You are on page 1of 107

TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM

NHÂN TÀI CHO PHÁT TRIỂN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI SV1711

“MÔ PHỎNG, LỰA CHỌN DUNG MÔI PHÙ HỢP CHO PHÂN
XƯỞNG XỬ LÝ KHÍ CHUA TẠI NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG
QUẤT”

GVHD: TS. Dương Chí Trung Thực hiện:

Nguyễn Quang Khánh

Trần Quốc Hải

Bùi Thị Ngọc Dung

Cao Thị Thu Trang

Lê Hoàng Thông

Bà Rịa – Vũng Tàu

04/2018
TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM

NHÂN TÀI CHO PHÁT TRIỂN

“MÔ PHỎNG, LỰA CHỌN DUNG MÔI PHÙ HỢP CHO PHÂN
XƯỞNG XỬ LÝ KHÍ CHUA TẠI NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG
QUẤT”

GVHD: TS. Dương Chí Trung Thực hiện:

Nguyễn Quang Khánh

Trần Quốc Hải

Bùi Thị Ngọc Dung

Cao Thị Thu Trang

Lê Hoàng Thông

Bà Rịa – Vũng Tàu

04/2018
PHIẾU NHẬN XÉT

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Người nhận xét

(Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong đề tài là hoàn toàn trung thực, không vi
phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và pháp luật Việt Nam. Nếu sai, tôi hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước pháp luật.

TÁC GIẢ ĐỀ TÀI

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nhóm tác giả


Mục lục
Danh mục ký hiệu.............................................................................................................. iii

Danh mục bảng..................................................................................................................iv

Danh mục hình................................................................................................................viii

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................xi

PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................1

1. Đặt vấn đề....................................................................................................................1

2. Mục tiêu đề tài.............................................................................................................2

3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN................................................................................................4

1.1 Tình hình hoạt động hiện nay của nhà máy lọc dầu Dung Quất...............................4

1.2 Đặc điểm dung môi hấp thụ khí chua đang dùng tại nhà máy lọc dầu Dung Quất....5

1.3 Đặc điểm và tính chất của một số loại dung môi hấp thụ..........................................7

1.3.1 Monoethanolamine (MEA).................................................................................8

1.3.2 Diethanolamine (DEA).......................................................................................9

1.3.3 Diglycolamine (DGA)......................................................................................10

1.3.4 Methyldiethanolamine (MDEA).......................................................................10

1.4 Quy trình amine của nhà máy lọc dầu Dung Quất..................................................12

1.4.1 Thành phần theo nguyên liệu thiết kế...............................................................12

1.4.2 Công suất nguyên liệu thiết kế..........................................................................13

1.4.3 Đặc điểm thiết kế của phân xưởng ARU..........................................................14

1.4.4 Mô tả tổng quát công nghệ phân xưởng ARU..................................................15


1.4.5 Yêu cầu dòng amine sau tái sinh.......................................................................16

1.5 Các phương án lựa chọn dung môi thay thế cho quá trình làm ngọt khí.................17

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG THỰC TẾ CỦA DUNG MÔI DEA
CỦA NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT...................................................................19

2.1 Mô phỏng quy trình công nghệ...............................................................................19

2.1.1 Quy trình mô phỏng hấp thụ khí chua bằng DEA.............................................27

2.1.1.1 Khởi tạo dòng nguyên liệu..........................................................................28


2.1.1.2 Thiết lập thiết bị..........................................................................................31
2.1.2 So sánh kết quả thực tiễn..................................................................................41

2.2 Lựa chọn dung môi tối ưu.......................................................................................46

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................................49

3.1 Khảo sát dung môi Methylethanolamine (MEA)....................................................49

3.2 Khảo sát đối với dung môi Diisopropylamine (DIPA)...........................................57

3.3 Khảo Sát Đối Với Dung Môi Diglycolamine (DGA).............................................64

3.4 Khảo Sát Đối Với Dung Môi Methyl diethanolamine (MDEA).............................73

3.5 So sánh các loại amine khảo sát với dung môi DEA đang sử dụng tại nhà máy.....80

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN................................................................................................82

4.1 Thành tựu đạt được.................................................................................................82

4.2 Hạn chế của nghiên cứu..........................................................................................83

4.3 Kiến nghị................................................................................................................83

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................84


Danh mục ký hiệu

Định nghĩa Ký hiệu


Amine Recovery Unit ARU
Sulfur Recovery Unit SRU
Liquefied Petroleum Gas LPG
Light Cycle Oil LCO
Residue Fluid Catatlyst Continuous RFCC

iii
Danh mục bảng

Bảng 1.1: Điều kiện vận hành dung môi.............................................................................7

Bảng 1.2: Bảng thể hiện thành phần đối với nguyên liệu từ mỏ Bạch Hổ.........................12

Bảng 1.3: Thành phần đối với dầu phối trộn 85% dầu Bạch Hổ và 15% dầu Dubai.........13

Bảng 1.4: Thể hiện tổng công suất các dòng nguyên liệu đi vào cụm ARU.....................13

Bảng 1.5: Điều kiện nhiệt độ của các dòng nguyên liệu và sản phẩm của cụm ARU.......14

Bảng 1.6: Yêu cầu kĩ thuật dòng amine sau tái sinh..........................................................16

Bảng 2.1: Thành phần dòng khí chua vào tháp hấp thụ T-2402 LCO ABSORBER.........20

Bảng 2.2: Thành phần dòng khí chua vào tháp hấp thụ T-1555 FUEL GAS ABSOEBER
.......................................................................................................................................... 21

Bảng 2.3: Thành phần dòng khí chua vào tháp hấp thụ T-1556 LPG ABSORBER..........22

Bảng 2.4: Thành phần dòng khí ngọt ra khỏi tháp hấp thụ T-2402 LCO ABSORBER....24

Bảng 2.5: Thành phần dòng khí ngọt ra khỏi tháp hấp thụ T-1555 FUEL GAS
ABSOEBER..................................................................................................................... 24

Bảng 2.6: Thành phần dòng khí ngọt ra khỏi tháp hấp thụ T-1556 LPG ABSORBER.....26

Bảng 2.7: Thông tin dòng khí chua và tháp hấp thụ..........................................................28

Bảng 2.8: Thông tin dòng amine vào tháp hấp thụ............................................................30

Bảng 2.9: Thông tin thiết lập cho tháp hấp thụ.................................................................31

Bảng 2.10: Thông tin cho thiết bị mixer...........................................................................32

Bảng 2.11: Thiết lập thông số cho tháp tái sinh................................................................35

iv
Bảng 2.12: Thông tin dòng amine makeup và water.........................................................37

Bảng 2.13: So sánh dòng khí ngọt LPG của mô phỏng và của nhà máy...........................42

Bảng 2.14: So sánh dòng khí ngọt LCO của mô phỏng và của nhà máy...........................43

Bảng 2.15: So sánh dòng khí ngọt Fuel Gas của mô phỏng và của nhà máy....................44

Bảng 2.16: Thông số yêu cầu cho tháp tái sinh.................................................................46

Bảng 2.17: Thông số năng lượng và H2S/CO2..................................................................46

Bảng 2.18: Các loại dung môi được nghiên cứu...............................................................47

Bảng 3.1 Khảo sát năng lượng và khả năng hấp thụ bằng DEA........................................49

Bảng 3.2: Khảo sát dung môi MEA ở nồng độ 15% khối lượng theo các lưu lượng khác
nhau.................................................................................................................................. 51

Bảng 3.3: Khảo sát dung môi MEA ở nồng độ 18% khối lượng theo các lưu lượng khác
nhau.................................................................................................................................. 52

Bảng 3.4: Khảo sát dung môi MEA ở nồng độ 20% khối lượng theo các lưu lượng khác
nhau.................................................................................................................................. 54

Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả khảo sát của MEA ở các nồng độ khác nhau........................56

Bảng 3.3: Khảo sát dung môi DIPA ở nồng độ 35% khối lượng theo các lưu lượng khác
nhau.................................................................................................................................. 57

Bảng 3.4: Khảo sát dung môi DIPA ở nồng độ 40% khối lượng theo các lưu lượng khác
nhau.................................................................................................................................. 59

Bảng 3.5: Khảo sát dung môi DIPA ở nồng độ 45% khối lượng theo các lưu lượng khác
nhau.................................................................................................................................. 60

v
Bảng 3.6: Khảo sát dung môi DIPA ở nồng độ 50% khối lượng theo các lưu lượng khác
nhau.................................................................................................................................. 62

Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả khảo sát của DIPA ở các nồng độ khác nhau.......................63

Bảng 3.8: Khảo sát dung môi DGA ở nồng độ 50% khối lượng theo các lưu lượng khác
nhau.................................................................................................................................. 64

Bảng 3.9: Khảo sát dung môi DGA ở nồng độ 53% khối lượng theo các lưu lượng khác
nhau.................................................................................................................................. 66

Bảng 3.10: Khảo sát dung môi DGA ở nồng độ 56% khối lượng theo các lưu lượng khác
nhau.................................................................................................................................. 67

Bảng 3.11: Khảo sát dung môi DGA ở nồng độ 58% khối lượng theo các lưu lượng khác
nhau.................................................................................................................................. 69

Bảng 3.12: Khảo sát dung môi DGA ở nồng độ 60% khối lượng theo các lưu lượng khác
nhau.................................................................................................................................. 70

Bảng 3.13: Tổng hợp kết quả khảo sát của DGA ở các nồng độ khác nhau......................71

Bảng 3.14: Khảo sát dung môi MDEA ở nồng độ 35% khối lượng theo các lưu lượng
khác nhau.......................................................................................................................... 73

Bảng 3.15: Khảo sát dung môi MDEA ở nồng độ 40% khối lượng theo các lưu lượng
khác nhau.......................................................................................................................... 74

Bảng 3.16: Khảo sát dung môi MDEA ở nồng độ 45% khối lượng theo các lưu lượng
khác nhau.......................................................................................................................... 76

Bảng 3.17: Khảo sát dung môi MDEA ở nồng độ 50% khối lượng theo các lưu lượng
khác nhau.......................................................................................................................... 77

Bảng 3.18: Tổng hợp kết quả khảo sát MDEA ở các nồng độ và lưu lượng khác nhau....79

vi
Bảng 3. 19. Tổng hợp kết quả của các loại Amine đã khảo sát.........................................80

vii
Danh mục hình

Hình 1.1: Quy trình amine của nhà máy lọc dầu Dung Quất.............................................12

Hình 1.2: Sơ đồ PFD cụm ARU........................................................................................15

Hình 2.1 Sơ đồ công nghệ quy trình amine.......................................................................19

Hình 2.2: Thông số cho thiết bị phân tách........................................................................33

Hình 2.3: Thông số cho thiết bị trao đổi nhiệt...................................................................34

Hình 2.4: Thông số cho valve giảm áp vào tháp tái sinh...................................................35

Hình 2.5: Thông tin cho thiết bị mixer..............................................................................37

Hình 2.6: Thông tin cho thiếp bị Recycle.........................................................................38

Hình 2.7: Thông tin cho thiết bị phần tách........................................................................39

Hình 2.8: Thông tin phân bố dòng cho thiết bị phân tách.................................................40

Hình 2.9: Thông tin cho valve giảm áp dòng vào tháp T-1556.........................................40

Hình 2.10: Thông tin cho valve giảm áp dòng vào tháp T-2402.......................................41

Hình 2.11: Thông tin cho valve giảm áp dòng vào tháp T-1555.......................................41

Hình 3.1 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của MEA ở nồng độ 15%
khối lượng......................................................................................................................... 52

Hình 3.2 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của MEA ở nồng độ 18%
khối lượng......................................................................................................................... 54

Hình 3.3 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của MEA ở nồng độ 20%
khối lượng......................................................................................................................... 55

Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn khi sử dụng MEA.......56

viii
Hình 3.5 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H 2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của DIPA ở nồng độ 35%
khối lượng......................................................................................................................... 58

Hình 3.6 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H 2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của DIPA ở nồng độ 40%
khối lượng......................................................................................................................... 60

Hình 3.7 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H 2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của DIPA ở nồng độ 45%
khối lượng......................................................................................................................... 61

Hình 3.8 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H 2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của DIPA ở nồng độ 50%
khối lượng......................................................................................................................... 63

Hình 3.9: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn khi sử dụng DIPA........64

Hình 3.10 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của DGA ở nồng độ 50%
khối lượng......................................................................................................................... 66

Hình 3.11 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của DGA ở nồng độ 53%
khối lượng......................................................................................................................... 67

Hình 3.12 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của DGA ở nồng độ 56%
khối lượng......................................................................................................................... 69

Hình 3.13 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của DGA ở nồng độ 60%
khối lượng......................................................................................................................... 71

Hình 3.14: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn khi sử dụng DGA.......72

Hình 3.15 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của DGA ở nồng độ 35%
khối lượng......................................................................................................................... 74

Hình 3.16 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của DGA ở nồng độ 40%
khối lượng......................................................................................................................... 75

Hình 3.17 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của DGA ở nồng độ 45%
khối lượng......................................................................................................................... 77

ix
Hình 3.17 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của DGA ở nồng độ 50%
khối lượng......................................................................................................................... 78

Hình 3.18: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn khi sử dụng MDEA....79

Hình 3.19: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ H 2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn cho quá trình đối với
từng loại amine.................................................................................................................80

x
LỜI MỞ ĐẦU

Trong nhà máy lọc dầu (NMLD) hoặc khu liên hợp lọc – hóa dầu bao gồm nhiều phân
xưởng thực hiện các chức năng khác nhau. Tùy theo nguồn nguyên liệu dầu thô và nhu
cầu thị trường đối với từng sản phẩm mà mỗi nhà máy có một cấu hình riêng. Tuy nhiên,
ngoài đáp ứng nhu cầu thị trường thì yếu tố kinh tế khi xây dựng và vận hành nhà máy
cũng rất quan trọng.

Trong tương lai NMLD Dung Quất, sẽ mở rộng và sử dụng nguồn dầu nặng hơn, chứa
nhiều hàm lượng lưu huỳnh hơn, điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động các cụm phân
xưởng trong nhà máy đặc biệt là vấn đề xử lý khí chua từ tháp hấp thụ bằng amine và cụm
phân xưởng thu hồi lưu huỳnh. Hiện tại nhà máy đang sử dung môi Diethylethanolamine
(DEA) để hấp thụ khí chua. Tuy nhiên, khi nhà máy chạy nguồn dầu thô mới thì dung môi
này có những nhược điểm không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật để mang lại hiệu quả tối
ưu cho nhà máy. Việc nghiên cứu xây dựng mô hình hóa chạy mô phỏng các quy trình xử
lý khí chua bằng amine để tìm loại amine phù hợp và điều kiện hoạt động tối ưu cho quy
trình đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới.

Đề tài nghiên cứu sẽ tiến hành mô phỏng dựa trên các số liệu của NMLD Dung Quất tìm
loại dung môi thay thế phù hợp bằng phần mềm ASPEN HYSYS, một trong những phần
mềm được dùng để xây dựng mô hình hóa và mô phỏng được ứng dụng rất rộng rãi từ
khâu thiết kế, chế tạo đến khâu vận hành máy móc - thiết bị, các dây chuyền công nghệ
sản xuất sản phẩm. Thông qua mô phỏng thay đổi các thông số kỹ thuật của quá trình,
nhằm khảo sát, tối ưu hóa vận hành cũng như đề xuất thay đổi công nghệ bằng một
phương pháp đơn giản nhất, ít tốn kém nhất.

Do kiến thức còn hạn chế và thời gian tiếp xúc với phần mềm mô phỏng còn ít nên chắc
chắn nội dung trình bày còn nhiều thiếu sót, nhóm rất mong nhận được sự góp ý và sữa
chữa của thầy cô cùng bạn bè.

