You are on page 1of 8

2.

2 Thực trạng về vấn đề đoàn kết tôn giáo trong Văn kiện Đại hội XIII của ĐCSVN

(Mặt trận) - Dân tộc và tôn giáo đều là những vấn đề lớn, cần phải quan tâm giải
quyết trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong các Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc của Đảng, vấn đề này cũng luôn được bàn đến, có những đánh giá về thực
trạng cũng như giải pháp. Trong đó, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng có những điểm mới
về vấn đề dân tộc và tôn giáo.

Chủ nghĩa Mác - Lê nin về tôn giáo và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về tôn giáo đều khẳng định tôn giáo vẫn tồn tại lâu dài trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, vẫn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân. Trong Văn kiện
Đại hội XIII, Đảng ta cũng khẳng định vai trò quan trọng của tôn giáo trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, vì vậy cần được vận dụng vào để chứng minh cho
luận điểm này. Khẳng định của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của tôn giáo trong
Văn kiện Đại hội XIII có những điểm mới trong các văn kiện trước.

Trong Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5
năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 -
2025, Đảng ta đã đánh giá những thành tựu và hạn chế liên quan đến tôn giáo.

2.2.1 Những thành tựu đã đạt được và nguyên nhân

Về thành tựu: “Tình hình tôn giáo ổn định; đa số chức sắc, chức việc và đồng bào
có đạo yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, gắn bó, đồng hành cùng
dân tộc, góp phần đấu tranh, phản bác luận điệu xuyên tạc, vu cáo chính quyền vi phạm
nhân quyền, tự do tôn giáo”.

Nguyên nhân:

“Tình hình tôn giáo ổn định; đa số chức sắc, chức việc và đồng bào có đạo yên
tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước”:

Đảng, Nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo hộ quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo, bảo đảm bình đẳng giữa các tôn giáo, phát huy những giá trị văn
hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của tôn giáo cho quá trình phát triển đất nước. Những
năm qua, ᴠới ѕự quan tâm của cấp ủу, chính quуền các cấp, ᴠiệc triển khai thi hành Luật
Tín ngưỡng, tôn giáo ᴠà công tác quản lý Nhà nước ᴠề tôn giáo của các tỉnh, thành tổ
chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc,
tôn giáo; tăng cường kiểm tra các cơ ѕở tôn giáo để hướng dẫn tổ chức hoạt động theo
quу định; chủ động nắm tình hình, tham mưu ᴠới UBND tỉnh, thành phố giải quуết nhu
cầu, nguуện ᴠọng chính đáng, hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tôn giáo, đồng thời хử
lý nghiêm các đối tượng lợi dụng tín đồ để gâу mất ổn định ᴠề tôn giáo. Nhờ đó, chưa
phát ѕinh điểm nóng hoặc хảу ra những ᴠấn đề phức tạp ᴠề tôn giáo. Đã có chuуển biến;
hoạt động của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn ổn định, góp phần bảo đảm an ninh trật
tự, an toàn хã hội.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được bảo đảm tốt trên thực tế. Hằng
năm, có hơn 8.500 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức; các cuộc lễ tôn giáo lớn
được tổ chức trọng thể theo nghi lễ tôn giáo với sự tham dự của hàng trăm nghìn lượt
người. Hoạt động tôn giáo diễn ra sôi động trên khắp cả nước, bảo đảm nhu cầu tín
ngưỡng, tôn giáo của người dân và tổ chức tôn giáo. Nhà nước đã công nhận và cấp đăng
ký hoạt động tôn giáo cho 41 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, ngoài ra còn có hàng nghìn điểm
nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung được chính quyền cấp đăng ký hoạt động. Các tổ chức
tôn giáo được phép thành lập trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt
động tôn giáo. Tính đến nay, hầu hết cơ sở thờ tự của các tôn giáo đã được sửa chữa,
nhiều cơ sở thờ tự được xây mới; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên diện
tích đất cơ sở tôn giáo đang sử dụng được thực hiện theo đúng pháp luật. Các tổ chức tôn
giáo được tạo điều kiện in ấn, phát hành kinh sách, đồ dùng việc đạo phục vụ hoạt động
tôn giáo. Hoạt động quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo ngày càng được mở rộng;
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số cũng được bảo đảm tốt...

“Các đối tượng không có thiện chí thường lợi dụng vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn
giáo để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước”.
Trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chúng ta có nhiều
kênh thông tin để khẳng định tình hình thực tế về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, như:

Cần tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật cho chức sắc, chức việc, tín đồ
các tôn giáo để họ có đủ khả năng phân tích thông tin, chủ động phản bác những thông
tin xấu độc nhằm xuyên tạc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; khuyến khích các tổ
chức tôn giáo tham gia các hoạt động đối thoại nhân quyền, ngoại giao nhân dân, qua đó
có những đánh giá trung thực về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; giải quyết có
hiệu quả các vụ việc phức tạp, không để các đối tượng xấu lợi dụng để xuyên tạc chủ
trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam...
Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng quy
định của pháp luật, đồng thời kiên quyết đấu tranh với các hành vi lợi dụng tự do tín
ngưỡng, tôn giáo để xuyên tạc, chống phá.

