You are on page 1of 124

MAZ 555102; MAZ 551605; MAZ 651705

HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG

1
Cuốn sách Hƣớng dẫn sử dụng này phải đƣợc coi nhƣ một phần của xe và nó phải đƣợc giữ
nguyên khi chiếc xe đƣợc đem bán cho ngƣời chủ mới để hƣớng dẫn sử dụng cho ngƣời chủ mới.
Xin lƣu ý rằng cuốn sổ tay này dùng cho xe: MAZ 555102; MAZ 551605; MAZ 651705
Luôn để cuốn sổ tay này trong hộp đựng đồ để tiện cho việc tra cứu khi sử dụng xe. Tất cả
những thông tin trong cuốn Hƣớng dẫn sử dụng này chỉ có giá trị tại thời điểm xuất bản. Veam
Motor có quyền thay đổi một phần chính sách của mình hoặc thực hiện công việc cải tiến sản phẩm
liên tục tại bất cứ thời điểm nào. Do mục tiêu không ngừng cải tiến, chúng tôi dành cho mình quyền
thay đổi các thông số kỹ thuật bất cứ lúc nào mà không cần thông báo trƣớc.
Đại lý đƣợc uỷ quyền của Veam Motor là nơi biết rõ nhất về chiếc xe của bạn. Do đó, khi xe
của bạn cần sửa chữa hoặc bảo dƣỡng thì đó là địa chỉ tin cậy để bạn đƣa xe đến. Với đội ngũ
chuyên viên đƣợc đào tạo bài bản và chuyên môn tốt, các Đại lý do Veam Motor ủy quyền hoàn
toàn có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ bảo dƣỡng hoàn hảo nhất cho chiếc xe của bạn và các
trợ giúp khác nếu cần.
“ Dịch vụ hoàn hảo + Phụ tùng chính hãng = Sự hài lòng của Quý khách” luôn là mục tiêu
hƣớng tới hàng đầu của chúng tôi.
TRÁCH NHIỆM BẢO DƢỠNG
Các yêu cầu về bảo dưỡng xe: MAZ 555102; MAZ 551605; MAZ 651705 được đưa ra
trong phần IX. của cuốn sổ này. Là chủ xe, trách nhiệm của Quý khách là phải tìm hiểu tất cả
các hoạt động bảo dưỡng được nhà sản xuất đưa ra và thực hiện nó trong khoảng thời gian
thích hợp. Nếu xe của Quý khách được sử dụng trong điều kiện khắc nghiệt, một số yêu cầu bảo
dưỡng cho xe phải được tiến hành thường xuyên hơn.

2
LỜI GIỚI THIỆU

Trƣớc hết, chúng tôi chân thành cảm ơn Quý khách đã tin tƣởng và lựa chọn sản phẩm của
Veam Motor. Chúng tôi vui mừng chào đón sự gia tăng về số lƣợng những ngƣời sáng suốt đã và
đang sử dụng những sản phẩm của Veam Motor. Chúng tôi rất tự hào về việc áp dụng công nghệ
tiên tiến và những sản phẩm chất lƣợng cao do chúng tôi sản xuất.
Cuốn Hƣớng dẫn sử dụng sẽ giới thiệu cho bạn những nét đặc trƣng cũng nhƣ cách vận hành
chiếc xe mới của bạn. Chúng tôi khuyên bạn nên đọc kỹ cuốn sổ này trƣớc khi lái xe trên đƣờng lần
đầu tiên, bởi vì những thông tin chứa đựng trong này sẽ đóng góp đáng kể sự thỏa mãn của bạn từ
xe MAZ 555102; MAZ 551605; MAZ 651705.
Chúng tôi biên soạn cuốn sổ này nhằm giúp Quý khách nắm vững tất cả các tính năng của xe
MAZ 555102; MAZ 551605; MAZ 651705 và có thể sử dụng một cách tốt nhất.
Bạn sẽ tìm thấy những thông tin, hƣớng dẫn và những khuyến cáo quan trọng, chúng sẽ giúp
ngƣời dùng sử dụng một cách hiệu quả nhất các đặc tính kỹ thuật, tính năng an toàn khi sử dụng xe
MAZ 555102; MAZ 551605; MAZ 651705.

3
I. CHÚ THÍCH CHO TÀI XẾ

Xe: MAZ 555102; MAZ 551605; MAZ 651705 mà bạn đang sử dụng đƣợc sản xuất có tính ổn
định cao, đƣợc trang bị các thiết bị tiện nghi, điều đó giúp ích rất nhiều cho việc lái xe, giảm thiểu
mệt mỏi, tăng khả năng an toàn khi tham gia giao thông.
Cần nghiên cứu kỹ cuốn sách hƣớng dẫn sử dụng này trƣớc khi vận hành xe. Hãy đọc kỹ và
tuân thủ nghiêm ngặt các hƣớng dẫn trong đó, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc vận hành và bảo
dƣỡng xe.
Các thông tin chi tiết về vận hành và bảo dƣỡng đƣợc đƣa ra thành từng phần trong sách hƣớng
dẫn sử dụng này.

Chú ý:
- Việc sử dụng nhiên liệu và các chất bôi trơn có chất lượng không đúng chỉ dẫn không đáp
ứng được các yêu cầu do Veam Motor đưa ra có thể gây hư hại nghiêm trọng cho động cơ và
hộp số,cầu. Do vậy, bạn phải luôn luôn sử dụng nhiên liệu và chất bôi trơn có chất lượng đúng
chỉ dẫn, phù hợp với tiêu chuẩn do Veam Motor đưa ra cuốn sổ này.

4
CẢNH BÁO AN TOÀN VÀ HƢ HẠI XE

Trong cuốn sổ tay này có một số thông tin có tựa đề là: CẢNH BÁO; CẨN THẬN và
CHÚ Ý. Diễn tả nội dung sau đây:

CẢNH BÁO:
Điều này nói rằng nếu bạn không tuân theo “ Cảnh báo” thì điều kiện thực tế có thể gây
nên bất lợi, tổn hại vật chất và tính mạng nghiêm trọng cho ngƣời lái hoặc ngƣời tham gia
giao thông trên đƣờng. Hãy tuân theo những lời khuyên đƣợc nêu ra trong “ Cảnh báo”

CẨN THẬN:
Điều này nói rằng nếu bạn không tuân theo “ Cẩn thận” thì điều kiện thực tế có thể gây
nên hƣ hại cho xe và các chi tiết, thiết bị của nó. Hãy tuân theo những lời khuyên đƣợc đƣa
ra trong “ Cẩn thận”.

CHÚ Ý:
Điều này chỉ ra rằng những thông tin thú vị hoặc có ích đƣợc cung cấp cho bạn.

5
II. GIỚI THIỆU

Xe: MAZ 555102; MAZ 551605; MAZ 651705 thuộc dòng ô tô tải tự đổ. Xe đƣợc thiết kế để
chở các loại hàng hoá có trọng lƣợng khác nhau trong quy định. Phù hợp với điều kiện đƣờng xá và
khí hậu Việt Nam.

Xe ô tô tải VM 555102

6
Xe ô tô tải VM 551605

Xe ô tô tải VM 651705

7
III. CÁC YÊU CẦU VÀ NHỮNG CẢNH BÁO VỀ TÍNH AN TOÀN

Điều kiện cơ bản để hoạt động đúng mục đích và vận hành một cách chính xác an toàn loại
phƣơng tiện này là việc hiểu biết các đặc điểm của các bộ phận và kết cấu của xe, cũng nhƣ tuân thủ
nghiêm ngặt các yêu cầu về vận hành, hƣớng dẫn về việc bảo quản xe cũng nhƣ bảo hành xe.
Do vậy, trƣớc khi bắt đầu vận hành phƣơng tiện, bạn cần tiến hành nghiên cứu kỹ lƣỡng kết
cấu, hƣớng dẫn vận hành và bảo quản xe đƣợc trình bày trong cuốn sổ này.
Để làm tốt điều đó, bạn hãy làm quen với xe MAZ 555102; MAZ 551605; MAZ 651705 bằng
việc ngồi thật thoải mái trong cabin và đọc kỹ tài liệu này. Chỉ mất vài phút cho việc đọc tài liệu
trong lần lái xe đầu tiên, nó sẽ không ảnh hƣởng nhiều lắm tới công việc của bạn, nhƣng việc đó sẽ
đem lại rất nhiều điều bổ ích cho bạn trong việc lái xe an toàn, chăm sóc, bảo dƣỡng định kỳ và sửa
chữa chiếc xe của bạn đƣợc tốt hơn. Cũng chỉ cần một khoảng thời gian, bạn sẽ nắm bắt đƣợc tất cả
thiết bị điều chỉnh các đèn báo, đồng hồ chỉ thị và các thiết bị hỗ trợ khác.

8
IV. CÁC ĐẶC TRƢNG CỦA XE MAZ 555102; MAZ 551605; MAZ 651705
IV.1. Nhiên liệu
Nhiên liệu dầu Diesel
Động cơ Diesel phải đƣợc hoạt động với nhiên liệu thƣơng phẩm Diesel 0,05%S và Diesel
0,25%S. Không sử dụng nhiên liệu Diesel của ngành hàng hải, dầu tỏa nhiệt hay những chất phụ gia
nhiên liệu không đƣợc chấp thuận, điều này sẽ làm nhanh mài mòn các chi tiết và gây nguy hiểm
cho động cơ, sẽ dẫn đến giới hạn quyền lợi đƣợc bảo hành của bạn.
Xem mức nhiên liệu trong thùng chứa thật cẩn thận. Nếu động cơ không hoạt động phải tiến
hành các bƣớc làm sạch, bổ sung và xả khí toàn bộ hệ thống cung cấp nhiên liệu.

Cẩn thận:
- Không để xăng hay nước hoặc nhiên liệu khác diesel lọt vào trong thùng chứa. Nếu phát
hiện có xăng hay nước hoặc nhiên liệu khác diesel phải vệ sinh làm sạch, khô nước và hơi nước
toàn bộ hệ thống cấp nhiên liệu để tránh tắc nghẽn bơm phun và nguy hại động cơ.
- Vào mùa đông, tránh đông cứng nhiên liệu, dầu paraphin có thể được thêm vào nhiên liệu
nếu nhiệt độ rơi xuống dưới -100C. Không bao giờ sử dụng nhiều hơn 20% dầu paraphin.

9
IV.2. Chìa khóa
Để tạo sự thuận tiện, chìa khóa có thể mở tất cả các ổ khóa trên xe MAZ. Tuy nhiên do cửa có
thể khóa mà không cần chìa khóa, nên mang theo một chìa khóa phụ để phòng trƣờng hợp chìa
khóa ở trong xe khi cửa xe bị khóa ngoài ý muốn.

Lƣu lại số chìa khóa xe


Mã số chìa khóa đƣợc đóng trên miếng ghi mã số chìa khóa kèm theo chùm chìa khóa xe hoặc
trên chìa khóa. Miếng ghi mã số chìa khóa nên đƣợc lƣu giữ tại nơi an toàn, không nên để trên xe.
Số chìa khóa cũng nên lƣu lại nơi thích hợp mà bạn có thể tìm thấy ngay khi cần thiết. Nếu bạn cần
thêm chìa khóa, hoặc trong trƣờng hợp bạn bị mất chìa khóa, đại lý ủy quyền Veam Motor có thể
cung cấp cho bạn thông tin cần thiết để tạo lại chìa khóa theo đúng thiết kế với điều kiện bạn có thể
cung cấp mã số chìa khóa.

10
IV.3. Các loại đèn chỉ thị

Các đèn chỉ thị và đồng hồ trên bảng táp lô

11
`
Đèn cảnh báo áp suất dầu bôi trơn động cơ: Đèn này sẽ bật sáng khi sáng khi áp suất
dầu bôi trơn thấp hơn mức bình thƣờng.

Chú ý:
- Khi xe đang chạy nếu đèn cảnh báo áp suất dầu bôi trơn bật sáng, phải tắt máy ngay lập
tức kiểm tra nguyên nhân và nếu cần, hãy liên hệ với trạm bảo hành của Veam Motor.

Đèn cảnh báo hệ thống nạp ắc quy: Đèn này bật sáng khi không đủ điện áp nạp cho
ắc quy hoặc có sự cố hệ thống nạp. Đèn này cũng phát sáng khi bật khóa
điện ở cụm tay lái và sẽ tắt khi động cơ hoạt động bình thƣờng.

Đèn cảnh báo áp suất thấp mạch phanh trƣớc: Đèn này bật sáng khi áp suất trong
bình khí và đƣờng ống khí phanh trƣớc chƣa đạt đủ áp suất quy định.

Đèn cảnh báo áp suất thấp mạch phanh sau: Đèn này bật sáng khi áp suất trong
bình khí và đƣờng ống khí chƣa đạt đủ áp suất quy định.

Chú ý:
- Không được vận hành xe khi áp suất khí trong các mạch phanh không đạt mức yêu cầu.

11
`
Đèn cảnh báo nhiệt độ nƣớc làm mát: Đèn này sẽ bật sáng khi nhiệt độ nƣớc làm
mát tăng quá cao.

Chú ý:
- Khi đèn này bật sáng nên dừng xe và kiểm tra hệ thống làm mát như: Lượng nước trong
két, các đường ống dẫn nước, van xả nước khóa hay không.
két
Đèn cảnh báo mức nƣớc làm mát: Đèn này bật sáng khi mức nƣớc làm mát qua thấp.
nước và bình nước phụ, các đường ống dẫn nước.

Chú ý:
- Khi đèn này bật sáng nên dừng xe. Bổ sung thêm lượng nước làm mát cần thiết
Đèn cảnh báo mức dầu trợ lực lái: Đèn này sáng khi dầu trợ lực lái bị thiếu. Khi đèn
này sáng cần kiểm tra lại hệ thống thủy lực của trợ lực lái và bổ sung thêm dầu trợ lực
lái đúng chủng loại vào bình.

Đèn báo gài vi sai: Đèn này sáng khi nhấn nút điều khiển gài vi sai cầu.

Đèn báo gài vi sai giữa hai cầu: Đèn này sáng khi nhấn nút gài vi sai giữa hai cầu. Khi
đèn này bật sáng có nghĩa là xe bạn đang ở chế độ sử dụng cả 2 cầu chủ động (đối với
xe 551605) và 3 cầu chủ động (đối với xe 651705).
12
`

Đèn báo tắc bầu lọc gió vào động cơ: Đèn bật sáng khi nổ máy và tắt sau vài giây.
Nếu xe đang chạy, đèn này sáng có nghĩa là lọc không khí bị tắc hoặc bẩn. Cần vệ
sinh lại lọc khí.
Đèn cảnh báo tắc lọc dầu động cơ: Đèn này sáng khi nổ máy và tắt sau sau vài
giây. Nếu nó bật sáng khi xe đang chạy, có nghĩa là lọc dầu động cơ bị tắc hoặc đã
có nƣớc bị tích trong bộ lọc dầu. Nếu điều này xảy ra hãy tháo lọc và vệ sinh lọc
dầu.
Đèn cảnh báo mức dầu bôi trơn động cơ: Đèn này sáng khi khởi động và tắt sau
vài giây. Nếu trong khi xe chạy đèn này sáng có nghĩa là mức dầu bôi trơn quá thấp.
Trong trƣờng hợp này phải tắt máy ngay lập tức và liên hệ với trạm bảo hành của
Veam Motor.
Đèn báo sấy: Đèn này sẽ sáng khi ấn công tắc sấy để sấy nóng buồng đốt. Và tắt khi
thả tay khỏi công tắc sấy. Nên giữ và thả tay trong khoảng 5†25 giây. Trong khi giữ
công tắc sấy mà đèn báo sấy tắt nghĩa là thời gian sấy cần thiết đã đủ.

Chú ý:
- Vào những ngày lạnh,hoặc ở vùng khí hậu có nhiệt độ thấp động cơ khởi động khá khó
khăn, để động cơ khởi động được dễ dàng hơn và không phải thực hiện việc khởi động xe nhiều
lần. Trước khi khởi động nên bật công tắc sấy trong khoảng từ 5- 25 giây, thực hiện lặp lặp lại
khoảng 2÷3 lần.

13
`

Đèn báo chốt khóa cabin (nếu lắp đặt): Đèn báo chốt cabin sẽ hiển thị khi chốt
chính chƣa đƣợc khóa cố định với cabin.

Tín hiệu động cơ (nếu lắp đặt): Nếu sự trục trặc xảy ra trong động cơ đèn báo sẽ
sáng, cần tắt máy kiểm tra hệ thống động cơ và hệ thống đèn báo.

Đèn báo phanh ABS (nếu lắp đặt): Khi chìa khóa ở vị trí “ON”, đèn báo phanh ABS
sẽ hiển thị và sẽ tắt sau vài giây. Nếu đèn báo phanh ABS vẫn hiển thị trong khi xe
đang chạy hoặc không hiển thị khi chìa khóa ở vị trí “ON”. Khi đó hệ thống phanh
ABS có vấn đề. Trong trờng hợp này, bạn nên đƣa xe của bạn đến trạm dịch vụ ủy
quyền của Veam- Motor càng sớm càng tốt. Mặc dù có vấn đề với hệ thống phanh
ABS, hệ thống phanh thông thƣờng vẫn hoạt động bình thƣờng.

14
`
IV.4. Các loại đèn báo khác
1- Đèn chỉ báo đèn pha (đèn chiếu xa): Đèn
này sáng khi bật đèn pha.
2- Đèn chỉ báo đèn cốt (đèn chiếu gần): Đèn
này sáng khi bật đèn cốt.
3- Đèn cảnh báo nguy hiểm: Đèn này sẽ sáng
khi bật công tắc cảnh báo nguy hiểm.
4- Đèn báo xinhan: Đèn này sẽ sáng khi bật
công tắc xinhan.
5- Đèn chỉ thị báo đèn sƣơng mù: Đèn này sẽ
sáng khi bật công tắc đèn sƣơng mù.
6- Đèn cảnh báo mức nhiên liệu: Đèn này sẽ
sáng khi mức dầu nhiên liệu quá thấp. 9- Đèn cảnh báo áp suất khí nén thấp: Đèn
7- Đèn báo chuyển tầng số: Xe MAZ 551605; sáng khi áp suất khí nén hệ thống phanh
MAZ 651705 đƣợc trang bị cơ cấu chuyển chƣa đạt mức cho phép.
tầng. Đèn này sáng khi bật công tắc gài 10- Đèn báo phanh tay: Đèn sáng khi kéo
chuyển tầng số (đèn chỉ chớp sáng rồi tắt phanh tay. Nếu đèn này sáng khi xe đang
ngay). chạy phải dừng xe ngay và đỗ xe ở vị trí an
8- Đèn cảnh báo động cơ: Đèn sáng khi áp suất toàn. Liên hệ với trạm bảo hành của Veam
dầu bôi trơn quá thấp hoặc nhiệt độ nƣớc làm Motor.
mát quá cao.

