You are on page 1of 19

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................4
CHƯƠNG 1. NƯỚC MẮM....................................................................................5
1.KHÁI NIỆM NƯỚC MẮM........................................................................................5
2. PHÂN LOẠI...........................................................................................................6
3. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA NƯỚC MẮM...............................................................7
3.1. Các chất đạm..............................................................................................7
3.2. Các chất bay hơi.........................................................................................7
3.3. Các chất khác..............................................................................................8
4. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẮM............................................8
4.1. Chỉ tiêu cảm quan.......................................................................................8
4.2. Chỉ tiêu vi sinh...........................................................................................9
4.3. Chỉ tiêu hóa học và hóa lý........................................................................10
5. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM.........................................................11
5.1. Công nghệ sản xuất nước mắm dài ngày (phương pháp cổ truyền)..........11
5.2. Công nghệ sản xuất nước mắm ngắn ngày...............................................12
CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG CỦA VI SINH VẬT TRONG CÔNG NGHỆ LÊN
MEN NƯỚC MẮM...............................................................................................14
1. ỨNG DỤNG CỦA VI SINH VẬT TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA PROTID THÀNH
ACID AMIN.............................................................................................................14
1.1 Các hệ enzyme trong sản xuất nước mắm..................................................15
1.2 Vi sinh vật trong sản xuất nước mắm........................................................16
2. ỨNG DỤNG CỦA VI SINH VẬT TRONG QUÁ TRÌNH TẠO HƯƠNG THƠM...............17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................19
1. TIẾNG VIỆT :..................................................................................................19
2. TÀI LIỆU INTERNET:.......................................................................................19
Lời nhận xét từ giảng viên

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Trang 1
Lời mở đầu

V
ới lợi thế địa lý Việt Nam có bờ biển trãi dài từ Bắc xuống Nam, hải sản
là nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú. Tận dụng ưu thế đó, ngành
công nghệ thực phẩm nước ta đang đầu tư mở rộng sản xuất với dây
chuyền công nghệ hiện đại. Trong đó có ngành công nghiệp sản xuất nước mắm.

Nước mắm là một loại gia vị, một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
(trong nước mắm có chứa khoảng 13 loại acid amin, vitamin B, khoảng 1-5
microgram vitamin B12). Trong mỗi bữa cơm của gia đình Việt, một chén nước
mắm thường không thể thiếu. Hương vị nồng nàn đặc trưng ấy làm tăng thêm sự
ngon miệng cho bữa ăn.

Từ xa xưa ông bà ta thường ủ cá và muối trong lu, sau vài tháng là cho ra
một thứ nước màu đỏ đậm, mùi nồng của cá biển, vị mặn thật đậm đà. Đó là những
đặc điểm hấp dẫn người ăn mà không một loại sản phẩm nào có thể thay thế.

Nghề làm nước mắm đã quen thuộc với người dân miền biển nhưng để có
được một loại nước mắm ngon, ăn một lần để nhớ đời thì ít có người làm được.
Nghề nước mắm của nước ta hiện nay vẫn còn theo phương pháp cổ truyền, ở mỗi
địa phương có sự khác nhau một chút ít, từng cơ sở sản xuất có những bí quyết
riêng nhưng quy trình sản xuất vẫn còn thô sơ và thời gian kéo dài, hiệu quả kinh tế
còn thấp. Đã có nhiều công trình nghiên cứu từng bước cơ giới hóa nghề nước mắm
nhưng vẫn còn nhiều hạn chế do sự ăn mòn của muối đối với kim loại. Trong đó,
tiêu biểu là công nghệ sử dụng vi sinh vật cung cấp hệ enzyme nhằm rút ngắn thời
gian trong quá trình sản xuất.

Trang 2
Chương 1. Nước mắm
1.Khái niệm nước mắm
Nước mắm là một sản phẩm lên mem thịt cá trong môi trường muối mặn. Là sản
phẩm của quá trình thuỷ phân protein thành các amino acid nhờ hệ enzyme của vi
sinh vật và enzyme có sẵn trong thịt cá và ruột cá làm cho nước mắm có mùi vị đặc
trưng.

