You are on page 1of 98

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN
------

uế
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
H
U
tế
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ
h
in

SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM


cK

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH NGÓI CẦU HỌ - HÀ TỈNH


họ
ại
Đ

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:


Trương Thị Huyền Trang ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
Lớp: K46A KTDN
Niên khoá: 2012 - 2016

Huế, tháng 05 năm 2016


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Lời Cảm Ơn
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo
đang công tác tại trường Đại học Kinh tế Huế, cô đã cho em được
những kiến thức nền tảng cơ bản để thực hiện bài khoá luận tốt
nghiệp này. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô
giáo ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ, là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ
bảo tận tình cho em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện bài
khoá luận tốt nghiệp. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới các bác,

uế
các anh chị đang công tác và làm việc tại Công ty Cổ Phần gạch

H
ngói Cầu Họ - Hà Tĩnh đã giúp tận tình trong suốt thời gian
tế
thực tập tại đơn vị.
h

Trong thời gian thực hiện bài khoá luận tốt nghiệp, em đã cố
in
cK

gắng nghiên cứu và trình bày vấn đề một cách khoa học rõ rang, tuy
nhiên do trình độ, nhận thức cũng như thời gian có hạn nên đề tài
họ

không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý
ại

kiến đóng góp từ các thầy cô, các anh chị trong công ty để đề tài được
Đ

hoàn thiện hơn, cũng như nâng cao hiểu biết thực tế, phục vụ tốt hơn
cho công tác thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 15 tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Trương Thị Huyền Trang

SVTH: Trương Thị Huyền Trang i


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i


MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ..................................................................................................... vii
TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. viii
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1

uế
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................1

H
3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................2
tế
4. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
h
6. Kết cấu của đề tài.........................................................................................................3
in

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................4


cK

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP ....................................................4
họ

1.1. Khái niệm chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm...................................4
ại

1.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất ...............................................................4
Đ

1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất .................................................................................4


1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất ..................................................................................4
1.1.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm .........................................................7
1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm ...........................................................................7
1.1.2.2. Phân loại giá thành sản xuất ..............................................................................7
1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm...................................8
1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ..............................................................................9
1.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất .......................................................................9
1.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất................................................................10

SVTH: Trương Thị Huyền Trang ii


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

1.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên...............................................................................11
1.2.3.1.Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .............................................11
1.2.3.2.Chi phí nhân công trực tiếp ...............................................................................13
1.2.3.3.Chi phí sản xuất chung ......................................................................................14
1.2.3.4.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất .....................................................................16
1.2.4. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang .................................................................18
1.2.4.1. Khái niệm ..........................................................................................................18
1.2.4.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.......................................................18
1.2. Tính giá thành sản phẩm.........................................................................................21

uế
1.2.1. Đối tượng tính giá thành .....................................................................................21

H
1.2.2. Kỳ tính giá thành .................................................................................................21
1.2.3. Phương pháp tính giá thành ................................................................................22
tế
1.2.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp) ............................................22
h
1.2.3.2. Phương pháp tỷ lệ.............................................................................................22
in

1.2.3.3. Phương pháp tổng cộng chi phí .......................................................................23


cK

1.2.3.4. Phương pháp hệ số ...........................................................................................23


1.2.3.5. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ .....................................................24
họ

1.2.3.6. Phương pháp liên hợp ......................................................................................24


1.2.3.7. Phương pháp tính giá thành phân bước ...........................................................24
ại

1.2.4. Thẻ tính giá thành ................................................................................................24


Đ

1.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm ..............................................................................................................25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GẠCH NGÓI CẦU
HỌ - HÀ TĨNH ............................................................................................................29
2.1. Khái quát chung về Công ty gạch ngói Cầu Họ - Hà Tĩnh ....................................29
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty gạch ngói Cầu Họ – Hà Tĩnh ...............................29
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty gạch ngói Cầu Họ........................29
2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ...........................................................30

SVTH: Trương Thị Huyền Trang iii


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty gạch ngói Cầu Họ ....................31
2.1.6. Đặc điểm cơ cấu bộ máy kế toán và chính sách kế toán tại Công ty gạch ngói
Cầu Họ - Hà Tĩnh ..........................................................................................................34
2.1.6.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty gạch ngói Cầu Họ .........................34
2.1.6.2. Chính sách kế toán tại Công ty gạch ngói Cầu Họ ..........................................36
2.2. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
gạch ngói Cầu Họ ..........................................................................................................37
2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm tại
Công ty gạch ngói Cầu Họ ............................................................................................37
2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất .........................................................................37

uế
2.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .........................................................37

H
2.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp .................................................................43
2.2.2.3.Chi phí sản xuất chung ......................................................................................55
tế
2.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất tại Công ty gạch ngói Cầu Họ .....................69
h
2.2.4. Kế toán kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tại công ty Gạch ngói Cầu
in

Họ - Hà Tĩnh ..................................................................................................................73
cK

2.2.5.2. Thẻ tính giá thành .............................................................................................81


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP
họ

HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
GẠCH NGÓI CẦU HỌ...............................................................................................82
ại

3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Đ

tại Công ty Gạch ngói Cầu họ - Hà Tĩnh .......................................................................82


3.1.1. Ưu điểm ...............................................................................................................82
3.1.2. Nhược điểm ..........................................................................................................83
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................85
1. Kết luận......................................................................................................................85
2. Kiến nghị ...................................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................89

SVTH: Trương Thị Huyền Trang iv


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ


BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CPSX Chi phí sản xuất
DDĐK Dở dang đầu kỳ
DDCK Dở dang cuối kỳ
GTGT Giá trị gia tăng

uế
KKĐK Kiểm kê định kỳ
KKTX Kê khai thường xuyên

H
KPCĐ Kinh phí công đoàn
tế
NVL Nguyên vật liệu
h
NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp
in

NCTT Nhân công trực tiếp


cK

SP Sản phẩm
SPDD Sản phẩm dở dang
họ

STT Số thứ tự
SXC Sản xuất chung
ại

SXKD Sản xuất kinh doanh


Đ

TK Tài khoản
TSCĐ Tài sản cố định

SVTH: Trương Thị Huyền Trang v


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.Bảng chấm công tháng 10 công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm ...............46
Bảng 2.2 Bảng thanh toán tiền lương tháng 10 .............................................................47
Bảng 2.3. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội ...............................................48
Bảng 2.4. Bảng phân bổ tiền lương quý IV ..................................................................50
Bảng 2.5. Bảng thanh toán tiền lương tháng 10 ............................................................57
Bảng 2.6. Bảng tính và phân bổ khấu hao Quý IV ........................................................60
Bảng 2.7. Bảng phân bổ chi phí ....................................................................................77
Bảng 2.8. Giá thành quý IV ...........................................................................................80

uế
Bảng 2.9. Thẻ tính giá thành sản phẩm .........................................................................81

H
tế
h
in
cK
họ
ại
Đ

SVTH: Trương Thị Huyền Trang vi


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

DANH MỤC BIỂU

Biểu 2.1. Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp ...........................................................52
Biểu 2.2. Chứng từ ghi sổ chi phí nhân công trực tiếp ..................................................53
Biểu 2.3. Sổ cái chi phí nhân công trực tiếp ..................................................................54
Biểu 2.4. Sổ chi tiết chi phí nhân viên phân xưởng.......................................................58
Biểu 2.5. Sổ chi tiết chi phí khấu hao ............................................................................61
Biểu 2.6. Sổ chi tiết chi phí dịch vụ mua ngoài – chi phí sản xuât chung ....................63
Biểu 2.7. Phiếu chi tiền mặt...........................................................................................64
Biểu 2.8. Sổ chi tiết chi phí bằng tiền khác ...................................................................65

uế
Biểu 2.9. Chứng từ ghi sổ Chi phí sản xuất chung .......................................................66

H
Biểu 2.10. Sổ cái chi phí sản xuất chung .......................................................................67
Biểu 2.11. Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ..........................................70
tế
Biểu 2.12. Chứng từ ghi sổ kết chuyển các tài khoản chi phí sangTK 154 ..................71
h
Biểu 2.13. Sổ cái chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.................................................72
in

Biểu 2.14. Biên bản kiểm kê bán thành phẩm ..............................................................74


cK
họ
ại
Đ

SVTH: Trương Thị Huyền Trang vii


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Khóa luận tốt nghiệp gồm có 3 phần sau:


Phần I - Đặt vấn đề
Trong phần này bao gồm các nội dung sau: Lý do chọn đề tài, Mục tiêu nghiên
cứu, Đối tượng nghiên cứu, Phạm vi nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu và Kết cấu
đề tài.
Phần II - Nội dung và kết quả nghiên cứu
Phần này bao gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại

uế
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

H
- Tổng quan về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
tế
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
h
phẩm tại công ty CP Gạch ngói Cầu Họ.
in

Chương này gồm 2 nội dung chính sau:


cK

- Trình bày khái quát lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý và bộ máy kế toán của công ty .
họ

- Đi sâu tìm hiểu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại công ty CP Gạch ngói Cầu Họ. Cụ thể số liệu quý IV năm 2015.
ại

Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi
Đ

phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Gạch ngói Cầu Họ.
Phần III: Kết luận và kiến nghị

SVTH: Trương Thị Huyền Trang viii


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế phát triển của nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh muốn đứng vững trên thị trường thì ngoài việc kinh doanh có lợi nhuận
còn phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị mình. Để cạnh tranh có hiệu
quả, doanh nghiệp phải tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu thị
trường và đặc biệt là giá cả hợp lý.
Giá thành là yếu tố quan trọng góp phần quyết định mức tiêu thụ đối với sản
phẩm. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất phải tìm mọi biện pháp để sử dụng hiệu quả

uế
nguồn lực của đơn vị, kiểm soát tốt quá trình sản xuất nhằm mục tiêu tiết kiệm chi phí,

H
hạ giá thành, từ đó nâng cao lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đối với kế toán, phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tế
là phần hành rất cơ bản và cũng là phần hành rất khó, đòi hỏi người kế toán phải
h
không ngừng học hỏi, nỗ lực hoàn thiện kỹ nẵng nghiệp vụ của mình thì mới có thể
in

làm tốt được. Việc hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ
cK

là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá hiệu quả sản xuất và đề ra phương hướng sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.
họ

Chính vì vậy, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày
ại

càng được chú trọng trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Đ

Xuất phát từ những vấn đề trên, với mong muốn học hỏi và tiếp thu kinh
nghiệm, em xin chọn đề tài “Hoàn thiện Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại công ty Cổ phần Gạch ngói Cầu Họ” làm nội dung nghiên cứu cho
khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận này, em đặt ra những mục tiêu sau:
 Tập hợp và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về công tác hạch toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất để làm cơ sở lý thuyết
cho vấn đề nghiên cứu.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 1


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

 Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty cổ phần Gạch ngói Cầu Họ.
- Bước đầu làm quen với môi trường công việc kế toán, có cơ hội cọ xát, tìm
hiểu thực tế, đồng thời học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để làm hành
trang cho tương lai.
- Tạo lập thêm các mối quan hệ xã hội, nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thu
thập và xử lý thông tin, đồng thời củng cố những kiến thức được học, từ đó dần dần
tạo ra sự nhạy bén với công việc.
- Kết hợp lý thuyết được học với thực tiễn nghiên cứu tại công ty Cổ phần Gạch
ngói Cầu Họ để đưa ra một số nhận xét, giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công

uế
tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp.

H
3. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ
tế
phần Gạch ngói Cầu Họ.
h
4. Phạm vi nghiên cứu
in

 Không gian: Nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
cK

thành sản phẩm Gạch tuynel tại công ty Cổ phần Gạch ngói Cầu Họ .
 Thời gian: các số liệu kế toán được thu thập để thực hiện đề tài từ hệ thống
họ

thông tin kế toán của công ty qua ba năm 2013-2015 trong đó tập trung nghiên cứu
quý IV/2015.
ại

 Về nội dung: Do nguồn lực và thời gian hạn chế, đề tài này giới hạn nội dung
Đ

nghiên cứu ở các vấn đề sau:


+) Nghiên cứu tình hình cơ bản của công ty như cơ cấu tổ chức quản lý, tổ
chức hoạt động kinh doanh…
+) Nghiên cứu khái quát về tổ chức công tác kế toán của công ty.
+) Nghiên cứu về quy trình, phương pháp kế toán các chi phí sản xuất và
phương pháp tính giá thành sản phẩm Gạch tuynel tại đơn vị. Đề tài đi sâu vào nghiên
cứu công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch ER7 .

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 2


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

5. Phương pháp nghiên cứu


 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các giáo trình kế toán chi phí
của một số tác giả, slide bài giảng của giáo viên, tham khảo các tài liệu, luận văn có
liên quan ở thư viện trường và trên internet, các tài liệu kế toán được thu thập tại công
ty và một số văn bản pháp luật về doanh nghiệp để hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế
toán chi phí giá thành và đồng thời tìm hiểu thực tiễn vấn đề nghiên cứu.
 Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu từ nguồn tài liệu của phòng kế
toán tại công ty đặc biệt là các sổ sách, chứng từ có liên quan đến quá trình sản xuất .
 Phương pháp quan sát, phỏng vấn: tiến hành trao đổi trực tiếp với các nhân
viên phòng kế toán, phòng hành chính, nhằm tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn

uế
đề nghiên cứu, các quy định, thủ tục mà công ty áp dụng; đặc biệt là quá trình hạch

H
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
 Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp số liệu: từ các số liệu thu thập
tế
được, tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp để làm rõ thực tiễn vấn đề nghiên cứu,
h
trên cơ sở đó, kết hợp với lý thuyết đã tìm hiểu để đưa ra các nhận xét, kết luận và đề
in

xuất các giải pháp thích hợp.


cK

6. Kết cấu của đề tài


Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục sơ đồ, bảng biểu và
họ

danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có kết cấu gồm 3 phần:
Phần I: Đặt vấn đề
ại
Đ

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu


Chương 1: Tổng quan về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty Gạch ngói Cầu Họ.
Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cp Gạch ngói Cầu Họ.
Phần III: Kết luận và kiến nghị

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 3


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Khái niệm chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất
1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất
Trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần
phải biết kết hợp ba yếu tố cơ bản là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao
động. Hao phí của yếu tố về tư liệu lao động, đối tượng lao động là hao phí lao động

uế
vật hóa dưới sự tác động của hao phí tác động sống của yếu tố sức lao động. Tổng hợp

H
những hao phí trên biểu hiện dưới dạng giá trị gọi là “Chi phí sản xuất”.
tế
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và
lao động vật hóa, và các chi phí bằng tiền khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành
h
in

sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch vụ trong một kỳ nhất
cK

định (tháng, quý, năm).


Thực chất chi phí sản xuất là sự chuyển dịch vốn – dịch chuyển giá trị của các
họ

yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ).
1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
ại

CPSX kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau. Tùy theo
Đ

việc xem xét ở góc độ khác nhau, mục đích quản lý chi phí khác nhau mà doanh
nghiệp lựa chọn tiêu thức phân loại chi phí cho phù hợp. Trong doanh nghiệp sản xuất
người ta thường phân loại cho phí sản xuất theo những cách sau:
a. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung và tính chất kinh tế của chi phí
Theo cách phân loại này, căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí không
phân biệt chúng phát sinh ở đâu, dùng vào mục đích gì để chia thành các yếu tố chi phí:
- Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm giá mua, chi phí mua của nguyên vật liệu
dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Trong đó chi phí nguyên vật liệu

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 4


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

gồm: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, và
chi phí nguyên vật liệu khác.
- Chi phí nhân công: là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao
động, các khoản trích theo lương của người lao động: trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế , kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm khấu hao của tất cả máy móc, thiết bị
dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: khoản tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài
nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
- Chi phí bằng tiền khác: là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong qúa

uế
trình sản xuất kinh doanh.
Ý nghĩa của việc phân loại này cho ta biết tỷ trọng kết cấu của từng loại chi phí

H
sản xuất mà doanh nghiệp đã chi ra trong một kỳ nhất định. Là cơ sở để phân tích tình
tế
hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, cung cấp sô liệu để thuyết minh báo cáo tài
h
chính. Đồng thời phục vụ cho việc lập các báo cáo cân đối chung về lao động, vật tư,
in

tiền vốn. Tuy nhiên cách phân loại này lại không cho biết chi phí sản xuất sản phẩm là
cK

bao nhiêu trong tổng chi phí của doanh nghiệp.


b. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí
họ

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực
tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ của các ngành công nghiệp,
ại

xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, kinh doanh
Đ

khách sạn, du lịch, dịch vụ khác. Bao gồm những chi phí nguyên liệu, vật liệu (gồm cả
nguyên liệu, vật liệu chính và vật liệu phụ) được sử dụng trực tiếp đế sản xuất sản
phẩm, thực hiện dịch vụ trong kỳ sản xuất, kinh doanh.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản
phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh
sách quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc,
như: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp. Với chi phí này nếu
tiền công đã trả theo sản phẩm hoặc tiền công theo thời gian có mối quan hệ với từng

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 5


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

đối tượng cụ thể thì hạch toán trực tiếp cho từng đối tựng chịu chi phí đó. Còn nếu liên
quan tới nhiều đối tượng thì tiến hành phân bổ. Có thể phân bổ theo: chi phí tiền lương
định mức, tiền công định mức, lương giờ định mức, lương thực tế,…
- Chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung
phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, đội, công trường,...phục vụ sản xuất sản phẩm, thực
hiện dịch vụ. Bao gồm:
 Chi phí nhân viên phân xưởng
 Chi phí vật liệu
 Chi phí dụng cụ sản xuất
 Chi phí khấu hao

uế
 Chi phí dịch vụ mua ngoài

H
 Chi phí khác bằng tiền
Ba khoản mục chi phí nói trên là những yếu tố chi phí trực tiếp cấu thành nên
tế
sản phẩm.
h
- Chi phí bán hàng: bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ
in

sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ trong kỳ


cK

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên
quan đến quản lý và phục vụ sản xuất kinh doanh mang tính chung cho toàn doanh
họ

nghiệp.
Cách phân loại này có tác dụng quản lý CPSX theo định mức, cung cấp số liệu
ại
Đ

cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản
phẩm, là cơ sở để lập định mức và kế hoạch giá thành cho kỳ tiếp theo.
c. Phân loại chi phí theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế
toán chi phí
- Chi phí trực tiếp: là những khoản chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp đến việc
sản xuất ra một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định. Kế toán có thể căn cứ vào số liệu của
chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho những đối tượng chịu chi phí.
- Chi phí gián tiếp: là những khoản chi phí có liên quan đến nhiều loại sản
phẩm, dịch vụ. Kế toán phải tập hợp chung sau đó tiến hành phân bổ cho các đối tượng
có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 6


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập
hợp và phân bổ CPSX cho các đối tượng đúng đắn và hợp lý.
Ngoài ra còn có một số cách phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ
hoạt động, phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng sản phẩm.
1.1.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm
1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm
Quá trình sản xuất là một thể thống nhất bao gồm hai mặt: chi phí sản xuất và
kết quả sản xuất. Tất cả các khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước
chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm lao vụ,
dịch vụ hoàn thành trong kỳ sẽ tạo ra chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Hay giá thành sản

uế
phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất
kể kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

H
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao
tế
động sống và lao động vật hoá liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm lao vụ đã
h
hoàn thành.
in

1.1.2.2. Phân loại giá thành sản xuất


cK

a. Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu


- Giá thành kế hoạch: Được xác định trước khi bước vào sản xuất trên cơ sở
họ

giá trị thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Giá
thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp tính, đây là một mục tiêu mà
ại

doanh nghiệp để phấn đấu, là căn cứ để so sánh, phân tích đánh giá tình hình thực hiện
Đ

kế hoạch giá thành và có thể hạ giá thành.


