You are on page 1of 40

XỬ LÝ VI PHẠM VỀ PHÁP

LUẬT CẠNH TRANH


Phần 1

QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ XỬ LÝ


HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT
CẠNH TRANH
Văn bản pháp luật
• Luật Cạnh tranh 2018
• Nghị định 75/2019/NĐ-CP
1. Nguyên tắc xử lý vi phạm
• Hình thức xử lý vi phạm phù hợp với tính chất, mức
độ vi phạm.
• Mỗi hành vi vi phạm chịu một hình thức xử phạt chính
tương ứng và có thể chịu một hoặc một số hình thức
xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả.
• Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
• Chính sách khoan hồng.
2. Các hình thức xử phạt

•Hình thức xử phạt chính.


•Hình thức xử phạt bổ sung.
2.1. Hình thức xử phạt chính

•Cảnh cáo;
•Phạt tiền.
Phạt tiền
Điều 111 LCT 2018; NĐ 75/2019/NĐ-CP.
Mức phạt chung: điều 4 NĐ 75/2019
Mức phạt cụ thể: chương II NĐ 75
Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng
Điều 5 NĐ 75
2.2. Hình thức xử phạt bổ sung
1. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn
bản tương đương, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề;
2. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm
pháp luật về cạnh tranh;
3. Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi
vi phạm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
1. Buộc cải chính công khai;
2. Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
3. Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền;
4. Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;
5. Buộc chia, tách, bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;
6. Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện
giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp nhận sáp nhập, doanh nghiệp mua lại, doanh nghiệp mới hình thành sau
tập trung kinh tế;
7. Buộc cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu;
8. Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
9. Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
10. Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng, hợp đồng đã thay đổi hoặc hủy bỏ mà không có lý do chính đáng;
11. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Thủ tục xử lý vi phạm
Điều 29 NĐ 75
1. Thủ tục xử phạt hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, tập
trung kinh tế và cạnh tranh không lành mạnh thực hiện theo quy định của
pháp luật về cạnh tranh.
2. Thủ tục xử phạt hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác
thực hiện theo quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Trình tự, thủ tục áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc
phục hậu quả, các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
trong xử lý hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh áp dụng theo quy định
của pháp luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
5. Thẩm quyền và hình thức xử lý vi
phạm pháp luật về cạnh tranh
Điều 113 LCT, chương III NĐ 75
5.1. Đ/v hành vi vi phạm Điều 8 LCT.
5.2. Đ/v hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc
quyền.
5.3. Đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế.
5.4. Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không
lành mạnh và các hành vi vi phạm khác.
5.1. Đ/v hành vi vi phạm Điều 8 LCT
• Trường hợp cơ quan nhà nước thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật
CT, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước chấm dứt
hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả. Cơ quan nhà nước được yêu cầu phải chấm dứt
hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
• Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi bị cấm quy định tại khoản 2 Điều 8 của
Luật này, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh
tranh có các thẩm quyền sau đây:
i. Phạt cảnh cáo;
ii. Phạt tiền đến 200 triệu đồng;
iii. Áp dụng biện pháp quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 (tịch thu tang vật, tịch thu lợi
nhuận) và điểm đ, điểm e khoản 4 (cải chính, các bp khác) Điều 110 của Luật CT;
iv. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp quy định tại điểm a
khoản 3 Điều 110 của Luật CT (thu hồi GCN ĐKDN).
5.2. Đ/v hành vi vi phạm các quy định về
hạn chế cạnh tranh
• CQ có thẩm quyền xử phạt: HĐ xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
• Các hình thức xử phạt được áp dụng:
i. Phạt cảnh cáo;
ii. Phạt tiền theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật này;
iii. Áp dụng biện pháp theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 (tịch thu
tang vật, lợi nhuận) và các điểm a, b, d, đ, e khoản 4 (cơ cấu lại DN, loại
bỏ điều khoản VP, chịu sự kiểm soát về giá, cải chính, bp khác) Điều 110
của Luật này;
iv. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy
định tại điểm a khoản 3 (thu hồi GCN) và điểm a khoản 4 (cơ cấu lại DN)
Điều 110 của Luật này.
5.3. Đ/v hành vi vi phạm quy định về tập
trung kinh tế
• CQ có thẩm quyền xử phạt: CT UBCTQG
• Hình thức xử phạt:
i. Phạt cảnh cáo;
ii. Phạt tiền;
iii. Áp dụng biện pháp quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 (tịch thu tang
vật, lợi nhuận) và các điểm a, c, d, e khoản 4 Điều 110 (cơ cấu lại; chia
tách bán lại tài sản, vốn của DN mới đc hình thành; chịu sự kiểm soát về
giá; bp khác) của Luật này;
iv. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy
định tại điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 110 của Luật này (thu
hồi GCN, cơ cấu lại DN).
5.4. Đ/v hành vi cạnh tranh không lành
mạnh và hành vi vi phạm khác
• CQ có thẩm quyền: CT UBCTQG
• Hình thức xử phạt:
i. Phạt cảnh cáo;
ii. Phạt tiền;
iii. Áp dụng biện pháp quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 (tịch thu
tang vật, lợi nhuận) và điểm đ, điểm e khoản 4 Điều 110 (cải chính,
bp khác) của Luật này;
iv. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp quy
định tại điểm a khoản 3 Điều 110 của Luật này (thu hồi GCN).
Phần 2

CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG


Chính sách khoan hồng
1. Khái quát về chính sách khoan hồng trong luật cạnh
tranh.
2. Chính sách khoan hồng trong Luật Cạnh tranh 2018.
1. Khái quát về chính sách khoan hồng trong
xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
1.1. Khái niệm
1.2. Cơ sở lý luận
1.3. Nguyên tắc áp dụng
1.4. Chính sách khoan hồng của một số quốc gia
trên thế giới
1.1. Khái niệm
Là chính sách được cq NN có thẩm quyền áp dụng khi
tiến hành xử lý các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh, theo đó, các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh sẽ được hưởng quyền miễn trừ toàn
bộ hoặc 1 phần nếu tự nguyện khai báo hành vi vi phạm
và thỏa mãn các điều kiện khác theo luật định.
1.2. Cơ sở lý luận
• Đa phần các TTHCCT là thỏa thuận ngầm ➔
khó phát hiện, khó điều tra, xử lý.
1.2. Cơ sở lý luận
• Áp dụng Điểm cân bằng Nash
(Nash equilibrium) và
Thế lưỡng nan của tù nhân
(prisoners’ dilemma)
1.2. Cơ sở lý luận (tt)

• Hiệu ứng vòng tròn:


Chính sách khoan hồng phá hủy mối liên kết bên trong
giữa các thành viên tham gia TTHCCT ➔ tạo động cơ
để các bên chủ động lưu giữ lại chứng cứ ➔ Cơ quan
điều tra có thể dễ dàng phát hiện, điều tra và xử lý ➔
tăng tính hiệu quả của chính sách khoan hồng
1.2. Cơ sở lý luận (tt)
Chính sách
khoan
hồng hiệu
quá

DN có DN có
động cơ động cơ
chủ động lưu giữ
khai báo chứng cứ

Tăng khả
năng phát
hiện, xử lý
1.3. Các nguyên tắc xây dựng chính sách
khoan hồng
Hiệu quả của chính sách khoan hồng phụ thuộc vào ba
yếu tố:
1. Mức độ được hưởng miễn trừ;
2. Nguy cơ bị phát hiện hành vi vi phạm;
3. Lợi ích của việc giữ TTHCCT.
1.3. Các nguyên tắc xây dựng chính sách
khoan hồng (tt)
❖ OECD khuyến nghị các nguyên tắc sau:
• Nên có các hình thức miễn trừ toàn bộ hoặc 1 phần đáng kể để phá vỡ
tính bí mật của TTHCCT;
• Các quy định miễn trừ cần rõ ràng, chắc chắn và theo thứ tự ưu tiên.
Nên áp dụng chính sách khoan hồng không chỉ cho người đầu tiên
khai báo mà còn cho những người khai báo sau;
• Chinh sách khoan hồng ko chỉ áp dụng cho trường hợp khai báo trước
khi vụ việc bị điều tra mà còn cho cả những trường hợp khai báo khi
đang trong quá trình điều tra.
1.3. Các nguyên tắc xây dựng chính sách
khoan hồng (tt)
• Cần có hình thức xử phạt thật nghiêm khắc ➔ tăng sức hấp dẫn của chính
sách khoan hồng; nên áp dụng chế tài cho các cá nhân để tạo động cơ khai
báo cao;
• Chính sách khoan hồng phải có các thủ tục cần thiết nhằm xác nhận tính
đáng tin cậy của thông tin và đảm bảo sự hợp tác liên tục của DN khai báo
cũng như chính nhân viên của DN đó;
• Không nên áp dụng chính sách khoan hồng cho doanh nghiệp có vai trò
lãnh đạo hay cưỡng ép DN khác tham gia TTHCCT, song song với việc cần
áp dụng chính sách khoan hồng cho bên có thiện chí nỗ lực để chấm dứt
hành vi VP và khắc phục hậu quả, bao gồm cả việc bồi thường thiệt hại cho
nạn nhân.
• Bảo mật thông tin của bên khai báo.
1.4. Chính sách khoan hồng của một số
quốc gia trên thế giới