Nhóm tác giả.

xi
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Các phân xưởng SRU1 và SRU2 của nhà máy lọc dầu Dung Quất được thiết kế để thu hồi
lưu huỳnh ở trong các dòng khí axit nhận được từ các phân xưởng ARU, SWS, CNU,...,
công suất thiết kế lên đến 20 tấn/ ngày của sản phẩm lưu huỳnh lỏng đã tách khí, hiệu suất
thu hồi lên đến hơn 95% của lượng lưu huỳnh vào phân xưởng. Tuy nhiên do lượng khí
CO2 trong khí axit từ các phân xưởng SWS chiếm tỷ lệ cao so với hợp chất chứa lưu
huỳnh gây khó khăn trong việc duy trì nhiệt độ tại thiết bị phản ứng nhiệt, do đó nhà máy
đã phải sử dụng dòng khí hydrogen thay thế dòng khí nhiên liệu (Fuel gas) để duy trì
nhiệt độ cháy và ngăn chặn sự hình thành cốc do các hydrocarbon có mặt trong dòng khí
axit. [1] Ngoài ra, hiện tại nhà máy đang chạy dòng nguyên liệu dầu thô mới (dầu thô nặng
hơn và chua hơn) có nhiều lưu huỳnh hơn nên ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của các
phân xưởng amine và thu hồi lưu huỳnh. Để duy trì hoạt động ổn định của các tháp amine
cũng như để đạt tối đa công suất vận hành của phân xưởng thu hồi lưu huỳnh, tối ưu hóa
các chỉ số kinh tế kỹ thuật, việc nghiên cứu sử dụng chất hấp thụ amine mới tại phân
xưởng ARU là một phương án nên được xem xét.

Chất lượng của khí axit từ phân xưởng ARU đi vào cụm thu hồi lưu huỳnh phụ thuộc
nhiều vào chất amine dùng để hấp thụ dòng khí đó. Với công nghệ sử dụng chất hấp thụ
DEA (diethanol amine) với tính - lịch sử phát triển lâu dài và được sử dụng nhiều trong
các nhà máy chế biến khí/ lọc dầu trên thế giới - sau khi qua phân xưởng ARU của nhà
máy lọc dầu Dung Quất dòng khí công nghệ vào cụm SRU đảm bảo chất lượng đạt tiêu
chuẩn kỹ thuật.[1]

Công nghệ hấp thụ sử dụng DEA thể hiện tính ổn định cao, linh hoạt trong vận hành, giá
cả phải chăng, tuy nhiên, do bản chất cấu tạo và đặc tính vật lý, hóa học mà DEA có một
vài nhược điểm:
 Khả năng hấp thụ kém so với amine bậc 1

1
 Nồng độ bị giới hạn 20-30% do vấn đề ăn mòn
 Tốc độ tuần hoàn phải lớn do nồng độ thấp, tiêu tốn năng lượng
 Thất thoát một lượng đáng kể amine do tạo bọt, bị cuốn theo dòng khí, chất lượng sản
phẩm giảm
 Khả năng chọn loc với H2S thấp nên lượng CO2 trong dòng khí chua khá lớn

Theo các nghiên cứu và các tài liệu đã được công bố việc nghiên cứu thực hiện theo 2
hướng chính:
 Hoàn thiện sơ đồ quy trình công nghệ của quá trình, tối ưu năng lượng sử dụng, giảm
kích thước thiết bị.
 Xử lý hoạt hóa các chất hấp thụ đã được biết hoặc phát triển và áp dụng những chất
hấp thụ mới có hiệu quả hơn,trong đó có việc sử dụng các chất hấp thụ mới dạng hỗn
hợp, thành phần gồm các etanolamin khác nhau cùng các chất phụ gia (thành phần
thường không được đưa vào các tài liệu công bố).[4]

Nghiên cứu lựa chọn chất hấp thụ và tính toán lý thuyết – mô phỏng nồng độ các thành
phần trong dung dịch amine, tối ưu thông số vận hành, cải tiến thiết bị dựa trên chất hấp
thụ mới là hướng nghiên cứu chính của giải pháp này.
2. Mục tiêu đề tài

Thông qua mô phỏng quy trình amine trong các cụm phân xưởng và thay đổi dung môi
nhờ hệ nhiệt động amine, đề tài này nhằm mục đích:

Lựa chọn đúng chất hấp thụ, mang lại hiệu quả tốt hơn cho các quá trình xử lý, đồng thời,
đảm bảo hàm lượng H2S và CO2 trong thành phần sản phẩm trong giới hạn cho phép.

Xác định thành phần dung dịch chất hấp thụ của quá trình xử lý khí chua nhằm đảm bảo
hiệu quả về mặt kinh tế, giảm chi phí vận hành.

Amine mới có thể hoạt động với nồng độ cao hơn và có khả năng hấp thụ các khí axit lớn
hơn nhằm giảm lượng amine tuần hoàn.

2
Dung dịch hấp thụ được lựa chọn cho phép giảm tối đa chi phí vận hành, tối thiểu hóa các
tác động tiêu cực đến hệ thống đường ống và thiết bị, để có thông số kinh tế - kỹ thuật tối
ưu.
3. Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu đề tài ngoài thu thập từ các bài báo nghiên cứu còn kết hợp với tư liệu nhà máy
lọc dầu Dung Quất để bám sát thực tế hoạt động nhà máy hiện tại, thuận lợi cho việc đánh
giá và lựa chọn dung môi hấp thụ cho quy trình amine phù hợp với nguồn nguyên liệu
mới nhà máy.

Các bước thực hiện đề tài:


 Xây dựng mô hình mô phỏng cho dung môi hiện đang sử dụng tại phân xưởng
(DEA).
 Dựa trên các bài báo khoa học để tham khảo ưu và nhược điểm các loại amine, lựa
chọn dung môi phù hợp và xây dựng các mô hình mô phỏng cho các dung môi đã lựa
chọn.
 Sử dụng công cụ Case studies trong Hysys để đánh giá khả năng cải tiến thông qua
các tiêu chí về tối ưu hóa năng lượng, khả năng hấp thụ khí chua.
 So sánh các loại dung môi đã mô phỏng và đưa ra dung môi phù hợp với yêu cầu cải
biến của nhà máy.
 Đưa ra đề xuất và kiến nghị.

3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 Tình hình hoạt động hiện nay của nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Dung Quat Refinery-DQR) được đưa vào hoạt động vào
06/01/2011. Theo thiết kế, nhà máy có công suất lọc dầu 6,5 triệu tấn/năm (tương đương
với số đầu vào là 145 nghìn thùng dầu thô/ngày). Nhà máy được thiết kế từ nguồn nguyên
liệu chủ yếu là dầu thô của mỏ Bạch Hổ (do Vietsovpetro khai thác) cho cả giai đoạn dài
đến trước năm 2015. Dầu thô mỏ Bạch Hổ - nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu (NMLD)
Dung Quất – hiện có sản lượng khai thác ngày càng giảm dần hằng năm, trong tương lai
gần sẽ không đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu của nhà máy.[1]

Sau giai đoạn 2015 đầu vào là hỗn hợp giữa dầu Bạch Hổ/Dubai (85% là dầu Bạch Hổ,
15% dầu Dubai) khi nâng cấp và mở rộng phân xưởng xử lý lưu huỳnh. Việc sử dụng một
phần dầu Dubai để thay thế cho dầu Bạch Hổ làm tăng hàm lượng lưu huỳnh cũng như
CO2 có trong nguồn nguyên liệu đầu vào, làm ảnh hưởng lớn đến các phân xưởng sử dụng
amine để xử lí hàm lượng axit có trong dòng nguyên liệu cụ thể như các phân xưởng:
phân xưởng xử lý LPG, phân xưởng xử lý LCO bằng Hydro LCO HDT, phân xưởng xử
lý offgas của RFCC và cụm phân xưởng xử lý lưu huỳnh (SRU). Lượng khí axit này
(CO2, H2S,…) được hấp thụ bằng dung môi amine và đưa về phân xưởng tái sinh amine
(ARU), sau đó dung môi được tái sinh và tuần hoàn trở lại các tháp hấp thụ, còn dòng khí
axit (khí chua) đi ra từ tháp tái sinh làm nguyên liệu cho cụm phân xưởng SRU để thu hồi
lưu huỳnh.

Hiện nay nhà máy lọc dầu Dung Quất đang sử dụng dung môi hấp thụ là Diethanolmine
(DEA) để hấp thụ CO2 và H2S. Tuy nhiên do việc thay đổi nguồn nguyên liệu đầu vào với
hàm lượng axit tăng lên làm cho dung môi DEA không còn đáp ứng được một số yêu cầu
kỹ thuật quan trọng trong vận hành làm ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả hoạt động của các
tháp hấp thụ và đặc biệt là phân xưởng SRU. Các phân xưởng SRU1 và SRU2 của nhà
máy lọc dầu Dung Quất được thiết kế để thu hồi lưu huỳnh ở trong các dòng khí axit nhận
được từ các phân xưởng ARU, SWS, CNU... Công suất thiết kế lên đến 20 tấn/ngày của

4
sản phẩm lưu huỳnh lỏng đã tách khí, hiệu suất thu hồi lên đến hơn 95% của lượng lưu
huỳnh vào phân xưởng. Tuy nhiên do lượng khí CO 2 trong dòng khí axit vào cụm SRU
chiếm tỷ lệ cao so với hợp chất chứa lưu huỳnh gây khó khăn trong việc duy trì nhiệt độ
tại thiết bị phản ứng.
1.2 Đặc điểm dung môi hấp thụ khí chua đang dùng tại nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Loại amine đang được sử dụng làm chất hấp thụ tại nhà máy Dung Quất là
Diethanolamine (DEA). DEA có lịch sử phát triển lâu dài và được sử dụng rộng rãi trong
các nhà máy lọc dầu/chế biến khí trên thế giới. Công nghệ hấp thụ sử dụng DEA thể hiện
tính ổn định cao, linh hoạt trong vận hành, giá cả phải chăng, đảm bảo chất lượng sản
phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.[1]

Tuy nhiên, do bản chất cấu tạo và đặc tính vật lý, hóa học của hợp chất DEA, có một vài
nhược điểm:
 Để tái sinh DEA, cần tiêu tốn một lượng nhiệt tương đối lớn (năng lượng tiêu tốn để
tái sinh DEA có thể chiếm đến 1/3 tổng chi phí vận hành để hoàn nguyên chất hấp thụ
trong phân xưởng).
 Khả năng hấp thụ của DEA thấp do khối lượng mol của DEA lớn so với các amine
bậc 1 (MEA, DGA). Lượng khí chua được hấp thụ bằng DEA không vượt quá 0,7
mol khí chua/ mol DEA. Sau quá trình giải hấp, lượng khí chua còn lại trong DEA
khoảng 0,4 mol. Vì vậy, toàn bộ quá trình hấp thụ bằng DEA sẽ thu được khoảng 0,3
mol khí chua/ mol DEA.
 Khi vận hành, dung dịch DEA luôn được khuyến cáo và trong thực thế thường được
sử dụng ở nồng độ thấp (20 – 30%) nhằm giảm thiểu ăn mòn thiết bị;
 Yêu cầu lượng tuần hoàn dung môi lớn.
 DEA là chất hấp thụ không có tính chọn lọc, hấp thụ đồng thời cả H 2S và CO2 trong
dòng khí nguyên liệu.
 Sử dụng DEA gây ra hiện tượng tạo bọt, là một trong những vấn đề nghiêm trọng
trong vận hành phân xưởng, hiện tượng này làm giảm chất lượng sản phẩm, gây thất
thoát amine do bị dòng khí lôi cuốn theo.

5
Việc nghiên cứu phát triển và cải tiến quy trình hấp thụ bằng amine đã được các
viện/công ty dầu khí hàng đầu thế giới như “Union Carbide”, “Dow Chemical” – Mỹ,
“Elf Aquytaine” – Pháp, “BASF” – Đức [1] v.v… thực hiện từ những năm 80 thế kỷ XX.
Phân tích các tài liệu này cho thấy, việc nghiên cứu đã được thực hiện theo 02 hướng
chính:
 Hoàn thiện sơ đồ quy trình công nghệ của quá trình, tối ưu năng lượng sử dụng, giảm
kích thước thiết bị.
 Xử lý hoạt hóa các chất hấp thụ đã được biết hoặc phát triển và áp dụng những chất
hấp thụ mới có hiệu quả hơn, trong đó có việc sử dụng các chất hấp thụ mới dạng hỗn
hợp, thành phần gồm các Etanolamine khác nhau cùng các chất phụ gia (thành phần
thường không được đưa vào các tài liệu công bố).

Do quy trình công nghệ đã được thiết kế và xây dựng hoàn thiện, nên việc thiết kế quy
trình công nghệ mới sẽ trở nên khó khăn và tốn nhiều chi phí, không mang lại hiệu quả
kinh tế. Trong khi, lựa chọn dung môi thay thế để phù hợp với quy trình công nghệ đang
sử dụng tại nhà máy vẫn là một giải pháp tối ưu hơn, nên nhóm quyết định đi theo hướng
thứ hai.

Trong lịch sử phát triển và hoàn thiện công nghệ tẩy khí chua bằng amine, thời gian đầu,
vào những năm 70 của thế kỷ XX, chất hấp thụ Methylethanolamine (MEA) được sử
dụng phổ biến rộng rãi, sau đó được dần thay thế bằng DEA. Những năm từ thập kỷ 90 có
thể gọi là “bùng nổ” trong sử dụng chất hấp thụ Methyldiethanolamine (MDEA) do có sự
chuyển đổi ở hàng loạt các nhà máy từ MEA/DEA sang sử dụng MDEA hay các hỗn hợp
có chứa MDEA. Bởi MDEA có những ưu điểm sau:
 Có khả năng lựa chọn khí H2S/CO2 trong dòng khí nhiên liệu thô. Về cơ bản nó tách
loại hoàn toàn khí H2S trong khi chỉ tách loại một phần khí CO2, điều này làm nâng
cao chất lượng nguyên liệu đến phân xưởng SRU và giúp tăng công suất phân xưởng.
 Khó bị biến tính.
 Tiết kiệm năng lượng.

6
Do đó nghiên cứu áp dụng dung dịch hỗn hợp chất hấp thụ đại diện tiêu biểu MDEA
nhằm tìm ra hổn hợp chất hấp thụ phù hợp có thể thay thế chất hấp phụ đang sử dụng
DEA nhằm tăng khả năng hấp thụ và nâng cao công suất phân xưởng thu hồi lưu huỳnh,
giữ hoạt động ổn định của các tháp hấp thụ, giảm chi phí năng lượng, tăng thời gian sử
dụng thiết bị và chất hấp thụ là vấn đề cấp bách được đặt ra. Nghiên cứu lựa chọn chất
hấp thụ và tính toán lý thuyết – thực nghiệm nồng độ các thành phần trong dung dịch hỗn
hợp có chứa MDEA, bổ sung các chất phụ gia ức chế ăn mòn, ức chế tạo bọt, ngăn chặn
sự thoái hóa chất hấp thụ, tối ưu thông số vận hành, cải tiến thiết bị dựa trên chất hấp thụ
mới là hướng nghiên cứu chính của giải pháp này.
1.3 Đặc điểm và tính chất của một số loại dung môi hấp thụ
Các tiêu chí chung để lựa chọn amine trong quá trình làm ngọt khí đã thay đổi qua nhiều
năm. Cho đến năm 1970, monoethanolamine (MEA) là amine được xem xét đầu tiên cho
bất kỳ ứng dụng. Sau đó, những năm 1970, chuyển từ MEA sang Diethanolamine (DEA)
mang lại kết quả khả quan hơn. Trong mười năm qua, MDEA, DGA đã dần dần trở nên
phổ biến.

Dựa trên các bài báo khoa học như “Selecting Amines for Sweetening Units” của JOHN
POLASEK, “Sweetening LPG's with Amines” của JOSEPH W. HOLMES,”Converting to
DEA/MDEA Mix Ups Sweetening Capacity” của MICHAEL L. SPEARS, tham khảo
thông số hoạt động các loại amine để lựa chọn dung môi phù hợp và tiến hành mô phỏng.
Mỗi amine có một phạm vi điều kiện hoạt động nhất định. Những điều kiện và thông số
này được thảo luận dưới đây.

