You are on page 1of 7

ĐỀ BÀI :

1. Phân tích bản chất hệ thống của ngôn ngữ và nêu một ví dụ về sự vận dụng
bản chất hệ thống của ngôn ngữ trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
2. Anh chị thực hiện yêu cầu sau
a. Chép lại khoảng 100 âm tiết trong một bài đọc tiếng Việt ở tiểu học ( văn
bản xuôi )
b. Ghi âm âm vị học các âm tiết trong đoạn văn mới chép
c. Căn cứ vào thành phần mở đầu và thành phần kết thúc để phân loại các
âm tiết trong đoạn văn mới chép
3. Theo anh chị, vì sao có thể nói cách đánh vần thứ nhất dưới đây giúp học
sinh lớp 1 mau biết đọc hơn cách đánh vần thứ hai?
Cách 1 : ( a – mờ - am ) cờ - am – cam
Cách 2 : cờ - a – ca – mờ - cam.

BÀI LÀM

1. Bản chất hệ thống của ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội :

o Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người. Bên ngoài xã hội,
ngôn ngữ không thể phát sinh.
o Ngôn ngữ không phải là hiện tượng của cá nhân tôi hay cá nhân anh mà là
của chúng ta. Đối với mỗi cá nhân, ngôn ngữ như một thiết chế xã hội chặt
chẽ, được giữ gìn và phát triển trong kinh nghiệm, trong truyền thống chung
của cả cộng đồng.
o Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng sinh vật vì nó không mang tính di
truyền.
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt : Nó không thuộc về kiến trúc thượng
tầng của riêng một xã hội nào. Ngôn ngữ không mang tính giai cấp.

Ngôn ngữ có bản chất văn hóa :

o Ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu văn hóa dân tộc
o Phản ánh sự giao thoa giữa các nền văn hóa
o Đặc điểm của ngôn từ tiếng Việt là sự phản ánh văn hóa của người Việt
Nam

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, có bản chất tín hiệu : Ngôn ngữ là sự hợp nhất
của cái biểu hiện (vỏ âm thanh) và cái được biểu hiện (khái niệm về sự vật, hiện
tượng được phản ánh, gọi tên). Hai mặt này không bao giờ tách nhau nhưng lại có
quan hệ võ đoán với nhau. Mặt biểu hiện của ngôn ngữ mang tính hình tuyến.

Ngay từ đầu, ngôn ngữ đã đồng thời là tín hiệu, mang bản chất tín hiệu. Chính bản
chất tín hiệu của ngôn ngữ, với tất cả những đặc trưng riêng biệt và tính phức tạp
trong hệ thống tổ chức của mình, là một nhân tố trung tâm bảo đảm nó trở thành
phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.

Trong tất cả các phương tiện mà con người sử dụng để giao tiếp thì ngôn ngữ là
phương tiện duy nhất thoả mãn được tất cả các nhu cầu của con người. Sở dĩ ngôn
ngữ trở thành một công cụ giao tiếp vạn năng của con người vì nó hành trình cùng
con người, từ lúc con người xuất hiện cho đến tận ngày nay. Phương tiện giao tiếp
ấy được bổ sung và hoàn thiện dần theo lịch sử tiến hoá của nhân loại, theo những
trào lưu và xu hướng tiếp xúc văn hoá có từ cổ xưa đến tận ngày nay. Ngày nay,
hầu như không còn ngôn ngữ nào là chưa có ảnh hưởng của nền văn hoá ngoại lai.
Nói cách khác, tất cả các ngôn ngữ đang tồn tại hiện nay đều đã từng trải qua
những quá trình tiếp xúc văn hoá với ngôn ngữ khác bên ngoài. Chính vì vậy,
chúng ta không thể nói về độ thuần khiết (pure), độ trong sáng của một ngôn ngữ
xét theo nguồn gốc, xét theo nguyên lai.

Ví dụ :

Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội :

o Sự khác biệt giữa ngôn ngữ của người Mông và người Kinh trong đất
nước Việt Nam
o Đứa trẻ sinh ra chỉ di truyền các đặc điểm về chủng tộc như màu da, màu
tóc,... nhưng ngôn ngữ mẹ đẻ có thể không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của
bố mẹ nó.
o Đứa trẻ sinh ra không biết viết, qua quá trình dạy dỗ của cha mẹ và giáo
viên, theo thời gian đứa trẻ dần biết đọc và viết

Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đặc biệt : Tất cả mọi người đều sử dụng tiếng Việt (
tiếng Kinh ) là ngôn ngữ mang tính phổ thông và không phân biệt giai cấp hay địa
vị

Ngôn ngữ mang bản chất văn hóa :

o Tiếng Việt thể hiện văn hóa của con người Việt Nam và có sự khác biệt
với tiếng Thái Lan phản ánh văn hóa Thái Lan
o Việc dạy học tiếng Việt là một hình thức bảo tồn ngôn ngữ , là giữ gìn
bản chất văn hóa Việt

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu :

o Tín hiệu đèn giao thông


o Cờ trắng trong chiến tranh
2.
a. Chép lại 100 âm tiết bài “ Cậu bé thông minh” sách giáo khoa tiếng Việt
lớp 3 tập 1

1.Ngày/xưa,/có/một/ông/vua/muốn/tìm/người/tài/ra/giúp/nước./Vua/hạ/lệnh/cho/
mỗi/làng/trong/vùng/nọ/nộp/một/con/gà/trống/biết/đẻ/trứng,/nếu/không/có/thì/cả/
làng/phải/chịu/tội.

