You are on page 1of 5

I.

LỜI GIỚI THIỆU

Khủng hoảng tài chính toàn cầu là một trong những vấn đề nghiêm trọng và là
tâm điểm hàng đầu của nền kinh tế thế giới năm 2008. Cuộc khủng hoảng này được
"kích hoạt" do các hoạt động cho vay thế chấp dưới chuẩn được thực hiện rất dễ dàng
và không kiểm soát trong thời kỳ “bong bóng bất động sản” tại Hoa Kỳ vì những
người đi vay có hy vọng cao sẽ kiếm được lợi nhuận lớn từ việc thu mua bất động sản,
bên cạnh đó, các ngân hàng cũng thấy rằng lợi nhuận quá hấp dẫn. Kể từ đó, nhiều
công ty đã nỗ lực trên thị trường để không đứng trước bờ vực phá sản, bao gồm cả
Lehman Brothers. Tuy nhiên, Lehman đã sử dụng gian lận để cải thiện báo cáo tài
chính và thu hút các nhà đầu tư vào thị trường tài chính, và cuối cùng là đối mặt với
một kết cục bi thảm là phá sản, để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng cho nền kinh tế
nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.
Trong bài tiểu luận này, chúng em chủ yếu đề cập đến Lehman Brothers trong
giai đoạn từ khi Lehman trở thành ngân hàng mạo hiểm lớn thứ tư Hoa Kỳ (sau
Goldman Sachs, Morgan Stanley và Merrill Lynch) cho đến thời điểm phá sản. Ngoài
ra, Lehman là ngân hàng đầu tư đã tuyên bố phá sản với tỷ lệ gian lận lên đến 50 tỷ đô
la, lớn hơn nhiều so với các trường hợp khác như như Enron, WorldCom. Hơn nữa,
trong một báo cáo, một trong những phát hiện quan trọng nhất liên quan đến việc
Lehman sử dụng một "mánh khóe" kế toán có tên là Repo 105 và Repo 108 để che
giấu khoản nợ quá cao vào cuối mỗi quý kể từ năm 2001 cho đến thời điểm phá sản.
Do đó, nhóm chúng em quyết định chọn Lehman Brothers để tìm hiểu và phân
tích những nguyên nhân, sai lầm của họ cùng với trách nhiệm của các bên liên quan
đã dẫn đến kết cục phá sản, cũng như những ảnh hưởng, hậu quả để đi đến kết luận, và
những bài học rút ra từ vụ sụp đổ này.
Trong quá trình làm bài, nhóm chúng em đã cố gắng hết sức để thực hiện bài
tiểu luận này một cách tốt nhất, tuy nhiên chắc chắn cũng sẽ khó tránh khỏi những
thiếu sót trong bài làm. Chúng em rất mong sẽ nhận được sự góp ý từ cô để có thể có
được nhận thức đúng đắn, sâu sắc và hoàn thiện hơn về đề tài này. Chúng em xin chân
thành cảm ơn cô ạ !!
2.4. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN KẾT CỤC SỤP ĐỔ
2.4.1. Các quyết định kinh doanh đầy rủi ro trong thời kỳ “bong bóng bất động
sản”:
Những gì mà Lehman Brothers đã làm trong thời kỳ này đó là vay nợ quá mức
và đầu tư tất cả tiền vào thị trường thế chấp. Ngoài ra, Lehman đã sử dụng nghiệp vụ
chứng khoán hóa (securitisation) để biến các khoản cho vay bất động sản dưới chuẩn
thành các gói trái phiếu có gốc bất động sản như MBS, MBO, CDO đầy rủi ro và nguy
cơ rất cao trở thành thảm họa khi khủng hoảng nổ ra.
Năm 2007, Lehman đã tích lũy danh mục đầu tư trị giá 85 tỷ đô la - gấp 4 lần
vốn của cổ đông (Investopedia 2009). Sự lún sâu của Lehman vào thị trường này cũng
là một phần lý do khiến cho nó trở nên cực kì rủi ro và nhạy cảm với sự sụt giảm của
giá bất động sản và cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sụp đổ.
Không chỉ dừng lại ở đó, Lehman còn đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào bất động
sản thương mại. Cho đến cuối tháng 8, Lehman đã sở hữu danh mục khoảng 52 tỷ
USD liên quan đến bất động sản, trong đó 24 tỷ USD chứng khoán bất động sản nhà
ở, 17 tỷ bất động sản thương mại và 11 tỷ đầu tư trực tiếp. So với tổng tài sản vào
khoảng 600 tỷ và vốn chủ sở hữu khoảng 20 tỷ thì đây là một danh mục lớn. Hậu quả
là khi thị trường bất động sản đi xuống kéo theo các giá trị bất động sản thương mại
này cũng giảm theo.
Bắt đầu từ khoảng giữa năm 2007, khi các khoản vỡ nợ thế chấp dưới chuẩn
của Hoa Kỳ bùng nổ, các nhà đầu tư đã trở nên lo lắng và ngừng đầu tư vào các
thương phiếu. Khi những người đi vay bắt đầu gọi lại các khoản vay, Lehman đã gặp
rắc rối bởi vì nó đã vay nhiều hơn khả năng chi trả, hơn nữa “giá trị tài sản Lehman
sụt giảm 3,3% là đủ để xóa sạch nguồn vốn của nó”. (Hutchinson 2008).