• Chính sách khoan hồng của Mỹ


• Chính sách khoan hồng của EU
• Chính sách khoan hồng của Nhật Bản
Chính sách khoan hồng của Mỹ
1. Đ/v chủ thể nộp đơn đầu tiên
• Về TN hình sự: miễn trừ hình sự chỉ dành riêng cho chủ thể nộp đơn
trước:
- Tự động miễn trừ nếu nộp trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền tiến
hành điều tra + ĐK khác.
- Được xem xét để miễn trừ nếu vi phạm lần đầu + tại thời điểm khai báo,
Bộ Tư pháp chưa thu thập đủ chứng cứ.
• Về dân sự: vẫn phải bồi thường gấp ba lần thiệt hại (triple-damages) theo
thủ tục tố tụng dân sự ➔ ko chịu trách nhiệm bồi thường liên đới.
• Không áp dụng cho chủ thể ép buộc chủ thể khác tham gia hành vi
VPPL.
Chính sách khoan hồng của Mỹ (tt)
2. Đ/v chủ thể nộp đơn thứ hai
• Mức giảm trừ phụ thuộc vào sự xem xét của cq NN có thẩm quyền,
thường là 30-35% mức phạt thấp nhất theo quy định, cá biệt có thể lên
đến 59%.
• Ngoài ra, được hưởng 1 số quyền miễn trừ khác.
Chính sách khoan hồng của EU
• Doanh nghiệp nộp đơn đầu tiên sẽ đương nhiên được hưởng miễn trừ
khỏi bất cứ hình phạt nào mà doanh nghiệp đó có thể bị áp dụng.
• Đối với những doanh nghiệp không thỏa mãn các điều kiện để được
chấp thuận miễn trừ, họ sẽ được giảm trừ mức phạt tương ứng với thứ
tự giá trị thông tin và chứng cứ được nộp.
• Các điều kiện để chấp thuận miễn trừ và giảm trừ này hầu như tương
tự với chính sách khoan hồng đối với doanh nghiệp của Mỹ được đề
cập ở phần trên
Chính sách khoan hồng của EU
• Điểm khác với Luật Mỹ:
- Ko áp dụng đối với cá nhân (do ko có chế tài cho cá nhân)
- DN nộp đơn sau đc hưởng miễn trừ 20 – 50%.
- Vẫn chịu TNDS.
Chính sách khoan hồng của Nhật Bản
• Chỉ áp dụng cho DN nộp đơn trước khi bị điều tra.
• Tối đa cho 5 DN.
• DN nộp đơn đầu tiên đc miễn trừ mọi hình phạt, các DN nộp sau giảm
mức miễn trừ và vẫn chịu TNHS.
2. Chính sách khoan hồng trong Luật CT
2018
2.1. Chính sách khoan hồng
2.2. Điều kiện được hưởng chính sách khoan hồng
2.3. Căn cứ xác định DN được hưởng khoan hồng
2.4. Mức miễn giảm theo chính sách khoan hồng
2.1. Chính sách khoan hồng
Điều 112.1 LCT 2018
• Doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh
tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm quy định tại
Điều 12 của Luật này được miễn hoặc giảm mức xử
phạt theo chính sách khoan hồng.
• Thẩm quyền QĐ: CT UBCTQG.
2.1. Chính sách khoan hồng (tt)
• Đặc điểm:
1. Đối tượng áp dụng: hành vi TTHCCT bị cấm
2. Chủ thể áp dụng: DN tham gia TTHCCT, trừ DN có vai trò
ép buộc hoặc tổ chức cho các DN khác tham gia thỏa thuận.
3. Tự nguyện khai báo
4. Việc khai báo giúp ích cho công tác phát hiện, điều tra và
xử lý hành vi TTHCCT bị cấm
5. Nội dung khoan hồng: miễn hoặc giảm mức xử phạt.
2.2. Điều kiện được hưởng chính sách
khoan hồng
Khoản 2, điều 112 LCT 2018
• Đã hoặc đang tham gia với vai trò là một bên của thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh quy định tại Điều 11 của Luật này;
• Tự nguyện khai báo hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm quyền ra
quyết định điều tra;
• Khai báo trung thực và cung cấp toàn bộ các thông tin, chứng cứ có được về
hành vi vi phạm, có giá trị đáng kể cho việc phát hiện, điều tra và xử lý
hành vi vi phạm;
• Hợp tác đầy đủ với cơ quan có thẩm quyền trong suốt quá trình điều tra và
xử lý hành vi vi phạm.
➔ nhận xét?
2.3. Căn cứ xác định
Điều 112.6 LCT 2018
1. Thứ tự khai báo;
2. Thời điểm khai báo;
3. Mức độ trung thực và giá trị của các thông tin,
chứng cứ đã cung cấp.
2.4. Mức miễn giảm
Điều 112.7 LCT 2018
• Doanh nghiệp đầu tiên có đơn xin hưởng khoan hồng
và đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này
được miễn 100% mức phạt tiền;
• Doanh nghiệp thứ hai và thứ ba có đơn xin hưởng
khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện quy định tại
khoản 3 Điều này lần lượt được giảm 60% và 40%
mức phạt tiền.
1. Bán hàng hóa, dịch vụ bằng với giá thành toàn bộ là hành vi cạnh tranh không
lành mạnh.
2. Khi xử lý thông báo về tập trung kinh tế, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia buộc phải
tham vấn ý kiến các chuyên gia.
3. Tập trung kinh tế là hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm.
4. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là doanh nghiệp có thị phần từ 30%
trở lên trên thị trường liên quan.
5. Thỏa thuận giữa doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và đại lý phân phối hàng hóa đó
về việc không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận là hành vi hạn chế
cạnh tranh bị cấm.
6. Khi quy định của Luật Cạnh tranh 2018 khác với các luật chuyên ngành khác về
cùng một vấn đề thì quy định của Luật Cạnh tranh 2018 sẽ được áp dụng.

You might also like