- Giá thành định mức: Được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện
hành tại thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành này chỉ tính cho một đơn vị
sản phẩm do bộ phận quản lý quy định mức của doanh nghiệp và được xác định trước
khi tiến hành quy trình sản xuất. Giá thành định mức là thước đo để xác định kết quả
việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất giúp đánh giá đúng đắn các giải
pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện.
- Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản
xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Giá

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 7


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

thành thực tế được coi là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của
doanh nghiệp trong việc tổ chức và thực hiện các giải pháp kinh tế, kỹ thuật trong quá
trình sản xuất và là cơ sở để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
b. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí
- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): là chi tiêu phản ánh tất cả những
chi phí phát sinh liên qian đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân
xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC. Giá
thành sản xuất dùng để ghi sổ các sản phẩm hoàn thành nhập kho, những sản phẩm gửi
bán và những sản phẩm đã được bán. Là căn cứ để tính trị giá vốn của hàng bán và
tính toán lãi gộp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

uế
- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các
khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản

H
xuất, quản lý và bán hàng). Giá thành tiêu thụ chỉ được tính để xác định kết quả của
tế
những sản phẩm đã tiêu thụ, được tính theo công thức:
h
Giá thành Giá thành sản Chi phí Chi phí quản lý
in

= + +
toàn bộ xuất sản phẩm bán hàng doanh nghiệp
cK

Cách phân loại này giúp nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) của
từng mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, còn có những hạn chế nhất
họ

định trong việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý cho từng
loại sản phẩm, hàng hóa.
ại

1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Đ

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện quá trình sản xuất
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có bản chất
tương tự, đều là hao phí về lao động mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất.
Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm không phải là một mà có sự khác
nhau về lượng về thời gian được thể hiện:
- Về mặt phạm vi: Chi phí sản xuất bao gồm cả chi phí chi sản xuất sản phẩm và
chi phí cho quản lý doanh nghiệp và tiêu thụ sản phẩm. Còn giá thành sản phẩm chỉ bao
gồm chi phí sản xuất ra sản phẩm (chi phí sản xuất trực tiếp và chi phí sản xuất chung).

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 8


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Mặt khác chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí phát sinh trong mỗi kỳ nhất
định (tháng, quý, năm) không tính đến chi phí liên quan đến số lượng sản phẩm đã
hoàn thành hay chưa. Còn giá thành sản phẩm là giới hạn số chi phí sản xuất liên quan
đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành.
- Về mặt lượng: Nói đến chi phí sản xuất là xét đến các hao phí trong một thời
kỳ còn giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí của cả kỳ trước chuyển sang và số chi
phí kỳ này chuyển sang kỳ sau. Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ giữa chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức tính giá thành sản phẩm tổng
quát sau:
Tổng giá
CPSX dở dang CPSX phát sinh CPSX dở dang

uế
thành sản
= đầu kỳ + trong kỳ - cuối kỳ

H
phẩm
Như vậy, chi phí sản xuất là cơ sở để xây dựng giá thành sản phẩm còn giá
tế
thành là cơ sở để xây dựng giá bán. Trong điều kiện nếu giá bán không thay đổi thì sự
h
tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp
in

đến giá thành thấp hoặc cao từ đó sẽ tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
cK

1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất


1.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
họ

Trong doanh nghiệp, chi phí sản xuất phát sinh gắn liền với nơi diễn ra sản xuất
và sản phẩm được sản xuất.
ại

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần
Đ

phải tập hợp để đáp ứng được yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và phục vụ công tác
tính giá thành.
Xác định đối tượng tập hợp CPSX là bước đầu tiên của kế toán CPSX. Thực
chất của việc xác định đối tượng tập hợp CPSX là xác định địa điểm phát sinh chi phí
và đối tượng chịu chi phí.
Căn cứ để xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX:
- Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 9


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

 Sản xuất giản đơn: đối tượng kế toán CPSX có thể là sản phẩm hay toàn bộ
quá trình sản xuất (nếu SX một loại SP) hoặc một nhóm sản phẩm (nếu sản xuất nhiều
loại sản phẩm cùng tiến hành trong một quá trình lao động).
+Sản xuất phức tạp: đối tượng kế toán CPSX có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm,
các giai đoạn chế biến, phân xưởng sản xuất hoặc nhóm chi tiết, bộ phận sản phẩm,…
- Loại hình sản xuất:
 Sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ: đối tượng kế toán chi phí là
các đơn đặt hàng riêng biệt
 Sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn: phụ thuộc vào quy trình công nghệ
sản xuất (giản đơn hay phức tạp) đối tượng kế toán CPSX có thể là sản phẩm, nhóm

uế
sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết, giai đoạn công nghệ,…
- Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức SXKD

H
1.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
tế
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các
phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi
h
in

giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể kế
cK

toán có thể vận dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất thích hợp. Có 2 phương
pháp tập hợp chi phí sản xuất:
- Phương pháp trực tiếp: áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh
họ

có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt, có thể căn
ại

cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán cho từng đối tượng.
Đ

- Phương pháp phân bổ gián tiếp: áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất
phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức ghi chép riêng
cho từng đối tượng. Phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng và lựa chọn tiêu chuẩn phân
bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí.
Mức phân bổ cho từng đối tượng
Ci = Ti * H (i = 1,n)
Trong đó:
H là hệ số phân bổ
Ci : Chi phí phân bổ cho từng đối tượng i
Ti : Tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng i

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 10


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Tổng chi phí cần phân bổ


H =
Tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ
1.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại doanh nghiệp hạch toán hàng tồn
kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên liên
tục tình hình nhập – xuất – tồn kho của vật tư, sản phẩm, hàng hóa trên sổ kế toán.
Phương pháp này thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng có giá trị lớn, ít
chủng loại và tần suất xuất kho không nhiều.
Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế vật tư tồn kho, so sánh
đối chiếu với số liệu tồn trên sổ sách để xác định số lượng thừa, thiếu, xử lý và hạch

uế
toán kịp thời.
Phương pháp này có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho
một cách kịp thời.
H
tế
1.2.3.1.Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
h
Chứng từ sử dụng: Các chứng từ kế toán được sử dụng để hạch toán chi phí
in

nguyên vật liệu trực tiếp :


cK

- Hóa đơn giá trị gia tăng (Trường hợp mua nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp
cho sản xuất)
họ

- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.


- Giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chi.
ại

Tài khoản sử dụng:


Đ

TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được sử dụng để
phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản
phẩm. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 11


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Kết cấu tài khoản:


TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Trị giá thực tế nguyên vật liệu trực - Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp sử
tiếp sử dụng cho sản xuất sản phẩm dụng không hết nhập lại kho
hoặc thực hiện công việc, dịch vụ, - Trị giá phế liệu thu hồi
lao vụ trong kỳ. - Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật
liệu thực tế sử dụng cho sản xuất,
kinh doanh trong kỳ vào TK 154-
Chi phí sản xuất, kinh doanh dở
dang.

uế
- Kết chuyển mức chi phí nguyên

H
vật liệu trực tiếp vượt trên mức
bình thường về TK 632
tế
h
in
cK
họ
ại
Đ

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 12


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Phương pháp kế toán


TK 152 TK 621 TK 152
Xuất kho NVL Nhập kho NVL xuất dùng
trực tiếp đưa vào sản xuất không hết, phế liệu thu hồi
TK 111, 112, 331 TK 154
Mua NVL chuyển Kết chuyển chi phí
thẳng vào sản xuất NVLTT trong kỳ
TK 133
Thuế GTGT

uế
(Nếu có)
TK 411 TK 632
Nhận cấp phát NVL
H
tế
Đưa ngay vào sản xuất Kết chuyển chi phí NVLTT
h
trên mức bình thường
in

TK336, 338
cK

Nguyên vật liệu, vay mượn


họ

Xuất dùng trực tiếp


ại

Sơ đồ 1.1. Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp


Đ

1.2.3.2.Chi phí nhân công trực tiếp


Chứng từ kế toán : Chứng từ kế toán được sử dụng để hạch toán chi phí nhân
công trực tiếp bao gồm :
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng tính và phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Tài khoản sử dụng :
Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 ‘‘ chi phí
nhân công trực tiếp’’. Tài khoản này cũng không có số dư cuối kỳ.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 13


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Kết cấu tài khoản :


TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp tham - Kết chuyển chi phí nhân công trực
gia vào quả trình sản xuất sản tiếp vào bên nợ TK 154- chi phí
phẩm thực hiện lao vụ dịch vụ phát sản xuất dở dang.
sinh trong kỳ. - Kết chuyển mức chi phí nhân công
trực tiếp vượt trên mức bình
thường vào TK 632 – Giá vốn
hàng bán.

uế
Phương pháp kế toán

H
TK 334 TK 622
tế TK 154
Tiền lương phải trả cho công nhân Kết chuyển chi phí
trực tiếp đưa vào sản xuất nhân công trực tiếp
h
in

TK 338
cK

Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ


BHTN của CN trực tiếp sản xuất
họ

TK 335 TK 632
ại

Trích trước tiền lương nghỉ phép Kết chuyển CPNCTT


Đ

của công nhân trực tiếp sản vượt trên mức bình thường

Sơ đồ 1.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
1.2.3.3.Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm
sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.
Chứng từ sử dụng: Chứng từ kế toán được sử dụng để hạch toán chi phí sản
xuất chung :

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 14


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

- Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo
hiểm xã hội
- Phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT (mua về dùng cho phân xưởng)
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
- Hóa đơn GTGT (các dịch vụ mua ngoài)
Tài khoản sử dụng: Chi phí sản xuất chung được theo dõi trên Tài khoản 627,
tài khoản này không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung có 6 tài
khoản cấp 2
Tài khoản 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng
Tài khoản 6272 – Chi phí nguyên vật liệu

uế
Tài khoản 6273 – Chi phí công cụ, dụng cụ
Tài khoản 6274 – Chi phí khấu hao

H
Tài khoản 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
tế
Tài khoản 6278 – Chi phí khác bằng tiền
h
Kết cấu tài khoản:
in

TK 627 – Chi phí sản xuất chung


cK

- Tập hợp chi phí sản xuất chung - Các khoản giảm chi phí sản xuất
thực tế phát sinh trong kỳ. chung.
họ

- Chi phí sản xuất chung cố định


không phân bổ được ghi nhận vào
ại

giá vốn hàng bán trong kỳ do mức


Đ

thực tế sản xuất ra thấp hơn bình


thường.
- Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí
sản xuất chung vào TK 154

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 15


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Phương pháp kế toán

TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112,


138
Chi phí lương nhân Các khoản ghi giảm CPSXC
viên phân xưởng
TK 152, 153 TK 154
Chi phí NVL, CCDC Kết chuyển hoặc phân bổ CPSXC
dùng cho phân xưởng cho các đối tượng chịu chi phí

uế
TK 142, 242, 335 TK 632
Chi phí theo dự toán hoặc

H
phân bổ chi phí trả trước mức định phí sản xuất chung không
tế
TK 214 phân bổ vào giá thành sản phẩm
h
Chi phí khấu hao TSCĐ
in

Tại phân xưởng


cK

TK 111, 112, 331, 141


Chi phí dịch vụ mua ngoài
họ

TK 133
ại
Đ

Thuế GTGT

Sơ đồ 1.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung


1.2.3.4.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất sau khi được tập hợp trên từng khoản mục trên, cuối kỳ sẽ
được kế toán kết chuyển và tổng hợp vào bên nợ của tài khoản 154 – chi phí sản xuất
kinh doanh dở dang để xác định và tính giá thành phẩm.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 16


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang


SDĐK - Các khoản giảm trừ chi phí
Tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ: - Tổng giá thành thực tế hay tổng chi
CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC phí thực tế của sản phẩm, lao vụ,
dịch vụ đã hoàn thành.

SDCK: chi phí thực tế của sản phẩm,


lao vụ dịch vụ dở dang chưa hoàn thành
cuối kỳ

uế
TK 621 TK 154 TK 152

H
Kết chuyển chi phí Phế liệu thu hồi do sản phẩm
NVL trực tiếp
tế
hỏng hoặc không dùng hết
TK 622 TK 632
h
in

Kết chuyển chi phí Sản phẩm, dịch vụ


cK

nhân công trực tiếp hoàn thành tiêu thụ ngay


họ

TK 627 TK 155
Kết chuyển chi phí SXC Sản phẩm hoàn thành
ại

nhập kho
Đ

TK 157
Giá thành sản phẩm gửi bán

Sơ đồ 1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 17


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

1.2.4. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang


1.2.4.1. Khái niệm
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm công việc còn đang trong quá trình
sản xuất gia công, chế biến, đang nằm trên các giai đoạn của quy trình công nghệ hoặc
đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp
mới trở thành sản phẩm.
Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang là xác định và tính toán phần chi phí sản
xuất còn nằm trong phần sản phẩm dở dang cuối kỳ là một trong những yếu tố quyết
định tính hợp lý của giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Các thông tin
về sản phẩm dở dang không những ảnh hưởng đến trị giá hàng tồn kho trên bảng cân

uế
đối kế toán mà còn ảnh hưởng đến lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh khi thành
phẩm xuất bán trong kỳ. Tuỳ theo đặc điểm tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất, quy

H
trình công nghệ, cơ cấu chi phí, yêu cầu trình độ quản lý của từng doanh nghiệp mà
tế
vận dụng phương pháp kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp. Vì vậy kiểm kê
h
đánh giá sản phẩm dở dang có ý nghĩa rất quan trọng trong kế toán doanh nghiệp.
in

1.2.4.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang


cK

a. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo nguyên vật liệu chính
Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm.
họ

Trong SPDD chỉ bao gồm giá trị của vật liệu chính.
Giá trị sản phẩm Chi phí NVL chính
ại

+
Giá trị DDĐK phát sinh trong kỳ Số lượng
Đ

SPDD = Số lượng sản x sản phẩm


Số lượng sản phẩm
cuối kỳ phẩm hoàn + DDCK
DDCK
thành
Ưu điểm: phương pháp này đơn giản về tính toán, xác đinh chi phí sản xuất sản
phẩm dở dang cuối kỳ kịp thời phục vụ cho việc tính giá thành được nhanh chóng.
Nhược điểm: Kết quả đánh giá giá trị sản phẩm dở dang ở mức độ chính xác
thấp, do không tính chi phí chế biến cho sản phẩm dở dang, do đó giá thành của thành
phẩm có độ chính xác thấp.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 18


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với các doanh nghiệp có chi phí nguyên
vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành và số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
b. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương
Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm
dở dang thành sản phẩm hoàn thành.
Trước hết căn cứ số lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính
đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Chi phí sản Chi phí NVL chính
+
Chi phí NVL phẩm DDĐK phát sinh trong kỳ
Số lượng sản
chính nằm = Số lượng sản x
Số lượng sản phẩm phẩm DDCK

uế
trong SPDD phẩm hoàn +
DDCK
thành

H
Sau đó, tính toán xác định từng khoản mục chi phí chế biến cho sản phẩm dở dang.
tế
Chi phí NVL chế
Chi phí chế Giá trị sản
h
+ biến phát sinh trong Số lượng sản
biến nằm trong phẩm DDĐK
in

= kỳ x phẩm dở
SPDD (theo
cK

Số lượng sản Số lượng sản phẩm dang quy đổi


từng loại) +
phẩm trong kỳ dở dang quy đổi
họ

Trong đó:
Số lượng sản phẩm dở Mức độ hoàn
Số lượng sản phẩm DDCK x
ại

=
dang quy đổi thành
Đ

Sau khi xác định chi phí chế biến từng loại tính cho SPDD, kế toán xác định
CPSX dở dang cuối kỳ theo công thức sau:
Chi phí sản
Chi phí NVL chính tính Chi phí chế biến tính
phẩm dở dang = +
cho SPDD cho SPDD
cuối kỳ
Ưu điểm: Phương pháp này kết quả tính toán được chính xác và khoa học hơn.
Nhược điểm: Tính toán phức tạp, khối lượng tính toán nhiều việc đánh giá mức
độ chế biến của sản phẩm dở dang còn mang nặng tính chủ quan.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 19


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với các doanh nghiệp có tỷ trọng chi
phí nguyên vật liệu trong tổng giá thành sản xuất không lớn, khối lượng sản phẩm dở
dang cuối kỳ nhiều và có sự biến động lớn so với đầu kỳ.
Vì vậy phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến còn các
chi phí nguyên vật liệu chính phải xác định theo số thực tế đã dùng.
c. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí ước tính
Để đơn giản cho việc tính toán, kế toán giả định sản phẩm dở dang đã hoàn
thành ở mức độ 50% so với sản phẩm. Phương pháp này thường áp dụng đối với
những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí.