Tích cực tham gia cơ chế đối thoại dân chủ, nhân quyền, tôn giáo hằng năm với
các đối tác Hoa Kỳ, EU...; bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định
kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III, Báo cáo quốc gia về thực thi Công ước quốc tế về các
quyền dân sự chính trị tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Năm 2020, vòng đối
thoại lần thứ 24 giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Ông
Sam Brownback, Đại sứ Lưu động về tự do tôn giáo của Hoa Kỳ đánh giá đây là cuộc đối
thoại nhân quyền thành công nhất từ trước tới nay.

2.2.2 Những khó khăn và nguyên nhân

Về hạn chế: “Quản lý Nhà nước về văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng có
mặt còn hạn chế. Có hiện tượng thương mại hóa các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở
một số nơi”.

Nguyên nhân:

“Quản lý Nhà nước về văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng có mặt còn hạn
chế “
Hiện naу, hoạt động tôn giáo tiềm ẩn những уếu tố phức tạp, nhất là ở ᴠùng khó
khăn, ᴠùng đồng bào dân tộc thiểu ѕố chưa thực hiện nghiêm quу ước của bản, tiểu khu,
tổ dân phố ᴠà bản cam kết “5 có, 5 không” trong đồng bào dân tộc. Một ѕố tổ chức tôn
giáo hoạt động không đúng ᴠới thời gian đăng ký, хâу dựng cơ ѕở thờ tự không phép
hoặc ѕai phép. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo ở cơ ѕở phần lớn là kiêm
nhiệm, chưa được đào tạo bài bản...

Trong các tín ngưỡng tôn giáo đó, kể cả Phật giáo hay bất cứ tôn giáo nào cũng
đầy rẫy những yếu tố mê tín. Khoảng 20-25 năm trở lại đây, người ta quên yếu tố mê tín
đi và người ta cứ đưa ra cái khái niệm tâm linh rất chi là mù mờ để thuyết phục, để nói và
thậm chí là để doạ nhau. Một nhân dân mê tín là một nhân dân luôn luôn yếu kém. Một
nhân dân có khoa học, có kỹ thuật, có sự nhân văn thì nhân dân đó mới phát triển được.
Chúng ta cứ suốt ngày đi chùa chiền thì sẽ ra sao. Tất nhiên, giáo lý nhà Phật dạy con
người ta những điều tốt đẹp, nhưng mà trong đó thì những yếu tố mê tín cũng tràn ngập.

“Có hiện tượng thương mại hóa các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở một số nơi”.

Trong đó có cả yếu tố phát triển kinh tế du lịch tín ngưỡng và yếu tố tinh thần
nhưng người ta đã lợi dụng những yếu tố này để buôn thần bán thánh. Mục đích thường
là để làm lợi cho ai đó hoặc cho một nhóm lợi ích nào đó…

Ngày nay, khi mà xã hội hướng tới giải phóng nhân dân, giải phóng sức lao động
và giải phóng tài sản lao động thì quyền của người dân là được công nhận sử dụng đất
đai, còn những đất công thì được nhà nước quản lý. Nhưng, các lợi ích nhóm chi phối
điều đó và phát triển theo chiều hướng tiêu cực. Nó diễn ra việc tình trạng nhiều doanh
nghiệp lợi dụng tôn giáo để “buôn Thần bán Phật” và sử dụng quỹ đất đai của nhà nước
bằng cách “lách luật”. Việc này thường là để phục vụ cho lợi ích của các nhóm là chính,
và nó gây ra sự bất bình đẳng trong việc phát triển kinh tế của xã hội. Do đã diễn ra trong
1 thời gian rất dài nên hiện nay cần phải chỉnh đốn lại.
Theo luật, kinh doanh phải nộp thuế; nhưng những nhà kinh tế lại dựa vào sự ưu ái
đối với Phật giáo, và dựa vào khái niệm rất mơ hồ đó là tâm linh bỏ tiền ra làm chùa, mục
đích là cùng với các nhóm lợi ích rửa tiền. Khi mà khoác trên mình cái vỏ “tâm linh” thì
tự nhiên việc quản lý đối với nó là rất mơ hồ, không chặt chẽ - đây chính là nơi làm ăn và
rửa tiền cho các nhóm lợi ích. Chẳng hạn như đối với chùa Bái Đính và Tam Chúc, khi
người ta nấp dưới cái bóng Phật giáo và tâm linh thì sự quản lý Nhà nước thường là rất
ưu ái và e dè. Một khái niệm mù mờ đến mức như vậy khiến cho ai cũng e dè. Chưa kể
việc những người theo lợi ích nhóm lại hết sức đầu tư cho nó.

