Lê Bảo Duy 26
Digital Marketing 15/04/2021
09:29 ngày
2 Nguyễn Thị Minh Hoài 20 Sinh viên
16/04/2021
17:26 ngày
3 Nguyễn Phương Anh 20 Sinh viên
16/04/2021
17:12 ngày
4 Tống Nguyên Khôi 20 Sinh viên
16/04/2021
22:30 ngày
5 Dương Thảo Vi 20 Sinh viên
15/04/2021
22:00 ngày
6 Ngô Đức Trí 20 Sinh viên
16/04/2021
Link ghi âm phỏng vấn chuyên gia:
https://drive.google.com/file/d/1GR309J1VnIXImyd6cOwG5kt-wxqIO2Yj/view

Link phỏng vấn Focus Group qua Messenger:


https://drive.google.com/drive/folders/1HJyWBYGNfU2ZKZ9cNo79PjPjsBrARlgH

KẾT QUẢ PHỎNG VẤN:


 Phỏng vấn chuyên gia: Anh Lê Bảo Duy – chuyên viên Digital Marketing.
Câu 1: Anh thấy như thế nào về xu hướng xuất hiện lặp lại nhiều lần của tên
thương hiệu trong các video âm nhạc?
Theo anh Duy, việc lặp đi lặp lại những mẫu quảng cáo của một thương hiệu
trong các video đang là một cái xu hướng rất mới ở hiện tại và nó đang được áp dụng
đối với các thương hiệu lớn ví dụ như Oppo và Zalo bởi vì hình thức quảng cáo này sẽ
tiếp cận khách hàng một cách tự nhiên hơn và sẽ không làm cho khách hàng khó chịu.
Anh Duy chia sẻ thêm, nó cũng có thể tiếp cận khách hàng với một số lượng rất lớn và
theo một target ví dụ như đối với một số nhãn hàng như Oppo, họ đã sử dụng hình ảnh
của Sơn Tùng để quảng cáo lồng trong các video ca nhạc thì target của họ là những
người fan hâm mộ của Sơn Tùng và những người bạn trẻ thích Sơn Tùng.
Theo anh Duy chia sẻ, việc sử dụng thương hiệu trong các track quảng cáo trong các
video thì nó đang là một xu hướng mới và được rất nhiều các nhãn hàng tin dùng.
Câu 2: Anh/chị thấy hình thức này tác động như thế nào đến người xem, đặc biệt
là giới trẻ?
Anh Duy chia sẻ rằng nó sẽ tác động thụ động tới người xem ví dụ như khi
người xem đã xem qua một lần thì sẽ không để ý nhưng khi gặp lại quảng cáo nhiều
lần thì họ sẽ ấn tượng với thương hiệu đó. Anh Duy chia sẻ thêm, chẳng hạn như
Oppo, họ sử dụng thương hiệu của Sơn Tùng thì lúc đó người dùng ban đầu họ sẽ
không quan tâm nhưng mà qua một thời gian dài thì cái hình ảnh của thương hiệu của
Oppo nó sẽ đi liền với hình ảnh của Sơn Tùng, nó sẽ in sâu một cách thu động vào
tâm trí khách hàng nó sẽ tác động tới cái nhận thức của khách hàng. Anh Duy chia sẻ
rằng tác động vào nhận thức khách hàng là đầu tiên ngoài ra thì anh Duy chưa thấy tác
động nào khác nữa, đa phần là về nhận thức của khách hàng về thương hiệu đó.
Câu 3: Theo anh/chị, mức độ quen thuộc với thương hiệu ảnh hưởng như thế nào
đến các tác động đó? (brand recall, brand attitude, purchase intention)
Anh Duy cho rằng mức độ quen thuộc với thương hiệu có ảnh hưởng lên tác
động gợi nhớ thương hiệu, thái độ với thương hiệu và ý định mua sản phẩm đó, nhãn
hàng càng quen thuộc thì càng dễ dàng hơn cho việc tác động vào những yếu tố trên.
Tuy nhiên bù lại người đứng ra đại diện cho nhãn hàng đó phải có sự uy tín lớn, đây
cũng sẽ là một mặt tiêu cực của phương pháp này. Nếu người nổi tiếng đó vô tình dính
phải một rắc rối nào đó và ảnh hưởng tới danh tiếng của họ thì vô hình chung việc này
cũng có thể gây ảnh hưởng đến danh tiếng của nhãn hàng được đặt trong video âm
nhạc của họ. Các thương hiệu càng lớn thì càng nên sử dụng những người nổi tiếng