50% chi phí chế

uế
Giá trị sản Giá trị NVL chính nằm
= + biến tính cho
phẩm dở dang trong SPDD

H
SPDD
Ưu điểm: tính toán đơn giản giúp cho việc xác định chi phí sản xuất sản phẩm
tế
dở dang cuối kỳ được nhanh hơn.
h
Nhược điểm: Mức độ chính xác không cao.
in

d. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu
cK

trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp


Trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
họ

(nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp) mà không tính đến các chi phí khác.
e. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc
ại
Đ

kế hoạch
Căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các
công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang. Nếu sản
phẩm được chế tạo không phải qua các định mức tiêu hao được thiết lập riêng thì chi phí
sản phẩm dở dang được xác định căn cứ vào tỷ lệ hoàn thành và định mức từng khoản
mục chi phí trong giá thành sản phẩm hoàn thành (hoặc giá thành kế hoạch).
Ưu điểm: tính toán đơn giản, dễ thực hiện.
Nhược điểm: mức độ chính xác không cao.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 20


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

1.2. Tính giá thành sản phẩm


1.2.1. Đối tượng tính giá thành
Kế toán muốn tính giá sản phẩm thì đầu tiên cần phải xác định được chính xác
đối tượng tính giá thành. Đó là việc xác định giá thành phẩm, bán thành phẩm, công
việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính đến giá thành một đơn vị.
Đặc điểm để xác định đối tượng tính giá thành kế toán cần dựa vào các cơ sở:
- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
+ Đối với quy trình Sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm
cuối cùng.
+ Đối với quy trình Sản xuất phức tạp thì đối tượng tính giá thành là thành

uế
phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.

H
- Loại hình sản xuất
+ Sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ như máy bay, tàu thủy thì đối
tế
tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn hàng.
h
+ Sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản
in

xuất (giản đơn hay phức tạp) thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng hay
cK

bán thành phẩm.


- Yêu cầu về trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh
họ

+ Với trình độ cao có thể chi tiêt đối tượng tính giá thành ở các góc độ khác nhau.
+ Với trình độ thấp đối tượng tính gái thành có thể bị hạn chế và thu hẹp.
ại

1.2.2. Kỳ tính giá thành


Đ

Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm kế toán còn phải xác định kỳ tính
giá thành.
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc
tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành.
Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá
thành sản phẩm theo khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành sản
phẩm kịp thời, trung thực.
Trên cơ sở đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm, chu kỳ sản xuất sản phẩm của
doanh nghiệp mà có thể áp dụng 1 trong 3 trường hợp sau:

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 21


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

– Trường hợp tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục
thì kỳ tính giá thành là hàng tháng.
– Trường hợp sản xuất mang tính chất thời vụ (sản xuất nông nghiệp), chu kỳ
sản xuất dài thì kỳ tính giá thành là hàng năm hay kết thúc mùa, vụ.
– Trường hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng, chu
kỳ sản xuất dài, sản phẩm hoặc hàng loạt sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ
sản xuất thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm mà sản phẩm và hàng loạt sản
phẩm đã hoàn thành.
1.2.3. Phương pháp tính giá thành
1.2.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp)

uế
Áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng
mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.

H
Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực
tế
tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được theo từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí
h
trong kỳ và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ.
in

Tổng giá thành Giá trị SP, CPSX thực Giá trị SP,
cK

SP, dịch vụ = dịch vụ dở + tế phát sinh - dịch vụ dở


hoàn thành dang đầu kỳ trong kỳ dang cuối kỳ
họ

Giá thành đơn Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành
vị sản phẩm, =
ại

Số lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành


dịch vụ
Đ

1.2.3.2. Phương pháp tỷ lệ


Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm
có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, đóng giầy, cơ khí chế tạo (dụng cụ,
phụ tùng),...
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của
cả nhóm sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong
nhóm sản phẩm đó. Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo kế toán.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 22


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

- Căn cứ tỉ lệ tính giá thành theo từng khoản mục chi phí để tính giá thành thực
tế cho từng quy cách theo công thức sau :
Giá thành kế hoạch Tỷ lệ giữa chi phí thực tế so
Giá thành thực
hoặc định mức đơn vị với chi phí kế hoạch hoặc định
tế đơn vị sản = x
thực tế sản phẩm từng mức của tất cả các loại sản
phẩm từng loại
loại phẩm
1.2.3.3. Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản
phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ.
- Đối tượng kế toán CPSX là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc một giai đoạn

uế
công nghệ hay bộ phận sản xuất.
- Đối tương tính giá thành là sản phẩm, lao vụ hoàn thành

H
Z = C1 + C 2 + … + C n
tế
Trong đó:
h
- Z: Tổng giá thành
in

- C1 … Cn: CPSX ở các giai đoạn nằm trong giá thành


cK

1.2.3.4. Phương pháp hệ số


Áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng
họ

sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều
thứ sản phẩm khác nhau và chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm
ại

được mà phải hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất.
Đ

Theo phương pháp hệ số:


Giá thành đơn vị sản Tổng giá thành sản xuất của các loại SP
=
phẩm gốc (Z0) Tổng số sản phẩm gốc quy đổi (Q0)
Giá thành đơn
Giá thành đơn vị sản Hệ số quy đổi sản
vị sản phẩm i = x
phẩm gốc (Z0) phẩm i (Hi)
(Zi)
Xác định tổng sản phẩm gốc quy đổi
Q0 = ∑
Trong đó : Qi: số lượng sản phẩm i (chưa quy đổi).

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 23


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

1.2.3.5. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
Phương pháp này được sử dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá
trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản
phẩm phụ.
Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp như giá có
thể sử dụng, giá trị ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu,…
Giá trị sản Giá trị
Tổng giá Giá trị sản Tổng chi phí
phẩm chính sản
thành sản = phẩm chính + sản xuất phát - -
dở dang cuối phẩm
phẩm chính DDĐK sinh trong kỳ
kỳ phụ
1.2.3.6. Phương pháp liên hợp

uế
Là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính

H
chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải
tế
kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
1.2.3.7. Phương pháp tính giá thành phân bước
h
in

Phương pháp này áp dụng tại những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức
cK

tạp kiểu liên tục, sản phẩm qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục kế tiếp nhau, bán
thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau.
họ

Để tính giá trị sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng phải xác định giá thành của bán
thành phẩm ở giai đoạn công nghệ trước đó và chi phí của bán thành phẩm trước
ại

chuyển sang cùng các chi phí của giai đoạn sau, tính tuần tự cho đến giai đoạn cuối
Đ

cùng thì tính giá thành của sản phẩm hoàn thành.
1.2.4. Thẻ tính giá thành
Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ là sổ kế toán dùng để theo dõi chi phí sản
xuất kinh doanh phát sinh và giá thành sản phẩm trong kỳ để làm căn cứ tính chi phí
sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ…

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 24


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ


Tháng ….. năm …...
Tên sản phẩm, dịch vụ: ……………………………….
Chia ra theo khoản mục
Tổng Nguyên
Chỉ tiêu
số tiền liệu, vật … … … … … … …
liệu

A 1 2 3 4 5 6 7 8 9
1. Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ

2. Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ

uế
3. Giá thành sản phẩm, dịch vụ trong kỳ

H
4. Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ

Ngày…tháng … năm…
tế
Người ghi sổ Kế toán trưởng
h
(Ký, họ tên) (ký, họ tên)
in
cK

1.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm
họ

Tổ chức hệ thống sổ kế toán là việc kết hợp các loại sổ kế toán khác nhau về
ại

chức năng ghi chép, kết cấu, nội dung phản ánh theo một trình tự hạch toán nhất định
Đ

trên cơ sở chứng từ gốc đã lập trước đó. Mỗi hình thức sổ kế toán có ưu nhược điểm
riêng và các điều kiện áp dụng cho từng loại vùng doanh nghiệp. Tuy nhiên tuỳ thuộc
vào đặc điểm sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức kế
toán phù hợp vơí đơn vị mình.
Theo chế độ kế toán hiện hành (QĐ 15) doanh nghiệp được phép áp dụng một
số hình thức ghi sổ kế toán:
- Hình thức Nhật ký chung
- Hình thức Nhật ký – Sổ cái
- Hình thức Chứng từ ghi sổ

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 25


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

- Hình thức Nhật ký – Chứng từ


- Hình thức kế toán máy
Để có thể hiểu rõ hơn về hình thức ghi sổ đồng thời làm tiền đề lý thuyết cho
chương sau, em xin trình bày cụ thể hình thức ghi sổ là chứng từ ghi sổ và hình thức
kế toán máy.
Hình thức chứng từ ghi sổ:
- Đặc trưng cơ bản: căn chứ trực tiếp để ghi sổ kế toán là chứng từ ghi sổ. Việc
ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký Chứng từ
ghi sổ; Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái.
- Điều kiện áp dụng: áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất hoặc thương mại

uế
có quy mô lớn và vừa, sử dụng nhiều lao động kế toán và nhiều tài khoản kế toán khi

H
hạch toán.
- Ưu điểm: mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép; Thuận tiện cho việc phân công lao
tế
động kế toán.
h
- Nhược điểm: số lượng ghi chép nhiều, thường xuyên xảy ra hiện tượng trùng
in

lặp; việc kiểm tra số liệu vào cuối tháng cuối kỳ vì thế cung cấp số liệu, thông tin cho
cK

nhà quản lý chậm.


họ
ại
Đ

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 26


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Chứng từ kế toán

Sổ, thẻ kế toán


Bảng tổng hợp chi tiết TK 621,
Sổ quỹ chứng từ kế toán 622,627, 154, …
cùng loại

uế
Sổ đăng ký CHỨNG TỪ GHI SỔ
Bảng tổng
chứng từ ghi hợp chi tiết

H
sổ TK 621,
622, 627,
tế
154
h
Sổ cái TK 621,
622,627,154…
in
cK

Bảng cân
đối số phát
họ

sinh
ại

BÁO CÁO TÀI CHÍNH


Đ

Sơ đồ 1.8. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
Ghi hằng ngày:
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ:
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra:

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 27


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Hình thức kế toán máy:


Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán
được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Có nhiều
chương trình phần mềm kế toán khác nhau về tính năng kỹ thuật và tiêu chuẩn, điều
kiện áp dụng. Tuy nhiên, phần mềm kế toán của đơn vị kế toán nghiệp vụ thi hành án
các đơn vị lựa chọn phải được thiết kế theo nguyên tắc của Hình thức kế toán Nhật ký
chung. Phần mềm kế toán tuy không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán nhưng
phải đảm bảo in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
Hình thức kế toán trên máy vi tính áp dụng tại đơn vị phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết để đáp ứng yêu
cầu kế toán theo quy định. Các sổ kế toán tổng hợp phải có đầy đủ các yếu tố theo quy

uế
định của chế độ sổ kế toán.
- Thực hiện đúng các quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và sửa chữa sổ kế toán

H
theo quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và của
tế
Thông tư này.
- Phần mềm kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều
h
kiện của phần mềm kế toán do Bộ Tài chính quy định, phải phù hợp yêu cầu quản lý
in

và điều kiện ứng dụng của các cơ quan thi hành án dân sự.
cK

Sổ kế toán:
Chứng từ kế - Sổ chi tiết
toán - Sổ tổng hợp
họ

PHẦM MỀM KẾ
ại

TOÁN
Đ

Bảng tổng hợp Báo cáo tài


chứng từ kế chính
toán cùng loại

Sơ đồ 1.9. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
theo hình thức kế toán máy
Ghi chú:
Ghi hằng ngày:
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ:
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra:

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 28


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI


PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
GẠCH NGÓI CẦU HỌ - HÀ TĨNH

2.1. Khái quát chung về Công ty gạch ngói Cầu Họ - Hà Tĩnh


2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty gạch ngói Cầu Họ – Hà Tĩnh
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Gạch ngói Cầu Họ
- Giám đốc Công ty: Hoàng Văn Long
- Điện thoại : 0393.861.276
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

uế
- Mã số thuế: 3000319812

H
- Số tài khoản: 0201000000244 tại Ngân hàng Ngoại Thương tỉnh Hà Tĩnh
tế
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng: gạch, ngói
bằng đất sét nung.
h
- Công ty có hai cơ sở:
in

+ Cơ sở 1: Xã Cẩm Hưng - Huyện Cẩm Xuyên - Tỉnh Hà Tĩnh


cK

+ Cơ sở 2: Xã Cẩm Quang - Huyện Cẩm Xuyên - Tỉnh Hà Tĩnh


- Tổng tài sản năm 2015: 20.558.549.586 VNĐ
họ

Trong đó: Tổng tài sản ngắn hạn là: 11.698.020.062 VNĐ
ại

Tổng tài sản dài hạn là: 8.860.529.524 VNĐ


Đ

- Công ty Cổ phần Gạch ngói Cầu Họ có trụ sở chính đóng tại địa bàn xã Cẩm
Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, giáp quốc lộ 1A, nằm phía Nam huyện Cẩm
Xuyên, Bắc giáp sông Họ, Đông giáp Hói Lạc. Tổng diện tích đất sử dụng là 9,7 ha.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty gạch ngói Cầu Họ.
Công ty Cổ phần Gạch ngói Cầu Họ có tiền thân là xí nghiệp gạch ngói Cầu
Thành. Theo quyết định số 165 ngày 08/01/1975, công ty lấy tên là xí nghiệp Gạch
ngói Cầu Họ. Lúc này hoạt động của xí nghiệp được Nhà nước bao cấp, sản phẩm sản
xuất ra tiêu thụ theo kế hoạch của cấp trên về số lượng và giá cả.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 29


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Đến đầu năm 1993, xí nghiệp được thành lập theo quyết định số 151 ngày
03/02/1993 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và giấy phép kinh doanh số 831 cấp
ngày 13/02/1993 của Trọng tài kinh tế Hà Tĩnh.
Thực hiện Nghị Định số 64/2002/NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển đổi DN
nhà nước thành Công ty cổ phần, Xí nghiệp Gạch ngói Cầu Họ đã trình đề án chuyển
đổi mô hình quản lý của xí nghiệp thành Công ty Cổ phần Gạch ngói Cầu Họ và đã
được UBND tỉnh phê duyệt. Đến ngày 02/09/2003 thực hiện theo quyết định số 2092
của UBNN tỉnh Hà Tĩnh, Xí nghiệp Gạch ngói Cầu Họ chuyển từ DN nhà nước thành
Công ty Cổ phần Gạch ngói Cầu Họ.
Do nhu cầu tiêu thụ xây dựng ngày càng tăng, cộng với uy tín chất lượng sản

uế
phẩm của công ty ngày càng cao, sản phẩm của công ty không đủ để cung ứng nên từ
năm 2007, Công ty tiếp tục mở rộng đầu tư them mới cơ sở mới tại xã Cẩm Quang

H
trong địa bàn huyện, cách văn phòng trụ sở chính 7km.
tế
Công ty được xây dựng với mục tiêu: xây dựng một Công ty gạch ngói với
h
công nghệ hiện đại, tiên tiến hàng đầu Việt Nam; cung cấp vật liệu xây dựng cho khu
in

công nghiệp mỏ sắt Thạch Khê và các công trình xây dựng trong vùng; góp phần giải
cK

quyết việc làm và thu nhập cho người lao động; tăng thu ngân sách cho địa phương.
Nhà máy hằng năm cung cấp khoảng 20 triệu viên/năm gạch các loại cho thị trường.
họ

Với tiêu chí kinh doanh là phát triển sản xuất vật liệu xây dựng tạo ra sản phẩm
hàng hoá để cung cấp ra thị trường, Công ty gạch ngói Cầu Họ hoạt động sản xuất
ại

kinh doanh đảm bảo về năng suất, chất lượng và có lợi nhuận, đảm bảo về an toàn lao
Đ

động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.


