You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 09 năm 2020

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC


KINH TẾ LƯỢNG ỨNG DỤNG
(DÀNH CHO NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH)

A. THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC


1. Tên môn học (tiếng Việt) : KINH TẾ LƯỢNG ỨNG DỤNG (Dành cho
Quản trị kinh doanh)
2. Tên môn học (tiếng Anh) : APPLIED ECONOMETRICS (APPLIED
ECONOMETRICS IN BUSINESS ADMINISTRATION)
3. Mã số môn học : MES304
4. Trình độ đào tạo : Đại học
5. Ngành đào tạo áp dụng : Quản trị kinh doanh
6. Số tín chỉ : 3 tín chỉ
- Lý thuyết : 2 tín chỉ (tương đương 300 tiết)
- Thảo luận và bài tập :
- Thực hành : 1 tín chỉ (tương đương 15 tiết)
- Khác (ghi cụ thể) : Tự học, làm bài tập và thảo luận nhóm
7. Phân bổ thời gian :
- Tại giảng đường : 45 tiết
- Tự học ở nhà : 90 giờ để chuẩn bị bài, tự học.
- Khác (ghi cụ thể) :
8. Khoa quản lý môn học : Khoa Kinh tế Quốc tế
9. Môn học trước : Kinh tế lượng
10. Mô tả môn học
Môn học bao gồm 5 chương, cung cấp cho sinh viên kiến thức về các phương
pháp và mô hình kinh tế lượng được ứng dụng vào trong thực tiễn công việc tại lĩnh
vực nghiên cứu thị trường, hỗ trợ bộ phận marketing và bộ phận quản trị của các

1
doanh nghiệp và các ngân hàng, tổng cục thống kê hiện nay. Môn học gồm 5 chương,
gồm chương giới thiệu về dữ liệu định lượng trong kinh doanh và 4 chương trình bày
các kỹ thuật phân tích định lượng cụ thể như hồi quy đơn/đa biến, hồi quy logistic,
phân tích nhân tố, và mô hình cấu trúc tuyến tính.
Môn học được tiếp cận từ góc độ ứng dụng, gắn liền với sử dụng các phần mềm
kinh tế lượng chuyên dụng như SPSS và Amos. Các bài giảng được xây dựng nhằm
giới thiệu những mô hình cụ thể trong từng tình huống cụ thể. Các bài thực hành trên
bộ dữ liệu thực tế được cấu trúc đi kèm bải giảng nhằm đảm bảo sinh viên có thể hiểu
và thực hiện.
11. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của môn học
11.1. Mục tiêu của môn học
Mục Nội dung CĐR CTĐT1 phân CĐR
Mô tả mục tiêu
tiêu bổ cho môn học CTĐT
(a) (b) (c) (d)
Phân loại được các mô hình Khả năng vận dụng kiến thức
kinh tế lượng phổ biến được nền tảng và chuyên sâu để giải
CO1 sử dụng trong lĩnh vực quyết các vấn đề chuyên môn PLO6
marketing và quản trị kinh trong lĩnh vực marketing và
doanh quản trị kinh doanh

Xác định được mô hình phù Khả năng vận dụng kiến thức
hợp cho từng vấn đề nghiên nền tảng và chuyên sâu để giải
cứu, từng mối quan hệ kinh quyết các vấn đề chuyên môn PLO6
tế trong lĩnh vực marketing và
CO2 quản trị kinh doanh
Khả năng tham gia xây dựng
và phát triển giải pháp ứng
PLO7
dụng trong lĩnh vực marketing
và quản trị kinh doanh
CO3 Sử dụng được các kỹ thuật Khả năng tư duy phản biện PLO2
phù hợp để ước lượng các Khả năng tham gia xây dựng PLO7
mô hình khác nhau trong và phát triển giải pháp ứng
từng hoàn cảnh cụ thể (trên dụng trong lĩnh vực marketing

1
Giải thích ký hiệu viết tắt: CĐR – chuẩn đầu ra; CTĐT - chương trình đào tạo.
2
phần mềm SPSS và Amos)
Thực hiện được các kiểm
định chẩn đoán phù hợp để và quản trị kinh doanh
xác định được mô hình đáng
tin cậy và vững