Bảng 1.1: Điều kiện vận hành dung môi[4]

MEA DEA DGA MDEA

Nồng độ (%wt) 15-20 25-35 50-70 20-50

Khả năng tải


0.3-0.35 0.3-0.35 0.3-0.35 Không giới hạn
khí axit

7
Độ chọn với
Không Không Không Có
H2S

1.3.1 Monoethanolamine (MEA)


Việc sử dụng MEA trong các ứng dụng xử lý khí đã được đề cập ở nhiều tài liệu. Tuy
nhiên, MEA không phải là alkanolamine xử lý khí phổ biến, việc sử dụng nó đã giảm
trong những năm gần đây.

Bản thân MEA không được coi là ăn mòn đặc biệt, nhưng các sản phẩm phân hủy của nó
cực kỳ ăn mòn. MEA phản ứng với các chất oxy hóa như COS, CS 2, SO2, SO3 và oxy để
tạo thành các sản phẩm hòa tan, phải được loại bỏ khỏi hệ thống tuần hoàn để tránh các
vấn đề ăn mòn nghiêm trọng. Sự thoái hoá của MEA cũng làm giảm nồng độ amine hiệu
quả.

Vì nhiệt của phản ứng đối với MEA là khoảng 825 BTU/lb CO 2, nên nếu nguồn nguyên
liệu có chứa nồng độ CO2 cao sẽ gây ra tình trạng nhiệt tỏa cực kỳ cao và nhiệt việc loại
bỏ khí axit kém. Nhiệt phản ứng cho MEA với H2S là 550 BTU/lb.

Ưu điểm
 Chi phí dung môi thấp.
 Ổn định nhiệt tốt.
 Loại bỏ một phần COS và CS2, yêu cầu reclaimer.
 Khả năng phản ứng cao với khí axit (do còn nguyên tử H liên kết với nguyên tử N).

Nhược điểm:
 Áp suất hơi cao dẫn đến tổn thất dung môi cao hơn so với các alkanolamine khác.
 Khả năng ăn mòn cao.
 Nhu cầu năng lượng cao do nhiệt phản ứng cao với H2S và CO2.
 Không chọn lọc H2S.
 Dễ bị thoái hóa khi có mặt COS và CS2, và không thể tái sinh.
 Yêu cầu reclaimer.

8
Phản ứng MEA-CO2 tạo oxazolidone-2, 1- (2-hydroxyethyl) imidazolidone-2, N-(2-
hydroxyethyl) ethylenediamine (HEED), và các polyamine làm tăng tốc độ ăn mòn cộng
với sự mất mát của MEA. Trong các ứng dụng xử lý khí, loại bỏ H 2S và CO2 không có
các chất ô nhiễm như COS và CS2, MEA vẫn có thể ứng dụng. Tuy nhiên, dung môi hiệu
quả hơn, đặc biệt trong xử lý khí tự nhiên áp suất cao đang nhanh chóng thay thế MEA.

1.3.2 Diethanolamine (DEA)


DEA là một alkanolamine bậc hai, có thành phần khoảng 25 đến 35% theo khối lượng
trong nước. Các sản phẩm phân hủy của DEA ít bị ăn mòn hơn các sản phẩm của MEA. [2]

Ưu điểm
 Không bị thoái hóa với COS và CS2
 Áp suất hơi thấp, cho lượng tổn thất dung môi thấp hơn.
 Ít ăn mòn khi so với MEA.
 Chi phí dung môi thấp.

Nhược điểm
 Phản ứng thấp hơn so với MEA.
 Không chọn lọc với H2S.
 Yêu cầu tuần hoàn cao.

Các sản phẩm phân huỷ do phản ứng của DEA và CO2 ở nhiệt độ cao bao gồm:
 Hydroxyethyloxazolidone-1
 Dihydroxyethylpiperazine
 3- (2-ydroxyethyl) oxazolidone-2 (HEOD)
 N, N-bis (2-hydroxyethyl) piperazine (BHEP)
 N, N, N'-tris (2-hydroxyethyl) ethylenediamine (THEED).

Giải thích cho việc sử dụng rộng rãi của DEA trong ngành công nghiệp xử lý khí là do
đặc tính xử lý khí quan trọng của DEA:

9
1) Tính phản ứng, tức là khả năng tạo ra sản phẩm đặc điểm kỹ thuật.

2) Ăn mòn, thường ít hơn so với MEA.

3) Tiết kiệm năng lượng, cho phép sử dụng rộng rãi trong xử lý khí hơn các dung môi
khác (kể cả Di-glycolamine (DGA)).

1.3.3 Diglycolamine (DGA)


DGA thường được sử dụng như một dung môi chiếm 50 đến 70% khối lượng trong nước.
Có vai trò làm ngọt các dòng khí chứa khí axit có áp suất riêng phần cao và có khả năng
phản ứng cao với CO2 hơn H2S. DGA có một số ưu điểm nhất định so với các amine khác
ở nồng độ cao trong dung dịch dẫn đến tỷ lệ tuần hoàn thấp hơn và điểm đóng rắn thấp
hơn. Ngoài ra, DGA cũng không có khả năng tái sinh với COS, CS 2, SO2 và SO3. Một
trong những nhược điểm chính của DGA là nhiệt phản ứng cho cả CO 2 (850 BTU / lb) và
H2S (674 BTU / lb) đều rất cao.[4]
Ưu điểm
 Tiết kiệm chi phí vận hành do tốc độ tuần hoàn thấp.
 Loại bỏ được COS và CS2.
 Khả năng phản ứng cao.
 Loại bỏ được một phần mercaptan so với dung môi khác.
 Điểm đong đặc thấp.
 Ổn định nhiệt cao.
Nhược điểm
 Không chọn lọc với H2S.
 Hấp thụ các hợp chất thơm (khả năng làm phức tạp thiết kế phân xưởng thu hồi lưu
huỳnh)
 Chi phí dung môi cao hơn so với MEA và DEA.

1.3.4 Methyldiethanolamine (MDEA)


Trong những năm gần đây, dung môi hấp thụ MDEA được cung cấp bởi một số nhà cung
cấp dung môi chiếm một phần đáng kể trên thị trường. Sự phát triển dung môi MDEA

10
đang là sự đổi mới lớn trong ngành công nghiệp xử lý khí trong thập kỷ qua. Thành công
thương mại này chủ yếu là do khả năng chọn lọc H 2S khi xử lý một dòng khí chứa H 2S và
CO2.[4] Giảm nồng độ CO2 có ích trong các ứng dụng đòi hỏi phải nâng cao hàm lượng
H2S hoặc điều chỉnh lượng khí CO2.

Sự có mặt oxy với MDEA tạo thành các axit ăn mòn, nếu không được loại bỏ khỏi hệ
thống, có thể dẫn đến sự tích tụ của sulfur trong hệ thống.

Ưu điểm
 Chọn lọc H2S so với CO2.
 Áp suất hơi thấp.
 Ít ăn mòn.
 Khó bị phân hủy.
 Năng lượng tiêu tốn ít (tiết kiệm chi phí đầu tư và tiết kiệm chi phí vận hành).

Nhược điểm
 Chi phí dung môi cao.
 Khả năng phản ứng thấp.
 Loại bỏ kém COS, CS2.

11
1.4 Quy trình amine của nhà máy lọc dầu Dung Quất

Hình 1.1: Quy trình amine của nhà máy lọc dầu Dung Quất
1.4.1 Thành phần theo nguyên liệu thiết kế
Nguyên liệu cụm phân xưởng ARU bao gồm các dòng amine sau khi hấp thụ khí axit từ
phân xưởng RFCC và LCO HDT trong nhà máy Dung Quất.

Nguyên liệu vào phân xưởng ARU được cho bởi hai bảng sau:
 Đối với nguyên liệu vào là dầu Bạch Hổ:

Bảng 1.2: Bảng thể hiện thành phần đối với nguyên liệu từ mỏ Bạch Hổ
(Số liệu được lấy vào 2/11/2017)

Thành phần Offgas Absorber LPG Absorber Fuel Gas


RFCC RFCC Absorber LCO
HDT

H2S (kg/h) 75 116 14

Hydrocarbon (kg/h) 3,5 0 0

12
DEA (kg/h) 3756 6322 2014

H2O (kg/h) 14927 25193 8042

CO2 (kg/h) 532 0 0


 Đối với nguyên liệu đầu vào là dầu sau khi phối trộn:

Bảng 1.3: Thành phần đối với dầu phối trộn 85% dầu Bạch Hổ và 15% dầu Dubai
(Số liệu được lấy vào 2/11/2017)

Offgas Absorber LPG Absorber Fuel Gas Absorber


Thành phần
RFCC RFCC LCO HDT

H2S (kg/h) 743 585 523

Hydrocarbon
10 0 0
(kg/h)

DEA (kg/h) 9169 6289 4208

H2O (kg/h) 36529 25104 16059

CO2 (kg/h) 575 5 3,3

1.4.2 Công suất nguyên liệu thiết kế


Tổng công suất nguyên liệu thiết kế của các cụm phân xưởng đi vào cụm ARU được thể
hiện ở bảng sau:

Bảng 1.4: Thể hiện tổng công suất các dòng nguyên liệu đi vào cụm ARU
(Số liệu được lấy vào 2/11/2017)

Cụm phân xưởng Tốc độ dòng nguyên liệu thiết kế (m3/h)

13
Nguyên liệu là dầu Nguyên liệu là dầu phối
Bạch Hổ trộn (85% dầu Bạch Hổ và
15% dầu Dubai)

Offgas Absorber 19,80 48,25


(RFCC)

LPG Absorber (RFCC) 31,63 31,98

Fuel Gas Absorber 10,15 20,78


(LCO HDT)

Tổng 61,58 101,01

1.4.3 Đặc điểm thiết kế của phân xưởng ARU


Điều kiện nhiệt độ của các dòng nguyên liệu và sản phẩm của cụm ARU được thể hiện ở
bảng sau:

Bảng 1.5: Điều kiện nhiệt độ của các dòng nguyên liệu và sản phẩm của cụm ARU
(Số liệu được lấy vào 2/11/2017)

Điều kiện vận hành


Dòng
Áp suất (kg/cm2g) Nhiệt độ (oC)

Rich amine từ ARU 5,6 52

Lean amine đến RFCC


23,5 55
và LCO HDT

Sour Offgas đến SRU 0,7 50

Nồng độ amine: nồng độ amine DEA thường sử dụng trong các tháp hấp thụ là 20%wt

Reboiler: dùng dòng hơi nước áp thấp để gia nhiệt cho tháp tái sinh để tránh hiện tượng
thoái hóa amine khi tháp hoạt động ở nhiệt độ cao

14
Chất phụ gia: Thêm vào các chất ức chế chống tạo bọt và chống ăn mòn do các chất bẩn
như các muối bến nhiệt, amine thoái hóa, một vài hydrocarbon lỏng khác…

Bể chứa amine: Bể chứa TK-1901 (Amine Storage Tank) được thiết kế với kích thước đủ
để chứa toàn bộ lượng amine sử dụng trong nhà máy khi cần dừng hoạt đông để tiến hành
bảo dưỡng.

Thêm dòng amine: dòng amine nguyên chất sẽ được trộn với nước khử khoáng trước khi
được bổ sung vào các phân xưởng hấp thụ. Thông thường thì amine và các sản phẩm
thoái hoá của nó rất khó phân tách trong hệ thống tháp chưng cất nhanh đơn giản do có
cùng nhiệt độ sôi gần nhau.

1.4.4 Mô tả tổng quát công nghệ phân xưởng ARU


Dưới đây là sơ đồ PFD mô tả công nghệ của cụm phân xưởng ARU.

Hình 1.2: Sơ đồ PFD cụm ARU

15
Loại khí nhẹ hòa tan
 Các dòng amine sau khi hấp thụ khí chua tại các phân xưởng RFCC và LCO HDT
được hòa trộn và đi vào thiết bị tách hydrocarbon nhẹ và các khí hòa tan tại thiết bị D-
1901 Rich Amine Flash Drum. Tránh hiện tượng khí acid sẽ bị lôi cuốn cùng với hỗn
hợp khí ra từ đỉnh D-1901, dòng amine DEA 20% được đưa vào ngược chiều dòng
khí. Dòng amine sau khi tách sẽ được đưa về thùng chứa TK-5604 Light Slop Tank.
[3]

Tái sinh amine


 Dòng rich amine từ thiết bị D-1901 được gia nhiệt qua hệ thống trao đổi nhiệt (E-
1901) và đi vào tháp tái sinh amine T-1901 (Amine Regenerator) với áp suất đỉnh là
1.2 kg/cm2g và hồi lưu hoàn toàn. H2S và CO2 được tách ra khỏi amine DEA.
 Hỗn hợp khí chua sẽ thoát ra và H 2S sẽ được đưa qua cụm thu hồi lưu huỳnh Sulphur
Recovery Unit (SRU) hoặc đưa tới flare.
 Dòng amine sạch nhận được được từ D-1902 sẽ được trộn bổ sung lượng nước khử
khoáng do bị mất mát, bay hơi trong quá trình, sau đó sẽ được vận chuyển quay trở lại
tháp T-1901 bằng bơm P-1902 A/B Regenerator Reflux Pump.[3]

1.4.5 Yêu cầu dòng amine sau tái sinh


Phân xưởng ARU được thiết kế để cung cấp nhu cầu amine cho các cụm phân xưởng cần
xử lý khí axit: Offgas Absorber từ RFCC, LPG Absorber từ RFCC, Fuel Gas Absorber từ
LCO HDT.

Trong các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng dòng amine sau tái sinh thì tiêu chuẩn hàm
lượng lưu huỳnh và nồng độ amine là hai yếu tố quan trọng nhất.

Bảng 1.6: Yêu cầu kĩ thuật dòng amine sau tái sinh [3]

Yêu cầu dòng amine


Chất lượng
sau tái sinh

16
Hàm lượng lưu huỳnh 0,022 mole/mole DEA

Nồng độ amine 20% wt DEA


1.5 Các phương án lựa chọn dung môi thay thế cho quá trình làm ngọt khí
Theo Astarita (1983), khoảng 50 - 70% chi phí đầu tư ban đầu vào quá trình làm ngọt khí
liên quan đến tốc độ tuần hoàn dung môi, 10 - 20% chi phí đầu tư ban đầu phụ thuộc vào
lượng năng lượng cho quá trình tái sinh dung môi. Thêm vào đó, khoảng 70% chi phí vận
hành bao gồm nhân công quyết định bởi quy trình tái sinh. Do đó, lựa chọn dung môi
thích hợp có thể vừa làm giảm năng lượng tiêu tốn cần cho quá trình tái sinh vừa làm
giảm tốc độ tuần hoàn của dung môi và quan trọng nhất là quyết định đến chi phí đầu tư
cho cả quá trình làm ngọt khí.[4]

Hiện tại, nhà máy đang sử dụng dung môi DEA, nhưng khi thay đổi thành phần nguyên
liệu mới, nó không đáp ứng được yêu cầu nồng độ của dòng khí chua đi vào phân xưởng
SRU. Vì thế, cần tìm kiếm loại dung môi thay thế phù hợp hơn. Để lựa chọn dung môi
thích hợp cho quá trình làm ngọt khí, một số yếu tố sau được xét đến nhiều yếu tố. Độ
chọn lọc và tính tiết kiệm về mặt năng lượng khi sử dụng dung môi là hai yếu tố quang
trọng hàng đầu được xem xét và cân nhắc. Vì độ chọn lọc của dung môi nó quyết định
đến chất lượng của dòng khí chua vào cụm phân xưởng SRU, độ chọn lọc giữa H 2S và
CO2 cao giúp tăng nồng độ của H2S lên sau khi ra khỏi tháp tái sinh để đi vào phân xưởng
SRU, điều này cải thiện hiệu quả hoạt động của cụm SRU. Bên cạnh đó năng lượng tiêu
tốn trong quá trình tái sinh và bơm tuần hoàn amine cũng là yếu tố rất quang trọng vì
chúng quyết định đến hiệu quả kinh tế của nhà máy. Ngoài ra còn một số giải pháp khác
để xem xét lựa chọn amine như:

- Giảm tốc độ tuần hoàn amine bằng cách sử dụng amine với nồng độ cao hơn để tăng khả
năng tải khí chua, giảm công suất cho bơm.