2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty gạch ngói Cầu Họ được khai sinh trong sự cạnh tranh gay gắt của các
đơn vị có cùng lĩnh vực hoạt động. Nhiều lúc tình hình kinh doanh cũng như thị
trường khó khăn Công ty tưởng chừng đã không thể đứng vững nhưng Công ty đã nỗ
lực tìm cho mình một hướng đi riêng, một hướng phát triển hợp với bối cảnh và tình
hình phát triển lúc bấy giờ. Một trong những hướng đi đúng đắn mà Công ty gạch ngói
Cầu Họ lựa chọn đó là lấy uy tín, chất lượng các sản phẩm làm nền tảng cho sự phát
triển.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 30


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Mặt khác, đơn vị tiến hành sản xuất nhiều mặt hàng gạch mới mẫu mã đẹp,
phong phú về chủng loại, đa dạng về sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, giá
thành hạ, nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, đơn vị còn cử
những cán bộ cốt cán, nhiệt tình có năng lực, trình độ lăn lộn khắp các địa phương
trong và ngoài tỉnh để tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm.
Hiện nay, Công ty gạch ngói Cầu Họ là một trong ít đơn vị đầu tiên ở tỉnh nhà
sử dụng lò nung Tuynel hiện đại để sản xuất gạch. Vì thế trong những năm gần đây
nhà máy mang lại doanh thu nhiều nhất cho tổng công ty.
Nhờ tích cực, năng động trong các khâu sản xuất kinh doanh, đồng thời lấy chất
lượng, chữ tín làm cơ sở, nền tảng cho sự phát triển nên các sản phẩm của đơn vị đã

uế
dần chiếm lĩnh được thị phần của thị trường gạch Tuynel Hà Tĩnh. Hiện nay, các công
trình lớn trên địa bàn đều lựa chọn sảm phẩm gạch Tuynel của Cầu Họ. Đặc biệt, các

H
sản phẩm gạch gạch đặc, gạch 4 và 6 lỗ của đơn vị đã vươn ra cạnh tranh được với một
tế
số thị trường ngoại tỉnh như Quảng Bình và Nghệ An.
h
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty gạch ngói Cầu Họ
in

Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu làm sản xuất các loại gạch phục vụ các
cK

công trình xây dựng. Tuy nhiên công ty sản xuất với số lượng lớn và hàng loạt vì thế
công ty cũng đã xây dựng tổ chức bộ máy quản lý có quan hệ và gắn bó mật thiết với
họ

nhau để đảm bảo cho sự hoạt động được diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Điều đó tạo
điều kiện cho công tác quản lý của ban lãnh đạo trong công ty có thể dễ dàng, thông
ại

tin được truyền liên tục và chính xác giữa các phòng tạo thành một tổ chức vững mạnh
Đ

hoàn thành các chỉ tiêu đề ra giúp công ty phát triển bền vững.
Công ty Cổ phần Gạch ngói Cầu Họ chuyên sản xuất và kinh doanh các sản
phẩm gạch ngói với nhiều chủng loại đa dạng và phong phú. Sản phẩm của Công ty
phân phối rộng khắp thị trường ở trong tỉnh. Đặc biệt trong địa bàn huyện Cẩm Xuyên,
sản phẩm chiếm ưu thế tuyệt đối.
Mục tiêu chính của Công ty là cung cấp các sản phẩm gạch ngói có chất lượng
cao nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng của người tiêu dùng trong địa bàn tỉnh.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 31


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Giám đốc nhà máy


gạch

Quản đốc phân Quản đốc phân Phòng kế toán


xưởng xưởng

Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ ra Tổ Tổ Tổ Tổ
tạo tạo phơi cơ xay gòon bốc xếp xếp nung
hình hình vệ điện đốt

uế
than g xếp gòon gòon
1 2 sinh g1 g2 lò

H
tế
h
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty gạch ngói Cầu Họ
in

(Nguồn phòng kế toán)


cK

Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận


Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty, có quyền quản lý cao nhất, có quyền
họ

quyết định chỉ đạo trực tiếp các phương án sản xuất kinh doanh của Công ty, điều hành
các hoạt động hàng ngày của Công ty cũng như thực hiện các quyền và nghĩa vụ được
ại

Ban giám đốc và Hội đồng quản trị giao.


Đ

Quản đốc phân xưởng : Chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ Giám đốc Công ty và sự
quản lý gián tiếp từ bộ máy quản lý Công ty, có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo các bộ
phận sản xuất sản phẩm, được phân công công việc về các vấn đề thuộc về kỹ thuật để
sản xuất chế biến sản phẩm.
Phòng kế toán: Bao gồm các nhân viên thống kê, kế toán của Công ty, tổ chức
thực hiện về tài chính kế toán, thống kê theo đúng quy định của pháp luật, đáp ứng yêu
cầu tài chính cho SXKD, phản ánh kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong quá trình SXKD, phân tích đánh giá thu thập các số liệu, tham mưu cho giám

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 32


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

đốc Công ty cũng như ban lãnh đạo Công ty về lĩnh vực kinh tế tài chính, thực hiện
các chức năng khác do pháp luật quy định.
Còn lại là các thành viên trong Công ty gạch ngói Cầu Họ trực tiếp tham gia vào
hoạt động sản xuất và tạo ra sản phẩm, bao gồm các bộ phận :
- Bộ phận tạo hình, gồm :Tổ tạo hình 1; Tổ tạo hình 2
- Bộ phận phơi đảo, vệ sinh
- Bộ phận xếp goòng, gồm : Xếp goòng 1; Xếp goòng 2
- Bộ phận Cơ điện
- Bộ phận xay than
- Bộ phận đốt lò

uế
- Bộ phận ra goòng
- Bộ phận bốc xếp

H
Quy trình sản xuất tại Công ty gạch ngói Cầu Họ
tế
Thùng
h
Máy Máy Máy Máy
cấp
in

cán cán nhào đùn


nguyên thô mịn trộn 2
cK

liệu
họ

Lò sấy Xếp lên tấm Sản phẩm


dalle mộc
ại
Đ

Sản phẩm LÒ NUNG Thành


đã sấy phẩm

Nguồn nhiệt

Sơ đồ 2.2. Quy trình sản xuất gạch tại Công ty gạch ngói Cầu Họ
(Nguồn phòng kế toán)

Gạch nung là sản phẩm từ đất sét, để tạo ra được thành phẩm phải trải qua
nhiều khâu gồm các bước sau:

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 33


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

- Thùng cấp nguyên liêu: Đất sét sau khi ngâm ủ theo đúng thời gian quy định
từ trại chứa được xúc đổ vào thùng cấp nguyên liệu để đưa vào công đoạn sơ chế.
- Máy cán thô, máy cán mịn: Công đoạn sơ chế lần lượt gồm: Tiếp liệu —>
Tách đá —> Nghiền thô —> Nghiền tinh.
- Máy nhào trộn 2: Sau khi sơ chế nguyên liệu đất sét được đưa vào máy nhào
trộn 2 trục để trộn với than cám đá nhằm đạt độ dẻo cần thiết.
- Máy đùn: sau khi đạt tơi độ dẻo cần thiết thì nguyên vật liệu được đưa qua
máy đùn để hút chân không và đưa nguyên liệu vào khuôn để tạo ra sản phẩm gạch
mộc (gạch chưa nung).
- Tấm dalle: Sản phẩm gạch mộc sau khi có hình dáng chuẩn được vận chuyển

uế
lên trại phơi để phơi rồi xếp lên tấm dalle để chuyển vào lò sấy.
- Lò sấy: Xếp phôi sản phẩm gạch mộc lên xe goòng – sấy trong lò nung trong

H
một khoản thời gian nhất định, cho đến khi sản phẩm đạt độ khô thích hợp.
tế
- Lò nung: khi gạch sấy xong sẽ được chuyển sang lò nung để nung ở nhiệt độ
h
khoảng 900 độ C, sau đó sản phẩm được làm nguội ngay trong lò cho ra thành phẩm.
in

Sản phẩm sau khi nung được đưa ra lò, phân loại và vận chuyển vào bãi chứa
cK

thành phẩm.
2.1.6. Đặc điểm cơ cấu bộ máy kế toán và chính sách kế toán tại Công ty
họ

gạch ngói Cầu Họ - Hà Tĩnh


2.1.6.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty gạch ngói Cầu Họ
ại

Công ty áp dụng hình thức bộ máy kế toán tập trung. Toàn bộ công việc kế toán
Đ

được tập trung thực hiện tại phòng kế toán từ khâu tập hợp số liệu, ghi sổ kế toán đến
báo cáo tài chính. Theo đó, phòng kế toán có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc công
ty tổ chức triển khai toàn bộ và hạch toán kinh tế theo điều lệ tổ chức và hoạt động
của công ty.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 34


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán bán Kế toán thanh Thống Thủ quỹ Thủ kho


hàng toán vật tư, công kê
nợ

uế
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty gạch ngói Cầu Họ

H
Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận
+ Kế toán trưởng: Điều hành toàn bộ công tác chuyên môn về tổ chức, đồng
tế
thời là người trực tiếp tham mưu và trợ lý cho ban giám đốc Công ty trong công việc
h
quyết định các phương án về kinh doanh, về tổ chức. Ngoài ra, còn có trách nhiệm lập
in

báo cáo quyết toán, tham mưa cho Giám đốc vể chế độ quản lý Nhà nước ban hành
cK

phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy, Lập báo cáo tài chính;
+ Kế toán tổng hợp: Làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng, thực
họ

hiện chỉ đạo giám sát các bộ phận kế toán một cách tổng hợp; đồng thời cuối kỳ tập
hợp toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm và tính giá thành.
ại

+ Kế toán bán hàng: Là người có nhiệm vụ hạch toán nghiệp vụ bán hàng đem
Đ

lại doanh thu cho Công ty. Xác định các chỉ tiêu về kết quả tiêu thụ của Công ty.
+ Kế toán thanh toán, vật tư và công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập
- xuất vật tư, hàng hoá, phân bổ công cụ dụng cụ. Theo dõi đầy đủ, chính xác, kịp thời
số lượng, giá trị, hiện trạng tài sản hiện có, tình hình tăng giảm trong kỳ, việc sử dụng
tài sản trong Công ty, tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng; theo dõi các
khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu theo từng đối tượng
thanh toán trong và ngoài Công ty. Theo dõi các khoản nợ phải trả và các khoản thanh
toán, các khoản phải trả, phải nộp. Tính toán tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT,
KPCĐ và thanh toán, chi trả các khoản ốm đau, thai sản cho cán bộ công nhân viên

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 35


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Công ty. Phản ánh số hiện có và tình hình biến động vốn bằng tiền của Công ty tại quỹ
và Ngân hàng, chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của các số dư trên các tài khoản
TK111, TK 112.
+ Thống kê : Là người có nhiệm thu thập các số liệu thực tế ở các phân xưởng,
phải cập nhật kịp thời tình hình nhập, xuất, tồn của các tổ từ giai đoạn tạo hình đến
giai đoạn xếp thành phẩm. số liệu của thống kê phải chi tiết theo từng ngày và từng tổ,
sau đó đối chiếu số liệu với thủ kho và cuối ngày tổng hợp cho kế toán tổng hợp.
+ Thủ quỹ: Là người có nhiệm vụ thu, chi, bảo quản tiền mặt.
+ Thủ kho: Có trách nhiệm theo dõi vật tư, hàng hoá nhập - xuất - tồn kho trong
ngày, cuối ngày và cuối tháng.

uế
2.1.6.2. Chính sách kế toán tại Công ty gạch ngói Cầu Họ
Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số

H
15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006, các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài
tế
chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn kèm theo. Cụ thể:
h
- Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12
in

hàng năm.
cK

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép là đồng Việt Nam (VNĐ).
- Kỳ kế toán theo quý.
họ

- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
ại

- Phương pháp khấu hao TSCĐ trích theo phương pháp đường thẳng được quy
Đ

định tại thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính Việt Nam.
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.
- Công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ kế toán là chứng từ ghi sổ.
Hiện nay công ty cũng đang sử dụng phần mềm kế toán MISA để có thể đơn giản
hóa công việc, kế toán không còn mất nhiều thời gian để ghi chép sổ sách và xử lý số
liệu cũng như sửa chữa, đối chiếu số liệu khi xảy ra sai sót trong công việc.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 36


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

2.2. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty gạch ngói Cầu Họ
2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản
phẩm tại Công ty gạch ngói Cầu Họ
Công ty gạch ngói Cầu Họ- Hà Tĩnh chỉ sản xuất duy nhất một loại sản phẩm là
gạch nhưng có khá nhiều mẫu mã khác nhau. Do đó các sản phẩm của Công ty chỉ khác
nhau về một số quy trình cũng như một số nguyên vật liệu tham gia sản xuất. Bên cạnh
đó, đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty là sản xuất với chu kỳ sản xuất ngắn, quy
trình công nghệ sản xuất phức tạp chế biến kiểu liên tục. Công ty đã xác định đối tượng
kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quá trình sản xuất, còn đối tượng tính giá

uế
thành là từng loại sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ mà Công ty sản xuất được.
Trong phạm vi khóa luận, tác giả sử dụng sản phẩm gạch đặc ER7 – sản phẩm

H
được sản xuất nhiều nhất tại Công ty để minh họa cho thực trạng kế toán tập hợp chi
tế
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
h
2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
in

2.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp


cK

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là loại chi phí đầu vào quan trọng nhất của quá
trình sản xuất, loại chi phí này thường chiếm tỷ trọng khá cao trong giá thành sản
họ

phẩm của đơn vị sản xuất.


Công ty tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp phân bổ gián
ại

tiếp, không tổ chức ghi chép cho từng đối tượng mà tập hợp chung cho toàn bộ công ty
Đ

và đến cuối kỳ sản xuất sẽ được phân bổ.


Tại công ty kế toán sử dụng TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để phản
ánh và tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này không được chi tiết.
Nguyên vật liệu được mua về nhập kho chung của công ty, vào đầu kỳ sẽ được
xuất đến kho phân xưởng để tiến hành sản xuất sản phẩm. Dựa vào định mức sản xuất,
toàn bộ nguyên vật liệu ước tính sử dụng để sản xuất sản phẩm trong kỳ sẽ được xuất
một lần vào đầu kỳ. Tại ngày xuất kho nguyên vật liệu, thủ kho lập thẻ kho. Đến cuối
kỳ sản xuất dựa vào thẻ kho kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm, đơn giá
xuất kho của nguyên liệu tính theo phương pháp nhập trước xuất trước. Từ đó phần

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 37


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

mềm sẽ tự động xử lý dữ liệu và đưa ra phiếu xuất kho nguyên liệu và các sổ sách có
liên quan như sổ chi tiết và sổ cái…
Sổ cái và sổ chi tiết của Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty giống nhau
vì việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu là cho toàn bộ quá trình sản xuất và không được
chi tiết cho từng sản phẩm hay phân xưởng cụ thể.
Ví dụ:
Ngày 1/10/2015 xuất kho 13.641,6 m3 đất gạch để sử dụng cho sản xuất sản
phẩm cho cả quý IV năm 2015.

uế
H
tế
h
in
cK
họ
ại
Đ

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 38


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Biểu số 2.1. Phiếu xuất kho

Công ty Cổ Phần Gạch ngói Cầu Họ Mẫu số: 02-VT


Xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20/03/2006 của Bộ
trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 31 tháng 12 năm 2015
Số: XK4/15. Nợ: 621
Có 1521
:
- Họ tên người nhận Nguyễn Ngọc Hoàn
hàng:
- Địa chỉ (bộ NM Gạch

uế
phận):
- Lý do Xuất SX

H
xuất kho:
- Xuất tại kho (ngăn lô): Vật tư Địa điểm: ...................................
tế
ST Tên, nhãn hiệu, quy Mã số Đơn Số lượng Đơn giá Thành tiền
T cách, phẩm chất vật vị Yêu Thực
h
tư, dụng cụ, sản tính cầu xuất
in

phẩm, hàng hóa


A B C D 1 2 3 4
cK

1 Đất gạch DATGAC m3 6.938,00 14.100,61 97.830.000


H
Cộng 97.830.000
họ

- Tổng số tiền (Viết Chín mươi bảy triệu tám trăm ba mươi nghìn đồng chẵn.
bằng chữ):
ại

- Số chứng từ gốc ........................................................................................................................


Đ

kèm theo:
Ngày….tháng…năm…
Người lập Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
phiếu hàng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Hoặc bộ phận có nhu (Ký, họ tên,
cầu nhập) đóng dấu)

(Ký, họ tên)

Nguyễn Ngọc Hoàn

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 39


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
Công ty Cổ Phần Gạch ngói Cầu Họ
Xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh
SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN
Quý IV năm 2015
Tài khoản: 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Ngày, Chứng từ Diễn giải TK Số phát sinh Số dư
tháng ghi Số hiệu Ngày, tháng đối Nợ Có Nợ Có
sổ ứng
A B C D E 1 2 3 4

uế
Số phát sinh trong kỳ
12/31/2015 NVK 4/2 12/31/2015 CP Đất nguyên liệu 3368 94.524.655 94.524.655

H
12/31/2015 NVK 4/8 12/31/2015 KC 621 1541 3.105.044.494 3.010.519.839
12/31/2015 XK4/1. 12/31/2015 Át to mát 3P100A 1522 559.091 3.009.960.748

tế
… … … … … … …
12/31/2015 XK4/15. 12/31/2015 Đất gạch 1521 97.830.000 2.622.884.194

h
12/31/2015 XK4/16 12/31/2015 Than cám5 1521 182.005.000 2.440.879.194

in
12/31/2015 XK4/16 12/31/2015 Than cám6A 1521 2.284.102.518 156.776.676
… … … … … … …

K
Cộng số phát sinh 3.105.044.494 3.105.044.194
Số dư cuối kỳ

-
h ọc
Sổ này có 9 trang, đánh số từ trang 01 đến trang 09
ại
- Ngày mở sổ…..
Đ

Ngày…tháng…năm…

Người ghi sổ Kế toán trưởng

(ký, họ tên) (ký, họ tên)

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 40


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Biểu số 2.3. Chứng từ ghi sổ tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Công ty Gạch ngói Cầu Họ


Mẫu số S02a-DN
( BH theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 )
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 31 tháng 12 năm 2015
Số 09
Đơn vị tính:Đồng
Số hiệu tài
Chứng từ Trích yếu khoản Số tiền
Nợ Có

uế
Xuất đất gạch để sản xuất

H
PXK 4/15 31/12 sản phẩm của quý IV năm 621 152 192.354.655
2014
tế
Xuất than cám 6A để sản
h
PXK 4/16 31/12 xuất sản phẩm của quý IV 621 152 2.284.102.518
in

năm 2014
cK

Xuất than cám 5 sản xuất


PXK 4/16 31/12 sản phẩm của quý IV năm 621 152 182.005.000
2014
họ

.. … … …
ại

Cộng x x 3.105.044.494
Đ

Ngày 31 tháng 12 năm 2015


Người lập Kế toán trưởng Giám Đốc
(Ký, ghi rõ họ tên ) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 41


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Biểu số 2.4. Sổ cái tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Công ty Gạch ngói Cầu Họ - Hà Tĩnh


Xã Cẩm Hưng, Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Quý IV năm 2015
Tài khoản: 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

uế
Ngày hạch Tài TK đối
Số CT Loại CT Diễn giải Nợ Có

H
toán khoản ứng
A B C D E F 1 2

tế
- Số dư đầu kỳ

h
NVK 4/2 CP Đất nguyên
12/31/2015 Chứng từ nghiệp vụ khác 621 1521

in
94.542.656
liệu

K
XK4/15. 12/31/2015 Xuất kho Đất gạch 621 1521 97.830.000
XK4/16. 12/31/2015 Xuất kho Than cám5 621 1521 182.005.000
XK4/16.