2.4.2. Sự thiếu sáng suốt và vô trách nhiệm của ban lãnh đạo:
Dù vấn đề của Lehman đã được cảnh báo trong một thời gian dài. Tuy nhiên,
chính cách giải quyết khủng hoảng thiếu sáng suốt và quyết đoán của Ban lãnh đạo
Lehman đã đẩy Lehman vào đường cùng. Đầu tiên phải kể đến Richard Fuld, Giám
đốc điều hành của Lehman Brothers. Được biết đến với biệt danh là "một ông trùm
không hối lỗi của Phố Wall, một người nói thẳng, nhưng không thực sự lắng nghe
thẳng thắn". Tại cuộc họp đại hội đồng thường niên của Lehman vào tháng 4/2008,
ông nói: "Tác động tồi tệ nhất của ngành dịch vụ tài chính chúng ta chưa có ảnh
hưởng đến chúng ta". Tuy nhiên, hai tháng sau, ngân hàng của ông tiết lộ khoản lỗ 2,8
tỷ đô la.
Bên cạnh đó, trong khi có nhiều chuyên gia tin rằng Lehman là ngân hàng tiếp
theo sau Bear Stearns, thì CEO Fuld lại không nhận ra mức độ nghiêm trọng của tình
hình. Anh ấy vẫn tiếp tục cho rằng Lehman quá lớn để có thể thất bại vì vậy một kế
hoạch giải cứu sẽ đến giúp họ. Lòng tham tiền bạc và mong muốn thu về lợi nhuận
cao khiến vị CEO này trở nên vô trách nhiệm và liều lĩnh bất cứ ai bị Fuld coi là mối
đe dọa đều nhanh chóng bị loại bỏ bao gồm một số nhà phê bình ngay từ đầu đã nhận
ra rằng Lehman đang gặp rắc rối nghiêm trọng. Vì vậy, một trong những nguyên nhân
dẫn đến thất bại có thể là do CEO của Lehman quá tự tin, tham lam tiền bạc, không
nhận ra và chấp nhận cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và cũng đã không ít hơn 3 lần
bỏ qua cơ hội để cứu Lehman Brothers, cụ thể là:
Cơ hội đầu tiên: chính là cơ hội mà Lehman có thể tăng vốn dễ dàng. Bear Stearns
thất thủ, Lehman đã tiến hành huy động vốn vào đầu tháng 4 để chuẩn bị cho cuộc
chiến thông qua phát hành cổ phiếu ưu đãi. Tỷ lệ đăng ký mua cổ phiếu của nhà đầu
tư rất cao, vượt xa số vốn 4 tỷ USD tuy nhiên Lehman đã không phát hành thêm vốn
và cho rằng như thế đã đủ.
Cơ hội thứ hai: đây cũng chính là cơ hội giúp Lehman tăng vốn sau khi báo cáo quý 2
lỗ 2,8 tỷ USD. Ngay sau đó, Lehman đã tiến hành huy động thêm 6 tỷ USD vốn (gồm
4 tỷ USD cổ phiếu phổ thông và 2 tỷ USD cổ phiếu ưu đãi). Lần này tỷ lệ đăng ký
mua cổ phiếu cũng rất cao và Lehman lại một lần nữa từ chối không phát hành thêm,
và cho rằng thế là đủ.
Cơ hội thứ ba: khi báo cáo kết quả quý 3 sắp đến ngày công bố và thị trường đồn
đoán số lỗ lên đến 4 tỷ USD. Cho đến thời điểm này, Lehman mới thật sự nhận ra
được sự nghiêm trọng và tiến hành tìm nhà đầu tư chiến lược để bán 25% ngân hàng.
Đồng thời, cũng đưa ra hàng loạt kế hoạch tái cơ cấu bao gồm bán một phần tài sản
để tăng tiền mặt, chia tách ngân hàng thành 2 công ty, công ty tốt và công ty xấu với
mục đích cho công ty xấu sẽ nắm giữ toàn bộ tài sản xấu liên quan đến bất động sản
đồng thời không niêm yết để có thể tránh được kế toán giá trị hợp lý. Nhưng tình thế
hiện tại đã thay đổi và trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, cuộc đàm
phán giữa Lehman với Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) đáng lẽ ra có thể kết
thúc song nó đã không thể thực hiện được do sự bất đồng về giá.
Về khía cạnh này, Richard Fuld đã kém hơn John Thain - CEO của Merrill
Lynch với thành tích “bán mình” cho BOA trong chỉ một ngày Chủ nhật. Và kết cục
là Lehman đã đánh mất cơ hội thứ ba này - cũng chính là cơ hội cuối cùng để có thể
cứu vãn tình hình.