15
`
IV.5. Công tắc trên bảng điều khiển
1- Công tắc gài vi sai cầu.
2- Công tắc đèn chiếu sáng (công tắc này 1 14
có 3 vị trí). 2 13
3- Công tắc đèn soi động cơ.
4- Công tắc quạt gió. 3 12
5- Công tắc gài vi sai giữa các cầu (Gài 11
4
chế độ sử dụng 2 cầu chủ động với xe
Maz 551605 hoặc sử dụng 3 cầu chủ động 5
10
đối với xe Maz 651705).
6- Công tắc quạt động cơ. 6
7- Công tắc cắt cực âm ắc quy (cắt mát).
8- Công tắc cảnh báo nguy hiểm.
9- Công tắc điều chỉnh độ sáng đèn táp lô.
10- Công tắc bật đèn sƣơng mù sau.
11- Công tắc sấy không khí nạp.
12- Công tắc gài cơ cấu khóa thùng sau
(Đối với xe Maz 551605, Maz 651705). 7 8 9
13- Công tắc sấy gƣơng chiếu hậu..
14- Công tắc đèn sƣơng mù phía trƣớc.

16
`
Công tắc gài vi sai cầu: Khi xe của bạn bị sa lầy, bạn hãy bật công tắc này để tăng
khả năng vƣợt lầy cho xe của bạn, khi không cần gài vi sai nữa bạn hãy ấn thêm một
lần nữa để tắt chế độ gài vi sai. (Đối với xe có hai hay ba cầu chủ động, thì bật thêm
công tắc gài vi sai giữa hai cầu để tăng thêm tính năng vƣợt lầy của xe)
Công tắc gài vi sai giữa hai cầu: Khi xe bạn đi trên đƣờng địa hình xấu, bạn hãy bật
công tắc này, công suất từ động cơ phân phối cƣỡng bức lên hai cầu giúp xe bạn vƣợt
qua địa hình xấu dễ dàng hơn, khi không cần gài vi sai nữa bạn hãy ấn thêm một lần
nữa để tắt chế độ gài vi sai.
Chú ý:
- Chỉ sử dụng bộ gài vi sai cầu khi cần thiết. Không gài vi sai cầu tại những khúc đường
cua. Sau khi sử dụng xong, phải tắt ngay công tắc gài vi sai mới được cho xe chạy tiếp để tránh
làm hư hại đến các cụm truyền động khác.
- Chỉ sử dụng bộ gài vi sai giữa hai cầu khi cần thiết. Khi chạy trên đường địa hình tốt, địa
hình bằng phẳng thì nên tắt chế độ gài vi sai giữa hai cầu.

Công tắc đèn chiếu sáng. Công tắc này có 3 vị trí. Vị trí „1‟ là „OFF‟, vị trí „2‟ đƣợc
sử dụng khi đỗ xe vào ban đêm. Lúc này các đèn kích thƣớc xe đều sáng. Vị trí „3‟
đƣợc sử dụng khi bạn lái xe vào ban đêm hoặc khi trời tối, bạn khó quan sát phía
trƣớc, bật công tắc ở vị trí này để đèn chiếu sáng phía trƣớc. Công tắc này không phụ
thuộc vào vị trí khóa điện.
Công tắc đèn soi động cơ. Khi bạn cần thực hiện việc sửa chữa hoặc bảo dƣỡng, bảo
trì động cơ khu vực phía dƣới cabin, nhất là trong điều kiện ban đêm. Bạn hãy bật
công tắc này để đèn phía dƣới cabin sáng.
17
`
Công tắc quạt gió. Khi bật công tắc này tất cả các cửa gió nằm trong khoang cabin
hoạt động, để điều chỉnh hƣớng gió và luồng gió mạnh hay yếu phụ thuộc vào các
núm gạt nằm trên bảng táp lô khoang cabin.
Công tắc quạt động cơ. Khi động cơ phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt nhƣ
hoạt động liên tục với công suất lớn trong thời gian dai, chạy máy lạnh... động cơ xe
của bạn sẽ nóng lên nhiều so với khi hoạt động bình thƣờng. Để khắc phục vấn đề
này, bạn hãy bật công tắc quạt mát động cơ để tăng khả năng làm mát cho động cơ.
Công tắc cắt cực âm ắc quy (hay gọi là công tắc cắt mát). Khi xe của bạn không
hoạt động trong thời gian dài (để xe qua đêm hoặc trong thời gian đỗ ở bãi). Bạn hãy
ấn công tắc này để điện từ ắc quy không phóng “tự do” vào mạch điện hệ thống. Điều
này hạn chế đƣợc khả năng làm việc “vô ích” của ắc quy đồng thời cũng giúp ắc quy
kéo dài đƣợc tuổi thọ hơn.
Công tắc cảnh báo nguy hiểm. Khi lái xe phát hiện hay cảm nhận đƣợc sự không an
toàn từ phía trƣớc, hay sự không an toàn từ chính chiếc xe của bạn do có sự cố xảy ra,
hay trong trạng thái đang kéo xe, trạng thái đỗ xe ở vị trí có thể gây nguy hiểm cho
ngƣời khác. Bạn muốn thông báo cho ngƣời và phƣơng tiện lƣu thông trên đƣờng biết
sự không an toàn đó. Bạn hãy bật công tắc này, khi đó tất cả các đèn xinhan trái, phải,
trƣớc, sau đều sáng và nháy cùng lúc. Công tắc này không phụ thuộc vào vị trí khóa
điện.
Chú ý:
- Công tắc này chỉ sử dụng để cảnh báo nguy hiểm cho người và phương tiện lưu thông
trên đường biết, không phải là tín hiệu xin đi thẳng.

18
`
Nút điều chỉnh sáng tối bảng táp lô. Để tránh bị chói mắt khi nhìn vào bảng điều
khiển trên bảng táp lô. Bạn hãy sử dụng nút điều chỉnh này để tăng độ sáng- tối các
đèn tín hiện trên bảng táp lô cho phù hợp với mắt của mình.

Công tắc đèn sƣơng mù sau. Khi bạn lái xe trong điều kiện trời có nhiều sƣơng mù,
tầm nhìn và khả năng quan sát của bạn bị hạn chế, hãy bật công tắc này để bạn quan
sát phía sau đƣợc dễ dàng hơn

Công tắc sấy. Khi xe của bạn để quá lâu không nổ máy, động cơ thƣờng ở trạng thái
nguội lạnh nên rất khó khởi động. Để khắc phục hiện tƣợng này, trƣớc khi mở khóa
điện khởi động máy, bạn hãy bật công tắc này để sấy nóng không khí nạp và giữ tay
khoảng 5 đến 25 giây. Khi đó động cơ của bạn sẽ khởi động dễ dàng hơn.

Công tắc gài cơ cấu khóa thùng sau. Trong trƣờng hợp muốn mở nắp thùng sau hay
muốn nâng ben thùng để đổ hàng hóa bạn phải nhấn công tắc này. Khi khóa thùng bạn
nhấn công tắc này thêm lần nữa về trạng thái tắt. Hệ thống nâng hạ ben chỉ hoạt động
khi nhấn công tắc này để tránh trƣờng hợp nâng ben đổ hàng mà thùng xe vẫn khóa.
Công tắc sấy gƣơng. Trong điều kiện hơi nƣớc trong không khí quá cao, hoặc trời
nhiều sƣơng mù các gƣơng bị hơi nƣớc làm mờ đi, nên sử dụng công tắc này để sấy
các gƣơng chiếu hậu.
Công tắc đèn sƣơng mù trƣớc. Khi bạn lái xe trong điều kiện trời có nhiều sƣơng
mù, tầm nhìn của bạn bị hạn chế, hãy bật công tắc này để bạn quan sát đƣợc dễ dàng
hơn.
19
`

IV.6. Đồng hồ hiển thị trên bảng táp lô

Bảng đồng hồ táp lô


1- Logo Veam; 2-fĐồng hồ công tơ mét; 3. Đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát;
4- Đồng hồ báo mức nhiên liệu.

1 2 3 4
1 2 3 4 5 6 7 8
Bảng đồng hồ táp lô
1-fĐồng hồ công tơ mét; 2- Đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát; 3- Đồng hồ báo nạp ắc quy; 4- Đồng
hồ báo áp suất dầu bôi trơn; 5- Đồng hồ báo tốc độ động cơ; 6- Đồng hồ báo mức nhiên liệu; 7 và 8- Đồng
hồ báo áp suất khí phanh cầu 1 và cầu 2.

20
`
IV.6.1. Đồng hồ công tơ mét
Đồng hồ này hiển thị tốc độ chạy hiện tại của
xe. Nó gồm 2 thông số hiển thị:
- Đồng hồ kim hiển thị tốc độ hiện tại của xe (1). 1
- Đồng hồ kỹ thuật số hiển thị tổng quãng đƣờng
xe đã chạy (2). 2

Đồng hồ công tơ mét

IV.6.2. Đồng hồ báo tốc độ vòng quay động cơ.


Khi xe hoạt động, đồng hồ này hiển thị tốc
độ quay của trục khuỷu.

Đồng hồ báo tốc độ vòng quay động


21
`
IV.6.3. Đồng hồ mức nhiên liệu
Đồng hồ báo nhiên liệu hiển thị mức nhiên liệu gần đúng trong thùng nhiên liệu, khi chìa khóa ở
vị trí “ON”. Vị trí của kim chỉ báo giao động khác nhau khi tăng ga, phanh, hoặc khi xe lên, xuống
dốc. Vì vậy, nên kiểm tra mức nhiên liệu khi xe ở vị trí cân bằng ít dao động.

Đồng hồ nhiên liệu Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát

IV.6.4. Đồng hồ nhiệt độ nƣớc làm mát.


Đồng hồ này hiển thị nhiệt độ nƣớc làm mát, tại từng điều kiện làm việc cụ thể của xe mà nhiệt
độ nƣớc làm mát có thể khác nhau.

Cẩn thận:
- Nếu kim đồng hồ chỉ đến vạch đỏ phải dừng máy ngay, kiểm tra động cơ, hệ thống làm
mát và nếu cần hãy liên hệ với trạm bảo hành của Veam motor.

22
`
IV.6.5. Đồng hồ áp suất dầu bôi trơn.
Trong điều kiện hoạt động bình thƣờng kim
đồng hồ chỉ khoảng 490÷520 kPa.

Chú ý:
- Nếu áp suất dầu chỉ quá thấp hoặc quá cao
phải dừng máy ngay và kiểm tra lại hệ thống bôi
trơn. Đồng hồ áp suất dầu bôi trơn

IV.6.6. Đồng hồ báo nạp điện cho ắc quy.


Trong điều kiện hoạt động bình thƣờng kim
đồng hồ báo nạp nằm trong khu vực màu xanh,
điện áp nạp khoảng 27†28 V.

Đồng hồ báo nạp ắc quy

23
`
IV.7. Khóa điện
Khóa điện có trang bị cơ cấu khóa vô lăng.
Chìa khóa đƣợc tra vào ổ khóa và rút khỏi ổ ở vị
trí III
Ổ khóa gồm 4 nấc:
0_ (ACC) Là vị trí trung gian, ở vị trí này
mạch điện đèn chỉ thị và mạch điện khởi động bị
ngắt (vị trí cố định).
I_ (ON) Các mạch điện trong xe đƣợc nối (vị
trí cố định)
II_ (START) Khởi động máy (vị trí không cố
định).
III_ (LOCK) Vị trí tắt máy, các mạch điện bị
Ổ khóa điện
ngắt.
Để khóa vô lăng: Rút chìa khóa ra khỏi ổ
quay bánh xe về bên trái.
Để mở vô lăng: Tra khóa vào ổ ở vị trí III và
vặn chìa khóa theo chiều kim đồng hồ đến vị trí
“0” đồng thời lắc nhẹ vô lăng.

Chú ý:
- Thời gian khởi động động cơ không quá 15 giây. Nếu lần đầu không được, đợi 1÷2 phút và
khởi động lại.

24
`

Cẩn thận:
- Trong bất cứ tình huống nào cũng không được xoay chìa khóa sang vị trí khác ngòai vị trí
“ON” trong khi xe đang chạy trên đường.
- Nếu xoay chiều về vị trí “ACC”, động cơ sẽ tắt và trợ lực phanh sẽ không hoạt động và
hiệu quả khi đạp phanh là cực kỳ thấp. Đối với các loại xe có trang bị trợ lực tay lái, hệ thống
trợ lực cũng không hoạt động.
- Chìa khóa ở vị trí “ACC” trong khi xe đang chạy, tất cả các đèn báo, phanh khí xả không
hoạt động, điều này là cực kỳ nguy hiểm. Có thể gây trục trặc với hệ thống điện.
- Nếu chìa khóa ở vị trí “LOCK” trong khi xe đang chạy , vô lăng sẽ bị khóa và bạn sẽ mất
kiểm soát hoàn toàn.

25
`
IV.8. Trục lái và vô lăng
Trục lái và vô lăng của xe MAZ 1
555102; MAZ 551605; MAZ 651705 là loại 2
có thể điều chỉnh đƣợc cả góc nghiêng của 3
trục và chiều cao của vô lăng nhờ các tay 4 7
điều khiển (6) và (7). Để điều chỉnh góc 4
nghiêng của trục lái: Dùng tay ấn sâu khoá 5 6
(6) xuống và giữ ở vị trí ấy, đồng thời điều
chỉnh góc nghiêng của trục lái phù hợp sau 5
đó nhả tay khoá (6) về vị trí cũ.
Để thay đổi chiều cao của trụ lái kéo tay Trục lái và vô lăng
1-Vô lăng; 2-Cụm công tắc tổ hợp; 3-Bảng đồng hồ hiển
điều khiển (7) về phía ghế và giữ ở vị trí ấy,
thị trên táp lô; 4-Ổ khóa điện; 5-Trục lái; 6- Khóa điều
đồng thời điều chỉnh chiều cao của trụ lái chỉnh độ nghiêng trục lái; 7- Khóa nâng hạ vô lăng.
sau đó nhả tay điều khiển về vị trí cũ.

Chú ý:
- Chỉ được điều chỉnh trục lái khi xe đã dừng hẳn

Cẩn thận:
- Sau khi điều chỉnh vô lăng, hãy thử đẩy vô lăng theo mọi phía để chắc chắn rằng vô lăng
đã được khóa chặt.

26
`
IV.9. Ghế ngồi và dây đai an toàn.
IV.9.1. Ghế ngồi
Ghế ngồi cho tài xế đƣợc trang bị bộ
phận giảm chấn khí (4) và có cơ cấu điều
chỉnh theo chiều dọc, chiều cao cũng nhƣ cơ
chế điều chỉnh lƣng ghế. Thiết bị giảm chấn
khí đƣợc điều khiển bởi van phân phối nhằm
phù hợp với chiều cao và trong lƣợng của
ngƣời lái.

Ghế ngồi.
1-fLưng ghế; 2- Đệm ghế; 3- Cần điều chỉnh lưng ghế; 4- Giảm chấn khí;
5-Cần điều chỉnh cao thấp ghế; 6-Cần điều chỉnh tiến lùi ghế.

Chú ý:
- Mọi động tác điều chỉnh ghế chỉ được thực hiện khi xe đứng yên. Sau khi điều chỉnh kiểm
tra lại xem ghế đã được hãm cứng chưa. Ghế chưa hãm cứng có thể gây ra mất an toàn do ghế
di chuyển trong khi lái xe.
27
`
IV.9.2. Dây đai an toàn.

Đai an toàn
1-Dây đai; 2- Lưỡi sắt gài; 3- Hộp gài lưỡi sắt
Ghế ngồi của xe đƣợc trang bị dây an toàn loại 3 điểm với hệ thống rút khóa khẩn cấp để xiết
chặt dây an toàn.
Để xiết chặt dây đai an toàn, bạn hãy kéo nó ra khỏi hệ thống rút và cắm lƣỡi (2) vào hộp (3).
Bạn phải nghe tiếng “cách” khi lƣỡi ngập vào hộp mới đạt yêu cầu về an toàn.
Dây an toàn sẽ tự động điều chỉnh độ dài hợp lý chỉ khi bạn dùng tay điều chỉnh phần dây vắt
qua ngƣời và hông sao cho gọn gàng. Nếu bạn ngả từ từ về phía trƣớc, dây an toàn sẽ tự động kéo
28
`
ra để cho bạn có thể thao tác điều khiển xe dễ dàng. Nếu xe dừng đột ngột hay có va chạm, hệ thống
dây an toàn sẽ bị khóa chặt và bạn bị giữ lại với ghế. Nó cũng có thể khóa chặt nếu bạn cố vƣơn
ngƣời ra quá nhanh. Hãy kiểm tra tính năng hoạt động trên của hệ thống và điều chỉnh sao cho dây
an toàn không bị xoắn.
Dây an toàn đƣợc tháo bằng cách bạn nhấn vào nút tháo (màu đỏ) tại hộp (3). Khi dây đƣợc
tháo nó sẽ tự động rút vào hệ thống. Nếu nó không tự động rút đƣợc hãy kiểm tra xem nó có bị
xoắn ở chỗ nào hay không sau đó làm lại.

Cảnh báo:
- Phải chắc chắn dây đai an toàn đã được gài trước khi vận hành xe.
- Luôn gài dây an toàn ở cả ghế chính và ghế phụ. Đi xe không gài dây an toàn làm tăng
nguy cơ bị chấn thương, thậm chí tử vong khi tai nạn xảy ra.

Chú ý:
- Chỉ gài và điều chỉnh dây đai khi xe đang đứng yên.

29
`
IV.10. Cụm bàn đạp
IV.10.1. Bàn đạp ly hợp (Bàn đạp côn)
Để cắt số, phải đạp chân côn (bên trái) hết hành trình nếu
không bánh răng hộp số truyền động sẽ gây ra sự va đập giữa các
bánh răng dẫn đến những hỏng hóc nghiêm trọng.
Không để chân lên bàn đạp chân côn nếu không sử dụng nó.
Nên kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp côn, nếu hành trình tự
do dài quá nên điều chỉnh lại (xem phần điều chỉnh bàn đạp côn)

Vị trí bàn đạp ly hợp

Chú ý:
- Khi đạp côn phải đạp dứt khoát, không đạp nửa chừng.
- Không nên đặt chân lên bàn đạp côn khi xe đang chạy, điều này dẫn đến sự mòn không
cần thiết cho hệ thống côn, ngoài ra không sử dụng bàn đạp côn để ngừng xe trên dốc khi tắc
đường hoặc dừng đèn đỏ.
- Không nên điều khiển chân côn nhanh và lặp lại nhiều lần

30
`
IV.10.2. Bàn đạp phanh.
Hệ thống phanh của xe ô tô dùng để giảm nhanh tốc độ
của xe hoặc dừng xe khẩn cấp khi cần. Hệ thống phanh còn
giữ cho xe an toàn không bi trôi trên đƣờng, kể cả trên dốc.
Nhờ vậy có hệ thống phanh mà ngƣời lái xe có thể vận hành
xe an toàn ở tốc độ cao, tăng năng suất vận chuyển và hiệu
quả sử dụng xe. Hệ thống phanh trên xe là hệ thống phanh
khí nén, cơ cấu phanh tang trống giúp cho việc sử dụng
phanh nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Để tránh việc ngừng lại bất
ngờ, điều khiển bàn đạp phanh một cách nhẹ nhàng.
Nên kiểm tra hành trình tự do, độ rơ lỏng của bàn đạp
phanh (xem phần điều chỉnh bàn đạp phanh).

Vị trí bàn đạp phanh


Kiểm tra độ rơ của chân phanh bằng cách dùng ngón tay ấn vào bàn đạp phanh. Độ rơ của bàn
đạp phanh tính từ khi bàn đạp phanh ở vị trí không làm việc di chuyển xuống cho tới khi cảm giác
có lực cản.

