You are on page 1of 2

2.

1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TÔN GIÁO NƯỚC TA HIỆN NAY:


Việt Nam là một quốc gia có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo cùng tồn tại lâu đời trong
lịch sử của dân tộc. Mặc dù đức tin, giáo lý và sự thờ phụng của đồng bào theo các
tôn giáo khác nhau nhưng đều có điểm tương đồng ở tinh thần dân tộc, truyền
thống yêu nước, truyền thống văn hóa và luôn đồng hành cùng dân tộc cả trong
cách mạng giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Chính vì thế, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng
và Nhà nước ta luôn khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán là tôn trọng,
bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của
đồng bào các dân tộc.
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã khẳng định: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo  của nhân dân theo quy định
của pháp luật”. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (năm 2013), Điều 24
quy định “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không
theo một tôn giáo nào… 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.
Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để nhân dân ta thực hiện quyền bình đẳng
trong chính sách tự do tôn giáo theo nguyên tắc: bình đẳng về tín ngưỡng, bình
đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ (nghĩa vụ tôn giáo, nghĩa vụ công dân) và bình đẳng về
pháp luật.
Tôn giáo tại Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu thừa và
một số tông phái cải biên như Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ
Hương, Tịnh độ cư sĩ Phật hội), Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành), tôn giáo nội
sinh như đạo Cao Đài, và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Các loại
hình tín ngưỡng dân gian như Đạo Mẫu cũng có nhiều ảnh hưởng tại Việt Nam.
Một lượng đáng kể người dân tự xem mình là người không tôn giáo, hoặc ít ra là
trên giấy tờ thể hiện như vậy, mặc dù họ có đi đến các địa điểm tôn giáo vào một
vài dịp trong năm. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, Đạo Mẫu cũng có chỗ đứng rất
quan trọng trong tâm tưởng của đa phần người dân Việt Nam, được thực hành
bởi đa số dân cư dù họ có theo tôn giáo nào hay không.[1]
Theo số liệu cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2019 thì cả nước
có hơn 13,162 triệu người xác nhận theo một trong những tôn giáo được đăng ký
chính thức. Năm tôn giáo lớn nhất là Công giáo, Phật giáo, Hòa Hảo, Tin Lành, và
Cao Đài; các tôn giáo khác chiếm tỷ trọng nhỏ. Ban Tôn giáo Chính phủ là cơ quan
thực hiện quản lý nhà nước về công tác tôn giáo, tín ngưỡng.

http://tapchiqptd.vn/vi/phong-chong-dbhb-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa/tinh-
hinh-ton-giao-tai-viet-nam-%E2%80%93-thuc-tien-sinh-dong/5366.html
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_gi%C3%A1o_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB
%87t_Nam

You might also like