2.4.3. Gian lận:


Năm 2007, thị trường nhà đất bắt đầu sụp đổ, số lượng các vụ vỡ nợ ngày càng
tăng. Lehman bắt đầu thua lỗ và buộc phải ghi nợ hàng tỷ đô la, điều này sẽ làm xấu
đi tình hình tài chính của nó. Để che giấu tình trạng này, Lehman đã sử dụng một thủ
thuật kế toán được gọi là Repo 105 để loại bỏ khoảng 50 tỷ đô la khỏi bảng cân đối
kế toán của mình và giảm mức nợ ròng một cách giả tạo và đưa những kết quả hư cấu
này cho các nhà quản lý, nhà đầu tư, xếp hạng tín dụng các cơ quan và công chúng.
Sử dụng Repo 105, công ty dường như được vốn hóa tốt, ít sử dụng đòn bẩy hơn, có
đủ thanh khoản tốt để đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn và khả năng sinh lời và sử dụng
tài sản tốt (Jeffers 2011, trg.49). Giám định viên phá sản của Vụ án Lehman Brothers,
Anton.R.Valukas tuyên bố rằng Lehman’s thể hiện đòn bẩy thấp như một tin tức tích
cực cho các nhà đầu tư đã tạo ra một mô tả sai lệch về tình hình tài chính thực sự của
Lehman. (Dutta, Caplan và Lawson st)

Bảng 4: Tỷ lệ sử dụng Repo 105 của Lehman USD


Ngoài ra, theo Reuters, sự sụp đổ của Lehman Brothers cũng có sự góp phần
của công ty kiểm toán Ernst & Young (EY). EY bị cáo buộc đã giúp Lehman che giấu
các rắc rối tài chính. Kết cục, EY phải đồng ý chi trả 10 triệu USD để giải quyết vụ
kiện này và trả 99 triệu USD cho các nhà đầu tư cũ của Lehman Brothers.
Và cuối cùng, cho dù Lehman Brothers là một trong những ngân hàng lớn nhất
thì FED – Cục dự trữ Liên bang Mỹ và Chính phủ Mỹ cũng phải đưa ra quyết định là
không giải cứu. Một trong những nguyên nhân chính có lẽ chính là do mức độ gian
lận của ngân hàng này đã quá lớn đi cùng với tình cảnh khủng hoảng ngày càng trở
nên tồi tệ hơn.
Qua đó chúng ta cũng nhìn thấy được hậu quả của việc sử dụng các công cụ tài
chính để gian lận, bởi vì sau cùng, khi những khoản nợ và lỗ khi trở nên quá lớn đến
mức không thể che giấu, thì chỉ có kết cục là phá sản.

2.4.4. Vai trò của chính phủ và sự không may mắn của Lehman:
Đối với sự sụp đổ của Lehman Brothers, Chính phủ Mỹ đã cố gắng cứu vãn
nhưng kết quả vẫn là bất khả thi. Tại thời điểm đó cũng đã có rất nhiều người cho rằng
thời điểm mà Lehman sụp đổ là rất bất lợi cho Lehman, và đương nhiên kết cục phải
là như vậy.
Vào tháng 3 năm 2008, Hank Paulson - Bộ trưởng bộ Tài chính Hoa Kỳ và Ben
Bernanke - Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang đã nhận thấy rủi ro rằng Lehman Brothers
có khả năng cao sẽ phá sản. Bộ trưởng Paulson đã thúc giục Richard Fuld tìm người
mua lại như Bear Stearns và Paulson cũng đã khuyến khích hai ngân hàng duy nhất
quan tâm: Bank of America và British Barclays. Ông cũng cảnh báo rằng cả Bộ Tài
chính và Fed đều không thể dùng tiền của chính phủ giúp đỡ Lehman được nữa.
Chính phủ không thể quốc hữu hóa Lehman như các doanh nghiệp thuộc chính
phủ là Freddie Mac và Fannie Mae và cũng không có một cơ quan quản lý liên bang
nào chẳng hạn như FDIC - Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Hoa Kỳ, có thể đảm
nhận việc này.
FED không thể đảm bảo cho Lehman có thể có được khoản vay như Bear
Stearns bởi vì Lehman Brothers khi đó không có đủ tài sản để đảm bảo cho khoản vay
lớn như vậy. Bên cạnh đó là Bank of America cũng không có ý định cho vay khi họ
đưa ra đề nghị muốn chính phủ bù đắp khoản lỗ dự kiến từ 65 tỷ đến 70 tỷ USD.
Họ đã phải dành ra hai ngày liên tiếp để tìm ra phương pháp cứu vãn cho
Lehman Brothers, nhưng trước khi điều đó có thể trở nên khả thi, Bank of America đã
rút lại thỏa thuận. Ngày hôm sau, Barclays cũng thông báo không chấp thuận thỏa
thuận của Lehman Brothers. Vậy là với thời gian ít ỏi còn lại, tất cả phải bàn phương
án chuẩn bị cho vụ phá sản của Lehman đồng nghĩa với việc đặt dấu chấm hết cho
Lehman từ đây.

