You are on page 1of 39

Chương 1: Tổng quan về kinh tế học

Các  nguồn lực chủ yếu: đất đai, lao động, vốn.
Khi hoạt động kinh doanh, nhà sản xuất phải trả lời 3 vấn đề kinh tế cơ bản: Sản
xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai.
1. Kinh tế học
a. Định nghĩa: là môn khoa học giúp cho con người hiểu cách thức vận
hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng thành
viên tham gia nền kinh tế nói riêng.
b. Mục đích: nghiên cứu cách thức con người phân bổ các nguồn lực
khan hiếm để thỏa mãn nhu cầu của ho.
c. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học: giả thuyết kinh tế, mô hình hóa,
ceteris paribus, KTH thực chứng và KTH chuẩn tắc:
● Mệnh đề thực chứng: nghiên cứu thế giới thực tế và tìm hiểu cách lí giải
một  cách khách quan và khoa học các hiện tượng quan sát được; có thể
kiểm chứng bằng thực nghiệm
- Thường trả lời các câu hỏi theo hướng nếu A thế này thì B thế
nào
Ví dụ: lãi suất giảm sẽ kích thích đầu tư
● Mệnh đề chuẩn tắc: có yếu tố đánh giá chủ quan của bản thân các nhà kinh
tế.; không thể kiểm chứng bằng thực nghiệm.
- Hay trả lời câu hỏi là nên như thế nào
Ví dụ: Phải giảm lãi suất để kích thích đầu tư

d. Các thành viên của nền kinh tế.


Trong nền kinh tế học vi mô có 3 thành viên và mỗi thành viên có hạn chế và mục
tiêu khác nhau:
Vai trò của từng thành viên:
- Hộ gia đình:
+ Là người mua khi tham gia thị trường hàng hóa dịch vụ
+ Là người bán thi tham gia thị trường yếu tố sản xuất
- Doanh nghiệp
+ Là người bán khi tham gia thị trường hàng hóa dịch vụ
+ Là người mua khi tham gia thị trường yếu tố sản xuất
- Chính phủ:
+ điều tiết sự hoạt động của toàn bộ nền kinh tế
+ phân bố các nguồn lực trong nền kinh tế 1 cách hiệu quả
+ tái phân phối lại thu nhập cho các thành viên trong nền kinh tế
2. Ba mô hình nền kinh tế.
Hiện nay Việt Nam đang theo mô hình nền kinh tế thị trường có sự quản lí của
nhà nước theo định hướng xã hội chũ nghĩa.

3.  Chi phí cơ hội.


● Là giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra sự lựa chọn.
Chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm 1 đơn vị hàng hóa này sẽ là số lượng đơn vị
hàng hóa khác phải từ bỏ

4. Đường giới hạn khả năng sản xuất.

a. Khái niệm: (production possibility frontier) là đường thể hiện kết hợp
hàng hóa tối đa mà một nền kinh tế có khả năng sản xuất dựa trên các
nguồn lực và công nghệ sẵn có.
- Đường giới hạn khả năng sản xuất thường có xu hướng cong lõm
so với gốc tọa độ, minh họa quy luật CPCH tăng dần
- Nếu đường PPF là đường thẳng thì có nghĩa là CPCH không thay
đổi.
b. Dựa vào biểu đồ ta có :
- Nếu không sản xuất hàng hóa Y thì sản xuất hàng hóa X và ngược lại do nguồn
lực có hạn
- Để đạt (H) thì phải nâng cao phát triển công nghệ, nguồn lực.
- ABCDE không thể nằm thẳng, nếu thẳng dốc thì CPCH không đổi.
- Nếu chỉ sản xuất đến (G) thì kém hiệu quả vì chưa tận dụng được hết nguồn lực.
- Theo thời gian, nguồn lực của mỗi quốc gia có xu hướng tăng -> PPF dịch
chuyển ra ngoài.
- PPF biểu hiện : trình độ sản xuất công nghệ hiện có, phân bố nguồn lực hiệu
quả, CPCH và sự phát triển khi PPF dịch chuyển ra ngoài.
-=> Dựa vào đường PPF ta có: Quy luật CPCH tăng dần: để thu thêm số lượng
hàng hóa bằng nhau phải hi sinh lượng hàng hóa nhiều hơn hàng hóa khác.