11.2. Chuẩn đầu ra của môn học (CĐR MH) và sự đóng góp vào chuẩn đầu ra của
chương trình đào tạo (CĐR CTĐT)
Mức độ theo Mục tiêu
CĐR
CĐR MH Nội dung CĐR MH thang đo của môn học
CTĐT
CĐR MH
(a) (b) (c) (d) (e)
Mô tả và trình bày được các
dữ liệu, thống kê mô tả, phân
PLO2,
CLO1 tích cơ bản thị trường, chỉ ra 2 CO3
PLO7
được các trường hợp ứng dụng
phổ biến của từng loại mô hình
Phân loại được các mô hình
hồi quy đơn/đa biến, hồi quy
logistic, phân tích nhân tố và CO1, PLO6,
CLO2 3
mô hình cấu trúc chỉ ra được CO2 PLO7
các trường hợp ứng dụng phổ
biến của từng loại mô hình
Xác định được mô hình phù
hợp cho một chuỗi dữ liệu
PLO2,
trong một tình huống cụ thể và CO2,
CLO3 3 PLO6,
Thực hiện được các bước ước CO3
PLO7
lượng và dự báo bằng mô hình
nhị phân Binary logistic
Xác định được mô hình phù
hợp cho một chuỗi dữ liệu
PLO2,
trong một tình huống cụ thể và CO2,
CLO4 3 PLO6,
Thực hiện được các bước ước CO3
PLO7
lượng và dự báo bằng mô hình
phân tích.

3
Giải thích được vấn đề có thể
PLO6,
CLO5 phát sinh khi sử dụng các 3 CO2
PLO7
phương pháp kinh tế lượng.
Áp dụng phương pháp phân
PLO2,
CLO6 tích định lượng vào phân tích 3 CO3
PLO7
dữ liệu trong kinh doanh
Áp dụng các phương pháp hồi
CO1, PLO2,
qui dữ liệu phù hợp với từng
CLO7 3 CO2, PLO6,
vấn đề nghiên cứu và đặc trưng
CO3 PLO7
bộ dữ liệu

11.3. Ma trận đóng góp của môn học cho PLO

Mã CĐR CTĐT
PLO2 PLO6 PLO7
Mã CĐR MH

CLO1 3 3
CLO2 3 3
CLO3 3 3 3
CLO4 3 3 3
CLO5 3 3
CLO6 3 3
CLO7 3 3 3

12. Phương pháp dạy và học


 Các phương pháp giảng dạy “lấy người học làm trung tâm” cần được vận dụng
trong môn học để đảm bảo nội dung kiến thức được truyền tải hiệu quả đến sinh viên.
 Cần dành ít nhất trên 30% thời lượng tại lớp cho việc thảo luận và giải quyết
các tình huống cụ thể để đảm bảo các nội dung được truyền tải sinh động đến sinh
viên.
 Phương pháp thuyết trình của giảng viên vẫn có thể phát huy tác dụng để
truyền tải các vấn đề mang tính khái quát, các tình huống nghiên cứu, xử lý dữ liệu
trong lĩnh vực marketing và quản trị kinh doanh.
13. Yêu cầu môn học

4
 Sinh viên chỉ được đánh giá đạt học phần khi: (1) có điểm quá trình, (2) có
điểm thi kết thúc học phần (trường hợp sinh viên nhận điểm 0 do vắng thi không được
ghi nhận là có điểm thi), (3) có tổng điểm học phần từ 4 trở lên.
 Tùy số lượng sinh viên mà giảng viên quyết định số lượng thành viên các
nhóm học tập.
 Sinh viên tham dự lớp học phần phải tuân thủ quy tắc ứng xử của Nhà Trường;
sinh viên phải đến lớp đúng giờ, đảm bảo thời gian học trên lớp, có thái độ nghiêm túc
và chủ động, tích cực trong học tập, nghiên cứu.
 Sinh viên phải có ý thức chuẩn bị giáo trình, học liệu, để phục vụ quá trình học
tập.
 Thực hiện các hoạt động khác theo yêu cầu của giảng viên.
14. Học liệu của môn học
14.1. Giáo trình
[1] Hair, JF. (2018). Multivariate Data Analysis 8th edition. Cengage Learning
EMEA.
14.2. Tài liệu tham khảo
[2] Trương Đình Thái (2017). Mô hình cấu trúc tuyến tính: lý thuyết và ứng
dụng. NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM.

