You are on page 1of 11

HƯỚNG DẪN TIẾP THỊ ĐỐI TÁC

1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


1.1 Tiêu chuẩn của Cán bộ nhân viên
Cán bộ nhân viên BSOP liên quan đến công tác tiếp thị Đối tác tại Đơn vị phải
đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:
 Tiêu chuẩn về dịch vụ
(1) Đón tiếp nồng nhiệt, phục vụ lịch sự và thân thiện.
(2) Thực hiện tư vấn nhiệt tình, đầy đủ và chính xác.
(3) Cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt phục vụ nhu cầu Đối tác.
(4) Phản hồi kịp thời và hữu ích đối với các yêu cầu của Đối tác.
(5) Thông tin về sản phẩm, dịch vụ được cập nhật liên tục và chính xác.
 Tiêu chuẩn về kiến thức
(1) Hiểu biết về BSOP, các sản phẩm và dịch vụ BSOP đang cung cấp.
(2) Hiểu biết về môi trường kinh doanh và các Quy định về định cư.
(3) Hiểu biết về đối thủ cạnh tranh.
(4) Hiểu biết về Đối tác.
 Tiêu chuẩn về kỹ năng
(1) Kỹ năng lắng nghe.
(2) Kỹ năng đặt câu hỏi.
(3) Kỹ năng khám phá nhu cầu của Đối tác.
(4) Kỹ năng trình bày, cung cấp thông tin đến Đối tác.
(5) Kỹ năng chốt hợp đồng.
 Tiêu chuẩn về trang phục, tác phong
(1) Đồng phục theo quy định của BSOP.
(2) Tác phong chuyên nghiệp, năng động, phù hợp với văn hóa công sở của
BSOP.
1.2 Nguyên tắc trong công tác tiếp thị
- NVBD phải báo cáo cho LĐBD về công tác tiếp thị Đối tác bên ngoài các điểm
giao dịch của BSOP như: thời gian đi, địa điểm đến, tên Đối tác, nội dung trao
đổi,... Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà LĐBD bố trí số lượng nhân sự đi tiếp
thị cho phù hợp, sao cho vẫn đảm bảo có nhân sự phụ trách các công việc khác
của Đơn vị. Số lượng Cán bộ nhân viên tại Đơn vị đi tiếp thị bên ngoài tùy thuộc
vào thời gian, nội dung tiếp thị và mức độ quan trọng của Đối tác;

Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của BSOP. Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức 1/11
- Thời gian tiếp thị phụ thuộc nội dung các vấn đề được trao đổi dài hay ngắn, địa
điểm tiếp thị xa hay gần cơ quan làm việc,...;
- Tài liệu sổ sách bán hàng gọn gàng, ngăn nắp;
- Đến đúng giờ (thể hiện sự nghiêm túc và ý thức tổ chức kỷ luật cao);
- Bắt đầu giao tiếp khi Đối tác đã thật sự sẵn sàng bằng vài câu nói đã chuẩn bị
sẵn;
- Tạo ấn tượng tốt, tích cực đối với Đối tác;
- Tạo không khí thoải mái và thân thiện trong quá trình giao tiếp;
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác;
- Tuyệt đối không nóng vội;
- Tìm hiểu kỹ thông tin trước khi tiếp cận;
- Tuyệt đối không dùng kỹ năng, mẹo để lừa dối Đối tác, đưa thông tin sai sự thật;
- Các Đối tác khó tiếp cận và tiềm lực cao cần phải có sự hỗ trợ trực tiếp từ quản
lý;
1.3 Công tác chuẩn bị tiếp thị
- Trước khi tư vấn tiếp thị qua điện thoại, NVBD cần chuẩn bị các nội dung sau:
+ Tìm hiểu thông tin về Đối tác;
+ Chuẩn bị kỹ nội dung cần trao đổi trước khi thực hiện cuộc gọi;
+ Chuẩn bị đầy đủ giấy, bút, và tài liệu phục vụ cho cuộc gọi;
+ Chọn thời gian thích hợp;
+ Chủ động lựa chọn cách xưng hô phù hợp, lịch sự, tôn trọng Đối tác.