- Giảm thiểu kích thước và công suất của reboiler/condenser bằng cách sử dụng amine có
tốc độ tuần hoàn thấp hoặc nhiệt phản ứng với CO2 và H2S thấp.

17
- Sử dụng amine hoặc hỗn hợp amine ít bị thoái hóa, chống chịu tốt, phản ứng nhanh với
lượng khí chua để giảm thiểu khả năng ăn mòn, mất mát dung môi và đạt được hiệu quả
hấp thụ cao.

- Thay đổi công nghệ để tăng hiệu quả của quá trình như hấp thụ nối tiếp hay song song,
sử dụng tháp tách để tách thô CO 2 trước khi hấp thụ… Tuy nhiên phương án này ngày
nay không được đầu tư nghiên cứu nhiều.
Như vậy, dựa trên lý thuyết và các tài liệu thực nghiệm từ nhà máy lọc dầu Dung Quất thì
việc tìm kiếm một loại dung môi mới thay thế dung môi DEA hiện tại để phù hợp hơn với
nguồn nguyên liệu mới có hàm lượng khí chua nhiều hơn là nhiệm vụ đang đặt ra cho nhà
máy lọc dầu Dung Quất. Vậy làm thế nào để giải quyết bài toán này để không những đáp
ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật mà còn đảm bảo hiệu quả kinh tế? Phần tiếp theo của
nghiên cứu này sẽ trình bày phương án để thử nghiệm, đánh giá và lựa chọn dung môi
thông qua phần mềm mô phỏng Hysys.

18
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG THỰC TẾ CỦA DUNG

MÔI DEA CỦA NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT.

2.1 Mô phỏng quy trình công nghệ


Nghiên cứu này sử dụng phần mềm Aspen HYSYS V8.8 để mô phỏng quy trình hấp thụ
và tái sinh bằng amine của nhà máy lọc dầu Dung Quất, sử dụng hệ nhiệt động Acid Gas
dùng cho amine để tính toán tỉ lệ H2S/CO2 và tính toán năng lượng sử dụng trong quá
trình. Dựa trên kết quả thực tế của nhà máy về thành phần dòng khí ngọt được sử dụng để
làm tiêu chuẩn đánh giá kết quả mô phỏng các dòng khí ngọt trong mô hình, sau đó tiến
hành so sánh năng lượng tiêu tốn của từng loại amine để chọn được loại amine có thế đáp
ứng được tỉ lệ H2S/CO2 và tiêu hao năng lượng thấp nhất.

Trong quy trình công nghệ, năng lượng tiêu thụ chủ yếu ở hai thiết bị bơm tuần hoàn
amine tái sinh và thiết bị reboiler của tháp tái sinh. Vì thế, nhóm sẽ tập trung khảo sát
năng lượng của quá trình dựa trên hai thiết bị này.

Mô hình mô phỏng các tháp hấp thụ và tháp tái sinh của nhà máy:

Hình 2.1 Sơ đồ công nghệ quy trình amine

19
Sơ đồ trên được xây dựng dựa trên bảng vẽ PFD và P&ID của nhà máy và dữ liệu về
thành phần dòng nguyên liệu vào các tháp hấp thụ.

Bảng 2.1: Thành phần dòng khí chua vào tháp hấp thụ T-2402 LCO ABSORBER

Stt Kết quả phân tích Thành phần ( %mol)

1 C6+ 0.605

2 Hydrogen 33.949

3 Methane 18.645

4 Ethane 24.468

5 Propane 16.885

6 i-butane 1.552

7 n-butane 0.626

8 Hydrogen sulfide 2.724

9 Cyclopentane 0.01

10 i-pentane 0.213

11 n-pentane 0.106

12 Nitrogen 0.216

20
Bảng 2.2: Thành phần dòng khí chua vào tháp hấp thụ T-1555 FUEL GAS ABSORBER

Stt Kết quả phân tích Thành phần ( %mol)

1 C6+ 0.24

2 Hydrogen 36.891

3 Methane 23.34

4 Carbon dioxide 1.759

5 Ethane 10.575

6 Ethylene 15.476

7 Propane 0.402

8 Propylene 1.819

9 i-butane 0.437

10 n-butane 0.12

11 Hydrogen sulfide 0.279

12 trans-2-butene 0.136

13 1-butene 0.166

14 i-butene 0.203

15 cis-2-butene 0.08

21
16 i-pentane 0.042

17 n-pentane 0.006

18 1,3-Butadiene 0.003

19 3-methyl-1-butene 0.004

20 trans-2-pentene 0.011

21 2-methyl-2-butene 0.017

22 1-pentene 0.006

23 cis-2-pentene 0.005

24 2-methyl-1-butene 0.01

25 Oxygen 0.083

26 Nitrogen 7.299

27 Carbon monoxide 0.59

Bảng 2.3: Thành phần dòng khí chua vào tháp hấp thụ T-1556 LPG ABSORBER

Stt Kết quả phân tích Thành phần (%mol)

1 n-Hexane 0.0039

2 Ethane 0.0035

22
3 propane 0.1206

4 Propene 0.3124

5 i-Butane 0.1826

6 n-Butane 0.0861

7 Hydrosulfur 0.0099

8 tr2-butene 0.073

9 1-butene 0.0699

10 i-butane 0.0821

11 cis2-Butane 0.0499

12 i-Pentane 0.0026

13 1,3-Butadiene 0.0015

14 3M-1-butene 0.0014

15 1-Pentene 0.0002

16 2M-1-butene 0.0002

17 Cyclopropane 0.0001

Dưới đây là các thông số thực tế của các dòng khí ngọt từ các tháp hấp thụ làm tiêu chuẩn
đánh giá dòng khí ngọt đầu ra để điều chỉnh các thông số vận hành như lưu lượng, nhiệt

23
độ, áp suất, nồng độ amine thêm vào trong mô hình để thu được mô hình tương đồng với
nhà máy.

Bảng 2.4: Thành phần dòng khí ngọt ra khỏi tháp hấp thụ T-2402 LCO ABSORBER

Stt Kết quả phân tích Thành phần (%mol)

1 C6+ 0.765

2 Hydrogen 35.129

3 Methane 19.069

4 Ethane 24.996

5 Propane 17.26

6 i-butane 1.582

7 n-butane 0.638

8 i-pentane 0.219

9 n-pentane 0.11

10 Nitrogen 0.221

Bảng 2.5: Thành phần dòng khí ngọt ra khỏi tháp hấp thụ T-1555 FUEL GAS
ABSOEBER

Stt Kết quả phân tích Thành phần (% mol)

1 Hydrogen Sulfide 1 wt ppm

2 C6+ 0.15

24
3 Hydrogen 34.006

4 Methane 25.477

5 Carbon dioxide 0.218

6 Ethane 11.121

7 Ethylene 16.709

8 Propane 0.393

9 Propylene 1.582

10 i-butane 0.452

11 n-butane 0.097

12 trans-2-butene 0.11

13 1-butene 0.152

14 i-butene 0.184

15 cis-2-butene 0.065

16 i-pentane 0.048

17 n-pentane 0.007

18 1,3-Butadiene 0.002

25
19 3-methyl-1-butene 0.004

20 trans-2-pentene 0.012

21 2-methyl-2-butene 0.018

22 1-pentene 0.006

23 cis-2-pentene 0.004

24 2-methyl-1-butene 0.011

25 Oxygen 0.095

26 Nitrogen 8.556

27 Carbon monoxide 0.523

Bảng 2.6: Thành phần dòng khí ngọt ra khỏi tháp hấp thụ T-1556 LPG ABSORBER

1 Hydrogen Sulfide 1.18 wt ppm

2 Ethane 0.335

3 Propane 11.72

4 Cyclopropane 0.005

5 Propylene 28.179

6 i-Butane 21.092

7 n-Butane 9.574

26
8 Trans-2-Butene 7.508

9 1-Butene 7.293

10 i-Butene 8.588

11 Cis-2-Butene 4.99

12 i-Pentane 0.336

13 n-Pentane 0.002

14 1,3-Butadiene 0.149

15 Methyl Acetylene 0.002

16 3-methyl-1-butene 0.174

17 Trans-2-Pentene 0.002

18 2-methyl-2-butene 0.002

19 2-methyl-1-butene 0.028

20 1-Pentene 0.022

21 Cis-2-Pentene 0.002

22 C5+ 0.567

2.1.1 Quy trình mô phỏng hấp thụ khí chua bằng DEA
Các gói amine (Amines package) trong Hysys chứa các mô hình nhiệt động học được
phát triển bởi D.B. Robinson & Associates cho việc mô phỏng các amine độc quyền của

27
họ. Độ hòa tan cân bằng và các thông số động học cho dung dịch alkanolamine trong
nước khi tiếp xúc với H2S và CO2 đã được kết hợp sẵn trong các gói thuộc tính này.

Gói thuộc tính amine đã được trang bị cho các dữ liệu thực nghiệm sâu rộng được thu
thập bởi nhóm nghiên cứu của D.B. Robinson, một số nguồn chưa công bố, và nhiều tài
liệu tham khảo kỹ thuật. Gói amine kết hợp một mô hình hiệu quả chuyên biệt cho phép
mô phỏng các tháp trên cơ sở các khay thực. Mô hình tính toán hiệu quả thành phần H 2S
và CO2 dựa trên kích thước khay và các điều kiện bên trong tháp đã được tính toán cho cả
tháp hấp thụ và tháp stripper.

Dựa trên các lý thuyết được nêu trên, việc lựa chọn hệ nhiệt động (Fluids package) có ý
nghĩa quan trọng vì điều này sẽ quyết định phương pháp tính toán và kết quả cảu quá
trình.[5] Do đó, để cho bài toán trở nên chuẩn xác đề tài mô phỏng sẽ lựa chọn hệ nhiệt
động Acid gas có trong Hysys v8.8.

2.1.1.1 Khởi tạo dòng nguyên liệu

Thiết lập các dòng khí chua vào tháp, với các tham số như trong bảng

Bảng 2.7: Thông tin dòng khí chua và tháp hấp thụ

Trong ô… Nhập thông tin…

Name Feed to T-1556 Feed to T-2402 Feed to T-1555

Temperature (℃ ¿ 90 46 40

Pressure (kPa) 1932 637.4 1384

Flow 1540 kgmole/h 2636 kg/h 13550 kg/h

Component Mole Fraction

Mole Fractions Mole Fractions Mole Fractions

n-Hexane 0.0039 0.605 0.24

28
Hydrogen 0 33.949 36.891

Methane 0 18.645 23.34

CO2 0 0 1.759

Ethane 0.0035 24.468 10.575

Ethylene 0 0 15.476

Propane 0.1206 16.885 0.402

Propene 0.3124 0 1.819

i-Butane 0.1826 1.552 0.437

n-Butane 0.0861 0.626 0.12

H2S 0.0099 2.724 0.279

tr2-Butene 0.073 0 0.136

1-Butene 0.0699 0 0.166

i-Butene 0.0821 0 0.203

cis2-Butene 0.0499 0 0.08

i-Pentane 0.0026 0.213 0.042

n-Pentane 0 0.106 0.006

13-Butadiene 0.0015 0 0.003

3M-1-butene 0.0014 0 0.004

tr2-Pentene 0 0 0.011

29
2M-2-butene 0 0 0.017

1-Pentene 0.0002 0 0.006

cis2-Pentene 0 0 0.005

2M-1-butene 0.0002 0 0.01

Oxygen 0 0 0.083

Nitrogen 0 0.216 7.299

CO 0 0 0.59

Cyclopentane 0 0.01 0

Cyclopropane 0.0001 0 0

Thiết lập dòng amine vào tháp, với các thông số sau

Bảng 2.8: Thông tin dòng amine vào tháp hấp thụ

Trong ô… Nhập thông tin…

Name DEA T-1556 DEA T-2402 DEA T-1555

Temperature (℃) 55 55 55

Pressure (kg/cm2) 22.6 23 22.6

Flow 31606 kg/h 10100 18776

Component Mole Fraction

Mass Fractions Mass Fractions Mass Fractions

DEA 0.2 0.2 0.2

30
H2O 0.8 0.8 0.8

2.1.1.2 Thiết lập thiết bị

Thêm biểu tượng Absorber [5]


trên Object Palette, như hình, thiết lập những
thông tin như bảng bên dưới

Bảng 2.9: Thông tin thiết lập cho tháp hấp thụ

Trong ô… Nhập thông tin…

T-1556 LPG T-2402 LCO T-1555 FUEL GAS


Name
ABSORBER ABSORBER ABSORBER

No. of Stages 10 20 20

Top Stage Feed DEA T-1556 DEA T-2402 DEA T-1555

Bottom Stage
Feed to T-1556 Feed to T-2402 Feed to T-1555
Feed

Ovhd Vapour LPG LCO Fuel Gas

Rich amine from Rich amine from


Bottoms LiquId Rich amine from FG
LPG LCO

Pressures

Top 17.9 kg/cm2 6.2 kg/cm2 13.7 kg/cm2

Bottom 19.7 kg/cm2 6.5 kg/cm2 14.1 kg/cm2

Quá trình tính toán sẽ cho cả ba tháp hội tụ (Converged). Tuy nhiên, do nhà máy hiện tại
đang chạy tháp LPG ở dạng tháp đệm, trong khi Hysys mặc định các tháp ở dạng đĩa. Vì
vậy, ta cần thực hiện các bước để chuyển từ dạng đĩa sang dạng đệm: Equypment Design
≫ TPSAR Tray Sizing ≫ Select TS ≫ T-1556… ≫ OK.[5]

31
Trong phần Performance ta chọn Packed để hoàn thành thao tác chuyển sang tháp dạng
đệm.

Các dòng amine sau khi ra khỏi tháp hấp thụ được hoàn trộn lại bằng công cụ mixer trong
hysys

Bảng 2.10: Thông tin cho thiết bị mixer

Tab [Page] Trong ô… Nhập thông tin…

Name MIX-100

Rich amine from LPG


Design
Inlet Rich amine from LCO
[Connections]
Rich amine from FG

Outlets Rich amine

Bấm vào biểu tượng Seperator trong Object Palette. Trong Connections page,
nhập các thông số như trong hình dưới:

32
Hình 2.2: Thông số cho thiết bị phân tách
Heat Exchanger được truy xuất trong Object Palette

Trong Connections page, nhập các thông tin như hình:

33
Hình 2.3: Thông số cho thiết bị trao đổi nhiệt
Do quá trình tái sinh cần nhiệt độ cao, áp suất thấp nên ta cần giảm áp trước khi đi vào
tháp tái sinh. Thiết lập giao diện Valve VLV-100 như hình bên dưới

34
Hình 2.4: Thông số cho valve giảm áp vào tháp tái sinh
Trong phần Worksheet đưa áp suất dòng 8 về 400 kPa.

 Tháp tái sinh amine

Tháp tái sinh amine là một dạng tháp chưng cất, gồm có 26 đĩa thực – 24 loại dạng đĩa
với một reboiler và một condenser.

Thêm tháp chưng với những thông tin như sau:

Bảng 2.11: Thiết lập thông số cho tháp tái sinh

Trong ô… Nhập thông tin…

Name Regenerator Regenerator

No. of Stages 26

Feed Streams / Stage 8/3

Condenser Type Full Reflux

35
Ovhd Vapour Ovhd Vapour

Bottoms Liquyd Bottom

Reboiler Duty Q reboiler

Condenser Duty Q condensate

Parameters/Solver

Damping Adaptive

Solving Method Modified HYSIM Inside-Out

Monitor

Reflux Rate 10 m3/h

Specs

Column Temperature, Condenser 70℃

Sau đó ta Active sử dụng hai biến cố định để cho tháp chạy: Reflux Rate, Temperature.