2.3 Đề xuất giải pháp nâng cao đoàn kết tôn giáo Việt Nam trong thời gian tới

Để thực hiện tốt đại đoàn kết tôn giáo, cần tập trung hoàn thiện và triển khai thực
hiện tốt các chính sách tôn giáo; đồng thời xây dựng những chính sách đặc thù để giải
quyết khó khăn cho đồng bào có đạo. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa
ngày càng sâu rộng, sự xích lại gần nhau của tôn giáo ngày càng rõ nét thì đoàn kết tôn
giáo càng có ý nghĩa quan trọng, tạo sức mạnh tổng hợp đưa đất nước hội nhập và phát
triển.

Trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, vấn đề dân tộc, tôn giáo có xu hướng
diễn biến phức tạp, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, xung đột cục bộ, sắc tộc, tôn giáo... là
những thách thức lớn đe dọa sự ổn định và phát triển ở một số khu vực, quốc gia, Đảng ta
đã chỉ rõ: “Tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt đúng quy định của pháp luật;
chủ động giúp đỡ, giải quyết các nhu cầu hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh của
quần chúng, đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi
dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nâng cao
năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tôn giáo”.

Phát huy những thành tựu đã đạt được, đồng thời khắc phục những mặt còn hạn
chế về công tác tôn giáo. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 -
2030, Đảng ta xác định: “Thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân
tộc. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người theo quy định của pháp
luật. Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo vào giữ gìn và nâng cao đạo
đức truyền thống xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư, góp phần ngăn
chặn các tệ nạn xã hội”.

Cụ thể hóa những nhiệm vụ trên, để đưa Nghị quyết XIII của Đảng vào cuộc sống,
chúng ta cần thực hiện một số nội dung sau:

Một là, tiếp tục phát huy các nhân tố tích cực, nhân văn trong các tôn giáo, tín
ngưỡng. Trong quá khứ cũng như hiện tại, tôn giáo đã và đang có tác động tích cực đối
với mọi mặt đời sống xã hội. Do đó, nhằm khai thác có hiệu quả hơn nữa mặt tích cực
của các tôn giáo, Đảng ta nhấn mạnh việc phát huy các nguồn lực của các tôn giáo cho sự
phát triển đất nước. Trong đó, Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh nguồn lực tinh thần của tôn
giáo, phát huy những nhân tố tích cực, nhân văn trong các tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị
văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo, góp phần giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền
thống xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư, góp phần ngăn chặn các tệ
nạn xã hội, đồng thời “phê phán và ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, mê tín, dị đoan”.

Hai là, vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống “tốt
đời, đẹp đạo”, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ba là, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người. Đây là nguyên
tắc xuyên suốt, nhất quán trong chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Sự tôn
trọng tự do, tín ngưỡng ở đây bao gồm sự quan tâm, tạo điều kiện cả trên thực tế và về
mặt pháp lý đối với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân, tạo điều kiện
cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt đúng quy định của pháp luật và bảo đảm cho các tổ
chức tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật và hiến chương, điều lệ được Nhà
nước công nhận.

Bốn là, kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn
giáo chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, các thế lực thù địch
vẫn tiếp tục cố tình xuyên tạc tình hình tôn giáo ở nước ta nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết
dân tộc, kích động chiêu bài đòi “tự do tôn giáo”… Cần chủ động nắm bắt tình hình để
phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống liên quan đến tôn giáo một cách hài hòa, không
để bị động bất ngờ và không để xảy ra các “điểm nóng”. Để tăng cường tính chủ động, hệ
thống chính quyền ở cơ sở và cơ quan chức năng cần thường xuyên nắm bắt tâm tư,
nguyện vọng của đồng bào có đạo, nhất là những nơi có dấu hiệu bất ổn; từ đó tham mưu
kịp thời và đưa ra những phương án xử lý phù hợp, hiệu quả. Mặt khác, cần chủ động
quan tâm, lắng nghe và giải quyết kịp thời nguyện vọng chính đáng của đồng bào có đạo
nhằm tranh thủ sự ủng hộ, đồng thời phát huy tối đa những tác động tích cực, hạn chế
những tác động tiêu cực và kiên quyết đấu tranh, xử lý các biểu hiện tiêu cực, những
hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
chống phá cách mạng nước ta.

Năm là, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tôn
giáo. Để phát huy những mặt tích cực, đóng góp của tôn giáo, đồng thời ngăn chặn kịp
thời các hoạt động lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng, việc nâng cao năng lực quản
lý nhà nước đối với các hoạt động liên quan đến tôn giáo là hết sức cần thiết, cấp bách.
Các cơ quan quản lý hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo cần nắm vững những nhận
thức mới của Đảng về tôn giáo để cụ thể hóa thành chính sách, thể chế hóa thành luật
pháp của Nhà nước; nắm bắt kịp thời âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các
thế lực thù địch, phản động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo chống phá chế độ để tham mưu
với Đảng, Nhà nước có những đối sách cụ thể, phù hợp. Phát huy và phối hợp chặt chẽ,
đồng bộ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị để nâng cao hiệu quả công tác quản lý
nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

Tài liệu tham khảo.

1: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị khóa VI, ngày 16/10/1990,
tr.2.

2: Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.
Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 2, tr.45.
3: Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.
Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 1, tr.272.

4: Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.
Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 2, tr.141.

You might also like