Cảnh báo:
- Luôn kiểm tra hệ thống phanh, đường ống dẫn khí và bàn đạp phanh, hiệu quả phanh
trước khi cho xe khởi hành.

31
`

LỜI KHUYÊN KHI DÙNG PHANH

- Khi chuẩn bị khởi hành, luôn kiểm tra chắc chắn rằng phanh tay đã nhả, đèn báo tín hiệu
phanh tắt.
- Không bao giờ về số trung gian khi đang xuống dốc, điều này cực kỳ nguy hiểm. Xe luôn
phải vào một số nào đó khi đang chạy. Hãy dùng phanh để làm chậm xe lại, về số thấp, phanh
động cơ sẽ giúp xe của bạn chạy ở tốc độ an toàn.
- Không được đạp phanh liên tục khi xe chạy, luôn đặt chân lên bàn đạp phanh khi xe
đang chạy là rất nguy hiểm, điều này có thể dẫn đến phanh bị quá nhiệt và mất hiệu lực, đồng
thời cũng dẫn đến má phanh bị mòn quá nhanh.
- Nếu xe của bạn bị nổ lốp khi đang chạy, hãy đạp phanh nhẹ chân, cố gắng giữ cho đầu
xe thẳng trong khi xe giảm tốc độ. Khi xe của bạn đã chạy đủ chậm để có thể dừng an toàn,
hãy đánh xe vào vị trí an toàn và dừng lại.
- Cẩn thận khi đỗ xe trên dốc, kéo phanh tay và sử dụng cục chèn lốp chèn cả bánh trước
và bánh sau.

32
`
IV.10.3. Bàn đạp ga
Bàn đạp ga và hệ thống tăng giảm ga đƣợc dẫn
động kiểu cơ khí.
Để tiết kiệm nhiên liệu, hãy điều khiển chân ga
một cách hợp lý.
Nên tăng ga từ từ, không nên sau khi khởi động
đã tăng hết ga.
Không đạp chân ga đột ngột.

Vị trí bàn đạp ga

Chú ý:
- Chân ga phải nhẹ nhàng, thường xuyên bảo dưỡng dây ga và bàn đạp ga.
- Không sử dụng đồng thời cả chân ga và chân phanh khi xe đang hoạt động vì việc làm
này ảnh hưởng tới độ mòn của các má phanh.

33
`
IV.11. Phanh tay
Phanh tay đƣợc dẫn động bằng
khí và có hai chế độ vận hành.
Cách thực hiện nhƣ sau:
- Trường hợp đỗ xe:
Sau khi xe dừng hẳn, kéo cần phanh về
2
phía sau đến vị trí gờ hãm thả tay ra (từ vị
trí 1 đến vị trí 2). Quá trình phanh tay có
hiệu lực 1
- Trường hợp vận hành xe:
Bật khoá điện khởi động động cơ, kéo
núm cần phanh lên đồng thời đẩy cần
phanh về phía trƣớc (từ vị trí 2 về vị trí 1).
Hết quá trình phanh tay. Lúc này xe Cơ cấu phanh tay
của bạn có thể vận hành. 1- Vị trí mở hơi vào hệ thống phanh để mở phanh tay.
2- Đóng các đường hơi, mở van xả và thực hiện phanh.
(P)- Ký hiệu phanh tay

Chú ý:
- Không nên lái xe khi phanh tay không làm việc tốt.
- Phải chắc chắn rằng phanh tay đã được ngắt trước khi cho xe vận hành để tránh
xảy ra hiện tượng bị mòn má phanh.

34
`
IV.12. Bộ điều khiển nâng hạ ben
Cơ cấu nâng hạ ben xe Maz 555102,Maz
551605, Maz 651705 đƣợc điều khiển ở bên trong
cabin.
Đối với xe Maz 555102. Điều khiển nâng hạ ben IV I
đƣợc thực hiện bằng cách xoay công tắc cần gạt nhƣ
hình vẽ. Công tắc này có 4 chế độ:
- I: Chế độ nâng ben. II
- II: Chế độ dừng ben (thùng xe vị trí trung gian).
III
- III: Chế độ hạ ben.
- IV: Chế độ gài khóa thùng sau.

Công tắc điều khiển nâng hạ ben xe


Maz 555102
Khi động cơ đang hoạt động cơ cấu này đƣợc vận hành theo các trình tự sau:
Nâng ben
- Phải đảm bảo áp suất khí trong hệ thống chạy nén khí không thấp hơn 490 kPa.
- Đạp chân côn cho đến hết tầm.
- Chuyển cần điều khiển đến vị trí nâng ben (vị trí I)
- Nhẹ nhàng nhả bàn đạp côn đồng thời tăng bàn đạp ga.
- Trong khi theo dõi hoạt động của xe, cần điều chỉnh tốc độ nâng ben bằng cách nhẹ nhàng
thay đổi tốc độ quay động cơ. Vào cuối thời điểm nâng, thùng xe sẽ rung lắc: Tần suất rung lắc có
thể điều chỉnh đƣợc nhờ thay đổi tốc độ quay của động cơ.
35
`
Hạ ben
- Đạp chân côn.
- Chuyển cần điều khiển đến vị trí hạ thùng (vị trí III).
- Sau khi thùng xe đã hạ xuống, muốn khóa thùng sau thì chuyển cần điều khiển về vị trí gài
khóa thùng sau (vị trí I).
Dừng ben (thùng xe vị trí trung gian)
- Trong quá trình ben đang lên hay đang xuống, muốn dừng thùng vị trí trung gian cần phải đạp
chân côn, chuyển cần điều khiển về vị trí dừng ben (vị trí II).
Đối với xe Maz 551605, Maz 651705. Điều khiển III
nâng hạ ben đƣợc thực hiện nhờ công tắc điều khiển
nhƣ hình vẽ. Công tắc này có 3 chế độ:
- I: Chế độ nâng ben II I
- II: Chế độ hạ ben
- III: Chế độ dừng ben (thùng xe vị trí trung gian).
Trƣớc khi thực hiện điều khiển nâng hạ ben cần
nhấn công tắc mở khóa thùng sau (công tắc này trên Công tắc điều khiển nâng hạ ben
táp lô). xe Maz 551605, Maz 651705
Khi muốn nâng ben, nhấn công tắc điều khiển
xuống đồng thời xoay về vị trí nâng ben (vị trí I)
Khi muốn hạ ben, nhấn công tắc điều khiển xuống đồng thời xoay về vị trí hạ ben (vị trí II).
Để giữ ben ở vị trí trung gian nhấn công tắc điều khiển xuống đồng thời xoay về vị trí dừng ben
(vị trí III).
Khi xoay công tắc điều khiển ben ở vị trí I và II, đèn trên công tắc này sáng.
36
`

Chú ý:
- Không đạp ga đột ngột khi đang nâng ben.
- Thường xuyên kiểm tra mức dầu thuỷ lực trong hệ thống ben.
- Không được nâng ben để đổ hàng khi đòn cân bằng của hệ thống treo phía sau đã bị hỏng.
- Không được bật cơ cấu nâng ben khi ly hợp đang đóng và áp suất khí trong hệ thống nhỏ
hơn 490 kPa (5,0 kg/cm2).
- Nghiêm cấm khởi động đông cơ khi cơ cấu nâng ben đang ở vị trí mở.
- Khi đã kết thúc quá trình hạ ben nên chuyển công tắc về vị trí trung gian.

Cẩn thận:
- Không nâng thùng ben lâu quá 30 phút vì sẽ làm hỏng vòng găng và thanh nối của xilanh
thuỷ lực.
- Không đổ ben khi xe đang đỗ trên vị trí không bằng phẳng.

Cảnh báo:
- Khi làm việc bên dưới gầm thùng xe lúc đã nâng ben bắt buộc phải sử dụng thanh chống
thùng hoặc chốt thùng. Trước tiên hãy đảm bảo rằng thanh đỡ đã được chống chắc chắn (hoặc
chốt thùng đã gài chắc chắn.

37
`
IV.13. Cụm công tắc tổ hợp (cụm công tắc ở vô lăng)

1
Cụm công tắc tổ hợp
1- Khóa; 2- Công tắc đèn xi nhan; 3- Công tắc điều khiển gạt mưa.

IV.13.1. Công tắc xinhan.


Công tắc đèn xinhan có các vị trí sau:
Theo chiều ngang
0- Vị trí tắt (vị trí cố định)
I- (cố định): Bật đèn xinhan bên phải. Tự động tắt khi xe chạy thẳng.
II- (không cố định): Bật đèn xinhan bên phải trong thời gian ngắn (khi chuyển làn đƣờng).Tự
động trả về vị trí cũ khi buông tay.

38
`
III- (không cố định): Bật đèn xinhan bên trái trong thời gian ngắn (khi chuyển làn đƣờng). Tự
động trả về vị trí cũ khi buông tay.
IV- (vị trí cố định): Bật đèn xinhan bên trái. Tự động tắt khi trả lại vô lăng cho xe chạy thẳng.
Theo chiều dọc:
V- (không cố định): nháy đèn pha trong thời gian ngắn không phụ thuộc vào công tắc đèn pha
trên bảng điều khiển (phát tín hiệu xin vƣợt).
0- (vị trí cố định): Bật công tắc đèn cốt khi công tắc đèn ở bảng điều khiển đƣợc bật ON.
VI- (vị trí cố định): Bật công tắc đèn pha khi công tắc đèn ở bảng điều khiển ở vị trí ON.
VII- (vị trí không cố định) nhấn xuống công tắc còi đƣợc tác động. Tự động trả về khi buông
tay

IV.13.2. Công tắc điều khiển gạt mƣa.


Theo chiều ngang:
0- (vị trí tắt)
I- (vị trí cố định): Gạt chậm
II- (vị trí cố định): Gạt nhanh
III- (vị trí cố định): Gạt gián đoạn
Theo chiều dọc:
IV- (vị trí không cố định): Phun nƣớc rửa kính.
V- (vị trí không cố định): Nhấn xuống công tắc còi đƣợc tác động. Tự động trả về vị khi buông
tay.

39
`
IV.14. Cần sang số và sơ đồ đi số xe MAZ 555102; MAZ 551605; MAZ 651705
Hộp số có nhiệm vụ: Thay đổi tỉ số truyền;
thay đổi chiều quay của trục bị động để xe có
thể chạy lùi, tách động cơ ra khỏi hệ thống
truyền lực trong khoảng thời gian tuỳ ý mà 1
không cần tắt máy và mở li hợp.
Việc sang số đƣợc điều khiển bởi cần số, 2 Sơ đồ đi số xe Maz 555102
cần số đƣợc đặt trên mặt sàn xe. Số thứ tự của
mỗi số đƣợc ghi trên sàn xe gần tay đi số. Khi
vào số, hãy đạp chân côn hoàn toàn và sau đó
nhả từ từ chân côn.
Đối với hộp số xe Maz 551605, Maz
651705 có đồng tốc tất cả các số tiến nên bạn
sang số rất dễ dàng, loại hộp số này có 2 tầng:
Sơ đồ đi số xe Maz 551605
nhanh, chậm. Trên tay đấm số có công tắc gạt
chuyển chế độ cho hộp số phù hợp với điều kiện
chạy và chở tải của xe. Khi muốn gài số để đi Cần sang số
cấp số nhanh (số:5,6,7,8 đối với xe Maz 1- Vị trí gài tầng chậm;
551605; số: 6,7,8,9 đối với xe Maz 651705) thì 2- Vị trí gài tầng nhanh.
bật công tắc này xuống phía dƣới.
Lƣu ý đối với xe Maz 555102 có số „1‟
không có đồng tốc, do vậy khi sang số „1‟ nên Sơ đồ đi số xe Maz 651705
giảm tốc độ xe chậm nhất có thể.
40
`

Chú ý:
- Để cài số lùi, bạn hãy để cần sang số ở vị trí trung gian (Số 0) ít nhất 3 giây kể từ khi xe
của bạn dừng hoàn toàn. Sau đó đẩy cần số về vị trí số lùi.
- Trong điều kiện thời tiết lạnh, việc sang số có thể gặp khó khăn cho đến khi dầu hộp số
ấm lên. Đây là hiện tượng bình thường và không ảnh hưởng gì tới hộp số.
- Chỉ được chuyển số khi đèn báo gài chuyển tầng số đã tắt (đối với xe trang bị hộp số có
cơ cấu chuyển tầng số).

Cẩn thận:
- Nếu lần đầu lái xe phải kiểm tra xem xét kỹ sơ đồ đi số của xe. Việc sang số đúng theo thứ
tự số sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của hộp số và các cơ cấu truyền động trên xe.
- Không nên về quá hai số hoặc về số khi tốc độ của động cơ đang cao (trên 2500 v/p). Nếu
chuyển số trong điều kiện này có thể gây hư hại đến động cơ.
- Không được gài chuyển tầng số để chạy cấp số nhanh khi vận tốc của xe nhỏ hơn 25
Km/h (đối với xe trang bị hộp số có cơ cấu chuyển tầng số).
- Không nên sử dụng cần sang số như tay vịn trong khi xe đang chạy. Điều này có thể hư
hại đến cơ cấu sang số.

41
`
LỜI KHUYÊN CHO VIỆC LÁI XE TỐT

- Không bao giờ về số “0” khi đang xuống dốc, điều này cực kỳ nguy hiểm. Hãy để xe ở
một số nào đó khi xuống dốc tùy thuộc tốc độ và tải trọng xe.
- Không được phanh liên tục khi xuống dốc, điều này có thể dẫn đến phanh bị quá nhiệt và
mất hiệu lực. Thay vì việc phanh liên tục, bạn hãy về số thấp và cho xe xuống dốc từ từ. Khi bạn
làm điều này, động cơ sẽ làm giảm tốc độ của xe.
- Giảm tốc độ của xe trước khi về số thấp. Điều này tránh cho tốc độ động cơ quá cao, gây
hư hại cho xe.
- Giảm tốc độ khi bạn đến gần ngã tư hoặc đoạn đường giao nhau. Khi đó bạn sẽ điều
khiển xe được tốt hơn.
IV.15. Hệ thống thông gió và sƣởi ấm cabin.
Có thể thay đổi hƣớng gió nhờ điều chỉnh các tay gạt 1
trên bảng điều khiển. 2
1- Gió thôi phía chân ngƣời bên phụ.
2- Gió thổi phía chân ngƣời lái
3- Chọn gió ngoài: Khi tay gạt đẩy về phía trƣớc đóng cửa lấy gió
bên ngoài. Không khí lƣu thông tuần hoàn trong cabin. Khi tay gạt
4
đẩy về phía sau, mở cửa lấy gió từ bên ngoài vào cabin.
4- Đóng ngắt chế độ sƣởi ấm hoặc thông gió. Tay gạt đẩy về phía 3
trƣớc tắt chế độ sƣởi ấm và bật chế độ thông gió. Tay gạt đẩy về phía
sau, bật chế độ sƣởi ấm và tắt chế độ thông gió.

42
`
IV.16. Hệ thống lạnh.
Xe MAZ 555102; MAZ 551605; MAZ 651705 đƣợc
trang bị hệ thống máy lạnh đem lại cảm giác thoải mái cho
ngƣời lái.
1- Công tắc;
2- Nút báo máy lạnh đang mở;
3- Nút điều khiển quạt gió;
4- Các cửa gió.
Để bật điều hòa vặn nút (1) đến khi đèn báo bật máy lạnh
(2) sáng. Để tắt vặn nút (1) ngƣợc lại đến khi đèn báo bật
điều hòa (2) tắt. Để điều chỉnh lƣợng gió vặn nút (3). Muốn
thay đổi hƣớng gió điều chỉnh các tay gạt trên cửa gió (4).
4 3 2 1
IV.17. Các hệ thống và trang thiết bị khác trong cabin
Tấm che nắng: Xe MAZ 555102; MAZ 551605; MAZ
651705 đƣợc trang bị các tấm che nắng cả bên lái và bên
phụ. Tấm che nắng có thể nâng lên hạ xuống một cách dễ
dàng.

Đèn trần: Đèn trần lấy điện trực tiếp từ ắc quy. Đèn này
chiếu sáng trong cabin khi bật công tắc ngay trên đèn trần.

43
`
Tay quay kính Chốt mở cửa Cơ cấu tắt máy Công tắc hãm động
cơ (phanh khí xả)

Quay cần này và Kéo chốt cửa bên Để tắt máy kéo Để đảm bảo an
bạn có thể kéo kính trong khi mở cửa xe. dây tắt về phía ngƣời toàn khi xe xuống
cửa sổ lên và xuống. lái. Để khởi động đoạn đƣờng dốc dài
đƣợc xe, phải ấn dây hãy ấn nút phanh này.
tắt máy vào hết đến Để tránh trƣờng hợp
Cảnh báo: khi nào tay kéo chạm máy bị tắt khi dùng
- Khi mở hoặc
sàn. phanh này nên đạp nút
đóng cửa kính, chú phanh này trong thời
ý tay và thân thể gian ngắn cho đến khi
tránh tai nạn xảy thấy tiếng máy gần tắt
ra. ta phải nhả nút ấn
phanh ra, khi máy đã
ổn định ta ấn lại nút để
phanh.

44
`

V. CHẠY RÀ ĐỘNG CƠ
Độ bền xe liên quan mật thiết với điều kiện sử dụng ban đầu. Để tăng độ bền sử dụng của xe,
1.000km đầu tiên đƣợc coi là quá trình chạy rà động cơ. Các quy định cho việc chạy rà động cơ nhƣ
sau:
Hạn chế tốc độ đặc biệt quan trọng trong thời gian này.
+ Không chạy quá 50 km/h khi sử dụng tay số 5.
+ Không chạy quá 30 km/h khi sử dụng tay số 4.
+ Không chạy quá 20 km/h khi sử dụng tay số 3.
+ Không chạy quá 15 km/h khi sử dụng tay số 2.
Tải trọng trong thời gian chạy rà động cơ:
+ Không chở hàng với 200 km đầu tiên.
+ Không chở quá 50% tải trọng trong phạm vi từ 200 – 400 km đầu tiên.
+ Không chở quá 75% tải trọng trong phạm vi 400 – 600 km đầu tiên.
+ Không chở quá tải trọng quy định từ 600-1.000 km đầu tiên.
Để phƣơng tiện hoạt động ổn định lâu bền xin đọc kỹ tài liệu này. Bạn sẽ không đƣợc bảo
hành nếu không thực hiện đầy đủ các hƣớng dẫn trong cuốn sách này.

45
`

LỜI KHUYÊN AN TOÀN CHO BẠN VÀ CHO XE

- Nghiêm cấm việc người ngồi trên cabin khi nâng cabin.
- Nghiêm cấm nâng cabin khi động cơ đang hoạt động, cấm việc khởi động động cơ khi
cabin đang được nâng lên nhằm tránh những tai nạn không đáng có.
- Sau khi hạ cabin xuống, phải đảm bảo cabin đã được khóa lại chắc chắn.
- Khi rửa chiếc xe của bạn, cố gắng không để nước bắn vào các thiết bị điện, khi thiết bị
điện gặp trục trặc cần phải sửa chữa kịp thời tránh làm hư hỏng thêm các thiết bị khác trong
cùng hệ thống.
- Khi có tín hiệu cảnh báo phát ra từ bảng đèn tín hiệu trên táp lô, cần phải kiểm tra kỹ hệ
thống liên quan. Phải chắc chắn rằng mọi sự cố đã được giải quyết mới được cho xe vận hành
và làm việc tiếp.
- Khi chất hàng lên thùng bằng máy nâng hàng hóa, cấm người ngồi trên cabin.
- Trước khi vận hành chiếc xe có chở hàng hóa, hàng hóa phải được chằng buộc kỹ càng
và chắc chắn.
- Khi tiến hành sửa chữa phía dưới gầm xe, tuyệt đối không được dùng kích thủy lực để
nâng cả cầu xe và dùng kích thủy lực để đỡ cầu xe. Kích thủy lực chỉ sử dụng an toàn và hiệu
quả trong trường hợp thay lốp khi lốp bị hỏng.