5. Phân tích cận biên:


● Thay đổi cận biên là những điều chỉnh nhỏ so với hiện tại.
● Nhà sản xuất ra quyết định bằng cách so sánh lợi ích và chi phí tại điểm cận
biên.

Chương 2: Lý thuyết cung cầu


1. Cầu
a. Định nghĩa
● Cầu: là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người mua muốn và có khả năng mua
tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất đinh, các yếu tố khác
không thay đổi
● Cầu thể hiện những nhu cầu có khả năng thanh toán.
● Lượng cầu: là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người mua muốn và có khả năng
mua tại mức giá xác định trong một thời gian nhất định.

● Có đường cầu sẽ viết được biểu cầu và hàm cầu.

- Đường cầu là đường dốc xuống minh họa cho luật cầu là mối
quan hệ giữa giá và lượng cầu là ngược chiều nhau gây ra sự vận
động dọc theo đường cầu

🡺 Luật cầu: người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa dịch vụ
hơn nếu như giá của hàng hóa dịch vụ đó giảm xuống,
ceteris paribus.
P tăng-> Qd giảm
P giảm -> Qd tăng
Thay đổi giá hàng hóa gây ra sự vận động theo dọc cầu ( move along the demand
curve)

b. Các yếu tố tác động đến cầu


● Gây ra sự vận động dọc theo đường cầu
- Giá hàng hóa (P)
+ Giá hàng hóa thay đổi-> vận động dọc theo đường cầu ( đây là yếu tố nội sinh,
trực tiếp gây ra sự vận động)

● Gây ra sự dịch chuyển của đường cầu ( đây là yếu tố ngoại sinh, gián tiếp
gây ra sự dịch chuyển)
- Thu nhập

Hàng hóa bình thường (normal goods)


Cầu tăng khi thu nhập tăng
I tăng-> D dịch chuyển sang phải
I giảm-> D dịch chuyển sang trái
Hàng hóa cấp thấp (inferior goods)
I tăng-> D dịch chuyển sang trái
I giảm -> D dịch chuyển sang phải
VD: Chị Diễm My là một người lao động có thu nhập thấp ngày ngày bữa cơm của
chị chỉ xoay quanh ngô, khoai, …một hôm chị trúng số chị trở thành người giàu
nhất thông, chị chuyển sang ăn sơn hào hải vị bởi vậy mà cầu về hàng hóa khoai
khi đó đã giảm. Từ đây ta rút ra được kết luận khi thu nhập tăng, đường cầu hàng
hóa cấp thấp dịch sang trái còn hàng hóa bình thường ( cao cấp) dịch phải.
- Giá hàng hóa liên quan.
+ Hàng hóa thay thế: Những hàng hóa có cùng giá trị sử dụng hoặc thỏa mãn một
nhu cầu. Px tăng -> D dịch sang phải
(LOTTE và KFC là hai hàng hóa thay thế, khi giá gà của KFC tăng thì cầu của KFC
giảm, mọi người chuyển sang ăn gà LOTTE, bởi đó mà cầu LOTTE dịch sang phải)
+ Hàng hóa bổ sung: những hàng hóa được sử dụng cùng nhau. Py tăng-> D dịch
sang trái.
- Quy mô thị trường: số lượng người mua tham gia vào thị trường
- Thị hiếu: sở thích của người tiêu dùng với hàng hóa dịct vụ
- Kỳ vọng: dự đoán các yếu tố ảnh hưởng đến cầu trong tương lai
- Yếu tố khác: dịch bệnh, thiên tai, quảng cáo.

2. Cung
● Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán và có khả
năng bán ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất địng, ceteris
paribus.
● Lượng cung là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người bán muốn và có khả
năng bán tại mức giá xác định trong thời gian nhất định

● Đường cung là đường dốc lên thể hiện mối quan hệ thuận chiều giữa giá và
cung
a. Luật cung.
Nhà sản xuất sẽ bán hàng hóa dịch vụ nhiều hơn nếu giá của hàng hóa hoặc dịch
vụ tăng, ceteris paribus.
P tăng-> Qs tăng
P giảm-> Qs giảm
Thay đổi giá hàng hóa gây ra sự vận động dọc theo đường cung

b. Các yếu tố tác động đến cung.


