You are on page 1of 19

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH NGHỆ AN

TIỂU LUẬN HẾT MÔN HỌC

Môn: Kinh tế chính trị

Họ và tên: Lưu Thị Vân

Đơn vị công tác: UBND xã Hưng Tân

Lớp: Trung cấp lý luận chính trị K13HN

Hưng Nguyên, ngày 12 tháng 12 năm 2021


1
TIỂU LUẬN
Môn: Kinh tế chính trị
Họ tên học viên: Lưu Thị Vân
Lớp: Trung cấp lý luận chính trị K13HN

Chữ ký GVC 1…………………. Điểm


…………………
Bằng số:……………………………………………
Chữ ký GVC 2:…………………
Bằng chữ:………………………………………….
…………………

Chủ đề: Vận dụng lý luận về điều kiện ra đời và ưu thế của sản xuất hàng hóa để
đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng hóa tại địa phương.

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU


Trong thời kỳ đầu của xã hội loài người, sản xuất xã hội mang tính tự cung
tự cấp, nhu cầu của con người bị gói gọn trong một giới hạn nhất định do sự hạn
chế của lực lượng sản xuất. Chỉ đến khi lực lượng sản xuất phát triển và có những
thành tựu nhất định, nhu cầu của con người mới dần được đáp ứng nhiều hơn. Sự
phát triển của lực lượng sản xuất cũng chính là nhân tố dẫn đến đến sự thay đổi từ
nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa và đỉnh cao là nền kinh tế
thị trường.
Từ sau khi giải phóng hoàn toàn miền Bắc Việt Nam, Đảng ta đã xác định
đưa đất nước đi lên theo con đường CNXH. Đại hội Đảng lần thứ VI được xem là
bước trong sự nghiệp quá độ lên CNXH của nước ta. Theo đó, xây dựng nền kinh
tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN dưới sự quản lý của nhà
nước là chủ chương chiến lược lâu dài trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Cho đến ngày hôm nay, sau hơn 10 năm thực thực hiện đổi mới, Việt Nam
đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại
các mặt hạn chế nhất định. Chính vì vậy, để tìm hiểu lý luận về điều kiện ra đời
1
và ưu thế của sản xuất hàng hóa , cũng như vận dụng nó đề ra các giải pháp nhằm
đẩy mạnh sản xuất hàng hóa tại xã Hưng Tân là một vấn đề cần thiết để ổn định
chính trị, phát triển kinh tế, xã hội nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
người dân nhằm tiến tới thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nâng
cao.

PHẦN 2: NỘI DUNG

1. LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI VÀ ƯU THẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG


HÓA.
1.1. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức sản xuất mà sản phẩm sản xuất ra không
phải nhằm thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất mà thỏa mãn nhu cầu xã hội. Sản
xuất hàng hóa ra đời, tồn tại dựa trên hai điều kiện:
Thứ nhất: Phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động
xã hội ra thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Do sự phân công lao
động xã hội nên việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu. Khi có phân công lao động
xã hội, mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một vài thứ sản phẩm nhất định, nhưng nhu
cầu của cuộc sống đòi hỏi họ phải có nhiều loại sản phẩm khác nhau, do đó, họ cần
đến sản phẩm của nhau, buộc phải trao đổi với nhau. Nhờ có phân công lao động xã
hội, chuyên môn hóa sản xuất đồng thời làm cho năng suất lao động tăng lên, làm ra
nhiều sản phẩm để trao đổi và tiêu dùng.
Phân công lao động xã hội tạo ra mối liên hệ, phụ thuộc giữa các ngành, các
vùng, từ đó phải trao đổi sản phẩm với nhau. Từ đó sản xuất hàng hóa ra đời.
VD: Trong ngành sản xuất nông nghiệp khi làm cần phải coa công nghiệp như
máy móc, phân bón… Nguyên liệu của các ngành công nghiệp thì có một số ngành
phải lấy từ nông nghiệp.
Như vậy, phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hóa.
Phân công lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hóa càng mở
rộng hơn, đa dạng hơn.
Thứ hai: Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người chủ thể sản
xuất khác nhau.

2
Sự tách biệt này xuất hiện đầu tiên trong lịch sử trong quan hệ kinh tế giữa các
bộ tộc, về sau biểu hiện rõ nét thông qua quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
Sau này, do sự đa dạng về quan hệ sở hữu hoặc sự tách biệt tương đối giữa quyền sở
hữu và quyền sử dụng tư liệu sản xuất quy định. Do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền
sở hữu của các chủ thể kinh tế, người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của
người khác cần phải thông qua trao đổi, mua bán hàng hoá. Trong lịch sử, sự tách biệt
này do chế độ tư hữu về tư hữu tư liệu sản xuất quy định. Trong chế độ tư hữu về tư
liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của mỗi cá nhân và kết quả là sản phẩm
làm ra thuộc quyền sở hữu của họ.
Hai điều kiện trên cho thấy, phân công lao động xã hội làm cho những người
sản xuất phụ thuộc vào nhau, còn sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những
người sản xuất lại chia rẽ họ, làm cho họ độc lập với nhau. Đây là một mâu thuẫn.
Mâu thuẫn này được giải quyết thông qua trao đổi, mua bán sản phẩm của nhau. Đó
là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hóa. Thiếu một trong hai điều kiện đó sẽ
không có sản xuất hàng hóa.
1.2. Những ưu thế của sản xuất hàng hóa.
Sản xuất hang hóa là kiểu tổ chức sản xuất, mà trong đó sản phẩm làm ra không
phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà để đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng cho người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán.
So với sản xuất tự cung, tự cấp, sản xuất hàng hóa có những ưu thế hơn hẳn,
biểu hiện qua các khía cạnh sau:
Thứ nhất: Sản xuất hàng hóa khai thác tối đa các nguồn lực và lợi thế cho phát
triwwnr sản xuất. Sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở của phân công lao động xã hội,
chuyên môn hóa sản xuất. Do đó, nó khai thác được những lợi thế về tự nhiên, xã hội,
kỹ thuật của từng người, từng cơ sở sản xuất cũng như từng vùng, từng địa phương.
Đồng thời, sự phát triển của sản xuất hàng hóa lại có tác động trở lại, thúc đẩy sự
phát triển của phân công lao động xã hội, làm cho chuyên môn hóa lao động ngày
càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng trở nên mở rộng, sâu sắc.
Từ đó, nó phá vỡ tính tự cấp tự túc, bảo thủ, trì trệ, lạc hậu của mỗi ngành, mỗi địa
phương làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng, nhu cầu của xã hội
được đáp ứng đầy đủ hơn. Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa mở rộng giữa các quốc
gia, thì nó còn khai thác được lợi thế của các quốc gia với nhau.