hơn để có thể dễ dàng tác động lên người xem và đảm bảo được sự uy tín cho cả hai
bên.
Câu 4: Theo anh/chị, những nhân tố mà bị tác động như vừa nãy đã đề cập có tác
động lẫn nhau hay không? Vì sao và như thế nào?
Anh Duy cho biết ba yếu tố trên đều có khả năng tác động lên nhau, chẳng hạn
như thái độ với nhãn hàng có thể tác động lên ý định mua hàng của khách hàng. Ví dụ
như đối với người đại diện cho nhãn hàng Oppo là Sơn Tùng MTP, sau khi bạn xem
quảng cáo của Oppo bạn có thể có thái độ rằng những người sử dụng dòng điện thoại
đều là những người fan của Sơn Tùng và yếu tố này có thể ảnh hưởng đến dự định chi
tiêu của bạn. Hoặc có thể bạn đã có phân vân về dự định theo đuổi sản phẩm này và
sau khi xem quảng cáo này nó sẽ giúp bạn gợi nhớ về hình ảnh của thương hiệu và
hình thành thái độ ở trên qua đó có thể dễ dàng tác động lên dự định mua hàng của các
khách hàng đặc biệt dễ dàng hơn đối với những đối tượng thần tượng người đại diện
cho sản phẩm này. 
Câu 5: Theo anh/chị, hình thức quảng cáo sản phẩm này có những hạn chế gì mà
các thương hiệu cần lưu ý?
Theo anh Duy, hình thức quảng cáo sản phẩm thông qua video âm nhạc có hai
mặt hạn chế. Thứ nhất là nếu người đại diện của một thương hiệu nào đó dính scandal
thì sẽ làm cho thương hiệu đó cũng dính scandal. Thứ hai là mô hình quảng cáo thông
qua hình thức này không có phân khúc khách hàng, đối tượng cụ thể. Ví dụ trong một
video âm nhạc, phân khúc khách hàng bao gồm tất cả mọi người thì sẽ làm cho tầm
khách hàng của thương hiệu đó bị nhiễu vì thông tin quá nhiều, tầm khách hàng lớn sẽ
không kiểm soát được.
Theo anh Duy, với một thương hiệu thì nên có một phân khúc khách hàng hợp lý thì
khách hàng mới có thể định vị thương hiệu của họ được. Với hình thức quảng cáo sản
phẩm thông qua một video âm nhạc, thì giới trẻ là một phân khúc khách hàng thích
hợp nhất. Cụ thể giới trẻ (Gen X, Gen Y và Gen Z) là những người được tiếp cận và
tiếp thu công nghệ rất sớm và họ thấy được thời kỳ chuyển giao của công nghệ. Việc
mà giới trẻ xem những video âm nhạc có thể xem là một thói quen. Nên hình thức
quảng cáo sản phẩm này rất phù hợp với giới trẻ.
Câu 6: Các thương hiệu sử dụng hình thức quảng cáo sản phẩm này nên làm gì
để sự tác động lên người xem có hiệu quả tốt nhất?
Theo anh Duy, việc đầu tiên mà thương hiệu nên làm là lựa chọn sản phẩm phù
hợp với phân khúc khách hàng mà họ đang hướng tới. Việc thứ hai là những quảng
cáo sản phẩm trong một video âm nhạc nên được lồng ghép một cách khéo léo, tự
nhiên và phải phù hợp nội dung; một quảng cáo sản phẩm nên chiếm từ 2 đến 3 giây,
chiếm thời gian quá lâu có thể sẽ làm người xem khó chịu. Một quảng cáo sản phẩm
chỉ nên xuất hiện 1 đến 2 lần trong một video âm nhạc, lặp đi lặp lại quá nhiều lần sẽ
làm cho video âm nhạc đó mất đi giá trị và người xem sẽ cảm thấy phiền, thậm chí là
ghét luôn thương hiệu đó.
Anh Duy chia sẻ thêm, không nhất thiết phải lặp đi lặp lại nhiều lần những quảng
cáo sản phẩm trong một video âm nhạc. Thay vào đó thương hiệu nên phủ rộng những
quảng cáo sản phẩm thông qua những hình thức khác, không nên chỉ xuất hiện trong