Thiết lập thiết bị hòa trộn thứ hai MIX-101 như hình vẽ:

36
Hình 2.5: Thông tin cho thiết bị mixer
Với hai dòng amine makeup và water được đưa thông tin trong bảng dưới:

Bảng 2.12: Thông tin dòng amine makeup và water

Trong ô… Nhập thông tin…

Name amine makeup water

Temperature (℃ ¿ 40 30

Pressure (kPa) 490 100

Flow 100 kgmole/h 1500 kg/h

Component Mole Fraction

Mass Fractions Mass Fractions

DEA 0.2 0

37
H2 O 0.8 1

Để nâng áp thuận lợi cho quá trình hấp thụ ta sử dụng bơm để nâng dòng amine lên tới áp
suất 2628 kPa và sử dụng cooler để làm nguội dòng amine xuống còn 55℃.

Thiết lập công cụ Recycle để hồi lưu dòng amine lại vào tháp hấp thụ

Hình 2.6: Thông tin cho thiếp bị Recycle


Chia dòng amine tuần hoàn trở lại vào tháp bằng công cụ TEE trong hysys

38
Hình 2.7: Thông tin cho thiết bị phần tách
Với lưu lượng từng dòng được thể hiện trong Worksheet ở hình bên dưới

39
Hình 2.8: Thông tin phân bố dòng cho thiết bị phân tách
Để đưa áp suất về lại giá trị ban đầu của các dòng amine đi vào tháp hấp thụ ta sử dụng
Valve giảm áp

Hình 2.9: Thông tin cho valve giảm áp dòng vào tháp T-1556

40
Hình 2.10: Thông tin cho valve giảm áp dòng vào tháp T-2402

Hình 2.11: Thông tin cho valve giảm áp dòng vào tháp T-1555
Đề cho qua trình chạy không bị lỗi ta xóa bỏ nhiệt độ của ba dòng DEA T-1556, DEA T-
2402, DEA T-1555

2.1.2 So sánh kết quả thực tiễn


Vì khi mô phỏng nhiều thông số không được biết trước như thông tin thiết bị, cấu thiết bị
tách, trao đổi nhiệt, tình trạng hoạt động hiện tại nhà máy, nên việc mô phỏng sẽ không

41
được chuẩn xác hoàn toàn. Việc thế, đề tài chỉ phỏng theo những số liệu vận hành từ nhà
máy với độ sai số cho phép 5%.

Để đánh giá việc mô phỏng có gần như tương đối với thông số nhà máy, ta cần đi xem xét
so sánh kết quả với thành phần dòng khí ngọt của nhà máy (đã được nêu trên), đặc biệt
nồng độ H2S và CO2 có trong thành phần khí.

Bảng 2.13: So sánh dòng khí ngọt LPG của mô phỏng và của nhà máy

Mô phỏng (%mol) Nhà máy (%mol)

n-Hexane 0.54 0.567

Ethane 0.352 0.335

Propane 11.978 11.72

Propene 31.043 28.179

i-Butane 18.149 21.092

n-Butane 8.553 9.574

H2S 0.053 ppm wt 1.18 ppm wt

tr2-Butene 7.249 7.508

1-Butene 6.941 7.293

i-Butene 8.161 8.588

cis2-Butene 4.953 4.99

i-Pentane 0.258 0.336

n-Pentane 0.002 0.002

13-Butadiene 0.151 0.149

42
3M-1-butene 0.139 0.174

tr2-Pentene 0.002 0.002

2M-2-butene 0.002 0.002

1-Pentene 0.018 0.022

cis2-Pentene 0.002 0.002

2M-1-butene 0.023 0.028

Cyclopropane 0.006 0.005

M-Acetylene 0.003 0.002

Bảng 2.14: So sánh dòng khí ngọt LCO của mô phỏng và của nhà máy

Mô phỏng Nhà máy

n-Hexane 0.601 0.765

Hydrogen 33.975 35.129

Methane 18.657 19.069

Ethane 24.481 24.996

Propane 16.895 17.26

i-Butane 1.553 1.582

n-Butane 0.627 0.638

43
i-Pentane 0.213 0.219

n-Pentane 0.106 0.11

Nitrogen 0.216 0.221

Bảng 2.15: So sánh dòng khí ngọt Fuel Gas của mô phỏng và của nhà máy

Mô phỏng Nhà máy

n-Hexane 0.24 0.15

Hydrogen 37.17 34.006

Methane 23.514 25.477

CO2 0.056 0.218

Ethane 10.653 11.121

Ethylene 15.595 16.709

Propane 0.405 0.393

Propene 1.833 1.582

i-Butane 0.44 0.452

n-Butane 0.121 0.097

H2S 1.041 ppm wt 1 ppm wt

tr2-Butene 0.137 0.11

1-Butene 0.167 0.152

i-Butene 0.204 0.184

44
cis2-Butene 0.081 0.065

i-Pentane 0.042 0.048

n-Pentane 0.006 0.007

13-Butadiene 0.003 0.002

3M-1-butene 0.004 0.004

tr2-Pentene 0.011 0.012

2M-2-butene 0.016 0.018

1-Pentene 0.006 0.006

cis2-Pentene 0.005 0.004

2M-1-butene 0.01 0.011

Oxygen 0.084 0.095

Nitrogen 7.355 8.556

CO 0.594 0.523

Kết quả cho thấy, độ sai số giữa số liệu mô phỏng và số liệu từ nhà máy của thành phần
dòng khí ngọt, đặc biệt nồng độ của H2S và CO2 chênh lệnh không đáng kể.

Đối với đánh giá tiêu chuẩn cho tháp tái sinh dựa theo hai yêu cầu chính là nồng độ H 2S
trong dòng amine tái sinh và nồng độ phần trăm khối lượng của DEA.

45
Bảng 2.16: Thông số yêu cầu cho tháp tái sinh

Chất lượng Mô phỏng Nhà máy

Hàm lượng lưu huỳnh 0.02 mole/mole DEA 0,022 mole/mole DEA

Nồng độ amine 21% wt DEA 20% wt DEA

Đánh giá sai số năng lượng và tỉ lệ H2S/CO2

Bảng 2.17: Thông số năng lượng và H2S/CO2

Sai số cho
Chất lượng Mô phỏng Nhà máy
phép

Tổng năng lượng


30469397.19 29865225.34 2%
(kJ/h)

H2S/CO2
1.54 1.6 3.75%
(kmol/kmol)

Dựa vào các thông số của nhà máy đưa vào mô phỏng và kết quả thu được. Ta thấy, sai số
giữa kết quả mô phỏng và thông số thực tế của nhà máy vẫn có thể chấp nhận trong phạm
vi cho phép dưới 5%. Từ đó có thể thấy mô hình nhóm đã xây dựng là đáng tin cậy để
tiến hành việc đánh giá năng lượng khi thay thế loại dung môi khác dựa trên mô hình này.
2.2 Lựa chọn dung môi tối ưu
Dựa trên phần ưu, nhược điểm của các loại amine đã được trình bày ở phần 1.3, bốn loại
amine được chọn để khảo sát là các loại amine đang được sử dụng phổ biến trong các quy
trình hấp thụ bằng amine trên thế giới, đồng thời chúng được hổ trợ hệ nhiệt động trên
phần mềm mô phỏng Hysys V8.8. Các loại amine này sẽ được đưa vào mô phỏng để đánh
giá, so sánh với dung môi DEA hiện tại về tiêu chí năng lượng và khả năng hấp thụ.
 MDEA dung môi có khả năng hấp thụ chọn lọc giữa H2S và CO2 (do cấu trúc của
amine bậc 3) đây là yếu tố vô cùng quang trọng để tiến hành khảo sát loại amine này,

46
vì nó có khả năng làm tăng nồng độ H2S lên trong dòng khí chua ra khỏi tháp hấp thụ
để vào phân xưởng SRU. Bên cạnh đó khả năng hấp thụ tốt, phản ứng tốt, áp suất hơi
rất nhỏ nên mất mát thấp. MDEA ít ăn mòn nhất nên cho phép tăng nồng độ lên 40÷50
%kl.

 DIPA dung môi có khả năng hấp thụ chọn lọc H 2S hơn CO2. Khi tăng áp suất, độ chọn
lọc của quá trình giảm, DIPA có thể loại bỏ lượng CO 2 lớn hơn. DIPA có thể sử dụng
ở nồng độ cao hơn MEA và DEA làm tăng hiệu quả hấp thụ khí chua và tiết kiệm
năng lượng cho quá trình

 DGA dung môi có khả năng hấp thụ và phản ứng với H2S và CO2 tương tự như DEA,
nhưng áp suất hơi thấp hơn do đó ít mất mát do bay hơi hơn.

 MEA là amine bậc một khả năng chon lọc giữa H2S và CO2 không cao tuy nhiên dung
môi có khả năng phản ứng với khí chua nhanh hơn DEA giúp tăng hiệu quả hấp thụ.

Nồng độ cho phép của 4 loại amine được trình bày ở bảng bên dưới:

Bảng 2.18: Các loại dung môi được nghiên cứu[3]

DEA MEA DIPA DGA MDEA

Nồng độ
25-35 15-20 30-50 50-70 20-50
(%wt)

Khả năng tải Không giới


0.3-0.35 0.3-0.35 0.3-0.35 0.3-0.35
khí axit hạn

Độ chọn với
Không Không Không Không Có
H2 S

Sau khi thu được mô hình mô phỏng bằng dung môi DEA thích hợp, mô hình đó được sử
dụng để khảo sát các loại dung môi trên bằng cách thay thế DEA và tiến hành khảo sát
từng loại dung môi đó để tìm ra lưu lượng và nồng độ thích hợp của mỗi dung môi. Từ

47
kết quả trên, nhóm nghiên cứu tiến hành so sánh các loại dung môi với nhau dựa trên
năng lượng tiêu thụ trên reboiler và bơm dùng cho quá trình và tỉ lệ H 2S/CO2 đáp ứng tiêu
chuẩn dòng khí chua vào cụm thu hồi lưu huỳnh (SRU).

48
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thông qua quá trình mô phỏng để đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng và khả năng hấp
thụ của dung môi DEA tại nhà máy Dung Quất hiện tại, những thông số này là tiêu chuẩn
để lựa chọn dung môi khác có phù hợp cho tiết kiệm năng lượng và nâng cao nồng độ H 2S
vào cụm SRU.

Bảng 3.1 Khảo sát năng lượng và khả năng hấp thụ bằng DEA

Q-reboiler (kJ/h) Q-100 (kJ/h)

33747375,85 207713,56

Tổng năng lượng 33955089,43 kJ/h

H2S/CO2 1,432

Đối với quy trình hấp thụ thì mỗi loại amine cần hoạt động ở một nồng độ nhất định để
đáp ứng được các yêu cầu về ăn mòn, độ nhớt cũng như yêu cầu thành phần dòng khí ngọt
đầu ra của tháp hấp thụ và hổn hợp khí chua của tháp tái sinh. Mục tiêu chính của nghiên
cứu này chủ yếu nhằm tìm ra loại amine có thể đáp ứng được tiêu chuẩn dòng khí chua ra
khỏi tháp tái sinh để tăng hiệu quả hoạt động của cụm phân xưởng thu hồi lưu huỳnh SRU
và hiệu quả kinh tế hơn dung môi DEA đang sử dụng ở nhà máy (đánh giá chủ yếu dựa
trên năng lượng tiêu tốn cho quá trình nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu cung cấp khí
chua cho cụm SRU).
3.1 Khảo sát dung môi Methylethanolamine (MEA)
Theo lý thuyết, MEA là dung môi bậc một, không có khả năng chọn lọc với H 2S và CO2
nồng độ hoạt động hiệu quả nhất trong khoảng nồng độ từ 15-20% khối lượng.[4] Vì thế
nhóm sẽ tiến hành khảo sát MEA trong khoảng nồng độ này, ở các giá trị, 15%, 18%,
20% nhằm tìm ra giá trị nồng độ tối ưu nhất, cho hiệu quả hấp thụ tốt nhất.

49
Tương ứng với từng giá trị nồng độ nhóm tiến hành khảo sát ở các giá trị lưu lượng khác
nhau của ba dòng đầu vào của ba tháp hấp thụ: Lean amine 11, 13, và 10 tương ứng với
ba tháp hấp thụ: Fuel Gas T-1555, LCO T-2402, LPG T-1556.

Dòng Lean amine 11- Fuel Gas đầu vào của tháp hấp thụ Fuel Gas T-1555 với lưu lượng
ban đầu 17500 kg/h với bước nhảy 500, tiến hành ở 4 lưu lượng khác nhau: 17500,
18000, 18500, 19000 kg/h. Tương tự với 2 dòng Lean amine 13 – LCO vào tháp hấp thụ
LCO T-2402 ở lưu lượng 9600, 10100, 10600, 11000 kg/h và dòng Lean amine 10–LPG
vào tháp hấp thụ LPG T-1556 ở lưu lượng 30606, 31606, 32106, 32606 kg/h.

Với sự khảo sát trên các lưu lượng khác nhau này nhằm mục đích đánh giá tốc độ tuần
hoàn của dòng amine trong quy trình công nghệ, đối với việc tăng lưu lượng dòng amine
vào các tháp hấp thụ đồng nghĩa với việc tăng tốc độ tuần hoàn điều này quyết định đến
sự tiêu hao năng lượng ở hai thiết bị chính của công nghệ đó là: thiết bị bơm của quá
trình tuần hoàn amine và thiết bị Reboiler của tháp tái sinh. Để đánh giá năng lượng tiêu
tốn năng lượng của hai thiết bị này dựa trên hai dòng năng lượng cấp cho hai thiết bị là Q-
100 và Q-reboiler.

Theo kết quả khảo sát thu được bảng gồm 125 trường hợp khác nhau. Dựa trên hai tiêu
chuẩn H2S/CO2 và tổng năng lượng để loại các giá trị có tỉ lệ H 2S/CO2 thấp (độ chọn lọc
thấp), và tổng năng lượng tiêu tốn cao, từ đó thu được kết quả bảng 3.2 được trình bày ở
dưới gồm 15 trường hợp được chọn ra là các giá trị có tổng năng lượng tiêu tốn ở thiết bị
bơm và reboiler thấp nhất và tỉ lệ H2S/CO2 cao nhất.

Nồng độ MEA 15% khối lượng tương ứng với các giá trị lưu lượng khác nhau thích hợp,
dựa trên kết quả chạy mô phỏng được trình bày bên dưới:

50
Bảng 3.2: Khảo sát dung môi MEA ở nồng độ 15% khối lượng theo các lưu lượng khác
nhau.

Lean Lean Lean H2S/CO2 Q-reboiler Q-100 Tổng NL


STT amine 11 - amine 13 - amine 10 - (kmol/kmol
Fuel Gas LCO LPG ) (kJ/h) (kJ/h) (kJ/h)

30154616,6
1 17500 9600 31606 1,649 212472,01 30367088,66
5

30161501,3
2 17500 9600 32106 1,649 214244,23 30375745,55
2

30206493,5
3 17500 9600 32606 1,65 215974,62 30422468,19
7

30118284,3
4 17500 10100 30606 1,747 210681,02 30328965,36
4

30157318,5
5 17500 10600 31106 1,65 214138,46 30371456,98
2

30184033,4
6 17500 10600 31606 1,649 215908,48 30399941,97
9

30202324,5
7 18000 9600 32106 1,649 215969,13 30418293,65
2

30209604,6
8 18000 9600 32606 1,649 217742,44 30427347,12
8

30201501,9
9 18000 10100 31606 1,649 215923,46 30417425,44
8

51
30209108,8
10 18000 10100 32106 1,649 217696,62 30426805,43
1

30199781,0
11 18500 9600 31606 1,649 215939,22 30415720,24
2

30207879,4
12 18500 9600 32106 1,649 217712,10 30425591,51
1

30207879,4
13 18500 9600 32606 1,649 217712,10 30425591,51
1

30207879,4
14 18500 10100 30606 1,649 217712,10 30425591,51
1

30207879,4
15 18500 10100 31106 1,649 217712,10 30425591,51
1

Từ bảng 3.2 ta thu được đồ thị về tỉ lệ H 2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn cho 15 trường hợp
trên như sau:

30440000.00 1.76

Tỉ lệ H2S/CO2 (kmol/kmol)
30420000.00 1.74
30400000.00
1.72
NL tiêu tốn kJ/h

30380000.00
1.70
30360000.00
1.68
30340000.00
1.66
30320000.00
1.64
30300000.00

30280000.00 1.62

30260000.00 1.60
Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Tổng NL H2S/CO2

52
Hình 3.1 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của MEA ở nồng độ 15%
khối lượng
Từ bảng 3.2 có thể thấy trường hợp thứ 4 (giá trị bôi đen) tối ưu nhất cho tiêu chuẩn lựa
chọn dựa trên tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn.