3
Ví dụ như ở Việt Nam, các địa phương có sự khác biệt về mặt tự nhiên, do đó
từng địa phương sẽ có những ưu thế nhất định về mặt tự nhiên, về mặt xã hội. Chẳng
hạn như tại Tây Nguyên thì có lợi thế về trồng cây công nghiệp lâu năm, tại Hải
Phòng có lợi thế về cảng biển, tại Thái Nguyên có lợi thế về quặng, tài nguyên
khoáng sản…
Vì thế, khi phân công lao động xã hội các chủ thể kinh tế sẽ có xu hướng tìm
kiếm, khai thác những lợi thế so sánh về mặt tự nhiên, về mặt xã hội của từng vùng,
từng địa phương. Người ta sẽ có xu hướng đầu tư vào các nhà máy đóng tàu, chế biến
hải sản ở Hải Phòng thay vì ở Thái Nguyên, Tây Nguyên và ngược lại, người ta sẽ
chú trọng đầu tư vào các nhà máy chế biến, phân bón, thuốc trừ sâu ở Tây Nguyên
thay vì ở Hải Phòng…
Thứ hai: Sản xuất hàng hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng những
thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất… thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong nền
sản xuất hàng hóa, quy mô sản xuất không còn bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực
mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng, mỗi địa phương,
mà nó được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực của xã hội.
Thứ ba: Trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của quy luật vốn có của sản
xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật giá trị, cung – cầu, cạnh tranh…buộc người sản
xuất hàng hóa phải luôn luôn năng động, nhạy bén, biết tính toán, cải tiến kỹ thuật,
hợp lý hoá sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, cải tiến hình
thức, quy cách và chủng loại hàng hóa, làm cho chi phí sản xuất hạ xuống đáp ứng
nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao hơn.
Thứ tư: Sản xuất hàng hóa phát triển mở rộng thị trường, thúc đẩy trao đổi hàng
hóa trong và ngoài nước, không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống văn
hóa, tinh thần cũng được nâng cao hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, sản xuất hàng hóa cũng có những mặt trái của
nó như phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa, có thể dẫn tới sự
mất cân bằng và khủng hoảng kinh tế. Nảy sinh những tiêu cực trong sản xuất kinh
doanh như sản xuất ra các loại sản phẩm chất lượng kém, làm phân hóa về kinh tế thu
nhập, hủy hoại môi trường, làm mất cân bằng về môi trường sinh thái, ...
2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA CỦA XÃ HƯNG TÂN
2.1. Những kết quả đạt được về sản xuất hàng hóa tại xã Hưng Tân trên các
lĩnh vực:

4
2.1.1. Sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
- Trong sản xuất nông nghiệp chủ đạo vẫn là cây lúa. Vụ Xuân, gieo cấy
250 ha theo hướng cơ cấu của Huyện đạt 100%, là năm được đánh giá được mùa
bội thu. Năng suất lúa vụ Xuân bình quân đạt 70/ha. Sản lượng 1.750 tấn đạt
100% so với kế hoạch. Vụ hè thu, năng suất bình quân đạt 50 tạ/ ha. Sản lượng
đạt 1.250 tấn đạt 100% so với kế hoạch. Vụ Đông: Đảng ủy, UBND tập trung chỉ
đạo nhân dân thực hiện kế hoạch làm màu Vụ đông với diện tích 42 ha. Trong đó
tập trung vào các loại cây Bí xanh, dưa chuột, cây tỏi…
- Tổng đàn trâu, bò 160 con. Đàn lợn hiện có khoảng 1.250 con. Đàn gia
cầm: 73.000 con.
Nuôi trồng thuỷ sản: Tổng diện tích 47 ha chủ yếu cá chuyên canh ( Trắm,
Trôi, chép, Mè, Rô phi, Ba sa và mô hình nuôi ếch, cua, ốc mưu…).
2.1.2. Về công nghiệp, xây dựng
Về tiến trình xây dựng các công trình dân sinh, hạ tầng kỹ thuật, nông
nghiệp và phát triển nông thôn, giáo dục văn hóa đang được thực hiện để tiến tới
xã nông thôn mới nâng cao. Hiện nay đang có 4 công trình đang được tiến hành
gồm nhà văn hóa Làng Đông, nhà văn hóa Làng Phan Trường tiểu học Hưng Tân,
công trình xây dựng đường giao thông vào khu sản xuất rau sạch an toàn xã Hưng
Tân.
2.1.3. Về Thương mại - dịch vụ
- Toàn xã có 1 chợ và và nhiều điểm kinh doanh thương mại với chủng loại
hàng hóa phong phú, giá cả ổn định. Hiện nay toàn xã có trung tâm thương mại
với 05 cửa hàng đại lý hàng hóa cấp 1; trên 200 hộ buôn bán dịch vụ thương mại.
- Hiện nay xã có 2 hợp tác xã, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp & Môi
trường và Quỹ tín dụng nhân dân, cả hai HTX hoạt động có hiệu quả, đúng quy
định. Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp & Môi trường được chuyển đổi từ HTX
nông nghiệp giai đoạn trước, hoạt động có hiệu quả và góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cũng như tăng thu nhập cho các thành viên xã
viên của HTX.
- Hệ thống các ki ốt kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ phục ngày càng
được đầu tư, các hàng hóa phong phú và từng bước đảm bảo chất lượng có hai
làng nghề truyền thống Làng nghề nấu rượu và làng nghề Bánh cà. Các sản phẩm
đặc trưng của Hưng Tân như: Rượu nếp truyền thống, Bánh cà, Cốm.v.v. được

