You are on page 1of 3

Đề cương Ôn tập Lý thuyết tài chính tiền tệ

Câu 1:
Lạm phát là gì? Có các loại lạm phát nào? Phân tích tình hình lạm phát
ở Việt Nam năm 2018-2021 (Nêu thực trạng, nguyên nhân, giải pháp kiềm
chế lạm phát)

 Lạm phát là sự mất giá của thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền khi so
sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá đồng tiền nội tệ so
với các loại tiền tệ khác.
 Các loại lạm phát:
+ Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát 1 con số, có tỷ lệ lạm phát dưới
10% một năm. Thường thấy ở các nước có nền kinh tế phát triển.
+ Lạm phát phi mã: Là tình trạng tăng mức giá chung của nền kinh tế với tốc
độ hai hay ba chữ số.
+ Siêu lạm phát: Là loại lạm phát mà giá cả của tất cả hàng hóa tăng cao gấp
nhiều lần lạm phát phi mã có thể lên đến hàng nghìn tỷ lần.
 Tình hình lạm phát ở Việt Nam từ năm 2018-2021:
Tỷ lệ lạm phát ở VN từ năm 2018-2021 đc thể hiện trong bảng sau
Năm 2018 2019 2020 2021
Tỷ lệ 3.54 2.79 3.23 1.84

Tỷ lệ lạm phát trong 4 năm có nhiều biến động. Năm 2021, trong bối cảnh áp
lực lạm phát toàn cầu ngày càng tăng cao, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào
cho sản xuất, giá cước vận chuyển liên tục tăng nhưng chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) bình quân năm 2021 của Việt Nam chỉ tăng 1,84% so với năm trước,
thấp nhất trong 4 năm qua, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra, tiếp tục là năm kiểm
soát lạm phát thành công.

Nguyên nhân lạm phát:


+ Năm 2018:
 Giá dịch vụ y tế tăng theo lộ trình khiến giá các mặt hàng dịch vụ y tế tăng
13,86% làm cho CPI năm 2018 tăng 0,54% so với cùng kỳ năm trước.
 Thực hiện lộ trình tăng học phí, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
đã tăng học phí các cấp học làm cho chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục năm
2018 tăng 7,06% so với cùng kỳ, tác động làm cho CPI năm 2018 tăng
0,36% so với cùng kỳ.
 Đối với yếu tố thị trường, giá các mặt hàng lương thực tăng 3,71% so với
cùng kỳ năm trước góp phần làm cho CPI tăng 0,17% do giá gạo tăng cao
trong dịp Tết Nguyên đán và tăng theo giá gạo xuất khẩu. Giá gạo xuất khẩu
tăng do nhu cầu gạo tăng từ thị trường Trung Quốc và thị trường các nước
Đông Nam Á. Năm 2018, giá thịt lợn tăng 10,37% so cùng kỳ năm trước làm
cho CPI chung tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước….
+ Năm 2019:
 Một số mặt hàng tăng giá theo quy luật hàng năm như nhóm hàng tiêu dùng
(thực phẩm, dịch vụ ăn uống, đồ uống, dịch vụ giao thông công cộng, du
lịch,...).
 Giá nhiên liệu, chất đốt trong nước tăng theo giá thế giới; giá dịch vụ y tế điều
chỉnh tăng theo mức tăng thêm của lương cơ bản; giá vật liệu xây dựng và nhân
công tăng do nhu cầu và chi phí đầu vào.
 Đặc biệt, trong nửa cuối năm 2019, mặt bằng giá thịt heo trong nước chịu áp
lực lớn từ biến động tăng cao giá thịt heo do ảnh hưởng của dịch tả châu Phi
khiến nguồn cung sụt giảm.
 …

+ Năm 2020:
 Giá các mặt hàng lương thực tăng 4,51% so với năm trước (làm CPI chung
tăng 0,17%), trong đó giá gạo tăng 5,14% do giá gạo xuất khẩu và nhu cầu
tiêu dùng trong nước tăng
 Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 12,28% so với năm trước (làm CPI chung
tăng 2,61%), trong đó riêng giá thịt lợn tăng 57,23% do nguồn cung chưa
được đảm bảo (làm CPI chung tăng 1,94%)
 Giá thuốc và thiết bị y tế tăng 1,35% do dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn
biến phức tạp nên nhu cầu về mặt hàng này ở mức cao;
 Tiếp tục thực hiện lộ trình tăng học làm chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục
năm 2020 tăng 4,32% so với năm 2019.
+ Năm 2021:
 Giá xăng dầu trong nước tăng 31,74% so với năm trước (làm CPI chung tăng
1,14 điểm phần trăm), giá gas tăng 25,89% (làm CPI chung tăng 0,38 điểm
phần trăm);
 Giá gạo tăng 5,79% so với năm trước (làm CPI chung tăng 0,15 điểm phần
trăm) do giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, nhu cầu tiêu dùng
gạo nếp và gạo tẻ ngon tăng trong dịp Lễ, Tết và nhu cầu tích lũy của người
dân trong thời gian giãn cách xã hội;
 Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 7,03% so với năm trước do giá xi măng,
sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào (làm CPI chung
tăng 0,14 điểm phần trăm);
 Giá dịch vụ giáo dục tăng 1,87% so với năm trước (làm CPI chung tăng 0,1
điểm phần trăm) do ảnh hưởng từ đợt tăng học phí năm học mới 2020-2021

Giải pháp giảm lạm phát:


 Công tác điều hành giá phải bám sát và hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng, tránh tạo
ra lạm phát kỳ vọng hay tạo ra “ độ trễ” của lạm phát trong những năm sau.
Bám sát quy luật cung cầu of thị trường, ko áp đặt thủ tục hành chính.
 Kiểm soát chặt chẽ phương án giá và mức giá đối vs hàng hóa, dịch vụ do
Nhà nước định giá, giám sát chặt chẽ kê khai giá of dn đối vs mặt hàng bình
ổn, mặt hàng kê khai giá.
 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về giá: Trường hợp mức giá tăng cao
hơn mức phí hiện hành thì cần có lộ trình điều hành phù hợp bảo đảm mục
tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vi mô.

You might also like