46
`

VI. VẬN HÀNH XE


VI.1. Chuẩn bị trƣớc khi vận hành
VI.1.1. Kiểm tra sơ bộ
VI.1.1.1. Ắc quy.
- Kiểm tra tình trạng ắc quy và các đầu cực, tùy thuộc vào các điều kiện vận hành xe, các bình
ắc quy có thể đƣợc lắp đặt loại ắc quy khô hoặc ắc quy nƣớc.
VI.1.1.2. Nhiên liệu, nƣớc làm mát, dầu động cơ:
- Khi chở hàng, nhiên liệu sẽ tiêu thụ nhiều hơn. Do đó, bạn hãy chắc chắn lƣợng nhiên liệu
trong thùng luôn đảm bảo để có thể chạy đƣờng dài.
- Đừng quên kiểm tra nƣớc làm mát và dầu động cơ. Nếu không đủ theo yêu cầu, hãy bổ sung
theo đúng yêu cầu và chủng loại.
VI.1.1.3. Dây đai an toàn.
- Dây đai an toàn lỏng hay hƣ hại có thể nguy hiểm đến tính mạng của bạn. Hãy chăm sóc và
bảo dƣỡng định kỳ.
VI.1.1.4. Lốp
- Kiểm tra áp suất lốp theo đúng quy định của nhà sản xuất. Nếu áp suất lốp thấp có thể dẫn đến
quá nhiệt hoặc nổ lốp. Tránh không làm hƣ hại đến lốp để không bị ảnh hƣởng đến khả năng làm
việc của lốp, thậm chí có thể bị nổ lốp.

Chú ý:
- Không bơm lốp cao hơn áp suất đã chỉ ra trên lốp.

47
`

Cẩn thận
- Không nên để cho nước hay xăng vào thùng nhiên liệu. Nếu điều này xảy ra, phải làm
sạch hoàn toàn thùng nhiên liệu và xả khí (xả air) đường ống nhiên liệu để tránh kẹt bơm cao
áp và hỏng động cơ.

VI.1.2. Trƣớc khi khởi động động cơ.


Trƣớc khi khởi động động cơ, bạn luôn phải:
- Nhìn xung quanh xem có bị xẹp lốp, vết dầu, vết nƣớc hoặc có dấu hiệu khác cho thấy xe có
dấu hiệu trục trặc.
- Sau khi ngồi vào cabin, bạn hãy kiểm tra xem phanh tay có kéo lên đƣợc không.
- Kiểm tra tất cả các gƣơng đều đúng vị trí và quan sát qua gƣơng rõ.
- Kiểm tra và điều chỉnh ghế, tựa đầu đúng vị trí.
- Khoá tất cả các cánh cửa.
- Thắt dây an toàn và yêu cầu ngƣời ngồi bên cạnh cũng phải thắt dây an toàn giống bạn.
- Tắt tất cả các đèn và thiết bị phụ khác không cần dùng đến.
- Bạn hãy bật chìa khoá điện, kiểm tra sự hoạt động của tất cả các đèn cảnh báo, đèn tín hiệu và
mức nhiên liệu.
VI.1.3. Khởi động động cơ
Để khởi động động cơ cần thực hiện theo trình tự sau:
- Đặt cần gạt số về vị trí trung gian (0)
- Phanh tay đang hoạt động có hiệu lực

48
`
- Bật các thiết bị bằng cách vặn chìa khoá công tắc về vị trí chuẩn bị khởi động (ON) -
- Nhấn nhẹ bàn đạp ga đến mức độ cung cấp nhiên liệu trung bình.
- Bật khóa điện để khởi động bằng cách xoay chìa khoá về vị trí khởi động (START)
trên ổ khóa
- Sau khi động cơ khởi động chìa khoá nó sẽ tự động trả về vị trí (ON). Ngay sau khi
động cơ làm việc, nhả bàn đạp ga về vị trí ban đầu (chạy chế độ không tải) khoảng từ 2÷5
phút sau đó mới cho xe khởi hành.
- Nếu động cơ không thể khởi động, hãy khởi động lại sau khi nghỉ 1÷2 phút, lặp lại các
bƣớc khởi động ban đầu, không đƣợc khởi động liên tục quá 15 giây.

Cẩn thận:
- Đạp chân ga sau khi chìa khóa ở vị trí “ON”. Nếu đạp chân ga khi chìa khóa ở vị trí
“ACC”, thì thao tác này không có tác dụng.
- Nếu đạp chân ga khi chìa khóa ở vị trí “LOCK” hoặc “ACC” hãy nhả chân ga và đạp lại
sau khi chìa khóa ở vị trí “ON”.
- Khi sử dụng công tắc sấy nóng động cơ, hãy đảm bảo công tắc ở vị trí “ON” và chìa khóa
ở vị trí “LOCK” hoặc “ACC”
- Nếu đèn báo nháy, có thể mạch hệ thống sấy khí đã bị hỏng hoặc cầu chì bị đứt.
- Sử dụng núm điều chỉnh tốc độ vòng quay của động cơ (nếu được lắp đặt) ngay sau khi
khởi động, để tránh xe bị chồm giật.
- Không được tăng ga ngay sau khi động cơ được khởi động.
- Hãy đảm bảo công tắc sấy động cơ đã được tắt trước khi khởi động động cơ.

49
`

Chú ý:
- Nếu sau 3 lần khởi động mà động cơ vẫn không thể khởi động được, hãy tìm ra nguyên
nhân và sửa chữa các sự cố.
- Sau khi khởi động động cơ hãy kiểm tra hoạt động của bảng đèn cảnh báo, nếu có vấn đề
gì bất thường cần dừng động cơ và xử lý ngay.

VI.2. Tắt động cơ


Sau khi động cơ chạy không tải khoảng hơn 3 phút, hãy xoay chìa khóa về vị trí “ACC” để tắt
động cơ. Nó sẽ ảnh hƣởng không tốt tới động cơ nếu tắt ngay sau khi xe đƣợc khởi động.
Nếu động cơ không tắt ngay khi chìa khóa xoay về vị trí “ACC”, hãy giữ và kéo cơ cấu tắt máy
của hệ thống bơm nhiên liệu. Hãy thả tay sau khi động cơ đã đƣợc tắt hoàn toàn.

Cẩn thận:
- Hãy đảm bảo động cơ đang chạy không tải và ổn định khi tắt động cơ. Nếu động cơ đang
chạy với tốc độ cao khi tắt động cơ, có thể sẽ làm hỏng hệ thống điều chỉnh bơm nhiên liệu.

50
`

VI.3. Khởi động và tắt động cơ đối với xe có bộ tăng áp (Nếu lắp đặt)
Không tăng ga cao hoặc tăng một cách đột ngột sau
khi khởi động động cơ. Nếu động cơ lạnh, hãy để động
cơ chạy không tải trong khoảng 2÷5 phút trƣớc khi cho
xe chuyển bánh để đảm bảo hệ thống tăng áp đã đƣợc
bôi trơn hoàn toàn.
Sau khi chạy với tốc độ cao hoặc chạy quãng đƣờng
dài với sự chịu tải lớn, động cơ phải đƣợc chạy không
tải theo biểu đồ dƣới đây trƣớc khi tắt động cơ
Thời gian chạy không tải cho phép bộ tăng áp nguội
trƣớc khi tắt động cơ.
Tubo tăng áp

Điều kiện xe chạy Thời gian chạy không tải

Chạy thông thƣờng Không cần thiết


Trên 80 km/h Khoảng 20 giây
Chạy với tốc độ cao
Trên 100 km/h Khoảng 1 phút
Lên dốc đồi núi hoặc tiếp tục chạy với vận tốc Khoảng 2 phút
trên 100 km/h

51
`
VI.4. Cách lái xe tiết kiệm
Lái xe với tốc độ phù hợp với tải trọng và lực cản của đƣờng( chất lƣợng đƣờng và độ dốc) và
luôn luôn chăm sóc, bảo quản xe tốt – đó là bí quyết để tiết kiệm chi phí cho xe.
Thay dầu sau 1000km đầu tiên
Trong quá trình chạy rà động cơ, dầu sẽ nhanh chóng giảm khả năng bôi trơn vì các bề mặt ma
sát có tạo mạt tôc độ mài mòn cao trong quá trình chạy rà. Hãy thay dầu động cơ, dầu bộ truyền lực
và dầu cầu tại lần kiểm tra định kỳ đầy tiên (sau 1000km).
Không tăng ga cao. Tránh khởi động động cơ và tăng ga quá nhanh và chở quá tải.
Các việc trên đều là cấm kỵ. nó không những gây tốn nhiên liệu mà còn ảnh hƣởng rất xấu đến
chất lƣợng xe.
Cách sử dụng ly hợp hợp lý để tăng tuổi thọ xe
Luôn đạp chân côn xuống hoàn toàn trƣớc khi chuyển số, đạp nhanh, dứt khoát và nhả từ từ.
Nếu đạp chân côn không xuống hết, nó có thể gây hƣ hỏng ly hợp và hộp số.
Không tỳ chân lên chân côn khi xe đang chạy. Khởi động động cơ khi xe đang chạy, hãy sử
dụng số 1, nếu động cơ ở số 2 sẽ làm mòn ly hợp một cách nhanh chóng.

52
`
VII. XỬ LÝ TRONG TRƢỜNG HỢP KHẨN CẤP
VII.1. Khi tình huống xảy ra
Đề phòng khi xe hƣ hỏng:
- Nếu bất cứ chi tiết nào của xe bị hƣ hỏng trong khi đang vận hành, trƣớc hết hãy bình tĩnh và
từ từ giảm tốc độ, quan sát các xe phía sau bật tín hiệu báo rẽ, dừng xe và dừng xe vào lề đƣờng, bật
đèn báo đỗ.
- Bật đèn cảnh báo nguy hiểm ở vị trí “ON”. Đồng thời đặt cờ đỏ hoặc đèn đỏ để báo xe bị trục
trặc. Nếu không có cảnh báo xe bi trục trặc sẽ rất nguy hiểm, xe khác có thể tiếp cận và đâm vào xe
của bạn.
- Lƣu ý hãy chèn bánh xe khi phanh tay có thể không hoạt động.
- Kiểm tra chi tiết bị hỏng hóc. Nếu bạn có thể tự sửa chữa, trƣớc hết hãy đảm bảo sự an toàn và
không gây nguy hiểm cho bạn và ngƣời khác.
- Nếu bạn không thể tự sửa chữa đƣợc, hãy liên hệ với trạm dịch vụ gần nhất.
VII.2. Va đập dƣới gầm xe
Dừng xe ngay lập tức và kiểm tra sự rò rỉ đƣờng nhiên liệu, hoặc hở đƣờng hơi và các hƣ hỏng
trên vỏ xe. Nếu gầm xe bị hƣ hỏng nghiêm trọng, hãy đƣa xe tới trạm dịch vụ gần nhất để kiểm tra.
VII.3. Xử lý động cơ quá nóng
Nếu đồng hồ đo nhiệt độ nƣớc chỉ tới mức quá nóng động cơ sẽ yếu đi hoặc nghe thấy tiếng gõ
của động cơ, động cơ có thể quá nóng. Nếu hiện tƣợng này xảy ra, bạn cần làm nhƣ sau:
- Đƣa xe vào lề đƣờng và dừng xe càng sớm càng tốt.
- Nếu điều hòa nhiệt độ đang bật, hãy tắt điều hòa.
- Để xe chạy không tải cho tới khi động cơ trở nên mát hơn.
- Tắt động cơ khi kim đồng hồ đo nhiệt độ nƣớc làm mát chỉ về vị trí giữa đồng hồ.

53
`
- Kiểm tra nƣớc làm mát trong két nƣớc và bình chứa nƣớc làm mát.

Cẩn thận:
- Đổ bổ sung nước làm mát một cách từ từ để tránh cho động cơ không bị rạn nứt. Nên để
động cơ ở trạng thái galanty khi bổ sung nước.

Động cơ quá nóng, đồng hồ chỉ gần vạch đỏ


- Nếu nƣớc làm mát chảy xuống gầm xe hoặc hơi nƣớc bay ra từ nắp cabô, hãy tắt động cơ.
Không mở nắp cabô cho tới khi nƣớc ngừng chảy hoặc hơi nƣớc không còn. Nếu nƣớc làm mát
động cơ không giảm, thiếu và không có hơi nƣớc, hãy để động cơ chạy và kiểm tra quạt làm mát
động cơ có hoạt động hay không. Nếu quạt không hoạt động, hãy tắt động cơ.
- Hãy kiểm tra dây đai bơm nƣớc có bị mất hay không. Nếu dây đai không mất, kiểm tra độ
căng của dây đai. Nếu dây đai không có vấn đề gì, kiểm tra sự rò rỉ nƣớc làm mát từ két nƣớc, ống
hoặc dƣới gầm xe. (Nếu đang sử dụng điều hòa nhiệt độ, nƣớc chảy ra từ hệ thống điều hòa là bình
thƣờng).

54
`
VII.4. Ắc quy hết điện
Nếu bạn có dây cáp nối phụ trợ, bạn có thể khởi động cơ bằng
cách nối điện từ ắc quy của xe khác. Thao tác:
- Tắt động cơ của xe cho điện.
- Nối dây cáp nối phụ trợ theo thứ tự nhƣ trong hình minh họa.
Lƣu ý đấu nối đúng giữa vị trí của các cực âm và dƣơng của mỗi
ắc quy. Không kết nối dây cáp nối phụ trợ vào khu vực có các chi
tiết chuyển động.
- Đảm bảo dây cáp nối trợ giúp đã đƣợc nối an toàn và đúng.
- Khởi động động cơ của xe bạn và giữ chân ga để tốc độ vòng quay máy cao hơn một chút so
với tốc độ chạy không tải.
- Sau khi động cơ đã đƣợc khởi động, tháo dỡ dây cáp nối trợ giúp nối với ắc quy của xe khác.
- Đƣa xe của bạn về cơ sở hoặc đến trạm dịch vụ gần nhất để nạp đầy ắc quy.

Cẩn thận:
- Lưu ý là ắc quy cho điện phải có cùng dòng điện so với ắc quy hết điện trên xe của bạn.
- Không được nối cực dương với cực âm.
- Không được tháo dây nối ắc quy trong khi động cơ đang hoạt động. Nếu tháo dây ắc quy,
hệ thống điện sẽ bị hỏng.
- Không được khởi động động cơ bằng cách kéo hoặc đẩy. Điều đó là rất nguy hiểm.
- Kiểm tra dây đai máy phát xem có bị lỏng hoặc hỏng hóc hay không, căn chỉnh hoặc thay
thế nếu cần thiết.
- Nếu nước ắc quy và dây đai chưa được kiểm tra, hãy đưa xe tới trạm dịch vụ gần nhất để
kiểm tra.
55
`
VII.5. Xe bị xẹp lốp
VII.5.1. Điểm đặt kích

Vị trí đặt kích dưới cầu trước và cầu sau


56
`
VII.5.2. Nâng kích và hạ kích
Nâng kích
Nếu điểm đặt kích quá cao, hãy kéo đầu kích bằng cách xoay
đầu kích (1) theo chiều ngƣợc kim đồng hồ. Sử dụng đầu có khe
mở ở phía cuối tay kích, xoay chốt xả kích (2) theo chiều kim
đồng hồ để vặn chặt hoàn toàn. Sau đó đƣa tay kích (3) vào đầu
bơm nâng kích và đẩy lên xuống đều đều.
Hạ kích
Từ từ vặn mở chốt xả kích theo chiều ngƣợc kim đồng hồ
bằng tay kích. Kích thủy lực

Cẩn thận:
- Chỉ sử dụng kích được cấp kèm theo xe hoặc kích đúng yêu cầu kỹ thuật ngoài thị trường.
- Trước khi sử dụng, đảm bảo là đầu ren kích đã được bôi trơn tốt.
- Chỉ sử dụng kích khi thay lốp và nâng cất lốp dự phòng
- Đặt kích trên bề mặt phẳng, chắc chắn. Để tránh kéo đầu kích lên quá mức cần thiết.
- Đặc biệt phải chú ý đến vị trí đặt kích. Xe sẽ không thể nâng lên nếu kích đặt ở vị trí khác.
- Nếu kích bị trượt ra khỏi vị trí, sẽ cực kỳ nguy hiểm. Khi sử dụng kích không được chui
xuống gầm xe hoặc rung lắc xe. Đồng thời không khởi động động cơ.
- Nếu xe của bạn cần phải nâng lên trong một thời gian dài, hãy sử dụng các khúc gỗ để hỗ
trợ kích.
- Sau khi sử dụng, đẩy đầu kích xuống hoàn toàn, vặn chốt xả kích và cất vào hộp chứa đồ sau
cabin.
57
`
VII.5.3 Thay lốp
Chuẩn bị
- Đẩy xe vào lề đƣờng để tránh tắc nghẽn giao thông và sử
dụng cờ đỏ báo hoặc bằng cách thức khác để cảnh báo các lái
xe hoặc xe phía sau bạn.
- Kéo hết cần phanh tay.
- Chuẩn bị dụng cụ và kích
- Chèn trƣớc và sau lốp đối diện chéo so với lốp cần thay
(Ví dụ: Chèn lốp phía trƣớc bên trái để thay lốp phía sau bên
phải)
- Chuẩn bị lốp dự phòng
Sơ đồ tháo, lắp bu lông tắc kê
- Lốp nên đƣợc đảo cứ sau 8000km

Nâng xe
- Dùng tuýp lốp nới lỏng các ê cu tắc kê
- Đặt kích tại điểm nâng. Xem phần “Điểm đặt kích”.
- Nâng xe tới khi lốp cách mặt đƣờng mà bánh xe xoay
đƣợc.
- Sử dụng tuýp lốp và từ từ vặn tháo ê cu tắc kê.

Sơ đồ đảo lốp
58
`

Tháo lốp
- Sau khi tháo ê cu, tiến hành tháo lốp.
- Đối với xe có lốp kép, và bu lông tắc kê hai tầng, trƣớc tiên tháo lốp ngoài, sau đó tạm thời
hạ xe xuống. Tháo phần trong lốp theo cách tƣơng tự.
Xiết chặt lốp
- Vặn tạm thời bu lông áp với vành bánh xe. Vặn đều bu lông vào vành bánh xe để tránh lệch
tâm
- Hạ kích.
- Vặn chặt ê cu 2 đến 3 lần theo thứ tự nhƣ hình vẽ trên nên vặn các bu lông tắc đối diện nhau
qua tâm để đảm bảo bánh xe đƣợc siết vào đều. Bƣớc cuối cùng, vặn chặt theo đúng tiêu chuẩn yêu
cầu. Sử dụng một lực khoảng hơn 100 kg tác dụng lên cuối thanh tay đòn vặn tuýp lốp (Đối với xe
Maz 555102, Maz 551605, Maz 651705 thì lực xiết êcu tắc kê M22 là 50-60 Kgf.m)

Chú ý:
Thời gian bảo trì bu lông tắc kê:
- Sau khi xe chạy được 1000km đầu tiên, xiết chặt lại bu lông đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Sau đó, bu lông cần phải được kiểm tra hoặc xiết lại cứ sau 5000 km hoặc 1 tháng.
- Sau khi thay lốp, nếu xe của bạn chạy được 50÷100km, hãy xiết chặt lại bu lông.