5
bày bán và xuất đi nhiều địa phương khác. Sản phẩm bánh Cà đã được chứng
nhận OCOP
2.2. Về số lượng hàng hóa
2.2.1. Trên lĩnh vực nông nghiệp
Hưng Tân là xã vùng giữa của huyện Hưng Nguyên, xã xã thuần nông, đời
sống kinh tế từ trước đến nay chủ yếu là trồng lúa nước và chăn nuôi. Những năm
gần đây, cấp ủy Đảng và chính quyền xã đã tập trung chú trọng quy hoạch, xây
dựng cánh đồng mẫu có thu nhập cao, hình thành các vùng sản xuất lúa gạo chất
lượng cao tập trung với quy mô lớn ở Làng Trung Thượng và Làng Nam. Tổng
diện tích trồng lúa cả 2 vụ 500 ha, đạt 100% kế hoạch. Năng suất bình quân cả
năm 5,75 tấn/ha. Sản lượng 2.875 tấn, bằng 109,3% so với cùng kỳ.
Gắn với chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, Ủy ban nhân dân xã đã triển khai kế
hoạch sản xuất vụ đông với diện tích gieo trồng 42 ha rau các loại trên đất vườn,
đất màu và đất hai lúa. Tập trung chủ yếu vào các loại cây Bí xanh, dưa chuột và
phát huy mô hình trồng tỏi tại làng Đông.
- Sản xuất cây công nghiệp và cây ngắn ngày tổng diện tích: Cây ngô diện
tích 7 ha đạt 100% kế hoạch, năng suất bình quân 44 tạ/ha; Cây lạc diện tích 7 ha
đạt 103% so vớ kế hoạch, năng suất bình quân 26 tạ/ ha; Cây rau màu các loại
90,5 ha đạt 100 % so với kế hoạch, năng suất bình quân 94 tạ/ha. Tổng sản
lượng cây công nghiệp và cây ngắn ngày 909 tấn, đạt 100 % kế hoạch, bằng
101,3% so với cùng kỳ.
Tổng đàn trâu, bò có: 160 con bằng 55,2%, so với cùng kỳ. Tổng đàn lợn
1.250 con bằng 125% so với cùng kỳ. Tổng đàn gia cầm 73.000 con bằng
100,4% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 469 tấn, bằng
112,4% so với cùng kỳ. Tiếp nhận mô hình nuôi nuôi gà ác tại 3 hộ gia đình với
số lượng 2.000 con, kết quả nghiệm thu mô hình phát triển tốt và có giá trị kinh tế
cao.
2.2.2. Trên lĩnh vực công nghiệp
Trên địa bàn xã có nhiều hộ tham gia các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp
cơ khí, gò hàn, điện tử, phát huy thương hiệu làng nghề nấu rượu tại Làng Đông, làng
nghề bánh cà, nghề làm cốm tại Làng Nam, nghề mộc, may công nghiệp, thêu ren và
các tổ thợ xây, thợ sơn…
2.2.3. Trên lĩnh vực dịch vụ