2.4.5. Sự tàn nhẫn của thị trường


Ngoài những nguyên nhân kể trên, sự sụp đổ của Lehman Brothers còn có một
phần nguyên nhân là do sự tàn nhẫn của thị trường cụ thể là cổ phiếu của Lehman đã
bị bán khống. Các nhà đầu cơ bán khống đặt cược rằng giá cổ phiếu sẽ giảm mạnh.
Việc bán khống này được thực hiện bằng cách vay cổ phiếu để bán trước và mua
quyền bán cổ phiếu (put option). Việc bán khống không sai tuy nhiên nó chính là
nguyên nhân tạo ra các tin đồn sai sự thật góp phần khiến cho giá cổ phiếu Lehman hạ
xuống đáng kể. Do đó, Lehman Brothers dần rơi vào thế bất lợi khi đánh mất lòng tin
của thị trường.

Biểu đồ 3: Giá cổ phiếu của Lehman Brothers từ 1994 đến thời điểm phá sản

Từ khi Lehman báo cáo kết quả lỗ quý 2 thì các hoạt động bán khống diễn ra mạnh
mẽ. Cổ phiếu Lehman tụt xuống thấp hơn nhiều so với giá trị ghi sổ là 30 USD và cho
đến tháng 7 thì nó chỉ còn nằm ở mức 15 USD. Thị trường đã định giá nhượng quyền
kinh doanh còn lại của Lehman bằng 0. Và dù cho Richard Fuld đã nhiều lần tức giận
với những kẻ đầu cơ bán khống và kiên quyết phục thù. Tuy nhiên đến cuối cùng dân
đầu cơ bán khống đã thắng.
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Lehman Brothers’ rise and fall: From hero to dust Pranvera Latifi (Epoka University,
Albania)
- Working Paper Series Fall of Lehman Brothers – reasons why the failure could not
be stopped Arif Ahmed South Asian Management Technologies Foundation 8/2012
- Causes of the collapse of Lehman Brothers and accounting fraud - Repo 105 from
Studocu
- The Economist, (2010), “The collapse of Lehman Brothers- Fall of man: A partisan
inside view”, accessible on http://www.economist.com/node/15814756 , 29/5/2010
- Agrawal, A. (2010) “Why did Lehman fail? Facts vs. Myths”, Mostly Economics
blog,http://mostlyeconomics.wordpress.com/2010/09/10/why-did-lehman-fail-facts-
vs-myths/, last retrieved 28/5/2012
- Jones, B., & Presley, T. (2013). Law and accounting: did Lehman Brothers use of
repo 105 transactions violate accounting and legal rules? Journal of Legal, Ethical &
Regulatory Issues
- Ký ức kinh hoàng của những nhân viên Lehman Brothers bỗng nhiên trắng tay vì
cuộc khủng hoảng tài chính 10 năm về trước. (2019). Retrieved 5/8/2019, from
http://cafef.vn/ky-uc-kinh-hoang-cua-nhung-nhan-vien-lehman-brothers-bongnhien-
trang-tay-vi-khung-hoang-tai-chinh-10-nam-ve-truoc20180913095720945.chn
- Bài báo “Cái chết của Lehman Brothers dưới góc nhìn người trong cuộc” -
https://vnexpress.net/cai-chet-cua-lehman-duoi-goc-nhin-nguoi-trong-cuoc-
2694048.html
- Bài báo “Gian lận kế toán trong vụ phá sản của Lehman Brothers” (cafef.vn)
- Bài báo tôi viết | Huy Mac's World | Page 2 (wordpress.com)World Bank Document
- Dịch vụ ngân hàng đầu tư là gì? - Luật ACC (accgroup.vn)
- Việt Nam trước khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu (tapchitaichinh.vn)

You might also like