59
`
VIII. PHẦN KIỂM TRA, TỰ ĐIỀU CHỈNH
VIII.1. Hệ thống phanh.
Xe tải MAZ đƣợc trang bị cơ chế phanh dẫn động bằng khí nén loại thƣờng đóng, gồm các
mạch chuyển động hơi cho các bánh trƣớc và bánh sau riêng biệt, ngoài ra còn đƣợc trang bị thêm
các mạch phanh phụ, và cơ cấu điều hòa lực phanh theo tải trọng. .Nguyên lý hoạt động của hệ
thống phanh này là khi có đủ khí nén trong bầu phanh với áp suất nhất định thì hệ thống phanh sẽ
đƣợc mở, khi xả hết khí nén trong bầu phanh thì phanh sẽ đóng.
Cơ cấu mở phanh cƣỡng bức
Trong trƣờng hợp xe của bạn bị hỏng không
thể nổ máy đƣợc, bạn muốn chiếc xe của mình
di chuyển đến điểm sửa chữa. Bạn hãy làm nhƣ 1
sau: Sử dụng kích thuỷ lực để kích bánh xe cầu 3
sau lên, nới lỏng bu lông phía đầu bầu phanh 2
tầng (bầu lốc kê) ra để mở má phanh. Khi bạn 2 4
quay đƣợc bánh xe nhẹ nhàng thì khi đó má
phanh đã đƣợc mở và bánh xe có thể di chuyển.
Các bánh xe khác làm tƣơng tự.
Bầu phanh và cơ cấu mở phanh cưỡng bức.
1-Clê để tháo; 2- Bulông cần tháo;
3- Bầu phanh hơi 2 tầng; 4- Đường hơi

60
`
Điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp phanh:
Hành trình tự do của bàn đạp phanh đƣợc đo 450± 20
bằng khoảng dịch chuyển đầu trên cùng của bàn đạp 1
phanh (xem hình vẽ), hành trình này nằm trong
khoảng 17-27mm. Việc điều chỉnh hành trình tự do 2
đƣợc thực hiện nhƣ sau: 3
- Khi bảo dƣỡng hoặc sửa chữa hệ thống bàn đạp 5
phanh, phải chú ý đến góc 450 + 20, nới lỏng đai ốc
(3) dùng cờ lê xoay bu lông (2) để điều chỉnh cho 4
phù hợp với độ rơ của bàn đạp và đạt đƣợc góc cho
phép, sau khi điều chỉnh xong xiết chặt đai ốc (3).
- Độ rơ tự do của bàn đạp là 17-27 mm. Thực
hiện việc điều chỉnh bằng cách nới lỏng đai ốc (5)
thay đổi độ dài của van (4), sau khi đã điều chỉnh Bàn đạp phanh
xong và đạt đƣợc độ rơ cho phép xiết chặt đai ốc (5). 1-Bàn đạp phanh; 2- Bulông điều chỉnh; 3-
Kiểm tra lại hành trình tự do và góc của bàn đạp Đai ốc hãm; 4- Đuôi van; 5- Đai ốc hãm.
phanh nếu chƣa đạt điều chỉnh lại theo trình tự trên.

Điều chỉnh khe hở má phanh tự động.


Trên xe Maz có cơ cấu điều chỉnh khe hở má phanh với trống phanh tự động, vì vậy luôn đảm
bảo đƣợc khe hở cho phép. Do đó trong quá trình làm việc của xe không nên tự ý điều chỉnh lại khe
hở má phanh.

61
`

Sau khi thay thế các bạc lót cũng nhƣ điều chỉnh 1 3 5
4
thay thế đòn bẩy hoặc bầu phanh cần phải điều chỉnh 2
lại vị trí của đòn bẩy (2). Ta thực hiện nhƣ sau:
- Dùng clê nới lỏng bulong (4) để cho trục cam
xoay (5) tự động trở về trạng thái ban đầu.
- Dùng clê vặn bulong (3) theo chiều ngƣợc kim
đồng hồ để đòn bẩy (2) di chuển lên ăn khớp với đầu
ty đẩy (7), (chú ý bulong „3‟ chỉ xoay đƣợc một chiều
theo chiều ngƣợc kim đồng hồ, trƣờng hợp xoay
chiều ngƣợc lại phải dùng tua vít hay dụng cụ chuyên
7 6
dùng tách cơ cấu cóc ở vị trí „6‟).
- Quá trình lắp ráp kết thúc xiết chặt bulông (4).
- Nổ động cơ đến khi áp suất khí nén làm việc, Cơ cấu tự động điều chỉnh khe hở má phanh
nhả phanh tay. Rồi tiến hành đạp phanh liên tục. 1-Bầu phanh;2- Đòn bẩy; 3-Bulong điều chỉnh
đòn bẩy; 4- Bulông tách giá; 5-Trục cam xoay;
6-Nút bulong; 7-Ty đẩy;
Cảnh báo:
- Nghiêm cấm việc chạy xe khi các đèn báo áp suất hơi bật sáng, vì khi đèn sáng sẽ báo hiệu
áp suất trong các mạch phanh hơi là không đủ để hệ thống hoạt động. Hãy để động cơ chạy
không tải một lúc để nạp đủ áp suất vào bình nén áp suất nằm trong khoảng 650 đến 810 kPa
khí rồi cho xe vận hành.
- Trong trường hợp đèn cảnh báo áp suất hơi không tắt, hãy kiểm tra lại hệ thống dẫn khí
62
`
Bộ điều hòa lực phanh
Trên xe Maz trang bị bộ điều hòa lực phanh theo tải trọng, Bộ điều hòa lực phanh (ĐHLP) có
tác dụng hạn chế bớt lực phanh ra cầu sau, nhằm tránh cho các bánh xe sau bị bó cứng và gây trƣợt
lết bánh xe khi phanh ngặt, nâng cao khả năng ổn định khi phanh của ô tô.
Bộ van điều hòa lực phanh (2) đƣợc lắp trên
khung xe (1). Ở trên cầu sau (6) có bố trí khớp
1
(5) liên kết với các đòn nối (3) và (4). Việc thay
đổi tải trọng sẽ làm thay đổi khoảng cách giữa
cầu xe và khung xe, dẫn đến đòn nối (3) xoay
lên hay xuống làm tăng hay giảm áp suất phanh
cho cầu sau. 2

6 5

Các vị trí thay đổi áp suất mạch phanh sau Cơ cấu điều hòa lực phanh
I- Chế độ đầy tải 1-Khung xe; 2-Van điều hòa lực phanh; 3-Đòn
II- Chế độ không tải ngang; 4- Đòn dọc; 5-Khớp nối; 6-Cầu sau.

63
`

Khi sửa chữa, bảo dƣỡng cầu sau cần chú ý lắp lại phải lắp đúng vị trí các đòn của bộ
điều hòa lực phanh. Việc điều chỉnh áp suất phanh ra cầu sau bằng cách chỉnh đòn dọc (4).
Khi chỉnh đòn (4) dài ra sẽ làm mở cửa van (2) rộng hơn. Áp suất khí nén khi đạp phanh
qua van (2) tăng lên. Việc điều chỉnh không đúng có thể làm giảm tác dụng của bộ điều hòa
lực phanh hoặc làm cho lực phanh lên cầu sau không đạt yêu cầu.
VIII.2. Hệ thống dẫn động li hợp (côn)
Hệ thống li hợp dùng trên xe MAZ là hệ thống hệ thống li hợp 01 lá dẫn động thuỷ lực có trợ
lực bằng khí nén.

Điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp côn


Hành trình tự do của bàn đạp côn đƣợc đo bằng
khoảng dịch chuyển đầu trên cùng của bàn đạp côn
(xem hình vẽ), hành trình này nằm trong khoảng 5-
7 mm. Việc điều chỉnh hành trình tự do đƣợc thực
hiện nhƣ sau:
- Nới lỏng đai ốc (3), dùng clê xoay bu lông (4)
lên hoặc xuống để điều chỉnh ty đẩy của xy lanh.
- Kiểm tra việc điều chỉnh bằng cách đạp bàn
đạp côn xem hành trình tự do mới có đạt không.
- Khi đã điều chỉnh hành trình tự do đạt yêu
Bàn đạp li hợp
cầu, bạn hãy xiết chặt đai ốc hãm (3) lại. 1-Ống dẫn dầu; 2-Bình dầu; 3-Đai ốc hãm;
4-Bulông điều chỉnh; 5-xilanh; 6-Bàn đạp
64
`
Xả khí (xả e) trong mạch dầu li hợp
Nếu không khí lẫn trong mạch dầu ly hợp, sẽ làm giảm hiệu lực ngắt ly hợp. Phải xả khí trong
mạch ly hợp. Để làm việc này, cần có 2 ngƣời phối hợp thực hiện và tiến hành theo các bƣớc sau:
Ngƣời ngồi trên cabin đạp bàn đạp côn vài lần cho tới khi thấy chân côn nặng thì dừng lại và giữ
nguyên trạng thái đó. Ngƣời phía dƣới nới lỏng đai ốc xả e (7), lúc này dầu lẫn không khí trong
mạch sẽ bị đẩy ra ngoài dƣới dạng hỗn hợp dầu và bọt khí. Khi dầu và bọt khí đã đƣợc xả ra ngoài
hết, ngƣời phía dƣới xiết chặt đai ốc hãm lại, lúc này ngƣời trên cabin mới đƣợc nới chân ra.
7

1
6

3
5 4

Cơ cấu đóng ngắt ly hợp thủy lực trợ lực khí nén
1- Đường khí; 2- Xylanh ; 3- Đường dầu vào; 4- Bầu bát cao su ly hợp;
5- Càng đẩy; 6- Tay đóng mở ly hợp; 7- Van xả khí

65
`

Chú ý:
- Luôn kiểm tra mức dầu côn trong bình chứa và hệ thống dẫn dầu, nếu thiếu phải bổ sung.
- Trước khi xả e nên đổ dầu vào bình chứa cho đầy và đúng chủng loại.

VIII.3. Hệ thống dây ga và bàn đạp ga


Cần điều chỉnh chế độ ga không tải tối ƣu để cung cấp nhiên liệu cho động cơ chạy ổn định tại
vòng quay nhỏ và không rung xe, điều này rất cần thiết cho việc khởi động động cơ và đảm bảo tiết
kiệm nhiên liệu.
Khi ấn bàn đạp ga thì dây ga bị kéo nhờ lực 1
của cần cong (2) tác động lực kéo này đến cần 6
1 1
điều phối nhiên liệu (6) làm cho hệ thống thanh
2 5
răng bơm cao áp hoạt động ở vị trí nhiều nhiên 7
1 1
liệu. Khi nhả chân ga nhờ lực kéo của lò xo hồi 3 1
vị (7) làm cho toàn bộ hệ thống bàn đạp ga, dây 4 1
ga và bơm cao áp trở lại vị trí ban đầu. 1
Nếu dây ga nặng nên kiểm tra và điều chỉnh:
- Kẹt khớp điều chỉnh (3) ở cần (2) Bảo
dƣỡng và tra mỡ bôi trơn vào khớp.
- Vỏ dây ga bị hỏng hoặc gấp khúc, dây ga Hệ thống truyền động ga
bị xƣớc hoặc bị han rỉ thì kiểm tra lại nếu cần 1-Bàn đạp; 2-Cần; 3-Khớp điều chỉnh; 4-Cáp
phải thay mới. dẫn động; 5-Vỏ bọc cáp; 6-Cần bơm nhiên liệu;
Lò xo hồi vị quá căng. Điều chỉnh lại. 7-Lò xo hồi vị.

66
`
Nâng cao góc bàn đạp ga (chân ga)
Để phù hợp với tƣ thế ngồi lái và chân ga
phù hợp, bạn có thể tự điều chỉnh cơ cấu chân
ga nhƣ sau: 1
Dùng tay trái tì bàn đạp (1) xuống ở chế độ
ga, đồng thời tay phải xoay bu lông của cơ cấu 2
điều chỉnh (4) về phía ngƣợc chiều kim đồng
hồ, điều chỉnh từng nấc một cho đến khi chân ga 3
4
phù hợp. Hạ góc bàn đạp ga. Tƣơng tự các thao
tác trên muốn hạ thấp ta xoay núm điều chỉnh
theo chiều kim đồng hồ. Bàn đạp ga.
Điều chỉnh hành trình bàn đạp ga: 1-Bàn đạp; 2- Bu lông điều chỉnh hành trình;
Thực hiện việc điều chỉnh hành trình bàn 3- Đai ốc hãm; 4- Cơ cấu điều chỉnh cao
đạp ga nhƣ sau: thấp chân ga.
Nới lỏng đai ốc hãm (3), sau đó dùng clê
xoay bu lông (2) lên hoặc xuống để điều chỉnh.
Khi đã điều chỉnh xong, bạn hãy xiết chặt đai ốc
hãm (3) lại.

67
`
VIII.4. Lốp xe.
Xe của bạn đã đƣợc trang bị loại lốp tốt nhất để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong điều kiện bình
thƣờng. Hàng ngày trong quá trình sử dụng xe, lốp xe luôn đƣợc kiểm tra và chăm sóc. Đặc biệt là
áp suất lốp. Nếu thiếu phải bơm cho lốp đủ áp suất yêu cầu để tăng độ bền cho lốp và sự ổn định
của xe trong điều kiện hoạt động bình thƣờng. Áp suất lốp phải đƣợc duy trì đúng vì các lý do sau
đây:
- Nếu áp suất lốp thấp hơn tiêu chuẩn sẽ làm cho các ta lông lốp mòn không đều và khả năng tải
kém.
- Nếu áp suất cao hơn tiêu chuẩn sẽ làm tăng khả năng bị nổ khi có va chạm và cũng làm cho
các ta lông lốp mòn không đều.
- Khi áp suất lốp không đạt tiêu chuẩn (cao hoặc thấp hơn), ngoài việc lốp bị mòn không đều
còn liên quan đến kinh tế vận hành xe nhƣ làm tăng chi phí nhiên liệu, tuổi thọ của lốp giảm…

Cẩn thận:
- Mỗi lần kiểm tra áp suất lốp trên các bánh xe, bạn cũng đồng thời kiểm tra áp suất trên lốp
dự phòng.
- Không để lốp xe chịu tải trọng quá lớn, không cho phép xe tải chở quá tải trọng cho phép.
- Thực hiện việc phanh xe nhẹ nhàng, không cho phép bánh xe trượt trên đường và nó làm
bào mòn lốp xe
- Không cho phép nhiên liệu, xăng dầu khác lấn vào lốp xe vì chúng làm lốp xe nhanh hỏng.
- Không cho phép trên 1 trục, 1 bánh kép lắp các lốp có các kích cỡ khác nhau.

68
`
Kiểm tra bánh xe:
Kiểm tra bánh xe là để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Lốp xe nếu bị mòn ta lông với chiều sâu
còn lại của rãnh ta lông dƣới 0,8 mm thì bắt buộc phải thay lốp mới để đảm bảo an toàn. Nếu lốp xe
chƣa mòn tới giới hạn cho phép nhƣng lớp vải ở bố bị bong thì lốp xe cũng phải đƣợc thay. Nếu lốp
xe nhìn mặt ngoài không có hiện tƣợng mòn hỏng nhƣng không tròn đều, cần tháo lốp khỏi vành để
kiểm tra mặt trong lốp.
Tháo lốp xe:
Trƣớc khi tháo lốp khỏi vành nên đánh dấu trên mặt
bên của của lốp và trên vành vị trí lắp giữa chúng để lắp
đúng vị trí khi lắp lại , không làm mất độ cân bằng của
bánh xe. Trình tự tháo lốp nhƣ sau:
- Tháo hơi hoàn toàn lốp xe
- Dùng búa và thiết bị chuyên dùng vỗ quanh vòng đỡ
lốp xe cho đến khi khe hở của lốp và vòng đỡ đƣợc mở ra.
- Tháo khoá vành ra khỏi vành: Đặt các tay móc thẳng
và cong vào giữa khoá vành và vòng đỡ lốp xe và đồng
thời bẩy nó xuống dƣới (hình a và b). Đặt tay móc thẳng
vào trong khe tháo khoá và nhả khoá ra khỏi rãnh khoá.
Dùng tay móc cong bẩy từng đoạn khoá vành lên cho đến
khi khoá vành đƣợc nâng lên hoàn toàn.
- Tháo vòng đỡ lốp xe ra khỏi vành.
- Lật bánh xe ngƣợc lại. Trình tự tháo lốp xe
- Tháo vành ra khỏi lốp xe.

69
`
Lắp lốp xe
- Lắp săm vào lốp, sau khi đã rắc qua bột đá vào lòng trong của lốp, Bơm săm hơi căng và vặn
van lại.
- Lắp lốp và vành với độ hơi xiên và lồng van vào lỗ chân van.
- Nâng lốp xe lên từ phía van và lắp lốp vào vành bánh.
- Lắp vòng đỡ vào lốp.
- Lắp khoá vành vào phải đảm bảo rằng các rãnh của khoá phải đƣợc vào hết.
- Bơm hơi lốp xe :Tạo áp suất 50 kpa (0,5kg /cm2) và kiểm tra vị trí vòng đỡ và khoá vành đã ăn
khớp chƣa.Kiểm tra lại lần cuối nếu lốp đã vào ổn định các vòng đỡ và khoá vành đã ăn khớp, bơm
lại cho lốp đủ áp suất.
VIII.5. Cabin phía trƣớc và cách nâng hạ cabin
Nâng nắp cabô phía trƣớc
Bình dầu
ly hợp

Vị trí bổ
sung nƣớc
làm mát

Vị trí lấy tay truyền động


Vị trí tay khóa kéo Thanh chống thủy lực
bơm nâng hạ cabin
70
`
Việc kiểm tra và bổ sung nƣớc làm mát, dầu li hợp, dầu bôi trơn động cơ hay lấy tay truyền
nâng cabin đƣợc thực hiện phía trƣớc cabin. Trƣớc hết bạn nâng nắp cabô bằng cách: Đứng phía
trƣớc - đối diện với xe, dùng hai tay bóp khoá kéo về phía mình (hai khoá này đƣợc đặt ở vị trí trái
và phải) và nâng nắp cabô trƣớc lên. Ở vị trí cao nắp capô đƣợc giữ nhờ 2 thanh chống thủy lực hai
bên.
Nâng hạ cabin
Để thuận lợi cho việc kiểm tra và sửa chữa động cơ và các chi tiết khác trƣớc hết phải nâng
cabin. Trƣớc khi nâng cabin, chọn vị trí thoáng ít vật cản cả ở phía trƣớc và phía trên cabin.
1

7 4
8
6 5

Cơ cấu khoá cabin và bơm nâng hạ cabin


1-Lỗ đổ dầu; 2-Lỗ tra cần truyền động; 3-Khoá 2 chiều mạch thuỷ lực nâng- hạ cabin;
4 và 7-Chốt hãm khoá; 5 và 6- Đường dầu; 8- Lỗ tra cần truyền động để mở khoá cabin

71
`
Để nâng cabin thực hiện các bƣớc sau:
- Đƣa tay truyền động vào lỗ khóa (8) ngay phía sau bên lái cabin, dùng sức kéo cần xuống. Khi
nghe có tiếng “ tạch” là cơ cấu khóa cabin đã đƣợc mở.
- Dùng đầu cần tay truyền động đƣa khóa 2 chiều (3) về vị trí chốt khóa (7).
- Tra đầu cần tay truyền động vào lỗ tra (2). Sau đó bơm tay để mạch dầu trong cơ cấu bơm
nâng hạ cabin hoạt động, tạo áp lực dầu đƣa biston trong xilanh thủy lực ở phía dƣới cabin đi lên
đồng thời đẩy đuôi cabin về phía trƣớc.
- Bơm cho tới cabin lật hoàn toàn về phía trƣớc (dây cáp căng hoàn toàn), sau đó gạt khóa (3) về
vị trí giữa. Quá trình nâng cabin kết thúc.
Để hạ cabin đƣa khóa (3) về vị trí (4) và làm hoàn toàn ngƣợc lại các thao tác trên, khóa cabin
tự đóng khi cabin đƣợc hạ xuống hết. Sau khi hoàn thành xong công việc đƣa khóa (3) về vị trí giữa
nhƣ hình vẽ.