[3] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu với
SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức.
B. PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
1. Các thành phần đánh giá môn học
Thành phần đánh
Phương thức đánh giá Các CĐR MH Trọng số
giá
CLO1, CLO2,
A.1.1. Chuyên cần 10%
CLO3
CLO2, CLO3,
A.1. Đánh giá quá A.1.2. Bài kiểm tra cá nhân 20%
CLO4, CLO5
trình
CLO1, CLO3,
A.1.3. Bài thực hành nhóm CLO5, CLO6, 20%
CLO7, CLO9
A.2. Đánh giá cuối kỳ A.2.1. Thi cuối kỳ CLO1, CLO3, 50%
5
CLO4, CLO5,
CLO7, CLO8,
CLO9

2. Nội dung và phương pháp đánh giá


A.1. Đánh giá quá trình

A.1.1. Chuyên cần

 Nội dung của đánh giá chuyên cần gồm: tần suất hiện diện của sinh viên và sự
tham gia vào quá trình học tập tại giảng đường.
 Đánh giá kết quả học tập bằng đánh giá chuyên cần được thực hiện bằng
phương thức điểm danh và ghi nhận quá trình tham gia học tập các nội dung của học
phần. Điểm danh thực hiện trên danh sách lớp học phần chính thức do Trường cung
cấp. Việc ghi nhận quá trình tham gia học tập các nội dung của học phần được thực
hiện khi: (1) giảng viên mời đích danh sinh viên trả lời các câu hỏi hay phân công giải
quyết các bài tập/chủ đề thảo luận (tham gia thụ động), (2) sinh viên tự giác (xung
phong) trả lời các câu hỏi hay tham gia giải quyết các bài tập/chủ đề thảo luận (tham
gia chủ động); sinh viên có tần suất tham gia trên 50% số buổi học với đa số lời đáp
sát đáp án của vấn đề thì được xác định là chủ động tham gia rất tích cực vào quá trình
học tập trên giảng đường.
A.1.2. Bài kiểm tra cá nhân
 Bài kiểm tra cá nhân để đánh giá kiến thức và kỹ năng chuyên môn của sinh
viên sau khi hoàn thành ba chương đầu tiên. Các câu hỏi kiểm tra khả năng nhận diện
mô hình cho từng mối quan hệ kinh tế, biết sử dụng mô hình và kỹ thuật ước lượng
phù hợp, phân tích được kết quả ước lượng.
 Tổ chức kiểm tra tập trung tại giảng đường theo hình thức tự luận, không sử
dụng tài liệu, được phép sử dụng máy tính bỏ túi để tính toán, không được sử dụng các
thiết bị điện tử khác hoặc máy tính xách tay.
 Mỗi đề thi gồm mỗi đề thi gồm 02-03 câu tự luận. Thời gian kiểm tra là 50
phút.
 Tổ chức đánh giá: Giảng viên giảng dạy chịu trách nhiệm chấm bài kiểm tra.

A.1.3. Bài thực hành nhóm

 Làm việc trong 1 nhóm gồm 2 – 4 sinh viên.

6
 Bài thực hành được thực hiện trên lớp trong 180 phút.
 Mỗi nhóm sinh viên được yêu cầu sử dụng mô hình và kỹ thuật ước lượng phù
hợp để làm sáng tỏ một mối quan hệ kinh tế cho trước từ dữ liệu do giảng viên cung
cấp
 Sản phẩm nộp là báo cáo mô tả cách thức xử lý dữ liệu, kỹ thuật ước lượng và
phân tích kết quả ước lượng.
 Giảng viên chấm bài, trả điểm và cung cấp nhận xét cho các nhóm rút kinh
nghiệm, đúc kết tri thức cần lĩnh hội.
A.2. Thi cuối kỳ
 Đề thi do giảng viên tự ra hoặc từ ngân hàng câu hỏi thi (nếu có). Mỗi đề thi
gồm 40 câu trắc nghiệm. Các câu hỏi trắc nghiệm có 4 phương án lựa chọn và chỉ có
một phương án đúng.
 Các câu hỏi bao gồm tất cả các chương với tỷ lệ số câu hỏi của từng chương
tương đương với tỷ lệ của số tiết của chương đó so với tổng số tiết của môn học.
 Thời gian làm bài thi: 60 phút.
 Phương thức đánh giá: Được chấm 2 lượt độc lập bởi 2 giảng viên. Điểm bài
thi được chấm theo đáp án đề thi, mỗi câu hỏi trả lời đúng được 0,25 điểm. Tổng bài
thi là 10 điểm.
3. Các rubrics đánh giá
{Ghi chú: các khoa tự xác định, xây dựng các rubrics theo nội dung đã học trong
các khóa tập huấn; dưới đây chỉ là các ví dụ diễn giải}
A.1. Đánh giá quá trình