Tương tự như trên, tiến hành khảo sát cho các nồng độ còn lại:18%, 20% khối lượng và ta
thu được kết quả được trình bày như sau:

Bảng 3.3: Khảo sát dung môi MEA ở nồng độ 18% khối lượng theo các lưu lượng khác
nhau.

Lean Lean H2S/CO2 Q-reboiler Q-100 Tổng NL


ST Lean amine
amine 11 - amine 13 - (kmol/kmol
T 10 - LPG (kJ/h) (kJ/h) (kJ/h)
Fuel Gas LCO )

1 17500 9100 32606 1,697 30145696,34 214726,10 30360422,44

2 17500 9600 31606 1,698 30124838,05 212851,94 30337689,99

30183269,4
3 17500 10100 32106 1,7 216284,51 30399553,97
6

4 17500 10100 32606 1,698 30200033,90 218055,69 30418089,6

5 17500 10600 30606 1,698 30128607,22 212706,61 30341313,82

6 17500 10600 31606 1,7 30190537,17 216187,56 30406724,72

7 17500 10600 32106 1,698 30204752,34 217961,14 30422713,48

8 17500 10600 32606 1,7 30245963,88 219672,35 30465636,24

9 17500 11100 30606 1,697 30158932,09 214350,56 30373282,65

10 17500 11100 31606 1,699 30224149,92 217832,94 30441982,86

11 17500 11100 32106 1,697 30237003,94 219608,31 30456612,25

53
12 18000 9600 31106 1,698 30150934,33 212656,05 30363590,38

13 18000 9600 32106 1,699 30208184,10 216143,71 30424327,81

14 18000 9600 32606 1,697 30216981,52 217919,70 30434901,22

15 18000 10100 30606 1,697 30147766,79 212580,59 30360347,38

30500000.00 1.701

Tỉ lệ H2S/CO2 (kmol/kmol)
1.700
30450000.00
NL tiêu tốn (kJ/h)

1.699
30400000.00
1.698
30350000.00
1.697

30300000.00
1.696

30250000.00 1.695
Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Tổng NL H2S/CO2

Hình 3.2 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của MEA ở nồng độ 18%
khối lượng

Bảng 3.4: Khảo sát dung môi MEA ở nồng độ 20% khối lượng theo các lưu lượng khác
nhau.

Lean Lean Lean H2S/CO2 Q-reboiler Q-100 Tổng NL


ST
amine 11 amine 13 - amine 10 - (kmol/kmol
T (kJ/h) (kJ/h) (kJ/h)
- Fuel Gas LCO LPG )

54
30212144,4 212476,8
1 17500 9100 32106 1,733 30424621,35
6 9

30262894,6 215931,6
2 17500 9600 32606 1,735 30478826,29
0 9

30237729,8 214126,8
3 17500 10100 31606 1,735 30451856,75
6 9

30243524,3 215909,9
4 17500 10100 32106 1,733 30459434,32
8 4

30291804,0 217624,0
5 17500 10100 32606 1,736 30509428,14
9 6

30264342,0 215822,3
6 17500 10600 31606 1,735 30480164,43
5 8

30270078,3 217606,5
7 17500 10600 32106 1,733 30487684,96
9 8

30213479,2 212446,5
8 18000 9100 31606 1,733 30425925,82
3 9

30268113,8 215945,3
9 18000 9100 32606 1,735 30484059,25
8 7

30239961,7 214147,8
10 18000 9600 31606 1,735 30454109,67
9 9

30244987,0 215931,2
11 18000 9600 32106 1,733 30460918,25
5 0

12 18000 10600 31106 1,735 30264277,9 215800,2 30480078,26

55
9 7

30270612,0 217582,2
13 18000 10600 31606 1,733 30488194,25
6 0

30251700,4 215749,2
14 18000 11100 30606 1,733 30467449,73
9 4

30232811,0 214093,2
15 18500 9600 31106 1,733 30446904,29
2 7

30520000.000 1.737

30500000.000
1.736

Tỉ lệ H2S/CO2 (kmol/kmol)
30480000.000
1.735
NL tiêu tốn

30460000.000
1.734
30440000.000

1.733
30420000.000

1.732
30400000.000

30380000.000 1.731
Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Tổng NL H2S/CO2

Hình 3.3 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của MEA ở nồng độ 20%
khối lượng
Từ kết quả khảo sát ở trên, đối với mỗi nồng độ và lưu lượng khác nhau sẽ cho một giá trị
tối ưu. Qua ba giá trị nồng độ của dung môi MEA khác nhau thu được bảng kết quả sau:

Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả khảo sát của MEA ở các nồng độ khác nhau.

ST Nồng Lean Lean Lean H2S/CO2 Q- Q-100 Tổng NL


T amine amine amine 10 (kmol/kmol

56
độ 11 - reboiler
13 -
Fuel - LPG ) (kJ/h) (kJ/h)
(% LCO (kJ/h)
Gas

1 15 17500 10100 30606 1,747 30118284 210681 30328965

2 18 17500 10100 32106 1,7 30183269 216284 30399553

3 20 17500 9100 32106 1,733 30212144 212476 30424620

Bảng 3.6 trình bày kết quả tối ưu đối với bốn nồng độ amine MEA khảo sát từ kết quả
trên giá trị thứ nhất đối với MEA 15% khối lượng, tỉ lệ H 2S/CO2 là 1.747 , tổng năng
lượng tiêu tốn cho quá trình 30328965,36 kJ/h.

30440000.000 1.760

30420000.000 1.750

Tỉ lệ H2S/CO2(kmol/kmol)
1.740
30400000.000
NL tiêu tốn (kj/h)

1.730
30380000.000
1.720
30360000.000
1.710
30340000.000
1.700
30320000.000
1.690

30300000.000 1.680

30280000.000 1.670
Case 1 Case 2 Case 3

Tổng NL H2S/CO2

Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn khi sử dụng MEA
3.2 Khảo sát đối với dung môi Diisopropylamine (DIPA)
Theo lý thuyết, amine DIPA là amine bậc hai, có khả năng hấp thụ chọn lọc H 2S hơn CO2,
nhưng độ chọn lọc sẽ giảm khi tăng áp suất hấp thụ. Mặt khác, DIPA có khả năng hoạt
động ở điều kiện nồng độ lớn hơn so với MEA trong khoảng nồng độ 30 đến 50% khối

57
lượng.[4] Để tìm ra nồng độ tối ưu cho DIPA nhóm tiến hành khảo sát trên 5 nồng độ khác
nhau: 0.35, 0.4, 0.45, 0.5% khối lượng ứng với lưu lượng khác nhau.

Bảng 3.3: Khảo sát dung môi DIPA ở nồng độ 35% khối lượng theo các lưu lượng khác
nhau

Lean
Lean Lean
amine H2S/CO2 Q-reboiler Q-100 Tổng NL
ST amine amine
11 - (kmol/kmol
T 13 - 10 - (kJ/h) (kJ/h) (kJ/h)
Fuel )
LCO LPG
Gas

1 17500 9100 31606 1.441 29739792.00 213247.36 29953039.35

29773419.2 29988397.0
2 17500 9100 32106 1.451 214977.78
3 1

3 17500 9100 32606 1.467 29816292.85 216702.55 30032995.40

4 17500 9600 32106 1.446 29803550.79 216676.26 30020227.04

5 17500 9600 32606 1.464 29845433.45 218401.85 30063835.31

6 17500 10100 31606 1.436 29797555.75 216645.57 30014201.32

7 17500 10100 32106 1.446 29830831.57 218376.12 30049207.69

8 17500 10100 32606 1.469 29867785.69 220102.46 30087888.15

9 17500 10600 30606 1.469 29867785.69 220102.46 30087888.15

10 17500 10600 31106 1.469 29867785.69 220102.46 30087888.15

11 17500 10600 31606 1.469 29867785.69 220102.46 30087888.15

12 17500 10600 32106 1.451 29867429.67 220073.34 30087503.01

58
13 17500 11100 31606 1.438 29850827.53 220044.45 30070871.98

14 18000 9100 32106 1.435 29815426.99 216717.65 30032144.64

15 18000 9100 32606 1.455 29857908.39 218443.07 30076351.46

Khảo sát tương tự đối với MEA ở các giá trị lưu lượng khác nhau, từ bảng 3.7, có thể thấy
giá trị thứ hai tối ưu nhất so với các giá trị còn lại.

30100000 1.48

1.47
30050000

Tỉ lệ H2S/CO2 (kmol/kmol)
1.46
NL tiêu tốn (kJ/h)

30000000
1.45

1.44
29950000

1.43
29900000
1.42

29850000 1.41
Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Tổng NL H2S/CO2

Hình 3.5 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của DIPA ở nồng độ 35%
khối lượng
Tương tự như trên, tiến hành khảo sát cho các nồng độ còn lại: 40%, 45%, 50% khối
lượng, thu được kết quả được trình bày trong các bảng bên dưới:

Bảng 3.4: Khảo sát dung môi DIPA ở nồng độ 40% khối lượng theo các lưu lượng khác
nhau.

ST Lean Lean Lean H2S/CO2 Q-reboiler Q-100 Tổng NL

59
amine amine
amine 13 (kmol/
T 11 - 10 - (kJ/h) (kJ/h) (kJ/h)
- LCO kmol)
Fuel Gas LPG

215648.878 30110888.3
1 17500 9100 32106 1.370 29895239.5
9 8

29938518.3 30155887.1
2 17500 9100 32606 1.388 217368.83
1 4

29966729.8 30185791.4
3 17500 9600 32606 1.385 219061.58
7 5

29949930.0 30168970.4
4 17500 10100 32106 1.371 219040.37
8 5

29994275.8 30215036.3
5 17500 10100 32606 1.388 220760.48
8 6

29977740.4 30198476.8
6 17500 10600 32106 1.371 220736.34
8 2

30005348.1 30227780.7
7 17500 11100 32106 1.371 222432.52
8 0

29977459.0 30196563.4
8 18000 9100 32606 1.382 219104.38
3 1

30004724.0 30225525.6
9 18000 9600 32606 1.382 220801.54
7 1

30004724.0 30225525.6
10 18000 10100 30606 1.382 220801.54
7 1

60
30004724.0 30225525.6
11 18000 10100 31106 1.382 220801.54
7 1

30004724.0 30225525.6
12 18000 10100 31606 1.382 220801.54
7 1

29996566.9 30217343.3
13 18000 10100 32106 1.371 220776.43
6 9

30008102.5 30228965.7
14 18500 9100 32606 1.387 220863.22
3 5

30002319.6 30223141.9
15 18500 9600 32106 1.367 220822.25
8 3

30240000 1.39
30220000

Tỉ lệ H2S/CO2 (kmol/kmol)
1.385
30200000
NL tiêu tốn (kJ/h)

30180000 1.38

30160000
1.375
30140000
1.37
30120000
30100000 1.365
30080000
1.36
30060000
30040000 1.355
Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Tổng NL H2S/CO2

Hình 3.6 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của DIPA ở nồng độ 40%
khối lượng
Bảng 3.5: Khảo sát dung môi DIPA ở nồng độ 45% khối lượng theo các lưu lượng khác
nhau.

61
Lean Lean Lean
H2S/CO2 Q-reboiler Q-100 Tổng NL
ST amine 11 amine amine
(kmol/kmol
T - Fuel 13 - 10 - (kJ/h) (kJ/h) (kJ/h)
)
Gas LCO LPG

30038651.3 218250.3 30256901.6


1 17500 9100 32606 1.312
3 3 6

30027086.4 218228.0 30245314.4


2 17500 9600 32106 1.299
0 1 2

30062389.6 219949.3 30282338.9


3 17500 9600 32606 1.309
2 1 2

30054933.0 219922.6 30274855.7


4 17500 10100 32106 1.299
8 7 5

30089577.6 221643.9 30311221.6


5 17500 10100 32606 1.310
9 6 6

30071546.2 219989.9 30291536.2


6 18000 9100 32606 1.314
2 9 2

30099962.6 221684.6 30321647.2


7 18000 9600 32606 1.314
0 9 9

30088190.9 221661.7 30309852.7


8 18000 10100 32106 1.301
6 5 1

30116051.6 223356.3 30339408.0


9 18000 10600 32106 1.301
2 7 0

10 18500 9100 32106 1.301 30062203.3 220015.0 30282218.3

62
7 0 8

30107390.1 221729.8 30329119.9


11 18500 9100 32606 1.317
2 7 9

30089096.1 221710.4 30310806.6


12 18500 9600 32106 1.301
8 4 2

30094172.4 221744.4 30315916.9


13 19000 9100 32106 1.307
2 8 0

30119380.4 223414.9 30342795.3


14 19000 10100 31606 1.298
2 4 7

30101632.7 221743.6 30323376.4


15 19500 9100 31606 1.306
2 7 0

30360000 1.32

Tỉ lệ H2S/CO2 (kmol/kmol)
30340000
1.315
30320000
NL tiêu tốn (kJ/h)

1.31
30300000
30280000 1.305

30260000 1.3
30240000
1.295
30220000
1.29
30200000
30180000 1.285
Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Tổng NL H2S/CO2

Hình 3.7 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của DIPA ở nồng độ 45%
khối lượng

63
Bảng 3.6: Khảo sát dung môi DIPA ở nồng độ 50% khối lượng theo các lưu lượng khác
nhau.

Lean Lean
Lean H2S/CO2 Q-reboiler Q-100 Tổng NL
ST amine amine
amine 10 (kmol/kmol
T 11 - Fuel 13 - (kJ/h) (kJ/h) (kJ/h)
- LPG )
Gas LCO

29957641.7 212573.9
1 17500 9100 30606 1.17 30170215.74
9 5

29996873.4 214287.1
2 17500 9100 31106 1.18 30211160.65
9 6

30041946.3 215995.2
3 17500 9100 31606 1.20 30257941.64
9 4

30079519.1 217711.7
4 17500 9100 32106 1.21 30297230.94
4 9

30122239.9 219420.9
5 17500 9100 32606 1.23 30341660.87
5 1

30002835.9 214246.6
6 17500 9600 30606 1.16 30217082.60
4 6

30036490.3 215958.7
7 17500 9600 31106 1.17 30252449.09
7 1

30071269.7 217686.4
8 17500 9600 31606 1.20 30288956.24
7 6

30107571.5 219403.0
9 17500 9600 32106 1.21 30326974.58
3 5

64
30153397.6 221112.7
10 17500 9600 32606 1.23 30374510.40
3 7

30031840.8 215938.7
11 17500 10100 30606 1.16 30247779.54
1 3

30065991.6 217650.7
12 17500 10100 31106 1.179 30283642.46
6 9

30100271.3 219378.7
13 17500 10100 31606 1.204 30319650.01
0 1

30400000 1.24

Tỉ lệ H2S/CO2 (kmol/kmol)
30350000 1.22
NL tiêu tốn (kJ/h)

30300000
1.2
30250000
1.18
30200000
1.16
30150000

30100000 1.14

30050000 1.12
Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Tổng NL H2S/CO2

Hình 3.8 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của DIPA ở nồng độ 50%
khối lượng
Từ kết quả khảo sát ở trên, đối với mỗi nồng độ và lưu lượng khác nhau sẽ cho một giá trị
tối ưu. Qua bốn giá trị nồng độ của dung môi DIPA khác nhau thu được bảng kết quả sau:

Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả khảo sát của DIPA ở các nồng độ khác nhau

ST Nồng Lean Lean Lean H2S/CO2 Q-reboiler Q-100 Tổng NL


T amin amin amine 10 (kmol/kmo

65
độ e 11 - e 13

(%wt| Fuel - - LPG l) (kJ/h) (kJ/h) (kJ/h)

) Gas LCO

1750 29773419. 214977. 29988397.