Gây ra sự vận động dọc theo đường cung: thay đổi giá hàng hóa
Gây ra sự dịch chuyển của đường cung.
● Công nghệ sản xuất được cải tiến-> tăng năng suất, giảm chi phí-> cung
tăng tại mỗi mức giá
● Giá yếu tố đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất
● Thuế và trợ cấp
● Số lượng người sản xuất: cung tăng khi số lượng người sản xuất nhiều hơn
và ngược lại
● Kỳ vọng
🡺 Nếu các yếu tố làm cho cung tăng thì đường cung dịch
chuyển sang bên phải và ngược lại.
3. Cân bằng thị trường.

a. Khái niệm
- Là trạng thái trong đó không có sức ép làm cho giá và sản lương thay đổi.

- Đường cung và cầu cắt nhau tại điểm cân bằng là điểm E, và tại điểm này mức
sản lượng cân bằng là Qe và giá cân bằng là Pe. Ngoài ra ở điểm này người mua và
người bán đều thỏa mãn, vì không có sức ép gây nên cho giá.
-Trên thị trường còn có 2 tình huống ngoài cân bằng thị trường là:
+ Dư thừa: khi mức giá thị trường > mức giá cân bằng
-> Qs>Qd: Qs-Qd=dư thừa
+Thiếu hụt: khi mức giá thị thị trường<giá cân bằng
-> Qs<Qd-> Qd-Qs= thiếu hụt
b.Thay đổi trạng thái cân bằng
Trạng thái cân bằng này được xác định bởi đường cầu đường cung trong khi 2
đường này hoàn toàn có thể thay đổi nên trạng thái cân bằng này có thể thay đổi.
Trạng thái thay đổi có thể xảy ra: (lưu ý là những bài liên quan đến thay đổi trạng
thái cb mọi người nên phác họa thật nhanh biểu đồ ra để nhìn được kết quả chính
xác nhất)
● Cầu tăng mà cung không đổi: giá cân bằng tăng và lượng cân bằng tăng và
ngược lại


● Cung tăng mà cầu không đổi: giá cân bằng giảm và lượng cân bằng tăng
● Cung giảm mà cầu không đổi: giá cân bằng tăng, lượng cân bằng giảm.
● Cả cung và cầu đều tăng nên có 4 trường hợp:

4. Chính sách của chính phủ.


Trong một số trường hợp trạng thái cân bằng thay đổi là do sự can thiệp của
chính phủ, có 2 hình thức can thiệp:
a. Can thiệp về giá

● Giá trần
- Là mức giá cao nhất đối với một mặt hàng nào đó do CP ấn định,
thường thấp hơn mức giá cân bằng
- Nhằm bảo vệ người tiêu dùng
- Gây ra hiện tượng thiếu hụt
● Giá sàn:

- Là mức giá thấp nhất đối với một mặt hàng nào đó do CP ấn định,
thường cao hơn mức giá cân bằng
- Nhằm bảo vệ người sản xuất
- Gây ra hiện tượng dư thừa

● Việc kiểm soát giá của chính phủ còn lảm giảm lợi ích ròng của xã hội, gây ra
phần mất không.(là diện tích phần TEK)
- Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất thay đổi -> giảm lợi ích
ròng của xã hội, gây ra phần mất không ( diện tích TEK)

b. Chính sách thuế và trợ cấp


● Chính sách thuế.
Khi đánh thuế làm đường cung thay đổi. Người đi nộp thuế là người bán. Người
chịu thuế thông thường là cả người bán và người mua. Phần người mua chịu thuế
là sự thay đổi của giá còn người bán chịu thuế phần còn lại
● Chính sách trợ cấp
Khi trợ cấp thì người được nhận trợ cấp là người bán và cả người mua người bán
đều được hưởng trợ cấp
Chương 3: Co giãn của cung và cầu

I. Co giãn của cầu (elasticity of demand)


1. Co giãn của cầu theo giá.
● Thước đo không đơn vị đo mức độ phản ứng của lượng cầu hàng hóa trước
sự thay đổi của giá cả, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi

Ví dụ: nếu tính được hệ số co giãn được 0,6 thì có nghĩa là nếu giá hàng hóa X
thay đổi 1& thì lượng cầu hàng hóa X thay đổi 0,6%
● Đặc điểm:
- chỉ là số tương đối
- Luôn mang giá trị âm thể hiện giá và lượng cầu là ngược chiều
nhau.
- Đo lường % của lượng cầu trên 1% thay đổi của giá