Chú ý:
- Sau khi cabin được hạ xuống, phải đảm bảo rằng cơ cấu khoá đã được gài.
- Nghiêm cấm đứng dưới gầm cabin khi cabin chưa được nâng lên hoàn toàn.

VIII.6. Cầu sau


Cầu sau là một trong những bộ phận chính trong hệ thống truyền lực, nó làm tăng mô men quay
và tăng tỷ số truyền nơi truyền động cuối cùng. Bánh răng truyền động cuối đã đƣợc điều chỉnh tốt
trƣớc khi xuất xƣởng. Thông thƣờng không cần thiết phải tháo rời và điều chỉnh chúng. Chỉ tháo rời
và điều chỉnh khi bánh răng bị ăn mòn, hƣ hỏng hoặc độ hở của nó lớn hơn tiêu chuẩn. Sau khi điều
72
`
chỉnh phải kiểm tra lại, tiếng ồn và nhiệt độ của vỏ cầu, nếu chƣa đạt phải điều chỉnh lại. Bi moayơ
cần đƣợc bảo dƣỡng và bổ sung mỡ bôi trơn định kỳ.

Kiểm tra điều chỉnh bộ vi sai


Hỏng hóc thƣờng nhất của cầu chủ động là
tiếng khua. Nguồn gốc của tiếng khua có thể xuất
phát từ cầu chủ động hay bộ vi sai.
Nguồn gốc phát sinh tiếng khua có thể do:
Khớp nối cắc đăng, các vòng bi bánh xe, hay do vỏ
bánh xe. Có ba loại tiếng khua: Tiếng hú vo vo,
tiếng gầm và tiếng gõ. Phải phân biệt tiếng khua khi
chạy xe trên đƣờng thẳng hay chỉ khua khi xe chạy
qua khúc quanh. Cũng cần phân biệt tiếng khua
phát ra khi động cơ dẫn động xe hay lúc quán tính Cụm cầu sau xe Maz 551605
của xe kéo động cơ.

Tiếng hú vo vo xuất phát từ bộ vi sai thƣờng do điều chỉnh không đạt yêu cầu kỹ thuật giữa
bánh răng quả dứa và bánh răng vành chậu. Điều này làm cho bánh răng mòn nhanh đến nỗi tiếng
hú vo vo thành tiếng gầm gừ. Cần phải dừng xe sửa chữa điều chỉnh kịp thời vì tình trạng này sẽ
phá hỏng rất nhanh bánh răng quả dứa và bánh răng vành chậu.
- Nếu tiếng khua nghe rõ nổi bật mỗi lần tăng tốc chứng tỏ có tình trạng tiếp xúc nặng ở phần
chân các răng. Cần phải dịch chuyển bánh răng quả dứa và bánh răng vành chậu. Nếu tiếng khua
nghe thật rõ lúc xe theo đà xe phóng tới với hộp số vẫn cài số và cánh bƣớm ga đóng, chứng tỏ tiếp
xúc nặng nơi phần đầu răng. Điều chỉnh lại bánh răng vành chậu và bánh răng quả dứa.
73
`
- Nếu tiếng khua xuất phát khi xe qua một khúc quanh, thì lý do hỏng hóc nằm trong cụm lắp
ráp các bánh răng trong cụm vi sai. Cụ thể là các bánh răng vệ tinh bị bị kẹt trên trục hộ tinh, hay
các bánh răng hành tinh bị rít kẹt trong cụm vi sai, các bánh răng hay các đệm căn chêm sau lƣng
hai bánh răng hành tinh bị hỏng hoặc do khe hở sƣờn giữa các bánh răng trong bọc vi sai quá lớn.
Tất cả các nguyên do này làm cho bộ vi sai khua khi xe chạy trên một khúc quanh. Nếu nghe tiếng
gõ khi xe di chuyển chứng tỏ các ổ bi bị mòn hay hỏng nặng.
Điều chỉnh bộ vi sai là công việc tƣơng đối khó, đòi hỏi thao tác chính xác, ngƣời điều chỉnh
phải có trình độ hiểu biết kỹ thuật cũng nhƣ tính kiên nhẫn kỹ năng kỹ xảo, công tác này gồm:
- Điều chỉnh mức siết ổ bi trục bánh răng quả dứa.
- Kiểm tra điều chỉnh khe hở bên giữa bánh răng vành chậu và trục bánh răng quả dứa.
- Điều chỉnh vùng tiếp xúc của bánh răng vành chậu và trục bánh răng quả dứa.
1
3

3
2
1
2

Truyền lực chính


1-Bánh răng quả dứa; 2-Bánh bănh vành chậu; Bộ vi sai
3- Bán trục. 1-Bánh răng hành tinh;
2-Bánh răng bán trục; 3-Ổ bi.
74
`
VIII.7. Trục các đăng

Trục các đăng


Trục cắc đăng đƣợc nối giữa các cầu và nối với đầu ra của hộp số với tác dụng truyền mô men
xoắn từ động cơ, hộp số tới các cầu chủ động. Trục cắc đăng thƣờng đƣợc làm thành dạng ống bằng
thép mỏng, hai đầu làm hai nạng của khớp cắc đăng hoặc một đầu hàn nạng còn đầu kia hàn một
trục then hoa hoặc một đoạn ống then hoa. Nếu trục truyền quá dài ngƣời ta thƣờng chia ra làm hai
đoạn, phần giữa trục đƣợc lắp thêm ổ đỡ trung gian. Trục các đăng đƣợc cân bằng động kỹ lƣỡng.
Khi chạy xe, nếu ta nghe tiếng khua trong hệ thống truyền động có thể có hiện tƣợng hỏng hóc ở
các khớp nối cắc đăng. Khớp cắc đăng bị mòn hoặc kêu cần tháo ra thay thế khớp mới hoặc thay
chữ thập và các vòng bi đũa. Trƣớc khi tháo trục ra khỏi xe cần kiểm tra dấu và đánh dấu vị trí lắp
giữa trục và bích nối để lắp thẳng dấu tránh mất cân bằng hệ trục
Sau khi tháo trục để bảo dƣỡng hoặc sửa chữa nên lƣu ý khi lắp vào phải lắp đúng quy tắc có
đánh dấu trên trục( các dấu trên trục phải đƣợc lắp trùng nhau). Để đảm bảo sự cân bằng động của
trục các đăng, các bi đũa của trục các đăng cần đƣợc tra dầu mỡ và bảo dƣỡng định kỳ.
75
`
VIII.8. Kiểm tra điều chỉnh dây đai máy phát điện
Máy phát điện trên xe có nhiệm vụ cung cấp dòng điện một chiều điện áp thấp cho các trang
thiết bị điện của xe và nạp điện cho acquy khi xe chạy. Dây đai phải đƣợc kiểm tra độ căng phù hợp
với định kỳ và căn chỉnh nếu cần thiết. Đồng thời phải kiểm tra sự ăn mòn, xơ, nứt hoặc dây quá cũ
và thay thế nếu cần thiết. Kiểm tra hƣớng quay của dây đai xem có trà xát vào các thiết bị, phụ tùng
khác của động cơ hay không.
Sau khi thay dây đai, dây mới cần phải căn chỉnh lại sau hai hoặc ba tuần do dây mới bị trùng.
Để kiểm tra sự dao động của dây đai, ấn vào giữa dây 1 lực khoảng 40N (4kgf). Độ dao động:
12÷15 mm. Điều chỉnh dây đai, máy phát, nhẹ nhàng nới lỏng bu lông hãm phía trên và phía dƣới
của máy phát và di chuyển máy phát để điều chỉnh độ căng của dây.
2

3
1

Điều chỉnh dây đai máy phát điện


1- Tai máy phát điện; 2- Dây đai;
3- Giá xoay bắt máy phát

76
`
VIII.9. Hệ thống lái
Độ rơ vành tay lái
Vành tay lái là chi tiết của hệ thống lái giúp ngƣời lái điều khiển xe. Độ rơ vành lái là thông số
tổng hợp quan trọng nói lên độ mòn của hệ thống lái, bao gồm độ mòn của cơ cấu lái, khâu khớp
trong dẫn động lái và cả của hệ thống treo. Việc đo độ rơ này đƣợc thực hiện khi xe đứng yên, trên
nền phẳng, coi bánh xe bị khóa cứng không dịch chuyển.

Bình dầu trợ lực lái Kiểm tra độ rơ vành tay lái

Sử dụng vành rẻ quạt có thang chia độ lắp lên trục lái nhƣ hình vẽ.

77
`
Độ rơ vành tay lái là góc quay tự do của vành tay lái từ vị trí tác động làm bánh xe bắt đầu
chuyển hƣớng về một phía đến vị trí tác động làm bánh xe chuyển hƣớng về phía ngƣợc lại.
Các xe ô tô cần phải có độ rơ vành tay lái. Tuy nhiên nếu độ rơ vành tay lái quá lớn sẽ hạn chế
tính cơ động và khả năng điều khiển xe. Đối với hệ thống lái trợ lực thủy lực, độ rơ vành tay lái vào
khoảng (10†12) độ.
Nếu độ rơ cao hơn mức tiêu chuẩn, hãy đƣa xe tới trạm dịch vụ ủy quyền của Veam Motor để
kiểm tra và căn chỉnh lại.
Kiểm tra độ lỏng của vô lăng bằng cách kéo đẩy vô lăng lên xuống, cao thấp, trái phải. Vặn chặt
ê cu hãm vô lăng.
Mức dầu trợ lực lái
Mức dầu trợ lực lái phải kiểm tra hàng ngày. Để kiểm tra mức dầu trợ lực lái, đảm bảo chìa khóa
đã tắt “OFF”, sau đó kiểm tra mức dầu trợ lực lái có ở gữa mức cao “MAX” và mức thấp “MIN”
trên thƣớc đo của nắp bình dầu hay không. Bổ sung dầu trợ lực đúng loại nếu thấy thiếu.
VIII.10. Bầu lọc gió
Trong quá trình sử dụng, do điều kiện khí hậu nƣớc ta khá phức tạp: Kiểu khí hậu nhiệt đới,
hanh khô, ẩm ƣớt cùng điều kiện đƣờng xá chƣa đƣợc nâng cấp nên tình trạng bụi bẩn khá nhiều.
Khi động cơ hoạt động, không khí đƣợc lọc qua bầu lọc và đƣa vào buồng đốt liên tục nên bầu lọc
khí rất nhanh bị bẩn. Viêc bầu lọc chứa nhiều bụi bẩn gây cản trở luồng khí nạp dẫn đến thiếu
lƣợng khí nạp vào động cơ làm giảm giảm công suất của động cơ. Để đảm bảo cho động cơ hoạt
động tốt và tính kinh tế chúng ta nên tháo và làm sạch bầu lọc thƣờng xuyên. Thay lọc theo định kỳ
hoặc nếu thấy bầu lọc bị rách cũng nên thay thế bầu lọc mới cùng loại.

78
`

Bầu lọc gió, làm sạch bầu lọc gió


VIII.11. Thông khí hệ thống nhiên liệu
Hệ thống nhiên liệu phải đƣợc xả air (xả khí) khi sự cung cấp nhiên liệu bị cạn trong khi lái, khi
bộ lọc nhiên liệu đƣợc thay thế hoặc xe không sử dụng trong thời gian dài. Cách làm nhƣ sau:
- Nới lỏng bulong xả air (1) ở phần trên cùng của bộ lọc nhiên liệu.
- Nới lỏng bơm tay (2) bằng cách xoay nó ngƣợc chiều kim đồng hồ.
- Bơm mồi cho đến khi không còn bọt khí nào trong nhiên liệu thoát ra từ bulong xả air (1). Xiết
chặt bulong xả air và khóa bơm tay lại bằng cách xoay nó theo chiều kim đồng hồ. Khi làm việc
này nên sử dụng dụng cụ hứng dầu để tránh dầu bắn vào các chi tiết khác.
- Cuối cùng, kiểm tra chắc chắn rằng không có rò rỉ nhiên liệu.

79
`

2
1

Thông khí hệ thống nhiên liệu


1-Bơm tay; 2-Bulong xả khí trên lọc nhiên liệu

Chú ý:
- Luôn phải xử lý dầu đã qua sử dụng theo phương thức phù hợp để bảo vệ môi trường. Bạn
nên dán ghi chú trên vỏ bao gì chứa dầu đã sử dụng và mang tới trạm dịch vụ để tái xử lý.

.
Cảnh báo:
- Dầu đã qua sử dụng có thể gay dị ứng hoặc ung thư da nếu để tiếp xúc với da lâu. Trong
trường hợp bạn sử dụng dầu đã qua sử dụng để sửa chữa thông thường, hãy rửa tay với xà
phòng và nước ấm càng sớm càng tốt sau khi tiếp xúc.

80
`
VIII.12. Kiểm tra và thay dầu động cơ.
Kiểm mức dầu động cơ.

Vị trí kiểm tra và đổ dầu động cơ


1-Que thăm dầu động cơ; 2-Vòi đổ dầu động cơ

Để kiểm tra mức dầu trong động cơ, đỗ xe ở nơi bằng phẳng, lật nắp cabô vặn và rút thƣớc đo
mức dầu (1) ra khỏi lỗ thăm dầu động cơ, dùng giẻ sạch lau và cho vào sâu hết mức (không vặn),
sau đó rút thƣớc ra. Nếu mức dầu nằm trong khoảng điểm thấp (vạch H) – điểm cao (vạch B) là đạt
yêu cầu, nếu dầu dƣới mức điểm thấp cần bổ sung thêm tại vòi đổ dầu (2) cho tới khi đạt yêu cầu,
sau đấy vặn chặt que thăm dầu. Việc kiểm tra và bổ sung dầu bôi trơn phải đƣợc làm thƣờng xuyên
và trƣớc mỗi lần sử dụng xe, có nhƣ vậy xe của bạn mới làm việc tốt, tăng tuổi thọ động cơ...

81
`
Thay dầu và lọc dầu động cơ
Dầu động cơ và lọc dầu cần phải thay theo quy định trong kế hoạch bảo trì. Nếu xe chạy trong
điều kiện khắc nghiệt nhiệt, hãy thay dầu, lọc dầu ở thời gian và số km xe đi ngắn hơn so với quy
định. Thao tác thay dầu và lọc dầu:
- Đỗ xe trên đƣờng phẳng và kéo phanh tay. Khởi động động cơ cho tới khí kim đồng hồ chỉ
nhiệt độ di chuyển lên vạch thấp nhất. Tắt động cơ
- Mở náp cabô và mở nắp dầu, lật cabin.
- Mở bu lông cửa xả dầu bằng cách xoay theo chiều ngƣợc kim đồng hồ bằng cờ lê. Chuẩn bị
dụng cụ hứng dầu và xả dầu.

Cảnh báo:
- Phải hết sức lưu ý khi xả dầu, dầu có thể nóng và gây bỏng cho bạn.

- Khi dầu ngừng chảy, lắp và vặn chặt bulong xả dầu lại theo chiều kim đồng hồ.
- Tháo lọc dầu. Dùng cờ lê hoặc dụng cụ chuyên dùng để xoay mở lọc dầu.
- Lắp lọc dầu mới theo hƣớng dẫn ghi trên bao bì của lọc dầu hoặc trên lọc dầu. Không vặn quá
chặt. Bề mặt lắp vào động cơ phải sạch và gioăng phải thay mới. Bôi dầu lên gioăng mới trƣớc khi
lắp lọc động cơ.
- Đổ dầu đúng tiêu chuẩn vào động cơ.
- Khởi động động cơ và kiểm tra sự rò rỉ của lọc dầu và cửa xả dầu.
- Tắt động cơ và kiểm tra lại mức dầu.

82
`
VIII.13. Kiểm tra mức nƣớc làm mát
Nƣớc làm mát phải đƣợc kiểm tra thƣờng xuyên. Khi xe chạy đồng hồ báo nhiệt độ nƣớc làm
mát tăng cao (kim chỉ nằm về phía vạch đỏ) hoặc đèn báo mức nƣớc làm mát sáng cần dừng xe để
kiểm tra sự rò rỉ và bổ xung nƣớc làm mát. Nếu mức nƣớc làm mát tiếp tục bị giảm hãy đƣa xe đến
trạm dịch vụ ủy quyền Veam Motor để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân.
Thay nƣớc làm mát
Nƣớc làm mát cần phải thay 1 năm một lần.

Cẩn thận:
- Nước làm mát có thể gây hư hỏng tới bề mặt các thiết bị khác của xe. Nếu bị tràn hoặc rơi
rớt, hãy rửa sạch bằng nước sạch.

Thao tác
- Đỗ xe trên bề mặt phẳng, kéo phanh tay và mở nắp cabô, mở nắp két nƣớc khi động cơ nguội.
- Chuẩn bị dụng cụ hứng. Mở van xả nƣớc của két nƣớc. Để nƣớc thoát ra ngoài hết, sau đó vặn
chặt van xả lại.
- Kiểm tra dung dịch của hệ thống làm mát. Sau đó theo chỉ dẫn của nhà sản xuất trên bao bì
nƣớc làm mát để đổ lƣợng nƣớc phù hợp vào két nƣớc. Tiếp tục đổ từ từ từng lƣợng nhỏ cho tới khi
nƣớc lên tới cổ của két nƣớc.
- Đóng nắp két nƣớc và kiểm tra van xả xem đã vặn chặt hoặc có bị rò rỉ hay không.

83
`

VIII.14. Kiểm tra và thay dầu hộp số


Dầu hộp số cần đƣợc kiểm tra định kỳ theo quy định trong phần kế hoạch bảo trì xe.