A.1.1. Chuyên cần

Tiêu chí đánh Trọng Thang điểm


giá số Dưới 5 5 – dưới 7 7 – dưới 9 9 - 10
Sự nghiêm 50% Không hoặc Tham gia ở Tham gia Tham gia
túc, chủ động rất ít tham mức trung tương đối đầy đầy đủ
gia các hoạt bình các hoạt đủ các hoạt các hoạt
động học động học tập: động học tập: động học
tập: giờ học giờ học lý giờ học lý tập: giờ
lý thuyết, thuyết, thảo thuyết, thảo học lý
thảo luận luận nhóm và luận nhóm và thuyết,
7
nhóm và bài bài tập. bài tập. thảo luận
tập. nhóm và
bài tập.
Sự sẵn sàng, 50% Không phát Phát biểu ý Phát biểu ý Phát biểu
tích cực biểu ý kiến. kiến 1 lần. kiến 2 lần. ý kiến từ
Không sẵn Chưa thực sự Trả lời tương 3 lần trở
sàng trả lời sẵn sàng trả đối đầy đủ lên.
các câu lời câu câu hỏi/bài Trả lời
hỏi/bài tập. hỏi/bài tập. tập. đầy đủ
câu
hỏi/bài
tập.

A.1.2. Bài kiểm tra cá nhân

Tiêu chí đánh Thang điểm


Trọng số
giá Dưới 5 5 – dưới 7 7 – dưới 9 9 - 10

Chưa đạt Đạt được từ Đạt được từ Đạt được từ


Giải thích
được 50% 50% đến 70 % 70% - 90% 90% đến
được các khái 60%
kiến thức cơ kiến thức cơ kiến thức cơ 100% kiến
niệm cơ bản
bản bản bản thức cơ bản

Vận dụng được Vận dụng được


Vận dụng
Vận dụng được kiến thức cơ kiến thức cơ
kiến thức để
các khái niệm Không vận bản để giải bản để giải
20% giải quyết
cơ bản để giải dụng được quyết được từ quyết được từ
vấn đề xuất
quyết vấn đề 50% đến 70% 70% đến 90%
sắc
vấn đề vấn đề

Tổng hợp
Tổng hợp được Tổng hợp được
được kiến
Không có khả kiến thức cơ kiến thức cơ
Tổng hợp kiến thức cơ bản
năng tổng hợp bản để giải bản để giải
thức để giải 20% để giải quyết
để giải quyết quyết được từ quyết được từ
quyết vấn đề được từ 90%
vấn đề 50% đến 70% 70% đến 90%
đến 100%
vấn đề vấn đề
vấn đề

A.1.3. Bài thực hành nhóm

Tiêu chí đánh Trọng Thang điểm

8
giá số Dưới 5 5 – dưới 7 7 – dưới 9 9 - 10
Hình thức 20% Bố cục Bố cục cơ bản Bố cục khá Bố cục
trình bày và không hợp lý hợp lý hợp lý logic, khoa
sử dụng hàm học
Hình thức Hình thức Hình thức
trong tính
trình bày xấu trình bày chấp trình bày khá Hình thức
toán các yêu
cầu bài tập Văn phong nhận được Văn phong trình bày
không mạch Văn phong mạch lạc tốt
lạc đôi chỗ chưa Văn phong
mạch lạc chặt chẽ,
mạch lạc