Nước mắm được sản xuất từ cá và muối không chỉ được sử dụng rộng rãi ở Việt
Nam mà còn được ưa chuộng tại nhiều nước khác trên thế giới. Đặc biệt, nước mắm
được sản xuất ở hầu hết các nước Châu Á. Mỗi nước có kiểu sản xuất khác nhau tạo
ra sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị cảm quan khác nhau.
Bảng 1. Tên các loại nước mắm và tỷ lệ phối trộn tạo sản phẩm

Nước mắm Điều kiện và thời gian lên men

Nhật Bản Shottsuru & Tỷ lệ 5 : 1 = Cá : Muối + gạo lên men và koji (3 : 1)


Uwo - shoyu Thời gian lên men: 6 tháng

Hàn Quốc Jeot - kal Tỷ lệ 4 : 1 = Cá : Muối (6 tháng)

Việt Nam Nước mắm Tỷ lệ 3: 1 - 3 : 2 = Cá : Muối (4 - 12 tháng)

Thái Lan Nam - pla Tỷ lệ 5 : 1 = Cá : Muối (5 - 12 tháng)

Tỷ lệ 5 : 1 - 3 : 1 = Cá : Muối + đường + me (3 - 12
Malaysia Budu
tháng)

Philippine Patis 3 : 1 - 4 : 1 = Cá : Muối (3 - 12 tháng)

Brunei Ngapi 5 : 1 = Cá : Muối (3 - 6 tuần)

Tuy mỗi nơi có một kiểu sản xuất nước mắm khác nhau, nhưng thông thường
đều tuân theo quy trình chung sau đây.

Trang 3
Hình 1. Sơ đồ quy trình sản xuất nước mắm

2. Phân loại
 Đặc biệt: độ đạm > 300N
Nước mắm đặc biệt hay còn gọi là nước mắm nhỉ vì được kéo chảy nhỏ giọt đến
thật nhỏ, nhỉ từng giọt. có màu cánh gián, có mùi thơm nồng, vị ngọt dụi đậm, độ
đạm cao 30 g/l, càng để lâu càng ngon.

 Thượng hạng: độ đạm > 250N


Nước mắm thượng hạn hay còn gọi là nước mắm cốt có màu vàng rơm đến cánh
gián, hương thơm, vị ngọt dịu đậm, độ đạm cao 25 g/l, càng để lâu càng thơm ngon
và có màu u đen lại, làm gia vị cho thức ăn.

 Hạng 1: độ đạm >150N


Do nước chan kéo qua chượp đã rút 90% cốt, hàm lượng đạm 15 g/l, dùng làm
nước chấm.

Trang 4
 Hạng 2: độ đạm > 100N
Do nước chan kéo qua bã chượp đã rút hết 90% loại 1, hàm lượng đạm 10g/l,
dùng để nấu nếm thức ăn.

 Hạng 3: độ đạm <100N


Do nước mắm chan kéo qua bã chượp đã rút 90% loại 2, hàm lượng đạm thấp,
dùng làm nước mắm chan chượp cho mùa nước mắm sau.

3. Giá trị dinh dưỡng của nước mắm


3.1. Các chất đạm
Chiếm chủ yếu và quyết định giá trị dinh dưỡng của nước mắm. Gồm 3loại đạm:

- Đạm tổng số: là tổng lượng nitơ có trong nước mắm (g/l), quyết định phân
hạng của nước mắm.

- Đạm amin: là tổng lượng đạm nằm dưới dạng acid amin (g/l), quyết định giá trị
dinh dưỡng của nước mắm.

- Đạm amon: càng nhiều nước mắm càng kém chất lượng

Ngoài ra trong nước mắm còn chứa đầy đủ các acid amin, đặc biệt là các acid
amin không thay thế: valin, leucin, methionin, isoleucin, phenylalanin, alanin,… các
thành phần khác có kích thước lớn như tripeptid, peptol, dipeptid. Chính những
thành phần trung gian này làm cho nước mắm dễ bị hư hỏng do hoạt động của vi
sinh vật. Thành phần dinh dưỡng của nước mắm phụ thuộc vào nguyên liệu đem đi
chế biến.

3.2. Các chất bay hơi


Rất phức tạp và quyết định hương vị của nước mắm. Hàm lượng các chất bay
hơi trong nước mắm mg/100g nước mắm

- Các chất cacbonyl bay hơi: 407-512 (formaldehyde)

- Các acid bay hơi: 404-533 (propionic)

- Các amin bay hơi: 9,5-11,3 (izopropylamin)

- Các chất trung tính bay hơi: 5,1- 13,2 (acetaldehyde)

Trang 5
Mùi trong nước mắm được hình thành chủ yếu do hoạt động của vi sinh vật yếm
khí trong quá trình sản xuất nước mắm tạo ra.