Vị trí kiểm tra

Vị trí xả dầu

Vị trí kiểm tra và xả dầu hộp số

84
`
Kiểm tra mức dầu hộp số

Kiểm tra mức dầu hộp số

Dừng xe trên bề mặt phẳng và tắt động cơ:


- Sử dụng cờ lê đúng kích cỡ, tháo bu lông cửa đổ dầu bằng cách xoay theo chiều ngƣợc kim
đồng hồ.
- Mức dầu phải ở ngay dƣới mép của lỗ. Nếu không thấy dầu, kiểm tra sự rò rỉ dầu trƣớc khi bổ
sung dầu. Để đổ dầu hoặc bổ sung dầu, bổ sung từ từ cho tới khi đạt đến mức phù hợp. Đổ dầu cho
tới khi dầu bắt đầu chảy ra từ lỗ thăm dầu thì dừng.
- Xiết bu lông cửa đổ dầu, thăm dầu, xoáy vào bằng tay và sau đó xiết chặt bằng cờ lê.

85
`
VIII.15. Kiểm tra và thay dầu cầu sau

Vị trí kiểm tra và xả dầu cầu xe


1-Vị trí kiểm tra; 2- Vị trí xả

Tháo bu lông vị trí kiểm tra (1) và nhìn xem dầu có tới miệng lỗ hay không. Nếu mức dầu thấp,
bổ sung dầu cho tới khi dầu chảy ra từ miệng lỗ kiểm tra (1).

86
`
VIII.16. Kiểm tra dầu truyền lực cạnh (truyền lực cuối cùng)
Xoay bánh xe để vị trí xả dầu (2) thấp
nhất. Kiểm tra dầu truyền lực cạnh vị trí (1).
Nếu mức dầu thấp, bổ sung dầu cho tới khi dầu
chảy ra từ miệng lỗ kiểm tra (1).
1
2

Kiểm tra dầu truyền lực cạnh


1-Vị trí kiểm tra và đổ bổ sung; 2-Vị trí xả

VIII.17. Kiểm tra mức dầu thuỷ lực trong hệ thống ben
Mức dầu ben thủy lực phải kiểm tra thƣờng 1
xuyên. Việc kiểm tra mức dầu ben khi thùng đã
hạ xuống hết, Mở nắp bình dầu (1) để kiểm tra.
Phải đảm bảo mức dầu ben ở giữa mức cao
“MAX” và mức thấp “MIN” trên thƣớc đo gắn ở
nắp bình dầu. Bổ sung dầu ben đúng loại nếu
thấy thiếu.
Để xả dầu ben trong bình dầu bằng việc vặn 2
bulong vị trí (2). Đối với việc tái sử dụng dầu củ
cần phải lọc lại. Kiểm tra dầu thủy lực ben
1-Vị trí kiểm tra và đổ bổ sung; 2-Vị trí xả
87
`
VIII.18. Kiểm tra ắc quy

Cảnh báo:
- Ắc quy có thể gây nguy hiểm!
- Khi tiếp xúc hãy lưu ý các khuyến cáo sau để tránh tai nạn.

Ắc quy chứa một loại dung dịch là axit sunfuric, loại hóa chất này gây độc và có tính ăn mòn
cao. Lƣu ý tuyệt đối không để rơi rớt lên da và lên xe. Nếu bị rớt lên da, hãy xử lý theo các bƣớc
sau.
- Nếu axit dây lên da và mắt rửa vùng dây axit bằng nƣớc sạch ít nhất trong vòng 15 phút và và
đến cơ sở y tế gần nhất để đƣợc chăm sóc.
- Nếu bạn nuốt phải axit, hãy uống thật nhiều nƣớc hoặc sữa có chứa Magie, trứng sống hoặc
dầu thực vật. Dùng thuốc càng sớm càng tốt.
Trong khi ắc quy đang đƣợc nạp điện (ắc quy nạp bằng máy hoặc bằng máy phát của xe), nó sản
sinh ra nhiều khí. Luôn lƣu ý các vấn đề sau để phòng tránh:
- Chỉ nạp ắc quy ở nơi thông thoáng
- Không cho phép lửa, tia lửa hoặc hút thuốc xung quanh khu vực này
- Giữ trẻ em tránh xa khu vực này

88
`
Kiểm tra ắc quy
Vệ sinh ắc quy sạch sẽ. Nếu có bất cứ biểu hiện của sự ăn mòn nào xung quanh các cực của ắc
quy hoặc các đầu nối với ắc quy, hãy dùng dung dịch nƣớc soda và nƣớc ấm để rửa vệ sinh. Sau khi
các cực và đầu nối khô, hãy bôi lên đó một lớp mỡ mỏng.
Kiểm tra và đổ nƣớc ắc quy
Mức nƣớc ắc quy phải ở giữa mức cao
“UPPER” (1) và mức thấp “LOWER” (2). Nếu
khó xác định mức nƣớc, hãy lắc ắc quy. Nếu
mức nƣớc thấp, tháo nút và bổ sung nƣớc dung
dịch lên tới mức cao “UPPER”. Có sáu nút đậy
trên ắc quy.
Lƣu ý đóng tất cả các nút sau bổ sung nƣớc
dung dịch để tránh các chất ngoại vi bay vào
trong ắc quy.
Nước trong bình ắcquy

89
`
IX. BẢO DƢỠNG XE
IX.1. Khoảng thời gian bảo dƣỡng.
IX.1.1.Các yêu cầu về dịch vụ.
Để đảm bảo xe của bạn hoạt động tốt nhất trong một thời gian dài sử dụng, bạn phải thực hiện
một số quy trình bảo dƣỡng thông thƣờng cho xe. Mặc dù khi sản xuất, Veam Motor đã hạn chế đến
mức thấp nhất các yêu cầu về bảo dƣỡng. Nhƣng các yêu cầu về bảo dƣỡng cho xe vẫn là tối quan
trọng.
Trách nhiệm của bạn là thực hiện các chế độ bảo dƣỡng cho xe tuân theo các yêu cầu về bảo
hành.
IX.1.2. Lịch bảo dƣỡng.
Các dịch vụ bảo dƣỡng sau đây phải đƣợc tuân thủ để đảm bảo xe của bạn luôn trong tình trạng
tốt nhất. Hãy lƣu lại tất cả các hoá đơn để làm bằng chứng khi thực hiện chế độ bảo hành. Chế độ
bảo dƣỡng đƣợc thực hiện khi một trong hai điều kiện là số km hay thời gian sử dụng xe, tuỳ theo
điều kiện nào đến trƣớc.
Khi xe của bạn phải làm việc nhiều trong điều kiện khác nghiệt nhƣ: lái xe liên tục trong khoảng
cách ngắn, nổ máy không tải quá lâu, chạy trong khu vực bụi bẩn, nhiều cát, đồi núi và xe chở quá
tải thì : Nhớt động cơ, lọc nhớt động cơ, lọc không khí, má phanh, tang trống, hệ thống phanh, hệ
thống lái phải đƣợc bạn kiểm tra, điều chỉnh, vệ sinh hoặc thay thế nếu thấy cần thiết một cách
thƣờng xuyên hơn để đảm bảo cho xe luôn hoạt động, làm việc một cách tốt nhất có thể.

90
`
IX.2. Nội dung của việc bảo dƣỡng định kỳ

A/ BẢO DƢỠNG ĐỊNH KỲ TẠI 1.000 KM ĐẦU TIÊN


STT DANH MỤC KIỂM TRA TỐT KHÔNG TỐT GHI CHÚ
1 Vận hành cần số, số nhanh, chậm
2 Phanh tay (vừa tầm, nhẹ nhàng)
3 Hoạt động của hệ thống ben
4 Tốc độ không tải động cơ
5 Hệ thống đèn, còi, đèn báo, đồng hồ
6 Hoạt động của hệ thống AC, quạt gió
7 Vận hành và độ rơ vô lăng
8 Mức dầu phanh, ly hợp
9 Hành trình, độ rơ của bàn đạp phanh
10 Hành trình, độ rơ của bàn đạp ly hợp
11 Mức nƣớc bình nƣớc phụ, rửa kính
12 Gƣơng chiếu hậu, kính các loại
13 Đóng mở cửa, vận hành kính cửa
14 Mực nƣớc ắc-quy và các dây nối
15 Kiểm tra vệ sinh bầu lọc gió
16 Độ căng dây đai, sự hƣ hỏng
17 Kiểm tra hệ thống làm mát
18 Mức nƣớc làm mát trong két

91
`
19 Mức dầu trợ lực lái, mức dầu ben
20 Mức dầu cầu, số, bơm mỡ
21 Sự rò rỉ của nhớt, nƣớc, nhiên liệu
22 Bulông hệ thống lái, độ rơ rô tuyn lái
23 Bulông các đăng, quang nhíp
24 Bulông ống xả, các loại bulông khác
25 Bơm mỡ, kiểm tra áp suất lốp
26 Khe hở xupáp, điều chỉnh nếu cần

Thay thế: Dầu động cơ

92
`
B/ BẢO DƢỠNG ĐỊNH KỲ TẠI 5.000KM
STT DANH MỤC KIỂM TRA TỐT KHÔNG TỐT GHI CHÚ
1 Phanh tay (vừa tầm, nhẹ nhàng)
2 Tốc độ không tải động cơ
3 Hệ thống đèn, còi, đèn báo, đồng hồ
4 Hoạt động của hệ thống AC, quạt gió
5 Mức dầu phanh, ly hợp
6 Hành trình, độ rơ của bàn đạp phanh
7 Hành trình, độ rơ của bàn đạp ly hợp
8 Mức nƣớc bình nƣớc phụ, rửa kính
9 Kiểm tra vệ sinh bầu lọc gió
10 Độ căng dây đai, sự hƣ hỏng
11 Kiểm tra hệ thống làm mát
12 Mức nƣớc làm mát trong két
13 Mức dầu trợ lực lái, mức dầu ben
14 Mức dầu cầu, số, bơm mỡ
15 Sự rò rỉ của nhớt, nƣớc, nhiên liệu
16 Bulông hệ thống lái, độ rơ rô tuyn lái
17 Bulông các đăng, quang nhíp
18 Bulông ống xả, các loại bulông khác
19 Bơm mỡ, kiểm tra áp suất lốp

Thay thế: Dầu động cơ


93
`
C/ BẢO DƢỠNG ĐỊNH KỲ TẠI 10.000 KM
STT DANH MỤC KIỂM TRA TỐT KHÔNG TỐT GHI CHÚ
1 Vận hành cần số, số nhanh, chậm
2 Phanh tay (vừa tầm, nhẹ nhàng)
3 Hoạt động của hệ thống ben
4 Tốc độ không tải động cơ
5 Hệ thống đèn, còi, đèn báo, đồng hồ
6 Hoạt động của hệ thống AC, quạt gió
7 Vận hành và độ rơ vô lăng
8 Mức dầu phanh, ly hợp
9 Hành trình, độ rơ của bàn đạp phanh
10 Hành trình, độ rơ của bàn đạp ly hợp
11 Mức nƣớc bình nƣớc phụ, rửa kính
12 Gƣơng chiếu hậu, kính các loại
13 Đóng mở cửa, vận hành kính cửa
14 Mực nƣớc ắc-quy và các dây nối
15 Hệ thống các đƣờng ống nạp khí
16 Kiểm tra vệ sinh bầu lọc gió
17 Độ căng dây đai, sự hƣ hỏng
18 Kiểm tra hệ thống làm mát
19 Mức dầu trợ lực lái, mức dầu ben
94
`

20 Mức dầu cầu, số, bơm mỡ


21 Sự rò rỉ của nhớt, nƣớc, nhiên liệu
22 Bulông hệ thống lái, độ rơ rô tuyn lái
23 Bulông các đăng, quang nhíp
24 Bulông ống xả, các loại bulông khác
25 Kiểm tra hệ thống giảm xóc
26 Kiểm tra áp suất lốp
27 Khe hở xupáp, điều chỉnh nếu cần
28 Gối cao su, hệ thống lái, ắc nhíp
29 Hệ thống khoá, nâng cabin

Thay thế: Dầu động cơ Lọc dầu máy

95
`
D/ BẢO DƢỠNG ĐỊNH KỲ TẠI 15.000 KM
STT DANH MỤC KIỂM TRA TỐT KHÔNG TỐT GHI CHÚ
1 Phanh tay (vừa tầm, nhẹ nhàng)
2 Tốc độ không tải động cơ
3 Hệ thống đèn, còi, đèn báo, đồng hồ
4 Hoạt động của hệ thống AC, quạt gió
5 Mức dầu phanh, ly hợp
6 Hành trình, độ rơ của bàn đạp phanh
7 Hành trình, độ rơ của bàn đạp ly hợp
8 Mức nƣớc bình nƣớc phụ, rửa kính
9 Kiểm tra vệ sinh bầu lọc gió
10 Độ căng dây đai, sự hƣ hỏng
11 Kiểm tra hệ thống làm mát
12 Mức nƣớc làm mát trong két
13 Mức dầu trợ lực lái, mức dầu ben
14 Mức dầu cầu, số, bơm mỡ
15 Sự rò rỉ của nhớt, nƣớc, nhiên liệu
16 Bulông hệ thống lái, độ rơ rô tuyn lái
17 Bulông các đăng, quang nhíp
18 Bulông ống xả, các loại bulông khác
19 Bơm mỡ, kiểm tra áp suất lốp
Thay thế: Dầu động cơ

96
`
E/ BẢO DƢỠNG ĐỊNH KỲ TẠI 20.000 KM
STT DANH MỤC KIỂM TRA TỐT KHÔNG TỐT GHI CHÚ
1 Vận hành cần số, số nhanh, chậm
2 Phanh tay (vừa tầm, nhẹ nhàng)
3 Hoạt động của hệ thống ben
4 Tốc độ không tải động cơ
5 Hệ thống đèn, còi, đèn báo, đồng hồ
6 Hoạt động của hệ thống AC, quạt gió
7 Vận hành và độ rơ vô lăng
8 Mức dầu phanh, ly hợp
9 Hành trình, độ rơ của bàn đạp phanh
10 Hành trình, độ rơ của bàn đạp ly hợp
11 Mức nƣớc bình nƣớc phụ, rửa kính
12 Gƣơng chiếu hậu, kính các loại
13 Đóng mở cửa, vận hành kính cửa
14 Mực nƣớc ắc-quy và các dây nối
15 Hệ thống các đƣờng ống nạp khí
16 Kiểm tra vệ sinh bầu lọc gió
17 Độ căng dây đai, sự hƣ hỏng
18 Kiểm tra hệ thống làm mát
19 Mức dầu trợ lực lái, mức dầu ben
20 Mức dầu cầu, số, bơm mỡ

97
`
21 Sự rò rỉ của nhớt, nƣớc, nhiên liệu
22 Bulông hệ thống lái, độ rơ rô tuyn lái
23 Bulông các đăng, quang nhíp
24 Bulông ống xả, các loại bulông khác
25 Kiểm tra hệ thống giảm xóc
26 Kiểm tra áp suất lốp
27 Khe hở xupáp, điều chỉnh nếu cần
28 Gối cao su, hệ thống lái, ắc nhíp
29 Hệ thống khoá, nâng cabin

Thay thế: Dầu động cơ Lọc dầu máy Lọc dầu Diesesl Dầu cầu, số lần dầu

98
`

F/ BẢO DƢỠNG ĐỊNH KỲ TẠI 25.000 KM


STT DANH MỤC KIỂM TRA TỐT KHÔNG TỐT GHI CHÚ
1 Phanh tay (vừa tầm, nhẹ nhàng)
2 Tốc độ không tải động cơ
3 Hệ thống đèn, còi, đèn báo, đồng hồ
4 Hoạt động của hệ thống AC, quạt gió
5 Mức dầu phanh, ly hợp
6 Hành trình, độ rơ của bàn đạp phanh
7 Hành trình, độ rơ của bàn đạp ly hợp
8 Mức nƣớc bình nƣớc phụ, rửa kính
9 Kiểm tra vệ sinh bầu lọc gió
10 Độ căng dây đai, sự hƣ hỏng
11 Kiểm tra hệ thống làm mát
12 Mức nƣớc làm mát trong két
13 Mức dầu trợ lực lái, mức dầu ben
14 Mức dầu cầu, số, bơm mỡ
15 Sự rò rỉ của nhớt, nƣớc, nhiên liệu
16 Bulông hệ thống lái, độ rơ rô tuyn lái
17 Bulông các đăng, quang nhíp
18 Bulông ống xả, các loại bulông khác
19 Bơm mỡ, kiểm tra áp suất lốp
Thay thế: Dầu động cơ
99
`
G/ BẢO DƢỠNG ĐỊNH KỲ TẠI 30.000 KM
STT DANH MỤC KIỂM TRA TỐT KHÔNG TỐT GHI CHÚ
1 Vận hành cần số, số nhanh, chậm
2 Phanh tay (vừa tầm, nhẹ nhàng)
3 Tốc độ không tải động cơ
4 Hệ thống đèn, còi, đèn báo, đồng hồ
5 Hoạt động của hệ thống AC, quạt gió
6 Vận hành và độ rơ vô lăng
7 Mức dầu phanh, ly hợp
8 Hành trình, độ rơ của bàn đạp phanh
9 Hành trình, độ rơ của bàn đạp ly hợp
10 Mức nƣớc bình nƣớc phụ, rửa kính
11 Gƣơng chiếu hậu, kính các loại
12 Đóng mở cửa, vận hành kính cửa
13 Mực nƣớc ắc-quy và các dây nối
14 Hệ thống các đƣờng ống nạp khí
15 Kiểm tra vệ sinh bầu lọc gió
16 Độ căng dây đai, sự hƣ hỏng
17 Kiểm tra hệ thống làm mát
18 Mức dầu trợ lực lái, mức dầu ben
19 Mức dầu cầu, số, bơm mỡ
20 Sự rò rỉ của nhớt, nƣớc, nhiên liệu

100
`
21 Bulông hệ thống lái, độ rơ rô tuyn lái
22 Bulông các đăng, quang nhíp
23 Bulông ống xả, các loại bulông khác
24 Kiểm tra hệ thống giảm xóc
25 Kiểm tra áp suất lốp
26 Khe hở xupáp, điều chỉnh nếu cần
27 Gối cao su, hệ thống lái, ắc nhíp

Thay thế: Dầu động cơ Lọc dầu máy

101
`

H/ BẢO DƢỠNG ĐỊNH KỲ TẠI 35.000 KM


KHÔNG
STT DANH MỤC KIỂM TRA TỐT GHI CHÚ
TỐT
1 Phanh tay (vừa tầm, nhẹ nhàng)
2 Tốc độ không tải động cơ
3 Hệ thống đèn, còi, đèn báo, đồng hồ
4 Hoạt động của hệ thống AC, quạt gió
5 Mức dầu phanh, ly hợp
6 Hành trình, độ rơ của bàn đạp phanh
7 Hành trình, độ rơ của bàn đạp ly hợp
8 Mức nƣớc bình nƣớc phụ, rửa kính
9 Kiểm tra vệ sinh bầu lọc gió
10 Độ căng dây đai, sự hƣ hỏng
11 Kiểm tra hệ thống làm mát
12 Mức nƣớc làm mát trong két
13 Mức dầu trợ lực lái, mức dầu ben
14 Mức dầu cầu, số, bơm mỡ
15 Sự rò rỉ của nhớt, nƣớc, nhiên liệu
16 Bulông hệ thống lái, độ rơ rô tuyn lái
17 Bulông các đăng, quang nhíp