Nội dung 50% Lựa chọn mô Lựa chọn mô Lựa chọn mô Lựa chọn
báo cáo hình chưa hình phù hợp hình phù hợp mô hình
phù hợp nhưng chưa nhất phù hợp
Kỹ thuật ước tốt nhất Kỹ thuật ước nhất
lượng chưa Kỹ thuật ước lượng vẫn còn Kỹ thuật
đúng lượng chưa sai sót nhỏ ước lượng
Phân tích kết hoàn toàn Phân tích kết chính xác
quả ước đúng quả ước hoàn toàn
lượng chưa Phân tích kết lượng chính Phân tích
chính xác quả ước xác kết quả
lượng chưa ước lượng
hoàn toàn chính xác,
chính xác có kết hợp
với thực
tiễn
Phối hợp 30% Đóng góp ý Đóng góp ý Đóng góp ý Đóng góp
nhóm kiến: chỉ dựa kiến: chỉ dựa kiến: nhiều ý kiến:
vào ý kiến vào ý kiến người nhưng toàn bộ
một người một vài người không phải tất mọi người
Đóng góp Đóng góp cả Đóng góp
thực hiện thực hiện ước Đóng góp thực hiện
ước lượng: lượng: vài thực hiện ước ước lượng:
chỉ 1 người người cung lượng: nhiều toàn bộ
cung cấp cấp người nhưng mọi người

9
Đóng góp Đóng góp viết không phải tất
viết báo cáo: báo cáo: vài cả
Đóng góp
chỉ 1 người người viết
Đóng góp viết viết báo
viết báo cáo báo cáo
báo cáo: cáo: toàn
nhiều người bộ
nhưng không
phải tất cả

A.2. Thi cuối kỳ

Tiêu chí Trọng Thang điểm


đánh giá số Dưới 5 5 – dưới 7 7 – dưới 9 9 - 10

Đáp án đúng 100% Tùy thuộc vào số câu trả lời đúng trên tổng số câu hỏi

10
C. NỘI DUNG CHI TIẾT GIẢNG DẠY

Thời
CĐR Phương pháp
lượng Nội dung giảng dạy chi tiết Hoạt động dạy và học Học liệu
MH đánh giá
(tiết)

(a) (b) (c) (d) (e) (f)

CHƯƠNG 1. DỮ LIỆU ĐỊNH LƯỢNG GIẢNG VIÊN: [1] chương


TRONG QUẢN TRỊ KINH DOANH 2
5 - Trình bày mục tiêu và nội dung chương
1.1. Thu thập dữ liệu
- Giảng giải nội hàm của chương
1.3.1. Giới thiệu nghiên cứu định lượng
1.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu - Thực hành và phân tích mẫu - Chuyên cần
1.3.3. Phân loại dữ liệu và thang đo - Trả lời câu hỏi của SV - Bài thực hành
1.2. Làm sạch dữ liệu nhóm
SINH VIÊN:
1.2.1. Xem xét và mô tả đồ thị dữ liệu CLO1
1.2.2. Dữ liệu thiếu sót + Tại nhà: Đọc tài liệu chương 2, Thu thập - Thi cuối kỳ
1.2.3. Dữ liệu ngoại lai dữ liệu và làm sạch dữ liệu theo hướng
1.2.4. Các giả định thống kê dẫn thực hành
1.3. Thực hành + Tại lớp: Nghe giảng, trao đổi với giảng
1.3.1 Xây dựng bảng câu hỏi và thu thập dữ viên và làm bài tập
liệu dựa trên mô hình có sẵn
1.3.2 Tiến hành các bước làm sạch dữ liệu

10 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ CLO2, GIẢNG VIÊN: - Chuyên cần [1] chương
KHÁM PHÁ (CFA) CLO4, 3
- Trình bày mục tiêu và nội dung chương - Bài kiểm tra

11
2.1. Khái niệm - Giảng giải nội hàm của chương
2.2. EFA và CFA - Thực hành và phân tích mẫu
2.3. Các bước tiến hành phân tích nhân tố - Nêu vấn đề
khám phá - Giao bài tập cá nhân
2.3.1. Xác định mục tiêu - Trả lời câu hỏi của SV cá nhân
2.3.2. Thiết kế SINH VIÊN: - Bài thực hành
CLO5
2.3.3. Giả định nhóm
+ Tại nhà: Đọc tài liệu chương 3
2.3.4. Xác định nhân tố và tiêu chí đánh giá - Thi cuối kỳ
+ Tại lớp: Nghe giảng, trao đổi với giảng
2.3.5. Diễn giải viên và thực hành
2.3.6. Đánh giá tính hợp lệ
2.3.7. Các ứng dụng của phân tích nhân tố
2.4. Thực hành trên dữ liệu đã thu thập