Được/lệnh/vua,/cả/vùng/lo/sợ./Chỉ/có/một/cậu/bé/bình/tĩnh/thưa/với/cha/:/

- Cha/đưa/con/lên/kinh/đô/gặp/Đức/Vua,/con/sẽ/lo/được/việc/này.

Người/cha/lấy/làm/lạ,/nói/với/làng./Làng/không/biết/làm/thế/nào,/đành/cấp/tiền/
cho/hai/cha/con/lên/đường.

2.Đến/trước/cung/vua,/cậu/....

b. Ghi âm

Âm tiết Âm vị
1.Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm [nɣai2 sɯa1, kɔ5 mot6 oŋ1 vua1 muon5 tjm2
người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh cho ŋɯɤi2 taj2 ʐa1 ɣjup5 nɯɤk5]. Vua1 ha6 leɲ6
mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà cɔ1 moj3 laŋ2 ʈɔŋ1 vuŋ2 nɔ6 nop6 mot6 kɔn1
trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả ɣa2 ʈoŋ5 biət5 dε4 ʈɯŋ5 , neu5 xoŋ1 kɔ5 t’j2
làng phải chịu tội. ka4 laŋ2 faj4 cju6 toj6 ].
Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một [Dɯɤk6 leɲ6 vua1, ka4 vuŋ2 lɔ1 ʂɤ6]. [Cj4
cậu bé bình tĩnh thưa với cha : kɔ5 mot6 kɤ̆u6 bε5 bjɲ2 tjɲ3 t’ɯɤ1 vɤj5 ca1 ]:
- Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức -[ca1 dɯɤ1 kɔn1 len1 kjɲ1 do1 ɣăp6 dɯk5
Vua, con sẽ lo được việc này. vua1, kɔn1 ʂε3 lɔ1 dɨək6 viək6 nai2].
Người cha lấy làm lạ, nói với làng. Làng [ŋɨəi2 ca1 lɤ̆i5 lam2 la6, nɔj5 vɤj5 laŋ2]. [laŋ2
không biết làm thế nào, đành cấp tiền cho xoŋ1 biət5 lam2 t’e5 naɔ2, daɲ2 kɤ̆p5 tiən2
hai cha con lên đường. cɔ1 hai1 ca1 kɔn1 len1 dɨəŋ2].
2.Đến trước cung vua, cậu .... 2.[Den5 ʈɨək5 kuŋ1 vua1, kɤ̆u6.....]

c. Phân loại

Phân loại theo âm bắt đầu

Phâ Âm đầu
n
loại
Nhẹ

Hơi ông
nhẹ
Hơi Ngày,có,một,tìm,tài,ra,giúp,nước,hạ,lệnh,cho,mỗi,là,trong,vùng,nọ,nộp,một,c
nặng on,
gà,trống,đẻ,trứng,nếu,không,có,thì,cả,làng,phải,chịu,tội,lo,sợ,chỉ,cậu,bé,
bình,tĩnh,với,cha,lên,kinh,đô,gặp,đức,sẽ,này,lấy,làm,lạ,nói,không,làm,
thế,nào,đành,cấp,hai,đến,cung.

Nặn Vua,xưa,muốn,đưa, người,biết,được,thưa,việc,tiền,đường,trước


g
Phân loại theo âm kết thúc

Phân loại Âm cuối


Âm tiết mở a(xưa,vua,ra,hạ,gà,cả,cha,đưa,lạ,thưa),
e(đẻ,bé),i( Mỗi,chỉ,hai,phải,tội,với,người,nói), ,ô(đô),
ơ(sợ), o (có,cho,nọ,có,lo,nào)
Âm tiết bán mở u(cậu, nếu, chịu), i(Mỗi,chỉ,hai,phải,tội,với,người,nói),
y( Ngày,này,lấy), o (có,cho,nọ,có,lo,nào)
Âm tiết bán đóng m(tìm,làm), n(muốn,lên,tiền,đến,con),
ng(ông,làng,trống,trứng,không,vùng,đường,cung),
nh(lệnh,kinh,bình,tĩnh,đành),
Âm tiết đóng c(nước,được,đức,trước), p(giúp,nộp,gặp), t(một,biết).

3. Cách đánh vần thứ nhất giúp học sinh mau biết đọc hơn bởi vì :
Về mục tiêu, Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục giúp học sinh phải đọc
thông, viết thạo, nắm vững cấu trúc ngữ âm của tiếng, nắm vững luật chính tả.
Từ đó, học sinh không thể tái mù. Học sinh được học luật chính tả rất kỹ, theo
nguyên tắc gặp ở đâu sẽ giải quyết ở đó. Nhờ đó, học sinh sẽ nắm luật rất kỹ và
không bị viết sai chính tả.
Bên cạnh đó, theo quan điểm của Công nghệ Giáo dục, 1 âm ghi lại bằng 1 chữ
nghĩa là các chữ ghi âm có vai trò như nhau. Do đó, 1 âm /chờ/ được ghi lại
bằng 1 chữ ch (chữ:chờ) chứ không phải là được ghép lại từ 2 chữ c và h.
Có những trường hợp 1 âm không phải chỉ được ghi lại bằng 1 chữ mà có thể là
2, 3, 4 chữ, do đó, cần có căn cứ là Luật chính tả.
Luật chính tả quy định rõ ràng về cách đánh vần

Theo đó, cách đánh vần thứ nhất là phù hợp và dễ học nhất, đúng với luật chính
tả, đồng thời giúp cho học sinh lớp một biết được cách ghép từ mà không bị sai
chính tả hoặc có sự nhầm lẫn, đọc bị sai hay bị ngọng trong trường trên.

You might also like