một video âm nhạc.
 Phỏng vấn Focus Group:
Câu 1: Bạn đã từng xem những video âm nhạc mà trong đó có sự xuất hiện lặp
lại nhiều lần của tên thương hiệu nào đó chưa? Bạn có nhận xét như thế nào về
hình thức quảng cáo sản phẩm đó?
Khi được nhắc về video âm nhạc có chứa quảng cáo thì tất cả các bạn đều đã
từng xem những video âm nhạc như vậy, các bạn cho rằng những hình thức quảng cáo
như vậy làm dễ nhớ đến thương hiệu hơn. Bạn N.K (20 tuổi, sinh viên) cho rằng hình
thức này hiện nay rất phổ biến và đi sâu vào lòng người. Bạn T.V (20 tuổi, sinh viên)
nghĩ rằng nó giúp dễ nhận biết thương hiệu và nhờ sử dụng lời bài hát sẽ gây chú ý
hơn. Bạn M.H (20 tuổi, sinh viên) cho rằng hình thức này còn dễ tiếp cận đến nhiều
người. Bạn P.A (20 tuổi, sinh viên) ấn tượng bởi tính độc đáo, hình ảnh sống động,
nhiều màu sắc và các slogan hay, dễ nhớ.
Câu 2: Những sự xuất hiện lặp lại nhiều lần của tên thương hiệu trong video âm
nhạc có tác động như thế nào đến bạn?
Khi được hỏi về những tác động đến bản thân khi xem các video âm nhạc chứa
quảng cáo thì các bạn cho rằng nó làm bản thân dễ nhớ về các thương hiệu. Bạn Đ.T
(20 tuổi, sinh viên) cho rằng giúp cho bản thân có cái nhìn tích cực hơn về thương
hiệu. Bạn P.A (20 tuổi, sinh viên) cho rằng các quảng cáo như vậy giúp bản thân dễ
nhớ thương hiệu và các sản phẩm của thương hiệu, từ đó sẽ cân nhắc mua hàng trong
tương lai, tuy nhiên bạn P.A còn lưu ý một số không thu hút lặp đi lặp lại gây khó
chịu. Quan điểm của bạn T.V (20 tuổi, sinh viên) cũng giống bạn P.A, nhưng về quyết
định mua hàng thì theo bạn T.V nó không tác động rõ rệt lắm. Bạn M.H (20 tuổi, sinh
viên) thì cho ý kiến còn tùy vào độ uyển chuyển và tinh tế khi thực hiện hình thức
quảng cáo như vậy mà ảnh hưởng đến thái độ đối với thương hiệu, và việc ghi nhớ
thương hiệu sẽ kích thích tò mò mua hàng của thương hiệu ấy.
Với các yếu tố mà nhóm đã tìm hiểu như Brand Recall, Brand Attitude và Purchase
Intention được tác động bởi các quảng cáo âm nhạc thì các bạn đều cho rằng hợp lí và
những yếu tố đó là những mục đích cơ bản của nhà quảng cáo khi lựa chọn hình thức
ấy.
Câu 3: Bạn hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần của các tác động đề cập trên.
Khi được hỏi về xếp hạng mức độ các ảnh hưởng mà sự xuất hiện nhiều lần của
tên thương hiệu xuất hiện trong video âm nhạc tạo ra cho người xem, 5 bạn đều cho
rằng hình thức quảng cáo thương hiệu này đều tác động lên việc ghi nhớ thương hiệu
của các bạn nhiều nhất, cụ thể là nó làm cho các bạn dễ dàng ghi nhớ và gợi nhớ đến
thương hiệu nếu vô tình xem lại video âm nhạc dùng quảng cáo thương hiệu đó.
Xét đến ảnh hưởng thái độ với thương hiệu, bạn T.V, bạn N.K và bạn Đ.T đều nói
rằng thái độ của các bạn về thương hiệu sẽ có mức độ ảnh hưởng tiếp theo sau ảnh
hưởng về ghi nhớ về thương hiệu.
Còn ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm đến từ thương hiệu, 4 bạn T.V, N.K, P.A,
Đ.T đều nhất trí xếp hạng mức độ ảnh hưởng của tác động này ở vị trí thứ ba vì các
bạn cho biết khi xem các video âm nhạc có sự xuất hiện lặp lại nhiều lần của thương
hiệu, điều đó chưa thực sự khiến các bạn có ý định sử dụng các sản phẩm được quảng