102
`

18 Bulông ống xả, các loại bulông khác


19 Bơm mỡ, kiểm tra áp suất lốp

Thay thế: Dầu động cơ

103
`
I/ BẢO DƢỠNG ĐỊNH KỲ TẠI 40.000 KM
STT DANH MỤC KIỂM TRA TỐT KHÔNG TỐT GHI CHÚ
1 Vận hành cần số, số nhanh, chậm
2 Phanh tay (vừa tầm, nhẹ nhàng)
3 Tốc độ không tải động cơ
4 Hệ thống đèn, còi, đèn báo, đồng hồ
5 Hoạt động của hệ thống AC, quạt gió
6 Vận hành và độ rơ vô lăng
7 Mức dầu phanh, ly hợp
8 Hành trình, độ rơ của bàn đạp phanh
9 Hành trình, độ rơ của bàn đạp ly hợp
10 Mức nƣớc bình nƣớc phụ, rửa kính
11 Gƣơng chiếu hậu, kính các loại
12 Đóng mở cửa, vận hành kính cửa
13 Mực nƣớc ắc-quy và các dây nối
14 Hệ thống các đƣờng ống nạp khí
15 Kiểm tra vệ sinh bầu lọc gió
16 Độ căng dây đai, sự hƣ hỏng
17 Kiểm tra hệ thống làm mát
18 Mức dầu trợ lực lái, mức dầu ben
19 Mức dầu cầu, số, bơm mỡ
20 Sự rò rỉ của nhớt, nƣớc, nhiên liệu

104
`
21 Bulông hệ thống lái, độ rơ rô tuyn lái
22 Bulông các đăng, quang nhíp
23 Bulông ống xả, các loại bulông khác
24 Kiểm tra hệ thống giảm xóc
25 Kiểm tra áp suất lốp
26 Khe hở xupáp, điều chỉnh nếu cần
27 Gối cao su, hệ thống lái, ắc nhíp

Thay thế: Dầu động cơ Lọc dầu máy Dầu hộp số Dầu cầu

Nƣớc làm mát Dầu trợ lực lái Dầu ly hợp Bộ dây curoa

Lọc dầu Lọc gió Lọc dầu Diesesl

Bảo dƣỡng moay ơ, thay phớt

105
`
X. BẢNG TRA DẦU/ MỠ
TT Vùng tra dầu/mỡ Loại dầu/mỡ Số lƣợng Ghi chú
Động cơ: 236NE2 E-30, 238DE2T-
1 SAE15W40 24L, 32L
19
Dầu hộp số VM555102, 5.5L, 8L,
2 SAE80W90
VM551605, VM651705 11.5L
3 Dầu truyền lực cạnh SAE80W90 4L/ 1 cầu
4 Dầu cầu sau của xe SAE80W90 13L/ 1 cầu
5 Dầu cầu trƣớc của xe 651705 SAE80W90 4.5L
6 Dầu hộp phân phối 651705 SAE80W90 4.5L
7 Dầu cụm Balance SAE80W90 0,8L/2 bên
Dầu hệ thủy lực hệ thống nâng
8 ATF 220 0.78L
cabin
Dầu hệ thống ben thủy lực:
Mobilux DTE 25
9 VM555102,VM551605, 24L, 67L, 67L
VM651705
10 Dầu trợ lực lái ATF 220 6,5L
11 Dầu ly hợp (côn) Brake Fluid Dot 3 1L
Pha với nƣớc
theo tỉ lệ 1:1
12 Nƣớc làm mát Ethylene Glycol 23.5L
để đƣợc 47 lít
dung dịch

106
`
Pha với nƣớc
theo tỉ lệ
13 Nƣớc rửa kính Waxco 0,08L
1:100 để đƣợc
8 lít dung dịch
Mỡ đa dụng BP-
14 Trục láp 100g Bổ sung
MX2
Mỡ đa dụng BP-
15 Bi moay ơ 350g Bổ sung
MX2
Mỡ đa dụng BP-
16 Ắc nhíp 20g Bổ sung
MX2
Mỡ đa dụng BP-
17 Bi chữ thập(các đăng) 20g Bổ sung
MX2
Các khớp chuyển động hệ thống Mỡ đa dụng BP-
18 20g Bổ sung
lái. MX2

107
`
XI. THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Nhãn hiệu : VM 555102-223, VM 555102-225 (9800KG; 4x2)
Xuất xứ : Việt Nam – Belarus
Hạng mục Đơn vị Thông số kỹ thuật
Thông số chung
Trọng lƣợng bản thân
kg 8200
(VM555102-223)
Trọng lƣợng bản thân kg 8820
(VM555102-225)
Phân bố: Cầu I/II
kg 4600/3600
(VM555102-223)
Phân bố: Cầu I/II
kg 4520/4300
(VM555102-225)
Khối lƣợng chở cho phép kg 9800
Số ngƣời trong cabin Ngƣời 2
Trọng lƣợng toàn bộ 18000
kg
(VM555102-223)
Trọng lƣợng toàn bộ
kg 18620
(VM555102-225)
108
`

Kích thƣớc tổng thể (D×R×C) mm 5980x2500x3140


(VM555102-223)

Kích thƣớc tổng thể (D×R×C) mm 5990x2480x3230


(VM555102-225)

Chiều dài cơ sở mm 3300


Kích thƣớc thùng xe (D×R×C)
mm 3800x2300x970
(VM555102-223)
Kích thƣớc thùng xe (D×R×C) 3800x2270x1310
Vệt bánh xe trƣớc/sau
mm 2050/1805
(VM555102-223)
Vệt bánh xe trƣớc/sau 2032/1792
(VM555102-225)

Số cầu 02

Công thức bánh xe 4x2

Loại nhiên liệu Diesel (<0,05%S)

109
`

Động cơ
YaMZ 236NE2 E-30, Diesel, 4 kì, 6 xi lanh,
Loại động cơ chữ V, dung tích xy lanh 11150 cm3, làm
mát bằng nƣớc, tăng áp
kW
Công suất cực đại động cơ 159 (216) / 2100
(ml)/vg/ph
Mômen cực đại/tốc độ vòng quay Nm/vg/ph 882/ 1300
Dung tích bình nhiên liệu Lít 216
Tiêu hao nhiên liệu (60km/h) Lít/100km 21
Tiêu chuẩn khí thải EURO ll

Hệ thống truyền lực

1 đĩa ma sát khô, dẫn động thủy lực, trợ


Ly hợp Belarus
lực khí nén
Hộp số Belarus YaMZ-2361- Cơ khí, 5 số tiến, 1 số lùi,
Cầu sau chủ động Belarus Cầu sau
Hệ thống lái
Loại cơ cấu lái Trục vít – Êcu bi, có trợ lực thuỷ lực
110
`

Hệ thống phanh
Phanh chính Phanh tang trống, khí nén 2 dòng độc lập
2
Áp suất làm việc kG/cm 6,49- 8
Phanh tay Khí nén , phanh các cầu sau
Các thông số khác
Lốp trƣớc/sau, số bánh xe 12.00R20/12.00R20, 7
Áp suất không khí lốp trƣớc/sau kPa 750/ 730
Ắc quy 02 x 12V - N200MF
Máy phát điện 24V-9 kW
Điều hoà nhiệt độ Có
Vật liệu ghế ngồi Đệm mút bọc nỉ

111
`

Nhãn hiệu : VM 551605-271, VM 551605-275 (20000KG; 6x4)


Xuất xứ : Việt Nam – Belarus
Hạng mục Đơn vị Thông số kỹ thuật
Thông số chung
Trọng lƣợng bản thân
kg 13000
(VM551605-271)
Trọng lƣợng bản thân
kg 13960
(VM551605-275)
Phân bố: Cầu I/II/III kg 5400/3800/3800
(VM551605-271)
Phân bố: Cầu I/II/III 5800/4080/4080
kg
(VM551605-275)
Khối lƣợng chở cho phép
kg 20000
(VM551605-271)
Số ngƣời trong cabin Ngƣời 2
Trọng lƣợng toàn bộ
kg 33130
(VM551605-271)

112
`

Trọng lƣợng toàn bộ kg 33960


(VM551605-275)
Kích thƣớc tổng thể (D×R×C)
mm 7485x2480x3050
(VM551605-271)
Kích thƣớc tổng thể (D×R×C) mm 7560x2490x3290
(VM551605-275)
Chiều dài cơ sở(VM551605-271) mm 3375+1385
Chiều dài cơ sở (VM551605-275) mm 3350+1400
Kích thƣớc thùng xe (D×R×C) mm 4440x2250x1240
(VM551605-271)
Kích thƣớc thùng xe (D×R×C) mm 4440x2280x1540
(VM551605-275)
Vệt bánh xe trƣớc/sau 2035/1790
mm
(VM551605-271)
Vệt bánh xe trƣớc/sau mm 2032/1792
(VM551605-275)
Số cầu 03
Công thức bánh xe 6x4
Loại nhiên liệu Diesel (<0,05%S)
113
`

Động cơ
YaMZ, 238DE2 T-19, Diesel 4 kỳ, 8 xi lanh
Loại động cơ bố trí chữ V, dung tích xy lanh 14860cm3,
làm mát bằng nƣớc, tăng áp
Công suất cực đại động cơ kW (ml)/vg/ph 243 (330) / 2100
Mômen cực đại/tốc độ vòng quay Nm/vg/ph 1275/1300
Dung tích bình nhiên liệu lít 350
Tiêu hao nhiên liệu (60km/h) l/100km 30
Tiêu chuẩn khí thải EURO II
Hệ thống truyền lực
1 đĩa ma sát khô, dẫn động thủy lực, trợ
Ly hợp Belarus
lực khí nén
Hộp số Belarus YAMZ 2381, cơ khí, 8 số tiến 1 số lùi, hộp
Cầu sau chủ động Belarus Cầu trungsốgian
phụvà cầu sau
Hệ thống lái
Loại cơ cấu lái Trục vít – Êcu bi, có trợ lực thuỷ lực
Hệ thống phanh
Phanh chính Phanh tang trống, khí nén 2 dòng độc lập

114
`

Áp suất làm việc kG/cm2 6,49- 8

Phanh tay Khí nén , phanh các cầu II, III

Các thông số khác


Lốp trƣớc/sau, số bánh xe 12.00R20/12.00R20, 11
Áp suất không khí lốp trƣớc/sau kPa 850/ 790
Ắc quy 02 x 12V - N200MF
Máy phát điện 24V-9 kW
Điều hoà nhiệt độ Có
Vật liệu ghế ngồi Đệm mút bọc nỉ

115
`

Nhãn hiệu : VM 651705-282 (19000KG; 6x6)


Xuất xứ : Việt Nam – Belarus
Hạng mục Đơn vị Thông số kỹ thuật
Thông số chung
Trọng lƣợng bản thân kg 14450
Phân bố: Cầu I/II/III kg 6050/4200/4200
Khối lƣợng chở cho phép kg 19000
Số ngƣời trong cabin Ngƣời 02
Trọng lƣợng toàn bộ kg 33450
Kích thƣớc tổng thể (D×R×C) mm 8130 x 2500 x 3530
Chiều dài cơ sở mm 3900+1400
Kích thƣớc thùng xe (D×R×C) mm 4440/2260/1085
Vệt bánh xe trƣớc/sau mm 2032/1790
Số cầu 03
Công thức bánh xe 6x6

Loại nhiên liệu Diesel (<0,05%S)

116
`

Động cơ

YaMZ, 238DE2 T-19, Diesel 4 kỳ, 8 xi lanh


Loại động cơ bố trí chữ V, dung tích xy lanh 14860cm3,
làm mát bằng nƣớc, tăng áp
Công suất cực đại động cơ kW (ml)/vg/ph 243 (330) / 2100
Mômen cực đại/tốc độ vòng quay Nm/vg/ph 1274/1100-1300
Dung tích bình nhiên liệu lít 350
Tiêu hao nhiên liệu (60km/h) l/100km 37
Tiêu chuẩn khí thải EURO ll
Hệ thống truyền lực
1 đĩa ma sát khô, dẫn động thủy lực, trợ
Ly hợp Belarus
lực khí nén

YaMZ 239. Cơ khí, 9 số tiến 1 số lùi, hộp


Hộp số Belarus
số phụ
Cầu sau chủ động Belarus Cầu I, II, III
Hệ thống lái
Loại cơ cấu lái Trục vít – Êcu bi, có trợ lực thuỷ lực
Hệ thống phanh
117
`

Phanh chính Phanh tang trống, khí nén 2 dòng độc lập
2
Áp suất làm việc kG/cm 6,49- 7,85
Phanh tay Khí nén , phanh các cầu II, III
Các thông số khác
Lốp trƣớc/sau, số bánh xe 12.00R20/12.00R20, 11
Áp suất không khí lốp trƣớc/sau kPa 800/ 750
Ắc quy 02 x 12V - N200MF
Máy phát điện 24V-9 kW
Điều hoà nhiệt độ Có
Vật liệu ghế ngồi Đệm mút bọc nỉ

118
`

MỤC LỤC
I. CHÚ THÍCH CHO TÀI XẾ ............................................................................................................. 4
II. GIỚI THIỆU ................................................................................................................................... 6
III. CÁC YÊU CẦU VÀ NHỮNG CẢNH BÁO VỀ TÍNH AN TOÀN ............................................. 8
IV. CÁC ĐẶC TRƢNG CỦA XE MAZ 555102; MAZ 551605; MAZ 651705 ................................ 9
IV.1. Nhiên liệu.................................................................................................................................... 9
IV.2. Chìa khóa .................................................................................................................................. 10
IV.3. Các loại đèn chỉ thị ................................................................................................................... 11
IV.4. Các loại đèn báo khác ............................................................................................................... 15
IV.5. Công tắc trên bảng điều khiển .................................................................................................. 16
IV.6. Đồng hồ hiển thị trên bảng táp lô ............................................................................................. 20
IV.6.1. Đồng hồ công tơ mét ............................................................................................................. 21
IV.6.2. Đồng hồ báo tốc độ vòng quay động cơ. ............................................................................... 21
IV.6.3. Đồng hồ mức nhiên liệu......................................................................................................... 22
IV.6.4. Đồng hồ nhiệt độ nƣớc làm mát. ........................................................................................... 22
IV.6.5. Đồng hồ áp suất dầu bôi trơn. ............................................................................................... 23
IV.6.6. Đồng hồ báo nạp điện cho ắc quy. ......................................................................................... 23
IV.7. Khóa điện .................................................................................................................................. 24
IV.8. Trục lái và vô lăng .................................................................................................................... 26

119
`
IV.9. Ghế ngồi và dây đai an toàn. .................................................................................................... 27
IV.9.1. Ghế ngồi................................................................................................................................. 27
IV.9.2. Dây đai an toàn. ..................................................................................................................... 28
IV.10. Cụm bàn đạp ........................................................................................................................... 30
IV.10.1. Bàn đạp ly hợp (Bàn đạp côn) ............................................................................................. 30
IV.10.2. Bàn đạp phanh. .................................................................................................................... 31
IV.10.3. Bàn đạp ga ........................................................................................................................... 33
IV.11. Phanh tay ................................................................................................................................ 34
IV.12. Bộ điều khiển nâng hạ ben...................................................................................................... 35
IV.13.1. Công tắc xinhan. .................................................................................................................. 38
IV.13.2. Công tắc điều khiển gạt mƣa. .............................................................................................. 39
IV.14. Cần sang số và sơ đồ đi số xe MAZ 555102; MAZ 551605; MAZ 651705 .......................... 40
V. CHẠY RÀ ĐỘNG CƠ .................................................................................................................. 45
VI. VẬN HÀNH XE .......................................................................................................................... 47
VI.1. Chuẩn bị trƣớc khi vận hành ..................................................................................................... 47
VI.1.1. Kiểm tra sơ bộ........................................................................................................................ 47
VI.1.1.1. Ắc quy. ................................................................................................................................ 47
VI.1.1.2. Nhiên liệu, nƣớc làm mát, dầu động cơ: ............................................................................. 47
VI.1.1.3. Dây đai an toàn. .................................................................................................................. 47
VI.1.1.4. Lốp ...................................................................................................................................... 47
120
`
VI.1.2. Trƣớc khi khởi động động cơ. ............................................................................................... 48
VI.1.3. Khởi động động cơ ................................................................................................................ 48
VI.2. Tắt động cơ ............................................................................................................................... 50
VI.3. Khởi động và tắt động cơ đối với xe có bộ tăng áp (Nếu lắp đặt) ............................................ 51
VI.4. Cách lái xe tiết kiệm ................................................................................................................. 52
VII. XỬ LÝ TRONG TRƢỜNG HỢP KHẨN CẤP ......................................................................... 53
VII.1. Khi tình huống xảy ra .............................................................................................................. 53
VII.2. Va đập dƣới gầm xe................................................................................................................. 53
VII.3. Xử lý động cơ quá nóng .......................................................................................................... 53
VII.4. Ắc quy hết điện........................................................................................................................ 55
VII.5. Xe bị xẹp lốp ........................................................................................................................... 56
VII.5.1. Điểm đặt kích ....................................................................................................................... 56
VII.5.2. Nâng kích và hạ kích ............................................................................................................ 57
VII.5.3 Thay lốp ................................................................................................................................. 58
VIII. PHẦN KIỂM TRA, TỰ ĐIỀU CHỈNH .................................................................................... 60
VIII.1. Hệ thống phanh. ..................................................................................................................... 60
VIII.2. Hệ thống dẫn động li hợp (côn) ............................................................................................. 64
VIII.3. Hệ thống dây ga và bàn đạp ga .............................................................................................. 66
VIII.4. Lốp xe. ................................................................................................................................... 68
VIII.5. Cabin phía trƣớc và cách nâng hạ cabin ................................................................................ 70
121
`
VIII.6. Cầu sau ................................................................................................................................... 72
VIII.7. Trục các đăng ......................................................................................................................... 75
VIII.8. Kiểm tra điều chỉnh dây đai máy phát điện ........................................................................... 76
VIII.9. Hệ thống lái ............................................................................................................................ 77
VIII.10. Bầu lọc gió ........................................................................................................................... 78
VIII.11. Thông khí hệ thống nhiên liệu ............................................................................................. 79
VIII.12. Kiểm tra và thay dầu động cơ. ............................................................................................. 81
VIII.13. Kiểm tra mức nƣớc làm mát ................................................................................................ 83
VIII.14. Kiểm tra và thay dầu hộp số................................................................................................. 84
VIII.15. Kiểm tra và thay dầu cầu sau ............................................................................................... 86
VIII.16. Kiểm tra dầu truyền lực cạnh (truyền lực cuối cùng) .......................................................... 87
VIII.17. Kiểm tra mức dầu thuỷ lực trong hệ thống ben ................................................................... 87
VIII.18. Kiểm tra ắc quy .................................................................................................................... 88
IX. BẢO DƢỠNG XE ....................................................................................................................... 90
IX.1. Khoảng thời gian bảo dƣỡng. ................................................................................................... 90
IX.1.1.Các yêu cầu về dịch vụ. .......................................................................................................... 90
IX.1.2. Lịch bảo dƣỡng. ..................................................................................................................... 90
IX.2. Nội dung của việc bảo dƣỡng định kỳ ...................................................................................... 91
X. BẢNG TRA DẦU/ MỠ .............................................................................................................. 106
XI. THÔNG SỐ KỸ THUẬT .......................................................................................................... 108
122
`

123

You might also like