● Cách tính:
● Phân loại:
- Cầu co giãn ít: đường cầu là đường dốc
- Cầu co giãn nhiều: đường cầu là đường thoải
- Cầu co giãn đơn vị: đường cầu tạo với trục tung và hoành 1 góc 45
độ
- Cầu hoàn toàn co giãn: đường cầu nằm ngang
- Cầu hoàn toàn không co giãn: đường câu nằm thẳng
2. Các nhân tố ảnh hưởng.
● Bản chất của hàng hóa: hàng hóa xa xỉ có độ co giãn lớn hơn hàng hóa thiết
yếu
● Sự sẵn có của hàng hóa thay thế: có nhiều hàng hóa thay thế thì hệ số co
giãn càng lớn, 1 số hàng hóa kém co giãn vì ít hàng hóa thay thế như thuốc
chữa bệnh
● Tỷ lệ thu nhập chi tiêu cho hàng hóa: tỷ lệ càng lớn-> hệ số co giãn càng lớn.
● Khoảng thời gian khi giá thay đổi: cầu hàng hóa có xu hướng co giãn nhiều
hơn trong dài hạn.

3. Co giãn của cầu theo giá


a. Quan hệ với tổng doanh thu (add ảnh cho sinh động)
Quy luật chung:
● Nếu cầu co giãn, giá và tổng doanh thu tỷ lệ nghịch
● Nếu cầu ít co giãn: giá và tổng doanh thu tỉ lệ thuận
● Nếu cầu co giãn đơn vị thì tổng doanh thu không đổi
-> chiến lược xác định giá của doanh nghiệp
c. Độ co giãn chéo của cầu trên đường tuyến tính
● Dọc theo đường cầu tuyến tính, độ dốc đường cầu không thay đổi nhưng độ
co giãn của cầu theo giá thì có
● Cầu co giãn hơn tại mức giá cao hơn
Chứng minh giáo trình trang 98
c. Độ co giãn chéo của cầu.
● Là thước đo độ phản ứng của cầu hàng hóa với sự thay đổi giá của hàng hóa
khác, ceteris paribus

● Phân loại: Exy > 0 : X


Y là hàng hóa thay
thế
Exy < 0 : X Y là hàng hóa
bổ sung
Exy = 0 : X Y là hàng hóa độc lập
d. Co giãn của cầu theo thu nhập
● Thước đo độ phản ứng của cầu với sự thay đổi của thu nhập, ceteris paribus
● Phân loại:

II. Co giãn của cung theo giá.


● Thước đo không đơn vị đo độ phản ứng của lượng cung hàng hóa với sự
thay đổi của giá cả, ceteris paribus

● Phân loại: Esp = 0: cung hoàn toàn không co giãn


Esp = 1: cung co giãn đơn vị
Esp < 1: cung không co giãn
Esp > 1: cung co giãn
Esp =∞: cung hoàn toàn co giãn
● Các nhân tố ảnh hưởng:
● khả năng sản xuất hàng hóa dịch vụ,
● khoảng thời gian khi giá thay đổi

CHƯƠNG 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG


I. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng
1. Lợi ích, tổng lợi ích
- Mục đích của người tiêu dùng là đạt được sự thỏa mãn tối đa với thu nhập
hạn chế
- Lợi ích (utility, viết tắt là U) là sự thỏa mãn và hài lòng có được khi tiêu
dùng hàng hóa
- Tổng lợi ích là toàn bộ sự thỏa mãn và hài lòng có được khi tiêu dùng một
số lượng nhất định hàng hóa và dịch vụ
- Lợi ích và tổng lợi ích là những khái niệm trừu tượng bởi vậy để đo được
lợi ích ta một đơn vị qui ước ta gọi là Utils
2. Lợi ích cận biên (MU)
- Khái niệm: lợi ích cận biên là lợi ích tăng thêm khi tiêu dùng thêm một
đơn vị hàng hóa nào đó với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng các hàng
hóa khác
- Công thức tính MU
- Quy luật lợi ích cận biên giảm dần: Lợi ích cận biên của 1 hàng hóa có xu
hướng giảm xuống từ một thời điểm nào đó khi hàng hóa được tiêu dùng
nhiều hơn trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện giữ nguyên
các mức tiêu dùng hàng hóa khác
VD: … không cần thêm vô slide

- Quy luật lợi ích cận biên giảm dần gắn với tâm lý chủ quan của người tiêu
dùng, nặng về định tính nhưng giải thích được vì sao đường cầu lại là
đường dốc xuống về phía phải. Khi lợi ích cận biên của hàng hóa được đo
bằng giá thì đường cầu giống như phần dương của đường lợi ích cận biên.
- Đường cầu thị trường là tổng cộng chiều ngang của các đường cầu cá
nhân.