cáo. Ngoài ra, bạn N.K chia sẻ thêm rằng vì bản thân cũng không có nhu cầu nên
không phát sinh ý định mua sản phẩm.
Tuy nhiên, bạn M.H lại cho rằng ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm của thương
hiệu của bạn xếp hạng thứ hai rồi mới đến thái độ đối với thương hiệu. Theo bạn M.H,
xem video âm nhạc không có quảng cáo không làm cho bạn có một thái độ cụ thể gì
đối với thương hiệu, chỉ khi nhớ đến thương hiệu và có ý định mua sản phẩm của
thương hiệu đó dùng thử thì lúc này thái độ của bạn mới thực sự bị ảnh hưởng.
Câu 4: Theo bạn, mức độ quen thuộc với thương hiệu ảnh hưởng như thế nào
đến các tác động đó?
Sự quen thuộc với thương hiệu và sự ghi nhớ về thương hiệu: Theo quan điểm
của các bạn tham gia phỏng vấn, các bạn đều nhận thấy rằng các bạn sẽ dễ dàng nhận
ra được thương hiệu nổi tiếng nếu thương hiệu đó xuất hiện một cách lướt qua trong
video âm nhạc nhưng đối với thương hiệu lạ lẫm thì không. Bên cạnh đó, bạn M.H
chia sẻ thêm, hình thức quảng cáo này đối với thương hiệu quen thuộc với bạn thì sẽ
làm cho bạn ấy nhớ lâu hơn về thương hiệu đó.
Sự quen thuộc và thái độ của người xem với thương hiệu: Xét về thái độ với thương
hiệu nổi tiếng và thương hiệu kém nổi tiếng, bạn T.V và bạn Đ.T cho rằng sự xuất
hiện nhiều lần của thương hiệu nổi tiếng sẽ tạo cho bạn thiện cảm lớn đối với thương
hiệu này. Trong khi đó, bạn P.A lại cho rằng mức độ quen thuộc của thương hiệu cùng
với kinh nghiệm của bạn về thương hiệu mới giúp bạn ấy có cái nhìn tích cực hay tiêu
cực về thương hiệu ấy.
Sự quen thuộc và ý định mua sản phẩm đến từ thương hiệu của người xem: Năm bạn
đều cho rằng, các bạn sẽ muốn mua hoặc ưu tiên mua sản phẩm đến từ thương hiệu có
độ nhận diện cao hơn là sản phẩm của thương hiệu lạ lẫm. Bạn P.A nói rằng ý định
mua sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng sẽ còn phụ thuộc vào những thông tin và
kinh nghiệm mà bạn có được từ thương hiệu ấy.
Bạn N.K còn nêu quan điểm cho rằng các thương hiệu chưa thực sự phổ biến thì
việc áp dụng hình thức quảng cáo này cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến sự ghi nhớ
thương hiệu, thái độ đối với thương hiệu và ý định mua sản phẩm. Cũng theo N.K, để
đạt được hiệu quả cao hơn, thương hiệu kém nối tiếng nên sử dụng kết hợp những
phương thức quảng cáo khác nhau.
Câu 5: Những tác động trên có thể ảnh hưởng đến bạn trong khoảng thời gian
bao lâu?
Khi được hỏi khoảng thời gian mà các tác động có thể ảnh hưởng lên các bạn,
bốn bạn T.V, M.H, N.K và P.A đều nói rằng các bạn sẽ chỉ bị ảnh hưởng trong một
khoảng thời gian ngắn mà thôi ( từ 2 tuần đến 1 tháng) nếu như video âm nhạc ấy
không đủ hấp dẫn hoặc không xem lại những video âm nhạc quảng cáo thương hiệu
ấy.
KẾT LUẬN SAU PHỎNG VẤN
Sau khi phỏng vấn, nhóm đã nhận thấy hai yếu tố đã đề cập: độ ghi nhớ thương
hiệu, thái độ thương hiệu có tác động đến yếu tố ý định mua hàng. Sự xuất hiện nhiều
lần tên thương hiệu trong một video âm nhạc thông qua mức độ quen thuộc với
thương hiệu cũng tác động đến ý định mua hàng của người xem, từ đó nhóm đã có
một mô hình nghiên cứu mới cho bài nghiên cứu của nhóm.
Mô hình nghiên cứu sau khảo sát định tính:

Mức độ quen
thuộc với
thương hiệu Gợi nhớ về
thương hiệu H4

H1
Sự xuất hiện
lặp lại của H3
tên thương Ý định mua sản
hiệu trong phẩm của thương
video âm hiệu đó
nhạc
H2

Thái độ đối với H5


thương hiệu

H1: Ảnh hưởng của sự xuất hiện lặp lại tên thương hiệu trong video âm nhạc lên mức
độ có thể gợi nhớ về thương hiệu sẽ bị điều chỉnh bởi mức độ quen thuộc (hiểu biết)
của cá nhân về thương hiệu.
H2: Ảnh hưởng của sự xuất hiện lặp lại thương hiệu trong video âm nhạc lên thái độ
của cá nhân đến thương hiệu sẽ bị điều chỉnh bởi mức độ quen thuộc của cá nhân về
thương hiệu.
H3: Ảnh hưởng của sự xuất hiện lặp lại thương hiệu trong video âm nhạc lên ý định
mua sản phẩm thương hiệu của cá nhân sẽ bị điều chỉnh bởi mức độ quen thuộc của
cá nhân về thương hiệu.
H4: Gợi nhớ về thương hiệu sẽ ảnh hưởng ý định mua sản phẩm của thương hiệu theo
chiều hướng tăng dần.
H5: Thái độ đối với thương hiệu sẽ ảnh hưởng ý định mua sản phẩm của thương hiệu
theo theo chiều hướng tăng dần.
BÀI HỌC RÚT RA
Thuận lợi: Đa số các đối tượng phỏng vấn đều hiểu rõ vấn đề nhóm đang
nghiên cứu. Đối với chuyên gia, chuyên gia rất am hiểu về lĩnh vực này, trả lời các
câu hỏi một cách chặt chẽ, giúp cho nhóm biết thêm nhiều thông tin về đề tài nhóm
đang nghiên cứu. Đối với Focus Group, do phỏng vấn qua Messenger nên có thể tiết
kiệm được thời gian đi lại của mọi người, mọi người rất hợp tác khi được phỏng vấn,
đều đưa ra câu trả lời một cách tự nhiên, không gượng gạo.
Khó khăn: Nhóm cảm thấy rất khó trong việc tìm kiếm chuyên gia, vì đa số
chuyên gia đều không nằm trong lĩnh vực nhóm nghiên cứu, và đa số họ đều bận. Đối
với Focus Group, do câu hỏi đa số gồm những từ ngữ chuyên ngành, mang tính học
thuật, nên đa số mọi người không hiểu rõ câu hỏi. Do thời gian hỏi định tịnh thường
đa số là lâu, nên một số đáp viên cảm thấy chán nản và không thoải mái.
Sau một vài thuận lợi và khó khăn mà nhóm gặp phải, thì nhóm nhận ra là khi
khảo sát định tính phải lựa chọn đối tượng kĩ càng, phải hỏi làm sao cho mọi người dễ
hiểu thì mới có thể khai thác thông tin một cách triệt để. Nên chọn đối tượng theo
nhiều độ tuổi khác nhau thì câu trả lời mới có thể đa dạng được.
BẢNG CÂU HỎI THANG ĐO
1.
Sự gợi nhớ về thương hiệu Ý kiến đánh giá
1 Có thể nhớ và chỉ ra thương hiệu
Dùng thang đo định danh
2 Không thể nhớ và chỉ ra thương hiệu
2. (1: Hoàn toàn không đồng ý 5: Hoàn toàn đồng ý)
Ý kiến đánh giá
Thái độ với thương hiệu
1 2 3 4 5
1 Tôi có thiện cảm với thương hiệu
2 Tôi cảm thấy thương hiệu rất cao cấp
Tôi có niềm tin đây là thương hiệu có chất
3
lượng tốt
Tôi cảm thấy thương hiệu này chất lượng tốt
4
ngang bằng các thương hiệu đối thủ
3. (1: Chắc chắn không 5: Chắc chắn có)
Ý kiến đánh giá
Ý định mua sản phẩm của thương hiệu
1 2 3 4 5
Bạn có dự định mua thử sản phẩm của thương
1
hiệu này?
Nếu vô tình thấy sản phẩm cảu thương hiệu đó
2
trong cứu hàng, bạn có mua nó không?
Bạn có chủ động tìm kiếm và mua sản phẩm
3
của thương hiệu đó không?
4.
Sự xuất hiện lặp lại của thương hiệu
1 Xuất hiện một lần
2 Xuất hiện ba lần
3 Xuất hiện năm lần
4 Xuất hiện bảy lần
5. (1: Hoàn toàn không đồng ý 5: Hoàn toàn đồng ý)
Sự quen thuộc với thương hiệu Ý kiến đánh giá
1 2 3 4 5
1 Đây là thương hiệu rất quen thuộc với tôi
2 Tôi rất am hiểu về thương hiệu này
3 Tôi chưa từng nghe/biết đến thương hiệu này

You might also like