1 0.35 9100 32106 1.451
0 23 78 01

1750 29895239. 215648.8 30110888.


2 0.4 9100 32106 1.370
0 50 8 38

1750 30038651. 218250.3 30256901.


3 0.45 9100 32606 1.312
0 33 3 66

1750 29957641. 212573.9 30170215.


4 0.5 9100 30606 1.176
0 79 5 74

Tử kết quả bảng 3.11, giá trị thứ nhất với nồng độ 0.35% khối lượng khảo sát cho kết quả
tỷ lệ H2S/CO2 cao nhất và ít tiêu tốn năng lượng hơn so với 3 nồng độ còn lại. Vì vậy giá
trị đầu tiên trong bảng 3.11 là giá trị DPIA hoạt động ở điều kiện tối ưu.

30300000 1.6

Tỉ lệ H2S/CO2 (kmol/kmol)
30250000 1.4
30200000 1.2
NL tiêu tốn (kJ/h)

30150000
1
30100000
0.8
30050000
0.6
30000000
29950000 0.4

29900000 0.2

29850000 0
Case 1 Case 2 Case 3 Case 4

Tổng NL H2S/CO2

Hình 3.9: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn khi sử dụng DIPA

66
3.3 Khảo Sát Đối Với Dung Môi Diglycolamine (DGA)
Dung môi DGA là amine bậc 1, không có khả năng chọn lọc giữa H 2S/CO2, có thể sử
dụng ở nồng độ cao từ 50-70% khối lượng.[4] Dưới đây là kết quả khảo sát của DGA ở các
nồng độ khác nhau và ứng với lưu lượng khác nhau.

Bảng 3.8: Khảo sát dung môi DGA ở nồng độ 50% khối lượng theo các lưu lượng khác
nhau.

Lean Lean H2S/CO2


Lean Q-reboiler Q-100 Tổng NL
ST amine amine
amine 10 (kmol/
T 11 - 13 - (kJ/h) (kJ/h) (kJ/h)
- LPG kmol)
Fuel Gas LCO

31156860.8
1 17500 9100 30606 1.537 213651.40 31370512.21
1

31190612.9
2 17500 9100 31106 1.540 215395.97 31406008.88
1

31258752.5
3 17500 9100 32106 1.537 218862.28 31477614.82
4

31246700.9
4 17500 10100 31106 1.536 218761.74 31465462.70
6

31279429.3
5 17500 10600 31106 1.537 220446.78 31499876.14
6

31247258.6
6 18000 9100 31606 1.537 218867.43 31466126.03
0

31246630.6
7 18000 9600 31106 1.537 218817.11 31465447.77
6

67
31279046.2
8 18000 10100 31106 1.537 220501.27 31499547.54
7

31244871.6
9 18500 9100 31106 1.537 218870.33 31463742.01
9

31311353.7
10 18500 9100 32106 1.537 222342.62 31533696.40
8

31309920.5
11 18500 10100 31106 1.537 222236.57 31532157.12
6

31244088.3
12 19000 9100 30606 1.534 218825.62 31462914.02
9

31274350.6
13 19000 9100 31106 1.538 220566.44 31494917.09
4

31307233.0
14 19000 9600 31106 1.537 222252.12 31529485.11
0

31275776.4
15 19500 9100 30606 1.534 220520.04 31496296.49
6

68
31550000 1.541

Tỉ lệ H2S/CO2 (kmol/kmol)
1.54
31500000
1.539
NL tiêu tốn (kJ/h) 31450000
1.538
1.537
31400000 1.536
1.535
31350000
1.534
1.533
31300000
1.532
31250000 1.531
Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Tổng NL H2S/CO2

Hình 3.10 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của DGA ở nồng độ 50%
khối lượng
Bảng 3.9: Khảo sát dung môi DGA ở nồng độ 53% khối lượng theo các lưu lượng khác
nhau.

Lean Lean Lean


H2S/CO2 Q-reboiler Q-100 Tổng NL
ST amine 11 amine amine
(kmol/kmol
T - Fuel 13 - 10 - (kJ/h) (kJ/h) (kJ/h)
)
Gas LCO LPG

31017502.6 213048.1
1 17500 9100 30606 1.534 31230550.83
5 9

31046590.2 214790.9 31261381.1


2 17500 9100 31106 1.536
0 7 7

31130393.1 219846.7
3 17500 10600 31106 1.534 31350239.89
4 5

31161657.1 221537.1
4 17500 11100 31106 1.534 31383194.37
8 9

69
31064544.1 216538.5
5 18000 9100 31106 1.535 31281082.72
9 3

31130001.5 219955.5
6 18000 9600 31606 1.533 31349957.11
5 6

31128396.7 219906.7
7 18000 10100 31106 1.534 31348303.46
5 1

31159818.5 221591.7
8 18000 10600 31106 1.534 31381410.27
0 7

31094662.2 218270.1
9 18500 9100 31106 1.535 31312932.35
3 2

31160641.9 221740.9
10 18500 9100 32106 1.533 31382382.83
0 3

31126853.0 219952.2
11 18500 9600 31106 1.534 31346805.25
1 4

31157646.9 221637.9
12 18500 10100 31106 1.534 31379284.92
6 5

31123816.0 219978.5
13 19000 9100 31106 1.535 31343794.59
4 4

31155902.0 221660.9
14 19000 9600 31106 1.534 31377562.99
6 4

31153423.9 221674.3
15 19500 9100 31106 1.535 31375098.32
8 4

70
31400000 1.5365
1.536

Tỉ lệ H2S/CO2 (kmol/kmol)
31350000 1.5355
NL tiêu tốn (kJ/h) 1.535
1.5345
31300000
1.534
1.5335
31250000
1.533
1.5325
31200000 1.532
1.5315
31150000 1.531
Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Tổng NL H2S/CO2

Hình 3.11 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của DGA ở nồng độ 53%
khối lượng
Bảng 3.10: Khảo sát dung môi DGA ở nồng độ 56% khối lượng theo các lưu lượng khác
nhau.

Lean Lean
Lean H2S/CO2 Q-reboiler Q-100 Tổng NL
ST amine 11 amine
amine 10 (kmol/kmol
T - Fuel 13 - (kJ/h) (kJ/h) (kJ/h)
- LPG )
Gas LCO

31329247.9 214330.2
1 17500 9100 30606 1.546 31543578.15
2 3

31361689.2 216075.4
2 17500 9100 31106 1.545 31577764.63
3 0

31393166.4 217818.1
3 17500 9100 31606 1.549 31610984.52
3 0

31468027.7 221225.8
4 17500 9600 32106 1.542 31689253.55
2 3

71
31500725.0 222908.4
5 17500 10100 32106 1.541 31723633.48
8 0

31495146.2 222966.8
6 18000 9600 32106 1.541 31718113.03
1 2

31495146.2 222966.8
7 18000 9600 32606 1.541 31718113.03
1 2

31495146.2 222966.8
8 18000 10100 30606 1.541 31718113.03
1 2

31495146.2 222966.8
9 18000 10100 31106 1.541 31718113.03
1 2

31493541.0 222863.3
10 18000 10600 31106 1.541 31716404.34
3 1

31526890.5 224547.8
11 18000 11100 31106 1.541 31751438.39
9 0

31492874.9 223007.7
12 18500 9100 32106 1.541 31715882.77
9 8

31524557.9 224694.8
13 18500 9600 32106 1.541 31749252.77
6 1

31522423.6 224669.2
14 19000 9600 31606 1.541 31747092.90
2 8

31521454.9 224618.0
15 19000 10100 31106 1.541 31746073.03
6 8

72
31800000 1.55

Tỉ lệ H2S/CO2 (kmol/kmol)
31750000 1.548
31700000
NL tiêu tốn (kJ/h) 1.546
31650000
1.544
31600000
1.542
31550000
1.54
31500000
31450000 1.538

31400000 1.536
Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Tổng NL H2S/CO2

Hình 3.12 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của DGA ở nồng độ 56%
khối lượng
Bảng 3.11: Khảo sát dung môi DGA ở nồng độ 58% khối lượng theo các lưu lượng khác
nhau.

Lean Lean
Lean H2S/CO2 Q-reboiler Q-100 Tổng NL
ST amine amine
amine 10 (kmol/kmo
T 11 - 13 - (kJ/h) (kJ/h) (kJ/h)
- LPG l)
Fuel Gas LCO

31538604. 215106.4 31753710.


1 17500 9100 30606 1.548
10 7 57

31573620.3 216850.9 31790471.2


2 17500 9100 31106 1.547
0 8 7

31606590.4 218592.7 31825183.2


3 17500 9100 31606 1.552
8 5 3

31674293.8 221995.9 31896289.7


4 17500 9600 32106 1.544
1 3 4

73
31638872.0 220208.0 31859080.1
5 17500 10100 31106 1.543
8 3 1

31709660.9 223576.4 31933237.4


6 17500 11100 31106 1.544
8 4 2

31674217.5 222047.9 31896265.4


7 18000 9100 32106 1.544
1 5 6

31637645.6 220259.3 31857904.9


8 18000 9600 31106 1.543
4 4 8

31708351.1 223730.3 31932081.5


9 18000 9600 32106 1.544
5 7 2

31706761.2 223625.7 31930386.9


10 18000 10600 31106 1.544
0 5 5

31741454.2 225305.5 31966759.7


11 18000 11100 31106 1.544
2 1 3

31705236.3 223777.5 31929013.8


12 18500 9100 32106 1.544
2 7 9

31703044.6 223672.1 31926716.8


13 18500 10100 31106 1.543
5 6 1

31737344.5 225350.5 31962695.1


14 18500 10600 31106 1.544
9 0 0

31699858.4 223696.5 31923555.0


15 19000 9600 31106 1.544
0 9 0

Bảng 3.12: Khảo sát dung môi DGA ở nồng độ 60% khối lượng theo các lưu lượng khác
nhau.

74
Lean
Lean
amine Lean H2S/CO2 Q-reboiler Q-100 Tổng NL
ST amine
11 - amine 13 (kmol/kmo
T 10 - (kJ/h) (kJ/h) (kJ/h)
Fuel - LCO l)
LPG
Gas

31939403.0 222916.6 32162319.7


1 17500 9100 32606 1.547
5 6 1

31973334.2 224549.1 32197883.4


2 17500 10100 32106 1.548
2 9 2

31971757.6 224446.9 32196204.5


3 17500 11100 31106 1.546
4 2 6

31933510.9 222919.0 32156430.0


4 18000 9100 32106 1.547
6 5 1

31894515.2 221129.6 32115644.9


5 18000 9600 31106 1.547
6 9 5

31969378.4 224601.4 32193979.9


6 18000 9600 32106 1.548
7 2 0

31967304.5 224496.7 32191801.2


7 18000 10600 31106 1.546
7 1 8

31966004.7 224644.1 32190648.8


8 18500 9100 32106 1.547
3 1 4

31962812.4 224542.2 32187354.7


9 18500 10100 31106 1.548
9 7 6

10 18500 10600 31106 1.547 31999846.3 226224.1 32226070.4

75
6 0 6

31997739.0 226342.8 32224081.8


11 19000 9100 32106 1.548
1 0 0

31959251.4 224556.9 32183808.3


12 19000 9600 31106 1.546
5 3 8

31995474.0 226239.7 32221713.8


13 19000 10100 31106 1.547
7 9 6

31995474.0 226239.7 32221713.8


14 19000 10100 31606 1.547
7 9 6

31995474.0 226239.7 32221713.8


15 19000 10100 32106 1.547
7 9 6

32000000 1.554

31950000 1.552

Tỉ lệ H2S/CO2 (kmol/kmol)
31900000 1.55
NL tiêu tốn (kJ/h)

31850000 1.548

31800000 1.546

31750000 1.544

31700000 1.542

31650000 1.54

31600000 1.538
Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Tổng NL H2S/CO2

Hình 3.13 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của DGA ở nồng độ 60%
khối lượng
Bảng 3.13: Tổng hợp kết quả khảo sát của DGA ở các nồng độ khác nhau.

76
Lean
Nồn amin Lean Lean
g độ H2S/CO2 Q-reboiler Q-100 Tổng NL
ST e 11 amine amine
(kmol/km
T (%w - 13 - 10 - (kJ/h) (kJ/h) (kJ/h)
ol)
t) Fuel LCO LPG
Gas

1750 31190612. 215395. 31406008.


1 0.5 9100 31106 1.540
0 91 97 88

1750 31046590. 214790. 31261381.


2 0.53 9100 31106 1.536
0 20 97 17

1750 31329247. 214330. 31543578.


3 0.56 9100 30606 1.546
0 92 23 15

1750 31538604. 215106. 31753710.


4 0.58 9100 30606 1.548
0 10 47 57

1800 31894515. 221129. 32115644.


5 0.6 9600 31106 1.547
0 26 69 95

Từ kết quả tổng hợp bảng 3.17 của dung môi DGA kết quả thứ hai ở nồng độ 0.53% khối
lượng, tỉ lệ H2S/CO2 là 1.536 và năng lượng tiêu tốn cho quá trình là 31261381.17 kJ/h
phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn.

77
32200000 1.55

1.548

Tỉ lệ H2S/CO2 (kmol/kmol)
32000000
1.546
31800000
NL tiêu tốn (kJ/h)
1.544

1.542
31600000
1.54
31400000
1.538

31200000 1.536

1.534
31000000
1.532

30800000 1.53
Case 1 Case 2 Case 3 Case 4 Case 5

Tổng NL H2S/CO2

Hình 3.14: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn khi sử dụng DGA
3.4 Khảo Sát Đối Với Dung Môi Methyl diethanolamine (MDEA)
Dung môi MDEA là dung môi bậc ba cho khả năng hấp thụ chọn lọc giữa H 2S/CO2, và có
thể hoạt động ở điều kiện nồng độ cao từ 30-50% khối lượng. Dưới đây là kết quả khảo
sát của MDEA ở nồng độ khác nhau và lưu lượng khác nhau.

Bảng 3.14: Khảo sát dung môi MDEA ở nồng độ 35% khối lượng theo các lưu lượng
khác nhau.

Lean Lean
Lean H2S/CO2 Q-reboiler Q-100 Tổng NL
ST amine 11 amine
amine 13 - (kmol/kmol
T - Fuel 10 - (kJ/h) (kJ/h) (kJ/h)
LCO )
Gas LPG

28426747.1 206826.121 28633573.2


1 17500 9100 30606 2.834
4 1 6

28481989.1 210300.364 28692289.4


2 17500 9100 31606 2.846
2 1 9

78
28505772.6 212035.973 28717808.5
3 17500 9100 32106 2.836
1 3 9

213770.359 28747579.5
4 17500 9100 32606 2.842 28533809.2
2 6

28507841.1 211988.162 28719829.3


5 17500 9600 31606 2.846
5 8 1

213723.893
6 17500 9600 32106 2.837 28531796.6 28745520.5
5

215458.131 28773792.7
7 17500 9600 32606 2.843 28558334.6
4 3

28531898.1 213677.459 28745575.6


8 17500 10100 31606 2.847
9 3 5

28531898.1 213677.459 28745575.6


9 17500 10100 32106 2.847
9 3 5

28531898.1 213677.459 28745575.6


10 17500 10100 32606 2.847
9 3 5

28501210.4 211897.371 28713107.7


11 17500 10600 30606 2.834
1 5 8

28526973.3 213631.789
12 17500 10600 31106 2.835 28740605.1
1 6

28553343.8 28768711.1
13 17500 10600 31606 2.84 215367.29
3 2

14 17500 10600 32106 2.844 28580702.6 217100.846 28797803.4

79
2 6 7

28606937.7 218837.582
15 17500 10600 32606 2.842 28825775.3
1 8

28850000 2.85

Tỉ lệ H2S/CO2 (kmol/kmol)
28800000
2.845
NL tiêu tốn (kJ/h)

28750000

28700000 2.84

28650000 2.835
28600000
2.83
28550000

28500000 2.825
Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Tổng NL H2S/CO2

Hình 3.15 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của DGA ở nồng độ 35%
khối lượng
Bảng 3.15: Khảo sát dung môi MDEA ở nồng độ 40% khối lượng theo các lưu lượng
khác nhau.