3.3. Các chất khác


- Các chất vô cơ: NaCl chiếm 250-280g/l và một số các chất khoáng như: S, Ca,
Mg, P, I, Br.

- Vitamin: B1, B12, B2, PP.

4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước mắm


4.1. Chỉ tiêu cảm quan
Yêu cầu
Tên chỉ tiêu Đặc Thượng
Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3
biệt hạng
1. Màu sắc Nâu vàng, nâu vàng đến nâu đỏ, nâu đỏ
Trong, sáng, sánh,
2. Độ trong Trong, không vẩn đục
không vẩn đục
3. Mùi Mùi thơm dịu, đặc trưng của nước mắm, không có mùi lạ
Ngọt của Ngọt của Ngọt của
Ngọt đậm của đạm,
4. Vị đạm, có hậu đạm, có đạm, ít hậu
có hậu vị rõ
vị rõ hậu vị vị
5. Tạp chất nhìn
thấy bằng mắt Không được có
thường

Trang 6
4.2. Chỉ tiêu vi sinh

Thứ Mức độ tối đa cho


Tên chỉ tiêu
tự phép

Tổng số vi sinh vật hiếu khí, tính theo số khuẩn lạc


1 104
trong 1ml

2 Coliforms, tính theo số khuẩn lạc trong 1ml 10

Clostridium perfringens, tính theo số khuẩn lạc trong


3 0
1ml

4 Escherichia coli, tính theo số khuẩn lạc trong 1ml 0

Staphyloccocus aureus, tính theo số khuẩn lạc trong


5 0
1ml

Tổng số nấm men và nấm mốc, tính theo số khuẩn lạc


6 10
trong 1ml

Trang 7
4.3. Chỉ tiêu hóa học và hóa lý
Mức chất lượng
Tên chỉ tiêu Đặc Thượng
Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3
biệt hạng

1. Hàm lượng nitơ toàn


phần, tính bằng g/l, 40 35 30 25 20
không nhỏ hơn

2. Hàm lượng nitơ acid


amin, tính bằng % so
55 45
với nitơ toàn phần,
không nhỏ hơn

3. Hàm lượng nitơ


amôniac, tính bằng %
14 15
so với nitơ toàn phần,
không lớn hơn

4. Hàm lượng acid, tính


bằng g/l theo acid 12
axetic, không nhỏ hơn

5. Hàm lượng muối


Natri clorua, tính bằng 250 – 295
g/l, trong khoảng

6. Hàm lượng
Histamin, tính bằng 200
mg/l, không lớn hơn

Trang 8
5. Các phương pháp chế biến nước mắm
5.1. Công nghệ sản xuất nước mắm dài ngày (phương pháp cổ truyền)
Phương pháp

Hình 2. Sơ đồ qui trình công nghệ chế biến sản phẩm nước mắm cổ truyền

Hệ vi sinh vật
Khi xác định hệ VSV trong nguyên liệu cũng như hệ VSV trong khối cá đang
lên men người ta thấy có mặt rất nhiều vi khuẩn thuộc Bacillus subtilis, Bacillus
mensentericcus, Pseudomonas spp, clostridium spp....

Trang 9
5.2. Công nghệ sản xuất nước mắm ngắn ngày
Nhằm rút ngắn quá trình lên men, nhiều cơ sở nghiên cứu đã cố gắng tìm nhiều
biện pháp, trong đó có tăng cường lượng enzyme từ vi sinh vật, điều chỉnh nhiệt độ,
độ pH, lượng nước cần thiết. Các kết quả đó làm thay đổi đáng kể thời gian, công
sức và chất lượng sản phẩm.

Phương pháp chế biến nước mắm bằng vi sinh vật


* Nguyên lý: Sử dụng hệ enzyme protease trong nấm mốc Aspergilus oryzea để
thủy phân protein thịt cá thành các acid amin ở điều kiện nhiệt độ và môi trường
thích hợp.

Các hệ enzyme trong sản xuất nước mắm


Gồm 3 hệ enzyme lớn

- Hệ enzyme Metalo-protease (Aminodipeptidase)

- Hệ enzyme serin-protease

- Hệ enzyme acid-protease

Phương pháp

Hình 3. Sơ đồ qui trình chế biến nước mắm bằng phương pháp vi sinh vật

Xử lý: cá phải rửa sạch bùn, đất, tạp chất, cá to phải cắt nhỏ.

