You are on page 1of 5

BÀI 1: NHẬT BẢN

I. Điều kiện tự nhiên


1. Vị trí địa lý
Đất nước quần đảo, nằm ở Đông Á.
Phía Tây giáp biển Nhật Bản. Phía Đông giáp Thái Bình Dương.
Kéo dài từ Bắc xuống Nam theo hướng vòng cung với 4 đảo lớn: Hôcaiđô, Hônsu, Xicôcư,
Kiuxiu & hàng nghìn đảo nhỏ.
2. Điều kiện tự nhiên:
Địa hình: chủ yếu là đồi núi ở trung tâm, đồng bằng nhỏ hẹp ven biển → khó khai thác lãnh thổ,
diện tích đất nông nghiệp ít.
Khí hậu: gió mùa, mưa nhiều, thay đổi từ Bắc đến Nam (ôn đới và cận nhiệt đới).
→ Thuận lợi đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, tuy nhiên mùa hạ có mưa to và bão.
Sông ngòi: ngắn, dốc → phát triển thuỷ điện, giao thông đi lại khó khăn.
Bờ biển: khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh → xây dựng cảng biển.
Khoáng sản: nghèo → thiếu nguyên liệu sản xuất, phải nhập khẩu khoáng sản
II. Dân cư:
1. Dân số:
Tốc độ gia tăng dân số hàng năm giảm, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên 0,1% (2005).
Cơ cấu dân số có xu hướng già đi.
Dân cư chủ yếu tập trung ở ven biển.
Đặc điểm: cần cù, làm việc tích cực, ý thức tự giác & tinh thần trách nhiệm cao.
2. Tác động:
Lao dộng có trình độ cao, đức tính trở thành động lực phát triển kinh tế.
Thiếu lao động, chi phí phúc lợi xã hội lớn.
III. Tình hình phát triển kinh tế:
1. Giai đoạn 1950 - 1973:
a. Tình hình:
Nền kinh tế khôi phục nhanh chóng & phát triển đạt bước nhảy vọt "thần kỳ".
Tốc độ tăng trưởng GDP cao.
b. Nguyên nhân:
Chú trọng, HĐH, tăng vốn, áp dụng với kĩ thuật mới.
Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt.
Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng.
2. Giai đoạn từ năm 1973 - nay
Từ năm 1973 - 1980: tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm do khủng hoảng năng lượng.
Từ năm 1986 - 1990: khôi phục, tăng 5,3% do điều chỉnh chiến lược kinh tế.
Từ năm 1991 - 2001: nền kinh tế tăng trưởng nhưng không ổn định.
Hiện nay: đứng thứ 2 trên TG về kinh tế, KH - KT và tài chính.