- Để đưa ra được lựa chọn tiêu dùng tối ưu người ta dựa trên việc so sánh
giữa lợi ích cận biên và giá
+ MU = P ⬄ TUmax
+ MU > P ⬄ Mua thêm hàng sẽ tăng TU
+ MU < P ⬄ Mua thêm hàng sẽ giảm TU
3. Thặng dư tiêu dùng (CS)
- Khái niệm: là phần chênh lệch giữa lợi ích và chi phí trong việc tiêu dùng
hàng hóa và dịch vụ
- Công thức:

- Vd: Không cần thêm vô slide


II. Phân tích đường bàng quan – ngân sách
1. Đường bàng quan
- Khái niệm: là tập hợp các kết hợp hàng hóa hay các ‘giỏ’ hàng hóa mang
lại cùng một mức lợi ích cho người tiêu dùng. Còn gọi là đường đồng mức
lợi ích hay đường đồng mức thỏa mãn.
- Đặc điểm của đường bàng quan
+ Các đường bàng quan có độ dốc âm
+ Đường bàng quan càng xa gốc tọa độ thì biểu diễn mức lợi ích càng lớn
+ Các đường bàng quan không cắt nhau
+ các đường bàng quan lồi so với gốc tọa độ
- Tỉ lệ thay thế cận biên ( duplicate slide trên thay đổi nội dung thui )
+ Tỉ lệ thay thế cận biên của hàng hóa X cho hàng hóa Y là số đơn vị hàng hóa Y
phải giảm đi khi tăng tiêu dùng một đơn vị hàng hóa X để giữ nguyên mức thỏa
mãn đã cho
+ Công thức tính MRS

+ Độ dốc đường bàng quan:

- Đường bàng quan đặc biệt ( lưu ý ! )


2. Đường ngân sách:
- Khái niệm: đường ngân sách biểu thị tất cả hàng hóa mà người tiêu dùng
có thể mua khi sử dụng toàn bộ thu nhập của mình, với điều kiện giá hàng
hóa và giá thu nhập bằng tiền cho trước
- Phương trình đường ngân sách

- Độ dốc đường ngân sách:


III. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu: là kết hợp đường bàng quan và đường ngân
sách
- Điểm tiêu dùng tối ưu là tiếp điểm của đường bàng quan và đường ngân
sách. Tại điểm này độ dốc của đường bàng quan bằng độ dốc của đường
ngân sách, tức

- Điều kiện tối ưu người tiêu dùng là

CHƯƠNG 5: SẢN XUẤT, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN (LÝ THUYẾT DOANH NGHIỆP)
1. Hàm sản xuất
- Khái Niệm: là mối quan hệ kỹ thuật biểu thị lượng hàng hóa tối đa mà
doanh nghiệp có thể sản xuất được từ tập hợp khác nhau của các yếu tố
đầu vào (lao động, vốn,..) và điều kiện công nghệ nhất định
- Hàm sản xuất: Q= f(K,L); Trong đó: K là tư bản, L là lao động
+ trong đó:

- Hàm sản xuất thông dụng nhất là hàm Cobb-Douglas: Q= a.Ka.Lb


- Trong đó:

-
- Phân biệt ngắn hạn và dài hạn
+ Ngắn hạn: khoảng thời gian trong đó có ít nhất một đầu vào sản xuất của doanh
nghiệp là cố định
+ Dài hạn: khoảng thời gian trong đó doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả các đầu
vào sử dụng trong quá trình sản xuất
2. Sản xuất ngắn hạn:
- Hàm sản xuất ngắn hạn giả sử rằng số lượng vốn là không đổi, doanh
nghiệp có thể tăng sản lượng bằng cách sử dụng thêm lao động
⇨ Q= f(L)
- Năng suất bình quân của lao động: lượng sản phẩm tính theo đơn vị đầu
vào của lao động

- Năng suất cận biên:

- Quy luật năng suất cận biên giảm dần: năng suất cận biên của bất cứ yếu
tố sản xuất nào cũng sẽ bắt đầu giảm xuống từ một điểm nào đó khi mà
ngày càng có nhiều yếu tố đó được sử dụng trong quá trình sản xuất, các
yếu tố khác không thay đổi
- Năng suất cận biên tăng dần: xảy ra khi sản phẩm cận biên một lao động
lớn hơn sản phẩm cận biên của lao động trước. Xảy ra khi lao động còn
thấp, nhờ chuyên môn hóa và phân công lao động