12/31/2015 Xuất kho
… …
h ọc Than cám6A

621

1521

2.284.102.518
… ….
12/31/2015 Chứng từ nghiệp vụ khác
ại
NVK 4/8 KC TK 621 621 1541 3.105.044.494
Cộng 3.105.044.494 3.105.044.494
Đ

Người lập
(ký, họ tên)

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 42


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

2.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp


Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực
tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính,
lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, độc hại, phụ cấp
làm thêm giờ…).
Phương pháp tập hợp chi phí nhân công trực tiếp cũng là phân bổ gián tiếp. Chi
phí nhân công trực tiếp sẽ được tập hợp chung cho toàn bộ, cuối kỳ sẽ phân bổ cho
từng đối tượng.
Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí
nhân công trực tiếp. Tài khoản này cũng không chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất

uế
hay sản phẩm. Tuy nhiên mỗi tổ sản xuất sẽ có từng bảng tính lương riêng. Chứng từ
sử dụng gồm có: bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và
các khoản trích theo lương,…
H
tế
- Bảng chấm công được dùng để thống kê số ngày công của các máy trên cơ sở
h
định mức của công ty bao gồm: Công sản phẩm, công hành chính theo quy định (giờ
in

vệ sinh cá nhân, hội họp...), công dừng máy để sửa chữa và bảo dưỡng được tính
cK

lương, công làm ngày chủ nhật.


- Khi người lao động được bố trí đảm nhận chức danh gì, công việc gì thì được
họ

hưởng hệ số khoán lương tương đương với chức danh, công việc đó. Hệ số khoán, bậc
lương của người lao động thay đổi phụ thuộc vào kết quả đánh giá năng lực của phụ
ại

trách đơn vị.


Đ

- Định kỳ 6 tháng/lần phụ trách xưởng sản xuất, tổ phân cấp sản phẩm phải xem
xét lại hệ số của toàn bộ người lao động trong phạm vi quản lý và gửi danh sách về
phòng hành chính làm cơ sỏ tính lương.
- Tiền lương khoán sản phẩm là tiền lương trả theo đơn giá sản phẩm và chất
lượng sản phẩm (theo định mức lao động của công ty). Lương khoán dùng để tính
lương cho bộ phận phụ trách, quản lý nhà máy.
- Cách tính trả lương ngày lễ tết: sản phẩm làm được (tính theo đơn giá của công
ty) x 2 ( hoặc x 3) lần so với ngày thường x hệ số hàng tháng của công ty tức là lương
sản phẩm 200% (lương sản phẩm 300%).

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 43


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

- Phụ cấp khác: tiền phụ cấp cho tổ trưởng tổ phó, tiền ăn ca đối với những người
có số ngày công 25 ngày trở lên (tiền ăn ca =số ngày công * 10.000 đồng).
Do phần mềm kế toán MISA không hỗ trợ công cụ tính lương, kế toán thực hiện
việc tính lương thông qua excel. Hiện nay công ty có hai đối tượng lao động sản xuất
đó là lao động thuộc biên chế công ty và lao động thuê ngoài. Tiền lương phải trả cho
lao động biên chế hạch toán trên TK 3341 – đây là đối tượng được công ty đóng bảo
hiểm. Tiền lương phải trả cho lao động thuê ngoài hạch toán trên TK 3348 – đối tượng
không được tham gia bảo hiểm.
Kế toán thực hiện tính các khoản trích theo lương theo quy định cho công nhân trực
tiếp sản xuất sản phẩm là lao động chính thức của công ty nhưng khoản trích này sẽ

uế
không được tính vào chi phí nhân công trực tiếp mà hạch toán vào chi phí sản xuất chung.
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm và trả lương

H
hàng tháng cho công nhân, theo hình thức này thì tiền lương thời gian được tính bằng
tế
công thức:
h
Lương sản phẩm = số công x đơn giá sản phẩm
in

Mỗi tổ sản xuất sẽ có 1 đơn giá sản phẩm khác nhau


cK

Thu nhập = Lương sản phẩm + phụ cấp


Với những công nhân có số ngày công từ 25 ngày trở lên
họ

Các khoản giảm trừ đối với các công nhân có tham gia bảo hiểm:
BHXH = Lương tính Bảo hiểm x 10,5%
ại

Trong đó: Lương tính bảo hiểm = Hệ số x Lương cơ bản


Đ

Hệ số: là hệ số của từng cấp bậc nhân viên được nhà máy quy định.
Lương cơ bản = 1.150.000
Thực lĩnh = Thu nhập – Các khoản giảm trừ
Ví dụ:
Đối với công nhân chính thức của công ty
Trong tháng 10 công nhân tham gia bảo hiểm của công ty Nguyễn Thị Thúy
thuộc tổ xếp goòng 1, đơn giá sản phẩm tại tổ xếp goòng là 121.930 đồng. Với mức
lương cơ bản là 1.150.000 và hệ số cá nhân là 1,67. Tổng số ngày công trong tháng
của chị Thúy là 32,5 công.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 44


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

- Lương sản phẩm = 32,5 x 121.930 = 3.962.726


- Phụ cấp tiền ăn ca: 310.000
- Phụ cấp trang phục: 231.667
- Thu nhập = 3.962.726 + 310.000 + 231.667 = 4.504.393
- Các khoản giảm trừ
Lương tính bảo hiểm = 1,67 x 1.150.000 = 1.920.500
BHXH = 1.920.500 x 10,5% = 201.653
=> Tổng các khoản giảm trừ thu nhập = 201.653
- Thực lĩnh = 4.504.393 – 201.653 = 4.302.740
Đối với công nhân thời vụ của công ty
Cũng trong tháng thuộc tổ xếp gòong 1 chị Nguyễn Thị Hà là công nhân thời vụ

uế
không gia bảo hiểm. Tổng số ngày công trong tháng của chị Hà là 32,5 công.

H
- Lương sản phẩm = 32,5 x 121.930 = 3.962.726
tế
- Phụ cấp tiền ăn ca: 310.000
- Thực lĩnh = 3.962.726 + 310.000 = 4.272.726
h
in
cK
họ
ại
Đ

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 45


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Bảng 2.1.Bảng chấm công tháng 10 công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm
Công ty Gạch ngói Cầu Họ - Hà Tĩnh
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 10 năm 2015
Tháng Ngày làm việc trong tháng Cộng trong
STT Họ và tên Chức vụ

uế
lương 1 2 … 30 tháng

H
1
Nguyễn Thị
10 TP X X … X 30,5

tế
Thuý

h
2
Nguyễn Thế Anh …

in
10 CN X Ô X 27

K
3
Đặng Thị Hồng 10 TT X X … X 30,5

4
5
Nguyễn Thị Hà
Lê Thị Vị
10
10
h ọc
CN
CN
N
X
X
X


X
NS
32,5
14,5
ại
….
Đ

Ký hiệu:
X: Đi làm
Ô: Ốm NS: Nghỉ sinh N: Nghỉ

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 46


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Bảng 2.2 Bảng thanh toán tiền lương tháng 10


Công ty CP Gạch ngói Cầu Họ
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Tháng 10 năm 2015
Tổ xếp gòong 1

uế
Số tiền còn Ký nhận
Thu nhập Khấu trừ
nhận

H
Lương
Họ và Chức Hệ Số
STT tính Bảo Lương sản phẩm Phụ cấp
tên vụ số công BHXH

tế
hiểm Cộng Ưng
Số Đơn Thành (10,5%)
TT, TP Ăn ca
tiền

h
công giá
1

in
Đặng Thị
TT 2.31 30.5 2.656.500 30.5 121930 3.718866 463.334 290.00 4.472.200 278.933 4.193.268
Hồng

K
2 Nguyễn
Thị TP 1.67 32.5 1.920.500 32.5 121.930 3.962.726 231.667 310.000 4.504.393 201.653 4.302.741

...
5
Thúy
...
Nguyễn
...
CN
... ... ...
h ...
ọc ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Thị Hà 32.5 32.5 121930 3.962.726 4.272.726 4.272.726


ại

Tổng 380 48.414.420


Đ

20.228.500 380 46.333.411 3.510.000 50.538.412 2.123.993

Sau khi lập bảng thanh toán tiền lương cho từng tổ, kế toán tông hợp bảng thanh toán tiền lương của tất cả các tổ để lập
bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 47


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Bảng 2.3. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội


Công ty Gạch ngói Cầu Họ
BẢNG PHÂN BỔ LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI – BẢNG PHÂN BỔ SỐ 1
Tháng 10 năm 2015

uế
Ghi có TK TK 334- Phải trả công nhân viên TK 338- Phải trả phải nộp khác

H
Tổng cộng
Bảo hiểm
Đối tượng sử Các khoản Công có TK Kinh phí công Bảo hiểm xã Bảo hiểm y Công có TK
Lương cơ bản Lương chính thất nghiệp

tế
dụng phụ cấp 334 đoàn (2%) hội (18%) tế (3%) 338
(1%)

h
(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(2)*2% (7)=(2)*18% (8)=(2)*3% (9)=(2)*1% (10) (11)

in
TK 622

K
CPNCTT
111.228.000 447.581.031 27.250.000 474.831.031 2.224.560 20.030.400 3.336.840 1.112.800 26.694.720 501.525.751

TK 6271
CPSXC

24.265.000


75.532.049

..
3.300.000
h
.
ọc78.832.249


485.300


4.367.700


727.950


242.650


5.823.600 84.115.849

Cộng
ại
Đ

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 48


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Cuối kỳ dựa vào bảng thanh toán tiền lương, kế toán sử dụng excel để tiến hành
phân loại chi phí nhân công cho công nhân chính thức và công nhân thời vụ . Sau khi
phân loại xong kế toán tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương cho tất cả các khoản tiền
lương phát sinh trong kỳ sản xuất. Kế toán hạch toán vào phiếu kế toán của phần mềm
sau đó phần mềm sẽ tự động chuyển số liệu vào các sổ sách có liên quan.

uế
H
tế
h
in
cK
họ
ại
Đ

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 49


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
Bảng 2.4. Bảng phân bổ tiền lương quý IV

Công ty Gạch ngói Cầu Họ


BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG QUÝ IV 2015 – BẢNG PHÂN BỔ SỐ 2
TT Nội dung Ghi Nợ các TK Ghi Có các TK
641 627 622 Tổng Nợ 3341 3348 Tổng có

1 Lương phụ trách VP 78.832.249 78.832.249 24.265.000 (1) 54.567.249 (2) 78.832.249

uế
462.903.769 (4)
157.469.500 (3)
Lương công nhân

H
2 145.542.238 474.831.031 620.373.269 CNTTSX:352.489.967 620.373.269
CNTTSX:122.341.064 (5)
(6)
Cộng tháng 10 145.542.238 78.832.249 474.831.031 699.205.518 181.734.500 517.471.018 699.205.518

tế
2 Lương phụ trách VP 78.270.027 78.270.027 26.174.000 78.270.027
52.096.027

h
170.221.258 406.508.402
Lương công nhân

in
149.562.045 427.167.615 576.729.660 576.729.660
CNTTSX:118.327.928 CNTTSX:308.839.687
Công tháng 11 149.562.045 78.270.027 427.167.615 654.999.687 196.395.258 458.604.429 654.999.687

K
3 Lương phụ trách VP 65.166.102 65.166.102 30.751.000 34.415.102 65.166.102

Lương công nhân

Cộng tháng 12
117.703.557

117.703.557
h
65.166.102
ọc
523.858.025

523.858.025
641.561.582

706.727.684
166.439.500
CNTTSX:123.345.298
197.190.500
475.122.082
CNTTSX:400.512.727
509.537.184
641.561.582

706.727.684
ại
3 414.807.840 222.268.378 1.425.856.671 2.060.932.889 575.320.258 1.485.612.631 2.060.932.889
Đ

Ngày 31 tháng 12 năm 2015

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 50


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Trong đó:
Trong công ty lương phụ trách văn phòng bao gồm: lương nhân viên quản lý và
lương nhân viên cán bộ, các phòng ban. Cuối mỗi kỳ sản xuất, sau khi tiến hành tập
hợp toàn bộ tiền lương phụ trách văn phòng, kế toán tiền hành phân loại các khoản
phải trả cho đối tượng lao động thuộc lao động biên chế và lao động thời vụ.
(1) Phải trả nhân viên quản lý, nhân viên các phòng ban thuộc biên chế công ty
trong quý IV.
(2) Phải trả nhân viên quản lý, nhân viên các phòng ban thuộc lao động thuê
ngoài quý IV.
Lương công nhân bao gồm lương công nhân bán hàng và công nhân sản xuất

uế
trực tiếp. Bởi vì một số lao động vừa tham gia sản xuất sản phẩm và vừa tham gia vào
quá trình sản xuất của công ty. Cũng như lương phụ trách văn phòng, kế toán cũng tiến

H
hành tập hợp lương công nhân sau đó phân loại cho từng đối tượng lao động cụ thể:
tế
lao động biên chế và lao động thời vụ. Và tách ra khoản phải trả cho công nhân trực
h
tiếp sản xuất và nhân viên bán hàng.
in

(3) Phải trả công nhân bán hàng và sản xuất trực tiếp thuộc biên chế công ty
cK

trong quý IV.


(4) Phải trả công nhân bán hàng và sản xuất trực tiếp là lao động thuê ngoài.
họ

(5) Phải trả công nhân sản xuất trục tiếp thuộc biên chế công ty.
(6) Phải trả công nhân sản xuất trực tiếp – lao động thuê ngoài.
ại
Đ

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 51


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Biểu 2.1. Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp

Công ty Cổ Phần Gạch ngói Cầu Họ


Xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh

SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN

uế
Quý IV năm 2015

H
Tài khoản: 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Chứng từ Số phát sinh Số dư

tế
Ngày,
tháng ghi Ngày, Diễn giải TK đối ứng
sổ Số hiệu Nợ Có Nợ Có
tháng

h
A B C D E 1 2 3 4

in
Số phát sinh trong kỳ

K
12/31/2015 NVK 4/6 12/31/2015 Phân bổ tiền lương 3341 494.130.258 494.130.258
12/31/2015
12/31/2015
NVK 4/6
NVK 4/8
12/31/2015
12/31/2015 KC 622
h ọc
Phân bổ tiền lương

Cộng số phát sinh


3348
1541
931.726.413

1.425.856.671
1.425.856.671
1.425.856.671
1.425.856.671
ại
Số dư cuối kỳ
Đ

- Sổ này có 1 trang, đánh số từ trang 01 đến trang 01


- Ngày mở sổ: .............
Ngày .... tháng .... năm .....
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 52


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Biểu 2.2. Chứng từ ghi sổ chi phí nhân công trực tiếp
Công ty Gạch ngói Cầu Họ Mẫu số S02a-D
( BH theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 )
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 31 tháng 12 năm 2015
Số 10

Số hiệu tài
Chứng từ
khoản
Trích yếu Số Tiền
Ngày
Sổ Nợ Có

uế
tháng

H
Lương công nhân sản
BPBTL2 31/12/2015 622 334 474.831.031
xuất sản xuất tháng 10
tế
h
Lương công nhân sản
in

BPBTL2 31/12/2015 622 334 427.167.615


xuất tháng 11
cK

Lương công nhân sản


BPBTL2 31/12/2015 622 334 523.858.025
xuất tháng 12
họ

Cộng 1.425.856.671
ại

Người lập Kế toán trưởng


Đ

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Cuối mỗi tháng kế toán tiến hành hạch toán chi phí nhân công trực tiếp và sẽ được
tổng hợp trên sổ chi tiết của tài khoản này. Tuy nhiên đến cuối kỳ Kế toán mới tiến hành lập
sổ cái tổng hợp chung cho các khoản chi phí nhân công phát sinh trong kỳ.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 53


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
Biểu 2.3. Sổ cái chi phí nhân công trực tiếp

Công ty Cổ Phần Gạch ngói Cầu Họ


Xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh

SỔ CÁI TÀI KHOẢN


Quý IV năm 2015

uế
Tài khoản: 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

H
Tài
Số CT Ngày hạch toán Loại CT Diễn giải TK đối ứng Nợ Có
khoản

tế
A B C D E F 1 2
- Số dư đầu kỳ

h
Chứng từ nghiệp vụ
NVK 4/6 31/12/2015 Phân bổ tiền lương 622 3341 494.130.258

in
khác
Chứng từ nghiệp vụ
NVK 4/6 31/12/2015 Phân bổ tiền lương 622 3348 931.726.413

K
khác
Chứng từ nghiệp vụ
NVK 4/8 31/12/2015 KC 622 622 1541 1.425.856.671

ọc
khác
Cộng 1.425.856.671 1.425.856.671
h
Số dư cuối kỳ
ại
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Đ

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 54


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

2.2.2.3.Chi phí sản xuất chung


Ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp thì chi phí sản xuất
chung cũng tham gia cấu tạo nên giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất chung là những
khoản chi phí phát sinh trong phân xưởng sản xuất, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.
Để tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 - Chi phí sản xuất
chung. Tài khoản này được chia theo từng khoản mục chi phí để hạch toán. Các khoản
mục chi phí sản xuất chung cũng được tập hợp theo phương pháp phân bổ gián tiếp.
- Chi phí nhân viên phân xưởng:
Nhân viên phân xưởng bao gồm: Quản đốc, phó quản đốc, nhân viên thống
kê,nhân viên kĩ thuật. Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản

uế
phẩm và công nhân phân xưởng. Nhân viên phân xưởng của công ty bao gồm công
nhân chính thức được theo dõi qua TK 3341 – các khoản phải trả cho công nhân chính

H
thức và công nhân thời vụ TK 3348 – các khoản phải trả cho công nhân thời vụ..
tế
Chi phí nhân viên phân xưởng được hạch toán trên TK 6271 – Chi phí nhân viên
h
phân xưởng.
in

Công ty áp dụng hình thức trả lương là lương khoán theo ngày công. Cụ thể như sau:
cK

Lương = Mức lương khoán x Tỷ lệ % hoàn thành công việc


Với mức lương khoán cho từng cấp bậc nhân viên khác nhau được quy định
họ

trong hợp đồng lao động.