Lean
Lean Lean H2S/CO2 Q-reboiler Q-100 Tổng NL
ST amine
amine 11 - amine 13 (kmol/kmol
T 10 - (kJ/h) (kJ/h) (kJ/h)
Fuel Gas - LCO )
LPG

28476749.1 28683545.8
1 17500 9100 30606 2.759 206796.68
6 4

28499130.3 28707664.6
2 17500 9100 31106 2.764 208534.26
8 4

80
28525780.0 28736047.1
3 17500 9100 31606 2.763 210267.18
1 9

28549420.8 28761421.8
4 17500 9100 32106 2.772 212000.92
9 1

28575549.5 28789281.8
5 17500 9100 32606 2.758 213732.35
3 8

28549655.1 28761606.1
6 17500 9600 31606 2.771 211950.95
8 3

28571441.2 28785124.2
7 17500 9600 32106 2.759 213682.95
9 4

28548588.6 28760479.3
8 17500 10100 31106 2.757 211890.65
7 3

28573479.6 28787114.7
9 17500 10100 31606 2.772 213635.02
7 0

28572644.0 28786218.8
10 17500 10600 31106 2.757 213574.85
2 8

28572644.0 28786218.8
11 17500 10600 31606 2.757 213574.85
2 8

28572644.0 28786218.8
12 17500 10600 32106 2.757 213574.85
2 8

28572644.0 28786218.8
13 17500 10600 32606 2.757 213574.85
2 8

14 17500 11100 30606 2.757 28572644.0 213574.85 28786218.8

81
2 8

28572644.0 28786218.8
15 17500 11100 31106 2.757 213574.85
2 8

28800000 2.775

Tỉ lệ H2S/CO2 (kmol/kmol)
28780000
NL tiêu tốn (kJ/h)

2.77
28760000
28740000 2.765
28720000
2.76
28700000
28680000 2.755
28660000
2.75
28640000
28620000 2.745
Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Tổng NL H2S/CO2

Hình 3.16 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của DGA ở nồng độ 40%
khối lượng
Bảng 3.16: Khảo sát dung môi MDEA ở nồng độ 45% khối lượng theo các lưu lượng
khác nhau.

Lean Lean
Lean H2S/CO2 Q-reboiler Q-100 Tổng NL
ST amine 11 amine
amine 10 (kmol/kmol
T - Fuel 13 - (kJ/h) (kJ/h) (kJ/h)
- LPG )
Gas LCO

28514421.7 206865.298 28721287.0


1 17500 9100 30606 2.72
5 1 5

28564585.9 28774917.9
2 17500 9100 31606 2.714 210332.03
2 5

82
28584883.0 28796943.4
3 17500 9100 32106 2.717 212060.37
3 1

28611533.5 28825324.9
4 17500 9100 32606 2.729 213791.43
1 4

28587557.2 28799566.2
5 17500 9600 31606 2.717 212008.98
9 7

28611735.6 28825473.2
6 17500 9600 32106 2.718 213737.59
8 7

28635789.6 28851256.7
7 17500 9600 32606 2.729 215467.09
6 5

28611835.0 28825523.1
8 17500 10100 31606 2.718 213688.14
6 9

28635951.8 28851367.2
9 17500 10100 32106 2.718 215415.41
6 6

28660025.9 28877171.6
10 17500 10100 32606 2.73 217145.65
8 4

28660025.9 28877171.6
11 17500 10600 30606 2.73 217145.65
8 4

28660025.9 28877171.6
12 17500 10600 31106 2.73 217145.65
8 4

28660025.9 28877171.6
13 17500 10600 31606 2.73 217145.65
8 4

14 17500 10600 32106 2.73 28660025.9 217145.65 28877171.6

83
8 4

28660025.9 28877171.6
15 17500 10600 32606 2.73 217145.65
8 4

28900000 2.735

Tỉ lệ H2S/CO2 (kmol/kmol)
28850000 2.73
NL tiêu tốn (kJ/h)

28800000 2.725

28750000 2.72

28700000 2.715

28650000 2.71

28600000 2.705
Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Tổng NL H2S/CO2

Hình 3.17 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của DGA ở nồng độ 45%
khối lượng
Bảng 3.17: Khảo sát dung môi MDEA ở nồng độ 50% khối lượng theo các lưu lượng
khác nhau.

Lean Lean
Lean H2S/CO2 Q-reboiler Q-100 Tổng NL
ST amine 11 amine
amine 13 (kmol/kmol
T - Fuel 10 - (kJ/h) (kJ/h) (kJ/h)
- LCO )
Gas LPG

28612066.7 28822517.3
1 17500 9100 31606 2.692 210450.51
9 0

2 17500 9100 32106 2.694 28633939.3 212174.09 28846113.4

84
5 4

28658895.5 28872796.5
3 17500 9100 32606 2.706 213901.00
1 1

28586957.2 28795631.0
4 17500 9600 30606 2.687 208673.79
9 9

28607069.8 28817466.3
5 17500 9600 31106 2.684 210396.59
0 9

28633561.7 28845686.8
6 17500 9600 31606 2.693 212125.15
3 8

28657934.9 28871783.0
7 17500 9600 32106 2.694 213848.07
7 4

28611215.0 28821563.9
8 17500 10100 30606 2.688 210348.88
5 3

28631360.2 28843431.9
9 17500 10100 31106 2.685 212071.65
5 0

28657816.8 28871617.0
10 17500 10100 31606 2.693 213800.18
8 6

28635490.1 28847514.2
11 17500 10600 30606 2.689 212024.14
1 5

28635490.1 28847514.2
12 17500 10600 31106 2.686 212024.14
1 5

28635490.1 28847514.2
13 17500 10600 31606 2.694 212024.14
1 5

85
28635490.1 28847514.2
14 17500 10600 32106 2.695 212024.14
1 5

28635490.1 28847514.2
15 17500 10600 32606 2.708 212024.14
1 5

28880000 2.71

Tỉ lệ H2S/CO2 (kmol/kmol)
28860000 2.705

2.7
NL tiêu tốn (kJ/h)

28840000
2.695
28820000
2.69
28800000
2.685
28780000
2.68
28760000 2.675

28740000 2.67
Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case Case
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Tổng NL H2S/CO2

Hình 3.17 Đồ thị thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn của DGA ở nồng độ 50%
khối lượng

Bảng 3.18: Tổng hợp kết quả khảo sát MDEA ở các nồng độ và lưu lượng khác nhau.

ST Nồng Lean Lean Lean H2S/CO2 Q-reboiler Q-100 Tổng NL


T độ amine amine amine (kmol/kmol
(kJ/h) (kJ/h) (kJ/h)
(%wt) 11 - 13 - 10 - )
Fuel LCO LPG
Gas

1 0.35 17500 9100 31606 2.846 28481989.1 210300.364 28692289.4

86
2 1 9

2 0.4 17500 9100 30606 2.759 28476749.1 206796.68 28683545.8


6 4

3 0.45 17500 9100 30606 2.72 28514421.7 206865.298 28721287.0


5 1 5

4 0.5 17500 9600 30606 2.687 28586957.2 208673.79 28795631.0


9 9

28820000 2.9

Tỉ lệ H2S/CO2 (kmol/kmol)
28800000
2.85
28780000
NL tiêu tốn (kJ/h)

28760000
2.8
28740000
28720000 2.75
28700000
2.7
28680000
28660000
2.65
28640000
28620000 2.6
Case 1 Case 2 Case 3 Case 4

Tổng NL H2S/CO2

Hình 3.18: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn khi sử dụng MDEA
Từ kết quả bảng 3.22 cho thấy giá tri thứ nhất MDEA sẽ cho hiệu quả hoạt động tối ưu.

3.5 So sánh các loại amine khảo sát với dung môi DEA đang sử dụng tại nhà máy
Bảng 3. 19. Tổng hợp kết quả của các loại Amine đã khảo sát

ST Amine Nồn Lean Lean Lean H2S/CO2 Q-reboiler Q-100 Tổng NL


T g độ amin amin amin (kmol/kmol

87
%wt e 11 - e 13 - e 10 - ) (kJ/h) (kJ/h) (kJ/h)
Fuel LCO LPG
Gas

1 MDE 0.35 1750 9100 3160 2.846 28481989.1 210300.364 28692289.4


A 0 6 2 1 9

2 DGA 0.53 1750 9100 3110 1.536 31046590.2 214790.97 31261381.1


0 6 7

3 DIPA 0.35 1750 9100 3210 1.451 29773419.2 214977.78 29988397.0


0 6 3 1

4 MEA 0.15 1750 1010 3060 1.747 30118284.3 210681.02 30328965.3


0 0 6 4 6

5 DEA 0.25 1750 1010 3160 1.6


29865225.3
0 0 6

Đồ thị bên dưới cho thể hiện kết quả của tỉ lệ H 2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn cho quá
trình đối với từng loại amine.

3 31500000
Tỉ lệ H2S/CO2 (kmol/kmol)

31000000
2.5
30500000 Tổng NL (kJ/h)
2 30000000
29500000
1.5
29000000
1 28500000
28000000
0.5
27500000
0 27000000
MDEA DGA DIPA MEA DEA
Tổng NL H2S/CO2

88
Hình 3.19: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ H2S/CO2 và năng lượng tiêu tốn cho quá trình đối với
từng loại amine.
Từ đồ thị 3.1, trong năm loại amine thì MDEA tiêu tốn ít năng lượng nhất so với các loại
amine còn lại. Năng lượng cho quá trình bơm và quá trình tuần hoàn của MDEA là
28692289.49 kJ/h tương đương với 7970.08 KW (kilowatt), so với DEA là 29865225.3
kJ/h tương đương 8295.89KW (kilowatt). Nếu thay thế dung môi DEA của nhà máy hiện
tại đang hoạt động bằng MDEA sẽ tiết kiệm được 325.81KW cho mỗi giờ hoạt động của
nhà máy (tương đương với 3.9% năng lượng). Ước tính giá điện công nghiệp trung bình
khoảng 1500 VNĐ một KW/h. Từ đó có thể tính được mức tiết kiệm mỗi năm hoạt động
của nhà máy khi thay thế bằng dung môi MDEA 1500×325.81×24×365 = 4,281,143,400
VNĐ/năm cho nhà máy.

Bên cạnh đó độ chọn lọc của MDEA cao hơn rất nhiều so với DEA được thể hiện qua tỉ lệ
H2S/CO2. Đối với MDEA là 2.846 còn của DEA là 1.6, đồng nghĩa với việc khi thay thế
MDEA độ chọn lọc hấp thụ khí H 2S sẽ tăng lên và làm tăng nồng độ H 2S trong dòng khí
cụm thu hồi lưu huỳnh (SRU).

89
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

Từ quá trình mô phỏng sử dụng phần mềm Hysys cho quy trình amine ở nhà máy lọc dầu
Dung Quất. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát các loại amine phổ biến được sử
dụng rộng rải trên thế giới. Đầu tiên, tiến hành chạy mô phỏng để tìm ra nồng độ và lưu
lượng của từng loại amine dựa trên chỉ tiêu về mặt năng lượng và tỉ lệ khí chua H 2S/CO2.
Sau khi đã tìm ra giá trị tối ưu cho từng loại amine, nhóm nghiên cứu tiến hành so sánh
từng loại amine với nhau và kết quả cho thấy MDEA là amine cho kết quả vượt trội hơn
hẳn so với các loại amine còn lại. Vì thế MDEA được đề xuất có khả năng thay thế dung
môi DEA của nhà máy lọc dầu Dung Quất đang sử dụng. Chạy thử nghiệm ở mô hình
thực tế để có được kết quả khách quan hơn.
4.1 Thành tựu đạt được
Trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu, nhóm đã tìm hiểu và vận dụng những kiến
thức đã học với sự hướng dẫn nhiệt tình từ TS. Dương Chí Trung và kỹ sư. Nguyễn Quốc
Vương. Đến nay về cơ bản đối với đề tài nghiên cứu được giao, chúng em đã giải quyết
được các nhiệm vụ chính sau:

Nghiên cứu tìm hiểu về công nghệ của cụm phân xưởng thu hồi amine.

Xây dựng được mô hình mô phỏng quy trình amine của nhà máy lọc dầu Dung Quất trên
phần mềm Aspen Hysys.

Nghiên cứu, lựu chọn được loại amine phù hợp cho quy trình của nhà máy. Dung môi có
khả năng thay thế cao nhất là MDEA với khả năng có thể tiết kiệm cho nhà máy khoảng
3.9% năng lượng của cụm phân xưởng tái sinh, và tăng hiệu quả hoạt động cho cụm SRU.

Bên cạnh đó, việc được thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học tại trường đại học giúp
chúng em học hỏi, nắm bắt các kiến thức thực tế của các nhà máy, đặc biệt là nhà máy
Lọc dầu Dung Quất. Đây thực sự là những kiến thức cần thiết và vô cùng hữu ích với sinh
viên sắp ra trường như chúng em.

90
4.2 Hạn chế của nghiên cứu
Vì một số lý do chủ quan và khách quan, bài nghiên cứu khoa học còn gặp những hạn chế
chưa thể giải quyết được như:

Mô hình cải tiên chưa được tính toán chi tiết đầy đủ (không tính toán cho valve, cho các
thiết bị phụ trợ…)

Chọn được loại amine cho cụm ARU của nhà máy chưa đánh giá được ảnh hưởng chính
xác của dòng khí chua vào cụm SRU.

Chưa tính toán hiệu quả kinh tế tối ưu khi thay thế dung môi mới.
4.3 Kiến nghị
Việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học là hết sức cần thiết đối với sinh viên nói
chung và các bạn theo học Lọc - hóa dầu nói riêng. Qua đó, không chỉ giúp sinh viên vận
dụng các kiên thức đã học một cách rộng rãi, còn làm quen với thực tiễn sản xuất và nắm
bắt được các yêu cầu của người kỹ sư dầu khí.

Do thời gian có hạn và sự thiếu hụt các thông số kỹ thuật do sự bảo mật tài liệu của nhà
máy nên đề tài vẫn còn nhiều giới hạn và từ những kết quả và hạn chế của nhóm, nhóm
tác giả đề xuất các hướng giải quyết mới. Hi vọng, trong tương lai gần, nhóm tác giả có
thể tiếp tục nghiên cứu và phát triển theo các hướng:

Tiến hành mô phỏng cụm SRU khi sử dụng MDEA để đánh giá hiệu quả hoạt động của
MDEA rõ hơn.

Xây dựng mô hình mô phỏng động dựa trên nền mô phỏng tĩnh đã xây dựng.

91
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đề xuất kỹ thuật, Giải pháp tăng chỉ số kinh tế-kỹ thuật cụm phân xưởng
ARU/SRU dựa trên MDEA, Trường đại học dầu khí Việt Nam.
[2] Gas Conditioning And Processing, volume 4 Gas And Liquyd Sweetening by
Robert N. Maddox Leonard F Sheerar Professor Okahoma State University.
[3] Vietnam Oil and Gas Corporation (Petro Vietnam) - Dung Quat Refinery, Operating
Manual – Unit 19, Unit 15, Unit 24, Quang Ngai, Viet Nam: Technip, November 2008.

[4] John Polasek, Selecting Amines for Sweetening Units, Bryan Research & Engineering,
Inc., Bryan, Texas.

[5] PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền, Hysys trong mô phỏng công nghệ hoá học, nhà xuất
bản Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội 2010.

92

You might also like