6
Toàn xã có 1 chợ và và nhiều điểm kinh doanh thương mại với chủng loại hàng
hóa phong phú, giá cả ổn định. Hiện nay toàn xã có trung tâm thương mại với 05 cửa
hàng đại lý hàng hóa cấp 1; trên 225 hộ buôn bán dịch vụ thương mại với 350 lao
động có thu nhập tương đối ổn định. Có 3 doanh nghiệp đóng trên địa bàn kinh doanh
dịch vụ với quy mô lớn như công ty TNHH Quỳnh Tịnh, Công ty TNHH Thành Đạt,
Công ty may mặc Hưng Tân. Có 2 hợp tác xã, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp & Môi
trường và Quỹ tín dụng nhân dân.
2.3. Về chất lượng hàng hóa
2.3.1. Trên lĩnh vực nông nghiệp
Là xã thuần nông, đời sống nhân dân chủ yếu là trông trọt và chăn nuôi. Gạo tẻ
và gạo nếp Hưng Tân đã tạo được thương hiệu tại thị trường Thành phố vinh và các
vùng lân cận. Gắn với chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, Ủy ban nhân dân xã đã triển khai
thực hiện sản xuất vụ đông tập trung chủ yếu vào các loại cây Bí xanh, dưa chuột và
tỏi tại làng Đông cho thu nhập giá trị hàng hóa cao. Có những hộ gia đình thu hoạch
hơn 2 tấn dưa chuột đưa lại thu nhập trên 20 triệu đồng như gia đình chị Nguyễn Thị
Hương- Làng Phan, Nguyễn Hữu Đông, Làng Phan. Mô hình trồng tỏi Làng Đông
đưa lại thu nhập cao, phân phối thị trường các chợ lân cận.
- Trong chăn nuôi cũng được chú trọng phát triển theo hướng hàng hóa với
việc phát triển số lượng và quy mô trang trại.
2.3.2. Trên lĩnh vực công nghiệp
Trên địa bàn xã có hàng trăm hộ kinh doanh buôn bán, như ở chợ Cần, các ki ốt
cố định trên đường Tỉnh lộ 542c , tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn như
nghề nấu rượu, nghề mộc, hàn, thợ xây, may mặc, nghề bánh cà, cốm…góp phần tạo
việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Sản phẩm bánh cà truyền thống Hưng
Tân được Hội đồng thẩm định UBND huyện công nhận sản phẩm OCOP ba sao năm
2021 và đề nghị lên Hội đồng cấp tỉnh thẩm định, công nhận. Sản phẩm bánh cà,
cốm truyền thông Hưng Tân có chất lượng tốt được phân phối đi khắc các tỉnh ở
Bắc, Trung Nam.
Tổng giá trị sản xuất ngành tiểu thủ công nghiệp - xây dựng năm 2021
69.024 triệu đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ.
2.3.3. Trên lĩnh vực dịch vụ
Mặc dù gặp khó khăn do dịch bệnh covid-19 nhưng các chủ doanh nghiệp và
các hộ kinh doanh cá thể vẫn cố gắng khắc phục khó khăn để kinh doanh. Các hoạt

7
động dịch vụ được phát triển ngày càng đa dạng trong đó dịch vụ vật tư, cơ giới nông
nghiệp, dịch vụ vận tải, dịch vụ ăn uống, dịch vụ giải trí, đáp ứng phục vụ sản xuất và
đời sống của nhân dân và tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa
phương.
+ Tổng nguồn vốn của Quỹ tín dụng 94,6 tỷ đồng (tăng 20,6 tỷ so với
cùng kỳ) với tổng 1.301 thành viên, đã huy động tiền gửi 86,9 tỷ đồng (tăng 21,9
tỷ đồng so với cùng kỳ), dư nợ cho vay 74,4 tỷ đồng ( tăng 13 tỷ so với cùng kỳ).
Vốn vay chủ yếu là để phát triển sản xuất, chăn nuôi, ngành nghề và xuất khẩu
lao động .
2.4. Về đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế địa phương
- Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Tổng sản lượng
lương thực đạt 3.240 tấn đặt 100% kế hoạch. Xây dựng, tiểu thủ công nghiệp,
dịch vụ, thương mại đều tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất năm 2021 (GRDP)
183.697 triệu đồng, đạt 99,3 % so với kế hoạch, tăng 107,78 % với cùng kỳ.
Trong đó:
+ Nông nghiệp – Thủy sản: 52.927 triệu đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ
+ Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: 69.024 triệu đồng, tăng 9,7% so với
cùng kỳ
+ Dịch vụ - thương mại: 61.746 tỷ đồng, tăng 6,9% so với cùng kỳ
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 7,78 %.
+ Thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu/ người/ năm
- Cơ cấu kinh tế ( GTTT): + Nông nghiệp – thủy sản: Tỷ lệ 28,2%
+ Công nghiệp – xây dựng: Tỷ lệ 24,16%
+ Dịch vụ - Thương mại: Tỷ lệ 47,64%
- Các nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển tăng nhanh, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
ngày càng được nâng lên.
2.5. Về nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo
- Xác định phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân là mục tiêu
cốt lõi của địa phương nhằm tiến tới thực hiện chương trình xây dựng nông thôn
mới nâng cao tiến tới xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu, tình hình kinh tế - xã
hội của xã Hưng Tân tiếp tục phát triển đúng hướng với tốc độ khá, cơ cấu kinh tế
tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Sản xuất Nông nghiệp - Thủy sản được quan