Số ngày công thực tế trong tháng
ại

Tỷ lệ % hoàn thành
của mỗi nhân viên
Đ

công việc = Số ngày công quy định


Số ngày công quy định của nhà máy là 29 công
Các khoản giảm trừ (đối với những công nhân tham gia bảo hiểm):
Lương tính bảo hiểm = Lương cơ bản x hệ số câp bậc
Bảo hiểm xã hội = Lương tính bảo hiểm x 10,5%
Ví dụ:
Chị Phạm Thị Thanh Huyền hiện là thủ kho. Là nhân viên tham gia bảo hiểm của
nhà máy. Mức lương cơ bản là 1.150.000 đồng. Với hệ số cấp bậc là 2,34 tương ứng
với mức lương khoán hàng tháng theo hợp đồng lao động là 5.000.000 đồng, Số ngày
công của chị Huyền là 24. Lương tháng 10 của chị Huyền được tính như sau:
- Tiền lương khoán: 5.000.000 * 83% = 4.150.000 đồng
SVTH: Trương Thị Huyền Trang 55
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

- Phụ cấp tiền ăn ca = 0 vì số ngày công < 25 ngày công


- Thu nhập = Tiền lương khoán + phụ cấp tiền ăn ca = 4.150.000 đồng
Khấu trừ vào tiền lương:
Tiền lương dùng để tính bảo hiểm xã hội: 1.150.000 x 2,31 = 2.656.500 đồng
- Bảo hiểm xã hội: 10.5% x 2.656.500 = 212.520 đồng
Tổng các khoản khấu trừ = 278.933 đồng
Tiền thực lĩnh = 4.150.000 – 278.933 = 3.871.067 đồng

uế
H
tế
h
in
cK
họ
ại
Đ

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 56


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
Bảng 2.5. Bảng thanh toán tiền lương tháng 10
Công ty Gạch ngói Cầu Họ
Thu nhập Khấu trừ BHXH Ký nhận

Tiền
Lương
Phụ cấp
Phụ ứng
TT Họ tên Chức vụ Hệ số tính bảo Số công Tiền lương Lương Thực lĩnh
cấp lương Tổng BHXH Tổng

uế
hiểm khoán thêm
Xăng
khoán
Ăn ca

H
xe

tế
Phạm Thị

1 Thanh Thủ kho 2,31 2.656.500 24 4.150.000 4.150.000 278.933 278.933 3.871.067

h
in
Huyền

K
Phó phòng
Lưu Thái
2 kinh 2,71 3.116.500 29 5.005.000 290.000 5.295.000 327.233 327.233 4.967.767
Hoàn

Nguyễn Thị
doanh
h ọc
ại
3 Thủ quỹ 2,14 2.461.000 27 3.400.000 270.000 3.670.000 258.405 258.405 3.411.595

Đ

… … … .. … .. … …

Cộng 16,91 24.265.000 330 75.532.049 3.300.000 78.832.049 2.547.825 76.284.224

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 57


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
Biểu 2.4. Sổ chi tiết chi phí nhân viên phân xưởng
Công ty Gạch ngói Cầu Họ - Hà Tĩnh

Xã Cẩm Hưng, Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩn

SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN


Quý IV năm 2015

uế
Tài khoản: 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng
Ngày, tháng Chứng từ TK đối Số phát sinh Số dư

H
Diễn giải
ghi sổ Số hiệu Ngày, tháng ứng Nợ Có Nợ Có

tế
A B C D E 1 2 3 4
Số phát sinh trong kỳ

h
Hạch toán tiền BHXH

in
31/12/2015 NVK 4/2 31/12/2015 3368 743.820 743.820
Q4
Hạch toán tiền BHXH

K
31/10/2015 NVK 4/2 31/12/2015 3368 624.163 119.657
Q4
31/10/2015
31/12/2015
NVK 4/2
NVK 4/6
31/12/2015
31/12/2015
Q4
h ọc
Hạch toán tiền BHXH

Phân bổ tiền lương


3368
3341
138.479.240
81.190.000
138.359.583
219.519.583
ại
31/12/2015 NVK 4/6 31/12/2015 Phân bổ tiền lương 3348 141.078.378 360.627.961
31/12/2015 NVK 4/8 31/2/2015 KC 6271 1541 360.627.961
Đ

Cộng số phát sinh 361.371.781 361.371.781


Ngày...tháng...năm...

Người ghi sổ Kế toán trưởng

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 58


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

- Chi phí khấu hao TSCĐ


Riêng về khấu hao TSCĐ: Công ty được xem như một phân xưởng sản xuất nên
toàn bộ TSCĐ tại công ty khi khấu hao được tính vào chi phí sản xuất chung để tính
giá thành.
Hiện nay doanh nghiệp đang áp dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng.
Việc trích khấu hao được thực hiện hoàn toàn thông qua phần mềm kế toán máy
đã cài sẵn. Khi có các nghiệp vụ tăng TSCĐ, kế toán TSCĐ nhập nguyên giá và số
năm sử dụng, đến cuối kỳ khai báo các bút toán thì phần mềm sẽ tự động tính và phân
bổ khấu hao. Khi giảm TSCĐ, kế toán cũng khai báo bút toán giảm TSCĐ phần mềm
sẽ tự động thôi tính khấu hao. Kết quả của việc tính khấu hao TSCĐ được thể hiện ở

uế
bảng chi tiết phân bổ khấu hao TSCĐ.

H
tế
h
in
cK
họ
ại
Đ

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 59


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
Bảng 2.6. Bảng tính và phân bổ khấu hao Quý IV
Công ty Gạch ngói Cầu Họ - Hà Tĩnh
BẢNG TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Quý IV năm 2015

Nguyên giá Số khấu hao Giá trị còn lại


Thời
Danh mục gian Quý IV Luỹ kế
Số Quý IV năm 2014 Số Số Số Cuối kỳ
đưa vào

uế
Đầu kỳ
sử dụng đầu năm cuối kỳ đầu năm cuối kỳ
Tăng Giảm Tăng Giảm Giảm Tăng

H
TSCĐHH 38.572.182.527 3.052.182 38.604.234.709 6.211.530.805 537.281.941 2.149.127.763 8.360.658.568 32.360.651.722 30.243.576.141

tế
Nhà ở CN

h
T01/11 524.517.589 524.517.589 76.854.168 6.556.470 26.225.880 103.080.048 447.663.421 421.437.541
số 1

in
K
Móng lò
T01/11 1.139.556.081 1.139.556.081 166.185.262 14.244.451 56.977.804 223.163.066 973.370.819 916.393.015
nung

… … … … …
h ọc … … … .. … … …

Tổng 40.810.871.651 32.052.182 40.842.923.833 6.354.273.277 548.475.387 2.193.901.547 8.548.174.824 34.456.598.374 32.294.749.009
ại
Đ

(Nguồn phòng Kế toán)

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 60


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
Biểu 2.5. Sổ chi tiết chi phí khấu hao
Công ty CP Gạch ngói Cầu Họ

Xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN

Qúy IV năm 2015

uế
Tài khoản 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ

H
Ngày, Chứng từ Số phát sinh Số dư
tháng Ngày, Diễn giải TK đối ứng

tế
Số hiệu Nợ Có
ghi sổ tháng Nợ Có
A B C D E 1 2 3 4

h
Số phát sinh trong kỳ

in
31/12/2015 BTKH 31/12/2015 Công ty báo tiền khấu hao TSCĐ 3368 548.475.387 548.475.387

K
31/12/2015 NVK 4/6 31/12/2015 Công ty báo khấu hao CCDC 142 18.680.297 567.155.684

31/12/2015 NVK 4/6

31/12/2015 NVK 4/6


31/12/2015

31/12/2015
Trích 142

Trích 242
h ọc 2421


63.724.762

119.306.543
630.880.446

750.186.989
ại
31/12/2015 NVK 4/6 31/12/2015 Trích 242 225.000 750.411.989
Đ

31/12/2015 NVK 4/8 31/12/2015 KC 6274 1541 750.411.989


Cộng số phát sinh 750.411.989 750.411.989
Kế toán
Người ghi sổ
trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 61


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

- Chi phí dịch vụ mua ngoài


Các chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại sẽ được ghi
vào sổ chi tiết TK 6277 và sổ cái của TK 627 dựa vào chứng từ liên quan: phiếu chi,
hóa đơn giá trị gia tăng..
Biểu số 2.10. Hóa đơn giá trị gia tăng tiền điện

Mẫu số: 01GTKT2/00


Ký hiệu: NL/14T
HÓA ĐƠN GTGT (TIỀN ĐIỆN)
Số: 0381119

Công ty điện lực Hà Tĩnh – ĐL Cẩm Xuyên


Địa chỉ: Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh (đường 70m), phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh

uế
Điện thoại: 0393762234 Số thuế: 0100100417-018 ĐT sữa chữa: 0393854234

H
Tên khách hàng: Công ty cổ phần Gạch ngói Cầu Họ
Mã số thuế: 3000100722 Số công tơ: 12180993
tế
Địa chỉ: xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh
h
Điện
in

Bộ CS Chỉ số mới Chỉ số cũ HS nhân Đơn giá Thành tiền


năng TT
cK

BT
6791 6172 60 37.140 1.388 51.550.320
CD
2020 1827 60 11.580 2.520 29.181.600
họ

TD
2465 2241 60 13.440 890 11.961.600
ại

Ngày 27 tháng 10 năm 2015 Cộng 62.160 92.693.520


Bên bán điện
Đ

Thuế suất GTGT: 10% thuế GTGT 9.269.352


Công ty điện lực Hà Tĩnh
Tổng cộng tiền thanh toán 101.962.872
Số tiền viết bằng chữ: Một trăm linh một triệu chín trắm sáu mươi hai nghìn tám trăm
bảy mươi hai đồng.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 62


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
Biểu 2.6. Sổ chi tiết chi phí dịch vụ mua ngoài – chi phí sản xuât chung
Công ty Gạch ngói Cầu Họ - Hà Tĩnh

Xã Cẩm Hưng, Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh


SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN
Quý IV năm 2015
Tài khoản: 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài

uế
Ngày, tháng Chứng từ TK đối Số phát sinh Số dư
Diễn giải
ghi sổ Số hiệu Ngày, tháng ứng Nợ Có Nợ Có

H
A B C D E 1 2 3 4
Số phát sinh trong kỳ
Chị Hà - Thanh toán tiền nấu cơm 1.200.000
07/10/2015 PC 4/07 07/10/2015 1111 1.200.000

tế
tiếp khách .
Chị Hà - Thanh toán tiền chi phí văn 1.500.000
08/10/2015 PC 4/09 08/10/2015 1111 300.000
phòng tháng 10/2015

h
... ... ... ... ... ... ...

in
Chị Oanh - Thanh toán tiền cước đện 21.266.295
25/11/2015 PC 4/75 25/11/2015 1111 473.521
thoại tháng 10 năm 2015

K
.. … … … … …
31/12/2015 NVK 4/8 31/12/2015 KC 6277 1541 480.313.963 3.200.000
Anh Hoài – thanh toán tiền chi phí

ọc
tiếp khách
Cộng số phát sinh
h
Số dư cuối kỳ
1111 3.200.000
480.313.963 480.313.963

Ngày .... tháng .... năm .....


ại
Kế toán trưởng
Người ghi sổ
Đ

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 63


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

- Chi phí bằng tiền khác


Biểu 2.7. Phiếu chi tiền mặt

Công ty cổ phần Việt Hà Mẫu số 02-TT


Nhà máy gạch ngói Tuynel Bình Hà QĐ số 15-TC/QĐ/CĐKT
Ngày 20 tháng 03 năm 2006
Của Bộ Tài chính

Quyển số: 08
PHIẾU CHI Số: 04/08
Ngày 31 tháng 12 năm 2015 Nợ: 6278

uế
Có: 1111

H
Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Thị Hà
Địa chỉ: Phòng Kế Toán
tế
Lý do chi: chi tiền mặt để ủng hộ quỹ khuyến học xã Cẩm Hưng
h
Số tiền: 1.000.000 (viết bằng chữ): Một triệu đồng chẵn.
in

Kèm theo: 01 Chứng từ gốc


cK

Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Một triệu đồng chẵn.


Ngày 31 tháng 12 năm 2015
họ

Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận tiền
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
ại
Đ

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 64


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
Biểu 2.8. Sổ chi tiết chi phí bằng tiền khác
Công ty Gạch ngói Cầu Họ - Hà Tĩnh

Xã Cẩm Hưng, Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh

SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN

uế
Quý IV năm 2015
Tài khoản: 6278 - Chi phí bằng tiền khác

H
tế
Ngày, tháng ghi Chứng từ Số phát sinh Số dư
Diễn giải TK đối ứng
sổ Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có Nợ Có

h
A B C D E 1 2 3 4

in
Số phát sinh trong kỳ

K
Thanh toán tiền ủng hộ quỹ 1.000.000
07/10/2015 PC 4/08 07/10/2015 1111 1.000.000
khuyến học Xã Cẩm Hưng
31/12/2015
31/12/2015
NVK 4/2
NVK 4/2
31/12/2015
h
31/12/2015
ọc
CP Học nghề
CP quản lý dự án
3368
3368
9.647.564
37.686.088
10.647.564

48.333.652
31/12/2015 NVK 4/8 31/12/2015 KC 6278 1541 48.333.652
ại

Cộng số phát sinh 48.333.652 48.333.652


Đ

Ngày .... tháng .... năm .....


Người ghi sổ Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (Ký, họ tên)

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 65


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Biểu 2.9. Chứng từ ghi sổ Chi phí sản xuất chung


Công ty Gạch ngói Cầu Họ - Hà Tĩnh Mẫu số S02a-DN
( BH theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 )
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 31 tháng 12 năm 2015
Số 12
Đơn vị tính:Đồng
Chứng từ Số hiệu tài khoản
Trích yếu Số tiền
Số hiệu NT Nợ Có
BPBTL2 31/12 Xác định tiền lương phải trả 627 3341 81.190.000

uế
BPBTL2 31/12 Xác định tiền lương phải trả 627 3348 138.077.378
BPBTL1 31/12 Các khoản trích theo lương 627 338

H
142.104.403

BTKH 31/12 Chi phí khấu hao 627 214 750.411.989


tế
HĐ 31/12 Chi phí dịch vụ mua ngoài
h
627 1111 480.313.963
in

PC 31/12 Chi phí bằng tiền khác 627 3368 48.333.652


cK

Cộng 1.640.431.385
họ

Ngày 31 tháng 12 năm 2015


ại

Người lập Kế toán trưởng Giám Đốc


Đ

(Ký, ghi rõ họ tên ) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 66


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
Các chi phí sản xuất chung còn lại trừ chi phí nhân viên phân xưởng đều có sổ cái và sổ chi tiết giống nhau, bởi vì các nghiệp vụ
phát sinh trong kỳ đều được tổng hợp và đưa lên sổ chi tiết, sổ cái vào cuối kỳ.
Biểu 2.10. Sổ cái chi phí sản xuất chung
Công ty Gạch ngói Cầu Họ - Hà Tĩnh
Xã Cẩm Hưng, Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Quý IV năm 2015

uế
Tài khoản: 627 - Chi phí sản xuất chung
Ngày hạch Tài TK đối

H
Số CT Loại CT Diễn giải Nợ Có
toán khoản ứng
A B C D E F 1 2

tế
- Số dư đầu kỳ

h
NVK 4/2 12/31/2015 Chứng từ nghiệp vụ khác Hạch toán tiền BHXH quý IV 6271 3368 138.479.240

in
NVK 4/2 12/31/2015 Chứng từ nghiệp vụ khác Hạch toán tiền BHXH quý IV 6271 3348 624.163
NVK 4/2 12/31/2015 Chứng từ nghiệp vụ khác Hạch toán tiền BHXH quý IV 6271 338 743.820

K
NVK 4/6 12/31/2015 Chứng từ nghiệp vụ khác Phân bổ tiền lương 81.190.000
NVK 4/6 12/31/2015 Chứng từ nghiệp vụ khác Phân bổ tiền lương 141.078.378
NVK 4/8
Cộng TK 6271
12/31/2015
h ọc
Chứng từ nghiệp vụ khác KC 6271
361.371.781
360.627.961
361.371.781
Công ty báo tiền khấu hao
ại
NVK 4/2 31/12/2015 Chứng từ nghiệp vụ khác 6274 3368 548.475.387
TSCĐ
Đ

… … …. … …. … … …
NVK 4/8 31/12/2015 Chứng từ nghiệp vụ khác KC 6274 6274 1541 750.411.989
Cộng TK 6274 750.411.989 750.411.989
HĐ 0381119 31/12/2015 Chứng từ nghiệp vụ khác Tiền điện tháng 10 6277 1111 92.693.520
… … … … … … … …

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 67


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
NVK 4/8 31/12/2015 Chứng từ nghiệp vụ khác KC 6277 6277 1541 480.313.963
Cộng TK 6277 480.313.963 480.313.963
…. … …. … … … … …
Thanh toán tiền ủng hộ quỹ
PC 4/08 31/12/2015 Chứng từ nghiệp vụ khác 6278 1111 1.000.000
khuyến học Xã Cẩm Hưng
… … … .. .. .. … …
NVK 4/8 31/12/2015 Chứng từ nghiệp vụ khác KC 6278 6278 1541 48.333.652
Cộng TK 6278 48.333.652 48.333.652

uế
Cộng 1.640.431.385 1.640.431.385

H
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

tế
h
in
K
h ọc
ại
Đ

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 68


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

2.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất tại Công ty gạch ngói Cầu Họ
Cuối kỳ kế toán tập hợp các tài khoản chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sau đó tổng hợp toàn bộ chi phí sản
xuất tại công ty. Sau đó sẽ được phân bổ cho từng sản phẩm.
Các chi phí sản xuất trên sẽ được kết chuyển về TK 154 – Chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm.
Đến cuối kỳ kế toán, căn cứ vào các số liệu đã nhập, máy tính sẽ kết xuất ra các
sổ như: Sổ chi tiết TK154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và chứng từ ghi sổ
TK 154.

uế
H
tế
h
in
cK
họ
ại
Đ

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 69


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
Biểu 2.11. Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Công ty Gạch ngói Cầu Họ - Hà Tĩnh
Xã Cẩm Hưng, Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh

SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN


Quý IV năm 2015
Tài khoản: 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

uế
Ngày, tháng Chứng từ Số phát sinh
Diễn giải TK đối ứng

H
ghi sổ Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có
A B C D E 1 2

tế
Số phát sinh trong kỳ 1.028.159.883

h
31/12/2015 NVK 4/8 31/12/2015 KC 621 621 3.105.044.494

in
31/12/2015 NVK 4/8 31/12/2015 KC 622 622 1.425.856.671
31/12/2015 NVK 4/8 31/12/2015 KC 6271 6271 360.627.961

K
31/12/2015 NVK 4/8 31/12/2015 KC 6274 6274 750.411.989
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
NVK 4/8
NVK 4/8
NVK 4/8
h ọc
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
KC 6277
KC 6278
Xuất 154 sang 155
6277
6278
155
480.313.963
48.333.652
6.369.434.216
Cộng số phát sinh
ại
6.170.588.730 6.369.434.216
Số dư cuối kỳ 829.314.397
Đ

Người ghi sổ Ngày .... tháng .... năm .....


Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
(Nguồn phòng kế toán)

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 70


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Biểu 2.12. Chứng từ ghi sổ kết chuyển các tài khoản chi phí sangTK 154
Công ty Gạch ngói Cầu Họ - Hà Tĩnh Mẫu số S02a-DN
( BH theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 )
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 31 tháng 12 năm 2015

Số 14

Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK


Số tiền
SH Ngày tháng Nợ Có

NVK 4/8 31/12 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 154 621 3.105.044.494

uế
H
NVK 4/8 31/12 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 154 622 1.425.856.671
tế
NVK 4/8 31/12 Kết chuyển chi phí sản xuất chung 154 627 1.640.431.385
h
Cộng
in

6.170.588.730
cK
họ
ại
Đ

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 71


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
Biểu 2.13. Sổ cái chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Công ty Gạch ngói Cầu Họ - Hà Tĩnh
Xã Cẩm Hưng, Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh

SỔ CÁI TÀI KHOẢN


Quý IV năm 2015
Tài khoản: 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

uế
Ngày hạch TK đối
Số CT Loại CT Diễn giải Tài khoản Nợ Có
toán ứng

H
A B C D E F 1 2
- Số dư đầu kỳ 1.028.159.883

tế
NVK 4/8 31/12/2015 Chứng từ nghiệp vụ khác KC 621 1541 621 3.105.044.494
NVK 4/8 31/12/2015 Chứng từ nghiệp vụ khác KC 622 1541 622 1.425.856.671

h
NVK 4/8 31/12/2015 Chứng từ nghiệp vụ khác KC 6271 1541 6271 360.627.961

in
NVK 4/8 31/12/2015 Chứng từ nghiệp vụ khác KC 6274 1541 6274 750.411.989
NVK 4/8 31/12/2015 Chứng từ nghiệp vụ khác KC 6277 1541 6277 480.313.963

K
NVK 4/8 31/12/2015 Chứng từ nghiệp vụ khác KC 6278 1541 6278 48.333.652
NVK 4/8 31/12/2015 Chứng từ nghiệp vụ khác Xuất 154 sang 155 1541 155 6.369.434.216
Cộng TK 1541
Số dư cuối kỳ
h ọc 6.170.588.730 6.369.434.216
829.314.397
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
ại
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Đ

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 72


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

2.2.4. Kế toán kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tại công ty Gạch
ngói Cầu Họ - Hà Tĩnh
Công ty Gạch ngói Cầu Họ tiến hành đánh giá SPDD vào cuối kỳ kế toán. Các
sản phẩm chưa hoàn thành đang trong quá trình sản xuất sẽ được kiểm kế và đánh giá.
Quy trình sản xuất của nhà máy gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Gạch mộc
Giai đoạn 2: Gạch thành phẩm
Như vậy cuối kỳ sẽ có sản phẩm dở dang ở quá trình sản xuất và sẽ được tính vào
giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Sản phẩm dở dang cuối kỳ chủ yếu là các sản phẩm
ở giai đoạn 1 – gạch mộc với mức độ hoàn thành là 40%

uế
Kế toán xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương.

H
Chi phí chế biến tính cho
CPSX dở dang cuối kỳ = CPNVL chính tính cho SPDD +
tế SPDD

Đối với chi phí nguyên vật liệu chính:


h
Chi phí NVL chính phát
Giá trị NVL chính DDĐK
in

CPNVL +
sinh trong kỳ Số lượng
chính tính = x SPDD cuối
Số lượng sản phẩm hoàn
cK

cho SPDD + Số lượng SPDD cuối kỳ kỳ


thành
Đối với các chi phí chế biến còn lại:
họ

Giá trị từng loại CP Giá trị từng loại chi phí
CP chế biến DDĐK
+
phát sinh trong kỳ Số lượng
từng loại tính = x SPDD quy
Số lượng sản phẩm hoàn
ại

cho SPDD + Số lượng SPDD quy đổi đổi


thành
Đ

Số lượng sản phẩm quy


= Số lượng SPDD cuối kỳ X Mức độ hoàn thành
đổi
Cụ thể:
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ: 1.028.159.883. Trong đó:
CPNVL chính : 522.354.112
CPNVL phụ : 134.856.214
CPNCTT : 259.207.733
CPSXC : 111.741.774
Cuối quý IV/2015 tình hình kiểm kê kho như sau:

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 73


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

- Thành phẩm nhập kho: 4.744.029 viên. Trong đó:


Gach 2 lỗ 871.706
Gạch 4 lỗ 537.614
Gạch 4 lỗ ½ 35.872
Gạch 6 lỗ 328.845
Gạch 6 lỗ ½ 42.051
Gạch đặc ER7 2.534.062
Gạch đặc 140 393.879

- Sản phẩm dở dang cuối kỳ: 968.144 viên. Được thể hiện tại biên bản kiểm kê
bán thành phầm sau:

uế
Biểu 2.14. Biên bản kiểm kê bán thành phẩm
BIÊN BẢN KIỂM KÊ BÁN THÀNH PHẨM

H
Hôm nay ngày 31 tháng 12 năm 2015, tại Công ty Gạch ngói Cầu Họ chúng tôi gồm:
tế
1 Ông : Hoàng Văn Long
h
2 Bà: Nguyễn Thị Nhuần
in

3 Bà: Nguyễn Thị Hà


cK

4 Ông: Nguyễn Ngọc Hoàn


5 Ông: Lưu Thái Hoàn
Đã kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang tại nhà máy như sau:
họ

Hệ số quy Số lượng sản phẩm


STT Loại sản phẩm Đơn vị tính Số lượng SPDD
ại

đổi quy đổi


1 Gạch 2 lỗ Viên 1,00 89.056 89.056
Đ

2 Gạch 4 lỗ Viên 1,50 49.164 73.746


3 Gạch 4 lỗ ½ Viên 0,80 27.256 21.805
4 Gạch 6 lỗ Viên 1,70 128.761 218.894
5 Gạch 6 lỗ ½ Viên 1,00 9.180 9.180
6 Gạch đặc ER7 Viên 1,20 472.970 567.564
7 Gach đặc 150 Viên 1,70 191.757 325.987
CỘNG 968.144
(Nguồn phòng kế toán)

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 74


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Giá trị SPDD cuối kỳ:


522.354.112 + 2.658.462.1731
CPNVL chính tính cho SPDD = X 968.144
4.744.029 + 968.144
= 539.109.784
CPNVL phụ 134.856.214 + 446.582.3212
tính cho = X (968.144 x 40%)
SPDD 4.744.029 + (968.144 x 40%)
=43.881.098

CPNCTT tính 259.207.733 + 1.425.856.671


= X (968.144 x 40%)
cho SPDD
4.744.029 + (968.144 x 40%)
= 107.609.287

uế
CPSXC tính 111.741.774 + 1.639.687.565
= X (968.144 x 40%)
cho SPDD

H
4.744.029 + (968.144 x 40%)
= 116.042.375 tế
Tổng SPDD cuối kỳ = 539.109.784 + 43.881.098 + 107.609.287 + 116.042.375
h
=806.642.544
in

Kế toán tính giá thành tại Công ty Gạch ngói Cầu Họ


cK

Phương pháp tính giá thành tại Công ty cổ phần Gạch ngói Cầu Họ
Tại công ty kế toán áp dụng phương pháp hệ số để tính giá thành cho sản phẩm
họ

hoàn thành.
Kế toán của công ty gạch ngói Cầu Họ tập hợp chi phí sản xuất và kết chuyển
ại

ngay sang TK 154 sau mỗi quý để tính giá thành phẩm.
Đ

Để sản xuất ra một viên gạch thì cần có 2 giai đoạn:


Giai đoạn 1 sản xuất ra gạch mộc và giai đoạn 2 là giai đoạn thành phẩm: gạch
mộc sau khi được nung thì sẽ trở thành gạch thành phẩm.
Giá thành của 1 viên gạch sẽ bao gồm giá thành của giai đoạn 1 là gạch mộc và
giai đoạn 2 là thành phẩm.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 75


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Cách tính giá thành của một sản phẩm cụ thể:


Công ty gạch ngói Cầu Họ - Hà Tĩnh dựa trên các chi phí phát sinh và hệ số quy
chuẩn cho các loại gạch. Cụ thể cho từng loại gạch như sau:
Đối với gạch mộc
Loại gạch 2 lỗ 4 lỗ 4 lỗ ½ 6 lỗ 6 lỗ ½ Đặc ER7 Đặc 150
Hệ số quy chuẩn 1,0 1,5 0,8 1,7 1 1,2 1,7

Đối với gạch thành phẩm


Loại gạch 2 lỗ 4 lỗ 4 lỗ ½ 6 lỗ 6 lỗ ½ Đặc ER7 Đặc 150
Hệ số quy chuẩn 1,0 1,8 0,9 3,0 1,0 1,3 3,0

Hệ số quy chuẩn này được xây dựng dựa trên khối lượng đất được sử dụng để

uế
sản xuất ra từng loại gạch.

H
Ví dụ: Gạch đặc ER7 tế
- Ở giai đoạn Gạch mộc:
Số lượng gạch đặc ER7 sản xuất được 2.407.774 viên (Bảng 2.9. Giá thành quý
h
in

IV trang.. )
cK

Do đó số lượng gạch đặc ER7 sản xuất quy chuẩn = 2.407.774 *1,2 = 2.889.329 viên.
- Ở giai đoạn gạch thành phẩm:
họ

Số lượng gach đặc ER7 sản xuất được 2.534.062 viên (Bảng 2.9. Giá thành quý
IV trang..)
ại

Do đó số lượng gạch đặc ER7 sản xuất quy chuẩn = 2.534.062 * 1,3 = 3.294.281 viên.
Đ

Tương tự cho các sản phẩm gạch khác, ta có:


Tổng số lượng sản xuất quy chuẩn ở giai đoạn gạch mộc: 5.678.462. viên
Tổng số lượng sản xuất quy chuẩn ở giai đoạn gạch thành phẩm: 7.376.200 viên
Chi phí sản xuất sẽ được phân bổ cho gạch mộc và gạch thành phẩm, trừ chi phí
nguyên vật liệu chính. Các chi phí còn lại sẽ được phân bổ theo hệ số phân bổ mà công
ty đặt ra cho gạch mộc và gạch thành phẩm.
Căn cứ vào sổ chi tiết TK 621, TK 622, TK 627, kế toán tiến hành lập bảng phân
bổ chi phí .

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 76


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Bảng 2.7. Bảng phân bổ chi phí

Công ty Gạch ngói Cầu Họ - Hà Tĩnh

BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT QUÍ IV

TT Nội dung Gạch mộc Gạch thành phẩm Tổng cộng Ghi chú
Gạch sản xuất quy chuẩn 5.678.462 7.376.200 13.054.661
1 Chi phí nguyên vật liệu chính:
Đất nguyên liệu 192.354.655 3 192.354.655 621

Than cám 5 1.507.841.4684 1.507.841.468 621

uế
Than cám 6A 958.266.050 5 958.266.050 621
2 Chi phí vật liệu phụ:

H
Chi phí vật liệu phụ khác 221.011.872
tế 225.570.449 446.582.321 621
3 Chi phí khác:
Chi phí nhân công trực tiếp 705.650.979 720.205.692 1.425.856.671 622
h
in

Chi phí sản xuất chung 811.475.065 828.212.500 1.639.687.565 627


Cộng 3.438.334.039 2.732.254.691 6.170.588.730
cK

Với hệ số phân bổ được trình bày ở bảng sau:

TT Nội dung Gạch mộc Gạch TP Cộng


họ

Hệ số phân bổ chi phí (Trừ chi phí nguyên vật


1 0.56 0.44 1.00
liệu chính)
ại

2 Quy chuẩn 3.179.939 3.245.528 6.425.466


Đ

Hà Tĩnh, ngày 31 tháng 12 năm 2015


Người lập biểu
Trần Thế Nghĩa
Tổng chi phí phát sinh trong kỳ
Chi phí phân bổ Số lượng gạch quy chuẩn
của mỗi chi phí
cho từng loại = x theo hệ số của từng loại
Tổng số lượng gạch quy chuẩn
gạch gạch
theo hệ số phân bổ

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 77


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Số lượng gạch quy chuẩn Số lượng sản xuất Hệ số phân bổ chi phí mỗi
= x
theo hệ số phân bổ trong kỳ mỗi loại gạch loại gạch
Số lượng gạch quy chuẩn theo hệ số phân bổ đối với:

Số lượng gạch mộc sản xuất trong


Gạch mộc = x Hệ số phân bổ gạch mộc
kỳ

= 5.678.462 x 0,56 = 3.179.939 viên

Tương tự: Gạch thành phẩm = 7.376.200 x 0,44 = 3.245.528 viên


Ví dụ: Tính giá thành của sản phẩm gạch đặc ER7
Đối với gạch mộc

uế
Chi phí nguyên vật liệu
= 192.354.655 + 1.507.841.468
chính

H
= 1.700.196.123 tế
Chi phí vật liệu phụ 446.582.321
= x 3.179.939
h
phân bổ cho gạch mộc 6.425.466
in

= 221.011.872
cK

Chi phí NCTT phân bổ 1.425.856.671


= x 3.179.939
cho gạch mộc 6.425.466
họ

= 705.650.979
ại

Chi phí vật liệu phụ 1.639.687.565


Đ

= x 3.179.939
phân bổ cho gạch mộc 6.425.466
= 811.475.065

Tổng chi phí


sản xuất
phát sinh = 1.700.196.123 + 221.011.872 + 705.650.979 + 811.475.065
trong kỳ của
gach mộc
= 3.438.334.039

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 78


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Tổng số gạch mộc sản xuất trong kỳ = 4.505.674 viên

Tổng số gạch mộc quy chuẩn = 5.678.462 viên

Tổng chi phí phát sinh trong kỳ của gạch mộc


Giá thành đơn vị của gạch mộc =
Tổng số gạch quy chuẩn

3.438.334.039
= 5.678.462
= 605,5

Đối với gạch thành phẩm


Tương tự gạch mộc ta có:

uế
Tổng chi phí sản xuất gạch thành phẩm = 2.732.254.691
Tổng số gạch thành phẩm sản xuất trong kỳ = 4.744.029 viên

H
Tổng số gạch thành phẩm quy chuẩn = 7.376.200 viên
tế
Tổng chi phí phát sinh trong kỳ của gạch mộc
Giá thành đơn vị của gạch mộc =
h
Tổng số gạch quy chuẩn
in

2.732.254.691
cK

= 7.376.200
= 370,41
họ

Giá thành đơn vị của Giá thành đơn vị Giá thành đơn vị gạch
= +
ại

1 sản phẩm gạch gạch mộc thành phẩm


= 605,5 + 370,41
Đ

= 975.91 đồng/ viên


Trong quý IV số lượng gạch đặc ER7
Với gạch mộc:
Số lượng gạch mộc ER7 sản xuất thực tế trong kỳ = 2.407.774 viên
Số lượng gạch mộc ER7 quy chuẩn = 2.407.774 x 1,2 = 2.889.329 viên
Giá thành đơn vị của Giá thành đơn vị chung Hệ số quy chuẩn của
= x
gạch đặc ER7 của gạch mộc gạch đặc ER7
= 605,5 x 1,2

= 726,6

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 79


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Với gạch thành phẩm


Số lượng gạch thành phẩm sản xuất thực tế trong kỳ = 2.534.062 viên
Số lượng gach thành phẩm quy chuẩn = 2.534.062 x 1,3= 3.294.281
Giá thành đơn vị của Giá thành đơn vị chung Hệ số quy chuẩn của
= x
gạch đặc ER7 của gạch đặc gạch đặc ER7
= 370,41 x 1,3