Thủy phân:

Trang 10
+ Mốc: yêu cầu tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, hình thái khuẩn ty to và
mập, tốt nhất là sau 2 ngày ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

+ Tỉ lệ giữa mốc và cá từ 3-4% tính theo chế phẩm mốc thô và cá xay nhỏ trộn
với mốc.

+ Nước cho vào 5-10% để vừa đủ ngấm mốc, giúp men hoạt động tốt, nhiệt độ
thủy phân 37 - 41OC, thời gian 10-15 ngày chượp sẽ chín.

+ Muối: sử dụng muối có tinh thể nhỏ, màu sáng, độ trắng cao, không vón cục,
không bị chát, lượng muối cho vào 4-6% so với khối lượng cá

Lọc: nước lọc và nước rửa bã bằng 30% so với khối lượng cá. Sau đó

+ Đun sôi:nhỏ lửa có tàc dụng khử mùi, vi sinh vật, chất bẩn.

+ Thêm muối vào để đạt đến độ mặn nước chấm.

+ Kéo rút dịch này qua bả chưởp tốt.

* Ưu điểm

Rút ngắn thời gian sản xuất

Tăng năng suất

Giảm công sức lao động

* Nhược điểm
Nước mắm không có hương vị vì thời gian sản xuất ngắn.

Nước mắm bị chua do tinh bột lên men lactic hoặc do sinh ra acid dễ bay hơi khi
cá bị ươn.

Đắng do xác vi sinh vật còn tồn tại hoặc do chất lượng của muối kém, có nhiều
ion Ca2+, Mg2+.

Một điều cần lưu ý khi cho thêm vào nguyên liệu một lượng enzyme thì đảm
bảo môi trường không ức chế sự hoạt dộng của enzyme cho vào hoặc cấy một lượng
vi khuẩn có khả năng sinh tổng hợp protease cao thì vi khuẩn đó phải chống chịu
được với điều kiện bất lợi trong quá trình ủ chượp

Trang 11
Chương 2. Ứng dụng của vi sinh vật trong công nghệ lên men
nước mắm
Nước mắm là dung dịch acid amin, NaCl, các chất thơm được tạo ra trong quá
trình lên men. Bản chất của quá trình sản xuất nước mắm gồm có hai quá trình
chuyển hóa cơ bản.

1. Ứng dụng của vi sinh vật trong quá trình chuyển hóa protid thành acid
amin
Đây là quá trình chính trong quá trình sản xuất nước mắm.

Quá trình thủy phân protit của cá thành acid amin, peptit nhờ enzyme protease
của vi sinh vật có trong tụy tạng cá hay vi sinh vật bên ngoài tác dụng vào qua các
dạng trung gian như peptin, polypeptit, peptit, và cuối cùng là acid amin.

Cơ chế quá trình này như sau:

- Quá trình thủy phân này xảy ra nhờ ảnh hưởng của nhiệt độ là chính, thường
xảy ra rất chậm.

- Trong quá trình chế biến, khi nhiệt độ tăng thì vận tốc phản ứng của các
enzyme sẽ tăng, nhưng nhiệt độ tăng cao quá sẽ ức chế enzyme và quá trình thuỷ
phân sẽ giảm. Vì enzyme mang bản chất là protein nên chúng không chịu được
nhiệt độ cao. Nhiệt độ thích hợp cho các enzyme hoạt động từ 45oC – 54oC.

Nâng nhiệt độ của chượp lên bằng cách phơi nắng, nấu hoặc sử dụng tôn nóng
để che phân xưởng.

Trang 12
Hình 4. Phơi nắng các chượp để nâng nhiệt độ

Tuy nhiên, nếu quá trình xảy ra mạnh sẽ dẫn đến sản phẩm cuối cùng là acid
amin và một số loại khí có mùi rất khó chịu như NH 3, H2S....Các sản phẩm khí này
có thể sẽ tan trong nước mắm, cũng có thể bay hơi tạo mùi rất khó chịu.

Chính vì thế trong sản xuất nước mắm, người ta rất hạn chế quá trình này xảy ra.
Nếu để quá trình này xảy ra vừa hao tốn lượng đạm cần thiết có trong nước mắm
vừa tạo ra mùi khó chịu trong sản phẩm.