10 CHƯƠNG 3: HỒI QUY ĐƠN BIẾN VÀ CLO3, GIẢNG VIÊN: [1] chương
ĐA BIẾN CLO5 4
- Trình bày mục tiêu và nội dung chương - Chuyên cần
3.1. Giới thiệu mô hình [3] Chương
- Giảng giải nội hàm của chương - Bài thực hành 10
3.2. Các bước tiến hành phân tích hồi quy
- Thực hành và phân tích mẫu nhóm
3.2.1. Mục tiêu của hồi quy đơn/đa biến
3.2.2. Thiết kế/Giả định - Nêu vấn đề - Thi cuối kỳ
3.2.3. Ước lượng mô hình và đánh giá độ
- Giao bài tập cá nhân
phù hợp

12
3.2.4. Diễn dịch các hệ số hồi quy - Trả lời câu hỏi của SV
3.3. Thực hành trên dữ liệu đã thu thập SINH VIÊN:
+ Tại nhà: Đọc tài liệu chương 4
+ Tại lớp: Nghe giảng, trao đổi với giảng
viên và làm bài tập

10 CHƯƠNG 4: HỒI QUY BINARY GIẢNG VIÊN: [1] chương


LOGISTIC 7
- Trình bày mục tiêu và nội dung chương
4.1. Giới thiệu mô hình: khái niệm, đặc [3] Chương
- Giảng giải nội hàm của chương 10
điểm và ứng dụng
4.2. Các bước tiến hành phân tích hồi quy - Thực hành và phân tích mẫu
- Chuyên cần
Binary Logistic - Nêu vấn đề
4.2.1. Mục tiêu của hồi quy Logistic CLO3, - Bài thực hành
CLO5 - Giao bài tập cá nhân
4.2.2. Thiết kế/Giả định nhóm
4.2.3. Ước lượng mô hình và đánh giá độ - Trả lời câu hỏi của SV
- Thi cuối kỳ
phù hợp SINH VIÊN:
4.2.4. Diễn dịch các hệ số hồi quy
+ Tại nhà: Đọc tài liệu chương 7
4.3. Thực hành trên dữ liệu đã thu thập
+ Tại lớp: Nghe giảng, trao đổi với giảng
viên và làm bài tập

10 CHƯƠNG 5: GIỚI THIỆU MÔ HÌNH CLO2, GIẢNG VIÊN:


CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH (SEM) CLO4, [1] chương
- Trình bày mục tiêu và nội dung chương - Bài kiểm tra
5.1. Giới thiệu mô hình CLO5 11
cá nhân
13
5.1.1 Khái niệm và ứng dụng - Giảng giải nội hàm của chương [3] chương
5.1.2 Khái niệm ẩn và đo lường 3,4,5,6
- Thực hành và phân tích mẫu
5.1.3 Các đặc trưng của SEM
- Giao bài tập cá nhân
5.2. Các bước tiến hành phân tích SEM - Bài thực hành
5.2.1 Xác định các khái niệm - Trả lời câu hỏi của SV
nhóm
5.2.2 Xây dựng mô hình đo lường SINH VIÊN:
- Thi cuối kỳ
5.2.3 Đánh giá mô hình đo lường
+ Tại nhà: Đọc tài liệu chương 11
5.2.4 Xác định mô hình cấu trúc
5.2.5 Đánh giá mô hình cấu trúc + Tại lớp: Nghe giảng, trao đổi với giảng
5.3. Thực hành trên dữ liệu đã thu thập viên, làm bài tập.

14
TRƯỞNG BỘ MÔN NGƯỜI BIÊN SOẠN

Hồ Thuý Ái Đỗ Hoàng Oanh

TRƯỞNG KHOA HIỆU TRƯỞNG

{17}

15

You might also like