CHND TRUNG HOA


I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ
- Diện tích: 9,57 triệu km2, lớn thứ 4 thế giới (sau LB Nga, Ca-na-đa và Hoa Kì).
- Giáp 14 nước nhưng biên giới là núi cao và hoang mạc ở phía Tây, Nam và Bắc.
- Phía Đông giáp biển, gần với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam).
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
- Tự nhiên Trung Quốc đa dạng, có sự khác biệt rõ rệt giữa miền Đông và miền Tây.
1. Miền Đông
- Địa hình thấp, chủ yếu là đồng bằng châu thổ, đất phù sa màu mỡ.
- Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới gió mùa, lượng mưa tương đối lớn.
- Sông ngòi: hạ lưu các con sông lớn, dồi dào nước.
- Khoáng sản có nhiên liệu, quặng sắt, quặng kim loại màu…
2. Miền Tây
- Địa hình núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen bồn địa.
- Khí hậu ôn đới lục địa khô hạn và khí hậu núi cao.
- Sông ngòi ít, nguồn sông tập trung ở một vài vùng núi và cao nguyên.
- Khoáng sản dầu mỏ, than, sắt, thiếc, đồng…
3. Thuận lợi và khó khăn
a) Thuận lợi
- Phát triển nông nghiệp: cây ôn đới và cận đới.
- Phát triển công nghiệp khai khoáng, thủy điện.
- Phát triển lâm nghiệp, giao thông vận tải biển.
b) Khó khăn
- Bão lụt ở miền Đông.
- Khô hạn ở miền Tây, hoang mạc hóa.
- Phát triển giao thông vận tải lên miền Tây khó khăn…
III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1. Dân cư
a) Dân số
- Dân số đông nhất thế giới.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giảm, song số người tăng hàng năm vẫn cao.
→ Nguồn nhân lực dồi dào, thị trường rộng.
→ Khó khăn: gánh nặng cho kinh tế, thất nghiệp, chất lượng cuộc sống chưa cao, ô nhiễm môi
trường.
→ Giải pháp: vận động nhân dân thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình; xuất khẩu lao
động.
- Có trên 50 dân tộc khác nhau, tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc.
b) Phân bố dân cư
- Dân cư phân bố không đều:
+ 63% dân sống ở nông thôn, dân thành thị chỉ chiếm 37%. Tỉ lệ dân số thành thị đang tăng
nhanh.
+ Dân cư tập trung đông ở miền Đông, thưa thớt ở miền Tây.
→ Ở miền Đông, người dân bị thiếu việc làm, thiếu nhà ở, môi trường bị ô nhiễm. Ở miền Tây
lại thiếu lao động trầm trọng.
→ Giải pháp: Hỗ trợ vốn phát triển kinh tế ở miền Tây.
2. Xã hội
- Phát triển giáo dục: Tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên gần 90% (2005) → đội ngũ lao động
có chất lượng cao.
- Một quốc gia có nền văn minh lâu đời:
+ Có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng: cung điện, lâu đài, đền chùa.
+ Nhiều phát minh quý giá: lụa tơ tằm, chữ viết, giấy, la bàn…
→ Thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch.
Bài 11: Khu vực Đông Nam Á - Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Đông Nam Á - Cô Vũ Thị
Hiên (Giáo viên VietJack)
I. TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Nằm ở phía đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục
địa Á-Âu với Lục địa Úc.
- ĐNÁ bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
- ĐNÁ có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh
tranh ảnh hưởng.
- Diện tích: 4,5 triệu km2.
Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia,
Indonexia, Philippin, Brunay, Đông timo.
2. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện ĐNA lục địa ĐNA biển đảo

Địa hình - Bị chia cắt mạnh - Ít đồng bằng


- Hướng núi: TB – ĐN, B – N - Nhiều đồi núi
- Đồng bằng tập trung ven biển và núi lửa
- Nhiều đảo và
quần đảo

Khí hậu - Nhiệt đới gió mùa - Nhiệt đới gió


- Có phần lãnh thổ có mùa đông mùa
lạnh (Việt Nam, Mianma). - Xích đạo

Sông - Mạng lưới dày đặc - Sông ngắn, dốc


ngòi - Có nhiều sông lớn

Khoáng - Đa dạng: dầu mỏ, sắt, khí tự - Dầu mỏ, than,


sản nhiên, thiếc than… đồng…
3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á
a. Thuận lợi:
- Phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
- Phát triển kinh tế biển (trừ Lào).
- Nhiều khoáng sản thuận lợi phát triển công nghiệp.
- Nhiều rừng thuận lợi phát triển lâm nghiệp.
- Phát triển du lịch
b. Khó khăn:
- Thiên tai: Động đất, núi lửa, bão, lũ lụt…
- Suy giảm rừng, xói mòn đất…
c. Biện pháp:
- Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.
- Phòng chống, khắc phục thiên tai.
II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1. Dân cư
- Dân số đông, mật độ dân số cao.
- Tỉ suất gia tăng tự nhiên còn cao nhưng đang suy giảm.
- Dân số trẻ, số người trong dộ tuổi lao động > 50%.
- Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng tay nghề và trình độ còn hạn .
- Phân bố dân cư không đều: tập trung ở đồng bằng, ven biển, vùng đất đỏ.
2. Xã hội
- Các quốc gia có nhiều dân tộc.
- Một số dân tộc phân bố rộng → ảnh hưởng quản lí, xã hội, chính trị.
- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và tôn giáo lớn.
- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng.