1.1 Các hệ enzyme trong sản xuất nước mắm


Gồm 3 hệ enzyme lớn

* Hệ enzyme Metalo-protease (Aminodipeptidase)


Hệ enzyme này tồn tại trong nội tạng của cá và chịu được nồng độ muối cao nên
ngay từ đầu nó đã hoạt động mạnh, giảm dần từ tháng thứ 3 trở về sau. Loại enzyme
này có hoạt tính khá mạnh, có khả năng thủy phân rộng rãi đối với các loại peptid.
Đây là nhóm thủy phân enzyme trung tính, pH tối thích từ 5-7, nó ổn định với ion
Mg2+, Ca2+ và mất hoạt tính với Zn2+, Ni2+, Pb2+, Hg2+...

* Hệ enzyme serin-protease
Điển hình là enzyme tripsin, tồn tại nhiều trong nội tạng của cá. Ở giai đoạn đầu
của quá trình sản xuất nước mắm hoạt động của nó yếu đến tháng thứ 2 và phát
triển dần đạt giá trị cực đại ở tháng thứ 3 rồi giảm dần đến khi chượp chín (protein
phân giải gần như hoàn toàn không còn ở dạng peptol). Hệ enzyme này luôn bị ức
chế bởi chuỗi acid amin trong cấu trúc của enzyme. Để tháo gỡ chuỗi này phải nhờ
đến hoạt động của men cathepsin B nhưng men cathepsin B dễ bị ức chế bởi nồng
độ muối cao. Vì vậy để men cathepsin B hoạt động được người ta thực hiện phương

Trang 13
pháp cho muối nhiều lần. Enzyme serin-protease hoạt động mạnh ở pH từ 5-10,
mạnh nhất ở pH=9.

* Hệ enzyme acid-protease
Có trong thịt và nội tạng cá, điển hình là enzyme cathepsin D. Hệ enzyme này
dễ bị ức chế bởi nồng độ muối khoảng 15% nên thường nó chỉ tồn tại một thời gian
ngắn ở đầu thời kỳ của quá trình thủy phân. Loại men này đóng vai trò thứ yếu
trong quá trình sản xuất nước mắm.

1.2 Vi sinh vật trong sản xuất nước mắm


Nước mắm là loại nước chấm có hàm lượng muối cao, vì vậy đa số các vi sinh
vật phát triển trong nước mắm là những loài chịu muối.

Vi sinh vật có mặt ngay từ đầu của quá trình chế biến do tồn tại trong nguyên
liệu hay từ môi trường ngoài nhiễm vào. Do nồng độ muối trong quá trình sản xuất
nước mắm quá cao nên đã ức chế rất nhiều hoạt động của vi sinh vật.

Tuy nhiên, trong một giai đoạn ngắn đầu tiên, khi muối chưa kịp tác dụng, có
một số vi sinh vật gây thối hoạt động. Sau đó với sự hình thành nước bồi, độ mặn
tăng dần và khi nồng độ muối đạt từ 12% trở lên thì các vi sinh vật gây thối hầu như
ngừng hoạt động và các vi sinh vật khác cũng bị ức chế cao độ.

Như vậy, trong quá trình chế biến nước mắm, vi sinh vật tham gia vào quá trình
thủy phân protein nhưng rất yếu vì bị ức chế với nồng độ muối cao.

Nhóm sinh vật thủy phân protein: Bacillus subtilis, Bacillus mensentericcus,
Pseudomonas spp., Halobaterium salinarium, Halobaterium cutirubrum, Clostidium
sporgenes, Achromobacter,...

Dựa trên khả năng chịu muối, hệ vi sinh vật tồn tại trong nước mắm có hai loại:

 Nhóm vi sinh vật ưa muối: có thể phát triển được trong môi trường có
nồng độ muối trên 10%, chủ yếu là loại Cocci.

 Nhóm vi sinh vật không ưa muối: phát triển ở nồng độ muối dưới 10%.

Trang 14
2. Ứng dụng của vi sinh vật trong quá trình tạo hương thơm
Quá trình tạo hương thơm là một quá trình phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian
nhất định để sản phẩm tích lũy năng lượng đặc trưng do sự chuyển hóa các hợp chất
hữu cơ tạo thành hương thơm.

Nước mắm là một dung dịch mà trong đó không chỉ có acid amin, nước, muối,
vitamine và các chất khoáng mà phải có loại đặc trưng hương thơm của nó. Do đó
nếu thiếu quá trình này thì nước mắm không còn là nước mắm mà chỉ là dung dịch
acid amin thuần túy.