- Năng suất cận biên giảm dần: xảy ra khi sản phẩm cận biên của một lao
động nhỏ hơn sản phẩm cận biên của lao động liền trước. Xảy ra khi số
lao động tăng lên, ngày càng nhiều lao động phải sử dụng số thiết bị
trong khi không gian làm việc không đổi.
- Mối quan hệ giữa năng suất bình quân APL và năng suất cận biên MPL.
Đều có hình dạng u ngược, lúc đầu tăng sau đó giảm đi. MPL đi qua điểm
CỰC ĐẠI của năng suất bình quân APL.
⇨ APL đạt giá trị lớn nhất ⬄ MPL=APL
APL tăng ⬄ MPL > APL
APL giảm ⬄ MPL < APL
3. Chi phí
a. Có 3 loại chi phí:
+ Chi phí tài nguyên: là chi phí nguồn lực tính bằng hiện vật ví dụ nhà xưởng, đất
đaim nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm
+ Chi phí kinh tế: bằng chi ẩn công với chi phí hiện. là giá trị toàn bộ các nguồn tài
nguyên sử dụng để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ
+ Chi phí kế toán: bằng với chi phí hiện. Là những khoản chi phí bằng tiền mà
hãng đã thực sự bỏ ra để sản xuất các hàng hóa dịch vụ không tính đến các chi
phí ẩn của các yếu tố đầu vào đã sử dụng trong quá trình sản xuất
b. Các chi phí ngắn hạn
+Tổng chi phí ( Total cost )TC= VC + FC
+Tổng chi phí bình quân: tổng chi phí tính trên một đơn vị sản phẩm
ATC = TC/Q = AVC + AFC
+ Chi phí cố định bình quân: tổng chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm
AFC= FC/Q
+ Chi phí biến đổi bình quân: tổng chi phí biến đổi tính trên một đơn vị sản phẩm
AVC= VC/Q
+Chi phí cận biên là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm
MC = (TC)’Q = (VC)’Q
c. Các chi phí dài hạn trong dài hạn tất cả đều là chi phí biến đổi không
còn chi phí cố định
- Tổng chi phí dài hạn LTC= FC + VC
- Tổng chi phí bình quân dài hạn LAC= LTC/Q
- Tổng chi phí cận biên dài hạn LMC= ∆LTC / ∆Q
d. Sự dich chuyển giữa các đường chi phí dựa trên:
+ Thuế: Thuế sản lượng nộp tính trên lượng hàng hóa bán ra và thuế khoán nộp
cố định DN
+ Công nghệ
+ Gía các yếu tố đầu vào
4. Lợi nhuận
- ∏= TR – TC = Q ( P – ATC )
- Phân biệt lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán
+ ∏ kế toán = TR – TC kế toán
+ ∏ kinh tế = TR – TC kinh tế
⇨ Lợi nhuận kinh tế < Lợi nhuân kế toán
- ∏max ⬄ MR = MC
5. Doanh thu
- Tổng doanh thu: TR= P*Q
- Doanh thu bình quân AR = TR/Q = P (Doanh thu bình quân trùng với
đường đầu)
- Doanh thu cận biên MR= ∆TR / ∆Q
Phần tăng thêm của tổng doanh thu khi bán thêm một đơn vị sản phẩm
CHƯƠNG 6: CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG
1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
a. Đặc trưng thị trường CTHH
+ Có vô số người mua, người bán độc lập với nhau , số lượng người mua và
người bán nhiều
+ Sản phẩm đồng nhất, tất cả các đơn vị hàng hóa trao đổi được coi là
giống nhau
+ Thông tin hoàn hảo, tất cả người mua và người bán đều có thể hiểu biết
đầy đủ về các thông tin liên quan đến việc trao đổi
+ Tự do gia nhập và rút lui thị trường
b. Đường cầu hãng, đường cầu thị trường và đường cung của hãng