8
tâm chỉ đạo thực hiện và đầu tư hỗ trợ phát triển, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất nông nghiệp ngày càng phát huy có hiệu quả.
- Bên cạnh đó mở rộng phát triển các các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
đồng thời dịch vụ thương mại và công tác xuất khẩu lao động được đẩy mạnh đã
góp phần tạo việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương có thu nhập khá.
Trong thời gian qua công tác xóa đói giảm nghèo được Đảng ủy và chính
quyền địa phương hết sức quan tâm chỉ đạo. UBND xã giao cho các tổ chức đoàn
thể như hội CCB, Đoàn Thanh niên, hội Nông dân,… triển khai và nhân rộng
nhiều mô hình giảm nghèo có hiệu quả như khảo sát trong hội viên, đoàn viên, tổ
chức nhiều lớp tập huấn về kiến thức trồng trọt và chăn nuôi, hướng dẫn cách làm
và chuyển giao KHKT vào sản xuất; Phối hợp với Ngân hàng CSXH cho vay
hàng trăm triệu đồng với lãi suất ưu đãi, mua phương tiện máy móc …để giúp
người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Hàng năm, MTTQ Huy động sự đóng góp của cộng đồng chung sức vì
người nghèo như “ Ngày vì người nghèo”, hỗ trợ con giống cho hộ nghèo. Thực
hiện tốt về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người nghèo, quan tâm chỉ đạo thực
hiện tốt việc mua BHYT cho người nghèo đạt 100%. Phối hợp với các tổ chức để
khám và cấp thuốc miễn phí cho người nghèo, cận nghèo.
Với nhiều chủ trương và biện pháp tích cực, công tác XĐGN - GQVL trên
địa bàn xã đã thu được nhiều kết quả, đời sống của các hộ hộ nghèo đã được nâng
lên, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm . Đến cuối năm 2021 toàn xã còn 7 hộ nghèo,
chiếm 0,6%, 15 hộ cận nghèo chiếm 1,29%
2.6. Về nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
- Trong thời gian qua xã Hưng Tân luôn tập trung vào việc thu hút đầu tư để
phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội bao gồm ngân sách trung ương Tỉnh, Huyện và
ngân sách xã. Hàng năm, cùng với sự hỗ trợ xi măng của tỉnh và huyện, xã đã trích
ngân sách, lồng nghép các nguồn lực và huy động sức dân để đầu tư xây dựng mới,
nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn, chỉnh trang
thôn xóm, làm đường đẹp, xây dựng cụm cột cờ, vườn mẫu và các công trình thiết
chế văn hóa theo tiêu chí nông thôn mới nâng cao với gần 7.000 m với kinh phí
gần 10 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần bằng vật liệu xi
măng còn lại các hộ dân tự nguyện đóng góp tiền và ngày công mỗi hộ từ 7.000.000
đồng đến 45.000.000 đồng. Từ năm 2002 đến nay toàn xã đã bê tông hoá được gần

9
26 km đường giao thông nông thôn các loạị, mặt đường rộng từ 4 m trở lên; chiều dày
từ 0,15 - 20 cm.
- UBND xã đầu tư, nâng cấp hoàn thiện các công trình phục vụ dân sinh, hệ
thống thiết chế văn hóa cơ sở được quan tâm xây dựng Trung tâm văn hóa, Trung
tâm thể thao đã được xã xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng đạt chuẩn cụ thể:
+ Nhà văn hóa đa chức năng có diện tích 1.500 m2;
+ Sân thể thao của xã có diện tích 12.000 m2;
+ Nhà truyền thống của xã có diện tích 200 m2
+ Hội trường văn hóa đa chức năng: 400 chỗ ngồi;
- Trong những năm qua xã đã tiến hành quy hoạch, xây dựng các nhà văn
hóa, khu thể thao xóm, cụ thể:
+ 4/4 làng có diện tích đất khu Nhà văn hóa đạt từ 500 m2 trở lên;
+ 4/4 làng có diện tích Khu thể thao đạt từ 2.000 m2 trở lên;
4/4 làng có hội trường Nhà văn hóa từ 120 chỗ ngồi trở lên, sân khầu hội
trường 30m2 trở lên, sân tập thể thao đơn giản có diện tích 250 m2.
- Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao ngày càng phong phú đa dạng.
Thành lập và củng cố các Đội văn nghệ, đội bóng đá, bóng chuyền xã, xóm và đi vào
hoạt động thành phong trào đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Công tác
thông tin tuyên truyền cơ bản phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
- Triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục. Cơ sở vật chất
ngày càng hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu dạy, học và sinh hoạt của giáo viên và
học sinh. Các trường học đã bám vào kế hoạch của cấp trên triển khai và thực hiện
công tác dạy và học năm học 2021-2022 theo hướng dẫn.
- Chú trọng đến vấn đề nâng cao chất lượng khám và điều trị cho nhân dân.
Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế như tiêm chủng mở
rộng, phòng chống suy dinh dưỡng…làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh.
- Thực hiện tốt công tác chăm sóc người có công, an sinh xã hội, công tác
đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi động viên kịp thời các gia đình chính sách khi gặp
khó khăn. Chú trọng công tác đào tạo nghề để giải quyết việc làm tại chỗ, thông
qua các chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo và đề án giải quyết
việc làm và xuất khẩu lao động.
2.7. Về khai thác các tiềm năng, lợi thế của xã Hưng Tân
2.7.1. Trên lĩnh vực nông nghiệp