Bài 12. Ô-xtrây-li-a


1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
- Vị trí: quốc gia duy nhất chiếm cả một lục địa ở Nam bán cầu, đường chí tuyến Nam chạy
ngang qua giữa lục địa.
- Diện tích lớn thứ 6 thế giới: 7,74 triệu km2.
- Đặc điểm tự nhiên:
+ Địa hình có độ cao trung bình thấp, từ Tây sang Đông chia 3 khu vực: Cao nguyên – đất thấp
và núi thấp trung bình – đất cao và núi.
+ Khí hậu phân hóa mạnh, phần lớn lãnh thổ có khí hậu hoang mạc.
+ Cảnh quan đa dạng, nhiều động vật quý hiếm, độc đáo.
+ Giàu khoáng sản: than, sắt, kim cương…
+ Biển rộng lớn với nhiều tài nguyên.
- Chính phủ rất quan tâm bảo vệ môi trường: 11 khu di sản thế giới, 500 công viên quốc gia.
- Thiên nhiên đa dạng, tài nguyên phong phú là thuận lợi phát triển nền kinh tế đa ngành.
- Khó khăn: diện tích hoang mạc rộng lớn, khô hạn.
2. Dân cư và xã hội
- Đa dạng về dân tộc, văn hóa, tôn giáo.
- Dân cư phân bố không đều, tập trung đông đúc ở ven biển phía Đông, Đông Nam và Tây Nam.
- Tỉ lệ dân thành thị cao (85%).
- Gia tăng dân số chủ yếu do nhập cư.
- Nguồn nhân lực có chất lượng cao.
II. KINH TẾ
1. Khái quát
- Nền kinh tế phát triển.
- Kinh tế tri thức chiếm 50% GDP.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, môi trường đầu tư hấp dẫn.
2. Dịch vụ
- Chiếm 71% GDP (2004).
- Giao thông vận tải: phát triển mạnh, nhất là hàng không.
- Ngoại thương phát triển mạnh:
+ Xuất khẩu: khoáng sản, máy móc, lương thực, thực phẩm…
+ Nhập khẩu: máy móc, thiết bị vận tải, nguyên liệu...
- Du lịch: phát triển mạnh do có nhiều điều kiện về tự nhiên, văn hóa, cơ sở hạ tầng.
- Dịch vụ y tế, giáo dục rất phát triển.
3. Công nghiệp
- Có trình độ phát triển cao.
- Các ngành phát triển mạnh: khai thác khoáng sản, công nghệ cao như sản xuất thuốc và thiết bị
y tế, phần mềm máy tính, viễn thông, khai thác năng lượng Mặt Trời, công nghiệp hàng không,
chế biến thực phẩm.
- Các trung tâm công nghiệp tập trung ở ven biển phía Đông, Đông Nam và Tây Nam.
- Các trung tâm công nghiệp lớn: Xít-ni, Men-bơn, A-đê-lai.
4. Nông nghiệp
- Nền nông nghiệp hiện đại, trình độ kĩ thuật cao, chăn nuôi chiếm 60% giá trị sản xuất nông
nghiệp.
- Chỉ chiếm 5,6% lực lượng lao động, nhưng chiếm 25% giá trị xuất khẩu.
- Sản xuất và xuất khẩu nhiều lúa mì, len, sữa và thịt bò.
- Phân bố:
+ Chăn nuôi gia súc lớn và cừu ở các đồng cỏ nội địa phía Đông.
+ Lúa mì: vùng đồng bằng ven biển phía Đông Nam và Tây Nam.

You might also like