- Trước khi tư vấn tiếp thị bên ngoài các điểm giao dịch của BSOP, NVBD cần
chuẩn bị các tài liệu/công cụ cần thiết như:
+ Brochure/tờ dán A4/thư ngỏ (BM 03/HD-BD-18)/thể lệ sản phẩm…giới
thiệu về SP của BSOP và nội dung hợp tác;
+ Các tài liệu, biểu mẫu, Hợp đồng hợp tác…;

+ Danh thiếp cá nhân;

+ Sổ ghi chép.

2. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN


2.1 Lưu đồ thực hiện

Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của BSOP. Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức 2/11
Trách Biểu
Bước Nội dung công việc
nhiệm mẫu

Bước NVBD,
Thu thập và xử
1 LĐBD lý dữ liệu

Bước NVBD, Lập kế hoạch tiếp thị BM 01


2
LĐBD

Bước Tiếp cận Đối tác


NVBD,
3
LĐBD
Tiếp cận trực tiếp Tiếp cận qua điện
thoại

Không
đồng ý Quyết định đối tác về
cuộc hẹn

Đồng ý
Bước NVBD,
4 LĐBD Ghi nhận cuộc hẹn và chuẩn bị
trao đổi trực tiếp với Đối tác

Gặp gỡ và trao đổi trực tiếp


Bước NVBD, với Đối tác BM3
5 LĐBD

Không
đồng ý
Quyết định của
Đối tác

Đồng ý hợp
tác

Bước
NVBD, Kết thúc
6 BM2
LĐBD
BM4

2.2 Diễn giải lưu đồ

Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của BSOP. Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức 3/11
Bước 1: Thu thập và xử lý dữ liệu
a. Thu thập cơ sở dữ liệu
Trên cơ sở Đối tác mục tiêu đã được xác định trong từng thời kỳ, NVBD thu thập
dữ liệu liên quan đến các đối tượng Đối tác cần tiếp thị thông qua các kênh dữ
liệu như:
- Các cuộc triển lãm ngành nghề, hội chợ thương mại, hội thảo và hội nghị Đối
tác
+ Tư liệu tuyên truyền và báo chí: Trên báo chí thường có các thông tin của Tổ
chức tham gia triển lãm, hội chợ thương mại… những thông tin này tương
đối đầy đủ và hoàn chỉnh. Trong cuộc triển lãm, hội chợ thương mại, các tư
liệu tuyên truyền bao gồm lượng thông tin lớn về Đối tác, NVBD cần thu
thập càng nhiều càng tốt.
+ Thu thập danh thiếp: Các Tổ chức tham gia triển lãm, hội chợ thương mại
thường đặt danh thiếp của mình ở gian hàng để Đối tác tham khảo, cũng có
khi Tổ chức chủ động trao danh thiếp cho Đối tác và trao đổi danh thiếp với
Đối tác.
+ Thăm các gian hàng: NVBD có thể thăm các gian hàng khác và giao lưu với
các Tổ chức, đồng thời cùng trao đổi cách thức liên hệ.
+ Xin bảng thông tin của Đơn vị tổ chức triển lãm, hội chợ thương mại, hội
thảo và hội nghị Đối tác: Thông thường các Đơn vị Tổ chức sẽ có bảng nội
dung thông tin về cuộc triển lãm, hội chợ, hội thảo, hội nghị Đối tác như: tên
các Đơn vị tham gia và địa chỉ liên hệ.
- Thông qua báo chí, quảng cáo
+ Thông qua báo chí để thu thập thông tin của Đối tác, chủ yếu là thông qua tin
tức quảng cáo trên báo để thu thập thông tin, NVBD thu thập thông tin về
Đối tác như: Địa chỉ, điện thoại liên lạc, tên Đối tác, người liên lạc trực tiếp.
+ Tìm đọc trên các biển quảng cáo hoặc tờ rơi: Thông thường, các tấm biển
quảng cáo, tờ rơi chứa đựng lượng lớn thông tin Đối tác, thông tin khá xác
thực, đáng tin. Nếu Đơn vị nào sử dụng các cách thức này để thu thập thông
tin Đối tác cũng khá phức tạp, tốn nhiều thời gian nhưng thông tin thu được
lại rất mới, có tính chính xác cao.
- Thông qua mạng internet
+ Thông qua việc tìm kiếm trên mạng để thu thập thông tin, các trang mạng
internet như: Google, website của sở kế hoạch và đầu tư, cục thuế… để tìm
kiếm và tra cứu thông tin Đối tác.
+ Các trang mạng mang tính chuyên nghiệp: Các trang chuyên đề thuộc ngành
nghề, lĩnh vực kinh doanh của các Tổ chức.
+ Trực tiếp vào trang mạng của Tổ chức: Có thể trực tiếp vào xem trang
website của Tổ chức để thu thông tin vì các thông tin này khá hoàn chỉnh,
đầy đủ và có tính chính xác.

Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của BSOP. Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức 4/11
- Các đoàn thể xã hội hoặc các hiệp hội ngành nghề
Hiệp hội ngành nghề sẽ cung cấp cho các hội viên những thông tin về từng hội
viên khác, đồng thời, các hoạt động của hiệp hội ngành nghề cũng là cơ hội để
tiếp xúc với Đối tác và thu thập thông tin Đối tác.
- Sự giới thiệu của bạn bè hoặc Đối tác hiện hữu
Thông qua sự giới thiệu của bạn bè hoặc đối tác hiện hữu có thể thu được những
thông tin chính xác về Đối tác để có thể trực tiếp liên hệ với Đối tác.
- Đối tác đã ngừng hợp tác với BSOP
Thu thập thông tin Đối tác ngừng hợp tác BSOP từ đó xác định được lý do Đối
tác thôi hợp tác với BSOP nhằm có biện pháp khắc phục và có những tương tác
thích hợp thu hút Đối tác quay lại hợp tác với BSOP….
b. Xử lý cơ sở dữ liệu
Xử lý, phân tích cơ sở dữ liệu giúp phân loại Đối tác thành những nhóm khác
nhau để triển khai những phương án tiếp thị một cách có hiệu quả với chi phí
thấp nhất.
Trên cơ sở thu thập được cơ sở dữ liệu Đối tác nêu trên, NVBD thực hiện phân
tích, xử lý dữ liệu theo từng tiêu chí:
- Phân loại Đối tác: Phân loại theo từng đặc điểm riêng biệt của Đối tác như: Đối
tác tiềm năng, Đối tác hiện hữu, Đối tác mới thành lập ….
- Phân loại theo ngành nghề của đối tác.
- Phân loại theo từng nhóm lợi ích của Đối tác:
- Phân loại theo quy mô Đối tác.
Bước 2: Lập kế hoạch tiếp thị
Sau khi thu thập và xử lý dữ liệu nêu tại bước 1, NVBD trình LĐBD duyệt kế
hoạch tiếp thị Đối tác Tổ chức theo định kỳ hàng tuần hoặc đột xuất nếu có như
cầu phát sinh theo mẫu biểu số BM 01/HD-BD-18 để lựa chọn các hình thức tiếp
thị, thời gian tiếp thị và xác định trách nhiệm của NVBD, LĐBD trong việc tiếp
thị các Đối tác nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí để đạt hiệu quả cao nhất.
Bước 3: Tiếp cận Đối tác
Sau khi kế hoạch được duyệt, các cá nhân có liên quan tại Đơn vị triển khai các
hình thức tiếp cận Đối tác cho phù hợp và hiệu quả nhất, cụ thể:
a. Tiếp cận trực tiếp
Ưu điểm: Hiệu quả
Hạn chế: Mất thời gian
Cách thức tiếp cận: Tùy vào phân loại Đối tác và khả năng tiềm năng, mức độ
lợi ích mà Đối tác mang lại cho BSOP, Đơn vị có thể tiếp cận theo từng cấp độ:

Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của BSOP. Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức 5/11
- Cấp độ 1: Dễ tiếp cận và tiềm lực Đối tác ở mức trung bình – NVBD chịu trách
nhiệm tiếp cận
+ Tìm hiểu thông tin về người quyết định giao dịch với BSOP (thường là Giám
đốc, hay người phụ trách kinh doanh).
+ Xin cuộc hẹn với người quyết định giao dịch thông qua nhân viên tiếp tân
hoặc thư ký.
+ Trong trường hợp Đối tác đồng ý gặp mặt và trao đổi ngay thì chuyển sang
bước 4.
- Cấp độ 2: Có thể tiếp cận và tiềm lực Đối tác ở mức cao – LĐBD chịu trách
nhiệm tiếp thị
+ Trường hợp không thể nào tiếp cận được người quyết định giao dịch trong
Tổ chức đó thì NVBD, LĐBD cần rà soát xem mối quan hệ của bản thân có
quen với các đối tượng sau: Nhân viên thân cận, người có ảnh hưởng, bạn bè
thân quen… đối với người quyết định giao dịch tại Tổ chức.
+ Sau khi xác định được người mình quen có liên quan đến người quyết định
giao dịch tại Tổ chức, NVBD, LĐBD cần tiếp cận để trao đổi các thông tin
liên quan đến Đối tác mà mình cần tiếp cận như: Nhu cầu của Đối tác, khả
năng tài chính của công ty, tính cách của người quyết định giao dịch tại Tổ
chức, mối quan tâm và sở thích của người này…
+ Nhờ người bạn giới thiệu cá nhân mình để có thể tiếp cận người quyết định
giao dịch tại Tổ chức đó và xin cuộc hẹn.
- Cấp độ 3: Rất khó tiếp cận và tiềm lực Đối tác ở mức cao – BGĐ chịu trách
nhiệm tiếp thị
+ Trường hợp không thể tìm ra được mối liên hệ nào với người quyết định giao
dịch thì NVBD, LĐBD , BGĐ cần phải trực tiếp tạo mối quan hệ với người
quyết định giao dịch tại Tổ chức.
+ Tìm hiểu thói quen, sở thích, hoàn cảnh, địa chỉ nơi ở… của người quyết
định giao dịch qua các kênh thu thập khác nhau như nhân viên công ty, bảo
vệ, tiếp tân, các địa điểm mà người này thường lui tới như nhà hàng, quán cà
phê, quán ăn ... Việc này cần phải khéo léo, cần phải tạo sự tin tưởng và thể
hiện sự chuyên nghiệp khi tiếp cận từng Đối tác.
+ Lên kế hoạch tiếp cận Đối tác thông qua các thông tin thu thập được. Khi
tiếp cận Đối tác cần khéo léo việc tạo mối quan hệ thân thiết với Đối tác
thông qua các hoạt động như: Tham gia thể thao, cà phê, tham gia câu lạc
bộ…Khi tham gia các hoạt động này cần có bạn bè, đồng nghiệp đi cùng.
Trong quá trình trao đổi thì nên nói về nghiệp vụ ngân hàng, lãi suất…để thu
hút sự quan tâm của Đối tác. Từ đó có thể làm quen với Đối tác, cùng nhau

Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của BSOP. Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức 6/11
thảo luận các vấn đề liên quan đến hoạt động ngân hàng với không khí cởi
mở, vui vẻ.
+ Khi Đối tác và Đơn vị đã có mối quan hệ tốt, Đơn vị có thể xin một buổi hẹn
để trình bày phương án hợp tác có lợi cho Đối tác, đáp ứng được nhu cầu của
Đối tác…

 Lưu ý:
- Trong một số trường hợp cần thiết, NVBD, LĐBD có thể báo cáo về việc hẹn
gặp Đối tác cho BGĐ để BGĐ có thể sắp xếp cùng tham gia.
- Tùy thuộc vào đối tượng Đối tác, để gia tăng hình ảnh cũng như uy tín, thương
hiệu của BSOP, Đơn vị có thể sắp xếp phương tiện di chuyển là ôtô đã được cấp
hoặc các phương tiện di chuyển khác tùy vào tình hình thực tế.
b. Tiếp cận qua điện thoại: NVBD chịu trách nhiệm tiếp thị
Ưu điểm: Nhanh và ít tốn thời gian do Đối tác sẽ ngay lập tức phản hồi về nhu
cầu của mình.
Hạn chế: Ít hiệu quả do sức nặng tâm lý và có thể phiền đến Đối tác khi Đối tác
đang có việc bận.
Cách tiếp thị: NVBD tiếp thị Đối tác qua điện thoại phải thể hiện được sự
chuyên nghiệp và tôn trọng người nghe, cách thức tiếp thị như sau:
- Phải chuẩn bị kỹ nội dung trước khi gọi cho Đối tác bằng cách ghi lại những
thông tin mà NVBD muốn chuyển tải tới họ qua cuộc trò chuyện. Thông tin phải
thật cô đọng, dễ hiểu vì Đối tác không có nhiều thời gian nghe NVBD trình bày
dài dòng. Đồng thời NVBD cũng phải chuẩn bị sẵn các câu hỏi thường gặp để trả
lời Đối tác thật thuyết phục và làm hài lòng Đối tác. Sự chuẩn bị càng kỹ thì sự
thành công càng cao.
- Khi bắt đầu cuộc gọi, NVBD nên giới thiệu mình một cách lịch sự, nêu thật ngắn
gọn mục đích cuộc gọi. [VD: BSOP đang có chương trình hợp tác rất hấp dẫn,
rất phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp anh chị…]
- Xin phép được nói chuyện thể hiện sự tôn trong người nghe. [VD: Sau khi giới
thiệu, nêu mục đích cuộc gọi như trên, trình bày thêm câu: “Bây giờ anh/chị có
tiện nói chuyện điện thoại không ạ?” hoặc “Em có thể xin anh/chị 5 phút để giới
thiệu được không ạ?” – Lưu ý thời gian nói chuyện không quá 5 phút như đã xin
phép ở trên ...)
- Tiếp theo, tùy theo thái độ của người nghe mà NVBD có thể đưa ra các hành
động tiếp theo như tư vấn, để lại kênh thông tin, xin cuộc hẹn hoặc đề nghị giới
thiệu Đối tác (nếu được) ...
Các kỹ năng cần có khi bán hàng qua điện thoại:
- Bình tĩnh: Luôn mỉm cười khi trả lời điện thoại, cần thoải mái, giọng nói truyền
tải chính xác, không gò bó, áp chế, hãy nói chuyện vui vẻ và tôn trọng Đối tác,
kể cả khi Đối tác nổi cáu hay từ chối thẳng thừng.

Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của BSOP. Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức 7/11
- Âm thanh giọng nói thật dễ nghe, dễ chịu và cuốn hút, điều này sẽ tạo thuận lợi
để duy trì buổi nói chuyện thuận lợi.
- Gây ấn tượng với Đối tác bằng những giá trị và lợi ích cụ thể mang lại cho Đối
tác khi hợp tác với BSOP.
- Những câu từ chối như "Cảm ơn, tôi không quan tâm!" sẽ thường xuyên xảy ra.
Thay vì nản lòng, hãy nhiệt tình, vui vẻ đưa thêm ra một câu hỏi khác liên quan
đến quyền lợi của Đối tác để thu hút sự chú ý của Đối tác.
- Cũng nên lưu ý đến thời gian gọi, tránh tạo cảm giác làm phiền cho Đối tác lúc
sáng sớm, giờ nghỉ trưa, giờ dùng bữa hay lúc quá khuya.
- Trả lời điện thoại ngay sau hồi chuông đầu tiên.
Bước 4: Ghi nhận cuộc hẹn và chuẩn bị trao đổi trực tiếp với Đối tác
Khi đã thiết lập thành công cuộc hẹn với Đối tác, NVBD cần ghi nhận lại thời
gian và địa điểm hẹn gặp Đối tác, nội dung sẽ tư vấn tiếp thị cho Đối tác, các lưu
ý khác,...
Trong một số trường hợp cần thiết, NVBD, LĐBD có thể báo cáo về việc hẹn
gặp Đối tác cho BGĐ, để BGĐ có thể sắp xếp cùng tham gia.
NVBD chuẩn bị đầy đủ các thông tin, tài liệu về Đối tác và các sản phẩm có liên
quan, cụ thể:
- Thông tin về Đối tác:
+ Thông tin về tổ chức: Tên tổ chức, ngành nghề kinh doanh, địa chỉ, phạm vi
hoạt động….
+ Thông tin về đặc thù hoạt động kinh doanh của tổ chức.
+ Thông tin về Lãnh đạo tổ chức: Tên, tuổi, trình độ, kinh nghiệm, sở thích,
tính cách, mối quan hệ xã hội…
+ Thông tin về người quyết định giao dịch tại tổ chức: Tên, tuổi, trình độ, kinh
nghiệm, sở thích, tính cách, mối quan hệ xã hội....
+ Thông tin sản phẩm dịch vụ của đối tác, đặc biệt cần hiểu về Khách hàng nào
của đối tác sẽ là khách hàng tiềm năng của BSOP
Bước 5: Gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với Đối tác
Sau khi xin được cuộc hẹn với người có quyền quyết định tại công ty, NVBD,
LĐBD xin trình bày ngắn gọn mục tiêu gặp mặt.
Trong khi trao đổi với Đối tác, NVBD, LĐBD lưu ý lắng nghe và khơi gợi về các
nhu cầu và lợi ích của việc hợp tác với Đối tác, đồng thời ghi nhận các ý kiến
đóng góp của Đối tác về nội dung hợp tác, chính sách hoa hồng của BSOP để
làm cơ sở cho BSOP điều chỉnh, phát triển hoàn thiện hơn.
- Trường hợp Đối tác đồng ý hợp tác với BSOP: NVBD thực hiện các thủ tục cần
thiết liên quan ngay tại cuộc hẹn như: Ký kết hợp đồng/thỏa thuận (nếu cần thiết

Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của BSOP. Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức 8/11
và có thể thực hiện được) BM 04/HD-BD-18, hướng dẫn Đối tác đến các địa điểm
giao dịch của BSOP để thực hiện các thủ tục cần thiết....
- Trường hợp Đối tác không đồng ý hợp tác với BSOP: NVBD, LĐBD khéo léo
tìm hiểu lý do Đối tác từ chối không hợp tác với BSOP. Giải thích, tư vấn về
những vấn đề Đối tác đang lo ngại và ghi nhận tất cả các thông tin Đối tác phản
hồi:
+ Nếu Đối tác hiểu rõ và đồng ý hợp tác BSOP thì NVBD tiến hành thực hiện
các thủ tục cần thiết liên quan ngay tại cuộc hẹn như: Ký kết hợp đồng/thỏa
thuận (nếu cần thiết và có thể thực hiện được), hướng dẫn Đối tác đến các địa
điểm giao dịch của BSOP để thực hiện các thủ tục cần thiết....
+ Trường hợp Đối tác tỏ ý chưa quan tâm và từ chối thì cần nhã nhặn rút lui,
tùy tình hình mà đưa lại tờ rơi, danh thiếp với nhã ý khi Đối tác có nhu cầu
hãy liên hệ theo thông tin trên danh thiếp để được phục vụ tốt nhất và yêu
cầu giới thiệu Đối tác (nếu được).
Bước 6: Kết thúc tiếp thị bán hàng
- Trường hợp Đối tác đồng ý hợp tác với BSOP
 Cảm ơn Đối tác đã đồng ý hợp tác với BSOP.
 Nhắc lại các điều khoản, quy định và thỏa thuận đã đạt được giữa Đối tác và
BSOP; ngày ký kết hợp đồng chính thức trong trường hợp chưa ký kết hợp
đồng ngay; thời gian BSOP cung cấp hợp đồng, biểu mẫu (nếu có)…;
 Gửi quà tặng cho Đối tác (nếu có).
 Chào Đối tác ra về.
 NVBD trực tiếp quản lý và thực hiện các nghiệp vụ có liên quan cho Đối tác
 Theo dõi và cập nhật thông tin Đối tác, ý kiến phản hồi của Đối tác về việc
hợp tác, thường xuyên chăm sóc và liên hệ để thúc đấy việc giới thiệu khách
hàng từ đối tác… để có thể phục vụ Đối tác chu đáo và kịp thời.
 Ngoài ra, NVBD cần thường xuyên lên kế hoạch ghé thăm định kỳ các Đối
tác để củng cố mối quan hệ thân thiết và tặng quà vào các dịp sinh nhật; lễ;
tết;…. Nắm bắt nhu cầu về hợp tác và hoa hông của đối tác.
- Trường hợp Đối tác không đồng ý sử dụng sản phẩm, dịch vụ của BSOP:
+ Cảm ơn Đối tác đã dành thời gian lắng nghe tư vấn.
+ Ghi nhận những ý kiến của Đối tác về lý do không hợp tác với BSOP.

Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của BSOP. Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức 9/11
+ Cam kết xem xét các ý kiến góp ý của Đối tác, hẹn thời gian phản hồi cho
Đối tác.
+ Gửi quà tặng cho Đối tác (nếu có).
+ Chào Đối tác ra về.
+ NVBD cập nhật lý do, phản hồi của Đối tác về việc không hợp tác với
BSOP, đánh giá các yếu tố thu thập được, báo cáo lên LĐBD để xem xét.
LĐBD lập báo cáo kiến nghị lên BGĐ để xem xét giải quyết (nếu cần thiết)
nhằm đáp ứng nhu cầu của Đối tác.
+ Đơn vị thực hiện phản hồi lại cho Đối tác về việc BSOP có thể đáp ứng/chưa
thể đáp ứng nhu cầu của Đối tác trong thời điểm hiện tại. Trong trường hợp
BSOP không thể đáp ứng nhu cầu Đối tác trong điều kiện hiện tại, Đơn vị
xác nhận với Đối tác: BSOP vẫn ghi nhận các ý kiến góp ý của Đối tác và
nếu điều kiện cho phép có thể cung cấp dịch vụ cho Đối tác vào thời điểm
thích hợp trong tương lai.
+ Lưu thông tin Đối tác để lên kế hoạch cho lần ghé thăm tiếp theo khi có sản
phẩm dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của Đối tác.
3. MỐI QUAN HỆ TRÁCH NHIỆM
- Ban giám đốc
+ Tham gia hỗ trợ NVBD, LĐBD khi thực hiện tiếp thị các Đối tác lớn có tiềm
năng.
- Lãnh đạo Phòng kinh doanh
+ Đề ra chiến lược phát triển kinh doanh.
+ Chịu trách nhiệm về doanh số cũng như kết quả hoàn thành công việc của
NVBD, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tiếp thị Đối tác do BGĐ đã phân công
nhằm thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh.
+ Giám sát, quản lý các hoạt động của NVBD theo đúng quy định.
+ Tham gia hỗ trợ NVBD khi thực hiện tiếp thị Đối tác Tổ chức lớn, có tiềm
năng.
- Nhân viên Đối tác Doanh nghiệp
+ Tích cực tìm kiếm và tiếp thị Đối tác
+ Theo dõi và cập nhật thường xuyên danh sách Đối tác cần tiếp thị, lập kế
hoạch và thực hiện tiếp thị Đối tác một cách hiệu quả theo đúng quy định.
+ Hoàn thành các chỉ tiêu tiếp thị được phân công.
+ Tuân thủ quy định của quy trình nghiệp vụ có liên quan.
4. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÁO CÁO
- NVBD thực hiện Báo cáo kết quả tiếp thị Đối tác Tổ chức định kỳ hàng
tuần/tháng/quý/năm theo biểu mẫu BM 02/HD-BD-18 đề xuất biện pháp kiến

Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của BSOP. Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức 10/11
nghị (nếu có) cho LĐBD/BGĐ. Tùy theo nhu cầu sử dụng báo cáo của BGĐ mà
NVBD, LĐBD lập báo cáo theo yêu cầu để gửi cho BGĐ định kỳ hàng
tuần/tháng/quý/năm.
- LĐBD tiến hành tổ chức họp Phòng Phát triển Kinh doanh ít nhất một tuần một
lần; tổng hợp đánh giá công tác tiếp thị, bán hàng đã thực hiện trong tuần; ghi
nhận những kết quả đạt được và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá
trình thực hiện bán hàng, đưa ra các biện pháp khắc phục (nếu có).

5. HƯỚNG DẪN LƯU HỒ SƠ


Các Đơn vị thực hiện việc lưu trữ hồ sơ theo quy định của Pháp luật và của
BSOP trong từng thời kỳ.
6. BIỂU MẪU ĐÍNH KÈM

Stt Ký mã hiệu Tên Biểu mẫu

1 Kế hoạch tiếp thị Đối tác Tổ chức BM 01/HD-BD-18

2 Báo cáo kết quả tiếp thị Đối tác Tổ chức BM 02/HD-BD-18

3 Thư mời hợp tác BM 03/HD-BD-18

4 Hợp đồng hợp tác BM 04/HD-BD-18

7. XỬ LÝ VI PHẠM
Trong thời gian triển khai thực hiện tiếp thị bán hàng theo Hướng dẫn này, nếu
cá nhân nào vi phạm thì phải chịu các hình thức kỷ luật và bồi thường thiệt hại
vật chất theo Quy định của Pháp luật và của BSOP.
8. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Những nội dung không được quy định cụ thể trong Hướng dẫn này, Đơn vị thực
hiện theo những quy định, hướng dẫn khác có liên quan đến chất lượng, công tác
tiếp thị bán hàng của Pháp luật và của BSOP trong từng thời kỳ.
- Mọi sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Hướng dẫn này do Ban Giám đốc quyết
định.
BAN GIÁM ĐỐC

Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của BSOP. Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức 11/11

You might also like