10
Hưng Tân có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu thổ nhưỡng thuận lợi để
phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới; có hệ thống giao
thông thuận tiện để giao lưu, phát triển kinh tế với các xã trong huyện, TP vinh và các
huyện lân cận; nguồn lao động dồi dào, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương.
Với 284.5 ha đất sản xuất nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây
dựng cánh đồng mẫu lớn chất lượng cao và xây dựng cánh đồng trình diễn 4 – 5 loại
giống mới, hình thành các vùng sản xuất lúa gạo chất lượng cao ở Làng Trung
Thượng và Làng Nam.
Đẩy mạnh phát triển đàn lợn địa phương theo nhu cầu của thị trường, đầu tư
khoa học công nghệ vào xử lý môi trường trong chăn nuôi; cải tiến và nâng cao chất
lượng đàn giống cũng như quy trình nuôi dưỡng. Phát triển đàn gia cầm, thủy cầm
theo mô hình trang trại, gia trại theo hướng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, chú trọng
phát triển các giống gà thịt và nuôi cá ao, hồ tại địa phương
2.7.2. Trên lĩnh vực công nghiệp
Chú trọng vận động, thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản,
nhất là những sản phẩm nông sản của xã có giá trị kinh tế cao. Tiếp tục phát triển các
hình thức sản xuất lợi thế vốn có của địa phương như: công nghiệp nhỏ, công nghiệp
phụ trợ như cơ khí, may mặc, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng. Tạo điều kiện thuận
lợi cho các cơ sở sản xuất công nghiệp phát triển, khuyến khích các doanh nghiệp
xây dựng có quy mô, nguồn lực lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường đang phát triển
nhanh chóng trong khu vực và trên địa bàn
2.7.3. Trên lĩnh vực dịch vụ
Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển hạ tầng thương mại - dịch vụ như chợ,
trung tâm thương mại, nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động
sản xuất kinh doanh. Tập trung phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ cho sản xuất,
đời sống như: Dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối, cơ khí chế biến, vật liệu, nội thất
xây dựng, ăn uống, giải trí… Tập trung phát triển thêm sản phẩm OCOP, tận dụng tối
đa yếu tố đa dạng sinh thái để đa dạng sản phẩm đặc trưng bánh cà truyền thống
Hưng Tân được gắn nhãn OCOP 3 sao.
3. NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN VỀ PHÁT
TRIỂN SẢN XUẤT HÀNG HÓA
3.1. Khó khăn

11
3.1.1. Về vốn:
- Nguồn vốn huy động, vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng xã hội còn thấp
so với yêu cầu, chính sách thu hút đầu tư đối với doanh nghiệp vào nông nghiệp,
nông thôn chưa có đột phá. Việc huy động nội lực chưa mạnh không đáp ứng được
nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của nhân dân trên địa bàn xã , còn phụ thuộc
đầu tư, hỗ trợ của cấp trên.
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa trên địa bàn chủ yếu là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, các ki ốt kinh doanh nhỏ lẻ nên việc thu hút và tiếp
cận vốn đầu tư khó khăn do không có tài sản thế chấp.
3.1.2. Về công nghệ
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và thời tiết, nên
yếu tố rủi ro lớn. Đầu tư ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhất là nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất lớn và kéo dài trong
khi điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai chưa thực sự thuận lợi, điều này dẫn đến tâm lý
e ngại đầu tư sợ rủi ro….
- Việc ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp đòi hỏi người nông dân phải có kiến thức sản xuất và trình độ nhất
định. Trong khi đó, hiên nay lao động trẻ có trình độ văn hóa nhất định dễ tiếp thu các
tiến bộ khoa học và công nghệ thì thường ra thành phố làm việc, còn lại lao động
nông thôn chủ yếu là người già và phụ nữ lớn tuổi. Chính vì vậy, việc tiếp thu các
kiến thức, quy trình công nghệ mới còn hạn chế.
- Trên lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp trong điều kiện còn nhiều khó
khăn, cho nên việc đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới công nghệ bị hạn chế khiến cho
các sản phẩm khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trên địa bàn vẫn bị tụt hậu,
làm giảm năng lực cạnh tranh…
3.1.3. Về thị trường
Ở Hưng Tân mặc dù đã xây dựng được thương hiệu sản phẩm riêng là rượu
nếp, bánh cà, cốm truyền thống. Tuy nhiên, sản xuất kinh doanh chủ yếu manh mún,
nhỏ lẻ nên giá trị để xuất khẩu và cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế; hoạt động
sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn còn
gặp nhiều khó khăn do dịch Covid -19, sản phẩm đầu ra tiêu thụ chậm. Chưa chủ
động ứng dụng sự phát triển của khoa học công nghệ, quản lý phần mềm từ khâu sản
xuất, quảng bá đến khâu tiêu thụ sản phẩm; các sản phẩm đưa lên sàn giao dịch điện

12
tử còn ít. Công tác đầu tư hạ tầng số, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý,
điều hành của khu vực Kinh tế tập thể, Hợp tác xã còn hạn chế
. 3.1.5. Về môi trường đầu tư
- Việc thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các hệ thống
phục vụ đời sống và sản xuất cho nhân dân theo hướng đồng bộ, hiện đại còn hạn chế.
Việc khuyến khích, vận động, kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy, hệ thống
cấp điện, thông tin liên lạc, các cơ sở sản xuất, trang trại… để tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, trên địa bàn xã chưa nhiều.
- Cơ sở hạ tầng cho phục vụ sản xuất nông nghiệp bị xuống cấp như các trạm
bơm và hệ thống kênh mương xuống cấp, quy mô ngành nghề dịch vụ bị thu hẹp
nhưng chưa có giải pháp khắc phục.
3.1.6. Về thủ tục hành chính
- Mặc dù trong thười gian qua địa phương đã có nhiều nỗ lực trong cải cách
thủ tục hành chính, nhưng trong thực hiện nhiệm vụ vẫn có một số thủ tục hành chính
còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc từ xây dựng, hoàn thiện thể chế đến tổ chức thi
hành pháp luật. Thủ tục hành chính còn rườm rà, thiếu linh hoạt, gây nhiều phiền hà
cho nhân dân làm tăng cơ hội cho phí “bôi trơn” phát triển. Theo đó đời sống người
dân cũng bị ảnh hưởng bởi tệ quan liêu.
- Nhiều thủ tục hành chính đã không được xây dựng trên cơ sở thực tế, thiếu
đồng bộ, không còn thích hợp cho việc vận hành một bộ máy hành chính thời cơ chế
thị trường và hội nhập. Hiểu biết pháp luật của người dân, thậm chí của một bộ phận
công chức chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới làm cho việc tuân
thủ luật pháp nói chung và các thủ tục hành chính nói riêng của nhiều người không
tốt.
3.1.7. Về kết cấu hạ tầng
- Công tác quản lý nhà nước về đất đai còn một số mặt hạn chế, nhất là đất sản
xuất nông nghiệp chưa chặt chẽ; tình trạng lấn chiếm đất đai trong dân cư vẫn còn,
công tác chỉ đạo giải quyết chưa kiên quyết kéo dài phức tạp. Việc xác định nguồn
gốc đất đai, lập hồ sơ giải phóng mặt bằng các dự án gặp nhiều khó khăn.
- Mặc dù đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông
nghiệp, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu để phát triển nông nghiệp….
- Việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp chủ yếu đầu tư vào
phát triển lĩnh vực trồng trọt, còn lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản còn chưa