Mùi là giá trị cảm quan quan trọng của nước mắm. Nếu nói về về khoa học thực
phẩm, mùi nước mắm bao gồm 8 mùi: Mùi ammoniac, mùi pho mát, mùi thịt, mùi
cá, mùi cháy, mùi ôi, mùi thối, mùi mồ hôi. Nước mắm ngon phải ít mùi đạm thối,
mùi cháy, mùi mồ hôi – muốn làm được điều đó, nhà sản xuất phải lựa chọn kỹ
nguồn nguyên liệu đầu vào, phải muối thời gian lâu hơn với phương án gài nén - rút
nỏ cũng như cầu kỳ trong khâu chế biến, chăm sóc.

Trong quá trình chế biến nước mắm, sự tham gia vào quá trình thủy phân protein
của vi sinh vật tương đối yếu nhưng về sự hình thành mùi vị của nước mắm trong
quá trinh chế biến thì vi khuẩn đã tham gia tích cực. Vi sinh vật đóng vai trò rất
quan trọng trong quá trình len men cá. Chúng giúp sản sinh ra mùi vị đặc trưng của
nước mắm.

Nhóm vi sinh vật phát triển mùi vị trong nước mắm gồm: Bacillus, Coryneform,
Streptococcus, Micrococus, Staphylococcus. Trong đó Staphylococcus tồn tại khá
nhiều và sinh ra lượng acid bay hơi cao, góp phần quan trọng trong việc sinh ra mùi
vị của nước mắm. Đa số những vi sinh vật gây hương thường là yếm khí vì vậy quá
trình gài nén sẽ tạo cho nước mắm hương vị thơm ngon hơn hẳn so với các loại
nước mắm sản xuất theo phương pháp khác. Những vi sinh vật gây hương yếm khí,
bản thân không ưa muối nhưng trong quá trình chế biến chượp chúng thích nghi dần
với độ mặn và có thể phát huy tác dụng.

Người ta còn sử dụng thêm một số nguyên liệu trái cây như: dứa, mít chín, thính
gạo,... cho vào thùng trộn chung với cá và muối. Để làm tăng mùi vị cho nước mắm
và làm cho nước mắm có vị ngọt hơn, thanh hơn.

Trang 15
Hình 5. Các loại ngũ cốc

Thính là loại ngủ cốc như nếp, gạo, bắp,... được rang vàng. Thính có tác dụng
làm cho nước mắm tăng mùi thơm, màu sắc đẹp hơn Sự có mặt của thính phần cháy
sém sẽ hấp thu mùi thanh hôi của cá, tạo màu sắc đậm đà, phần tinh bột của ngũ cốc
chuyển hóa thành acid axetic sẽ làm môi trường thích hợp cho vi sinh vật hoạt
động. Khi thành phẩm, acid này sẽ làm nước mắm này có vị hơi chua tựa hồ như ta
vắt chanh hay cho ít dấm vào bát nước mắm, khiến vị nước mắm dịu hẳn đi. Ngoài
ra, acid axetic còn là chất bảo quản giảm hư thối. Khi màu đỏ của nước cốt ban đầu
biến mất và trở nên trong hơn. Các khổi rắn lắng xuống đáy bồn. Lúc này, quá trình
lên men thật sự bắt đầu thông qua hoạt động của các nhóm vi khuẩn acid lactic.

.
Hình6. Quả dứa

Quả dứa: dứa có chứa enzyme bromalin là một loại protease giúp thủy phân
nhanh chóng protein thịt cá, rút ngắn thời gian lên men làm cho nước mắm có vị
ngọt hơn, thơm hơn.

Trang 16
Tổng kết
Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp cải tiến được áp dụng để thay thế cho
phương pháp cổ truyển do thời gian quá dài và không mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Việc sản xuất nước mắm theo phương pháp sử dụng vi sinh vật nhằm cải tiến
phương pháp cổ tuyền đã có những kết quả tương đối khả quan như: rút ngắn được
thời gian sản xuất, đơn giản hoá quy trình sản xuất, nâng cao được chất lượng sản
phẩm cả về dinh dưỡng và cảm quan. Từ đó đem lại hiểu quả kinh tế cao hơn cho
ngành sản xuất nước mắm

Trang 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Internet:
[2]. http://tai-lieu.com/tai-lieu/do-an-san-xuat-nuoc-mam-va-cac-nghien-cuu-
moi-ve-cong-nghe-san-xuat-nuoc-mam-ngan-ngay-7686/
[3]. http://tailieu.tv/.../quy-trinh-cong-nghe-san-xuat-nuoc.../
[4].http://www.ebook.edu.vn/?page=1.18&view=6108/
quytrinhsanxuatnuocmam/download

Trang 18

You might also like