- Đường cầu thị trường: là đường dốc xuống


- Đường cầu của hãng: là đường nằm ngang. Do hãng cạnh tranh hoàn
hảo có sản lượng quá nhỏ so với sản lượng thị trường bởi vậy quyết định
sản lượng của hãng không có ảnh hưởng đáng kể đến giá.
Đây là đường cầu của thị trường và đường cầu của hãng để vào 1 slide
nháa
- Đường cung của hãng: là đường MC nằm trên AVC min. vì các hãng
CTHH sẽ tăng sản lượng đến điểm P=MC và sẽ đóng cửa nếu P<AVC

c. Quyết định sản xuất


- Các hãng CTHH lựa chọn sản lượng tại đó MR=MC. Vì đường cầu của
hãng CTHH là đường nằm ngang nên đường cầu của hãng cũng chính là
đường doanh thu bình quân và doanh thu cận biên (P=AR=MR)
+ Lợi nhuận tối đa ∏max P=MC
+ Điểm hòa vốn của hãng: P=ATCmin (tại đó MC=ATC)
+ Điểm đóng cửa của hãng P=AVCmin (tại đó MC=AVC). Hãng sẽ đóng cửa
sản xuất khi P≤AVCmin

+
- Thặng dư tiêu dùng (CS) và thặng dư sản xuất (PS)

+ Thặng dư sản xuất là chênh lệch giữa tổng doanh thu mà người bán
nhận được từ việc bán một lượng hàng hóa nhất định và tổng chi phí biến
đổi để sản xuất số hàng hóa đó.
PS= TR -VC
+ Thặng dư tiêu dùng là phần chênh lệch giữa lợi ích và chi phí trong việc
tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ
+ Lợi ích ròng của xã hội= Thặng dư tiêu dùng + thặng dư sản xuất
NSB=CS+PS
Khi Thị trường CTHH đại trạng thái cân bằng thì lợi ích ròng xã hội đạt
tối đa
Khi có bất kì sự can thiệp nào làm thị trường không đạt trạng thái cân
bằng thì NSB không đạt tối đa đồng thời xuất hiện phần mất không của xã
hội DWL
- Cân bằng dài hạn: trong dài hạn lợi nhuận các Hãng CTHH luôn bằng 0

Vì lúc đầu lợi nhuận dương dẫn tới các hãng mới gia nhập thi trường, các
hãng mở rộng sản xuất => Cung thị trường tăng, đường cung dịch phải=>
giá thị trường giảm tới P= chi phí bình quân dài hạn, lợi nhuận bằng 0
2. Thị trường độc quyền
a. Đặc điểm của thị trường độc quyền:
- Có một người bán duy nhất
- Sản phẩm không có hàng hóa thay thế gần gũi
- Cản trở xâm nhập thị trường là vô cùng lớn
- Nguyên nhân dẫn tới thị trường độc quyền:
+ Tính kinh tế của quy mô (Độc quyền tự nhiên)
+ Sở hữu bằng phát minh sáng chế
+ Kiểm soát các yếu tố đầu vào
+ Quy định của chính phủ
b. Đường cầu
- Đường cầu của nhà độc quyền chính là đường cầu của thị trường, là
đường dốc xuống về phía bên phải

- Thị trường độc quyền không có đường cung vì quyết định sản lượng
của nhà độc quyền phụ thuộc không chỉ vào chi phí cận biên mà còn vào
hình dáng đường cầu. Do đó sự dịch chuyển của đường cầu không kéo
theo một loạt các mức giá và các mức sản lượng như với đường cung cạnh
tranh hoàn hảo
- Trừ điểm đầu tiên, Doanh thu cận biên luôn nằm dưới đường cầu.
MR<P
c. Quyết định sản xuất

- Các hãng độc quyền lựa chọn mức sản lượng tại đó MR=MC
- Quyết định giá: Nhà độc quyền quyết định giá bằng đường cầu. Sự dịch
chuyển đường cầu dẫn đến giá hoặc sản lượng thay đổi; hoặc cả 2 cùng
thay đổi
- Phần mất không của nhà độc quyền: Vì P>MC nên nhà độc quyền gây
ra DWL
- Sức mạnh độc quyền được tính dựa trên hệ số Lerner
L=(P-MC) ÷ P = -1/EDP với (0<L<1)
Khi L càng gần 1 thì sức mạnh độc quyền càng lớn