13
được quan tâm nhiều. Trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp đang chủ
yếu là hộ gia đình, vừa và nhỏ nên dẫn đến việc cơ sở hạ tầng giữa các lĩnh vực chưa
đồng đều.
3.2. Nguyên nhân
- Thời tiết, khí hậu diễn biến bất thường, sâu bệnh, dịch bệnh, hạn hán, ngập
úng thường xuyên xảy ra. Giá cả hàng hóa, vật tư nông nghiệp tăng so với sản phẩm
nông nghiệp, giá trị gia tăng sản xuất nông nghiệp đạt thấp. Mặt trái của kinh tế thị
trường, trình độ nhận thức không đồng đều.
- Tư tưởng bảo thủ trông chờ ỷ lại vẫn đang còn tồn tại ở một bộ phận cán bộ
đảng viên và nhân dân, tinh thần phấn đấu vươn lên tích cực học tập năng cao nghiệp
vụ chuyên môn của một số cán bộ công chức còn hạn chế, dẫn đến năng lực không
theo kịp yều cầu đổi mới.
- Tập quán kinh doanh sản xuất của người dân địa phương chủ yếu nhỏ lẻ,
manh mún, hộ gia đình và sản xuất hang hóa chủ yếu phục vụ nhu cầu dân dụng trong
xã.
- Thiếu chủ động, năng động trong việc ứng dụng công nghệ, trong việc đầu tư
thu hút vốn, trong việc mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới dây chuyền sản suất.
- Tình trạng thiếu nguồn nhân lực, hoặc nhân lực không đáp ứng được yêu cầu
của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Công tác chỉ đạo, điều hành của tập thể UBND xã ở một số mặt chưa toàn
diện; công tác kiểm tra, chỉ đạo xử lý một số vấn đề chưa được tập trung một cách
quyết liệt nên ở một số lĩnh vực công tác chưa có sự chuyển biến mạnh, nhất là
lĩnh vực đất đai, tài nguyên môi trường, giải phóng mặt bằng một số công trình
trọng điểm, cải cách thủ tục hành chính….
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT HÀNG HÓA TẠI
XÃ HƯNG TÂN
4.1. Đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá, nâng cao số lượng và chất
lượng hàng hoá.
- Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất, đẩy mạnh việc lai
tạo giống cây mới, con mới, mở rộng các công nghệ, mô hình sản xuất đưa nhanh tiến
bộ về giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất trên diện rộng, nhất là
các loại giống mới với công thức luân canh phù hợp với đặc điểm sinh thái, và phát
triển sản xuất hàng hóa hiện đại.

14
- Đẩy mạnh chuyên môn hoá sản xuất, hình thành những ngành nghề mới
đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.Với sự phát triển vượt bậc của khoa học
kỹ thuật hiện đại, nhu cầu về các loại hàng hóa, sản phẩm của người tiêu dùng
ngày càng tăng cao. Để phục vụ nhu cầu thị trường, việc chuyên môn hóa là điều
vô cùng cần thiết. Bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực đối với thị trường
cũng như xã hội.
- Đẩy mạnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: phát triển nguồn nhân
lực là khâu đột phá của quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế-xã hội của
đại phương. Vì vậy nguồn nhân lực phải có năng lực, phải được đào tạo đầy đủ và
toàn diện.
- Quy hoạch vùng, ngành sản xuất hàng hoá giúp cho người dân xây dựng
được những mô hình tập trung, đưa được công nghệ cao vào ứng dụng và gắn với
lợi thế cảu địa phương, nhu cầu thị trường, tránh tình trạng “được mùa mất giá”
- Nghiên cứu, học tập các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
- Xây dựng cơ chế, chích sách thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển.
4.2. Đẩy mạnh lưu thông hàng hoá.
- Hình thành các trung tâm mua, bán, trao đổi hàng hoá như chọ cần,
Vùng thị tứ chợ cần, Vùng Ba ra đến cổng chào của xã,Vùng Làng Nam.
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ
. Tăng cường các hoạt động quảng cáo, giới thiện sản phẩm, tiếp thị trên các
phương tiện đại chúng. Phát triển hệ thống đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm,
bán buôn, bán lẻ; trưng bày, giới thiệu tại các hội chợ triển lãm trên địa bàn nhằm
quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm.
- Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng vật chất, pháp lý và tri thức khoa học công
nghệ cho thương mại, dịch vụ.
- Nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo thị trường và các hoạt động
xúc tiến thương mại. Đặc biệt là vấn đề dự báo dài hạn và hàng năm để giúp các
doanh nghiệp định hướng kinh doanh và cảnh bảo thị trường.
4.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách.
- Tiếp tục có những cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích, tạo mọi điều
kiện tốt nhất có thể để kích thích, thu hút các tổ chức, cá nhân, các loại hình doanh
nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các tổ chức khoa học - công
nghệ đầu tư .

