You are on page 1of 2

Trường THPT Trần Phú Hóa học 11

KIỂM TRA ANKAN


CỦNG CỐ KIẾN THỨC ĐỒNG ĐẲNG. ĐỒNG PHÂN. TÊN GỌI

Tên học sinh:...............................................................Trường: ........................................

Bài 1: Khoanh tròn câu chọn


Câu 1: Cho các nhận xét sau về ankan:
– Thuộc loại hidrocacbon no.
– Trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn, mạch hở.
– Có công thức chung là CnH2n + 2 .
Có bao nhiêu nhận xét đúng trong các nhận xét trên?
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 2: Chất nào sau đây là ankan?
A. C4H10. B. C4H8. C. C4H6. D. C4H4.
Câu 3: Trong xăng có chứa ankan có tên gọi là octan. Công thức phân tử của chất này là
A. C8H116. B. C8H18. C. C9H18. D. C9H20.
Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Ankan là những hidrocacbon không no, mạch hở.
B. Trong bình gas để đun, nấu ăn hằng ngày có propan và buntan.
C. Thành phần chính của khí biogas là CH4.
D. Đồng phân là hiện tượng các chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử.
Câu 5: Ankan nào sau đây có 80%C về khối lượng?
A. C3H8. B. CH4. C. C2H6. D. C4H10.
Câu 6: Đồng phân của ankan CH3–CH(CH3)–CH3 là chất có CTCT là
A. CH3–CH2–CH3. B. CH3–CH3.
C. CH3–CH2–CH(CH3)–CH3. D. CH3–CH2–CH2–CH3
Câu 7: Bậc của C* trong phân tử ankan CH3–C*(CH3)2–CH2–CH3 là bao nhiêu?
A. I. B. II. C. III. D. IV.
Câu 8: X là ankan có 4C, mạch nhánh. Nhận xét nào sau đây không đúng về X?
A. Có 10H. B. Không có C bậc III.
C. Có tên là isobutan. D. Có tên là 2–metyl propan.
Câu 9: X là ankan có 12H và có C bậc IV. Cho các nhận xét sau về X:
(1) Có 5C. (2) Có 1 nhánh.
(3) Có tên là neo butan. (4) Có tên là 2,2–dimetyl propan.
Có bao nhiêu nhận xét đúng trong các nhận xét trên?
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.

Au – Trang 1
Trường THPT Trần Phú Hóa học 11

Câu 10: Ankan CH3–CH2–CH(C2H5)–CH3 có tên gọi là


A. 3–metyl pentan. B. 2–etyl butan. C. 2–metyl pentan. D. 2–metyl butan.
Bài 2: X là ankan 83,333%C về khối lượng
a. Xác định CTPT của X.
b. Xác định CTCT và gọi tên thay thế của X, biết trong X có nguyên tử cacbon bậc III.
………………………………………………...…………………………………………..……
………………………………………………...…………………………………………..……
………………………………………………...…………………………………………..……
………………………………………………...…………………………………………..……
………………………………………………...…………………………………………..……
………………………………………………...…………………………………………..……
………………………………………………...…………………………………………..……
………………………………………………...…………………………………………..……
………………………………………………...…………………………………………..……
………………………………………………...…………………………………………..……
Bài 3: Đốt cháy toàn hoàn 5,8 gam hợp chất hữu cơ X trong một lượng oxi vừa đủ. Toàn bộ
sản phẩm cháy được dẫn qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thì thu được 40 gam kết
tủa và đồng thời, khối lượng dung dịch trong bình giảm đi 13,4 gam.
a. Xác định CTĐGN của X.
b. Xác định CTPT của X, biết X là ankan.
c. Xác định CTCT và gọi tên thông thường của X, biết X có mạch C phân nhánh.
………………………………………………...…………………………………………..……
………………………………………………...…………………………………………..……
………………………………………………...…………………………………………..……
………………………………………………...…………………………………………..……
………………………………………………...…………………………………………..……
………………………………………………...…………………………………………..……
………………………………………………...…………………………………………..……
………………………………………………...…………………………………………..……
………………………………………………...…………………………………………..……
………………………………………………...…………………………………………..……
………………………………………………...…………………………………………..……
………………………………………………...…………………………………………..……
………………………………………………...…………………………………………..……

Au – Trang 2

You might also like