= 481,5

Tổng giá thành đơn vị của gạch ER7 = 726,6 + 481,5 = 1208,1 đồng/viên

Bảng 2.8. Giá thành quý IV


Công ty Gạch ngói Cầu Họ - Hà Tĩnh

uế
Gạch sản Phân bổ giá thành
Số lượng Hệ số

H
TT Tên sản phẩm xuất quy Giá thành
sản xuất chi phí Tổng giá thành
tế chuẩn đơn vị
i. Công đoạn sản xuất gạch mộc
1 Gach 2 lỗ 898.371 1,00 898.371 543 .967.662 605,50
h
2 Gạch 4 lỗ 363.526 1,50 545.289 330.174.930 908,26
in

3 Gạch 4 lỗ ½ 48.269 0,80 38.615 23.381.676 484,4


cK

4 Gạch 6 lỗ 303.751 1,70 516.377 312.668.403 1.029,36


5 Gạch 6 lỗ ½ 46.063 1,00 46.063 27.891.353 605.50
họ

6 Gạch đặc ER7 2.407.774 1,20 2.889.329 1.749.501.522 726,6


7 Gạch đặc 140 437.893 1,70 744.418 450.748.492 1.029,36
ại

Cộng 4.505.647 5.678.462 3.438.334.039


Đ

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 80


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG XƯỞNG QUÝ IV NĂM 2015

Gạch sản Phân bổ giá thành


Số lượng Hệ số Giá thành
TT Tên sản phẩm xuất quy Tổng giá Giá thành
sản xuất chi phí đơn vị
chuẩn thành đơn vị
ii. Công đoạn sản xuất gạch
thành phẩm
1 Gach 2 lỗ 871.706 1,00 871.706 322.892.944 370,41 975,91
2 Gạch 4 lỗ 537.614 1,80 967.705 358.452.484 666,75 1.575,00
3 Gạch 4 lỗ ½ 35.872 0,90 32.285 11.958.773 333,37 817,8
4 Gạch 6 lỗ 328.845 3,00 986.535 365.427.324 1.111,24 2.140,60
5 Gạch 6 lỗ ½ 42.051 1,00 42.051 15.576.320 370,41 975,91
6 Gạch đặc ER7 2.534.062 1,30 3.294.281 1.220.250.822 481,5 1.208,1

uế
7 Gạch đặc 140 393.879 3,00 1.181.637 437.696.024 1111,24 2.140,60
Cộng 4.744.029 7.376.200 2.732.254.691

H
Hà Tĩnh, ngày 31 tháng 12 năm 2015
Người lập biểu
tế
Trần Thế Nghĩa
h
in

2.2.5.2. Thẻ tính giá thành


cK

Bảng 2.9. Thẻ tính giá thành sản phẩm


THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
họ

Tên sản phẩm, dịch vụ: Gạch đặc ER7


ại

Chia ra theo khoản mục


Chỉ tiêu Tổng số tiền
NVLC NVLP NCTT SXC
Đ

1. Giá trị SPDD đầu kỳ 332.324 199.395 33.232 46.526 55.171


2. CPSX phát sinh trong kỳ 1.789.451.321 984.198.227 161.050.619 332.628.671 311.573.804
3. Tổng giá thành 1.220.250.822 641.120.374 60.726.197 267.087.787 251.316.464
4. Giá trị sản phẩm dở dang cuối
569.532.823 343.277.248 40.357.954 65.586.410 60.312.511
kỳ
(Nguồn phòng Kế toán)

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 81


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN KẾ


TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH NGÓI CẦU HỌ

3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty Gạch ngói Cầu họ - Hà Tĩnh
Sau thời gian thực tập tại phòng Kế toán của Công ty Gạch ngói Cầu Họ - Hà
Tĩnh. Em đã được tiếp xúc và tìm hiểu thực tế về công tác kế toán, đặc biệt là công tác
kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Mặc dù sự hiểu biết của
em còn hạn chế, thời gian tìm hiểu tại nhà máy chưa nhiều nhưng em xin đề xuất một

uế
số ý kiến về công tác kế toán và đặc biệt là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành

H
sản phẩm tại Công ty gạch ngói Cầu Họ. tế
3.1.1. Ưu điểm
a) Về Tổ chức bộ máy quản lý
h
Bộ máy quản lý được tổ chức gọn nhẹ, các phòng ban chức năng hoạt động
in

hiệu quả, cung cấp thông tin một cách kịp thời và chính xác cho lãnh đạo trong công
cK

tác quản lý công ty có thể tham mưu kịp thời để lãnh đạo đưa ra những quyết định chủ
động trong công tác sản xuất, kinh doanh.
họ

b) Về bộ máy kế toán
ại

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối chặt chẽ và hợp lý. Bộ máy
Đ

kế toán đã làm việc hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu công việc. Trong 7 người đang
làm việc tại phòng kế toán hiện nay thì có 3 người có trình độ đại học, 2 người có trình
độ cao đẳng và 2 người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp. Mỗi người sẽ phụ trách
từng phần hành riêng, nhiệm vụ riêng. Mọi người đều có tinh thần, trách nhiệm cao
trong công việc, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
c) Về hạch toán chứng từ
Hệ thống chứng từ đang sử dụng hiện nay của công ty đều phù hợp với mẫu do
Bộ Tài chính ban hành. Ngoài ra Công ty còn sử dụng thêm phần mềm kế toán MISA
giúp việc ghi chép sổ sách, hạch toán được đơn giản, dễ dàng hơn.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 82


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

d) Về công tác quản lý chi phí


Công ty đã tổ chức hạch toán chi phí theo đúng chế độ quy định, theo các khoản
mục rõ ràng. Việc hạch toán các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tương đối đầy đủ.
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất: được tính dựa trên năng suất, ngày công
làm việc của từng nhân viên, đảm bảo công bằng cho những người làm việc chăm chỉ
giúp công ty có thể quản lý tốt và nâng cao được việc sử dụng lao động. Đồng thời đẩy
nhanh, đẩy mạnh được quá trình sản xuất.
Chi phí sản xuất chung: được chia thành từng khoản mục nhỏ giúp cho quá
trình ghi chép, tập hợp và hạch toán được đầy đủ và chính xác.

uế
Tuy nhiên, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

H
vẫn còn một số hạn chế.
3.1.2. Nhược điểm
tế
 Về việc xác định đối tượng tập hợp chi phí
h
Đối tượng tập hợp chi phí của công ty vẫn chưa thực sự hợp lý. Với quy trình
in

sản xuất liên tục và chia làm nhiều giai đoạn, theo từng phân xưởng như hiện nay thì
cK

cần xác định lại đối tượng tập hợp để có thể dễ dàng phân bổ và xác định được giá
thành sản phẩm dễ dàng hơn.
họ

 Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp


Do nguyên vật liệu thường được xuất một lần vào đầu kỳ để sử dụng cho cả kỳ
ại

sản xuất vì thế vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty là
Đ

trong công tác kiểm kê, sai sót trong số liệu sổ sách và thực tế thường xảy ra và thất
thoát trong bảo quản. Việc xuất nguyên vật liệu vào đầu kỳ cũng chưa được hạch toán
ngay vào sổ sách chứng từ mà chỉ được ghi tại thẻ kho, cuối mỗi kỳ kế toán mới tiến
hành nhập dữ liệu vào phần mềm để đưa ra phiếu xuât kho và chuyển vào các sổ sách
liên quan. Việc quản lý này chưa thực sự hợp lý cần được điều chỉnh
 Về chi phí nhân công trực tiếp
Hiện nay Công ty gạch ngói Cầu Họ chưa tiến hành trích trước tiền lương nghỉ
phép hoặc ngứng sản xuất có kế hoạch cho công nhân viên.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 83


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

Bên cạnh đó các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản
phẩm của công ty hiện nay được hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Điều này làm
tăng chi phí sản xuất chung và làm giảm chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ.
Việc phân bổ tiền lương của công ty khá phức tạp, gây khó hiểu cho những đối
tượng muốn sử dụng, tham khảo phần tiền lương. Công ty cần tiến hành tập hợp và
phân bổ sao cho hợp lý.
 Về kỳ tính giá thành
Hiện nay Công ty Gạch ngói Cầu Họ thực hiện tính giá thành theo quý chưa
thực sự hợp lý, vì đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm có chu kỳ ngắn
và lien tục có sản phẩm hoàn thành. Công ty nên cân nhắc có thể thay đổi kỳ tính giá

uế
thành thành tháng.
 Về viêc tổng hợp và phân bổ chi phí

H
Việc tổng hợp và phân bổ chi phí cũng như tính giá thành dồn hết vào cuối quý
tế
làm cho thông tin từ các phân xưởng gửi về phòng Kế toán chậm và gây khó khăn cho
h
công việc nhập số liệu vào máy tính và dễ gây sai sót. Và nếu có sai sót thì việc kiểm
in

tra, đối chiếu đòi hỏi phải mất nhiều thời gian.
cK

 Về chứng từ chứng từ sổ sách


Bên cạnh những chứng từ công ty sử dụng theo quy định của nhà nước thì vẫn
họ

có một số chứng từ chưa hợp lý. Hiện nay Công ty Gạch ngói Cầu Họ tập hợp chi phí
sản xuất cho toàn bộ quá trình sản xuất nhưng vẫn mở sổ chi tiết. Điều này dẫn đến sự
ại

giống nhau giữa sổ chi tiết và sổ cái gây mất thời gian, có thể làm chậm tiến độ tính
Đ

giá thành cho kỳ sản xuất.


 Về chi phí sản xuất chung
Việc hạch toán những khoản chi phí không liên quan đến sản xuất như: tiền
lương phải trả cho cán bộ quản lý, nhà máy, các chi phí mua ngoài, các chi phí bằng
tiền… gây ảnh hưởng cho việc tính giá thành của sản phẩm.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 84


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Sau những năm đổi mới, bức tranh kinh tế của nước ta đã có những bước
chuyển biến rõ rệt. Để có thể tồn tại và không ngừng tái sản xuất mở rộng, doanh
nghiệp cần phải coi việc phấn đấu, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm
là một mục tiêu, một nhiệm vụ chủ yếu.
Qua thời gian thực tập tại Công ty gạch ngói Cầu Họ – Hà Tĩnh, em nhận thấy
đây là một đơn vị sản xuất kinh doanh chủ động, sáng tạo, và có tổ chức cao. Cùng với
sự nỗ lực của nhân viên trong công ty, đơn vị ngày càng phát triển, từng bước đi lên.

uế
Công tác kế toán nói chung, phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

H
phẩm nói riêng đã thực sự được coi trọng. Phần hành kế toán này được thực hiện
tế
tương đối hoàn chỉnh, số liệu kế toán được phản ánh đầy đủ trên sổ sách, chứng từ. Từ
đó nhìn nhận được những thuận lợi đã đạt được và những khó khăn còn tồn tại.
h
Toàn bộ các nội dung từ lý luận đến thực tiễn đã được đề cập đến trong bài
in

khóa luận đã chứng minh ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng của kế toán chi phí sản
cK

xuất và giá thành sản phẩm đối với mỗi doanh nghiệp. Dưới góc độ nhìn nhận của một
sinh viên kế toán thực tập tại công ty, em đã đưa ra những ý kiến của mình với nguyện
họ

vọng hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
ại

tại công ty.


Đ

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng do trình độ và kiến thức bản thân còn
hạn chế, thời gian thực tập ngắn nên khóa luận chỉ mới đề cập đến những vấn đề có
tính chất cơ bản, cũng như mới chỉ đưa ra những ý kiến bước đầu nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Em mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô và
các cán bộ kế toán trong công ty để em hoàn thiện được kiến thức của mình hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo – Thạc Sỹ Nguyễn Ngọc Thủy
và ban lãnh đạo cùng cán bộ Công ty cổ phần gạch ngói Cầu Họ – Hà Tĩnh đã giúp em
hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình.Em xin chân thành cảm ơn !

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 85


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

2. Kiến nghị
Kiến nghị 1: Về việc xác định đối tượng chi phí sản xuất
Hiện nay Công ty có 2 phân xường sản xuất, các phân xưởng sản xuất có quy
trình sản xuất như nhau, số lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ khá nhiều nên sử
dụng một lượng chi phí không hề nhỏ. Việc tập hợp chi phí sản xuất cho toàn bộ công
ty như hiện nay dẫn đến số liệu lớn, dễ nhầm lẫn và khó quản lý. Công ty nên chia ra
từng phân xưởng sản xuất mỗi loại gạch cụ thể để có thể nâng cao được chất lượng
thay vi sản xuất giống nhau ví dụ phân xưởng I sản xuất gạch đặc, phân xưởng II
chuyên về sản xuất gạch lỗ . Đồng thời tập hợp chi phí cho toàn bộ công ty theo từng
phân xưởng để có thể quản lý chi phí chặt chẽ hơn, đến cuối kỳ sẽ có thể phân bổ cho

uế
từng đối tượng và tính gía thành một cách thuận tiện. Có thể tập hợp chi phí sản xuất
chi tiết cho phân xưởng thứ nhất về các TK 6211 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

H
phân xưởng I, TK 6221 chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng I, TK 6271 – Chi phí
tế
sản xuất chung phân xưởng I.
h
Kiến nghị 2: Về việc quản lý nguyên vật liệu
in

Dựa vào định mức sản xuất được đặt ra cho mỗi kỳ sản xuất, nguyên vật liệu
cK

dùng để sản xuất cho cả kỳ sẽ được xuất dùng một lần ở đầu kỳ. Tuy nhiên việc xuất
dùng một lần này sẽ không hiệu quả cho việc quản lý. Vì thế thay vì xuất một lần nên
họ

xuất nguyên vật liệu cho từng tháng, ước tính lượng sản xuất của từng tháng để xuất
nguyên vật liệu cho từng phân xưởng sản xuất. Khi xuất nguyên liệu, kế toán nhập số
ại

liệu vào phần mềm để đưa ra được phiếu xuất kho và sau đó lên sổ chi tiết và sổ cái
Đ

của từng phân xưởng.


Kiến nghị 3: Về kỳ tính giá thành
Để giảm thiểu lượng công việc cũng như giảm sự công kềnh về số liệu đồng
thời phù hợp với quy trình sản xuất ngắn và liên tục. Công ty nên thay đổi từ quý
thành tháng.
Kiến nghị 4: Chi phí nhân công trực tiếp
Đây là khoản chi phí được thừa nhận là chi phí cho hoạt động sản xuất trong kỳ
nhưng thực tế chưa phát sinh. Công ty cần phải trích trước tiền lương của công nhân

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 86


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

sản xuất nghỉ phép để chủ động theo dõi, tránh tình trạng chi phí sản xuất có thể gây
đột biến cho giá thành. Cụ thể được tính như sau:
Trước hết, công ty cần xác định được mức trích trước. Mức trích trước được
xác định theo công thức:
Mức trích trước Tiền lương cơ bản thực tế phải trả
Tỷ lệ trích
tiền lương kế = công nhân trực tiếp sản xuất trong x
trước
hoạch tháng
Trong đó tỷ lệ trích trước lại được xác định như sau:
Tổng số lương phép kế hoạch năm
Tỷ lệ của CNTTSX
= X 100

uế
trích trước Tổng số lương cơ bản kế hoạch năm của

H
CNTTSX
Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch trích trước lương nghỉ phép cho công nhân
tế
trực tiếp sản xuất, kế toán ghi:
h
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
in

Có TK 335- chi phí trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép
cK

Khi phát sinh các khoản tiền lương nghỉ phép, kế toán hạch toán:
Nợ TK 335 - Chi phí trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép
họ

Có TK 334 – Tiền lương phải trả


Khi thanh toán tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất:
ại

Nợ TK 334 – Tiền lương phải trả


Đ

Có TK 111, 112
Ngoài ra cần hạch toán các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất
sản phẩm, trích 24% trên lương tính bảo hiểm vào TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
Sau khi lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 338 – Các khoản trích theo lương
Cuối mỗi tháng, kế toán tập hợp bảng tính lương của từng tổ, đội sản xuất để
tiến hành lập bảng tính lương chung cho toàn bộ nhân viên trong công ty. Dựa vào
bảng tính lương kế toán sử dụng excel để phân loại tiền lương cho từng đối tượng lao

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 87


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

động cụ thể: lao động biên chế và lao động thời vụ để lập bảng phân bổ tiền lương –
bảng phân bổ số 2.
Kiến nghị 5: Về việc tổng hợp và phân bổ chi phí
Việc tổng hợp và phân bổ chi phí nên tập hợp vào cuối mỗi tháng và theo từng
phân xưởng sau đó mới tổng hợp chung cho toàn công ty sau đó sẽ phân bổ cho từng
đối tượng cụ thể.
Kiến nghị 6. Về chứng từ chứng từ sổ sách
Nếu có thể công ty có thể không cần lập sổ chi tiết để tránh sự trùng lặp với sổ
cái để tránh mất thời gian.
Kiến nghị 7. Về việc hạch toán chi phí sản xuất chung

uế
Công ty mở thêm TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp, để hạch toán những
khoản phát sinh như: lương nhân viên quản lý, giám đốc, các chi phí không liên quan
đến quá trình sản xuất.
H
tế
h
in
cK
họ
ại
Đ

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 88


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thuỷ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS Đặng Thị Loan, “Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp”,
Trường Đại học kinh tế quốc dân.
2. Ths. Nguyễn Ngọc Thủy, slide bài giảng “Kế toán chi phí 1”, Đại học Kinh tế Huế.
3. Trang web: http//:luanvan.net.
4. Tài liệu của Công ty Cổ phần Gạch ngói Cầu Họ – Hà Tĩnh.
5. Một số bài khóa luận của anh chị khóa trước.
6.Trang web: www.timtailieu.vn

uế
H
tế
h
in
cK
họ
ại
Đ

SVTH: Trương Thị Huyền Trang 89

You might also like