15
- Có chính sách hỗ trợ thực hiện các mô hình, tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ thường
xuyên trong việc tuyên truyền phổ biến kiến thức và tiến bộ KHKT cho người dân để
họ tiếp thu và triển khai áp dụng thực hiện.
- Tăng cường phát triển dịch vụ nông thôn trong đó tập trung phát triển các loại
dịch vụ cơ bản như: Dịch vụ tài chính tín dụng, dịch vụ cưng ứng vật tư phục vụ sản
xuất nông nghiệp và phát triển ngành nghề nông thôn, phát triển mạng lưới cơ sở đại
lý thu mua sản phẩm, dịch vụ về thú y, bảo vệ thực vật, khuyến nông khuyến lâm,
dịch vụ cơ khí , vận tải nhỏ cùng các loại hình dịch vụ viu chơi giải trí.
- Xác lập quyền tài sản (nhà máy, cơ sở sản xuất, nhà lưới, nhà màng, nhà
kính, hệ thống tưới tiêu...) trên đất nông nghiệp để các tổ chức, cá nhân có cơ sở vay
vốn; thực hiện cấp giấy xác nhận doanh nghiệp

PHẦN 3: KẾT LUẬN

Tóm lại, thực hiện nền kinh tế hàng hóa là một bước ngoặt quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Sản xuất hàng hoá tạo ra động lực thúc đẩy
lực lượng sản xuất phát triển. Do cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hoá,
buộc mỗi chủ thể sản xuất phải cải tiến kỹ thuật áp dụng công nghệ mới vào sản
xuất để giảm chi phí sản xuất đến mức tối thiểu nhờ đó có thể cạnh tranh được về
giá cả, đứng vững trong cạnh tranh. Quá trình đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển, nâng cao năng suất lao động xã hội.
Trong nền kinh tế hàng hóa, người sản xuất phải căn cứ vào nhu cầu của
người tiêu dùng của thị trường để quyết định sản xuất sản phẩm gì, với khối
lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào. Do đó kinh tế hàng hoá kích thích năng
động, sáng tạo của chủ thể kinh tế, kích thích việc nâng cao chất lượng, cải tiến
mẫu mã, cũng như tăng khối lượng hàng hoá và dịch vụ. Vận dụng lý luận về điều
kiện ra đời và ưu thế của sản xuất hàng hóa để đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh
sản xuất hàng hóa tại xã Hưng Tân đã góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế -
xã hội , góp phần vào việc giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu
nhập đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho người dân ở địa phương và sự phân
công lao động trong xã hội.

16
KIẾN NGHỊ
* Đối với địa phương
- Tiếp tục phát huy thương hiệu làng nghề truyền thống và làng có nghề
tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị cao như sản phẩm rượu nếp truyền thống, sản
phẩm ocop “bánh cà truyền thống Hưng Tân”; cốm góp phần quan trọng trong
giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế, đem lại thu nhập nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho người dân.
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường kết nối, giao
lưu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ giúp các sản phẩm sản xuất tại địa phương có
đầu ra ổn định, khích lệ nhân dân hăng hái sản xuất. Cần xây dựng các cơ chế,
chính sách phù hợp để hỗ trợ và khuyến khích nhân dân tăng gia sản xuất.
* Đối với tỉnh
- Cần xây dựng các chính sách hỗ trợ địa phương trong phát triển sản xuất
và cụ thể hóa các quy định của chính sách, chẳng hạn như chính sách tăng hạn
mức cho vay theo nhu cầu của các doanh nghiệp, hộ gia đình, HTX nghề. Ðồng
thời tăng mức cho vay trung hạn và dài hạn tạo điều kiện cho sản xuất, kinh
doanh đạt hiệu quả, bền vững... Thực hiện chính sách khoanh nợ, giãn nợ, kéo dài
thời hạn vay vốn, giảm hợp lý mức lãi suất vốn vay cho các hộ gia đình, các HTX
nghề, các doanh nghiệp làm nghề gặp khó khăn về nguyên liệu, thị trường, thiên
tai…
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ địa phương trong các
hoạt động quảng bá, tuyên truyền, tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là các hàng hóa
được chứng nhận đạt OCOP, các sản phẩm sạch, an toàn từ các mô hình của nông
dân…
* Đối với trung ương
- Đẩy mạnh thực hiện chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, hỗ trợ
kinh phí xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu hàng hóa giữa doanh nghiệp sản
xuất, nhà phân phối và tiêu dùng. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về
Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
- Cần xây dựng các cơ chế, chính sách đồng bộ về thúc đẩy phát triển sản
xuất hàng hóa, đặc biệt cần có cơ chế huy động nguồn lực phát triển kinh tế- xã
hội cho các địa phương trong điều kiện tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến
phức tạp và chưa có chiều hướng dừng lại.

17
18

You might also like