3. Thị trường cạnh tranh độc quyền


a. Đặc điểm
- Các hãng cạnh tranh với nhau bằng việc bán những sản phẩm khác
biệt có thể thay thế được cho nhau ở mức độ cao nhưng không phải thay
thế hoàn hảo
- Tự do gia nhập và rút lui khỏi ngành
- Có số lượng lớn các hãng
b. Đường cầu:
- Hãng cạnh tranh độc quyền có đường cầu dốc xuống, do
+ Sự khác biệt sản phẩm trên thị trường. Hãng có thể quyết định mức giá
cho sản phẩm của mình
+ Vì các sản phẩm không khác nhau hoàn toàn nên sự cạnh tranh giữa
các hãng làm giới hạn sức mạnh độc quyền. Đường cầu thoải hơn (Co giãn
hơn) so với hãng độc quyền
c. Quyết định sản xuất
- Hãng cạnh tranh tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lượng thỏa mãn
MR=MC
- Trong ngắn hạn, hãng thu được lợi nhuận dương
- Trong dài hạn lợi nhuận dương sẽ kích thích các doanh nghiệp đang ở
trong ngành sẽ mất đi một phần thị trường và doanh thu sẽ giảm. Do đó
dài hạn P=ATC và các hãng sẽ thu được lợi nhuận bằng 0
- Hậu quả cạnh tranh độc quyền
+ Phần mất không xã hội (DWL) Cạnh tranh độc quyền vẫn gây ra phần
mất không do P>MC
+ Tổng chi phí trung bình dài hạn không được tối thiểu
+ Có thể xảy ra tình trạng quảng cáo nhiều hơn mức cần thiết
+Thị trường cạnh tranh độc quyền giúp người tiêu dùng được lợi từ sự lựa
chọn phong phú
4. Thị trường độc quyền tập đoàn
a. Các đặc điểm
- Chỉ có một số ít các hãng sản xuất toàn bộ hay hầu hết mức cung của
thị trường nhưng mỗi hãng phải có quy mô tương đối lớn
- Các hãng có sức mạnh thị trường tương đối lớn. Quyết định sản xuất
của mỗi hãng có ảnh hưởng đáng kể đến mức giá thị trường. Các hãng
ĐQTD có sự phụ thuộc chặt chẽ vào nhau: mỗi hãng ra quyết định phải
cân nhắc phản ứng của đối thủ cạnh tranh. Một sự thay đổi về giá hay sản
lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi từ các đối thủ cạnh tranh
- Cản trở đối với sự xâm nhập và rút lui khỏi thị trường là tương đối lớn
b. 2 loại thị trường ĐQTĐ
+ ĐQTD không cấu kết: các hãng độc lập và cạnh tranh với nhau
+ ĐQTĐ cấu kết: các hãng cấu kết để giảm áp lực cạnh tranh và tăng lợi
nhuận. Các hãng có thể sử dụng chiến lược cấu kết công khai: Cartel,
chiến lược cấu kết ngầm: Chỉ đạo giá
c. Mô hình đường cầu đứt gãy và sự cứng nhắc của giá( trình bày thành 2
slide)
- Mô hình đường cầu của hãng độc quyền tập đoàn có đoạn gãy dựa
trên các giả thiết:
+ Nếu hãng tăng giá, các hãng đối thủ sẽ không phản ứng gì, hãng bán
được ít hàng hóa hơn (theo luật cầu)
+ Nếu hãng giảm giá và hi vọng lượng cầu tăng, các hãng khác phản ứng
bằng cách cũng giảm giá xuống làm lượng cầu của hãng ít hơn kì vọng =>
tạo nên đường cầu gãy khúc

Theo kì vọng của hãng sản lượng đặt được là Q tăng từ Qb lên Qd. Tuy
nhiên đối thủ của hãng quyết định đặt giá P2, thì đường cầu gãy khúc từ
P2. Như vậy đối với giá là 3, lượng cầu thực tế chỉ là Qc ( Qc<Qd)
- Giá cả kém linh hoạt và doanh thu cận biên
+ Hãng ĐQTĐ đạt lợi nhuận tối đa ở mức sản lượng MR=MC
+ Đường cầu gãy khúc là sự hợp thành của hai đường cầu riêng biệt, mỗi
đường cầu có được doanh thu cận biên MR riêng của nó
+ Do hai đoạn MR1 và MR2 bị gián đoạn tạo ra một mức giá kém linh hoạt
của hãng ĐQTĐ
+ Nguyên nhân: Một hãng không thể trả giá thấp mà không bị trả đũa,
cũng như không thể trả giá cao mà không bị tổn thất về thị phần
Q* là sản lượng tối ưu của tất cả các mức chi phí cận biên nằm giữa MC1
và MC2, khi đó mức giá cứng nhắc ở P*

You might also like